Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the gd-system-plugin domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /var/www/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the google-document-embedder domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /var/www/wp-includes/functions.php on line 6114
Đức Hồng Y Bernard Law và đạo lý nghĩa tử nghĩa tận – TỈNH DÒNG ĐỒNG CÔNG HOA KỲ

Đức Hồng Y Bernard Law và đạo lý nghĩa tử nghĩa tận

Vũ Văn An

 

18/Dec/2017

Theo ký giả Rocco Palmo, Đức Hồng Y Bernard Law, cựu Tổng Giám Mục Boston, Hoa Kỳ, đang trên đường về nhà Cha.

Thực vậy, sau 15 năm từ chức Tổng Giám Mục Boston giữa cơn mưa “phóng xạ” tai tiếng lan toả khắp giáo hội hoàn cầu, Đức Hồng Y Bernard Law đang đương đầu với cơn bệnh hiểm nghèo tại một bệnh viện ở Rôma. Nguồn tin từ đó cho hay ngài đang “sa sút chầm chậm nhưng rất đều đặn” với các phụ tá thân cận bên cạnh giường.

Palmo cho rằng các giới chức của Giáo Hội ở hai bên bờ Đại Tây Dương đang tích cực chuẩn bị việc qua đời của vị giáo phẩm 86 tuổi này. Đây chắc là một ngày dài đầy lo âu vì phản ứng điên cuồng quanh vụ gọi là che đậy các linh mục lạm dụng, một thảm kịch mà do tường trình của báo chí địa phương năm 2002 đã phát khởi cả một cuộc khủng hoảng lớn nhất xưa nay trong Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ.

Nguồn tin trên thêm rằng “bất cứ điều gì cũng có thể xẩy ra bất cứ lúc nào”. Tuy nhiên, theo Palmo, bất cứ khi nào nó xẩy ra, và khi nó xẩy ra chắc chắn sẽ mang đến một “đám xiếc truyền thông” cho thành phố Hoa Kỳ nơi Đức Hồng Y vốn là một người “khổng lồ” gần hai thập niên, kế hoạch xác định từ lâu cho thấy sẽ không có nghi thức tiễn biệt nào tại Boston cả. Thay vào đó, việc tiễn biệt Đức Hồng Y sẽ theo nghi thức quen thuộc dành cho các vị giáo phẩm cao cấp cư trú tại Rôma, một trong các nghi thức này diễn ra một vài giờ sau khi vị này ra đi, và trong nghi thức này, nhất định sẽ có sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng, người, theo truyền thống, sẽ tiến vào Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, cuối thánh lễ, để cử hành Nghi Thức Tiễn Đưa tại Bàn Thờ Ngai Tòa.

Và vào dịp một vị Hồng Y qua đời, Đức Giáo Hoàng còn có thói quen gửi một điện chia buồn. Bức điện này chắc chắn sẽ phải có lời lẽ hết sức mẫn cảm và vì thế, được nhiều người lưu ý.

Còn nhớ năm 2004, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cử Đức Hồng Y Law làm trưởng Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả, một chức vụ “ngồi mát ăn bát vàng” nhưng thực tế đã nâng ngài lên hàng đặc sứ của Đức Giáo Hoàng. Do đó, chắc chắn Đức Hồng Y Law sẽ được chôn cất tại tầng hầm của Vương Cung Thánh Đường xưa nhất dâng kính Mẹ Chúa Trời này, một vương cung thánh đường mà trần nhà được trang trí bằng vàng do Christopher Columbus mang từ “Tân Thế Giới” về.

Cái chết của Đức Hồng Y Law cũng có thể gây bối rối cho vị kế nhiệm ngài: Đức Hồng Y Seán O’Malley OFM Cap., người sẽ phải loan báo tin buồn. Không biết vị Hồng Y này có tham gia các nghi thức ở Rôma được không, nơi mà ngài vừa từ giã sau khi tham dự cuộc họp của nhóm G9, tức 9 vị Hồng Y cố vấn cao cấp nhất của Đức Phanxicô vì nghị trình xít xao dịp Giáng Sinh và đầu năm của ngài.

