Zenit, April 9, 2017. Vào Chúa Nhật, ngày 9 tháng 4 năm 2017, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi mọi người chiêm ngắm Chúa Giêsu “không chỉ trong các bức tranh, hình ảnh, hoặc thậm chí bằng video” mà còn “ở trong anh chị em của chúng ta. . . những người đang đau khổ.” “Chúa Giêsu ở trong họ, trong mỗi một anh chị em đó, và với một khuôn mặt bị biến dạng, với một giọng nói tuyệt vọng, Ngài xin được nhìn, được công nhận, và được yêu thương,” Ngài đã nhấn mạnh trong Thánh Lễ được cử hành tại Quảng trường Thánh Phêrô, với sự hiện diện của 50,000 khách hành hương và du khách.

Đức Thánh Cha nói: “Chúng tôi không có Chúa nào khác ngoài Ngài: Chúa Giêsu, vị vua khiêm nhường của công lý, của lòng thương xót và bình an”.

Dưới đây là bản dịch của Tòa Thánh về những lời của Đức Thánh Cha.

Bài giảng của Đức Thánh Cha

Việc cử hành Thánh Lễ hôm nay có thể nói là đắng cay-ngọt bùi. Vừa vui và vừa buồn. Chúng ta cử hành việc Chúa tiến vào thành Giêrusalem với những tiếng gào thét của các môn đồ ca ngợi Ngài là vua. Tuy nhiên, chúng ta cũng long trọng công bố bài tường thuật Tin Mừng về Cuộc Khổ Nạn của Ngài. Trong sự tương phản sâu sắc này, trái tim chúng ta cảm nghiệm một phần nào mà chính Chúa Giêsu đã phải cảm nhận trong lòng ngày hôm đó, khi Ngài vui mừng với bạn bè của mình và khóc thương thành Giêrusalem.

Trong ba mươi hai năm nay, khía cạnh vui mừng của Chúa Nhật này đã được phong phú thêm nhờ sự nhiệt tình của giới trẻ, cám ơn việc tổ chức Ngày Giới trẻ Thế giới. Năm nay, Ngài Giới Trẻ đang được cử hành ở cấp giáo phận, nhưng ở đây tại Quảng trường Thánh Phêrô, Ngày Giới Trẻ sẽ được đánh dấu bằng một khoảng khắc sâu sắc và cảm động khi thập tự giá của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới ​​được chuyền lại từ những người trẻ của Kraków đến những người trẻ của Panama.

Phúc Âm mà chúng ta vừa nghe trước cuộc rước (xem Mt 21: 1-11) mô tả Chúa Giêsu xuống Núi Ô-liu trên lưng một con lừa chưa bao giờ được cưỡi. Kể lại sự nhiệt tình của các môn đệ đã hoan nghênh Thầy bằng tiếng kêu la vui vẻ, và chúng ta có thể hình dung trong tâm trí của chúng ta sự phấn khởi của trẻ em và thanh thiếu niên trong thành phố. Chính Chúa Giêsu thấy trong sự chào đón vui vẻ này là một sức mạnh không thể lay động của Thiên Chúa. Đối với những người Pharisêu bị tai tiếng, Ngài trả lời: “Tôi nói với bạn rằng nếu những điều này im lặng, thì những hòn đá sẽ hét lên” (Lc 19:40). Tuy nhiên, Chúa Giêsu, để Kinh Thánh được ứng nghiệm, đi vào thành thánh theo cách thức này không phải là người cung cấp ảo tưởng sai lạc, không phải là tiên tri thời đại mới, không phải là kẻ lừa đảo. Đúng hơn, Ngài rõ ràng là Đấng Messiah, Đấng Cứu Thế, đến dưới hình thức của một người tôi tớ, tôi tớ của Đức Chúa Trời và của con người, và đi bước vào cuộc thương khó của Ngài. Ngài là một “bệnh nhân” vĩ đại, chịu đựng tất cả mọi nỗi đau của nhân loại.

Vì vậy, khi chúng ta hân hoan tôn vinh Vua của chúng ta, chúng ta hãy cùng suy nghĩ về những đau khổ mà Ngài sẽ phải chịu đựng trong tuần này. Chúng ta hãy nghĩ đến những lời phỉ báng và xúc phạm, những cạm bẫy và phản bội, sự bỏ rơi vào một sự phán xét không công bằng, những cú đấm, những roi đòn và mại gai … Và cuối cùng là con đường thập giá dẫn đến sự đóng đinh.

Ngài đã nói rõ điều này với các môn đệ của mình: “Nếu ai muốn trở thành môn đệ Ta, hãy từ bỏ chính mình, vác thập giá mình, và theo Ta” (Mt 16:24). Chúa Giêsu không hề hứa hẹn danh dự và thành công. Phúc Âm nói rõ rang về điều này. Ngài đã luôn cảnh báo bạn bè của mình rằng đây là con đường của Ngài, và chiến thắng cuối cùng sẽ đạt được qua cuộc thương khó và thập giá. Tất cả điều này cũng đúng cho chúng ta. Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban ơn để trung thành theo Chúa, không phải bằng lời nói mà là bằng hành động. Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho được kiên nhẫn vác thập tự giá của mình, không phải từ chối hay đặt nó sang một bên, mà là nhìn lên nó, vác lên, và vác nó hàng ngày.

Chúa Giêsu, người đón nhận những lời tung hô của đám đông, biết rõ rằng những lời đó sẽ sớm được theo sau bằng tiếng kêu la: “Đóng đinh Nó đi!” Ngài không đòi hỏi chúng ta chiêm ngắm Ngài chỉ trong hình ảnh, hoặc trong những đoạn phim video lưu hành trên mạng. Không. Ngài hiện diện trong nhiều anh chị em của chúng ta, những người ngày nay đang phải chịu đựng những đau khổ như của chính Ngài: họ đau khổ vì lao động nô lệ, từ những thảm kịch gia đình, từ những bệnh tật … Họ đau khổ từ chiến tranh và khủng bố, từ những vụ lợi đã được trang bị và sẵn sàng tấn công. Những phụ nữ và những người đàn ông bị lừa dối, bị xâm phạm nhân phẩm, bị bỏ rơi … Chúa Giêsu ở trong họ, trong mỗi một người họ, và với những khuôn mặt bị xây xác và giọng nói tuyệt vọng, họ xin cho được nhìn thẳng vào mắt, được thừa nhận, và được yêu.

Đó không phải là một Chúa Giêsu khác, nhưng cũng là một Chúa Giêsu tiến vào thành Giêrusalem giữanhững cành lá vẫy chào. Cũng chính là Chúa Giêsu đã bị đóng đinh trên cây thập giá và đã chết giữa hai phạm nhân. Chúng ta không có Chúa nào khác ngoài Ngài: Chúa Giêsu, vị vua khiêm nhường của công lý, của lòng thương xót và bình an.

Em Thi chuyển dịch