Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the gd-system-plugin domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /var/www/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the google-document-embedder domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /var/www/wp-includes/functions.php on line 6114
ĐỀ TÀI THÁNG 01.2018 – VAI TRÒ TRUYỀN GIÁO CỦA GIA ĐÌNH – TỈNH DÒNG ĐỒNG CÔNG HOA KỲ

Anh chị em thân mến,

Chúng ta bắt đầu bước vào năm mới 2018. Trong năm mới này, các Đức Giám Mục Việt Nam quan tâm đến Mục vụ gia đình, với điểm nhấn là “Đồng hành với các gia đình trẻ” (x. Thư Mục vụ HĐGMVN gửi cộng đồng dân Chúa 13.10.2017). Theo chiều hướng đó, đồng thời tiếp tục duy trì tinh thần Năm kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima và 40 năm thành lập Gia Đình Tận Hiến Đồng Công, các đề tài chia sẻ năm nay của Gia Đình Tận Hiến sẽ là “Loan báo Tin Mừng và kêu gọi người trẻ gia nhập Gia Đình Tận Hiến”.

Mong sao mỗi thành viên Gia Đình Tận Hiến trong năm mới 2018, nhiệt thành sống thánh, tích cực góp phần vào công cuộc tông đồ bằng việc thực thi sứ điệp Fatima: Cải thiện đời sống, siêng năng lần hạt Mân Côi và tôn sùng Trái Tim Mẹ qua việc sống đời tận hiến như tinh thần Thư chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam: “Sứ điệp Fatima vẫn mang tính thời sự và cần thiết cho Giáo Hội ngày nay. Ước gì mỗi người, mỗi gia đình Công Giáo Việt Nam biết đón nhận và sống sứ điệp ấy cách cụ thể: Sám hối, canh tân đời sống theo tinh thần Phúc Âm; Lần chuỗi Mân Côi để theo gương Mẹ, bước đi trên đường theo Chúa; Tôn sùng Trái Tim Mẹ để tâm hồn chúng ta nên giống Đức Mẹ, chan chứa tình yêu và lòng thương xót. Nhờ Mẹ và với Mẹ, chúng ta hãy đem tinh thần Phúc Âm vào đời sống gia đình cũng như xã hội, góp phần xâu dựng nền văn minh tình thương và sự sống trên quê hương đất nước chúng ta” (Thư Mục Vụ HĐGMVN 13.10.2017).

 

*Tin Mừng theo thánh Matthêu (Mt 10: 5-8): Chúa Giêsu đã sai mười hai vị này đi và truyền rằng: “Các con hãy đi rao giảng rằng: ‘Nước Trời đã gần đến’”.

 

I. Ý CHIA SẺ

Gia đình là môi trường ưu việt để sống và truyền bá đức tin. Lịch sử ơn cứu rỗi từ Cựu Ước đến Tân Ước đều trình bày gia đình như môi trường chủ yếu của việc xây dựng nước Chúa. Cựu Ước xem nơi cư ngụ của con người như là nơi ưu việt để Thiên Chúa mạc khải và để con người sống đời sống tôn giáo của mình. Từ Abraham tới Môisen và qua các tiên tri, chúng ta thấy rằng chính trong cuộc sống thường nhật của con người, nghĩa là trong căn nhà mình đang ở mà Thiên Chúa gặp gỡ con người và trao phó sứ mệnh cho con người.

Trong Tân Ước vai trò của gia đình lại càng được làm nổi bật hơn. Biến cố nhập thể đã diễn ra ngay chính trong khuôn khổ của gia đình. Chúa Giêsu đề cao đời sống gia đình, khi Ngài sống đến 30 năm trong cuộc sống ẩn dật tại gia đình Nagiaret. Và sau này phần lớn những sinh hoạt của Ngài cũng diễn ra trong cuộc sống thường ngày, nghĩa là trong khuôn khổ của gia đình, như các phép lạ, những lời rao giảng và các biến cố lớn trong cuộc đời của Ngài thường diễn ra trong bốn bức tường của các căn hộ, chứ không nhất thiết phải diễn ra trong đền thờ hay trong các hội đường. Ngay cả phép lạ Thánh Thể là bí tích cao trọng nhất cũng được Ngài thiết lập trong một gia đình.

Gia đình là môi trường ưu việt để sống và truyền bá đức tin. Thiết tưởng đó phải là một trong những xác tín cơ bản nhất của những người sống bậc vợ chồng. Thật vậy, không phải chỉ có những người sống đời tận hiến trong chức vụ linh mục hoặc trong đời sống tu trì mới là những người trực tiếp dấn thân vào việc xây dựng nước Chúa. Việc tông đồ và truyền giáo thiết yếu cũng là bổn phận của những người sống bậc vợ chồng và đời sống gia đình.