Dù thế nào, thì vị tu sĩ Dòng Capuchin này cũng phải đưa ra một vài nhận định sau khi tin tức nổ ra. Đây chắc chắn là thử thách lớn đối với vị tu sĩ này kể từ ngày lãnh nhận vai trò lèo lái con thuyền giáo phận Boston gồm gần 2 triệu giáo dân đủ hạng này, nơi mà năm 2003, ngay sau khi nhậm chức, ngài đã phải thanh toán 550 vụ kiện cáo với 85 triệu mỹ kim tiền bồi thường.

Nhân dịp này, Palmo cho biết trong thời gian “biệt xứ”, Đức Hồng Y Law có trở về Hoa Kỳ đôi lần, phần lớn là để âm thầm thăm bạn bè cách xa vùng New England. Lần cuối cùng và công khai là tháng 8 năm 2015, để đồng tế trong thánh lễ an táng người bạn thân và cũng là đồng nghiệp lâu năm tại Giáo Triều Rôma, Đức Hồng Y William Wakefield Baum, tại Nhà Thờ Chính Tòa Thánh Mátthêu ở Washington D.C. Công chúng ít ai để ý đến sự hiện diện của ngài nhưng ngài được các vị giáo phẩm hôm đó tiếp đón nồng hậu. Điều này dễ hiểu vì nhiều vị vốn được ngài góp ý tích cực khi được Bộ Giám Mục xét cử.

Bởi thế, theo Palmo, chắc chắn sẽ có nhiều người qua Rôma tiễn biệt một giáo phẩm đã đóng góp rất, rất nhiều cho Boston, cho giáo hội Hoa Kỳ và cho Giáo Hội hoàn vũ. Một vị nhất quyết sẽ đi nói thế này: “Tôi phải nói sao đây? Tôi rất qúy mến con người nhân bản với nhiều sai lầm này”.

Ấy thế mà phát ngôn viên chính thức của Tổng Giáo Phận Boston, Terry Donilon, khi được hỏi cảm tưởng đã không trả lời. Tuy nhiên, nguồn tin thân cận cho hay đang có vận động đưa ra một tuyên bố “cân bằng” để đánh dấu sự ra đi của Đức Hồng Y Law: nhìn nhận cả các đóng góp hoàn cầu của ngài trong nhiều thập niên, đặc biệt nhất là thành công ngoại giao của ngài trong việc sắp xếp cuộc tông du của Đức Gioan Phaolô II tới Cuba năm 1998 và việc ra đời của Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, lẫn các thiệt hại do việc nội trị của ngài gây ra cho các nạn nhân và gia đình bị lạm dụng.

Âu cũng là điều phải lẽ. Người ta không thể vịn cái cớ chính xác về chính trị để quên cả đức công bằng, nhất là đối với người qua đời, theo đạo lý “nghĩa tử nghĩa tận” của cha ông Việt Nam, những vị mà nhiều con cháu sau này mang ơn sâu nặng của Đức Hồng Y Law.

Thực vậy, khi ngài từ chức năm 2002, VietcatholicNews có một bài rất đầy đủ của Ngọc Loan viết về ngài đăng ngày 16 tháng 12 năm 2002. Nhờ thế, ngoài các đóng góp to lớn cho thế giới, cho Hoa Kỳ, cho Giáo Hội nói chung và các chính nghĩa của Giáo Hội nói riêng, nhất là trong lãnh vực đại kết và liên tôn, biến ngài thành một giáo phẩm Hoa Kỳ vĩ đại mà người ta sợ là chưa ai có thể qua mặt, người đọc còn biết được các giúp đỡ to lớn của ngài đối với người tị nạn Việt Nam, đặc biệt với Dòng Đồng Công, một dòng tu trăm phần trăm của người Việt.

