Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the gd-system-plugin domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /var/www/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the google-document-embedder domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /var/www/wp-includes/functions.php on line 6114
Chúa Nhật 16 thường niên, năm A – TỈNH DÒNG ĐỒNG CÔNG HOA KỲ
  • Thiên Chúa luôn cho cơ hội-Lm. Luy Hữu Độ, CRM
  • Lòng Chúa Cao Cả Hơn Lòng Chúng Ta-Lm Độ
  • Title 3

THIÊN CHÚA LUÔN CHO CƠ HỘI

Lm. Luy Hữu Độ, CRM

Chúa nhật 16 thường niên, năm A-2017

Khi Chúa Giêsu đưa dụ ngôn lúa mì và cỏ lùng trong đoạn Phúc Âm hôm nay thì người Do Thái hiểu ngay.  Đối với họ cỏ lùng là một thứ kẻ thù cho việc đồng áng. Khi còn non thì cỏ lùng rất going cây lúa mì, hầu như không phân biệt nổi. Khi lớn lên thì dễ phân biệt hơn, thân cỏ lùng gầy và hạt nó nhỏ, mang mầu xám. Th ế nhưng bấy giờ rễ cỏ lùng đã quấn chằng ch ịt vào rễ lúa mì, nếu nhổ nó thì làm bật luôn  rễ lúa mì, đành để nó lớn lên, đến mùa gặt mới tách nó ra được.  Hạy cỏ lùng có chút chất độc, vị nó đắng, ăn vào làm người ta choáng váng, nôn thổ.

Cỏ lùng và lúa mì là hình ảnh chỉ về sự dữ và sự thiện luôn hiện diện trong trần gian. Cỏ lùng là gương xấu, tội lỗi, độc ác của ma quỉ và con người tạo ra.  Lúa mì là việc thiện, nhân đức, ơn thánh Chúa gieo vào tâm trí con người. Xét rộng ra thì ruộng là thế gian, trong đó có sự dữ và sự thiện, có người xấu và kẻ lành, có tội lỗi và nhân đức, có ma quỉ và thiên thần.  Những tội lỗi và xấu xa phát xuất từ tự do của con người.  Thiên Chúa mần ngơ cho những tội lỗi, xấu xa đó có trong trần gian có nghĩa là thể hiện lòng nhân từ và kiên nhẫn của Thiên Chúa.  Vì nếu phạm tội mà Thiên Chúa hủy diệt ngay thì chúng ta đâu còn sống sót.  Như vậy khi chưa đến thời gian gặt lúa tức là chưa đến tận thế, hay là chưa đến cái chết của mỗi người thì vẫn còn là thời gian của hồng ân, của cơ hội để có thể biến đổi xấu xa ra tốt lành, tội lỗi thành nhân đức, việc ác trở nên việc thiện.

Trên khung cửa của một nhà Thờ tại Ái Nhĩ Lan có ghi câu sau: “Giáo hội không phải chỉ là câu lạc bộ dành cho những vị thánh nhưng còn là bệnh viện dành cho các tội nhân.” Và tại một tu viện kia ngay lối đi lại nhiều của các tu sĩ có ghi câu: “Mỗi thánh nhân đều có một quá khứ và mỗi tội nhân đều có một tương lai.”

Thánh Kinh viết: “Thiên Chúa kiên nhẫn để chúng ta được cứu độ.” Thật vậy, ai trong chúng ta cũng cảm nghiệm được điều đó, cuộc đời mỗi người là một chuỗi dài hồng ân và cơ hội của Chua ban cho chúng ta.  Qua các biến cố, qua người này, người nọ và ngay cả qua những đau khổ, bệnh tật chúng ta biết rằng Thiên Chúa luôn cho cơ hội để biến đổi chúng ta nên tốt hơn.  Thiên nhiên dậy cỏ lùng không biến thành lúa mì, nhưng Ơn Thánh bảo đảm tội nhân có thể trở thành thánh nhân, với điều kiện chúng ta phải cộng tác với Ơn Chúa ban.

