Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the gd-system-plugin domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /var/www/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the google-document-embedder domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /var/www/wp-includes/functions.php on line 6114
Chúa Nhật 6 Thường Niên, Năm A – TỈNH DÒNG ĐỒNG CÔNG HOA KỲ

  • Ba chữ Tình trong đời-AM Trần Bình An 2014
  • Sống theo tinh thần mới-Lm Giuse Đinh lập Liễm
  • Hãy sống theo sự khôn ngoan của Thiên Chúa-Lm. Jude Siciliano, OP
  • Giữ Luật Chúa Với Tình Yêu Và Lòng Mến-Lm Antôn Nguyễn Văn Độ
  • Luật sống viên mãn-Am Trần Bình An
  • Sự thật-Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
  • Cuộc sống-Trầm Thiên Thu
  • Thánh vịnh đáp ca
  • Biết Mình Giới Hạn Để Cảm thông-Lm. Jos Tạ duy Tuyền
  • Kiện toàn lề luật-Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
  • Hòa giải-Lm. Giuse Trần Việt Hùng
  • Cuốn sách hai chữ-Lm Giuse Nguyễn Hữu An
  • Kiện toàn luật cũ bằng luật mới yêu thương-Lm Đan Vinh
  • Title 2
  • Title 3

BA CHỮ TÌNH TRONG ĐỜI

AM Trần Bình An 2014

Chia sẻ Tin Mừng CN 6 TN NA (Mt 5, 17-37)

Ba chữ Tình trong đời

Dù nỗi đau mất con của vợ chồng anh Đỗ Trọng Đức vẫn chưa nguôi, nhưng đôi vợ chồng này không thể trút nỗi căm giận lên “bảo mẫu” đánh chết con mình, vì tiếng khóc trẻ thơ của con hung thủ vang lên mỗi đêm thiếu hơi mẹ. Hơn 10 ngày kể từ khi con trai Đỗ Nhất Long (18 tháng tuổi) bị Hồ Ngọc Nhờ đánh đến chết vào hôm 16/11/2913, với vợ chồng anh Đỗ Trọng Đức, nỗi đau vẫn còn nguyên vẹn.“Nhiều khi đang ngủ mà tôi giật mình choàng tỉnh nghĩ là chưa đón con, đến khi trấn tĩnh lại mới biết là con mình còn đâu nữa mà đón.” Người cha trẻ tuổi vừa nói vừa gạt nước mắt.

Đau khổ là vậy, thương con là vậy nhưng anh Đức cho biết sẽ không làm đơn kiện Hồ Ngọc Nhờ:“Tôi sợ nếu mình gửi đơn lên công an họ sẽ làm mạnh, từ đó Nhờ không còn được về với đứa con nhỏở nhà, dù mỗi lần nghĩ lại những gì con mình phải chịu đựng tôi vẫn giận run người. Nhưng nhìn đứa con của Nhờ lủi thủi một mình nghịch đất cát ở đường, đêm thì khóc đòi mẹ, tôi không nỡ.”

Không chỉ không viết đơn kiện mà ngay cả chuyện yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần, anh Đức cũng không màng đến, dù cuộc sống hiện tại của vợ chồng anh Đức rất khó khăn. Toàn bộ chi phí lo mai táng cho con trai, vợ chồng anh Đức đều phải chạy vạy, vay mượn khắp nơi. Người cha nhân từ tâm sự: “Nhà họ khổ quá rồi, bây giờ tiền ăn còn không có, thì nói gì đến chuyện bồi thường. Họ có bồi thường thì cũng phải đi vay mượn, như vậy tội nghiệp lắm. Thôi coi như con mình có cái số, cái duyên tới đó, bây giờ tôi chỉ muốn cháu bình an ở thế giới bên kia.” Thậm chí, chứng kiến cuộc sống cơ cực của cháu bé con “bảo mẫu” Nhờ, anh Đức còn mang cho cháu số sữa mà con trai mình chưa uống. (Trung Kiên, Dân trí)

Tình người của anh Đức gợi ý tín hữu Kitô tìm hiểu thêm về Luật Chúa. Sau khi công bố Bát Phúc cho những ai tin theo, Đức Giêsu hôm nay giải thích rõ ràng hơn về sứ mạng nhập thể của Người. Không phải Người đến xóa bỏ Lề Luật, mà hoàn chỉnh, nâng cấp, cập nhật theo đúng tinh thần Luật Nước Trời. Người minh họa điển hỉnh ba chữ tình trong đời.

Tình người 

Lề luật do Thiên Chúa ban qua Maisen để phục vụ con người tích cực sống trong ân nghĩa Ngài, chứ không phải để trói buộc, cưỡng bức con người sống vụ luật, như các thầy kinh sư, luật sĩ giảng dạy. Luật Thiên Chúa cao cả, sâu sắc, nhân ái, chứ không tầm thường, vụn vặt, ấu trĩ, như ấn định từng bước đi, từng việc sinh hoạt hàng ngày, như từng được giảng dạy trước đây trong Đền Thờ.

Luật Nước Trời phản ảnh Tình Yêu Thiên Chúa dành cho loài người, đặt trên nền tảng mến Chúa yêu người, như đã từng được bao lần Đức Giêsu khẳng định công khai.

Mến Chúa, yêu người tuy hai là một, vì tha nhân đều là hình ảnh Thiên Chúa, nên không thể chọn hay bỏ điều nào. Khi khước từ nhau, cũng có nghĩa loại trừ nhau khỏi cuộc sống, khác nào giết chết nhau trong tâm tưởng?

Như giận nhau, xúc phạm thô bạo nhau đã đáng bị kết án nặng. “Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ai giận anh em mình, thì phải bị đưa ra tòa. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì phải bị đưa ra trước Thượng Hội Ðồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì phải bị lửa hoả ngục thiêu đốt.”(Mt 5, 22)

Tình ái 

Cái đẹp muôn đời được tôn vinh, như thánh Phanxicô Assisie từng sáng tác Bài Ca Mặt Trời vào năm 1226, ngợi khen Thiên Chúa khéo léo tạo dựng muôn loài. Từ anh Mặt trời, chị Mặt trăng, cùng muôn ngàn tinh tú, cây cỏ, sinh vật, loài ngưởi, đến cả chị chết chẳng dễ thương.

Nhưng cái đẹp gần gũi với mọi người hơn cả chính là phái đẹp, thường mê hoặc lòng người. Biết bao anh hùng nan quá mỹ nhân quan. Cái đẹp luôn quyến rũ dao động, xao xuyến lòng người, muốn chiếm hữu. Minh quân Đavít cũng không cưỡng khỏi lòng tà, khi chiêm ngưỡng tấm thân kiều diễm của Batsabê. Người ta ngoại tình ngay từ cái nhìn ham muốn nhục dục. “Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi.” (Mt 5, 28)

Tình đời 

Đối phó, tranh đua, mưu mô, kiếm chác, thiên hạ đua nhau lọc lừa, dối trá, càng gian ngoa, xảo quyệt, ma mãnh càng lợi lộc, no cơm ấm cật. Người ta còn công khai hãnh diện giỏi giang gian lận, tài ba tham nhũng, đua nhau hái chùm khế ngọt quê hương. Còn trung thực, thiệt thà thì thua thiệt! “Tình đời thay trắng đổi đen. Tình đời còn lắm bon chen. Tình đời còn lắm đam mê. Nên tình còn lắm ê chề.“(Nguyễn Ánh 9, Không)

Thế mà con cái sự sáng cũng cứ hăm hở chạy theo kẻ vô đạo, cứ bon chen hớn hở, phấn khởi sống, chiến đấu, học tập luật lệ rừng rú, bá đạo, mạnh được yếu thua. Lộng giả thành chân. Những lời hứa hão ngọt như đường cát, mát như đường phèn dường như đang ru ngủ con rồng cháu tiên, vẫn còn mê man trong cơn phê tà thuyết ngoại lai.

Thiên hạ dường như bỏ ngoài tai lời cảnh tỉnh cấp bách và hệ trọng của Đức Giêsu: “Nhưng hễ “có” thì phải nói “có”, “không” thì phải nói “không”. Thêm thắt điều gì là do ác quỷ.” (Mt 5, 37)

“Con mang quả tim rao bán qua tay mọi người. Khi đã chán chê rồi, con đem dâng cho Chúa! Chúa dại hơn con sao? “(Đường Hy Vọng, số 185)

Lạy Chúa Giêsu, xin thức tỉnh chúng con nhìn thấy Chúa hiện diện trong tha nhân, để chúng con có thể chân thành thông cảm, tha thứ, kính trọng, yêu thương chan hòa với mọi người.

Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ đồng hành cùng chúng con luôn mãi, để hướng dẫn, chỉ bảo, khuyên nhủ chúng con vâng phục và tuân giữ luật Tình Yêu của Thiên Chúa. Amen.

SỐNG THEO TINH THẦN MỚI

Lm Giuse Đinh lập Liễm

CHÚA NHẬT 6 THƯỜNG NIÊN A

  1. DẪN NHẬP

Trong bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu tuyên bố với đám đông dân chúng :”Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Maisen hoặc giáo huấn của các tiên tri. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn… Dù một chấm một phết trong sách Luật cũng không bỏ đi được” (Mt 5,17-18). Chỗ khác Ngài lại nói như người có quyền hơn cả Maisen :”Anh em đã nghe dạy người xưa rằng… Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết…”(Mt 5,21-22). Phải chăng hai lời tuyên bố này có một sự mâu thuẫn ? Và làm thế nào để giải quyết điều xem ra mâu thuẫn đó ?

Thực ra, Đức Giêsu không nhằm phá bỏ luật Maisen và giáo huấn của các tiên tri, Ngài chỉ kiện toàn và làm cho nó mới mẻ hơn thôi ! “Kiện toàn” vì nó đòi hỏi cao hơn, hoàn hảo hơn, nhân bản hơn, đạo đức hơn, nghĩa là nó thấm nhuần tinh thần bác ái, yêu thương. “Mới” vì từ nay tuân giữ luật lệ, không chỉ làm theo hình thức bề ngoài, mà phải tỏ thiện chí bên trong với một ý hướng ngay lành tuyệt đối, một tình mến chân thành.

Theo lời Chúa dạy, từ nay chúng ta phải sống công chính hơn các luật sĩ và biệt phái, nghĩa là giữ đạo, tuân giữ luật không vì luật mà vì lòng mến Chúa. Chúng ta không giữ luật như người tôi tớ phải làm theo ý chủ, nhưng sống như những người con thảo muốn làm theo ý Cha mình. Đó là bản chất của luật tình thương.

  1. TÌM HIỂU LỜI CHÚA

+ Bài đọc 1 : Hc 15, 15-20

Bài đọc 1 trích trong sách Đức Huấn Ca cùa Ben Sira. Đức Huấn Ca là một sưu tập những ý tưởng khôn ngoan của các bậc tiền bối trong thiên hạ cách chung và trong dân Do thái cách riêng.

Theo tác giả, con người được tự do chấp nhận hay khước từ các điều răn của Thiên Chúa, nhưng ai nấy phải chịu trách nhiệm về quyền tự do của mình.

Đứng trước hai con đường, con người có quyền tự do lựa chọn : điều tốt hay điều xấu, sự sống hay sự chết. Chúa để cho con người được tự do là có ý cho nó biết dùng tự do cách ý thức và trưởng thành, nhờ đó mà được ân thưởng hay bị trừng phạt.

+ Bài đọc 2 : 1Cr 2,6-10

Trong Hội thánh tại Corintô, có một số người tự phụ kể mình là người khôn ngoan, nhưng thánh Phaolô cho biết sự khôn ngoan đó chỉ là ảo mộng của con người. Chỉ có một sự khôn ngoan đích thực , đó là sự khôn ngoan của Tin Mừng.

Và ngài giải thích về hai sự khôn ngoan đó : khôn ngoan của thế gian chỉ dẫn tới hư vong; còn khôn ngoan của Thiên Chúa , tuy có bị thế gian cho là ngu dại (khôn ngoan Thập giá) nhưng đưa đến vinh quang.

+ Bài Tin Mừng : Mt 5,17-37

Đức Kitô loan báo rằng Ngài đến không phải để bãi bỏ lề luật cũ mà thay vào bằng lề luật mới, nhưng đến để kiện toàn luật cũ bằng cách giảm bớt các trói buộc quá nặng nề và nhất là nhấn mạnh trên các lý do giữ luật dựa trên tình yêu tinh ròng.

Thực ra, luật mới ở đây là luật cũ đã được làm cho nên hoàn hảo. Sự hoàn hảo mà Đức Kitô đòi hỏi nơi các môn đệ làm thay đổi hẳn ý nghĩa của lề luật, dù việc thi hành bên ngoài vẫn như cũ.

Nói khác đi, người ta giữ luật không phải dựa vào hình thức bên ngoài mà giữ luật, mà giữ luật vì lòng yêu mến Chúa. Người ta không vâng lệnh Chúa như kẻ làm công tuân theo ý chủ, nhưng như người con thảo hiền vì yêu quí mà hết lòng làm theo lệnh của cha mình.

  1. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.

Sống theo tinh thần mới

Trước đám đông dân chúng, Đức Giêsu tuyên bố :”Anh em đừng tưởng rằng Thầy đến để bãi bỏ luật Maisen hoặc giáo huấn của các tiên tri. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn… Một chấm một phết trong sách luật cũng không thể bỏ đi được” (Mt 5,17-18).

Câu tuyên bố này làm cho người ta thắc mắc bởi vì câu nói và việc làm của Ngài xem ra trái nghịch nhau. Phải chăng Đức Giêsu là một người cấp tiến, đến để hủy bỏ hết các sách Luật và các tiên tri để thay thế vào một luật mới; hay Ngài là một người bảo thủ, giữ nguyên vẹn luật cũ, không thay đổi một chút nào, dù rất nhỏ mọn ?

  1. LỀ LUẬT TRONG ĐẠO CŨ

Các sách Lê Luật cũ.

Dân Do thái giữ luật ông Maisen, luật mà Thiên Chúa đã truyền cho dân chúng qua ông Maisen. Các luật ấy được gọi chung là Lề Luật hay Pháp Luật.

Người ta có thể hiểu chữ Lề Luật ấy theo 4 ý nghĩa khác nhau :

  1. a) Họ dùng để chỉ Mười Điều Răn.
  2. b) Chỉ 5 sách đầu của Kinh Thánh : Ngũ Kinh Maisen : 5 cuốn sách đầu của Kinh thánh được người Do thái gọi là Luật Pháp ưu tú, tuyệt hảo và là tầm quan trọng nhất của Thánh kinh.
  3. c) Họ cũng dùng Luật Pháp và lời tiên tri để chỉ cả Kinh Thánh, là phần Cựu Ước của chúng ta đang có.
  4. d) Họ dùng từ ngữ đó để chỉ Luật Pháp truyền khẩu hoặc Luật Pháp của các luật sĩ.

