Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the gd-system-plugin domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /var/www/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the google-document-embedder domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /var/www/wp-includes/functions.php on line 6114
CHÚA TRONG ANH EM – TỈNH DÒNG ĐỒNG CÔNG HOA KỲ

Bà quí tộc Elizabeth quì cầu nguyểntong nhà thờ, bỗng như có tiếng Chúa nóithì thầm bên tai: “Con hãy xây nhà cho Ta cư ngụ”. Xác tín đây làlời Chúa nói riêng cho mình, bà mau mắn xây một nhà nguyện.

Nhưng cho dù nhà nguyện đã được xây xong, bà vẫn nghe tiếng Chúa nói cũng một lời như thế: “Con hãy xây nhà cho Ta cư ngụ”. Thầm nghĩ rằng Chúa muốn xây nhà nguyện lớn hơn, đẹp hơn, cho xứng với Người, vì sự giàu có Chúa ban cho bà còn quá dư thừa. Nghĩ sao làm vậy, bà sang vùng bên cạnh tìm mua một miếng đất lớn hơn và mướn người xây nhà nguyện đẹp hơn, lộng lẫy hơn. Bà Elizabeth nghĩ thầm là lần này Chúa phải vui lắm, vì không ai trong vùng có ngôi nhà đẹp hơn.

Lạ thay, khi cầu nguyện bà vẫn còn nghe tiếng van nài khẩn thiết: “Con hãy xxâynhà cho Ta cư ngụ”. Bà thưa với Chúa:

  • Con đã xây cho Chúa ngôi nhà đẹp nhất, lớn nhất vùng rồi. Chúa muốn con xây như thế nào đây? Xây một Vương cung Thánh đường nhất nước chăng?

Tiếng Chúa thì thầm trả lời:

  • Con hãy nhìn qua bên kia cửa sổ xem, con đang thấy gì?
  • Dạ con thấy một gia đình đang nương tựa dưới gốc cây bên lề đường.

Và tiếng Chúa nhỏ nhẹ:

  • Con hãy xây cho họ một căn nhà, đó là con đã xây nhà cho Ta.

Các Anh Chị và Các Bạn kính mến!

Chúng ta dễ bị cám dỗ hành xử như bà quí tộc Elizabeth trong câu chuyện trên. Chúa Giês đã dạy các môn đệ biết nhìn thấy Người qua những kẻ bé mọn, nghèo hèn: “Ta bảo thật các ngươi : mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25, 40).

Đức Giêsu luôn nói với chúng ta trong thì hiện tại: “Ta đói khát… Ta là khách lạ… Ta trần truồng… Ta đau yếu… Ta bị tù đày…”

         Đói khát cũng không hẳn là thiếu cơm nước, nhưng còn là còn đói khát tình thân hữu, thiếu thốn sự cảm thông và nâng đỡ. Những người đói khát của ăn thường chỉ mong no thỏa vật chất mà không cần biết gì khác (x. Ga 6, 26). Còn những người đói khát tình thân thường chỉ mong sở hữu người khác để tựa nương, bám víu (x. Mt 11, 17). Những người như thế mang nhiều mặc cảm. Cảm thức về sự phi lý làm họ mất đi nhân nghĩa; cảm nghĩ về sự bất công làm họ chống lại cuộc đời; cảm nhận về sự khước từ làm họ bất mãn. Ta tưởng là có thể giúp họ ra khỏi chính họ, nhưng cuối cùng họ vẫn sống khép kín. Xem ra họ rất “đáng thương” nhưng “thương không đáng”? Dù sao, họ cũng chính là đối tượng đáng phục vụ nhất mà Chúa Giêsu đã nêu lên, đòi hỏi nơi ta lòng từ tâm và kiên nhẫn không ngừng. Khi sống cho họ tất nhiên chúng ta bị mất mát, và còn có nguy cơ “bị ăn”, bị phá sản. Nhưng rồi đối với người Kitô hữu, tiếp nhận Thiên Chúa nơi họ không nằm ngoài qui luật vượt qua: chết và sống lại. Đây là cái chết cho chính mình để cho sự sống có thể nảy sinh.

