Vợ tôi và tôi, chúng tôi có bốn đứa con, tất cả đều nhỏ hơn 7. Gia đình chúng tôi không phải là một ngôi nhà yên tĩnh.
Một ngôi nhà lúc nào cũng la hét om sòm, nó cũng là một ngôi nhà đầy yêu thương, lớn lên và được nhân lên cứ vài năm. Trong một căn nhà ít được ngủ, sở thích của tôi đơn giản là ngồi xuống; các bậc phụ huynh biết tôi có ý nói gì. Cũng giống như gia đình Kelly lớn và xinh đẹp đã lan truyền khắp Nam Hàn trong những ngày gần đây, gia đình chúng tôi là một gia đình hoàn toàn bình thường, “bình thường” dĩ nhiên được hiểu trong một nghĩa tương đối. Vừa kiệt sức và vừa đầy sinh lực, và tôi sẽ không đổi nó cho bất cứ điều gì. Đó là món quà của đời tôi, của gia đình tôi.
Nhưng một điều lạ về gia đình chúng tôi là: Tôi là một linh mục Công giáo. Và, như bạn có lẽ đều biết, hầu hết linh mục là một loài độc thân.
Luật độc thân, như Kitô giáo vốn giữ, là một truyền thống cổ xưa. Nguồn gốc của nó thuộc về chính làn sương mù của Kitô giáo thưở ban đầu: từ thời kỳ khổ tu bên Ai Cập trong các sa mạc, đến những người Kitô hữu Syria xa xưa sống trong những khu rừng hoang dã và rồi đến thời Phúc âm của thánh Luca. Đối với các linh mục, độc thân vẫn là một chuẩn mực pháp lý phổ quát trong Giáo hội Tây Phương kể từ thế kỷ 12 và là chuẩn mực de facto từ xa xưa. Chẳng hạn, thánh Ambrosiô ở thế kỷ thứ tư, đã viết về các linh mục đã kết hôn, rằng họ chỉ được tìm thấy trong các nhà thờ “cây gỗ lùn”, chắc chắn không phải trong các nhà thờ ở Rôma hay Milan.
Gia đình Whitfield
Tuy nhiên, vì những lý do chính đáng, lúc nào cũng có những trường hợp ngoại lệ, đặc biệt là vì sự hiệp nhất Kitô hữu. Ví dụ, bên Giáo hội Công giáo Đông phương có nhiều linh mục đã kết hôn, kể từ khi thời hiện đại sớm phát triển mạnh mẽ trong Giáo hội Công giáo. Tương tự đối với tôi, một người trở lại từ Anh giáo. Tôi có thể được là linh mục Công giáo vì điều khoản Mục Vụ của Thánh Gioan Phaolô II, được thành lập vào những ngày đầu của năm 1980. Điều khoản này cho phép những người đàn ông như tôi, hầu hết là trở lại từ Anh giáo, thành những linh mục đã được thụ phong, nhưng chỉ sau khi nhận được phép chuẩn độc thân từ chính giáo hoàng. Đấng Bản Quyền của Ngai Tòa Thánh Phêrô ở Hoa Kỳ, do Đức Giáo Hoàng Benedict XVI thiết lập để mở đường cho các cộng đồng Anh giáo trở thành Công Giáo La Mã, là một ví dụ khác của Giáo Hội tạo ra sự ngoại lệ, ban phép chuẩn độc thân cho các linh mục.
Nhưng đây là những trường hợp ngoại lệ được thực hiện, như tôi đã nói, vì sự hiệp nhất Kitô hữu, bởi vì lời cầu nguyện cuối cùng của Chúa Giêsu là để các môn đệ của Người nên “một.” Những điều ngoại lệ này không có báo hiệu sự thay đổi nơi kỷ luật có từ lâu đời của Giáo hội Công giáo về sự độc thân của hàng giáo sĩ.
Bây giờ bạn có thể ngạc nhiên khi biết hầu hết các linh mục Công giáo đã kết hôn là những người ủng hộ kiên định về sự độc thân của hàng giáo sĩ. Tôi, là một, không nghĩ Giáo hội nên thay đổi kỷ luật độc thân ở đây. Trên thực tế, tôi nghĩ đó sẽ là một ý kiến rất xấu. Điều này mang lại cho tôi một bài học cụ thể về vấn đề này.
Tôi nhận được rằng tôi là một sở thú triển lãm của Giáo hội. Trên đường đi dâng Thánh lễ ở Đền Thờ Thánh Phêrô ở Rôma cách đây vài năm, trong bộ lễ phục đàng hoàng đâu ra đó, tôi phải đẩy đứa con trai của tôi trên chiếc xe của em bé đi qua vương cung thánh đường cổ kính để đến bàn thờ. Con tôi bị gẫy chân, và Alli vợ tôi phải coi những đứa kia; và trong khi đẩy đứa bé và cầm chiếc ví qua Đền thờ Thánh Phêrô, những người khách du lịch đều trố mắt và há miệng nhìn. Đúng là một cảnh tượng, một cuộc sống ngoài tiêu chuẩn.