Nancy là một y tá phục vụ trong quân đội Anh Quốc, vì hoàn cảnh đưa đẩy nancy trở thành cô gái giang hồ mãi dâm. Sau đó, nancy được chuyển tới Paris, nước Pháp, để phục vụ cho những khách hạng sang tại một lầu xanh dô Pateaurich làm chủ.  Vài năm sau, Nancy bị thất sủng nên cô bị hất hủi . Trong lúc tận tình gíup đỡ một thiếu nữ khác khỏi đi vào con đường sa đọa giống mình, Nancy bắt chết pateaurich và bị giam trong tù. Tại đây cô gặp các nữ tu dòng Đa Minh quen gọi là các chị Betania, một chi nhánh chuyên giúp những cô gái sa cơ và những ai nghiện ngập.  Với sự cảm thông, khích lệ và khuyên răn của các nữ tu, Nancy đã hoán cải.  Sauk hi mãn hạn tù cô đã xin gia nhập Dòng và trở thành một nữ tu đạo hạnh, tốt lành.

Tạ ơn Thiên Chúa nhân hậu và tốt lành, Chúa không dựng nên chúng ta để bị hư đi nhưng để nên trọn lành như Ngài.  Thời gian, cơ hội và Ơn thánh đã biến đổi biết bao tội nhân thành Thánh nhân.  Với ước mong chúng ta đừng để những cơ hội đó qua đi, kẻo sau này hối tiếc vì phụ lòng thương xót của Ngài.

Lm. Luy Hữu Độ, CRM

LÒNG CHÚA CAO CẢ HƠN LÒNG CHÚNG TA

Lm Antôn M. Nguyễn Văn Độ

Suy niệm Chúa nhật XVI thường niên – năm A

(Mt 13, 24 – 43)

Tất cả chúng ta đều cần đến lòng nhân từ, thương xót và thứ tha thứ của Thiên Chúa, nhất là xin Ngài loại trừ sự dữ, sự tội và sự chết, nhất là kẻ xấu ra khỏi chúng ta. Nhưng lòng Chúa cao cả hơn lòng chúng ta.

Với dụ ngôn tự sự “Người Gieo Giống” Chúa nhật tuần trước phác họa hình ảnh Một Thiên Chúa là Cha nhân lành, hào phóng đối với nhân loại khi gieo chính Lời cứu độ là Chúa Giêsu, Con Một Ngài xuống trần gian. Ngài gieo không tiếc xót, không tính toán, không loại trừ, gieo cả nơi sỏi đá, gai góc, cả lối mòn cũng không bị lãng quên. Thiên Chúa gieo vãi khắp nơi không biết mệt mỏi, bất kể ngày đêm, dù có nhiều người thờ ơ, từ chối và ít người đón nhận, nhưng Thiên Chúa vẫn cứ gieo, gieo trên người công chính cũng như kẻ bất lương.

Với dụ ngôn “Cỏ Lùng”. Chúa Giêsu mạc khải cho các môn đệ cũng như dân chúng về lòng nhân từ của Thiên Chúa đối với thế nhân có đủ hạng người, lành cũng như dữ. Đôi lúc thấy, sự dữ, kẻ dữ lấn án người lành, và cũng dễ thấy, người lành thánh ao ước có được một thiên đàng ngay trên trần thế, nên muốn Thiên Chúa diệt sạch kẻ ác ra khỏi thế gian. Lời thân thưa và tiếp đến là lời cầu xin của người đầy tớ với ông chủ trong dụ ngôn là một bằng chứng : “Thưa ông, thế ông đã không gieo giống tốt trong ruống ông sao ? Vậy cỏ lùng từ đâu mà có? ” (Mt 13, 27) Nhiều người hôm nay vẫn hỏi Chúa : Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên mọi sự trong đó có con người, và Ngài đã chẳng thấy mọi sự đều tốt đẹp đó sao ? Vậy, sự dữ, người gian ác do đâu mà có ? Và họ khơi lên ước muốn trừng phạt : “nếu ông bằng lòng, chúng tôi xin đi nhổ cỏ” (Mt 13, 28).

Cỏ lùng” tiếng Do Thái, có gốc từ chữ “Satan” và nói đến việc chia rẽ. Tất cả chúng ta đều biết rằng quỷ dữ là người gieo cỏ lùng: luôn tìm cách gây chia rẽ con người với nhau, chia rẽ trong gia đình, hội đoàn, giáo họ, giáo xứ, quốc gia và dân tộc. Những người đầy tớ muốn nhổ cỏ xấu đi ngay lập tức, nhưng ông chủ ngăn cản vì sợ rằng khi nhổ cỏ lùng thì nhổ nhầm cả lúa. Bởi cỏ lùng, khi lớn lên, trông rất giống lúa tốt, nên dễ gây nhầm lẫn. Quỷ Dữ đến trong đêm để gieo cỏ lùng, trong đêm tối, trong sự hỗn loạn… Nơi đâu không có ánh sáng, quỷ sẽ đến để gieo cỏ lùng. Kẻ thù này rất tinh khôn: hắn gieo sự xấu vào giữa điều tốt, để chúng ta không thể nào tách biệt rõ ràng, nhưng Thiên Chúa sẽ làm điều đó.