Trong thời Đức Giêsu, nghĩa thứ bốn thông dụng nhất. Cả Đức Giêsu và Phaolô đều lên án Luật Pháp của các thầy luật sĩ.

Luật Pháp của các luật sĩ.

Trong Cựu Ước chúng ta thấy rất ít luật lệ, chỉ có các nguyên tắc bao quát, mỗi người phải biết và giải thích dưới sự soi dẫn của Thánh Thần để áp dụng cho những hoàn cảnh cá nhân. Chúng ta không thấy luật lệ trong Mười Điều Răn. Vì mỗi điều răn hàm chứa một nguyên tắc lớn, từ đó mỗi người phải tìm ra luật lệ riêng cho đời sống.

Đối với những người Do thái về sau những nguyên tắc lớn này dường như không đủ. Họ xem luật pháp là thiêng liêng trong đó Đức Giêsu phán những lời chung quyết, bởi vậy mọi sự phải gồm tóm trong đó.

Nếu một sự việc không được nói tỏ tường trong Luập Pháp thì cũng phải hàm ngụ ở trong đó. Bởi vậy, họ tranh luận rằng Luật Pháp có thể suy diễn ra luật lệ cho mỗi người trong mỗi hoàn cảnh của cuộc đời. Do đó, nảy sinh ra hạng người gọi là “rabbi” : luật sĩ, suốt đời chuyên suy luận những nguyên tắc lớn lao của Pháp Luật để lập ra hang ngàn, hang vạn luật lệ khác.

Chúng ta hãy đưa ra một ví dụ.:

Luật pháp dạy rằng hãy giữ ngày sabbat để làm nên ngày thánh và trong ngày đó không được làm công việc gì. Đó là nguyên tắc lớn. Những người duy luật Do thái rất say mê định nghĩa, nên họ hỏi rằng : công việc là gì ? Tất cả mọi thứ sự việc đều có thể định nghĩa là công việc. Thí dụ : mang một gánh nặng trong ngày sabbat là làm việc, nhưng kế đó phải định nghĩa gánh nặng. Vậy luật pháp của các thầy luật sĩ qui định rằng : gánh nặng là lượng thức ăn bằng sức nặng của một trái vả khô, rượu đủ để pha một ly, sữa đủ cho một ngụm, dầu đủ để xức cho một chi thể nhỏ, giấy đủ để viết một báo cáo của thương chánh, mực đủ để viết hai chữ trong bảng mẫu tự, sậy đủ để làm cây viết… và cứ như thế không bao giờ hết.

Chúng ta nên lưu ý rằng trải qua nhiều thế hệ, luật lệ của các luật sĩ không được chép ra, nó chỉ là luật truyền khẩu được truyền lại trong ký ức của nhiều thế hệ giới luật sĩ. Đối với người Do thái chính thống trong thời Đức Giêsu thì phục vụ Thiên Chúa chính là giữ tất cả hàng ngàn các luật lệ này, họ coi đó là những vấn đề sống chết với số phận đời đời.

  1. ĐỨC GIÊSU KIỆN TOÀN LUẬT CŨ

Đức Giêsu không phá bỏ luật cũ

Đốí với luật truyền khẩu tức là luật của các luật sĩ đặt ra, rõ ràng là Đức Giêsu không có ý nói không một điểm nào trong thứ luật này phải qua đi, vì Ngài đã nhiều lần phá bỏ, nhiều lần lên án chúng, và chắc chắn đó không phải là luật pháp chỉ bằng từ ngữ “Luật Pháp” vì chính Ngài và Phaolô đều lên án.

Đức Giêsu đã phán :”Ta không đến để hủy bỏ, nhưng để kiện toàn” (Mt 5,17). Ngài kiện toàn bằng cách thực hiện các lời tiên tri đã báo trước (Mt 3,2) và làm cho tinh thần luật của Cựu Ước được hoàn hảo hơn, vì chữ viết thì giết chết, tinh thần mới giải thoát.

Ngài còn nói thêm :”Một chấm một phết trong Sách Luật cũng không thể bỏ đi được”(Mt 5,15). Trong văn tự luật nói chung và nói riêng tiếng Do thái, thêm bớt một dấu chấm, dấu phết sẽ làm cho ý nghĩa của luật thành khác hẳn. ví dụ :

“Nàng có ba người anh đi bộ

Đội những em nàng…”

Cũng thế, nguyên văn là một chữ, một vạch nhỏ, tức là chữ và dấu nhỏ nhất trong bộ mẫu tự Hy lạp. Do đó cho dù một chi tiết nhỏ nhất trong luật cũng được tôn trọng. Không phải là tôn trọng luật tỉ mỉ do các luật sĩ và biệt phái thêm vào, nhưng là tôn trong luật Maisen sau khi luật này đã được kiện toàn và đã đước Đức Giêsu phá bỏ những gì lỗi thời và được kiện toàn nhờ có động lực tinh thần bác ái (Mt 9,17).

Đức Giêsu kiện toàn luật cũ

Trước hết, Đức Giêsu đưa ra nguyên tắc tổng quát là Ngài không đến để phá hủy lời dạy của Maisen và các tiên tri mà là để hoàn tất nó. Nói cách khác, giáo huấn của Đức Giêsu không phá hủy giáo huấn Maisen và các tiên tri giống như tuổi trưởng thành không tiêu diệt thời thơ ấu. Đúng hơn cái này bổ túc cho cái kia.

Sau khi xác định rõ nguyên tắc tổng quát này, Đức Giêsu tiếp tục đưa ra những lời dạy rõ ràng. Chúng ta thử xem một vài ví dụ :

Maisen dạy rằng phạm tội ngoại tình là một điều sai quấy, giờ đây Đức Giêsu nói thêm là chỉ cần nghĩ đến và đồng ý đến tư tưởng ngoại tình là đã sai quấy rồi. Giáo huấn của Đức Giêsu nhìn nhận một sự kiện đơn giản thuộc lãnh vực con người : Tư tưởng ngoại tình là “mầm giống” để “cây non” ngoại tình mọc lên. Chận đứng cái này tức là chận đứng cái kia.

Luật cũ dạy :”Chớ giết người”, còn Đức Giêsu dạy :”Ai giận anh em mình” thì như đã phạm tội giết người. Vì thù oán anh em là đã tiêu diệt họ ngay trong lòng mình. Tuy chưa giết họ thực sự, nhưng đã giết chết họ trong trái tim mình rồi. Thánh Gioan viết :”Phàm ai ghét anh em mình thì là kẻ sát nhân”(1Ga 3,15).

Luật cũ cho phép thề, nhưng “chớ bội thề”, còn Đức Giêsu bảo :”Đừng thề chi cả”. Lời nói tự nó phải có giá trị. Vì thế, “hễ có thì phải nói có, hễ không thì phải nói không. Thêm thắt điều gì là do ác quỷ” (Mt 5,37).

Như vậy, Đức Giêsu đã kiện toàn luật và làm cho nó trở nên mới mẻ hơn :

– “Kiện toàn” vì nó đòi hỏi cao hơn, hoàn hảo hơn, nhân bản hơn và đạo đức hơn. Nói khác đi, vì nó thấm nhuần tinh thần bác ái, yêu thương.

– “Mới” vì từ nay tuân giữ luật lệ, không chỉ làm theo hình thức bên ngoài, mà phải tỏ thiện chí từ bên trong với một ý hướng ngay lành tuyệt đối, một tình mến chân thành.

Muốn kiện toàn lề luật, muốn con người sống hoàn hảo, phải thanh tẩy nội tâm con người. Cái “tâm chân chính” sẽ hướng dẫn con người sống chân chính. Nguyễn Du, một thi sĩ vào bậc nhất Việt nam, đã thấy rõ điều đó :

Thiện căn ở tại lòng ta,

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.

Khổng Tử đã huấn luyện các đồ đệ trở thành người quân tử đã lấy “chính tâm thành ý” làm nền tảng, vì “Tâm quảng, thể bàn”, tâm quảng đại cho thân xác vững mạnh như bàn thạch (Đại học, chương 4).

Tuy nhiên, điều quan trọng hơn hết mà Thiên Chúa muốn là lề luật, không phải để ngăn cấm, răn đe những tiêu cực, những điều xấu như luật loài người; luật Thiên Chúa chính là thực thi những điều tích cực, nhưng điều tốt, tạo niềm tin vào Thiên Chúa tốt lành vô cùng để dẫn đưa con người trở về với Thiên Chúa. Đó là mục đích kiện toàn giới luật : Đấng ban bố giới luật thiện hảo.

III. THÁI ĐỘ CỦA CHÚNG TA

Phải sống công chính đích thực.

Đức Giêsu phán : “Nếu anh em không ăn ở công chính hơn các luật sĩ và biệt phái, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời” (Mt 5,20). Chúa đòi chúng ta phải ăn ở công chính hơn nữa. Sự công chính mà Đức Giêsu nói đây không phải do tuân giữ một số luật theo hình thức (mà Ngài từng đả kích) như người biệt phái – Nhưng là sống hiệp thông với Thiên Chúa tức là thực thi ý Chúa.

Sự “công chính” là một từ ngữ Kinh Thánh rất phong phú mà Matthêu ưa thích một cách rất đặc biệt. Từ ngữ “công chính” này không chỉ có nghĩa hạn hẹp mà ngôn ngữ hiện đại gán cho nó : sự công bằng xã hội điều hành những tương quan giữa con người với nhau. Sự “công chính” theo nghĩa Kinh Thánh chủ yếu là “theo đúng điều mà Thiên Chúa muốn chúng ta trở thành”.

Một người công chính là một người hoàn toàn đồng ý cộng sinh, liên minh, hòa hợp với Thiên Chúa, Đấng suy nghĩ và thiết lập vũ trụ và điều hành nó với sự thông minh kỳ diệu. Người công chính, bởi “sự tương ứng” của đời sống người ấy với ý muốn của Thiên Chúa, sẽ tham dự vào Thiên Chúa và đi đến hạnh phúc, nghĩa là đến “mục đích vì đó mà người ấy được sinh ra”.

Vả lại, Đức Giêsu đề nghị một sự “công chính mới”, một sự hoàn thiện con người mới. Đức Giêsu nói phải vượt qua sự công chính… vậy sự công chính của ai ? Thưa :

– Các “luật sĩ”, những nhà thần học của thời đại ấy, những nhà chú giải Kinh Thánh, những vị thấy có chức vị, những giáo trưởng dạy đạo một cách chính thức.

– Các người “biệt phái”, những giáo dân dấn thân của thời đại ấy, liên kết với nhau trong một “phong trào” của những người nhiệt thành, cố gắng sống mọi yêu sách của đức tin thuần túy nhất không để thanh danh bị tổn hại (Noel Quesson, Lời Chúa cho mỗi Chúa nhật, năm A, tr 251-252).

Vì thế, từ nay sự “công chính mới” hệ tại không phải ở chỗ khép mình một cách bề ngoài vào các tập tục, nhưng la “khuôn mình” theo thánh ý Cha như Đức Giêsu. Sống trong cộng đoàn với tình yêu và tình yêu của con cái, có thế, mới “công chính”hơn các luật sĩ và biệt phái được.

Giữ luật với tình con thảo

Suốt 30 năm sống tại Nazareth, Đức Giêsu đã thi hành Luật pháp như mọi người Do thái. Khi đi rao giang Tin mừng, Ngài không chỉ trích Pháp Luật mà Ngài đang tuân giữ. Nhưng cách giả thích và áp dụng luật của các nhà lãnh đạo tôn giáo thời ấy khiến Ngài phải đặt vấn đề.

Đối với họ, vấn đề quan trọng là giữ luật theo mặt chữ. Một khi làm trọn luật theo mặt chữ, bạn được đánh giá là người tốt. Nhưng đối với Đức Kitô tinh thần của luật mới là quan trọng. Điếu quan trọng không phải là tuân giữ bao nhiêu điều răn nhưng là chúng ta tuân giữ chúng trong tinh thần nào.

Ngài cũng thấy rằng sự vâng lời thường có nguồn gốc là sự sợ hãi. Ngài muốn vâng lời cắm rễ trong tình yêu. Toàn bộ mối quan hệ của Ngài với Cha trên trời, có nền tảng là tình yêu. Khi bạn yêu một người nào, bạn tránh làmm điều gì tổn hại đến người ấy. Nơi nào có tình yêu nơi ấy không cần luật.

Nhưng điều có ý nghĩa nhất mà Đức Giêsu đã làm là điều này : Ngài đem đến một luật mới chính xác hơn, đó là luật tình yêu. Không mâu thuẫn và phá hủy luật cũ, luật mới vượt xa hơn luật cũ và đưa luật cũ đến chỗ hoàn thiện. Đức Giêsu nói mọi luật của Thiên Chúa có thể giản lược vào hai điều : mến Chúa và yêu người. Quả thật, chỉ có một luật mà thôi, đó là luật của tình yêu (McCarthy).

Truyện : Chiếc nhẫn kỳ diệu

Truyện cổ Đông phương kể rằng : ngày xưa, có vị đạo sĩ dâng cho vua một chiếc nhẫn kỳ diệu và vô giá. Nó vô giá vì được làm bằng thứ kim loại quí hiếm và gắn nhiều kim cương long lánh. Nó kỳ diệu ở chỗ : nếu người đeo nó làm điều lành, thì nó rất vừa văn và chiếu sáng. Nhưng nều người đó làm điều ác, thì nó sẽ biến thành một cái máy xiết rất mạnh, ngón tay rất đau đớn.

Mỗi người chúng ta cũng có một chiếc nhẫn là lề luật của Chúa. Chớ gì khi chúng ta làm điều gì sai quấy, chiếc nhẫn lương tâm chúng ta phải khiển trách, và chúng ta kịp thời biết quay về với Chúa để sống trong tình con thảo.

Qua các bài đọc Thánh lễ hôm nay, chúng ta hãy rút ra được bài học để áp dụng vào đời sống cụ thể. Người luật sĩ và biệt phái thường bị Đức Giêsu quở trách, gọi họ là giả hình, vì họ giữ luật câu nệ vào hình thứv bên ngoài, mà long họ xa Chúa. Vậy nếu luật sĩ và biệt phái trong Cượu ước đã làm sai lạc ý nghĩa của đạo giáo, bằng cách giữ luật theo hình thức bề ngoài, thì người tin hữu ngày nay cũng có thể tự lừa dối mình bằng cách giữ những điều kiện tối thiểu của đạo giáo.

