Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the gd-system-plugin domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /var/www/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the google-document-embedder domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /var/www/wp-includes/functions.php on line 6114
Chúa nhật 33 thường niên, năm C – TỈNH DÒNG ĐỒNG CÔNG HOA KỲ

  • Kiên trì đón chờ Chúa lại đến-Lm Đan Vinh
  • Ngày sẽ đến-Lm Việt Hùng
  • Trung thành và bình an-Lm Nguyễn Văn Độ
  • Mạt thế-AM Trần Bình An
  • Giữ linh hồn-Lm Bùi Quang Tuấn
  • Phán xét người lành kẻ dữ-Lm. Hồng Phúc, CSsR
  • Danh nghĩa-Trầm Thiên Thu
  • Title 2
  • Title 3

KIÊN TRÌ ĐÓN CHỜ CHÚA LẠI ĐẾN

Lm Đan Vinh

HIỆP SỐNG TIN MỪNG

CHÚA NHẬT 33 THƯỜNG NIÊN C

Ml 3,19-20a ; 2Tx 3,7-12 ; Lc 21,5-19.

KIÊN TRÌ ĐÓN CHỜ CHÚA LẠI ĐẾN

I.HỌC LỜI CHÚA

  1. TIN MỪNG: Lc 21,5-19

(5) Nhân có mấy người nói về Đền thờ được trang hoàng những viên đá đẹp và những đồ dâng cúng, Đức Giêsu bảo: (6) “Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó sẽ có ngày bị tàn phá hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào”. (7) Họ hỏi Người: “Thưa Thầy, vậy bao giờ các sự việc đó sẽ xảy ra, và khi sắp xảy ra thì có điềm gì báo trước?” (8) Đức Giêsu đáp: “Anh em hãy coi chừng kẻo bị lừa gạt. Vì sẽ có nhiều người mạo danh Thầy đến nói rằng: “Chính Ta đây, và thời kỳ đã đến gần”. Anh em chớ có theo họ. (9) Khi anh em nghe có chiến tranh loạn lạc, thì đừng sợ hãi. Vì những việc đó phải xảy ra trước. Nhưng chưa phải là chung cục ngay đâu”. (10) Rồi Người nói tiếp: “Dân này sẽ nổi dậy chống dân kia, nước này chống nước nọ. (11) Sẽ có những trận động đất lớn, và nhiều nơi sẽ có ôn dịch và đói kém. Sẽ có những hiện tượng kinh khủng và điềm lạ lớn lao từ trời xuất hiện”. (12) Nhưng trước khi tất cả các sự ấy xảy ra, thì người ta sẽ tra tay bắt và ngược đãi anh em, nộp cho các hội đường và nhà tù, và điệu đến trước mặt vua chúa quan quyền vì danh Thầy. (13) Đó sẽ là cơ hội để anh em làm chứng cho Thầy. (14) Vậy anh em hãy ghi lòng tạc dạ điều này, là anh em đừng lo nghĩ phải bào chữa cách nào. (15) Vì chính Thầy sẽ cho anh em ăn nói thật khôn ngoan, khiến tất cả địch thủ của anh em không tài nào chống chọi hay cãi lại được”. (16) Anh em sẽ bị chính cha mẹ, anh chị em, bà con và bạn hữu bắt nộp. Họ sẽ giết một số người trong anh em. (17) Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. (18) Nhưng dù một sợi tóc trên đầu anh em cũng không bị mất đâu. (19) Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình.

  1. Ý CHÍNH: Bài Tin mừng hôm nay mở đầu “diễn từ chung luận” (x. Lc 21,5-36). Trọng tâm của bài Tin Mừng hôm nay là Đức Giêsu loan báo việc đền thờ Giêrusalem sẽ bị phá hủy và liên kết với việc tàn phá đền thờ, Đức Giêsu đề cập đến ngày tận thế. Trong khi chờ  đợi “Ngày của Chúa” tức là ngày Chúa đến lần thứ hai, các tín hữu sẽ phải trải qua nhiều gian nan thử thách, phải qua một thời kỳ bị bách hại. Nhưng họ đừng sợ, hãy cứ kiên trì vì sự bách hại sẽ là một cơ hội để họ làm chứng cho Tin Mừng. Chính Chúa sẽ giúp họ chiến thắng với điều kiện họ phải luôn kiên trì giữ vững đức tin và trung thành với Chúa đến cùng.
  2. CHÚ THÍCH:

– C 5-7: + Có mấy người nói về Đền thờ được trang hoàng những viên đá đẹp và những đồ dâng cúng: Đền thờ nói đây đã được vua Hêrôđê Cả trùng tu vào năm 19 trước Công nguyên và bốn mươi sáu năm sau mới hoàn thành (x. Ga 2,20). Vì Đền thờ vừa được xây xong nên rất đẹp. +Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó, sẽ có ngày bị tàn phá hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào”: Nhiều ngôn sứ đã tiên báo Đền thờ thứ nhất sẽ bị tàn phá (x. Mk, Gr, Ed), tượng trưng cho Giao ước sẽ bị phá hủy, vì dân Do thái đã bất trung với Giao ước ấy. Hôm nay Đức Giêsu lại tiên báo Đền thờ mới này cũng sẽ trở nên hoang tàn vì tội của dân Ít-ra-en đã từ chối Đấng Thiên Sai. Lời tuyên bố này về sau sẽ trở thành lý do khiến Đức Giêsu bị kết án (x. Mt 26,61). Tuy nhiên lời tiên báo này đã được ứng nghiệm vào năm 70 sau Công Nguyên, khi Đền thờ bị quân Rôma đốt cháy và đã sụp đổ bình địa. +Vậy bao giờ các sự việc đó sẽ xảy ra, và khi sắp xảy ra, thì có điềm gì báo trước?”: Nghe Đức Giêsu tiên báo về sự sụp đổ của Đền Thờ, mọi người đều sợ hãi. Họ muốn biết đích xác ngày giờ xảy ra cùng những điềm báo trước để chuẩn bị.

– C 8-9: + Đức Giêsu đáp: Anh em hãy coi chừng…: Đức Giêsu không trả lời trực tiếp câu hỏi về thời gian và dấu chỉ tiên báo Đền Thờ sắp bị phá hủy, nhưng dựa vào đó Người mặc khải về ngày tận thế sẽ xảy ra giống như vậy. + Khi anh em nghe có chiến tranh loạn lạc thì đừng sợ hãi, vì những việc đó xảy ra trước, nhưng chưa phải là chung cục ngay đâu: Đức Giêsu cảnh giác các môn đệ là đừng tưởng chiến tranh loạn lạc là dấu chỉ của ngày tận thế. Những điều đó sẽ xảy ra, nhưng chưa phải là dấu tiên báo ngày tận thế đã đến.

– C 10-11: + Dân này sẽ nổi dậy chống dân kia…: Chiến tranh và những thiên tai như động đất, ôn dịch, đói kém, cùng những điềm lạ trên trời cũng không phải là những dấu chỉ của ngày tận thế, vì nó luôn xảy ra và hầu như thời nào cũng có. Nó chỉ cho thấy vũ trụ này sẽ không tồn tại mãi mãi.

– C 12-15: + Người ta sẽ tra tay bắt và ngược đãi anh em….: Đức Giêsu tiên báo về một thời kỳ lịch sử, trong đó các môn đệ phải chu tòan sứ mệnh làm chứng cho Người giữa những cơn bách hại. Nhưng như Đức Kitô phải chịu khổ hình rồi mới vào vinh quang (x. Lc 24,26), thì các môn đệ cũng phải trải qua thử thách giống như Thầy mình. + Nộp cho các hội đường và nhà tù: Tại mỗi hội đường địa phương đều có nơi dành riêng cho việc xét xử và phạt tù các tội nhân vi phạm các tội thông thường về tôn giáo. Còn các tội nghiêm trọng sẽ được xét xử trước Thượng Hội Đồng tại thủ đô Giêrusalem. + Đó sẽ là cơ hội để anh em làm chứng cho Thầy: Trong Tin mừng Luca, việc làm chứng cho Đức Giêsu là sứ mệnh của Nhóm Mười Hai (x. Lc 24,48) và của Phaolô (x. Cv 22,15). Làm chứng là công bố Đức Giêsu đã chết, đã sống lại và được đặt làm “Chúa”. Sau này làm chứng còn có nghĩa là tử vì đạo. + Vì chính Thầy sẽ cho anh em ăn nói thật khôn ngoan: Đức Giêsu hứa chính Người sẽ trợ giúp các chứng nhân của Người (x. Ga 14,21), và sẽ sai Thánh Thần đến giúp đỡ các ông (Lc 12,11-12).

– C 16-19: + Anh em sẽ bị chính cha mẹ, anh chị em… bắt nộp: Sự thử thách của các tín hữu xảy ra từ gia đình, nơi được coi là an toàn nhất. + Họ sẽ giết một số người trong anh em: Một số tín hữu sẽ bị giết, một số khác sẽ bị bắt bớ (x. Lc 11,49). + Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét: Kiểu nói bị mọi người thù ghét không có ý nói theo nghĩa tuyệt đối là hết mọi người, nhưng chỉ muôn nói là: Những kẻ chối bỏ Thiên Chúa sẽ thù ghét các môn đệ Đức Giêsu. + Nhưng dù một sợi tóc trên đầu anh em cũng không bị mất đâu: Đây là lời động viên các tín hữu hãy can đảm và tín thác mọi sự trong tay Chúa quan phòng. + Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình: Trong bất cứ cơn thử thách nào, nếu biết kiên trì, trung thành với đức tin thì chắc chắn các tín hữu sẽ được vào Nước Thiên Chúa (x. Cv 14,22).