Ngay cả trong giáo xứ của tôi, du khách đôi khi cũng ngượng ngùng bước đi với những câu hỏi tò mò và quan tâm. “Có phải mấy đứa bé đó là con của cha không vậy?” Họ hỏi bằng những giọng thì thầm như thể nó là một điều tai tiếng, khi thấy những đứa con của tôi núp dưới áo lễ như thể là một chuyện bình thường. Một sở thú triển lãm như tôi đã nói, nhưng tôi vui vẻ nói về nó. Không là vấn đề gì cả. Đó chỉ là chúng tôi: Cha Whitfield, Alli và tất cả mấy đứa con. Một gia đình Công giáo hoàn toàn bình thường, hoàn toàn mới mẻ, và vui vẻ.
Nhưng ngoài những cảnh tượng đáng yêu, có những giả định theo sau lại gây phiền toái cho tôi.
Tất nhiên, có một số ít người từ chối chấp nhận tôi. Những người theo chủ nghĩa kỳ thị cứng cỏi, nghĩ rằng họ biết rõ hơn chính cả truyền thống, đôi khi gọi đó là dị giáo. Tất nhiên điều này vô nghĩa; đối với những điều này, khi mà những lời chỉ trích hiếm hoi đó đến với tôi, tôi luôn luôn mời họ trình lên với Đức Giáo Hoàng. Nên tranh cãi với ngài, đừng tranh cãi với tôi.
Tuy nhiên, hầu hết mọi người nhìn tôi như là một tác nhân thay đổi, điểm mỏng của đầu mũi nhọn, một sự báo trước về một giáo hội mới mẻ hơn, sáng sủa hơn. Là một linh mục đã kết hôn, họ cho rằng tôi ủng hộ việc cho những người đàn ông đã lập gia đình được chịu chức linh mục, và có lẽ cũng ủng hộ tất cả những thay đổi khác. Đây cũng là một giả định, và không phải là một giả định tốt.
Giáo dân là những người không có biết rõ về điều mà chức linh mục đòi hỏi và thậm chí một số linh mục không có ý tưởng thực tế về cuộc sống trong bậc gia đình đòi hỏi cả hai đều cho rằng bình thường hóa chức linh mục cho những người đã kết hôn sẽ mang lại một sự mới mẻ, trẻ trung hơn cho Giáo hội Công giáo. Nhưng đó là một giả thuyết với ít bằng chứng hỗ trợ. Chỉ cần nhìn vào sự thiếu hụt của giáo sĩ ở nhiều nhà thờ Tin Lành để thấy rằng việc mở ra các cấp bậc trong hàng giáo sĩ không nhất thiết mang lại sự phục hồi tinh thần hay sự tăng trưởng tinh thần tí nào cả, điều ngược lại cũng có thể xảy ra y như vậy.
Nhưng quan trọng hơn, các cuộc gọi thay đổi luật độc thân thường là hoặc thiếu hiểu biết hoặc quên đi điều mà Giáo hội gọi là “hoa quả tinh thần” của độc thân, một cái gì đó không thể hiểu nổi trong thời đại trụy lạc này, tuy nhiên vẫn đúng và cần thiết cho công việc của Giáo hội. Là một người đã lập gia đình chắc chắn giúp cho chức vụ linh mục của tôi, những hiểu biết sâu sắc và những cảm thông đã có được khi vừa là chồng vừa là cha đôi khi là những lợi ích thực sự. Nhưng điều đó không đặt vấn đề về những sự tốt đẹp mà sự độc thân của hàng giáo sĩ hay điều mà các đồng nghiệp độc thân của tôi mang đến cho sứ vụ của họ. Và trong mọi trường hợp, đó là sự thánh thiện mà quan trọng nhất chứ không phải cuộc hôn nhân hay độc thân. Trong bất cứ trường hợp nào, sự thánh thiện là quan trọng hơn cả, không phải lập gia đình hay độc thân.
Nhưng vượt ra ngoài tất cả những tranh cãi rải rác, điều mà bị bỏ qua là những lý do thực tế khiến những người như tôi trở thành Công giáo ngay từ đầu, cũng như lý do thực tế mà Giáo hội Công giáo cho phép những người đàn ông đã kết hôn được thụ phong linh mục. Và, tôi nói lại một lần nữa, đó là sự hiệp nhất Kitô giáo.
Khi bạn gặp một linh mục đã kết hôn, hãy suy nghĩ về những hy sinh mà ngài đã làm cho những gì ngài tin là sự thật. Hãy nghĩ về sự hiệp nhất Kitô giáo, đừng nghĩ thay đổi. Đó là điều tôi muốn mọi người nghĩ đến khi họ trông thấy tôi và gia đình tôi. Chúng tôi trở thành người Công giáo vì vợ tôi và tôi tin rằng đạo Công giáo là đạo thật, là chân lý, là sự viên mãn của Kitô giáo. Và chúng tôi đã đáp lại chân lý đó, có nghĩa là (là một linh mục Anh giáo lúc bấy giờ) bỏ hết cuộc sống của tôi và gần như hết mọi thứ tôi biết. Và cũng như vợ tôi đã mang thai đứa con đầu lòng của chúng tôi.