Sau Công đồng Vatican II, những luật lệ của Giáo hội được đơn giản hóa. Điều đó khiến nhiều người lầm tưởng rằng việc giữ đạo đã trở nên lỏng lẻo. Thực sự những thay đổi sau công đồng Vatican II là nhằm khuyến khích người công igóa tự nguyện sống đạo một cáqch chân tình, vì long yêu Chúa chứ không phải vì những luật lệ rang buộc.

HÃY SỐNG THEO SỰ KHÔN NGOAN CỦA THIÊN CHÚA

Lm. Jude Siciliano, OP

CN VI Mùa Thường Niên A–13-02-2011

Huấn ca 15: 15-20; 1 Côrintô 2: 6-10; Matthêu: 5: 17-37

HÃY SỐNG THEO SỰ KHÔN NGOAN CỦA THIÊN CHÚA

Cộng đoàn phụng vụ của chúng ta qui tụ ở đây thuộc nhiều hạng người khác nhau, với các nền văn hóa khác nhau, thuộc nhiều dân tộc và nguồn gốc,…Nhưng chính phép rửa trong Đức Giêsu nối kết chúng ta lại với nhau. Dù chúng ta có khác biệt thế nào và chúng ta có nói thứ tiếng gì đi chăng nữa thì chúng ta vẫn có thể cùng nhau thưa lên rằng: “Chúng tôi tin kính một Đức Giêsu Kitô và đường lối của Người là chính là đường lối của chúng tôi”. Căn tính của chúng ta là một cộng đoàn các môn đệ của Chúa Giêsu và chúng ta yêu mến Người. Vì thế, tình yêu của chúng ta dành cho Người thúc bách chúng ta sống như Người.

Nhưng chẳng phải vì nghe Bài giảng trên Núi trong những Chúa Nhật này khiến chúng ta chùn chân sao? Làm sao chúng có thể sống những giáo huấn này? Và làm sao chúng ta biết phải sống những giáo huấn này ra sao? Nhờ các phép lạ và giáo huấn, Đức Giêsu đã lôi cuốn đám đông dân chúng. Để dạy những người thân cận với mình, Người đưa họ lên trên núi. Cách đây hai Chúa Nhật, chúng ta được nghe Bài Giảng về Các Mối Phúc, đó là mở đầu của hàng loạt những bài giảng được gọi là Bài Giảng Trên Núi. Các Mối Phúc kêu gọi tất cả những ai muốn theo Đức Giêsu phải thay đổi nhữg thứ cần thiết bên trong. Những thay đổi đó được làm sáng tỏ dần dần trong những dụ ngôn sau của Người.

Khi chúng ta nghe bài giảng của Đức Giêsu thì những gì thánh Phaolô nói trong Thư I Côrintô là đúng: Chúng ta được kêu gọi để sống, không phải theo sự khôn ngoan của thế gian, nhưng là theo sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta, sự khôn ngoan đó đã được tỏ bày cho chúng ta trong đời sống mà Chúa Giêsu “trong Thánh Thần”.

Nhờ hồng ân của Thánh Thần, chúng ta đón nhận Đức Giês Kitô như mặc khải trọn vẹn của Thiên Chúa trong thân xác. Ngày nay, chúng ta cũng phải nhắc nhớ mình rằng cũng một Thánh Thần đó giúp chúng ta có thể sống phù hợp với giáo huấn của Đức Giêsu. Sau hết, Đức Giêsu không chỉ cho chúng ta những đạo đức khắt khe hơn và cao hơn. Đó không phải là điều khiến cho những giáo huấn của Người thành đặc biệt. Nhưng, qua phép rửa và ân ban Chúa Thánh Thần, chúng ta khao khát và có sức mạnh thần thiêng để sống những gì chúng ta được dạy lại ngày hôm nay. Thần Khí mới trong chúng ta là tất cả những gì giúp chúng ta sống, như Đức Giêsu nói với chúng ta, với “đời sống công chính hơn các Pharisêu và các Kinh Sư”

Hôm nay tôi chọn bài Tin mừng ngắn. Bài kia hơi dài (5,17-37). Tôi không muốn làm đầy tai cộng đoàn với những điều nên làm và không nên làm. Nhưng ngay cả trong bài ngắn, Đức Giêsu cũng mời gọi chúng ta, không chỉ giữ lề luật cách hời hợt nông cạn hay chỉ vẻ bề ngoài, nhưng là lời đáp trả bên trong – thay đổi bên trong cách sâu sắc giúp chúng ta sống được những gì chúng ta được hướng dẫn.

Các môn đệ có lẽ rất mất tinh thần khi nghe Đức Giêsu giảng thế này. Cuối cùng thì Pharisêu được xem là công chính và thánh thiện. Đức Giêsu thách thức không chỉ những kẻ theo Người, mà người còn thách thức cả Pharisêu và các kinh sư nữa. Tôn giáo của họ sẽ đi sâu hơn là những công việc bên ngoài – động cơ tốt sẽ tạo nên hành vi tốt. Người yêu cầu cao! Những điều đó khó mà thực hiện được.

Những người Pharisêu dành rất nhiều thời gian và công sức để chu toàn Lề Luật. Họ là giai cấp trung lưu và không giống như những người nghèo kiết xác kia, chiếm đa phần đông trong số những người theo Đức Giêsu, các Pharisêu được học hành và cũng có thời gian nhàn rỗi mà theo đuổi sự tinh ròng của việc tuân giữ lề luật. Đâu là cơ hội cho những kẻ dốt nát, lao động kiệt sức và nghèo đói đang đi theo Đức Giêsu? Cũng vậy, đâu là cơ may cho chúng ta có thể hoàn trọn những giáo huấn này? Vậy mà, Đức Giêsu kêu mời chúng ta phải thánh thiện hơn những kinh sư và các Pharisêu!

Từ bài Tin mừng hôm nay, chúng ta thấy Đức Giêsu như muốn rút ngắn con đường có thể dẫn đến những án mạng. Vì thế, Người nhắc các môn đệ hãy kiềm chế cơn giận của mình. Trong những trường hợp ngoại tình, các gia đình thường tìm cách trả thù đôi trai gái đó vì đã làm nhục gia đình, đặc biệt là phía người chồng. Để tránh việc ngoại tình và những hậu quả hận thù đẫm máu có thể nổ ra sau đó, Đức Giêsu bảo các môn đệ thậm chí không được nghĩ đến vấn đề đó – không được ham muốn người khác. Ngoài ra, có thể có những tương quan tốt đẹp trong cộng đoàn, nhất là cộng đoàn những người có đức tin nếu mọi người biết cư xử chân thành với nhau; nếu như họ có thể tin tưởng lời người khác thì sẽ không có sự gian trá.

Đức Giêsu kêu gọi các môn đệ phải gương mẫu trong cách hành xử. Sống như thế với người khác, ngoài việc tạo nên mối tương quan yêu thương trong cộng đoàn, còn có thể hấp dẫn chính cộng đoàn ấy và giáo huấn của Đấng mà họ đi theo là Đức Giêsu. Hôm nay, Đức Giêsu đưa ra một mẫu gương cụ thể cho những điều Người nói với các môn đệ trong Chúa Nhật trước. Các ngài sẽ là “muối cho đời”, “ánh sáng cho trần gian” và là một “thành xây trên núi”.

Lưu ý đến cấu trúc của những câu nói. Mỗi câu bắt đầu bằng cụm từ: “Các ngươi nghe luật dạy rằng…” rồi Đức Giêsu đưa ra giáo huấn cụ thể của mình: “Còn Thầy, Thầy bảo anh em…”. Người lấy uy tín từ lời dạy của tiền nhân và rồi đưa ra ví dụ cụ thể, kêu gọi môn đệ của Người nên công chính hơn nữa, một “luật” chính xác hơn. Một “Luật Mới”.

Kitô hữu chúng ta được mời gọi sống nhiều cáh thế khác nhau, trong tương quan với người khác và với thế giới. Chúng ta kiếm tìm sự giao hòa ở nơi có giận hờn và ly tán. Chúng ta kiềm chế dục vọng dù thế giới xung quanh có tha hóa. Chúng ta tin tưởng người khác và vì thế khi chúng ta hứa thì hãy giữ lời.

Điều gì giúp chúng ta sống những thách đố mà Đức Giêsu đặt ra trước mắt chúng ta? Hiễn nhiên chúng ta không thể thực hiện được điều đó chỉ nhờ việc chúng ta cắn răng cố gắng thực hiện, nhưng là nhờ chúng ta biết nhìn lên Đức Giêsu và hướng về tha nhân với tình yêu và sự hỗ tương. Có vẻ lý tưởng chăng? Vâng, có vẻ như thế, nhưng Đức Giêsu không đòi chúng ta phải hoàn thành những gì mà Người không giúp chúng ta thực hiện.

Chẳng có gì ngạc nhiên khi chúng ta chọn đọc sách Huấn ca hôm nay. Đó là một phần của Khôn Ngoan truyền thống trong Kinh Thánh Dothái. Theo truyền thống đó, những hành động của con người sẽ có những hậu quả cụ thể. Chúng ta được tự do tuân theo lối sống mà Chúa đã định hoặc không. Trong bài đọc hôm nay, dù ngắn, từ ngữ “Chọn” được nhắc lại tới ba lần. Truyền thống Khôn ngoan này nhấn mạnh đến tự do của chúng ta và khuyến khích chúng ta sử dụng tự do đó để chọn lựa phù hợp với sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Vì những khó khăn chọn lựa đó, sách sách Huấn ca khuyến khích: “Tin tưởng vào Chúa, con sẽ được sống”. Chúng ta được đảm bảo rằng chọn lựa như thế sẽ được cho sống, vì Chúa nhìn đến kẻ có lòng tin. (Chúa nhìn đến những kẻ kính sợ Ngài.)

Đời sống Đức Giêsu cho chúng ta thấy Giáo huấn của Người như thế nào khi được thực hiện. Giờ đây Người là người Thầy khôn ngoan chỉ cho chúng ta cách sống và còn ban Thánh Thần để giúp chúng ta chọn những con đường ban sự sống đó. Người dạy chúng ta chọn những con đường giúp chúng ta đến với sự sống chứ không phải cái chết. Các môn đệ của Người tiếp tục sống những giáo huấn ấy trong cuộc đời của các ngài. Dù bất cứ hoàn cảnh nào, những người chưa bao giờ đọc Các Bài Giảng Trên Núi, cũng có thể học được nội dung này qua việc xem xét đời sống của chúng ta.

GIỮ LUẬT CHÚA VỚI TÌNH YÊU VÀ LÒNG MẾN

Lm Antôn Nguyễn Văn Độ

(Mt 5,17 – 37)

“Thiên Chúa ban cho con người sự sống và sự chết, con người có quyền lựa chọn thích thứ nào thì được thứ ấy” (Hc 15, 17 ). Lời trên là một minh họa cụ thể cho Cây biết biết lành biết dữ và Cây Sự Sống trong sách Sáng Thế (x. St 2 ​​, 9 ). Chúng ta không “quyết định” chọn cái ác, tội lỗi là điều không thể tránh khỏi, nhưng dưới ánh sáng của Chúa Thánh Thần, chúng ta được mời phân biệt sự lành và sự dữ cách tự do nhờ sức mạnh Người đã trao ban: “Nếu ngươi muốn tuân giữ các giới răn: việc trung thành giữ các giới răn là tuỳ ở ngươi”. Đây là Tin Mừng do Đức Khôn Ngoan công bố, Đức Giêsu thực hiện, Người chết cho tội lỗi và sống lại trong quyền năng của Chúa Thánh Thần. Khi tội lỗi bị bẻ gẫy, sự chết bị đập tan, Thiên Chúa ban lại cho chúng ta ơn gọi làm con cái Chúa, đồng thừa tự với Chúa Giêsu (x. 2 Pr 1, 4 ) . Đó là kế hoạch khôn ngoan nhiệm mầu của Thiên Chúa đối với loài người : “Sự khôn ngoan đầy nhiệm mầu của Thiên Chúa vẫn được giấu kín, mà Thiên Chúa đã tiền định từ trước muôn thuở để làm nên sự hiển vinh của chúng tôi… Thiên Chúa đã mạc khải điều đó cho chúng tôi do Thánh Thần của Người “ (x. 1 Cr 2, 6-10) .

Vì thế, nếu sự thật về thân phận con người là sống kết hiệp với Đức Giêsu và hiệp nhất với Ngài trong đức tin, tình yêu và lòng mến là con đường duy nhất dẫn đến Cây Sự Sống, phục hồi phẩm giá làm con Thiên Chúa và mở ra cho chúng ta tình huynh đệ phổ quát. Thì Đức Giêsu đến “kiện toàn Lề Luật và lời các Ngôn Sứ”, với mục đích soi đường chỉ lối cho chúng ta về với Thiên Chúa là Cha Đức Giêsu và là Cha chúng ta nhờ sự vâng phục Lời Ngài. Tuy nhiên, sự khôn ngoan đầy nhiệm mầu của Thiên Chúa, khác với “sự khôn ngoan của thế gian” (x. 1 Cr 2, 6), như Thánh Phaolô nói với chúng ta.

Khi con người cố gắng bằng mọi cách để bảo vệ “quyền lợi” cá nhân trong công lý, nhưng dưới cái nhìn của Đức Giêsu là chưa đủ: “Nếu các con không công chính hơn các luật sĩ và biệt phái, thì các con chẳng được vào Nước Trời đâu” (Mt 5, 20).  Vậy thế nào là công chính hơn các luật sĩ và biệt phái?

Đức Giêsu giải thích qua một loạt các phản đề giữa các giới răn cũ và kiểu Ngài đề nghị. Mỗi lần bắt đầu: “Các con đã nghe người xưa nói rằng… “, rồi Ngài khẳng định: “Còn Thầy, thầy bảo các con… “. Chẳng hạn: “Các con đã nghe người xưa nói rằng: Chớ giết người; ai giết người thì đáng bị đưa ra tòa. Còn Thầy Thầy bảo các con: Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra tòa” (x. Mt 5,21-22). Và sáu lần như vậy. Khi nói như thế, Đức Giêsu không có ý định thêm các điều răn, nhưng Ngài tuyên bố cần phải có bước nhảy về chất lượng, Ngài chứng tỏ Ngài chu toàn các giới răn với tình yêu của Chúa Cha, với sức mạnh của Chúa Thánh Thần ở trong Ngài. Đến lượt chúng ta, với niềm tin nơi Ngài, để Chúa Thánh Thần hoạt động, Chúa Thánh Thần sẽ giúp chúng ta sống tình yêu của Thiên Chúa. Vì thế, mỗi điều răn trở thành thật sự như đòi buộc của tình yêu, vì tất cả các giới răn đều tóm về hai điều này là : trước kính Đức Chúa Trời hết lòng hết sức, và sau là yêu người như mình ta vậy. Như Thánh Phaolô quả quyết: “Yêu thương là chu toàn Lề Luật” (Rm 13,10).