  1. CÂU HỎI: 1) Như các ngôn sứ xưa, Đức Giêsu đã tiên báo thế nào về số phận của Đền thờ Giêrusalem? Tai họa của Đền thờ tượng trưng cho điều gì sau này ? 2) Theo Đức Giêsu thì chiến tranh lọan lạc và các điềm lạ cả thể trên trời có phải là dấu hiệu của ngày tận thế đã đến hay chưa? 3) Đức Giêsu tiên báo về số phận của các tín hữu sẽ như thế nào? 4) Người dạy họ phải có thái độ ra sao khi bị bách hại?
  2. SỐNG LỜI CHÚA
  3. LỜI CHÚA: “Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình” (Lc 21,19).
  4. CÂU CHUYỆN:

1) LỊCH SỬ CỦA ĐỀN THỜ VÀ THÀNH THÁNH GIÊRUSALEM:

Đền thờ Giêrusalem là một công trình nguy nga tráng lệ. Nó được xây dựng kéo dài suốt 46 năm. Đền thờ này là ngôi đền thứ ba được vua Hêrôđê Cả xxay dựng. Đền thờ được trang hoàng bằng những phiến đá tốt và nhiều lễ vật quý giá, với các cột và đồ gỗ chạm khắc, rèm thêu, sơn sơn thiếp vàng.

Việc xây dựng đền thờ trải qua ba thời kỳ: Đền thờ do vua Salomon xây cất đã bị quân Can-đê phá hủy cùng với thành Giêrusalem vào năm 587 trước Công Nguyên. Sau đó được vua Zorobabel khởi công xây lại đền thờ vào năm 525 trước CN, với sự cổ võ của tiên tri Dakaria và Agiê, nhưng lại bị quân Rôma làm hư hại. Rồi vua Herodê cả đã cho sửa lại vào năm 17. Khi Đức Giêsu đi rao giảng Tin Mừng, Đền Thờ thứ ba này đang được trùng tu và hoàn thành vào năm 64 sau Công nguyên. Đến năm 70, khi dân Do thái nổi loạn, viên tướng La mã là Titô đã đem đại quân đến vây hãm thành Giêrusalem. Ông ra lệnh không được đốt phá, nhưng một quân nhân trong lúc say men chiến thắng đã cầm bó đuốc đang cháy ném vào gian thánh Đền thờ, lửa bốc cháy lên màn che gian thánh và cháy lan ra toàn thể ngôi đền. Sau khi đám cháy tàn lụi, Titô ra lệnh phá huỷ toàn thể thành phố và Đền thờ Giêrusalem. Thật như lời Đức Giêsu tiên báo trong Tin Mừng hôm nay: “Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó, sẽ có ngày bị tàn phá hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào”.

Hiện nay thành Giêrusalem chỉ còn trơ lại một bức tường thành cổ mà dân Do thái thường đến cầu nguyện than khóc, gọi là “bức tường than khóc”.

2) VỀ SỰ KIÊN TRÌ CHỊU ĐỰNG CỦA CON NGƯỜI:

ANNE FRANK là một cô gái người Do Thái tuổi mười ba, sống ở Amsterdam trong những năm đầu của chiến tranh Thế giới II. Khi quân Đức quốc xã săn lùng người Do Thái, cô và gia đình đều phải trốn tránh. Gia đình cô gồm bảy người, đã phải ẩn núp trong một tầng gác sát mái nhà trong thời gian hai năm liền. Ở đó, cô và gia đình đã hồi hộp chờ đợi từng ngày trong nỗi sợ hãi sẽ đến lúc bọn mật vụ Đức khám phá ra. Sau cùng cô và gia đình đã bị bắt đến trại tập trung.

Tại trại tập trung, Anne đã phải chứng kiến biết bao cảnh khổ, cô đã thấy rất nhiều người vì quá khổ mà trở thành mất nhân phẩm, mất lý tưởng, mất đức tin. Chính cô cũng khổ và nhiều lần hoang mang tự hỏi: có công lý thật không, có Thiên Chúa không? Nhưng sau những lúc giao động ấy, cô cương quyết giữ vững niềm tin của mình: cô tin rằng dù biểu hiện bên ngoài của con người có gian ác thế nào đi nữa thì trong thâm tâm con người vẫn tốt; dù hiện tại có xấu xa đến đâu đi nữa nhưng cuối cùng sự thiện sẽ chiến thắng sự ác; dù hiện nay xem ra Thiên Chúa vắng mặt, nhưng chính Thiên Chúa sẽ là người có tiếng nói cuối cùng. Những suy nghĩ ấy được cô ghi lại trong một quyển nhật ký.

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, quyển “Nhật ký Anne Frank” đã được xuất bản, được dịch ra rất nhiều thứ tiếng, và nổi tiếng khắp thế giới.

3) VĨNH CỬU SẼ CHIẾN THẮNG THỜI GIAN:

Một hôm vua Ai cập đang đứng chiêm ngưỡng những công trình mà ông cho xây dựng tại thành phố Eliôpôli, bỗng có một cụ già râu tóc bạc phơ không biết từ đâu tới đã có giọng cười ngạo nghễ và lên tiếng thách thức nhà vua:

– Hãy bỏ lại tất cả và cút đi!

Nhà vua giận tím gan, nhưng ông ta đã nén giận và hỏi:

– Hỡi lão già kia, ngươi là ai mà dám ra lệnh cho ta cách hỗn xược như thế? Không lẽ ngươi lại quyền thế hơn cả ta?

Ông lão quả quyết:

– Đúng thế! Vì ta lchính à Thời Gian.

Nghe đến tên Thời Gian, vua Ai cập tái mặt, té nhào khỏi ngai vàng và chết. Cùng với ông, cả đế quốc Ai cập cũng sụp đổ theo.

Lão già Thời Gian cũng rảo qua khắp các đế quốc trên địa cầu. Lão đi đến đâu, các đế quốc đều rơi xuống như sung rụng.

Nhưng đến ngày kia, người ta bỗng thấy xuất hiện, tại đồi Vatican một cụ già khác. Bấy giờ lão già Thời Gian đến trước thành Vatican gầm lớn cùng một giọng điệu vô cùng hách dịch:

– Ta là Thời Gian đây!

Tiếng gầm thét đó làm rung chuyển cả trái đất, nhưng lại không làm cho cụ già trên đồi Vatican mảy may lo sợ. Cụ bình tĩnh đáp:

– Còn ta, ta chính là Vĩnh Cửu! Xuyên qua các thế hệ ta phải đại diện cho lòng chung thủy của Thiên Chúa đối với con người.

4) MỌI SỰ CHÚA ĐỂ XẢY RA ĐỀU HỮU ÍCH CHO PHẦN RỖI CỦA CHÚNG TA:

Một người kia có đức tin luôn tin thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Trong bất cứ hoàn cảnh nào dù may hay rủi, anh ta cũng đều cầu nguyện với Chúa: “Lạy Chúa, con tạ ơn Chúa về điều Chúa mới cho xảy ra với con, vì con tin rằng điều đó sẽ hữu ích cho phần rỗi đời đời của con”.

Một hôm, anh ta mua vé tàu sang nước Anh. Sáng hôm ấy vì thức dậy trễ, nên anh vội leo lên tắc-xi yêu cầu tài xế lái thật nhanh đến bến tàu cho kịp giờ tàu chạy. Nhưng khi xe chở anh tới bến cảng thì cũng là lúc con tàu bắt đầu nhổ neo khởi hành. Anh vội chạy ra ngoài bến cảng và hét gọi thật to, vẫy tay ra hiệu cho con tàu mau dừng lại. Nhưng dường như thuyền trưởng không nhìn thấy anh ta và con tàu vẫn từ từ rời khỏi bến cảng tiến ra khơi. Trong lúc chạy theo con tàu, chẳng may anh bị vấp chân vào một mấu sắt trồi lên ở cầu tàu và bị té ngã xuống đường. Chiếc va-li nặng đang cầm trên tay đè lên làm gẫy một chân phải của anh. Mọi người gần đó chạy đến giúp đỡ và chở anh đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu. Sau khi hồi tỉnh và được các phóng viên hỏi cảm thấy thế nào khi bị trễ tàu và bị tai nạn gẫy chân, thì anh lại trả lời rằng: “Tôi cảm tạ Chúa vì Người đã ban cho tôi bị trễ chuyến tàu này”. Họ lại hỏi: “Bị trễ tàu và gãy chân như thế mà là ơn lành của Thiên Chúa sao?” Anh ta trả lời: “Tôi không biết lý do tại sao, nhưng tôi tin rằng Chúa quan phòng biết rõ điều đó có ích cho phần rỗi đời đời của tôi. Đối với tôi, như thế đã là đủ lắm rồi!”.

Quả thật, chỉ mấy ngày sau, báo chí đã đồng loạt đăng lên trang nhất tin một con tàu rời bến cảng vào đúng buổi sáng ngày anh bị trễ tàu, và sau đó đã đụng phải đá ngầm ở ngòai khơi bị chìm khiến tất cả hành khách đi trên con tàu ấy đều bị chết chìm ! Bấy giờ anh chàng bị què chân kia lại càng thêm xác tín: chính Chúa quan phòng đã thương gìn giữ anh tránh được một cái chết thê thảm, bằng cách để anh bị trễ tàu và còn để anh bị té gẫy chân nữa.