Khách lạ không chỉ là những người xa lạ cần sự cứu giúp, hoặc những người khác biệt với ta về màu da, ngôn ngữ, sắc tộc, tôn giáo… mà còn là những người khác biệt với ta về chính kiến, cách thái, tính tình, quan điểm, lập trường và đường hướng sống. Dám tiếp nhận họ với tình anh em là dám vượt thắng tính lo sợ bị mất mát của mình, để vượt thoát khỏi những thành kiến và nghi kỵ, để họ siêu nhiên hóa ta bằng cách khám phá nơi họ dung nhan Đức Kitô.

Điều cản trở ta là chủ nghĩa kỳ thị, đó là một cám dỗ thường xuyên ẩn náu nơi mỗi người, khiến ta có những hành vi và thái độ bất nhẫn cách vô thức. Chúng ta không phủ nhận mặt trái và sự phức tạp của những người quá khác biệt và xa lạ với mình, nhưng điều này thách đố ta dám nhìn xa hơn để thấy được mặt tích cực. Chính lúc tận dụng nét phong phú của sự khác biệt nơi người khác mà ta trở thành chính mình cách trọn vẹn. Nếu không dám đặt con tim mình vào nỗi đau và niềm vui của người khác, không dám chạm đến bản thân họ, thì bản thân mình vẫn tầm thường, chẳng có ích gì.

Điều này làm ta nhớ lại phản ứng của thánh Tôma tông đồ: Nếu tôi không chạm vào vết thương cạnh sườn Ngài, tôi không tin Đức Giêsu phục sinh (x. Ga 20, 25). Khi gặp Chúa Giêsu hiện ra, ông không còn dám chạm vào Ngài nữa, mà chỉ bàng hoàng thốt lên: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con”. (Ga 20, 28). Ông không còn dám chạm vào bên ngoài để kiểm nghiệm về một sự thật nữa, vì Chúa đã chạm đến trái tim ông và linh hồn ông. Nhiều khi Chúa đến qua người khác một cách nào đó mà ta không hay, không biết. Ta đi tìm Chúa mà không thấy, đang khi Chúa đến tìm ta mà không gặp. Chúa vẫn ẩn mình nơi anh em như người xa lạ mà ta không muốn gặp. Ngài vẫn đến như người quấy rầy  mà ta không muốn thấy.

Đối với kẻ phàm tục, người lạ là một mối đe dọa. Nhưng đối với những ai sống chiêm nghiệm, người lạ là một tài nguyên phong phú, vì họ thấy được nơi người khác những gì mình thiếu. Chính nơi người lạ mà Lời Chúa dọi sáng hơn cho những ai biết nhìn đàng sau vóc dáng bề ngoài, để thấy được phức xạ huyền nhiệm của Chúa trong một thế giới đôi khi “quá là người”.

Với cái nhìn chiêm nghiệm, người lạ là thiên thần của ông Tôbia; là người khách đến lều của ông Abraham và bà Sara, là lời kinh “Kính mừng Maria” trong ngôi nhà nghèo hèn. Cái nhìn đó đưa ta vào một đời sống mới mà ta không ngờ. Chính người lạ hóa giải các thành kiến của ta về đời sống, đồng thời hủy diệt các khuôn mẫu của ta khi nhìn hay nói về người khác. Chính người lạ làm điều tự nhiên thành siêu nhiên, giúp ta xem lại và thanh lọc cách thức tương giao của mình, mở đường cho việc hoán cải bản thân. Việc hoán cải chính mình là điều cần phải thực hiện liên tục, nếu ta muốn thấy được ý thức về lòng tốt của Thiên Chúa nơi người khác.