Đức Giêsu tiếp tục mời gọi chúng ta dứt bỏ tận căn : “Nếu con mắt phải của con nên dịp tội cho con, thì hãy móc nó mà ném xa con; vì thà mất một chi thể còn lợi hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục. Và nếu tay phải con nên dịp tội cho con, thì hãy chặt mà ném nó xa con; vì thà mất một chi thể còn hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục” (Mt 5,29-30).  Hình ảnh thân thể người kitô hữu bị cắt xén cho thấy cuộc chiến khốc liệt này và báo trước những gì không phù hợp với sủng. Chỉ có Thần Khí mới có thể giúp chúng ta thực hiện việc hoán cải và lựa chọn dứt khoát, cứu mạng sống ta và ném xa ta những gì ngăn cản ta với Thiên Chúa, thậm trí tách ra khỏi chính thân mình như con mắt chẳng hạn. Liệu chúng ta có thể cân nhắc chọn lựa giữa ngọc trai quý hiếm với kho bạc duy nhất là Sự Sống đời đời không?

Thánh Phaolô nói: “lòng người cũng chưa từng mơ ước tới, đó là tất cả những điều Thiên Chúa đã làm cho những ai yêu mến Người” (1 Cr 2, 10). Chúa Thánh Thần sẽ giúp chúng ta vượt qua quán tính của con người cũ, và sống trong tình yêu, nếu chúng ta tin kính Chúa, “Chúa nhìn đến những kẻ kính sợ Người, và thấu suốt mọi hành động của con người” ( Hc 15, 19 ) ; “Chúa thích ngự trong những tâm hồn ngay thẳng” ( Lời nguyện nhập lễ ).

Đức Giêsu mời gọi chúng ta hoán cải tận căn, chúng ta là con một Cha trên Trời và là anh em với nhau. Chúng ta không đứng trước bàn thờ Chúa một mình, nhưng cùng anh em dâng lễ vật lên Thiên Chúa. Vì vậy, Cha trên Trời làm sao vui mừng được, khi con cái dâng lễ vật mà đang chia rẽ nhau ? Đó là lý do tại sao Đức Giêsu bảo: “khi ngươi đang dâng của lễ nơi bàn thờ mà sực nhớ người anh em đang có điều bất bình với ngươi, thì ngươi hãy để của lễ lại trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ngươi trước đã, rồi hãy trở lại dâng của lễ” (Mt 5,23-24).  Ai trong chúng ta là xứng đáng với lời đề nghị trên?

Lời Chúa Giêsu gửi đến mỗi người trong chúng ta, không có chuyện cắt chân cắt tay, hay là móc mắt, nhưng là cam kết dấn thân trong tình bác ái. Với ơn Chúa Thánh Thần, chúng ta có thể  vứt bỏ hay ném xa những gì đe dọa chúng ta kết hợp với Chúa và tha nhân, chọn Chúa làm gia nghiệp của đời ta. Amen.

LUẬT SỐNG VIÊN MÃN

Am Trần Bình An

Chia sẻ Tin Mừng CN 6 TN NA 2017 (Mt 5, 17-37)  

Luật sống viên mãn

Hoàng Việt luật lệ hay còn được biết đến với tên Hoàng triều luật lệ, Quốc triều điều luật, Nguyễn triều hình luật, bộ luật Gia Long là bộ luật chính thức của Việt Nam thời đầu nhà Nguyễn do Bắc thành Tổng trấn Nguyễn Văn Thành soạn thảo và vua Gia Long  cho ban hành năm 1815.

Luật Gia Long được sử dụng trong suốt thời nhà Nguyễn,  rồi dùng tiếp ở Trung Kỳ trong thời Thực dân Pháp  chiếm đóng Việt Nam. Gồm có 398 điều và 30 điều tỷ dẫn, chép trong 22 cuốn. Có sáu thể loại do ứng với việc sáu Bộ: Lại, Công, Lễ, Hộ, Binh, Hình phụ trách.

Lại luật là những quy định về tổ chức nhà nước và hệ thống quan lại; Công luật quy định về xây dựng, bảo vệ đê điều, lăng tẩm; Lễ luật quy định về ngoại giao và nghi lễ cung đình; Hộ luật quy định về quản lý dân cư và đất đai; Binh luật quy định về tổ chức quân đội và quốc phòng; Hình luật quy định về các tội danh và hình phạt. Trong 398 điều của Luật Gia Long, có 166 điều về hình luật, 66 điều về hộ luật, 10 điều về công luật. Một số điều trong Hộ luật đã được cụ thể thành chính sách kinh tế của nhà Nguyễn. Từ việc phân chia các điều luật, có thể thấy rằng nhà Nguyễn rất quan tâm tới pháp luật trong quá trình trị nước, đặc biệt là yếu tố hình luật được đề cao, thể hiện sự hà khắc của Luật Gia Long, với mục đích bảo vệ quyền lợi và địa vị của vương triều (ThS. Đỗ Việt Hà, Pháp luật Triều Nguyễn)

 

Bộ Luật Gia Long tuy đã giữ cho đất nước ổn định bền vững, nhưng cũng chỉ là nhất thời, rồi cũng bị phũ phàng xoá sổ cùng quốc gia bị xâm chiếm. Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu công bố những điều luật căn bản, đạo đức, mẫu mực, bất biến, để con người hưởng hạnh phúc trường sinh trong Nước Trời vĩnh cửu.

Luật yêu thương

 

Luật Môise đã dẫn dắt dân Do Thái thoát khỏi luật rừng, đem lại nhân phẩm cho người dân. Nhưng Đức Giêsu muốn nâng cấp lề luật, hướng con người lên tầm cao mới, tốt lành hơn, thánh thiện hơn. Đó là lòng nhân ái, yêu thương, khoan dung, độ lượng, xoá tan đi sự ác, bất nhân, đố kỵ, hận thù, ganh ghét, kỳ thị, phân biệt, chia rẽ. “Còn Ta, Ta bảo các con: Bất cứ ai phẫn nộ với anh em mình, thì sẽ bị toà án luận phạt. Ai bảo anh em là ‘ngốc’, thì bị phạt trước công nghị. Ai rủa anh em là ‘khùng’, thì sẽ bị vạ lửa địa ngục.”

 

Người còn kêu gọi yêu thương, tha thứ, làm ơn và cầu nguyện cho người thù oán, thủ ác, hãm hại, hành hạ và giết mình, như gương sáng của chính Người. “Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em, hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em.” (Lc 6, 27-28)

Luật lương tâm

 

Luật cũ thường xét xử theo những hậu quả xấu do đương sự đã gây ra. Còn Luật mới của Đức Giêsu xét xử ngay từ căn nguyên, nguồn gốc sự dữ, ngay từ trong lòng dạ, thâm tâm mỗi người. Luận phạt từ ngay những âm mưu đen tối, những ham muốn lệch lạc, ý đồ hãm hại. “Còn Ta, Ta bảo các con: Hễ ai nhìn xem phụ nữ mà ước ao phạm tội với họ, thì đã ngoại tình với họ trong lòng rồi.”

Hơn nữa, Người nêu ra cách ngăn chận, tiêu diệt sự dữ ngay từ khởi sự, tích cực và sâu sắc, hơn những hình phạt thông thường. “Nếu con mắt phải của con nên dịp tội cho con, thì hãy móc nó mà ném xa con; vì thà mất một chi thể còn lợi hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục. Và nếu tay phải con nên dịp tội cho con, thì hãy chặt mà ném nó xa con; vì thà mất một chi thể còn hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục.” Tuy những điều đó thực hành khó khăn, gần như bất khả thi, Đức Giêsu muốn đòi hỏi con người phải dũng mãnh từ bỏ mình, kiên quyết, hy sinh, dẫu rất đau đớn, để có thể chế ngự, hoàn toàn làm chủ bản thân trước cám dỗ rất hấp dẫn, ngọt ngào.

Luật công chính

 

Đức Giêsu công khai truy ra đích danh nguồn cội của sự dối trá: “Ma quỷ là kẻ nói dối, và là cha sự gian dối.” (Ga 8, 44) Vì vậy, Người đòi hỏi con người, con cái sự sáng phải sống công chính, chánh trực, không thể chấp nhận sự man trá, gian xảo trong tư tưởng, lời nói, lẫn việc làm. “Nhưng lời nói của các con phải là: Có thì nói có, không thì nói không, thêm điều đặt chuyện là bởi ma quỷ mà ra.”

Luật công chính không có điều khoản ấn định thế nào là minh bạch, nhưng bàng bạc ẩn hiện trong suốt sinh hoạt thường ngày, qua ứng xử, hành động, ăn nói. Có thể đánh lừa cả thiên hạ, nhưng không ai qua mặt được Thiên Chúa, Đấng thấu suốt mọi sự kín nhiệm ở đời. “Vậy, Thầy bảo cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pharisêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời.” (Mt 5, 20)

“Cái gì làm con xa Chúa, hãy hy sinh nó đi: “móc mắt, chặt tay cưa chân…” (Đường Hy Vọng, số 162)

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đến kiện toàn Lề Luật, bằng những Luật Mới, như yêu thương, lương tâm và công chính. Xin dạy chúng con thấu hiểu, thấm nhuần và kiên trì tuân giữ Luật Mới, hầu chúng con xứng đáng là con cái sự sống.

Khấn xin Mẹ cầu bầu, giúp đỡ chúng con luôn trung thành tuân giữ những Giới Răn Mới của Chúa Kitô trong mọi nơi, mọi lúc. Amen.

SỰ THẬT

Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

Chúa Nhật VI Thường niên, năm A Hc 15, 15-20 1Co 2, 6-10 Mt 5, 17-37

Sự thật

Đọc Tin mừng của Chúa Giêsu, chúng ta nhận ra sợi chỉ đỏ xuyên suốt về giáo huần của Ngài. Chúa Giêsu đã đến để kiện toàn các lề luật mà các Kinh sư, Pharisêu cho rằng Ngài phá đổ lề luật của Môsê, của cha ông, tổ tiên. Không, Chúa đến không phải để phá đổ nhưng để kiện toàn các lề luật dựa trên luật đức ái, yêu thương. Đối với Chúa, giới luật yêu thương, đức ái là chủ đạo trong giáo lý của Ngài. Đối với Chúa, đức ái không cho phép con người giận nhau, chửi nhau, tranh chấp, hận thù, ghen ghét nhau, không được ngoại tình dù chỉ trong tư tưởng. Đức ái cao độ, tuyệt hảo không cho phép người môn đệ Chúa ăn gian, nói dối, lọc lừa, phỉnh gạt mà họ luôn phải sống theo sự thật.

Thiên Chúa tạo dựng con người, sáng tạo vũ trụ, Ngài ban cho con người lý trí để biết phân biệt điều lành, điều dữ, cái phải, cái trái. Ngài còn cho con người ý chí để tự quyết định điều được làm và điều không được làm. Thiên Chúa yêu thương đã cho con người quyền tự do để quyết định làm điều tốt, tránh điều xấu. Tuy nhiên, ma quỷ ngay từ đầu đã cám dỗ ông bà tổ tiên Ađam-Evà làm điều cấm, phản nghịch lại Thiên Chúa là Đấng yêu thương ông bà. Do đó, trong cuộc sống hằng ngày, ma quỷ vẫn xúi giục, cám dỗ con người, đẩy con người xa sự thật, ma quỷ vẫn lợi dụng con người bản chất yếu đuối, lôi kéo con người sa vào cạm bẫy, ham mê xác thịt, dục vọng, tiền tài, chức tước, nên nhiều khi con người không dám nói sự thật, không dám sống sự thật, mà lại lọc lừa, gian dối, phỉnh gạt. Tất cả những điều xấu mà đoạn Tin mừng của thánh Matthêu kể ra như “ không sống công chính, giết người, giận anh em, chủi bới anh em, mắng anh em là đồ ngốc, đồ khùng, ngoại tình, nhìn người phụ nữ ham muốn điều xấu, bội thề vv…” đều là do ma quỷ. Thực tế, tất cả những điều xấu này làm cho con người sống theo giả trá, sống theo ma quỷ bởi vì ma quỷ sống dối trá, phỉnh gạt. Chúng là cha của sự giả dối…

Chúng ta đang sống trong một thế giới với những văn minh phát triển tột bậc, nhưng thế giới này vẫn đan xen vàng thau lẫn lộn, ánh sáng và bóng tối, điều lành và điều dữ, sự thật và dối trá. Thiên Chúa luôn dạy con người phải sống công chính. Chúng ta không được bắt chước thói hư nết xấu của Pharisêu, Kinh sư và Biệt phái. Bởi vì họ giả đạo đức, nhưng lòng họ đầy bẩn thỉu, đầy gian tham…Họ chất trên vai người khác những gánh nặng, nhưng chính họ lại không dám đưa ngón tay lay thử. Họ nới dài tua áo, thẻ kinh rỏng rẻng…Họ làm ra những thứ luật tỉ mỉ, chi li và bắt người khác giữ mà chính họ lại không giữ vv…Họ sống giả hình, là hiện thân của ma quỷ.

Thánh Phaolô đã viết :” Anh em hãy mặc lấy Đức Kitô “. Mặc lấy Đức Kitô nghĩa là sống con người mới, con người công chính, thánh thiện bởi vì Chúa là Đấng tuyệt đối thánh, thánh ba lần thánh. Tin mừng của Đức Giêsu là làm chứng cho sự công chính, thánh thiện, làm chứng cho Đức Giêsu là Đấng giầu lòng thương xót. Chúa mời con tất cả môn đệ của Người hãy bắt chước Người làm chứng cho sự thật. Chính vì sống cho sự thật, làm chứng cho sự thật mà Đức Giêsu đã bị người Do Thái, bị Philatô kết án bất công. Philatô đã nói với Chúa :” Sự thật là gì ? “. Philatô đang đứng trước Chúa Giêsu là sự thật nhưng ông không nhận ra sự thật. Cái bi đát là thế ! Chính vì dám nói lên sự thật với Hêrôđê không được lấy vợ của anh mình, Gioan Tẩy Giả đã bị chém đầu…

Chúa Giêsu luôn kêu gọi chúng ta sống như Người, làm chứng cho sự thật trong mọi trạng huống của cuộc đời ngay cả khi phải hy sinh tính mạng như các tông đồ, như các thánh tử đạo vv…Giáo Hội cũng luôn mời gọi mọi Kitô hữu phải sống và làm chứng cho sự thật giữa một thế giới còn nhiều khiếm khuyết, bất toàn…

Lạy Chúa Giêsu, Đấng giầu lòng thương xót, Đấng là Sự thật, là Chân lý, là Sự sống, xin ban thêm đức tin cho chúng con, để chúng con can đảm sống sự thật, làm chứng cho sự thật như Ngài đã sống, đã chết cho sự thật. Amen.