Qua câu chuyện trên, chúng ta có thể rút ra bài học này là: “Thiên Chúa có thể rút từ sự dữ ra sự lành” cho những ai biết cậy trông tín thác cuộc sống trong tình thương của Ngài.

  1. SUY NIỆM:

Tin mừng Chúa Nhật hôm nay ghi lại lời Đức Giêsu tiên báo về sự hủy diệt Đền thờ Giêrusalem. Đây cũng là dịp để chúng ta suy nghĩ về giờ chết của mỗi người chúng ta và về ngày tận thế chung của toàn thể nhân loại. Đồng thời chúng ta biết nên làm gì để chuẩn bị cho ngày ấy chắc chắn sẽ đến.

1) TIÊN BÁO VỀ ĐỀN THỜ BỊ PHÁ HỦY VÀ NHỮNG ĐIỀM BÁO TRƯỚC:

Tin mừng Luca ghi lại lời Đức Giêsu tiên báo về sự hủy diệt của Đền thờ Giêrusalem như sau: “Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó sẽ có ngày bị tàn phá hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào” (Lc 21,6).

Nghe Đức Giêsu tiên báo về sự sụp đổ của Đền Thờ như vậy, mọi người đều kinh hãi và muốn biết rõ hơn về thời gian và dấu chỉ báo trước biến cố ấy. Đức Giêsu đã cho biết một số điềm báo về ngày này, ám chỉ ngày tận thế của nhân loại. Bấy giờ Người sẽ tái lâm trong vinh quang để phán xét chung nhân loại như sau:

-Sẽ có nhiều người mạo danh Người đến nói rằng: “Chính Ta đây, và thời kỳ đã đến gần”.

-Sẽ có chiến tranh loạn lạc: Dân này nổi dậy chống dân kia, nước này chống nước nọ.

-Sẽ có những trận động đất lớn, và nhiều nơi có ôn dịch và đói kém.

-Sẽ có những hiện tượng kinh khủng và điềm lạ lớn lao từ trời xuất hiện.

-Nhưng trước khi các sự ấy xảy ra, các tín hữu sẽ trải qua thời kỳ bị bắt bớ ngược đãi, bị nộp cho các hội đường và nhà tù, bị điệu đến trước mặt vua chúa quan quyền vì danh Đức Giêsu.

2) PHẢI ỨNG PHÓ THẾ NÀO ?:

-Kiên trì và đừng nản chí: Đức Giêsu đã khích lệ các môn đệ như sau: ”Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình” (Lc 21,19). Kiên trì là dù gặp phải các gian truân thử thách, cũng không được chùn bước, không nản chí bỏ cuộc, nhưng phải luôn giữ vững đức tin và quyết tâm đi theo con đường của Đức Giêsu là: “Qua đau khổ vào trong vinh quang” (x. Lc 18,32). Cụ thể là “Từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” (Lc 9,23).

-Làm chứng cho Chúa bằng lòng tín thác cậy trông:

Đối với Đức Giêsu, bách hại và thử thách không đáng sợ, nhưng chính là cơ hội để các môn đệ “làm chứng” cho Chúa, dù phải chịu thử thách đau khổ kể cả sự chết, như thánh Phaolô đã quả quyết như sau: “Tôi tin chắc rằng: Cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, chiều cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta” (Rm 8,38-39).

Đây cũng là thời gian thuận tiện để các tín hữu chúng ta làm chứng đức tin về sự hiện hữu của một thế giới mới đầy ánh sáng và tình thương, trong đó mọi người đều tin thờ một Thiên Chúa là Cha và đối xử với nhau như anh chị em trong đại gia đình của Thiên Chúa. Thế giới ấy bắt đầu từ Hội Thánh hôm nay và sẽ biến thành “Trời Mới Đất Mới” là thiên đàng mai sau (x. Kh 21,1-4).

3) CHUẨN BỊ THẾ NÀO ĐÓN CHÚA ĐẾN TRONG GIỜ CHẾT VÀ NGÀY TẬN THẾ:

– Đừng sợ hãi lo lắng trước cái chết: Đức Giêsu dạy các môn đệ “Đừng sợ !” không có nghĩa không được sợ, nhưng phải biết làm chủ cảm giác sợ ấy và chiến thắng nó như Đức Giêsu trong vườn Cây Dầu: tuy lo sợ đổ mồ hôi máu khi đối diện với cái chết đang tới gần (x. Lc 22,44), nhưng Người đã can đảm thưa với Chúa Cha: “Đừng theo ý con mà xin vâng ý Cha” (Mt 26,38-39).

– Cần chu toàn việc bổn phận: Thời thánh Phaolô có nhiều tín hữu ở Thê-sa-lô-ni-ca tưởng lầm ngày tận thế đã đến gần, nên bỏ bê công việc làm ăn rồi chỉ biết ăn bám vào người khác. Ngài đã cảnh cáo họ như sau: ”Khi còn ở với anh em, chúng tôi đã chỉ thị cho anh em: Ai không chịu làm thì cũng đừng ăn! Thế mà chúng tôi nghe nói: trong anh em có một số người sống vô kỷ luật, chẳng làm việc gì, mà việc gì cũng xen vào. Nhân danh Chúa Giêsu Kitô, chúng tôi truyền dạy và khuyên nhủ những người ấy hãy ở yên mà làm việc, để có của nuôi thân“ (2 Ts 3,10-13). Cũng vậy, trong khi chờ đợi giờ Chúa đến, mỗi người chúng ta cần phải chu toàn các việc bổn phận của mình. Phải luôn kiên trì giữ vững đức tin dù gặp phải bất cứ khó khăn ngược đãi nào để được hưởng ơn cứu độ như lời Chúa: ”Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình” (Lc 21,19).

– Dọn mình chết lành: Hiện nay có nhiều người sống như không bao giơ phải chết. Họ không biết mình sống để làm gì và không biết chết rồi sẽ ra sao? Do đó, họ chỉ lo hưởng thụ các đam mê lạc thú bất chính và không làm gì để chuẩn bị cho đời sau. Còn các tín hữu hôm nay cần ý thức về ngày giờ chết của mình để chuẩn bị chết lành, bằng việc thực hiện những việc như sau: Thanh toán nợ nần sòng phẳng, hồi tâm sám hối mỗi tối và năng lãnh bí tích Hòa giải, dọn mình dự lễ rước lễ mỗi ngày. Thực hành các việc bác ái cụ thể như kinh “Thương Người có mười bốn mối” và “Kinh Hòa Bình” (của thánh Phan-xi-cô) đề ra. Ngoài ra còn phải chu toàn công việc bổn phận như: học tập, nội trợ, lao động trí óc chân tay… Làm được như vậy thì khi giờ chết đến gần, chúng ta sẽ  không cảm thấy bồn chồn lo lắng, nhưng sẽ vui mừng chờ đón Chúa đến trong niềm tin tưởng cậy trông sẽ được Người thương đón nhận vào hưởng hạnh phúc Nước Trời đời sau.

  1. THẢO LUẬN: 1) Câu chuyện bị trễ tàu và thoát chết cho thấy đức tin của nhân vật chính thế nào ? 2) Đã bao giờ bạn gặp hoàn cảnh “rủi biến thành may” như anh chàng này chưa ? 3) Bạn quyết tâm làm gì để chuẩn bị giờ chết bất ngờ có thể đến với bạn ?
  2. NGUYỆN CẦU

LẠY CHÚA GIÊSU. Chính tiền tài, danh vọng, quyền lực và những đam mê lạc thú bất chính làm cho tâm hồn chúng con luôn cảm thấy bất an. Xin cho chúng con biết sáng suốt xác định cùng đích đời mình là Nước Trời đời sau. Xin cho chúng con biết luôn chu toàn các việc bổn phận và sẵn sàng đón Chúa đến bất cứ lúc nào trong giờ chết để xứng đáng nhận được ơn cứu độ của Chúa.

  1. X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON

LM ĐAN VINH – HHTM

NGÀY SẼ ĐẾN

Lm Việt Hùng

 

CHÚA NHẬT 33 THƯỜNG NIÊN. C

(Luca 21: 5-19)

 

NGÀY SẼ ĐẾN

Trầm trồ khen ngợi đền thờ,

Trang hoàng đá quí, không ngờ phá tan.

Giê-su báo trước ngày tàn,

Đá tường bình địa, kêu than thấu trời.

Chừng nào biến cố tới nơi?

Dấu nào nhận biết, những lời Thầy đây.

Coi chừng lừa dối bao vây,

Mạo danh Chúa đến, để gây ưu phiền.

Chiến tranh loạn lạc mọi miền,

Các con đừng sợ, thiên nhiên chuyển vần.

Xảy ra động đất xa gần,

Trên trời điềm lạ, từng phần xảy ra.

Mọi nơi ôn dịch mưa sa,

Con người đói khát, sa đà chiến tranh.

Ngục tù bắt bớ tranh dành,

Hội đường cấm cách, phạm danh Chúa Trời.

Quan quyền uy hiếp người đời,

Chứng nhân sự thật, gọi mời hy sinh.

Cầu xin ân sủng Thánh Linh,

Khôn ngoan đối đáp, bình sinh an hòa.