Qua người lạ, lời Chúa vẫn luôn sống động, và làm chấn động trái tim ta. Tha nhân dù trong tình trạng hèn kém hay tội lụy như thế nào, thì hoạt động sự Thiện nơi họ vẫn không hề giảm sút, cũng tràn đầy Chúa giống chúng ta, nếu không muốn nói có khi còn hơn. Vì “Ở đâu tội lỗi đã lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội” (Rm 5, 20). Chỉ có điều là tình trạng ân sủng có thể ở trong giai đoạn ngưng trệ, vì lý do nào đó của bản thân họ, hay do chính bối cảnh xã hội đã phủ lấp đi. Chỉ cần một chút khơi động nào đó qua những cử chỉ và thái độ của tình thân ái, là lòng họ có thể tuôn tràn thánh ân, như khu vườn nở rộ ngàn hoa khi gió xuân về.

Trần truồng không hẳn là thiếu quần áo, mà còn là trần truồng trong tâm hồn, nhân vị bị tước bỏ, hy vọng không còn, sống trong cô đơn và trống rỗng do sự khinh thị của người đời, do sự áp bức và bất công của xã hội. Ta cần đến với họ trong tương quan cá vị và bình đẳng để nhận ra nơi họ hình ảnh của Đức Kitô, Đấng đã bị bóc lột tận cùng và phơi mình ra trên thập giá. Đó cũng là cách khám phá và tiếp nhận chính mình, nhất là những khi cảm thấy mình trơ trọi giữa những thử thách và đau thương. Sự trần truồng thiếu thốn của họ có thể phản ảnh sự trống rỗng trong tâm hồn ta, khi ta lo chạy theo công việc và chức vụ mà thiếu thốn một tình yêu; khi ta chỉ sống theo theo luật lệ, theo lề thói xã hội và lo chu toàn bổn phận theo những hình thức bên ngoài, để củng cố thể diện và danh giá của mình.

Đau yếu vì những cơn bệnh ngặt nghèo quả là một thảm trạng. Tuy nhiên, cái chết không làm cho họ sợ bằng bị bỏ rơi, bị quên lãng, bị xa lánh. Sự thất vọng mới là điều làm họ đau đớn nhất, vì không còn cảm nhận gì về một Thiên Chúa nhân hậu, mà đáng lẽ chúng ta phải là một hiện thân sống động. Phải đi tới mức độ nào để giúp những người như thể “vong thân” khỏi ngã lòng?  Điều cần ghi nhận là đau yếu thể xác có thể dẫn tới suy sụp tinh thần, nhưng vì biết rõ từ bên ngoài nên có thể cứu chữa. Điều khổ nỗi là sự đau yếu tinh thần mới thật sự trầm kha. Sự thiếu ý thức về tâm hồn và nhân cách của họ  là nguyên nhân gây suy vong, đáng sợ hơn nhiều so với những cơn bệnh nặng nề về thể lý. Sự cứu giúp đòi ta phải hướng đến tâm trạng hơn là bệnh trạng, cũng như chính bản thân ta vậy.

         – Tù đày trong tình trạng nào cũng cần ta thăm viếng giúp đỡ để họ khỏi ngã lòng, nhưng rồi có khi kẻ tù đày lại là chính là người chống báng và muốn sát hại ta thì sao? Với tinh thần siêu tưởng của đức tin Kitô giáo, Đức Gioan Phaolô II đã không ngần ngại đi vào nhà tù thăm kẻ ám sát mình. Ngài đã triệt để sống Tin Mừng: “Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em” (Lc 6, 27). Đức tin Kitô giáo mời gọi: “Hãy chúc phúc cho người bách hại anh em” (Rm 12, 14).  Thăm viếng Đức Giêsu là giúp giải thoát người anh em khỏi những gì làm cho họ trở thành tù nhân của chính họ và của chính ta. Đó là đón nhận những lầm lỗi của họ, và cả những giới hạn nơi cấu trúc tâm linh của họ, hoặc do giáo dục, cảnh sống và định kiến đã làm nên con người họ. Sự đón nhận đó trở thành huynh đệ khi ta không thất vọng, không đòi hỏi người khác phải cho đi những gì họ không thể, mà vẫn kiên trì giúp đỡ, không phê phán và kết tội họ.

Nguồn: Sưu Tâm

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*