Gợi ý để chia sẻ :

1.Sự thật là gì ? 2.Tại sao chúng ta phải bảo vệ sự thật ? 3.Ma quỷ là cha của sự gì ? 4.Tại sao lại gọi ma quỷ là cha của sự dối trá ? 5.Chúa mời gọi chúng ta phải làm gì ?

CUỘC SỐNG

Trầm Thiên Thu

Chúa Nhật VI TN, năm A-2017

Có lẽ khó có thể định nghĩa đầy đủ về cuộc sống hoặc cuộc đời, nhưng ai cũng cảm nghiệm rất cụ thể và “trọn vẹn” ở một mức độ nào đó. Người ta nói “đời là bể khổ”, cách nói này có thể tiêu cực hoặc tích cực theo tầm nhìn của mỗi người – để bi quan yếm thế hoặc để nỗ lực sống tốt.

Cuộc sống trần gian vốn dĩ bình thường nhưng lại rất phức tạp, vì thế cần phải biết đơn giản hóa cuộc sống để vượt qua chính mình và vượt qua tất cả mọi sự đời. Đó là cách “buông thả” để tự giải thoát mình khỏi mọi thứ rắc rối – buông thả chứ đừng buông xuôi. Tỷ phú Bill Gates (“cha đẻ” của Microsoft, sinh năm 1955) nhắn nhủ: “Đừng so sánh mình với bất cứ ai trên thế giới này. Nếu bạn tự so sánh như vậy tức là bạn sỉ nhục chính mình. Cuộc sống vốn không công bằng, hãy tập quen dần với điều đó”. Một câu nói đáng để chúng ta “vắt tay lên trán” mà suy nghĩ lắm.

Không có hoàn cảnh nào tuyệt vọng, chỉ có người tuyệt vọng vì hoàn cảnh. Thượng Đế khép lại cánh cửa này thì lại mở cánh cửa khác để người ta tiếp tục sống. Thượng Đế rất công bằng. Chúng ta không có quyền chọn nơi sinh nhưng chúng ta có quyền chọn cách sống. Hãy cứ là chính mình, có thể cuộc sống của chúng ta không có gì nổi trội, rất ư bình thường nhưng vấn đề là đừng sống tầm thường. Đó là sự tự do mà Thiên Chúa đã trao ban cho mỗi chúng ta.

Sách Huấn Ca có đề cập sự tự do của con người, với cách đặt vấn đề giản dị và tự nhiên: “Nếu con muốn thì hãy giữ các điều răn mà trung tín làm điều đẹp ý Người” (Hc 15:15). Chữ “nếu” xem chừng đơn giản mà lại phức tạp, ngắn gọn mà dài lê thê. Tác giả sách Huấn Ca nói cụ thể: “Trước mặt con, Người đã đặt lửa và nước, con muốn gì, hãy đưa tay ra mà lấy. Trước mặt con người là cửa sinh cửa tử, ai thích gì sẽ được cái đó” (Hc 15:16-17). Muốn gì, cứ lấy; thích gì, được nấy. Trong cuộc sống hằng ngày, người Việt cũng thường nói: “Thích thì chiều”. Vừa khôi hài, vừa nghiêm túc. Đó là cách đề cập sự tự do. Sự tự do quý giá, nhưng con người phải trả giá cao về cách chọn lựa của mình. Quả là gay go thật!

Gọi là tự do nhưng cũng có giới hạn, trong “phạm vi tự do” đúng nghĩa – tức là tự do làm điều tốt mà thôi. Trong cuộc sống, cái gì cũng có lý do riêng và mang tính đặc thù. Kinh Thánh lý giải: “Vì trí khôn ngoan của Đức Chúa thật lớn lao, Người mạnh mẽ uy quyền và trông thấy tất cả. Người để mắt nhìn xem những ai kính sợ Người, và biết rõ tất cả những gì người ta thực hiện. Người KHÔNG truyền cho ai ăn ở thất đức, cũng KHÔNG cho phép ai phạm tội” (Hc 15:18-20).

Sử dụng quyền tự do để làm điều ác thì sẽ nhận phần đau khổ, sử dụng quyền tự do để làm điều tốt thì sẽ nhận phần hạnh phúc. Người ta cũng nói là “ác giả, ác báo” hoặc gọi là “luật nhân – quả”. Luật Chúa là những gì rất tự nhiên, rất bình thường. Tác giả Thánh Vịnh nói: “Hạnh phúc thay ai sống đời hoàn thiện, biết noi theo luật pháp Chúa Trời. Hạnh phúc thay kẻ tuân hành ý Chúa, hết lòng hết dạ kiếm tìm Người” (Tv 119:1-2).

Cuộc sống là chuỗi ngày tháng tìm kiếm Chúa. Tìm thì sẽ gặp, gặp Ngài qua việc tuân giữ Thánh Luật. Ngài vẫn “hóa trang” thành những con người nghèo khổ trong cuộc sống đời thường. Tác giả Thánh Vịnh vẫn luôn tâm niệm: “Vâng lạy Chúa, Ngài đã ban huấn lệnh, truyền chúng con tuân giữ vẹn toàn. Ước mong sao con hằng vững bước theo thánh chỉ Ngài ban” (Tv 119:4-5). Ước mong sao các Kitô hữu cũng luôn tâm nguyện như vậy để làm chứng về Thiên Chúa và cũng là cách sống thánh giữa cuộc đời này.

Chính nhân còn sai lầm mỗi ngày bảy lần, huống chí phàm phu tục tử, vì thế mà luôn cần ơn tha thứ của Thiên Chúa: “Xin tỏ lòng nhân hậu cùng tôi tớ Chúa đây để con được sống và tuân giữ lời Ngài. Xin mở mắt cho con nhìn thấy luật pháp Ngài kỳ diệu biết bao” (Tv 119:17-18). Thật là không dễ hoàn thiện khi còn bị giằng co giữa tinh thần và xác thịt, sơ sảy một chút là “chết chắc”. Biết vậy không phải là để buông xuôi mà là để cố gắng, và không ngừng tự nhủ: “Lạy Chúa, xin dạy con đường lối thánh chỉ, con nguyện đi theo mãi đến cùng. Xin cho con được trí thông minh để vâng theo luật Ngài và hết lòng tuân giữ” (Tv 119:33-34).

Thông minh không phải để tự tôn hoặc làm điều gì khác người, mà là để “hết lòng tuân giữ Thánh Luật của Thiên Chúa”. Đó là sống khôn ngoan, cách sống này cần thiết lắm. Salômôn đã thực sự khôn ngoan khi ông chỉ xin ơn khôn ngoan. Ai tuân giữ Luật Chúa là người khôn ngoan, như Kinh Thánh xác định: “Anh em phải giữ và đem ra thực hành, vì nhờ đó anh em sẽ được các dân coi là KHÔN NGOAN và THÔNG MINH” (Đnl 4:6). Cách sống khôn ngoan cũng là cách sống thông minh, thật kỳ diệu về mối liên quan này.

Đề cập sự khôn ngoan, Thánh Phaolô phân tích: “Điều chúng tôi giảng dạy cho các tín hữu trưởng thành cũng là một lẽ khôn ngoan, nhưng không phải là lẽ khôn ngoan của thế gian, cũng không phải của các thủ lãnh thế gian này, là những kẻ sớm muộn gì cũng phải diệt vong. Trái lại, chúng tôi giảng dạy lẽ khôn ngoan nhiệm mầu của Thiên Chúa đã được giữ bí mật, lẽ khôn ngoan mà Thiên Chúa đã tiền định từ trước muôn đời, cho chúng ta được vinh hiển” (1 Cr 2:6-7). Thiên Chúa quan phòng và tiền định mọi sự, nhưng Ngài tiền định điều tốt, sự lành, chứ Ngài không ấn định sự dữ, điều ác. Thuyết Nhị Nguyên (Dualism) và các thuyết liên quan (như Albigensianism, Manichaeism, Priscillianism,…) là các tà thuyết đối lập với Thiên Chúa, và trái ngược với Công giáo.

Thánh Phaolô cho biết thêm: “Không một ai trong các thủ lãnh thế gian này đã được biết lẽ khôn ngoan ấy, vì nếu biết, họ đã chẳng đóng đinh Đức Chúa hiển vinh vào thập giá. Nhưng, như đã chép: Điều mắt chẳng hề thấy, tai chẳng hề nghe, lòng người không hề nghĩ tới, đó lại là điều Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai mến yêu Người. Còn chúng ta, chúng ta đã được Thiên Chúa mặc khải cho, nhờ Thần Khí. Thật vậy, Thần Khí thấu suốt mọi sự, ngay cả những gì sâu thẳm nơi Thiên Chúa” (1 Cr 2:8-10). Cách thức của Thiên Chúa luôn trái ngược với cách thức của phàm nhân: Không mà Có, Yếu mà Mạnh, Dốt mà Giỏi, Nhỏ mà Lớn, Thua mà Thắng, Chết mà Sống,…

Thiên Chúa khác hẳn đối với chúng ta về mọi thứ. Chúng ta cứ tưởng thế này rồi áp đặt hoặc khinh chê người khác, vì chúng ta suy diễn theo cách của mình, thậm chí có khi còn áp đặt cả đối với Thiên Chúa. Ngài cũng phải “chịu đựng” cái thói suy diễn của chúng ta lắm đấy.

Trình thuật Tin Mừng hôm nay (Mt 5:17-37) có năm vấn đề – tuy ngắn gọn nhưng đầy đủ và hàm súc, tất nhiên là cũng “chói tai” nữa.

– Vấn đề thứ nhất về Lề Luật. Chúa Giêsu đến để kiện toàn luật Môsê nhưng chúng ta lại cứ tưởng Ngài đến để phá bỏ Lề Luật cũ. Chính Ngài đã xác định: “Trước khi trời đất qua đi thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành” (Mt 5:18). Và Ngài kết luận: “Ai bãi BỎ dù chỉ là MỘT trong những điều răn NHỎ NHẤT ấy và DẠY người ta làm như thế thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời” (Mt 5:19). Chúa Giêsu xác định rõ ràng như vậy, nhưng trong thự tế đời thường vẫn có tình trạng “so sánh” vì chúng ta vẫn nhìn nhau bằng con mắt phàm phu tục tử, “con chiên” nào béo thì vẫn được lưu ý đặc biệt!

Để nhấn mạnh, Chúa Giêsu đòi hỏi nghiêm túc về Đức Công Chính của người môn đệ: “Thầy bảo cho anh em biết, nếu anh em KHÔNG ăn ở công chính HƠN các kinh sư và người Pharisêu thì sẽ CHẲNG được vào Nước Trời” (Mt 5:20). Ai dám vỗ ngực mình là người công chính? Vì có “máu” Pharisêu nên người ta vẫn ưỡn ngực và vỗ rất mạnh để người khác phải chú ý. Tình trạng này không hiếm thấy trong cuộc sống hằng ngày đâu!

– Vấn đề thứ nhì về Tính Giận Ghét (cũng đề cập trong Lc 12:57-59). Chúa Giêsu đưa ra Luật xưa: Chớ giết người; ai giết người thì đáng bị đưa ra toà. Đúng, không sai. Nhưng như vậy còn tiêu cực, và Ngài muốn chúng ta phải sống tích cực: “Ai GIẬN anh em mình thì đáng bị đưa ra toà. Ai MẮNG anh em mình là đồ ngốc thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai CHỬI anh em mình là quân phản đạo thì đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt” (Mt 5:22). Những lời nhẹ nhàng mà nhức nhối lắm, nếu không “nghe tai này qua tai kia”. Điều luật tích cực chắc chắn khó hơn nhiều so với điều luật tiêu cực.

Và còn hơn thế nữa, Chúa Giêsu nói rõ ràng: “Nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình” (Mt 5:23-24). Sự thể có vẻ bình thường mà lại rất bất thường, không hề giống như chúng ta tưởng.

Cụ thể hóa vấn đề, Chúa Giêsu giải thích chi tiết: “Hãy mau mau dàn xếp với đối phương, khi còn đang trên đường đi với người ấy tới cửa công, kẻo người ấy nộp anh cho quan toà, quan toà lại giao anh cho thuộc hạ, và anh sẽ bị tống ngục. Thầy bảo thật cho anh biết: anh sẽ không ra khỏi đó, trước khi trả hết đồng xu cuối cùng” (Mt 5:25-26). Đó cũng là bí quyết Ngài chỉ cha chúng ta cách sống đúng đắn và tích cực về đức ái, cũng chính là sống lòng thương xót vậy.

– Vấn đề thứ ba về Chuyện Ngoại Tình. Luật cũ cấm chung: Chớ ngoại tình. Chúa Giêsu rạch ròi chi tiết hơn: “Ai NHÌN người phụ nữ mà THÈM MUỐN thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi” (Mt 5:25). Loại tội này không ai biết, chỉ có chính mình biết và Chúa biết mà thôi. Bề ngoài nghiêm nghị chưa chắc là đạo đức, cúi đầu chưa chắc là vâng phục, khúm núm chưa chắc là ngoan ngoãn,… đúng như tục ngữ Việt Nam nói: “Chiếc áo không làm nên thầy tu”. Chúa Giêsu xoáy sâu và cụ thể luôn: “Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã thì hãy MÓC mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể còn hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục. Nếu tay phải của anh LÀM CỚ cho anh sa ngã thì hãy CHẶT mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể còn hơn là toàn thân phải sa hoả ngục” (Mt 5:25-30). Quả thật, những lời nói kiểu này rất “khó nghe”, nhưng sự thật thì mãi là sự thật, không thể khác được.