Bước gần vào cuối năm Phụng vụ, Giáo Hội cho chúng ta nghe bài Phúc âm về những sự sẽ xảy ra ngày cuối đời. Chúa Giêsu tiên báo về ngày sụp đổ của Thành Thánh Giêrusalem. Chúa phán rằng: Những gì các con nhìn ngắm đây, sau này sẽ đến ngày không còn hòn đá nào mà chẳng bị tàn phá. Thành Giêrusalem đã bị phá đổ và cháy rụi vào năm 70 sau Công Nguyên. Nhiều người đương thời muốn biết dấu chỉ để nhận ra ngày đó. Chúa chỉ nhắc nhở: Các con hãy ý tứ kẻo bị người ta lừa dối.

Tòa Soạn tờ báo Tiếng Chuông, tại New Jersey, có một bài viết về Ngày tận thế đã được khẳng định. Họ là những chuyên viên Kinh Thánh và Mục sư, học giả cho rằng ngày tận thế sẽ là ngày 31 tháng 12 năm 1999. Đây không phải là lần đầu tiên người ta tiên báo về ngày tận thế. Ngày đó đã qua hơn 15 năm vẫn chưa thấy gì xảy ra. Chúng ta đã nghe biết bao lời sấm, tiên báo về ngày cùng tận nhưng thời gian vẫn cứ trôi và trái đất vẫn xoay tròn tiếp tục. Vậy ngày tận thế bao giờ sẽ đến? Câu hỏi lôi cuốn rất nhiều người muốn tò mò tìm xem để biết về tương lai. Ngày đó chắc chắn sẽ đến. Chúng ta không biết ngày nào và giờ nào. Chưa xảy ra nhưng sẽ xảy ra, ngày đó không ai biết trước.

Việc quan trọng mà Chúa muốn chúng ta là luôn ở trong tư thế sẵn sàng. Nếu chúng ta chuẩn bị tâm hồn và sẵn sàng thì ngày tận thế sẽ là ngày đang mong đợi để kết hợp với Chúa. Truyện kể:  Có một ông cụ ngoài 70 tuổi đang trên giường bệnh đau đớn chờ chết. Tâm hồn không được thanh thản, ông dằn vặt, lo lắng và không tâm sự được. Qua những cuộc viếng thăm và an ủi, ông đã lên tiếng phá vỡ bầu khí yên lặng, ông nói rằng: Ngày trước, khi tôi còn trẻ, tôi thường chơi ở cánh đồng gần giao lộ. Nơi đó có tấm bảng chỉ đường, tôi thường nghịch xoay các bảng chỉ đường làm biết bao nhiêu người đã bị lạc và nguy hiểm. Còn nhiều việc khác nữa, tôi đã làm gương mù, gương xấu cho con cháu qua cách sống của tôi, Giờ đây tôi hối hận. Không biết bao nhiêu người vì tôi mà đã bị lầm lạc trong cuộc sống.

Điều quan trọng không phải là ngày nào hay giờ nào tận thế đến, nhưng là chúng ta có sẵn sàng để đón Chúa đến hay không. Lạy Chúa, xin Chúa cho chúng con tỉnh thức và sẵn sàng để bất cứ khi nào Chúa đến, chúng con sẽ sẵn sàng cầm đèn cháy sáng trong tay chờ đợi Chúa.

THỨ HAI, TUẦN 33 THƯỜNG NIÊN

(Lc 18, 35-43).

MẮT SÁNG

Người mù nghe ngóng xôn xao,

Vệ đường hành khất, biết bao khổ sầu.

Đám đông liền hỏi đôi câu,

Chuyện gì xảy đến, ngõ hầu khấn van.

Giê-su Đức Chúa thương ban,

Anh liền kêu lớn, hỏi han thưa Thầy,

Xin Ngài thương xót con đây,

Bao năm mù tối, bao vây cuộc đời.

Cho con xem thấy đất trời,

Chúa Giê-su bảo, mắt thời mở ra.

Lòng tin cứu chữa người ta,

Mắt anh lập tức, ánh pha rạng ngời.

Khấu đầu ca tụng Chúa Trời,

Hồn trong mắt sáng, ngàn đời suy tôn.

Toàn dân kinh ngạc vọng đồn,

Quyền năng cao cả, kính tôn Vua Trời.

THỨ BA, TUẦN 33 THƯỜNG NIÊN

(Lc 19, 1-10).

THU THUẾ

Một người tên gọi Gia-kêu,

Làm nghề thu thuế, dám liều trèo cây.

Ông ta thủ lãnh bậc thầy,

Giầu sang phú quí, tiền đầy bạc dư.

Mong tìm xem Chúa nhân từ,

Chạy nhanh đến trước, ngắm từ cây sung.

Ngang qua Chúa ngó quanh vùng,

Thấy ông trên đó, hòa chung tâm tình.

Hôm nay Ta muốn độ sinh,

Ghé thăm lưu lại, thật tình cảm thông.

Bao ngày Chúa vẫn đợi trông,

Vui mừng đón tiếp, đám đông phàn nàn.

Sao Thầy đến trọ cửa quan,

Một người tội lỗi, lạm càn thuế thu.

Ông thưa con sẽ đền bù,

Nửa phần bố thí, gây thù xin tha.

THỨ TƯ, TUẦN 33 THƯỜNG NIÊN

(Lc 19, 11-28).

NÉN BẠC

Dụ ngôn Chúa dạy hôm nay,

Có người qúi tộc, tới ngày đi xa.

Phong vương cai trị dân ta,

Gọi mời tôi tớ, phân ra gia tài.

Chín người nén bạc miệt mài,

Ra công gắng sức, gấp hai tiền lời.

Mỗi người mỗi nén vào đời,

Tận tâm chịu khó, gọi mời lập công.

Vua khen đầy tớ thưởng công,

Quản cai thành thị, non sông góp phần.

Có người lười biếng nợ nần,

Dèm pha chống đối, đến gần kêu ca.

Là người hà khắc rầy la,

Không gieo đòi gặt, thật là oái oan.

Khốn thay những kẻ đa đoan,

Diệt trừ kẻ nghịch, lăng loàn xấu xa.

THỨ NĂM, TUẦN 33 THƯỜNG NIÊN

(Lc 19, 41-44).

THÀNH THÁNH

Thương Thành, Thầy khóc ủi an,

Giê-ru-sa-lém sẽ tàn,

Bây giờ lộng lẫy, ngập tràn vinh quang.

Mai ngày phá đổ tan hoang,

Hòa bình sứ điệp, không màng lắng nghe.

Mắt ngươi phủ kín bao che,

Chối từ Thiên Tử, vào bè chống nhau.

Vào ngày tai họa trước sau,

Quân thù đắp lũy, thương đau đổ dồn.

Vây ngươi siết chặt mồ chôn,

Phá tan bình địa, tiền môn chẳng còn.

Lòng người u uất héo hon,

Gia đình tan tác, bồ hòn đắng cay.

Không còn hòn đá xếp ngay,

Rụi tàn thiêu hủy, tới ngày khóc than.

Vì ngươi không nhận ân ban,

Con Người thăm viếng, chứa chan phúc lành.

THỨ SÁU, TUẦN 33 THƯỜNG NIÊN

(Lc 19, 45-48).

ĐỀN THỜ

Đền thờ Chúa ngự cao sang,

Là nơi cầu nguyện, khói nhang kính thờ.

Các người buôn bán đợi chờ,

Đổi trao súc vật, bạc cờ đỏ đen.

Gian tham lừa lật bon chen,

Đấu tranh cãi vã, hư hèn trí tâm.

Nhà Cha, trộm cắp, lỗi lầm,

Biến thành sào huyệt, âm thầm dối gian.

Chúa thường rao giảng diễn đàn,

Trong Đền giảng dậy, ơn ban chữa lành.

Các thầy Thượng Tế phàn nàn,

Hội đồng Kỳ Lão, làm càn tẩy chay.

Ghen tuông thù ghét trả vay,

Gây phiền ám hại, đợi ngày triệt tiêu.

Dân lành ngưỡng mộ tín điều,

Thành tâm tôn kính, huyền siêu ơn Trời.

THỨ BẢY, TUẦN 33 THƯỜNG NIÊN

(Lc 20, 27-40).

SỐNG LẠI

Các Thầy Sa-đốc không tin,

Chối từ sống lại, mải nhìn đời nay.

Truyện đời so sánh nơi này,

Lấy chồng gả vợ, phúc may sống đời.

Anh em nối dõi gọi mời,

Người anh lỡ chết, em thời gả theo.

Bảy người tiếp nối giá treo,

Cùng nhau một vợ, thể theo luật truyền.

Mọi người đều chết vô duyên,

Không con nối dõi, thề nguyền giống tông.

Một bà mà cưới bảy chồng,

Qua đời thiếu phụ, chẳng trông mong gì.

Tới ngày sống lại uy nghi,

Ai là chồng vợ, phụ tùy qua mau.

Con người sống lại đời sau.

Không còn chồng vợ, giống nhau Thiên Thần.

TRUNG THÀNH VÀ BÌNH AN

Lm Nguyễn Văn Độ

Trung Thành Và Bình An

Suy niệm Chúa nhật XXXIII – C

(Lc 21, 5 – 19)

Chu kỳ Năm Phụng vụ mở ra với ngày tháng dần trôi đang từ từ khép lại. Chúng ta đang ở Chúa nhật áp chót của năm, cũng như Chúa nhật cuối cùng của Năm Thánh Lòng Thương Xót. Nhưng tâm điểm vẫn là Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa nhập thể làm người, chịu chết và sống lại, lên trời và sẽ trở lại trong vinh quang như lời Người đã phán. Sống đời kitô hữu là sống niềm tin và hy vọng vào Chúa, nhất là trung thành với Đức tin đã lãnh nhận ngày chịu phép Rửa tội, chúng ta sẽ được bình an trong ngày Chúa đến.