Xin trích một đoạn trong bài của Ngọc Loan “Ngài được gọi làm giám mục của giáo phận Springfield-Cape Giradeaux bang Missouri vào năm 1973. Chính trong thời gian làm giám mục tại đây nên khi có biến cố di tản của người Việt Nam vào năm 1975 mà ngài trở thành nhân vật sáng chói vì những quan tâm của Ngài tới vấn đề di dân và di cư, vì khi đó có hơn 120 ngàn người Việt Nam di tản tới trại tạm cư Ft. Chaffee, thuộc Arkansas cũng nằm trong ranh giới giáo phận của Ngài. Lúc đó một số linh mục Việt Nam du học tình nguyện đến giúp người tị nạn, trong đó có Linh mục Trần Công Nghị làm tuyên úy trưởng, linh mục Mai thanh Lương, linh mục Vũ Hân, linh mục Phạm văn Tuệ. Cuộc rước kiệu long trọng kính Đức Mẹ vào tháng 5, 1975 do linh mục Trần Công Nghị đã mời được Đức Giám Mục Law tới chủ sự. Cũng trong giai đoạn này mà giám mục Law đã quan tâm và bảo trợ tất cả tu sĩ Dòng Đồng Công về giáo phận của ngài và do duyên phận này mà Dòng Đồng Công từ đó được phát triển mạnh mẽ cho tới ngày nay”.

Ở một đoạn khác, Ngọc Loan viết “Ngài đã được nổi tiếng và được lên tin tức hàng đầu trên báo chí vào năm 1975, giữa làn sóng người Việt tỵ nạn đặt chân tới Hoa Kỳ, Ðức Giám Mục Law đã thu xếp để định cử cho tất cả 166 Tu Sĩ và Chủng Sinh Dòng Ðồng Công. Ngài tỏ ra thương mến dân Việt Nam một cách đặc biệt không những tại Hải Ngoại nhưng còn ở quê nhà, vào năm 1991, Ðức Hồng Y Law đã viếng thăm Việt Nam và tại Hà Nội Ngài đã gặp Ðức Cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận (lúc bấy giờ là Tổng Giám Mục).

“Vào ngày 10/8/2002, Ðức Hồng Y Bernard Law đã đến tham dự và đi kiệu cùng với khoảng 60 000 giáo dân Việt Nam tham dự Ðại Hội Thánh Mẫu Dòng Ðồng Công được tổ chức hàng năm kéo dài trong 4 ngày. Tại đây Ðức Hồng Y đã tìm thấy sự yên hàn và thật thoải mái, dĩ nhiên với sự hiện diện của hàng chục ngàn giáo dân Việt Nam trên toàn quốc đổ về, không một tên Mỹ nào dám bén mảng đến biểu tình quấy phá”.

Chưa hết, năm 2009 nhân Năm Thánh 2010 kỷ niệm 50 năm ngày thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam, Đức Hồng Y Bernerd Law đã sang thăm Việt Nam và đã tới Nhà Thờ Chính Tòa Hà Nội để đồng cử hành Thánh Lễ mừng Chúa Kitô Vua, ngày 22 thang 11, với Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt.

Trong phần giảng lễ, Đức Hồng Y Bernard Law nhấn mạnh bằng cách đặt câu hỏi: “chúng ta giống Philatô hay chúng ta giống các vị Tử Đạo, chúng ta có nghe tiếng Chúa Giêsu – Người là Vua Sự Thật, hay chúng ta chạy theo các trào lưu, theo lối số đông trong xã hội hay quyền lực thế gian chóng qua này”.Nghe như ngài muốn hỏi một mình ngài. Và câu trả lời thì ai cũng đã rõ.

Palmo thuật rằng khi từ chức, ngài nói với các giám mục, linh mục, phó tế, tu sĩ và giáo dân rằng “các hoàn cảnh đặc biệt của lúc này gợi ý một cuộc ra đi âm thầm. Xin tiếp tục cầu nguyện cho tôi”. Chả lẽ việc ngài vĩnh viễn trở về nhà Cha cũng âm thầm như thế đối với Tổng Giáo Phận Boston và Giáo Hội Hoa Kỳ?

Vũ Văn An/vietcatholic