Bởi vì Giáo hội Công giáo tin rằng các Kitô hữu phải nên được đoàn kết, đôi khi nó có những ngoại lệ từ các nguyên tắc của riêng mình, thậm chí là cổ truyền, kỷ luật và quy tắc, trong trường hợp độc thân của tôi. Gia đình tôi và tôi không phải là các đối tượng thử nghiệm mà Vatican đưa ra để xem liệu chức vụ linh mục kết hôn có thi hành được hay không. Đúng hơn, chúng tôi là những nhân chứng cho sự đồng cảm và ước mong sự hiệp nhất của Giáo hội. Đó là điều mà chúng tôi là những linh mục đã kết hôn ước mong mọi người nhìn thấy, đạo Công giáo mà chúng tôi yêu mến và dám hy sinh cho.
Và đó là một cuộc sống hy sinh, một cuộc sống mà cả một gia đình tôi đang sống, vợ tôi có lẽ là hy sinh nhiều hơn hết. Chúng tôi chưa bao giờ bận rộn như thế này, chưa bao giờ cạn kiệt như thế này, nhưng chúng tôi cũng chưa bao giờ được hạnh phúc như thế này. Ngay cả những đứa con của tôi cũng hy sinh mỗi ngày cho nhà thờ. Đôi khi khó, nhưng chúng tôi đã làm, và vui vẻ; bởi vì, thứ nhất, chúng tôi có một giáo xứ tuyệt vời, và thứ hai, bởi vì chúng tôi đang ở trong một hội thánh mà chúng tôi yêu mến và tin tưởng, không phải là một hội thánh mà chúng tôi muốn thay đổi.
Và đó là điều: Tôi yêu Giáo hội. Chúng tôi là những linh mục đã kết hôn yêu Giáo hội, gia đình chúng tôi yêu Giáo hội. Đó là lý do tại sao chúng tôi đã hy sinh nhiều như vậy để trở thành người Công giáo. Và đó là lý do tại sao chúng tôi yêu mến truyền thống linh mục độc thân và chẳng thấy mâu thuẫn gì cả với điều đó và với sự phục vụ của chúng tôi là những linh mục đã kết hôn. Như Thomas Aquinas đã nói, Giáo hội là circumdata varietate, được bao quanh bởi sự đa dạng, một sự đa dạng được ràng buộc bởi đức ái và sự thật mà chỉ có các tín hữu mới có thể nhìn thấy rõ ràng.
Những lời bình luận gần đây của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Đức về triển vọng cho phép những người đàn ông Công giáo đã kết hôn được trở thành linh mục cũng không có làm phiền chúng tôi. Bởi vì chúng tôi hiểu Ngài và chúng tôi cùng với Ngài thuộc về truyền thống đức ái và chân lý này. Đây là một điều huyền nhiệm cần thiết của nó, một điều huyền nhiệm mà không có điều đó thì không thể hiểu được, và là điều huyền nhiệm mà nhiều người hoài nghi về đề tài này không biết tí gì cả.
Và đó cũng là lý do tại sao ngày mai Giáo hội cũng có thể thay đổi kỷ luật của nó, mâu thuẫn với mọi điều tôi vừa viết, và nó cũng không thành vấn đề. Bởi vì một lần nữa, tôi yêu mến Giáo hội, và tôi nhận thức lý luận sâu xa của nó. Tôi không đánh giá Giáo hội bằng ánh sáng của quan điểm phổ quát hoặc thậm chí là những ý kiến của riêng tôi, nhưng đúng hơn là tôi đánh giá quan điểm phổ quát cũng như quan điểm của riêng tôi theo ánh sáng của giáo huấn của Giáo hội. Nghĩa là, tôi hiến dâng cho Giáo hội sự vâng phục của tôi, một nhân đức cổ truyền bị coi là xỉ vả, một nhân đức khó hiểu ngày nay. Tuy nhiên, đó là một nhân đức duy nhất để suy nghĩ về những điều của Giáo hội.
Đó là chúng tôi, gia đình Whitfield: ồn ào, xinh đẹp, công giáo và phức tạp. Và cứ việc đăng báo. Tuy nhiên, một cách nào đó nó có kết quả, và chúng tôi tin rằng nó một cách nào đó đang tiến triển. Đó là tất cả những gì ý nghĩa mà tôi có thể đặt vào cuộc sống của tôi, ít nhất là nhiều như tôi có thể làm cho nó. Nhưng thực sự, tất cả đều hoàn toàn do nơi Giáo hội, không phải tôi.
Công việc của tôi đơn giản là – là tôi, là một người cha, là một người chồng, là một linh mục, và là một tín hữu như tôi có thể là. Và trong đó, tôi vừa thất bại và vừa thành công mỗi ngày, nhiều hơn tôi có thể đếm được. Cũng giống như bạn vậy.
Chuyển dịch: Em Thi
Joshua J. Whitfield is pastoral administrator for St. Rita Catholic Community in Dallas and a frequent columnist for The Dallas Morning News. Email: jwhitfield@stritaparish.net