Ông chủ trong dụ ngôn thật nhân hậu tuyệt vời, ông thận trọng thẳng thừng nói: “Không được, kẻo khi nhổ cỏ lùng, các anh lại nhổ luôn cả lúa chăng. Hãy cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt. Và đến mùa, ta sẽ dặn thợ gặt: “Các anh hãy nhổ cỏ lùng trước, rồi bó lại từng bó mà đốt đi, sau mới thu lúa lại chất vào lẫm cho ta” (Mt 13, 29-30).

Thiên Chúa của chúng ta là một người cha đầy lòng trắc ẩn, “Vì là chủ sức mạnh, nên Chúa xét xử hiền lành, Chúa thống trị chúng ta với đầy lòng khoan dung” (Kn 12, 16). Ngài luôn chờ đợi và chờ đợi với con tim rộng mở để đón chào, và tha thứ cho người có tội, kẻ gian ác muốn ăn năn. Ngài luôn tha thứ, nếu đến với Ngài… Chúa dạy : “ Người công chính phải ăn ở nhân đạo, và Người làm cho con cái Người đầy hy vọng rằng: Người ban cho kẻ tội lỗi ơn ăn năn sám hối” (Kn 12, 19).

Thái độ của Thiên Chúa giúp chúng ta hiểu rằng sự dữ không phải là điểm đầu và điểm kết. Có cái gì đó hơn thế nữa: nhờ niềm hy vọng đầy tình thương mến của Thiên Chúa mà chính cỏ lùng, là những con tim xấu xa, ngập tràn tội lỗi có thể trở nên hạt giống tốt. Vì lòng trắc ẩn không phải là làm ngơ trước sự xấu; hay là lẫn lộn giữa tốt và xấu!

Trước cỏ lùng đang hiện diện trên thế giới, cụ thể hơn, sống chung với kẻ vô đạo, kẻ gian ác, chống lại sự thiện, người môn đệ Chúa được mời gọi bắt chước Chúa, hy vọng với niềm tin vào chiến thắng chung cuộc của sự Thiện, là chính Thiên Chúa.

Thật vậy, chỉ trên mặt đất này mới có chỗ cho lúa và cỏ lùng mọc lên, chỉ trong cuộc sống nhân trần mới có bột cần chất men, nên ở trên Thiên Đàng, chỉ có Thiên Chúa là tất cả mọi sự trong mọi người.

Thánh Augustinô quan niệm : “Chính Giáo Hội là một cánh đồng có lúa và cỏ lùng, có kẻ xấu và người tốt đều chung sống với nhau, là nơi để chúng ta bắt chước gương nhẫn nại của Chúa. Những kẻ dữ hiện hữu trong thế gian này hoặc là để được cải hóa hay là nhờ họ mà những kẻ lành có thể luyện tập đức nhẫn nại”.

Vì thế, trước sự hiện hữu của cái ác, thái độ của các môn đệ Chúa Kitô là gì nếu không phải là kiên nhẫn với sự hiện hữu của cái ác trên thế giới.

Việc cần làm là tích cực gieo quanh chúng ta thật nhiều hạt tốt và gìn giữ chúng cho đến mùa thu hoạch như là (cầu nguyện, tĩnh tâm, việc lành phúc đức, giúp đỡ tha nhân…)

Tiếp đến là phải hành động với sự khôn ngoan, thận trọng khi đối đầu với sự ác, đồng thời cầu xin Chúa Thánh Thần giúp sức cho, vì: “Thánh Thần nâng đỡ sự yếu hèn của chúng ta”(Rm 8, 26).

Sau cùng, cần phải vững tin, hy vọng và sống bác ái; nghĩa là chinh phục cái ác bằng việc làm tốt, theo lời khuyên của thánh Tông đồ Phaolô: “Chớ để sự dữ thắng được ngươi, nhưng hãy lấy lành mà thắng dữ” (Rm 12, 21).

Tab 3 content place

 

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*