– Vấn đề thứ tư về Chuyện Ly Dị (cũng đề cập trong Mt 19:9; Mc 10:11-12 và Lc 16:18). Luật Cựu Ước dạy: “Ai rẫy vợ thì phải cho vợ chứng thư ly dị”. Tương tự, ngày nay người ta ra tòa án đời và có giấy chứng thực ly hôn là xong. Ai lo phận nấy. Nhưng đối với Chúa Giêsu thì không thể như vậy: “Ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai RẪY vợ là ĐẨY vợ đến chỗ ngoại tình; và ai CƯỚI người đàn bà BỊ RẪY thì cũng phạm tội NGOẠI TÌNH” (Mt 5:31). Rất rõ ràng, rất rạch ròi. Tuy nhiên, tại một số Giáo Hội địa phương ở hải ngoại, cụ thể là Hoa Kỳ, có trường hợp hai vợ chồng còn sống, họ không ở với nhau mà hai người vẫn được cưới người khác. [Tôi biết một trường hợp như vậy. Phải chăng cả hai đều không khai báo thật hay có vấn đề gì?].

– Vấn đề thứ năm về Lời Thề Hứa. Chúa Giêsu tiếp tục dẫn chứng Luật cũ: “Chớ bội thề, nhưng hãy trọn lời thề với Đức Chúa”. Rồi Ngài ra nghiêm lệnh: “ĐỪNG thề chi cả. Đừng chỉ trời mà thề, vì trời là ngai Thiên Chúa. ĐỪNG chỉ đất mà thề, vì đất là bệ dưới chân Người. ĐỪNG chỉ Giêrusalem mà thề, vì đó là thành của Đức Vua cao cả. ĐỪNG chỉ lên đầu mà thề, vì anh không thể làm cho một sợi tóc hoá trắng hay đen được. Nhưng hễ CÓ thì phải nói CÓ, KHÔNG thì phải nói KHÔNG. Thêm thắt điều gì là do ác quỷ” (Mt 5:34-37). Bốn cái “đừng” liên tiếp. Chúa Giêsu đưa ra là bốn mệnh lệnh phủ định nhằm đề cao sự thật, vì chỉ có sự thật mới khả dĩ giải thoát chúng ta (Ga 8:32).

Cuộc sống có triết lý riêng, đừng lo người khác không hiểu mình hoặc ghét mình, họ nhìn mình thế nào không thành vấn đề, quan trọng là bản thân mình nhận biết mình như thế nào. Cuộc đời sẽ thú vị và có ý nghĩa nếu biết SỐNG CHO, SỐNG VÌ và SỐNG VỚI người khác trong tình liên đới yêu thương – cả tình Chúa và tình người. Hãy ghi nhớ lời hứa của Thiên Chúa từ ngàn xưa: “Ta biết các kế hoạch Ta định làm cho các ngươi, kế hoạch thịnh vượng, chứ không phải tai ương, để các ngươi có một tương lai và một niềm hy vọng” (Gr 29:11).

Lạy Thiên Chúa, xin giúp con biết sống theo Thánh Ý Ngài mọi nơi và mọi lúc. Con chỉ là một kẻ bình thường nhất trong số những người bình thường, nhưng xin đừng để con sống tầm thường, và xin Ngài gìn giữ con trong điều kiện bình thường – chứ con không dám xin điều khác thường khi Ngài không muốn. Con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu, Đấng cứu độ nhân loại. Amen.

Kính gởi quý vị – đặc biệt là quý ca trưởng

Lời dẫn và Đáp ca bằng Video

Chủ nhật 6 Thường niên – Năm A

https://www.youtube.com/watch? v=jAv5F2mN590

Và bài Thánh ca của LM La Thập Tự

Rất quý mến

Tamlinhvaodoi

BIẾT MÌNH GIỚI HẠN ĐỂ CẢM THÔNG

Lm. Jos Tạ duy Tuyền

Hai vợ chồng lớn tuổi ghé vào một quán ven đường đề điểm tâm.

Ăn xong, khi đã lên xe đi được khá xa, bà vợ mới sực nhớ là mình quên cặp kính trên bàn ăn. Suốt quãng đường trở lại quán, ông chồng luôn mồm cằn nhằn tính đoản vị, hay quên của bà vợ.

Đến chỗ cũ, khi bà vợ tất tả chạy vào tìm kính, ông chồng dặn với theo:

– Bà nhớ cầm ra luôn cho tôi cả mũ lẫn ô nhé!

Đôi khi chúng ta hay trách người này chê người kia. Có khi kết án ông này bà nọ. Sự kết án của chúng ta khiến nhiều người bảo rằng: bạn hãy nhìn lại bản thân mình xem tốt chưa mà chê người khác? Vì có khi những điều sai lầm ấy chính chúng ta cũng đang hay đã từng mắc phải?

Điều quan yếu trong cuộc sống không phải là kết án nhau mà là biết sống tốt từ bản thân của mình để nên gương sáng cho anh em. Đừng sống theo kiểu mà cha ông ta từng chê trách:

“Chân mình còn lấm bê bê

Lại cầm bó đuốc mà rê chân người”.

Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy sống theo tinh thần Phúc Âm. Hãy ăn ở ngay lành. Hãy làm việc thiện. Hãy từ bỏ những tính hư nết xấu, những đam mê tội lỗi. Đừng mang danh con cái Chúa mà lại sống xa rời tình nghĩa với anh em, xa rời tình nghĩa với Chúa. Đạo không dừng lại ở việc tuân giữ điều này điều kia mà còn thể hiện tình liên đới, sự chia sẻ, cảm thông với anh em. Đạo được quy chiếu vào Lòng Mến. Mến Chúa thì phải yêu mến anh em. Tình yêu đó đòi hỏi phải sống hiệp thông với nhau trong yêu thương và tha thứ. Tình yêu đó đòi hỏi tránh xa những mâu thuẫn, những ghen ghét, giận hờn. Chúa còn coi trọng sự hoà giải với nhau hơn cả việc đến dâng của lễ. Vì khi “anh em sắp dâng lễ vật trước bàn thờ mà sực nhớ có người đang bất bình với anh, thì hãy bỏ của lễ mà đi làm hoà trước đã rồi hãy trở lại mà dâng lễ”.

Nhìn vào thế giới hôm nay đó là một thế giới đầy bạo lực. Con người không cần lý lẽ. Người ta có thể dùng quyền để bẻ cong công lý. Người ta dùng sức mạnh để đè bẹp tự do và xâm phạm quyền sống của tha nhân. Vâng, giữa một thế giới mà sự thù hận luôn đòi loại trừ nhau bằng bạo lực, bằng gươm đao. Giữa một thế giới mà lòng nhân đã đánh mất chỉ còn sự giả hình, hay nhẹ hơn là mạnh ai nấy lo, sống thiếu tình liên đới với nhau. Người kytô hữu cần phải thể hiện cho người ta thấy lòng bao dung và tha thứ vẫn còn tồn tại trên trần gian. Vì Chúa mà chúng ta vẫn có thể làm điều ấy. Vì Chúa mà chúng ta hãy nhịn nhục lẫn nhau. Vì Chúa mà chúng ta hãy tha thứ cho nhau. Vì Chúa mà chúng ta hãy “chín bỏ làm mười”, sống vị tha và bác ái với nhau.

Điều đáng trách là nhiều người mang danh ky-tô hữu nhưng lại sống thiếu tình yêu. Bởi vì vẫn còn đó những người siêng năng đi lễ nhưng không dám sống thánh lễ trong cuộc đời của họ. Họ có đạo nhưng hành động của họ lại ngược với giáo huấn của Chúa. Họ có đạo nhưng họ vẫn sống rối vợ rối chồng, vẫn chồng chung vợ chạ, vẫn lăng nhăng, vẫn ngoại tình . . . Họ đến nhà thờ nhưng vẫn lỗi công bình bác ái trong lời nói và hành động. Họ mang danh Chúa Ky-tô nhưng lại sợ hy sinh, sợ trách nhiệm và trốn tránh bổn phận với gia đình và giáo hội.

Nguyện xin Chúa là Đấng đã tha thứ cho mọi tội khiên của nhân loại xin cũng tha thứ cho những yếu đuối của chúng ta, và xin Ngài giúp chúng ta cũng biết sống tha thứ và hoà giải với nhau. Amen

KIỆN TOÀN LỀ LUẬT

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa

Kiện toàn lề luật

(Chúa Nhật VI TN A)

Dù không ít lần cố tình vi phạm luật ngày lễ nghỉ và luật sạch – nhơ cũng như công khai bênh vực các môn đồ về việc không ăn chay, nhưng Chúa Giêsu đã từng nhiều lần trưng dẫn Lời Thánh Kinh Cựu Ước, đặc biệt khẳng định tính ưu việt của thập giới. Chính Người đã minh định rõ ràng: “Các con đừng tưởng Ta đến để hủy bỏ lề luật hay lời các tiên tri, Ta không đến để hủy bỏ, nhưng để kiện toàn” (Mt 5,17). Xin cùng xem xét đôi nét về việc kiện toàn lề luật của Đấng Cứu Độ.

1.Chúa Kitô trả lề luật về đúng vị trí của nó.

Lề luật là “một phương thế” chứ không phải là mục đích. “Ngày Sabbat được tạo nên cho con người chứ không phải con người cho ngày Sabbat” (Mc 2,27). Khi khẳng định điều ấy thì Chúa Kitô nhắc nhớ chúng ta vị trí vai trò của lề luật như là các phương thế. Các phương thế chỉ có ý nghĩa khi hướng đến mục đích được nhắm. Nếu vì lý do gì đó mà chính phương thế làm cản trở mục đích nhắm thì chúng ta cần phải bỏ nó qua một bên. Đã nhiều lần Chúa Kitô cố tình vi phạm luật ngày lễ nghỉ là cốt dạy chân lý này.

2.Hãy giữ lề luật khởi đi từ đáy lòng.

Thời Chúa Kitô, đã và đang có đó nhiều biệt phái giữ lề luật cách hình thức bên ngoài. Dĩ nhiên điều mà họ nhắm là chứng tỏ cho người ta thấy lòng đạo đức của mình. Cái bên ngoài tuy vẫn cần thiết nhưng nếu thiếu điều bên trong thì nó thành trống rỗng vô hồn. Những khi cố tình vi phạm luật sạch – nhơ thì Chúa Kitô đã cho thấy sự thật này. Ích gì khi rửa tay chân, chén bát bên ngoài mà lòng vẫn đầy tham lam bất chính. Ý hướng và mục đích tự đáy lòng góp phần lớn xác định tính luân lý của các hành vi bên ngoài. Nhiều khi chưa thực hiện bằng hành động bên ngoài nhưng đã có ý hướng và chủ định bên trong thì đã dệt thành giá trị tốt xấu các hành vi của chúng ta. Chúa Kitô nói rõ điều này khi khẳng định là nếu đã có chủ định phạm tội với người phụ nữ dù chưa thực hiện bên ngoài thì cũng đã phạm tội ngoại tình rồi (x.Mt 5,27-28).

3.Chúa Kitô xác định bậc thang giá trị của các loại lề luật.

Xét về nguồn gốc thì Kitô giáo chúng ta phân biệt rõ ràng nhân luật (luật do con người làm ra) với thiên luật (luật do Thiên Chúa đặt định). Thiên luật thì có giá trị trường cửu, không hề thay đổi theo thời gian, vì do chính Thiên Chúa đặt định. Lề luật của Thiên Chúa được tỏ bày qua tiếng lương tâm dưới ánh sáng của lý trí đúng và qua Lời mạc khải thì luôn có vị trí ưu tiên hàng đầu. Còn nhân luật là luật do các thể chế, các quốc gia và cả do Giáo Hội lập ra thì có tính tương đối và nó có thể thay đổi theo hoàn cảnh lịch sử. Theo nhãn quan Kitô giáo, khi nào mà luật của con người trái với luật của Thiên Chúa thì nó không có giá trị. Và khi ấy chúng ta không chỉ bỏ qua nó mà có khi phải hành xử ngược với nó. Chúa Kitô đã nhiều lần khẳng định điều này khi Người trách cứ các lãnh đạo Do Thái thời bấy giờ đã bỏ qua lề luật của Thiên Chúa mà quá chăm chú vào luật của nhân trần, dù cho đó là truyền thống của tiền nhân.

Đã là người với tính xã hội thì lề luật luôn còn đó vai trò vị trí của nó. Tuy nhiên lịch sử cho thấy rất nhiều người khi đã ở vai cao, vị trọng trong các tập thể xã hội, có khi cả trong Giáo Hội, thì dễ bị cám dỗ đặt ra các luật lệ phục vụ cho lợi ích của mình. Đã và đang có đó tình trạng nô lệ lề luật thay vì làm chủ nó. Là Kitô hữu thì chúng ta phải có thái độ đúng với lề luật như Chúa Kitô truyền dạy. Nhiều hiền nhân, nhất là các thánh nhân đã từng chấp nhận mang tiếng là “chống đối”, là “phản động”, là “gây xáo trộn”… để góp phần kiện toàn lề luật như Chúa Kitô đã làm.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột

HÒA GIẢI

Lm. Giuse Trần Việt Hùng Chúa Nhật 6 thuờng niên A (Mt. 5, 17-37)

HÒA GIẢI

Con người bản tính mỏng dòn, Dễ dàng sa ngã, xói mòn chánh tâm. Luật điều Chúa dậy uyên thâm, Mở đường dẫn lối, tránh lầm thế gian. Giết người tội ác phá tan, Nơi tòa luận phạt, khóc than khổ sầu. Nếu ai phẫn nộ thẳm sâu, Trước bàn công nghị, xét hầu tội khinh. Nói ai khùng ngốc dối mình, Lửa thiêu địa ngục, cực hình tấm thân. Khi dâng của lễ dự phần, Thành tâm hòa giải, tinh thần bình an. Ngoại tình phản bội liên can, Tránh xa dịp tội, yên hàn tấm thân. Tay chân mắt mũi góp phần, Thà rằng cắt chặt, cứu thân tội đời. Thề gian dối trá đầy vơi, Lòng người độc ác, gọi mời đổi thay. Có thì nói có mới hay. Là người công chính, thẳng ngay sống đời.

Hãy làm hòa với anh em trước khi dâng của lễ trên bàn thờ. Truyện kể: Có hai ông bà già giận nhau đòi ly thân. Dù khuyên thế nào, ông già nhất định không chịu hòa giải với bà cụ. Sau lời khuyên của cha xứ, bà cụ đã sám hối, sẵn sàng bỏ qua, tha thứ và hòa giải nhưng ông chồng nhất định không chịu. Ông thì cứ khăng khăng bắt lỗi bà. Linh mục hỏi rằng vậy nếu khi bà cụ chết trước, được lên thiên đàng, rồi sau ông cũng chết, Chúa cho ông lên thiên đàng gặp bà cụ. Ông tính thế nào? Chưa hết giận, ông liền nói: Nếu gặp bà ở đó, tôi sẽ đi ra.