Chúa nhật thứ XXXIII thường niên C làm chúng ta nhớ lại, khởi đầu Năm Phụng Vụ, Giáo hội đã kêu gọi con cái mình chuẩn bị tâm hồn đón Chúa Kitô đến lần thứ nhất mang ơn cứu độ là chính Người đến cho nhân loại. Chúa nhật hôm nay, Giáo hội lấy lại lời Chúa Giêsu báo trước về ngày giờ Chúa đến lần thứ hai, giúp chúng ta nghĩ về những thực tại mai hậu của con người là : sự chết, sự phán xét, thiên đàng và luyện ngục. Nhưng trước khi những việc ấy xảy ra thì sẽ có các tiên tri giả, nên lời Chúa mời gọi chúng ta cảnh giác và sống trong tỉnh thức cũng như hy vọng, nhất là bền đỗ đến cùng trong niềm tin cậy vào Chúa (x. Lc 21, 5 – 19).

Nghe đoạn Tin Mừng Luca (21, 5 – 19) hôm nay với những lời tiên báo của Chúa Giêsu như : Đền thờ Giêrusalem bị phá hủy, xuất hiện các tiên tri giả, các dân nước chống lại nhau, nạn ôn dịch xảy đến… Dĩ nhiên người ta hỏi Chúa: Khi nào thì điều ấy xảy ra? Ðâu là những dấu hiệu? Nhưng Chúa Giêsu chuyển sự chú ý của họ đối với những khía cạnh cụ thể bao giờ xảy ra, sẽ như thế nào, sang những vấn đề đích thực. Có hai vấn đề. Thứ nhất: là đừng để mình bị những tiên tri giả đánh lừa, và đừng để mình bị tê liệt vì sợ hãi. Thứ hai: sống thời gian chờ đợi như thời gian làm chứng và kiên trì. Và chúng ta đang ở trong thời gian chờ đợi Chúa đến.

Lời cảnh tỉnh xưa của Chúa Giêsu vẫn luôn có tính chất thời sự, kể cả đối với chúng ta là những người đang sống trong thế kỷ 21. Chúng ta cần phải phân định, đâu là tinh thần của Chúa và đâu là tinh thần của thần dữ. Ðúng vậy, ngày nay cũng có những cứu thế giả, toan tính thay thế Chúa Giêsu: thủ lãnh của thế gian này muốn thu hút về mình tâm trí của người khác, nhất là của những người trẻ. Chúa Giêsu cảnh giác chúng ta: “Các con đừng đi theo chúng!”.

Trong thực tế, những gì mà Chúa Giêsu tiên báo liên quan đến ngày tận thế đã, đang và chắc chắn sẽ xảy ra. Chẳng hạn gần với thời của Người là Đền Thánh Giêrusalem đã bị phá tan bình địa vào năm 70 sau đó như Người tuyên bố. Các biến cố khác như chiến tranh, giặc giã, đói khát, động đất, chết chóc, nước này nổi lên chống đối nước kia… đang không ngừng ập đến trong nhân loại từ nơi này đến nơi khác dưới mọi hình thức, rõ ràng nhất là sự tận cùng đời người của mỗi chúng ta. Hằng ngày có không biết bao nhiêu nhân mạng tan biến đi thành tro bụi trên trái đất này. Như thế, điều Chúa Giêsu tiên báo về ngày tận thế không phải là sự dọa nạt, nhưng thức tỉnh chúng ta, hướng chúng ta về cuộc sống an bình, hạnh phúc trong sự đợi chờ của niềm tin và lòng cậy trông vững vàng vào sự quan phòng và quyền năng Thiên Chúa.

Chúa nhắc nhở rằng : “Dù một sợi tóc trên đầu các con cũng sẽ chẳng hư mất” (Lc 21,18). Chúng ta hoàn toàn ở trong tay Thiên Chúa! Những nghịch cảnh chúng ta gặp vì đức tin và vì lòng gắn bó với Tin Mừng là những cơ hội để làm chứng tá; những nghịch cảnh ấy không làm chúng ta xa Chúa, nhưng thúc đẩy chúng ta càng phó thác vào Chúa, sức mạnh của Thánh Linh và ơn thánh của Ngài.

Lời Chúa nói đây : “Các con cứ bền đỗ đến cùng, các con sẽ giữ được linh hồn các con” (Lc 21,19). Những lời trên của Chúa Giêsu chứa chan niềm hy vọng. Lời ấy như tiếng mời gọi chúng ta sống hy vọng và kiên nhẫn, chờ đợi những thành quả của ơn cứu độ, tín thác nơi ý nghĩa sâu xa của cuộc sống và lịch sử: những thử thách và khó khăn là điều thuộc về một kế hoạch rộng lớn hơn; Chúa là chủ tể lịch sử, ngài hướng dẫn mọi sự đến chỗ viên mãn. Dầu có những xáo trộn và tai ương làm chao đảo thế giới, nhưng kế hoạch từ nhân và thương xót của Thiên Chúa sẽ viên mãn! Và đây là niềm hy vọng của chúng ta: tiến bước như thế trên con đường này, trong ý định của Thiên Chúa sẽ được hoàn thành. Ðó là niềm hy vọng của chúng ta.

Lạy Chúa, chúng con tin cậy vào Chúa, Lời Chúa là ngọn đèn soi cho chúng con bước, là Ánh Sáng chỉ đường cho chúng con đi, Lời ấy tồn tại mãi cho dù mọi sự qua đi.

Lm.  Antôn Nguyễn Văn Độ

MẠT THẾ

AM Trần Bình An

Chia sẻ Tin Mừng CN Lễ Các Thánh Tử Đạo 2016 (Lc 21, 5-19)

Mạt thế

Trước khi qua đời vào năm 1996, bà tiên tri mù Baba Vanga trăn trối rằng, vài năm sau khi bà mất sẽ có một cô bé kế tục bà được sinh ra ở châu Âu, vào đúng thời điểm nhiều biến cố lớn trên thế giới xảy ra. Phải đến năm 2009, mọi người mới nhớ ra lời trăn trối của Vanga, khi một tờ báo Pháp đăng bài ngắn nói về khả năng tiên tri của cô bé Kaede Uber.

Năm 2011, cô bé 7 tuổi đã thu hút sự chú ý của dư luận với khả năng tiên tri và chữa bệnh của mình. Cô càng ngày càng có nhiều đặc điểm giống nhà tiên tri mù Vanga. Khi thị lực của cô kém dần đi, cùng với những cử chỉ rất giống bà. Trong một chương trình do truyền hình của Nga, Uber đã dự đoán được rằng thị trường tài chính thế giới sẽ khủng hoảng trầm trọng vào năm 2008. Khi đang diễn ra bầu cử Tổng thống ở Nga, hai phóng viên đã đưa cho Uber xem hình ảnh các ứng cử viên Tổng thống. Cô bé đã chỉ vào một tấm hình của Putin. Lời tiên đoán của cô trở thành sự thật. Tuy nhiên, khi những thông tin về Uber chính thức được xác nhận, thì cô bé và gia đình bắt đầu bị theo dõi, không được sống yên ổn, họ đột nhiên biến mất trong suốt 5 năm liền.

Cho đến tận tháng 1/2016, cô bé Uber mới xuất hiện trên sóng truyền hình Nga NTV, và đưa ra những dự đoán tiếp theo: “Nếu tình trạng tấn công khủng bố tiếp tục tràn lan ở châu Âu, cùng với đó là việc không tìm ra lời giải cho bài toán nhập cư, cả thế giới có thể sẽ gặp nguy hiểm.” Ban đầu dư luận không mấy để tâm tới lời tiên tri của của Uber, cho đến khi nhìn nhận lại vấn đề từ vụ khủng bố xảy ra ở Bỉ cuối tháng 3 và mới nhất là vụ tấn công ở Nice, Pháp giữa tháng 7.

Mới đây, Uber lại tái xuất trên sóng truyền hình NTV để trả lời 15 câu hỏi quan trọng nhất về nhiều vấn đề thế giới đang quan tâm.“Rất nhiều người sẽ bị sát hại và máu sẽ đổ xuống rất nhiều.” Lời tiên đoán của Kaede Uber khiến mọi người lo lắng và hoang mang, thế giới sẽ trải qua một nỗi kinh hoàng mới và Mỹ có thể sẽ là nơi phải hứng chịu một cuộc khủng bố đẫm máu. Cô bé khẳng định: “Tai họa sẽ ập đến trong 4 tháng nữa.” (Thanh Mai, tổng hợp)

Lời tiên báo của cô Kaede Uber có thể trở thành hiện thực, có thể không, như bà Baba Vanga đã sai hoàn toàn, khi tiên báo Châu Âu trở nên hoang địa vào năm 2016. Trái lại, Tin Mừng thánh Luca hôm nay, thuật lại Đức Giêsu tiên báo rất chính xác Đền Thờ Giêrusalem hoàn toàn bị phá huỷ, cũng như số phận nghiệt ngã của Kitô giáo chân chính đã và đang phải gánh chịu.

