Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the gd-system-plugin domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /var/www/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the google-document-embedder domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /var/www/wp-includes/functions.php on line 6114
ĐỀ TÀI THÁNG HAI, 2017 – HÃY ĂN NĂN HỐI CẢI – TỈNH DÒNG ĐỒNG CÔNG HOA KỲ

Ave Jesu Maria Joseph

Đề tài tháng 2 năm 2017

HÃY ĂN NĂN HỐI CẢI

Anh chị em thân mến,

Trong tháng 2 này, cùng với Giáo Hội chúng ta mừng các lễ kính Chúa, Đức Mẹ và các thánh trong đó có lễ Mẹ Dâng Chúa Giêsu Trong Đền Thờ (2/2) và lễ Đức Mẹ Lộ Đức (11/2). Cả hai ngày lễ đều nhắc cho chúng ta nhớ đến lòng thương xót vô cùng của Thiên Chúa và tình yêu thương nhân hậu của Mẹ Maria. Vì thương xót nhân loại lỗi lầm, “Thiên Chúa đã sai Con Ngài sinh hạ bởi người phụ nữ, sinh dưới chế độ lề luật để cứu chuộc những người ở dưới chế độ lề luật, hầu cho chúng ta được nhận làm dưỡng tử” (Gal 4:4-5). Việc Chúa Giêsu được dâng tiến trong đền thờ là hành động tiên báo về ơn cứu chuộc, là khởi đầu hành vi hiến dâng của Chúa Giêsu kéo dài trong suốt cuộc sống mà kết thúc là cao điểm trên thập giá. Lễ Mẹ Lộ Đức nhắc nhớ cho ta nhớ tới người Mẹ Của Lòng Thương Xót. Chính tại Lộ Đức, từ năm 1858 đến nay, Mẹ đã ban cho những ai đến kêu cầu Mẹ nhiều ơn lành hồn xác, cụ thể là rất nhiều bệnh nhân đã được chữa lành…

Hướng về Mẹ Của Lòng Thương Xót, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói: “Cầu xin sự dịu ngọt trên thánh nhan Mẹ dõi theo chúng ta, để tất cả chúng ta có thể tái khám phá niềm vui về sự dịu dàng của Thiên Chúa. Không ai đã bước vào mầu nhiệm sâu xa của việc nhập thể như Đức Maria. Toàn bộ cuộc sống của Mẹ được hun đúc theo sự hiện diện của lòng thương xót đã hóa thành nhục thể. Mẹ của Đấng Chịu Đóng Đinh và Phục Sinh đã bước vào cung thánh của lòng thương xót Chúa vì Mẹ đã tham gia mật thiết trong mầu nhiệm tình yêu của Ngài” (Tông huấn Misericordiae Vultus, số 24).

* Tin Mừng theo thánh Luca (Lc 13: 1-5): “Ta bảo các ngươi: nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị hủy diệt như vậy”.

 

I-  Ý CHIA SẺ

Chúng ta cùng hồi tưởng lại biến cố vĩ đại Fatima. Khi hiện ra công khai lần thứ sáu, tức là lần chót tại Fatima ngày 13.10.1917, trước khi làm phép lạ vĩ đại là cho mặt trời nhào lộn trên không trung, Đức Mẹ Maria đã tỏ nét mặt buồn rầu mà phán với thế giới, qua ba em thụ khải: “Thiên Chúa đã bị xúc phạm quá lắm rồi! Chớ gì người ta thôi, đừng xúc phạm đến Chúa nữa!” Đức Mẹ nói với nhân loại đừng phạm tội làm cực lòng Thiên Chúa nữa. Vậy tội là gì mà lại phải tránh xa và gớm ghét nó như vậy? Khi lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, linh hồn ta được đầy ơn thánh sủng do Thiên Chúa ban, và trở nên giống hình ảnh Thiên Chúa, trở nên đền thờ Chúa Ba Ngôi ngự trị. Nhưng khi chúng ta phạm một tội trọng, chỉ một tội trọng mà thôi, thì chúng ta sẽ thấy hậu quả của tội đó kinh khủng biết là dường nào.

– Trước hết, ơn thánh sủng làm cho linh hồn trở nên công chính và thánh thiện, đẹp lòng Thiên Chúa, nhưng tội trọng làm cho linh hồn chúng ta trở nên ghê tởm trước tôn nhan Thiên Chúa!

– Ơn thánh sủng làm cho chúng ta thành đền thờ Thiên Chúa Ba Ngôi ngự trị. Từ ngày chúng ta phạm một tội trọng, thì ma quỉ chiếm ngự linh hồn và thân xác chúng ta.

– Ơn thánh sủng làm cho chúng ta trở thành con cái Thiên Chúa, con riêng của Đức Mẹ, anh chị em với các thánh. Tội trọng khiến chúng ta thành kẻ thù của Thiên Chúa và nô lệ của ma quỉ.