Hòa giải là một ơn huệ giúp tâm hồn chúng ta thanh thản và mang lại cuộc sống an vui thư thái. Nếu chúng ta không biết bỏ qua và tha thứ những lỗi lầm cho nhau, cuộc sống tự nó sẽ trở thành gánh nặng. Chúng ta phải vác và phải mang nó đi mọi nơi. Nó sẽ âm thầm gặm nhấm cuộc đời qua cách cư xử, qua sự lộ diện và mọi biểu tỏ cuộc sống. Chúng ta cứ phải nghĩ đến nó và đau khổ với nó. Cách tốt nhất hãy rời nó lại đàng sau và tiến bước.

Truyện kể: Người Ấn Độ muốn bắt khỉ, người ta lấy một chiếc hộp rồi cắt một lỗ nhỏ vừa đủ. Để những hạt đậu rang thơm phức bên trong. Chú khỉ ta đi qua, bắt mùi, thò tay vào bốc một nắm đầy. Vì tham, chú khỉ không rút tay ra được, đành chịu đứng đó cho người ta bắt. Chỉ vì chú khỉ không muốn buông nắm mồi. Để được tự do, chú khỉ chỉ việc buông tay và chạy thoát. Cuộc đời chúng ta cũng thế, chúng ta cần buông bỏ những thứ không cần thiết để được tự do.

Trong bài phúc âm dài Chúa Giêsu dậy chúng ta rất nhiều điều và nhiều luật. Luật bác ái và yêu thương là quan trọng nhất. Mọi điều luật đều qui về hai giới răn này là yêu mến Thiên Chúa và yêu thương mọi người. Chúa nói rằng ai giữ và dạy người khác chu toàn lề luật là người cao trọng trong Nước Trời.

Chúa dạy rằng không được giết người, không nên phẫn nộ, không gọi anh em mình là ngốc và không rủa anh em là khùng, không ngoại tình và không thề gian dối. Nếu có chuyện bất bình, hãy làm hòa với nhau. Hòa thuận là mối phúc thật. Anh em xum họp một nhà bao la tốt đẹp, bao là sướng vui.

Hãy hòa giải với chính mình, với người khác và với Thiên Chúa. Chúng ta sẽ tìm được nguồn vui tự tại trong an bình. Hãy hòa giải với nhau, đừng để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn.

THỨ HAI, TUẦN 6 THƯỜNG NIÊN (Mc 8, 11-13).

ĐIỀM LẠ

Ân thiêng hiện hữu trên đời, Con người hồn xác, tuyệt vời thế nhân. Càn khôn Tạo Hóa ban ân, Xác thân giới hạn, cõi trần không gian. Khả năng phú bẩm thương ban, Người nhiều kẻ ít, sẻ san giúp đời. Tự nhiên luật sống cao vời, Không ai vượt khỏi, cõi trời riêng tư. Hóa Công cao cả nhân từ, Giê-su Cứu Thế, ngụ cư thế trần Quyền năng phép tắc vô ngần, Nhóm người Biệt Phái, đòi cần chứng minh. Xin vài điềm lạ hữu hình, Mọi người chứng kiến, hết tình tin theo. Chúa rằng thế hệ làm reo, Không ban dấu lạ, thể theo lòng người.

THỨ BA, TUẦN 6 THƯỜNG NIÊN (Mc 8, 14-21).

MEN

Muối men ướp mặn trần đời, Tránh men Biệt Phái, gạn khơi mối thù. Giữ mình xa tránh gương mù, Coi chừng vấp phải, phạm trù thế gian. Tông đồ quên bánh bỏ làn, Chúa thương nhắc nhở, đừng than thiếu gì. Nhớ rằng năm bánh là chi, Năm ngàn thết đãi, đôi khi còn thừa. Mười hai thúng vụn nhớ chưa, Có lần bảy chiếc, cũng vừa đủ căn. Bốn ngàn con số người ăn, Còn dư bảy thúng, Chúa chăn từng người. Lo gì cơm bánh trong đời, Quan phòng cuộc sống, mọi thời trông mong. Chúa rằng sự thật trong lòng, Tình yêu men dậy, tinh trong rạng ngời.

THỨ TƯ, TUẦN 6 THƯỜNG NIÊN (Mc 8, 22-26).

CHỮA MÙ

Bét-sai-đa cạnh bờ hồ, Thầy cùng môn đệ, ra vô rao truyền. Tin mừng giảng dạy răn khuyên, Nhiều người nhóm tụ, bên thuyền lắng nghe. Người mù dẫn bước đâu dè, Đặt tay Chúa chữa, chở che tháng ngày. Ngắm nhìn thấy rõ mảy may, Tạ ơn Chúa cứu, con nay tin Ngài. Ra về đừng nói với ai, Chúa đã căn dặn, đừng khai báo gì. Việc lành cố gắng thực thi, Hồn trong mắt sáng, từ bi sống đời. Âm thầm Chúa giảng không ngơi, Dục lòng sám hối, gọi mời ăn năn. Bỏ đàng ghen ghét thù hằn, Trở về bên Chúa, đường lành bước theo.

THỨ NĂM, TUẦN 6 THƯỜNG NIÊN (Mc 8, 27-33).

ĐẤNG KITÔ

Xê-sa-rê mạn Bắc xa, Dọc theo làng nhỏ, khắp nhà loan tin. Hôm nay thử thách lòng tin, Tông đồ môn đệ, cùng xin đáp rằng. Người đời suy nghĩ rõ ràng, Thầy là ngôn sứ, vào làng truyền rao. Gio-an Tẩy Giả tự hào, Ê-li-a đến, biết bao mong chờ. Tiên tri xứ lạ đâu ngờ, Không ai biết rõ, lờ mờ đoán sai. Các con chứng thực là ai? Phê-rô xưng tụng, thiên sai bởi trời. Ki-tô Con Chúa xuống đời, Hy sinh chuộc tội, loài người trần gian. Chúa liền nghiên cấm truyền lan, Thực thi thánh ý, ơn ban cứu đời.

THỨ SÁU, TUẦN 6 THƯỜNG NIÊN (Mc 8, 34-39).

THEO THẦY

Trở thành môn đệ của Thầy, Vai mang thánh giá, theo Thầy bước đi. Vào đời từ bỏ tình si, Hy sinh mạng sống, thực thi giới điều. Chứng nhân chân lý cao siêu, Truyền rao sứ vụ, dám liều tấm thân. Muối men ướp mặn gian trần, Trở nên ánh sáng, góp phần tỏa lan. Được lời lãi cả thế gian, Linh hồn lạc mất, gian nan được gì. Sống đời vô nghĩa ích chi, Hướng về cùng đích, cuộc thi cuối đời. Triều thiên vinh sáng cao vời, Đi vào ngõ hẹp, rạng ngời biết bao. Tuyên xưng danh Chúa thiên cao, Theo Thầy tới bến, dạt dào niềm vui.

THỨ BẢY, TUẦN 6 THƯỜNG NIÊN (Mc 9, 1-12).

BIẾN HÌNH

Biến hình sáng láng núi cao, Áo Người chói lọi, như sao trên trời. Môi-sen hiện đến cùng Người, Ê-li-a sáng rạng ngời biết bao. Giê-su Chúa cả trời cao, Hiện thân giáng thế, gian lao khổ hình. Ba Ngài đàm đạo cung đình, Chứng từ lề luật, chương trình cứu nhân. Phê-rô sung sướng xuất thần, Ba lều cư ngụ, thiên nhân rạng ngời. Con Ta yêu dấu xuống đời, Ban ơn cứu độ, cho người trần gian. Chứng nhân Cựu Ước thông ban, Tông đồ hiện hữu, sẻ san Tin Mừng. Chúa Con chịu khổ vô chừng, Hy sinh thập giá, chúc mừng vinh quang.

Lm. Giuse Trần Việt Hùng Bronx, New York

CUỐN SÁCH HAI CHỮ

Lm Giuse Nguyễn Hữu An

Chúa Nhật 6 Thường Niên A

Cuốn sách hai chữ

Chúa Giêsu khẳng định: “Đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Môsê hay lời các Ngôn sứ.Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn”.

Luật Môsê là Luật của Thiên Chúa ban. Môsê đã làm nhiệm vụ trung gian trao lại cho dân Do thái và giải thích Luật ấy. Người Do thái từ bao đời đã giữ Luật theo lời giải thích của Môsê. Lề Luật là khuôn vàng thước ngọc để đánh giá một con người. Lề Luật có tầm quan trọng số một đối với người Do thái.

Không ai có quyền bãi bỏ luật lệ, trừ chính vị ra luật hay nhà lập luật. Trong Israel, chỉ mình Đức Chúa có quyền này, ngay cả Môsê cũng không, vì ông chỉ là trung gian truyền đạt.

Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa. Ngài không gạt bỏ Luật của Thiên Chúa được trao cho Môsê, nhưng Ngài giải thích lại Luật ấy cho đúng với ý Thiên Chúa, Ngài làm cho mọi luật được nên trọn hảo. Chúa Giêsu công bố lại ý hướng nguyên thuỷ của Thiên Chúa diễn tả qua Lề Luật, đó là Tình Yêu. Ngài muốn đặt tình yêu làm nền tảng cho mối tương quan giữa con người với Thiên Chúa và giữa con người với nhau : “Yêu mến Thiên Chúa hết lòng và yêu thương tha nhân như bản thân mình”.

Chúa Giêsu khẳng định: “Thầy đến để kiện toàn lề luật”. Lời tuyên bố quả quyết dứt khoát đến nỗi: trời đất qua đi thì lời Ngài nói vẫn tồn tại, và tất cả những ai tuân giữ lời Ngài cũng được tồn tại muôn đời trong Nước Trời. Lời tuyên bố như đinh đóng cột làm: “thiên hạ sửng sốt vì Ngài giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền” (Mt 7,28; Mc 1,22; Lc 4,31). Kiện toàn Luật Môsê và các Ngôn sứ là kiện toàn và thực hiện toàn bộ Kinh Thánh.

Chúa Giêsu kiện toàn nội dung của Luật gồm luật Sabát, luật thanh sạch, luật hôn nhân, luật báo oán…Đối với Chúa Giêsu, tất cả các khoản luật được lập ra là nhằm mục đích phục vụ con người, chứ không phải phục vụ cơ chế hay quyền lợi của một nhóm người nào. Luật phải vì con người chứ không phải con người vì luật.Luật quan trọng nhất được khắc khi trong tâm hồn mà mọi điều luật khác phải qui về, đó là luật bác ái yêu thương. Luật nào không còn phục vụ và làm thăng tiến con người trên phương diện tình yêu đều không còn lý do để tồn tại.

Chúa Giêsu kiện toàn tinh thần giữ luật. Giữ luật vì lòng yêu mến chứ không phải vì hình thức vụ luật. Óc nệ luật, vụ hình thức làm tê liệt sáng kiến và cầm chân con người trong thái độ tiêu cực, máy móc, cằn cỗi. Như vậy, Chúa Giêsu kiện toàn lề luật bằng cách đặt cho nó một linh hồn là yêu thương. Tất cả lề luật trong đạo đều qui về một giới răn nền tảng và duy nhất, đó là yêu thương.

Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu làm hoàn hảo điều răn thứ 5, điều răn thứ 6 và thứ 9, điều răn thứ 2 và thứ 8.

1. Chúa Giêsu kiện toàn điều răn thứ 5

Điều răn thứ 5 dạy “chớ giết người”. Giết người là có tội. Luật của Chúa Giêsu thì chi tiết hơn: giận ghét, mắng chửi người khác đã là xúc phạm đến người khác, đã là lỗi luật rồi : “Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt” (Mt 5, 22-23).

Chúa Giêsu dạy cho con người biết yêu thương và tôn trọng nhau. Yêu thương thì bao dung nhân hậu, thứ tha cảm thông, hòa nhã lịch sự. Yêu thương thì không giận không ghét, không mắng chửi. Ngài cụ thể về đức công chính là làm hòa với tha nhân trước đã, dâng lễ cho Thiên Chúa sau. Như thế, lễ dâng cho Thiên Chúa chỉ có giá trị khi lòng người ngập tràn niềm yêu mến và tôn trọng nhau. Không đợi đến mức giết người mới thành khung tội nặng, khung án nặng, mà theo Chúa Giêsu thì chỉ cần giận ghét chửi mắng anh em là đã liệt vào khung hình phạt cao nhất rồi.

Luật của Chúa Giêsu thật chí lý. Vì nếu, con người ta giữ được lòng yêu thương, tôn trọng, không giận ghét, không mắng chửi thì không có nguyên nhân dẫn đến việc giết người.

2. Chúa Giêsu kiện toàn điều răn thứ 6 và thứ 9 Điều răn thứ 6 dạy: “Chớ dâm dục”, và điều răn thứ 9 dạy: “chớ ngoại tình”. Chúa Giêsu dạy tích cực hơn: Giữ tâm hồn trong sạch, cả cho mình lẫn cho người. Không đợi đến lúc vở lỡ, không đợi phải bắt quả tang những chuyện tình vụng trộm thì tội mới thành danh tội “dâm dục” hay “ngoại tình”, nhưng ngay khi nhìn người phụ nữ mà thèm muốn làm chuyện xác thịt thì đã thành tội rồi.Chúa Giêsu rất có lý, vì nếu không giữ cho tâm hồn trong sạch, không kềm chế những ước muốn thấp hèn, sớm muộn con người ta cũng không tránh khỏi cái vòng tục lụy kia nó cuốn vào chỗ phạm tội làm mất đi nhân phẩm cao quí là con cái của Thiên Chúa, là Đền Thờ Chúa Thánh Thần. Mọi người sống trong sạch với cái nhìn đơn sơ như chim bồ câu, sống vui tươi với nhau thật hồn nhiên như trẻ thơ, làm cho cuộc đời hạnh phúc biết bao!

3. Chúa Giêsu kiện toàn điều răn thứ 2 và thứ 8

Chúa Giêsu còn dạy thêm về sự ngay chính thật thà: “có” thì phải nói “có”, “không” thì phải nói “không”. Thêm điều đặt chuyện là bởi ma quỷ mà ra” (Mt 5,37). Lòng ngay chính thật thà hỗ trợ tốt cho việc chu toàn luật yêu thương, tôn trọng tha nhân. Yêu thương chân thành là nền tảng vững chắc ngăn chận mọi âm mưu gian tà của lạc thú xác thịt, của chia rẻ hận thù báo oán.