Phù vân

 

“Những gì các con nhìn ngắm đây, sau này sẽ đến ngày không còn hòn đá nào nằm trên hòn đá nào mà chẳng bị tàn phá.” Mặc dầu Đền Thờ Giêrusalem mất hơn 63 năm xây dựng, kiến thiết và trùng tu, với các mái vòm dát vàng, với các dây leo kỳ vĩ bằng vàng ròng ở cổng chính, với những cột đá cẩm thạch cao 12 mét hết sức nguy nga, tráng lệ, vốn là niềm tự hào của dân Do Thái. Năm 70, tướng La mã Titus đem đại quân vây hãm thành Giêrusalem trong vòng sáu tháng. Thành thánh bị thiêu hủy bình địa. Dân Do Thái đầu hàng, bị giải giáp và phân tán tứ phương kể từ ngày thảm hại đó.

 

Vanitas vanitatum et omnia vanitas.” Phù vân, quả là phù vân. Phù vân, quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân. (Gv 1, 2) Những gì mà người ta coi là vĩ đại, kiên vững, trường tồn thì đều sẽ sụp đổ, tan nát theo thời gian. Mọi sự đều có thời, một thời để chào đời, một thời để lìa thế. (Gv 3, 1-2) Đời người cũng mong manh, sớm nở tối tàn, héo hon dần theo năm tháng, rồi trở về cát bụi. “Đời sống con người chóng qua như cỏ, như bông hoa nở trong cánh đồng, một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi, nơi nó mọc cũng không còn mang vết tích.” (Tv 103, 15-16)

 Cánh chung

Chiến tranh, thiên tai, loạn lạc, động đất, ôn dịch đói kém xảy ra trước ngày tận thế, ngày cánh chung của nhân loại. Nhưng cái chết là ngày cánh chung mỗi người.

Qua cái chết, con người bước vào cuộc đời mới, sẽ được hưởng vinh phúc trường cửu hay chịu án phạt muôn đời, tuỳ theo đã sống trên thế gian như thế nào. “Vì Con Người sẽ ngự đến trong vinh quang của Cha Người, cùng với các thiên thần của Người, và bấy giờ, Người sẽ thưởng phạt ai nấy xứng việc họ làm.” (Mt 16, 27)

Bách hại

 

“Người ta sẽ tra tay bắt bớ, ức hiếp và nộp các con đến các hội đường và ngục tù, điệu các con đến trước mặt các vua chúa quan quyền vì danh Thầy; các con sẽ có dịp làm chứng.”Thời nay, không còn cảnh cấm đạo thô bạo, nhưng thế gian bách hại Kitô hữu rất tinh vi, khéo léo và xảo quyệt khôn lường. Vật chất, danh lợi, hưởng thụ nghiễm nhiên trở thành ngẫu tượng bò vàng cho nhân loại.

Quyền lực sự dữ hiện nay hầu như đang thống trị trên mọi bình diện của nền văn minh. Vì thế, tín hữu Kitô phải chịu thử thách nặng nề, khi phải chọn lựa Thiên Chúa hay thế gian, văn minh sự sống hay sự chết. “Thế gian đang qua đi cùng với những dục vọng của nó. Chỉ những ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa mới tồn tại mãi mãi.” (1 Ga 2, 17). Chỉ những gì vĩnh cửu mới tồn tại lâu dài!

Chứng nhân

Thiên Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Ngài, luôn che chở những ai trung tín làm chứng nhân, có thể chống lại sự dữ.“Vì chính Thầy sẽ ban cho các con miệng lưỡi và sự khôn ngoan, mọi kẻ thù nghịch các con không thể chống lại và bắt bẻ các con.”

Mặc dù người Kitô hữu bị thế gian thâm thù, ghét bỏ, giết hại, vì danh Chúa, thì linh hồn vẫn được Chúa thương xót cứu thoát, được hạnh phúc muôn đời. “Các con sẽ bị mọi người ghét bỏ vì danh Thầy. Nhưng dù một sợi tóc trên đầu các con cũng sẽ chẳng hư mất. Các con cứ bền đỗ, các con sẽ giữ được linh hồn các con.” Vì chưng, Chúa đã bao lần khuyến khích, nhắc nhủ: “Ai bền chí đến cùng, người ấy sẽ được cứu thoát.” (Mt 10, 22; 24, 13; Mc 13, 13)

“Giữa những thử thách bên trong, bên ngoài khủng khiếp nhất, con hãy nhớ lời sách Khải Huyền: “Và Người sẽ lau sạch nước mắt họ, chết sẽ không có nữa, phiền muộn, kêu gào và khó nhọc sẽ không còn nữa, vì các điều cũ đã qua.” (Đường Hy Vọng, số 682) 

Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con noi gương các Thánh Tử Vì Đạo Việt Nam được mừng kính hôm nay, để cũng trở nên chứng nhân kiên trung trước những thử thách nặng nề ngày hôm nay.

Khấn xin Mẹ Maria cầu bầu cho chúng con được bền vững tin cậy mến Chúa đến hơi thở cuối cùng. Amen.

GIỮ LINH HỒN

Lm.  Bùi quang Tuấn

Chúa nhật 33 thường niên, năm C

“Các con cứ bền đỗ, các con sẽ giữ được linh hồn các con.”

Vào khoảng năm 538 trước Công nguyên, sau khi được Hoàng đế Ba tư là Kyrô ban sắc chỉ ân xá, con cái Israen rời đất lưu đày Balylon, tiến về thánh điện, khởi công tái thiết quê hương xứ sở giữa muôn vàn gian nan khốn khó.

Đứng trước cảnh đổ nát hoang tàn của đền thờ, đất đai bị ngoại bang lấn chiếm, tinh thần của dân Do thái hồi hương không khỏi lao đao.  May nhờ có sự hổ trợ của Ezra và Nêhêmia là hai người giàu có, thế lực dưới triều vua Artaxerxes, dân Israen đã xây lại được một phần nhỏ đền thờ Giêrusalem và thánh hiến nó vào koảng năm 516 trước Công nguyên (BC).

Thế nhưng, chưa hưởng trọn niềm vui tự trị và tự do, người Do thái lại bị các quốc gia hùng mạnh như Ai cập và Hy lạp quấy phá.  Đến năm 169 BC, người Xyria do vua Anticô II dẫn đầu, đã tiến vào đánh chiếm cướp phá đền thờ.  Một lần nữa đền thánh Giêrusalem lại rơi vào cảnh hoang tàn đổ nát.

Mãi đến năm 63 trước Công nguyên, sau khi người Rôma chiếm đóng Palestine và đặt Hêrôđê làm quan tổng trấn cai trị vùng đất Giuđê, đền thờ mới được tái thiết nguy nga và được thánh hiến vào năm 19 BC.

Biết bao cẩm thạch, vàng bạc, gỗ quí, và công sức được đổ ra cho việc xây cất một đền thờ lộng lẫy, làm nên niềm tự hào và sức sống của cả dân tộc Israen.  Trong cuốn sách “Những Cuộc Chiến của Người Do Thái”, sử gia Josephus đã mô tả về “niềm tự hào” đó như sau: “Mặt tiền của Đền thờ đủ làm choáng ngợp tâm trí và đôi mắt người ta.  Nó được bọc bằng những miếng vàng lớn.  Khi ánh thiều dương vừa tỏa sáng ở chân trời, thì cả đền thờ rực lên bởi những tia sáng phản chiếu, khiến những ai muốn nhìn thẳng vào đó cũng bị lóa mắt, đến nỗi họ phải quay đi.  Đối với khách lạ, thì từ đàng xa, Đền thờ nổi bật lên như một núi tuyết trắng xóa.  Không có phần nào mà không được chạm trổ hay bọc vàng.”

Đứng trên núi Cây Dầu nhìn xuống đền thờ rực rỡ trong ánh nắng huy hoàng, các môn đệ không khỏi buông lời trầm trồ khen ngợi.  Nhưng, thay vì hòa điệu với những rung cảm trước vẻ hoa lệ của Đền thờ, Đức Giêsu lại tiên báo về một sự sụp đổ không tránh khỏi.  Những gì thế gian cho là vững chắc và xinh đẹp chỉ là những thứ mỏng dòn và tạm bợ.  Tất cả sẽ bị tàn phá.  Ngay như công trình và “niềm tự hào” của Israen đây cũng sẽ bị sụp đổ, “không còn hòn đá nào nằm trên hòn đá nào” (Lc 21:6).  Đức Giêsu đã tiên báo như thế.

Và sự gì đã xảy ra?

Năm 70 sau khi Chúa Giêsu sinh ra, tướng Titô đem đại quân Rôma đến vây hãm thành Giêrusalem.  Dân chúng bị đói khát đến nỗi phải ăn thịt lẫn nhau.  Kẻ nào tìm cách trốn khỏi vòng vây đều bị giết chết.  Tính ra số người bỏ mạng lên đến 1.100.000, và số người bị bắt sau khi thành thất thủ là 97.000.  Đền thờ bị lính Rôma phóng hỏa tan tành.  Tướng Titô chỉ cho chừa lại một mảng tường thành để sau này con cháu Israen đến đó mà than khóc.  Như thế, lời tiên báo của Chúa Giêsu đã ứng nghiệm.

Nhưng sự sụp đổ của thànnh Giêrusalem chỉ là hình bóng của ngày thế tận.  Rồi đây, sẽ chẳng còn thứ gì tồn tại.  Thời gian sẽ hủy diệt tất cả.  Sự sống, sắc đẹp, sức lực, sung sướng…  của cuộc đời này đều mỏng dòn và ngắn ngủi.  Mọi sự đều tiến về cái chết, dù nhanh hay chậm.