– Ơn thánh sủng làm cho chúng ta thành những người thừa kế nước trời. Tội trọng khiến chúng ta đáng lãnh hình phạt đời đời trong hỏa ngục.

– Ơn thánh sủng làm cho linh hồn chúng ta có khả năng lập công nghiệp. Tội trọng tiêu hủy mất mọi công nghiệp chúng ta đã tích trữ. Dù chúng ta đã lập được nhiều công phúc như các thánh Tông Đồ, các thánh hiển tu, và các thánh tử vì đạo, nhưng sau khi phạm một tội trọng, chỉ một tội trọng mà thôi, thì mọi công nghiệp bị sụp đổ tan tành!

Nếu chúng ta phân phát hết gia tài cho kẻ nghèo khó, nếu chúng ta hy sinh đi rao giảng chân lý Phúc Âm cho cả thế giới, nếu chúng ta bằng lòng chịu mọi cực hình hay bị lửa thiêu đốt, thế nhưng, nếu còn mang tội trọng, thì mọi công phúc việc lành nói trên cũng sẽ trở nên vô ích, vì tội trọng đã cướp mất khả năng lập công mới.

– Sau hết, ơn thánh sủng đem lại bình an và hoan lạc cho tâm hồn. Tội trọng hành hạ, vò xé linh hồn bằng lương tâm cắn rứt, luôn áy náy, lo lắng, sợ sệt, buồn phiền. Hậu quả của tội là như thế.

Thỉnh thoảng chúng ta có nghĩ đến tội ác xấu xa thế nào không?

  1. Tội trọng tấn công Thiên Chúa Ngôi Cha. Tội trọng xúc phạm đến uy quyền Ngài. Thiên Chúa chỉ huy trời đất tuân phục. Còn tội nhân, lại dám nói: “Tôi không phụng sự Ngài!” Tội nhân xúc phạm đến lòng nhân lành của Thiên Chúa Ngôi Cha. Có gì ta có mà không nhận được nơi Ngài? Không khí ta thở, bánh trái ta ăn, áo quần ta mặc, thân xác, linh hồn, sự sống, tất cả đều do Thiên Chúa. Tội nhân vong ân bạc nghĩa, quên hết các ơn lành Chúa ban.
  2. Tội trọng tấn công Chúa Giêsu, Ngôi Con, vị thủ lãnh của chúng ta, bạn nghĩa thiết của chúng ta. Trong linh hồn tội nhân, tội muốn đóng đinh Chúa Kitô, khi lập lại chính những nguyên nhân đã khiến Chúa bị đóng đinh. Tội lỗi sẽ bắt buộc Người chết thêm một lần nữa, như thể lần thứ nhất chưa đủ hiệu nghiệm (x. Dt 6:6). Đối với tội nhân, tội lỗi khiến cuộc tử nạn của Chúa Giêsu Kitô hóa nên vô ích, bởi vì tội lỗi ngăn trở hiệu quả ơn cứu chuộc trong linh hồn tội nhân.
  3. Tội trọng tấn công Chúa Thánh Linh, Ngôi Ba. Chúa Thánh Linh cư ngụ thật sự trong linh hồn kẻ lành tựa hồ trong một ngôi đền. Còn tội nhân, tội nhân không ngần ngại xúc phạm đến, không phải là một đền thờ bất động, một thánh đường bằng đá, nhưng là một đền thờ sống động, tức là chính linh hồn của họ.

Chúng ta hãy nghe lời Mẹ Maria nhắn nhủ tại Lộ Đức: “Hãy ăn năn đền tội, Hãy làm hòa với Thiên Chúa”. Chính Chúa Kitô cũng đã phán trong Phúc Âm: “Nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị hủy diệt như vậy” (Lc 13:3). Chúa và Mẹ rất thông cảm với thân phận yếu đuối, hèn hạ của chúng ta, vì thế Chúa và Mẹ đã đòi buộc chúng ta: Trước hết hãy chỗi dậy ngay khi sa ngã phạm tội. Rồi hãy thật lòng ăn năn thống hối tội đã phạm vì lòng mến Chúa và tìm dịp đi xưng tội càng sớm càng hay. Sau cùng, dốc quyết nhất định từ này về sau thà chết còn hơn tái phạm (x. Tình Mẹ Yêu Con tr. 323-334).

  1. Ý CẦU NGUYỆN CHUNG

a/ Ý Chung: Cầu cho các Kitô hữu biết tiếp đón những người đang gặp khó khăn: Xin cho tất cả những ai đang gặp khó khăn, cách riêng những người nghèo khổ, những người tị nạn hoặc bị gạt ra bên lề xã hội, được các cộng đoàn của chúng ta tiếp đón và nâng đỡ.

b/ Một kinh Vực Sâu cầu cho 57 linh hồn mới qua đời.

III. Ý THỰC HÀNH RIÊNG

Mỗi ngày đọc 10 kinh Kính Mừng kèm theo một hy sinh để cầu nguyện cho anh chị em lương dân mà chúng ta quen biết.

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*