Đề tài thuyết trình của Cha Nguyễn Khắc Hy, S.S.

– –

IMG_0581Bài 1. Tha Thứ: Kết Qủa Tất Yếu Của Lòng Thương Xót

Nếu Kitô giáo là tiếng nói lương tâm chính đáng của nhân loại, thì Tha Thứ không là một sáng tạo hay diễn dịch mới lạ của Lời Chúa, mà là một mệnh lệnh cắm rể trong Lời Dạy, Đời Sống và Con Người Đức Giêsu Kitô. Chính Ngài là Lòng Thương Xót của Chúa Cha, và Tha Thứ là kết quả tất yếu của Lòng Thương Xót đó. Vậy chúng ta hiểu gì về Tha Thứ?

Bài 2. Nhẫn Nhịn: Bằng Chứng Của Lòng Thương Xót

“Một sự nhịn, chín sự lành” là kim chỉ nam cho cuộc sống được bình an và hạnh phúc. Nhưng khôn ngoan của cha ông không chinh phục được tính hiếu thắng và ích kỷ của con người, vì không ai muốn là người thất bại. Vậy nếu Thiên Chúa là Đấng giàu Lòng Thương Xót đã quá kiên nhẫn với tôi, liệu tôi có biết sống nhẫn nhịn và nhẫn nhục với người khác không?

Bài 3. Dấn Thân: Hành Động của Lòng Thương Xót.

Lòng Thương Xót không là một trạng thái tâm lý hay cảm giác bị động, nhưng là một hành động tích cực sống đức tin. Dấn Thân là đáp trả lời mời gọi của Thiên Chúa qua việc tham gia công việc chung để xây dựng triều đại Thiên Chúa “ở đây và bây giờ”. Vì Dấn Thân đòi hỏi cảm thông, nên vô cảm là một trọng tội.

divider

Đề tài thuyết trình của Cha Vũ Thế Toàn, S.J.

– –

CRW_7394Đề tài 1: “Rechamim” – Dạ của Lòng Thương Xót

Năm Thánh “Lòng Thương Xót” khởi đi từ hình ảnh của dạ mẹ – Một Thiên Chúa “đầy lòng trắc ẩn, chậm giận, giầu tình thương” trong TV 103 đã gửi Lòng Từ Bi Thương Xót của Người cưu mang nơi dạ của người mẹ – qua Mẹ Maria ta nhận ra dung mạo của Chúa được ẩn chứa tuyệt vời nơi cuộc đời của người Mẹ đầy ơn phúc.

Đề tài 2: “Misericordiea Vultus” – Dung Mạo Lòng Thương Xót

Những mẫu chuyện và diện mạo Chúa thương xót nơi mỗi người – một cách sống và đáp trả trong gia đình và ngoài xã hội

Đề tài 3: “Misericordiea Vultus” – Dung Mạo Lòng Thương Xót (tiếp theo)

Được cưu mang và ấp ủ trong dạ Thương Xót Chúa (Isa. 49:15 & Lk. 13:34), con cái của từ bi được mời phân định giữa thế nào là yêu và tha thứ trong chân thật và chân thành?

divider

Đề tài thuyết trình của Cha Ansgar Phạm Tĩnh, S.D.D.

– –

IMG_9433Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô, trong Tông Sắc Năm Thánh Lòng Thương Xót, ban hành tại Rôma ngày 11 tháng 4 năm 2015, đã mời gọi tất cả mọi thành phần trong Giáo Hội trong Năm Thánh Lòng Thương Xót hãy Suy tư về các công việc của Lòng Thương Xót, khám phá ra những công việc của Lòng Thương Xót đối với thân xác, và đừng quên những công việc của Lòng Thương Xót đối với linh hồn.

Trong ba buổi Hội Thảo năm nay, tại Chi Dòng Đồng Công Hoa Kỳ, linh mục Ansgar Phạm Tĩnh, SDD thuộc Tu Đoàn Giáo Sĩ Nhà Chúa Hải Ngoại tại New Orleans, Louisiana, dựa trên Lời Chúa, trên những Giáo Huấn của Mẹ Giáo Hội, và với những kinh nghiệm mục vụ, sẽ đến chia sẻ với cộng đoàn dân Chúa về ba đề tài sau đây:

Hội Thảo 1: Những vấn nạn liên quan đến lòng thương xót.

Hội Thảo 2: Những công việc của lòng thương xót.

Hội Thảo 3: Những hoa trái trổ sinh từ lòng thương xót.

divider

Đề tài thuyết trình của Cha Dominic Nguyễn Phi Long, C.s.s.R.

– –

a. Giới LM/Tu Sĩ: “Trái Tim Người Tu Sĩ” (Friday 12:00 – 2:00 pm)

b. Sáng thứ 7: “Đức Maria: Mẹ của Lòng Xót Thương” (Saturday 10:00 am – 12:00 pm)

– –

cLongHỘI THẢO CHO GIÁO SĨ & TU SĨ

Chủ đề: “Trái Tim Người Tu Sĩ”

Giáo sĩ và tu sĩ không phải là thiên thần từ trời rơi xuống. Họ cũng không phải là những siêu nhân từ không mà có. Họ chỉ là những con người rất bình thường như bao người, nhưng lại mang trong mình một con tim khá phi thường. Chúng ta sẽ cùng nhau khám phá về những đặc nét của trái tim người tu sĩ, cách riêng dưới ánh sáng của Năm Thánh Lòng Thương Xót năm nay.

HỘI THẢO VỀ ĐỨC MẸ

Chủ đề: “Đức Maria, Mẹ của Lòng Xót Thương”

Trong một lần hiện ra với Thánh Nữ Faustina, Đức Maria đã nói: “Ta không chỉ là Nữ Vương Thiên Đàng, mà còn là Mẹ của Lòng Xót Thương, Mẹ của con” (Nhật ký, 330).

“Mẹ Xót Thương” hay “Mẹ Nhân Lành” là tước hiệu mà các tín hữu đã gắn cho Đức Maria ngay từ những thế kỷ đầu. Tước hiệu này cũng được Thánh Bênađô trực tiếp nói đến trong kinh Lạy Nữ Vương. Nếu Đức Kitô là ‘khuôn mặt hữu hình của Lòng Thương Xót Chúa Cha’ (như lời ĐGH Phanxicô đã nói), thì Đức Maria thật đáng để gọi là ‘Mẹ của Lòng Xót Thương’.

Chia sẻ và học hỏi về con người vĩ đại ‘có một không hai’ này sẽ giúp chúng ta thêm phấn khởi trong việc sống linh đạo của Năm Thương Xót này.

 

pink-divider-no-background-hi

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*