Vì thế, thánh Anphong từng nhắc đi nhắc lại: “Chỉ có một việc ta phải lo là việc rỗi linh hồn, vì mỗi người chỉ có một linh hồn mà thôi.” Thánh Phanxicô Saviê cũng nói: “Mỗi người chỉ có một linh hồn.  Nếu được rỗi thì được hưởng thiên đàng, nếu bị mất thì phải sa hỏa ngục.”  Xưa Vua Đavít suy về điều này mà thốt lên lời nguyện cầu: “Tôi chỉ ước trông một điều, đêm ngày tôi khấn xin, là cho tôi được vui sống trong nhà Chúa trọn đời” (Tv 26:4)

Nhưng để được ở trong nhà Chúa, tức là để chiếm được Nước Trời, người ta phải nỗ lực chiến đấu.  Chính Đức Giêsu đã nói: “Nước Trời ở dưới sức cường bạo, và những kẻ cường bạo chiếm đoạt lấy” (Mt 11:12).  Không gắng công chống trả ba thù, thiếu quyết tâm đi vào cửa hẹp, làm sao có thể tìm được thiên đàng đích thực.

Lạy Chúa, xin trợ lực chúng con chống trả ba thù, kiên vững niềm tin, hầu mai kia được hưởng niềm vui trường sinh trong Nước Chúa.  Amen.

PHÁN XÉT NGƯỜI LÀNH KẺ DỮ

Lm. Hồng Phúc, CSsR

Chúa nhật 33 thường niên, năm C

Ml 3:19-20; 2Tx 3:7-12; Lc 21:5-19

Phán xét người lành kẻ dữ

Trong Chúa nhật áp chót của niên lịch phụng vụ, ngày cánh chung được nhắc đến.

Nhà tiên tri khi đứng bên bờ hiện tại nhìn về tương lai, có thể ví như một khán giả nhìn diễn tiến một vở kịch trên sân khấu.  Qua màn thứ nhất đang diễn ra họ nhìn thấy màn thứ hai ở đàng sau đang khởi đầu.  Đó là bối cảnh của bài phúc âm hôm nay, trong đó Chúa Giêsu tiên báo về ngày tàn của Giêru-salem và đàng sau lộ hiện những gì sẽ xảy ra trong ngày tận thế.

Trước hết về ngày tàn của Đền thờ Giêru salem.  Đứng trên sườn đồi núi cây dầu nhìn xuống, các môn đệ trầm khen ngợi vẻ đẹp lộng lẫy và hgùn tráng của Đền thờ óng ánh trong nắng vàng.  Các ông nói: “Thầy xem Đền thờ đẹp thật.”  Chúa Giêsu ngước mắt nhìn, vẻ mặt buồn buồn và nói: “Những gì chúng con nhìn thấy đây, sẽ đến ngày không còn hòn đá nào nằm trên hòn đá nào?”  Các môn đệ kinh ngạc vô cùng.  Nhưng lời tiên tri ấy đã ứng nghiệm trong từng chi tiết .  Và đó là màn thứ nhất.

Năm 70, tướng Titus đem đại quân đến bao vây thành.  Một tên lính cầm một dùi lửa, ném vào trong khuôn viên Đền thờ, lửa bốc cháy kinh khủng không sao dập tắt được.  Sau đó, vua Adrien ra lệnh đào tận gốc vết tích đền thờ cũ và xây lên một ngôi chùa thờ thần Jupiter.  Năm 363, vua Giudianô, một người bỏ đạo, cháu Constantino đại đế, muốn cho lời Chúa hết linh nghiệm đã cho phép người Do thái xây lại đền thờ nhưng có lửa từ dưới nền móng bốc lên thiêu rụi thợ xây.  Công việc bỏ dở và ngày nay trên nền Đền thờ cũ là một giáo đường Hồi giáo, đền Omar.  “Trời đất sẽ qua đi, nhưng lời Ta sẽ không bao giờ qua” (Mc 13,31).

Qua màn thứ nhất, ẩn hiện bên sau, những gì sẽ diễn ra trong gnày tận thế.  Đó là màn thứ hai.  Trong ngày thế mạt ấy, sẽ có chiến tranh loạn lạc, nhất là “Ngời ta sẽ bắt bớ” các con.  Nếu người ta đã bắt bớ thầy thì họ cũng sẽ bắt bớ các con.  Người ta sẽ điệu các con đến trước vua quan và các con sẽ là chứng nhân của Thầy.  “Rồi sẽ có những điềm lạ trên trời, mặt trời ra tối tăm, mặt trăng mất sáng, tinh tú rơi xuống, mọi tần trời lay chuyển” (Mc 13,24).  Có giả thuyết khoa học cho rằng trái đất sẽ đụng phải một tinh tú và nổ tung.  Bấy giờ mọi người sẽ xem thấy Chúa ngự xuống oai nghi trên mây trời để phán xét người lành kẻ dữ.

Giáo hữu tiên khởi khi đọc đoạn này lo sợ đến nỗi có người không làm gì cả.  Thánh Phaolo trong bài đọc II, đã khuyên họ phải làm việc. Ai không làm thì đừng có ăn.  Cuộc sống của Giáo Hội là một cuộc trông đợi Chúa đến, giữa những cơn bắt bớ cấm cách.  Ai bền đỗ thì cứu được linh hồn mình.  Đó là bài học cho chúng ta.

Xin Chúa cho chúng ta hiểu bài học ấy.

DANH NGHĨA

Trầm Thiên Thu

(Chúa Nhật XXXIII TN, năm C)

Hằng ngày rất nhiều lần chúng ta làm Dấu Thánh Giá trước khi làm một việc gì đó: Nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Đó là cách chúng ta hành động với danh nghĩa của Thiên Chúa Ba Ngôi. Làm bất cứ việc gì, dù lớn hay nhỏ, quan trọng hoặc bình thường, chúng ta đều nhân danh Thiên Chúa – từ khởi sự cho đến hoàn thành.

Thánh Phaolô đã khuyên nhủ chúng ta: “Trong mọi hoàn cảnh và mọi sự, hãy nhân danh Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, mà cảm tạ Thiên Chúa là Cha” (Ep 5:20). Mỗi khi nhân danh Thiên Chúa để làm việc gì, chúng ta phải chân thành, không được giả hình, kẻo mà hóa khốn nạn!

Trong cuộc sống, có những người hành động nhân danh điều tốt lành, thiện hảo; nhưng cũng có những người hành động nhân danh điều xấu xa, độc ác. Ngày xưa, nhóm Pharisêu cũng đã từng dám lấy danh nghĩa của luật Mô-sê mà hành động ngang ngược theo ý họ, và họ đã bị Chúa Giêsu có những lời chê trách nặng nề nhất: “Khốn cho các người…!” (Mt 23:13-32).

Ngày xưa, Đức Chúa các đạo binh tuyên phán: “Vì này Ngày Ấy đến, đốt cháy như hoả lò. Mọi kẻ kiêu ngạo và mọi kẻ làm điều gian ác sẽ như rơm rạ. Ngày ấy đến sẽ thiêu rụi chúng không còn chừa lại cho chúng một rễ hay cành nào. Nhưng đối với các ngươi là những kẻ kính sợ Danh Ta, mặt trời công chính sẽ mọc lên, mang theo các tia sáng chữa lành bệnh. Các ngươi sẽ đi ra và nhảy chồm lên như bê xổng chuồng” (Ml 3:19-20).

Hai câu ngắn gọn nhưng vẫn chuyển tải nhiều vấn đề, như một bộ phim dài với nhiều vai diễn khác nhau. Đề tài Thiện – Ác vẫn là vấn đề muôn thuở, từ xưa tới nay, và kéo dài đến tận thế. Ai làm điều tốt sẽ được khen thưởng, ai làm điều xấu sẽ bị trừng phạt. Đó là điều tất yếu.

Thiên Chúa là Đấng nhân lành, chúng ta là đoàn dân của Ngài thì cũng phải thực hành những điều tốt lành, không thể làm khác hoặc trái ngược. Mang danh Kitô hữu là mang danh con cái của Thiên Chúa, đó là niềm hạnh phúc vô cùng lớn lao, niềm vui sướng khôn tả, tác giả Thánh Vịnh mời gọi chúng ta thể hiện niềm vui mừng đó một cách cụ thể: “Đàn lên mừng Chúa khúc hạc cầm dìu dặt, nương khúc hạc cầm réo rắt giọng ca. Kèn thổi vang xen tiếng tù và, tung hô mừng Chúa, vị Quân Vương!” (Tv 98:5-6).

Không là con người, nhưng muôn loài khác cũng là thụ tạo của Thiên Chúa, tác giả Thánh Vịnh cũng mời gọi chúng thể hiện niềm vui được hiện hữu trên cõi đời này: “Gầm vang lên, hỡi biển cả cùng muôn hải vật, địa cầu với toàn thể dân cư! Sông lạch ơi, vỗ tay đi nào, đồi núi hỡi, reo mừng trước tôn nhan Chúa. Vì Người ngự đến xét xử trần gian, Người xét xử địa cầu theo đường công chính, xét xử muôn dân theo lẽ công bình” (Tv 98:7-9).