Công đồng Vaticanô II đã dành riêng một sắc lệnh để nói đến nghĩa vụ ấy của những người giáo dân, cách riêng của những người sống bậc vợ chồng. Trong Tông huấn về “Đời sống Hôn Nhân Và Gia Đình”, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã viết như sau: “Một số người thực thi một sứ vụ hoàn toàn thiêng liêng, đó là ý nghĩa của Bí tích Truyền chức. Một số khác thực thi sứ vụ ấy bằng cả cuộc sống thể xác cũng như tinh thần, đó là ý nghĩa của Bí tích Hôn phối”.

Như vậy, theo giáo huấn của Giáo Hội, Bí tích Hôn phối là một thừa tác vụ công khai, vừa có tính xã hội vừa mang tính Giáo Hội, được thực thi ngay trong bốn bức tường của gia đình. Cũng như thừa tác vụ của linh mục, đời sống hôn nhân và gia đình là một thừa tác vụ có mục đích xây dựng nước Chúa trên trần gian. Đây là một công tác tông đồ và truyền giáo đặc thù, nghĩa là những cách thế riêng biệt mà chỉ có gia đình mới có thể thực thi được.

Trong Giáo Hội có muôn hình thức hoạt động tông đồ, vị linh mục chính xứ có trách nhiệm, cung cách và phạm vi riêng của mình. Các nhà truyền giáo có phương cách hoạt động riêng của họ. Cuộc sống của các tu sĩ giam mình trong bốn bức tường của đan viện cũng là thể hiện một công cuộc truyền giáo của Giáo Hội. Mỗi cuộc sống là một phương cách hoạt động tông đồ. Các đan sĩ không thể bắt chước lối sống và cách truyền giáo của các linh mục sống giữa đời. Những người sống bậc vợ chồng cũng không bị đòi hỏi phải như những nhà truyền giáo. Mỗi bậc sống là một phương cách truyền giáo. Hay đúng hơn, một thừa tác vụ riêng biệt như linh mục và tu sĩ không thể thay thế được những người sống bậc vợ chồng và đời sống hôn nhân: “Tôi phải bổ khuyết cho những gì còn thiếu sót trong cuộc tử nạn của Đức Kitô”. Câu nói này của thánh Phaolô có thể áp dụng cho hoạt động tông đồ. Đời sống hôn nhân và gia đình là một bổ khuyết cho những gì mà các linh mục, tu sĩ, các nhà truyền giáo không thể làm được trong bậc hoạt động tông đồ và truyền giáo của họ.

Không phải nhất thiết phải giảng dạy giáo lý, tham gia hoạt động trong các đoàn thể hoặc tình nguyện đi truyền giáo tại một vùng đất xa lạ mới là làm tông đồ và truyền giáo. Cuộc sống gia đình với muôn ngàn thử thách, đớn đau, những cố gắng từng ngày để sống những giá trị của nước trời, đó chính là những nỗ lực tông đồ và truyền giáo tốt nhất mà ngoài những người sống bậc hôn nhân và gia đình ra thì không ai có thể thay thế được (Nên Thánh Trong Bậc Hôn Nhân Và Gia Đình tr. 227-231).

 

II. Ý CẦU NGUYỆN CHUNG

a/ Ý chung: Cầu cho các tôn giáo thiểu số tại Châu Á: Xin cho các Kitô hữu cũng như các tôn giáo thiểu số tại Châu Á được hoàn toàn tự do sống niềm tin của mình trong các nước Á Châu.

b/ Cầu đặc biệt cho: Anh chị em các Miền Hố Nai, Phước Long, Tân Sơn Nhì và Thủ Đức trong dịp mừng bổn mạng lễ Đức Mẹ Thiên Chúa (1/1).

c/ Một Kinh Vực Sâu, hợp ý cầu cho linh hồn Cha Gioan M. Đoàn Phú Xuân CRM, nguyên Tổng Phục Vụ Dòng Đồng Công (2006-2011), qua đời 28.11.2017, 61 năm khấn Dòng, 50 năm linh mục, hưởng thọ 86 tuổi và 35 linh hồn mới qua đời.

 

III. Ý THỰC HÀNH RIÊNG

Hằng ngày chúng ta hãy dâng vài ba hy sinh nhỏ lên Chúa và Đức Mẹ để cầu cho việc hiệp nhất Giáo Hội và thế giới được hòa bình.

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*