Câu “Thương Xót như Chúa Cha” lấy từ trong Tân Ước Luca 6:36 để mời gọi mọi người theo gương Chúa Cha, không xét đoán hay kết án mà là tha thứ hoàn toàn (cfr. Lk 6:37-38).

Tác phẩm này của Cha dòng Tên Marko I. Rupnik được ví như một tổng luận thần học nhỏ (a small summa theologiae) tượng trưng của lòng thương xót, một biểu hiện quan trọng trong thời kỳ giáo hội sơ khai: người cha khoác lên vai một tâm hồn lạc hướng. Diễn tả sự hoàn tất màu nhiệm tình yêu nhập thể của Đức Kitô tiến tới mục đích tối hậu là ơn cứu độ. Cách thiết kế của phù hiệu biểu hiện một cách sâu xa trong đó Chúa Chiên Lành ôm vào lòng huyết nhục của nhân loại với một tình thương có sức mạnh biến đổi cuộc sống con người. Điểm đặc biệt ở đây là Chúa Chiên Lành, với tình thương cao vời, mặc lấy bản tính nhân loại, mắt ngài hòa nhập vào với mắt của nhân loại

Phù hiệu hình trái soan, một hình ảnh khá quan trọng trong thời trung cổ được mô tả bằng những tranh ảnh, hình tượng phản ảnh ý nghĩa hai bản tính của Đức Kitô, thiên tính và nhân tính và nổi bật tình thương của người Cha tha sẵn sàng thứ tất cả.

Hiển Sĩ 10/4/16