Có một dạng nhân danh khác là dạng đại diện. Các ngôn sứ là những người đại diện Thiên Chúa khi truyền lại các huấn lệnh của Ngài cho dân chúng biết. Các sứ thần tòa thánh là những người đại diện đức giáo hoàng trong thời gian họ hoạt động ở một quốc gia nào đó. Đơn giản nhất, con cái có thể đại diện cha mẹ khi tham dự một buổi họp, một bữa tiệc, một buổi lễ, đám tang, đám giỗ, đám cưới,…

Cuộc sống luôn phức tạp, trong khi con người lại quá yếu đuối. Vì thế, những tấm gương tốt lành và sống động luôn cần thiết để làm động lực thúc đẩy. Thánh Phaolô nói: “Chính anh em thừa biết là anh em phải bắt chước chúng tôi thế nào. Khi ở giữa anh em, chúng tôi đã không sống vô kỷ luật. Chúng tôi đã chẳng ăn bám ai, trái lại đêm ngày đã làm lụng khó nhọc vất vả, để khỏi nên gánh nặng cho người nào trong anh em. Không phải là vì chúng tôi không có quyền hưởng sự giúp đỡ, nhưng là để nêu gương cho anh em bắt chước” (2 Tx 3:7-9).

Một cách rõ ràng hơn, Thánh Phaolô đã nhân danh Thiên Chúa khi nói với giáo đoàn: “Thật vậy, khi còn ở với anh em, chúng tôi đã chỉ thị cho anh em: ai không chịu làm thì cũng đừng ăn! Thế mà chúng tôi nghe nói: trong anh em có một số người sống vô kỷ luật, chẳng làm việc gì, mà việc gì cũng xen vào. Nhân danh Chúa Giêsu Kitô, chúng tôi truyền dạy và khuyên nhủ những người ấy hãy ở yên mà làm việc, để có của nuôi thân” (2 Tx 3:10-12).

Đời này có liên quan đời sau. Những việc bình thường ở đời này vẫn khả dĩ có giá trị nếu biết kết hợp với Đức Giêsu Kitô. Giữa cuộc sống nhiêu khê, chúng ta luôn phải tỉnh thức khi nhân danh chính mình, như Chúa Giêsu đã từng khuyến cáo: “Anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến. Anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ thì Con Người sẽ đến” (Mt 24:42 và 44).

Trình thuật Lc 21:5-19 là bài giảng về sự sụp đổ của thành Giêrusalem. Thánh Luca cho biết rằng, nhân có mấy người nói về Đền Thờ được trang hoàng bằng những viên đá đẹp và những đồ dâng cúng, Đức Giêsu bảo: “Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó sẽ có ngày bị tàn phá hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào”. Họ hỏi Người: “Thưa Thầy, vậy bao giờ các sự việc đó sẽ xảy ra, và khi sắp xảy ra, có điềm gì báo trước?”.

Đức Giêsu đáp: “Anh em hãy coi chừng kẻo bị lừa gạt, vì sẽ có nhiều người mạo danh Thầy đến nói rằng ‘Chính ta đây’ và ‘Thời kỳ đã đến gần’, anh em chớ có theo họ. Khi anh em nghe có chiến tranh, loạn lạc, thì đừng sợ hãi. Vì những việc đó phải xảy ra trước, nhưng chưa phải là chung cục ngay đâu”. Điều tiên báo của Chúa Giêsu đã ứng nghiệm. Thật vậy, ngày nay chúng ta đã và đang thấy có nhiều tiên tri giả xuất hiện ở chỗ kia hoặc nơi nọ, và cũng có những người nhẹ dạ tin theo những kẻ “mạo danh” của Đức Kitô.

Ma quỷ rất khôn khéo, tinh ranh, thế nên nó cũng có những cách dụ rất tinh vi. Chúng ta không khó nhận biết cách cám dỗ của nó khi nó lôi kéo chúng ta xa cách Đức Kitô, nhưng lại rất khó nhận biết khi nó dụ chúng ta làm những việc tốt chỉ vì tiếng khen. Khi đó, người ta càng ngày càng ảo tưởng và tự mãn, thế là chúng ta sập bẫy của nó. Kiêu ngạo như một que diêm nhỏ, nhưng nó có thể thiêu rụi cả một cánh rừng rộng lớn!

Đức Giêsu nói tiếp: “Dân này sẽ nổi dậy chống dân kia, nước này chống nước nọ. Sẽ có những trận động đất lớn, và nhiều nơi sẽ có ôn dịch và đói kém; sẽ có những hiện tượng kinh khủng và điềm lạ lớn lao từ trời xuất hiện”. Chúng ta cũng đã thấy có những điều tương tự như vậy, ngay Việt Nam của chúng ta chứ chẳng ở đâu xa.

Và Đức Giêsu cho biết những điều xảy ra trước, giống như “cơn chuyển dạ” của thai phụ trước khi khai hoa nở nhụy: “Trước khi tất cả các sự ấy xảy ra thì người ta sẽ tra tay bắt và ngược đãi anh em, nộp anh em cho các hội đường và bỏ tù, điệu anh em đến trước mặt vua chúa quan quyền vì danh Thầy. Đó sẽ là cơ hội để anh em làm chứng cho Thầy. Vậy anh em hãy ghi lòng tạc dạ điều này, là anh em đừng lo nghĩ phải bào chữa cách nào. Vì chính Thầy sẽ cho anh em ăn nói thật khôn ngoan, khiến tất cả địch thủ của anh em không tài nào chống chọi hay cãi lại được. Anh em sẽ bị chính cha mẹ, anh chị em, bà con và bạn hữu bắt nộp. Họ sẽ giết một số người trong anh em. Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng dù một sợi tóc trên đầu anh em cũng không bị mất đâu. Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình”. Hãy ghi nhớ những điều Chúa Giêsu cho biết và không ngừng suy niệm, đừng nhẹ dạ cả tin mà mắc mưu thâm kế độc của ma quỷ!

Thật vậy, Thánh Phêrô đã cảnh báo: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé” (1 Pr 5:8). Ma quỷ như sư tử đói, nó rình mò suốt ngày thâu đêm, 24 giờ trong 7 ngày (24/7), lơ là một chút là “chết” với nó ngay thôi!

Phàm nhân chúng ta là sinh vật cao cấp, nhưng cũng nhiêu khê và yếu đuối lắm. Hãy nhân danh chính mình và cố gắng thực hiện mấy điều này: Lắng Nghe trước khi Trả Lời, Suy Nghĩ trước khi Hành Động, Đồng Cảm trước khi Chê Trách, Tha Thứ trước khi Cầu Nguyện. Và nếu chưa thành công, hãy cố gắng làm thêm điều này: Thử Làm Lại trước khi Bỏ Cuộc.

Hãy tín thác vào Thiên Chúa, bởi vì “chẳng ai trông cậy Chúa, mà lại phải nhục nhằn tủi hổ, chỉ người nào tự dưng phản phúc mới nhục nhằn tủi hổ mà thôi” (Tv 25:3). Và dù có thế nào thì cũng đừng quên thú nhận: “Lạy Chúa, tội con thật nặng nề, vì danh Ngài, xin lượng thứ cho con” (Tv 25:11).

Nước càng sâu thì càng chảy chậm, người càng trí tuệ thì tâm càng tĩnh. Động – tĩnh, nhanh – chậm, đó là lý lẽ của sự tương sinh tương khắc. Cái gì “động” và “nhanh” thì mau qua, cái gì “tĩnh” và “chậm” thì bền lâu. Phàm nhân chẳng có gì mà tự hào, nhưng chúng ta có quyền “tự hào vì Danh Thánh Chúa” (Tv 105:3), và chính nhờ Danh Thánh Ngài mà chúng ta được sống.

Lạy Thiên Chúa, xin giúp con biết nhân danh Ngài mà làm mọi thứ, vì công ích chứ không vì tư lợi. Xin giúp con sống chậm, sống sâu, và xin đừng bỏ mặc con cuốn theo dòng đời vội vã. Xin Chúa thương xót các linh hồn, đại xá cho họ về hưởng Tôn Nhan Ngài. Xin Chúa nâng đỡ những người chịu hậu quả của lũ lụt miền Trung. Con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu, Đấng cứu độ nhân loại. Amen.

TRẦM THIÊN THU

 

TÓC ĐỜI

[CN XXXIII TN/C – Lc 21:5-19]

Tóc buồn, tóc trắng ngẩn ngơ

Bâng khuâng rụng xuống bên bờ trần ai

Bốn mùa luân chuyển tháng ngày

Sợi xanh, sợi bạc, Chúa hay cả rồi!

Có bao chuyện lạ ở đời

Đôi khi là chuyện con người lừa nhau

Chiến tranh, ôn dịch, khổ đau,…

Đó là khúc nhạc dạo đầu mà thôi

Đừng hoang mang, chớ bồi hồi

Dẫu có những người bách hại Kitô

Tóc đời bạc trắng vì lo

Nhưng niềm tin phải giữ cho vững vàng

Vì Danh Thiên Chúa toàn năng

Anh em sẽ bị thế gian truy lùng

Nhưng anh em cố vững lòng

Công bình Chúa sẽ tỏ tường ngay thôi

Mỗi người chỉ một mạng đời

Tóc kia cũng chỉ phai phôi một lần

Ngẩn ngơ tóc trắng phân vân

Chết vì sự thật, đời buồn hóa vui

Tab 2 content place
Tab 3 content place

[/fruitful_tabs]
[/fruitful_tabs]

 

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*