4. Cuốn sách hai chữ : Yêu Thương.

Một câu chuyện kể rằng, có nhà vua kia lệnh cho các nhà thông thái trong đất nước của ông là hãy tóm gọn tất cả mọi chân lý vào trong một cuốn sách. Thời gian trôi qua hàng chục năm mà chưa ai thực hiện được. Vị quan được trao phó trách nhiệm công việc này đến thưa với vua, xin vua khất cho thời hạn. Một năm sau, vua hỏi, vị này vẫn chưa làm được điều gì. Vì kiến thức là một biển cả mênh mông, không thể tóm trong một cuốn sách, phương chi là một vài chục năm. Không may, nhà vua bị bệnh, mỗi ngày một suy yếu. Thời gian không còn tính theo năm nữa mà tính theo tháng. Rồi bệnh của vua càng ngày càng trầm trọng. Nhà vua hối thúc vị quan được trao phó trách nhiệm. Vị quan này gấp rút dồn lại trong một cuốn sách. Nhưng nhà vua nói: Bây giờ thì ta không thể đọc được nữa rồi, ngươi hãy thu ngắn lại nữa. Cuối cùng một cuốn sách chỉ còn lại một chương. Một chương, nhà vua cũng không còn sức để đọc được nữa. Bệnh đã nặng, hết hơi, sức đã tàn. Sau cùng, nhà vua nói với viên quan kia: ngươi hãy tóm lại trong một chữ thôi. Viên quan đã tận tâm và thưa : muôn tâu hoàng thượng, nếu tất cả chân lý chỉ tóm lại trong một chữ thì thần xin bệ hạ hai chữ là: Yêu Thương.

Thánh Phaolô biết rõ hơn ai hết sự cao đẹp của Luật Môsê, nhưng chính vì thế mà ngài càng xác tín hơn ai hết về giới hạn của nó so với Tin Mừng Chúa Giêsu (x. Gl 3,25-26). Đối với Phaolô: “Yêu thương là chu toàn lề luật” (Rm 13,10). Sống yêu thương là dấu ấn Thiên Chúa đã ghi khắc trong tâm hồn con người. Mỗi người là tạo vật duy nhất được Thiên Chúa tạo dựng theo và giống hình ảnh Ngài. Thiên Chúa là Tình Yêu cho nên con người cũng chỉ có một ơn gọi duy nhất, đó là sống yêu thương. Tất cả lề luật Giáo Hội ban hành là chỉ nhằm giúp con người sống yêu thương nhau.

Chúa Giêsu tha thiết kêu mời: Hãy yêu nhau “Như Thầy đã yêu anh em” (Ga 15,12).Chúa đã yêu bằng hành động cụ thể là hy sinh cho người mình yêu. Khi yêu nhau, người ta có thể hy sinh cho nhau thời giờ, tiền bạc, sức khỏe, công việc…Hy sinh cao cả nhất là hy sinh mạng sống: “Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình”. Chúa đã thực thi sự hy sinh cao độ ấy: “Đức Kitô đã chết vì chúng ta” (x. Rm 5,6; Ep 5,2; 1Ga 3,16), để chúng ta yêu thương: “Nếu Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta như thế thì chúng ta phải thương yêu nhau” (1 Ga 4,19), nhờ đó mà “niềm vui được nên trọn vẹn” (Ga 15,9). Đối với Chúa Giêsu, tình yêu là giới răn đứng hàng đầu trong các giới răn. Mọi lề luật đều phải hướng đến tình yêu. Ai chu toàn tình yêu là chu toàn lề luật.

Lề luật của Chúa thật nhẹ nhàng vì lề luật chính là tình yêu. Nếu yêu mến Chúa và yêu mến anh em, chúng ta sẽ thấy việc giữ luật không còn gì khó khăn nữa. Tình yêu sẽ làm cho chúng ta cảm nếm sự ngọt ngào trong việc tuân giữ lề luật. Tình yêu thật vĩ đại cho những ai sống theo gương Chúa Giêsu trong hành trình cuộc đời mình.

Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa giúp chúng con biết làm tất cả mọi việc chỉ vì lòng mến Chúa và yêu người. Amen.

KIỆN TOÀN LUẬT CŨ BẰNG LUẬT MỚI YÊU THƯƠNG

Lm Đan Vinh

Chúa nhật 6 Thường niên A Hc 15,16-21; 1 Cr 2,6-10; Mt 5,17-37

Kiện toàn luật cũ bằng luật mới yêu thương

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Mt 5, 17-37.

(17) “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn. (18) Vì, Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành. (19) Vậy ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy, và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời. (20) “Vậy, Thầy bảo cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pha-ri-sêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời. (21) “Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ giết người; Ai giết người, thì đáng bị đưa ra toà. (22) Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt. (23) Vậy, nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, (24) thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình. (25) Anh hãy mau mau dàn xếp với đối phương, khi còn đang trên đường đi với người ấy tới cửa công, kẻo người ấy nộp anh cho quan toà, quan toà lại giao anh cho thuộc hạ, và anh sẽ bị tống ngục. (26) Thầy bảo thật cho anh biết: anh sẽ không ra khỏi đó, trước khi trả hết đồng xu cuối cùng. (27) “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Chớ ngoại tình. (28) Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi. (29) Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mà ném đi ; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục. (30) Nếu tay phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy chặt mà ném đi ; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân phải sa hoả ngục. (31) “Luật còn dạy rằng: Ai rẫy vợ, thì phải cho vợ chứng thư ly dị. (32) Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ là đẩy vợ đến chỗ ngoại tình ; và ai cưới người đàn bà bị rẫy, thì cũng phạm tội ngoại tình. (33) “Anh em còn nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ bội thề, nhưng hãy trọn lời thề với Đức Chúa. (34) Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: đừng thề chi cả. Đừng chỉ trời mà thề, vì trời là ngai Thiên Chúa. (35) Đừng chỉ đất mà thề, vì đất là bệ dưới chân Người. Đừng chỉ Giê-ru-sa-lem mà thề, vì đó là thành của Đức Vua cao cả. (36) Đừng chỉ lên đầu mà thề, vì anh không thể làm cho một sợi tóc hoá trắng hay đen được. (37) Nhưng hễ “có” thì phải nói “có”, “không” thì phải nói “không”. Thêm thắt điều gì là do ác quỷ.

2. Ý CHÍNH:

Tin Mừng hôm nay tiếp tục ghi lại các lời dạy của Đức Giê-su trong nhiều thời điểm khác nhau liên quan đến Tám Mối Phúc Thật làm thành một bài giảng dài gọi là Bài Giảng Trên Núi. Qua đọan này Người dạy dân chúng về tương quan giữa Người với Luật Mô-sê: Người đến không phải để hủy bỏ, nhưng để kiện tòan Luật Cũ của Mô-sê bằng Luật Mới của Người là mến Chúa yêu người.

3. CHÚ THÍCH:

– C 17-19: + Luật Mô-sê: Gồm 5 cuốn đầu của bộ Kinh Thánh Cựu Ước gọi là Ngũ Kinh như sau: Sáng Thế, Xuất hành, Lêvi, Dân số, Đệ Nhị Luật. + Lời các ngôn sứ: Là các sách ghi những lời tuyên sấm của các ngôn sứ. Kiểu nói Luật Mô-sê và lời các ngôn sứ ám chỉ tòan bộ Kinh Thánh Cựu Ước. + Thầy đến không phải là để bãi bỏ…: Vì Đức Giê-su dạy một số điều xem ra không giống như Luật Mô-sê và lời giáo huấn của các ngôn sứ mà các Luật sĩ vẫn giải thích khi giảng dạy trong các hội đường Do thái. Chẳng hạn: Rượu mới bình mới (x Lc 5,37-39), Con Người làm chủ ngày sa-bát (x Mt 12,8), Con Người có quyền tha tội (x Mt 9,6), Người giảng dạy như Đấng có thẩm quyền (x Mt 7,29)… nên nhiều người nghĩ rằng Đức Giê-su đã hủy bỏ Luật Mô-sê và lời các ngôn sứ. Do đó, trong đọan này Đức Giê-su khẳng định Người đến không phải để hủy bỏ mà để kiện tòan Luật Mô-sê, bằng cách dạy người ta giữ Luật với tinh thần yêu mến Thiên Chúa thay vì vụ vào Luật theo nghĩa đen trong từng chi tiết. + nhưng là để kiện toàn: Đức Giê-su kiện tòan bằng cách Người thực hiện các lời ngôn sứ tiên báo về Đấng Thiên Sai (x Mt 2,23); Người rút lại điều khoản Luật cho phép ly hôn (x Mc 10,5-12); Người cố ý chữa bệnh trong ngày sa-bát, nhằm dạy môn đệ phải làm các việc tốt là chia sẻ phục vụ tha nhân, thay vì không được làm bất cứ việc gì (x Mc 2,27-28); Người cố ý không rửa tay trước khi dùng bữa nhằm dạy phải tẩy rửa tội lỗi trong lòng thay vì chỉ rửa tay chân hay tắm rửa ngoài thân xác mà thôi (x Mt 15,1-9.10-20)… + Một chấm một phết trong Lề Luật: Sau khi đã loại bỏ những điều Luật không phù hợp hoặc những điều nhỏ nhặt vụ hình thức, Đức Giê-su dạy môn đệ phải tôn trọng mọi điều khoản còn lại trong từng chi tiết của Luật Mô-sê (x Mt 9,17). + Ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời: Nhỏ hay lớn ở đây không phải về cấp bậc cao thấp, mà về lối sống được chấp nhận hay không trong Nước Trời do Đức Giê-su thiết lập.

– C 20-26: + Nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pha-ri-sêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời: Sự công chính theo các kinh sư và người Pha-ri-sêu dạy là do sự tuân giữ Luật Mô-sê trong từng chi tiết, bất kể chỉ ở hình thức bề ngòai và thiếu mất tâm tình bên trong. Còn sự công chính Đức Giê-su đòi môn đệ phải giữ Luật vì lòng yêu mến và nhằm tôn vinh Thiên Chúa. + Anh em đã nghe Luật dạy người xưa… Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Đức Giê-su nêu ra 6 điều được Người kiện tòan trong Luật Mô-sê. + Chớ giết người… Ai giận anh em mìn…. Ai mắng anh em mình… Còn ai chửi anh em mình…: Luật Mô-sê chỉ cấm giết người thực sự. Nhưng Đức Giê-su kiện tòan bằng việc cấm gây đau khổ tinh thần như không được mắng chửi anh em, vì cũng có tội giống như thực sự đã giết hại và làm đổ máu người anh em mình. + đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng… đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt: Tuy những lời mắng chửi anh em là “ngốc, khùng” không đáng bị phạt nặng, nhưng chính sự giận ghét căm thù anh em mới đáng bị kết án và trừng phạt ở đời sau. + Nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ: Lễ vật đẹp lòng Thiên Chúa nhất chính là một cuộc sống mến Chúa yêu người. Do đó, trước khi dâng lễ vật trên bàn thờ, phải lo hòa giải với những ai đang bất hòa với mình. Việc làm hòa là điều kiện để lễ vật dâng lên xứng đáng được Chúa vui nhận. + Anh hãy mau mau dàn xếp với đối phương, khi còn đang trên đường đi với người ấy tới cửa công…: Cần làm hòa ngay khi còn sống. Đừng đợi đến lúc chết mà vẫn còn giận ghét anh em, vì bấy giờ họ sẽ bị kết án và phải đền tội cân xứng là “trả hết đồng xu cuối cùng”.

-C 27-32: + Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Chớ ngoại tình…Còn Thầy, Thầy bảo anh em biết:…: Luật Mô-sê cấm ngọai tình (x Xh 20,14; Ds 5,18). Tuy nhiên người ngọai tình thực sự bằng hành động mới có tội. Còn những việc trong đầu như ước muốn ngọai tình mà thôi thì chưa thành tội. Đức Giê-su kiện tòan bằng lời dạy: Ước muốn tà dâm trong tâm trí mà thôi cũng là phạm tội giống như đã phạm thực sự rồi. Do đó, người ta phải tránh mọi tư tưởng xấu và phải xa lánh dịp tội là những nguyên nhân dẫn đến hành động phạm tội. + Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mà ném đi… Nếu tay phải của anh làm cớ cho anh sa ngã…: Kiểu nói cường điệu “móc mắt, chặt tay” ở đây nhằm nhấn mạnh phải tránh mọi dịp tội, thà chết chẳng thà phạm tội, thà hy sinh một phần thân thể mà được ơn cứu độ còn hơn có đầy đủ các phần thân thể mà toàn thân phải sa vào hỏa ngục. + Ai rẫy vợ, thì phải cho vợ chứng thư ly dị… Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Luật Mô-sê cho phép chồng ly dị vợ bằng cách trao cho vợ tờ giấy ly thư (x Đnl 24,1). Nhưng Đức Giê-su đã rút lại điều khoản này. Theo Người, sở dĩ Luật Mô-sê phải tạm thời cho phép ly hôn là do lòng dạ chai đá của người đương thời (x Mt 19,8-9). Đức Giê-su kiện tòan điều này qua lời dạy: Ai rẫy vợ là đẩy vợ đến chỗ ngoại tình và ai cưới người đàn bà bị bỏ kia, cũng phạm tội ngoại tình”. + Ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp: Câu này không có trong Tin mừng Mác-cô (Mc 10,11-12) và Lu-ca (Lc 16,18). Hội Thánh không chấp nhận ly hôn vị muốn bảo vệ đặc tính vĩnh hôn như Lời Chúa dạy: “Vậy sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, lòai người không được phân ly” (Mt 19,6b). Người Tin lành và Chính Thống giải thích Chúa cho phép ly hôn nếu một bên ngọai tình. Còn các nhà chú giải Kinh Thánh Công Giáo giải thích trường hợp nói đây là hôn nhân bất hợp pháp, nghĩa là kết hôn trái với luật Chúa nên không được Hội Thánh công nhận. Do đó hai người không được tiếp tục chung sống như vợ chồng. Nếu Đức Giê-su cho phép vợ chồng ly dị vì lý do ngọai tình thì giáo lý của Người cũng đâu có gì khác và trổi vượt so với Luật Mô-sê. Thánh Phao-lô cũng cấm sự ly hôn và chỉ cho hai vợ chồng sống “ly thân”, nghĩa là không còn sống chung với nhau nhưng đồng thời cũng không được kết hôn với người khác (x 1 Cr 7,10-11).

-C 33-37: + Luật dạy người xưa rằng: Chớ bội thề, nhưng hãy trọn lời thề với Đức Chúa. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: đừng thề chi cả: Luật Mô-sê cho phép thề với điều kiện phải giữ trọn lời đã thề hứa. Nhưng Đức Giê-su kiện tòan điều này khi dạy không được thề. Tuy nhiên đậy chỉ là lời khuyên chứ không cấm vì lý do sau: Một là chính thánh Phao-lô cũng đã nhiều lần lấy danh Chúa mà thề như:” Phần tôi, có Thiên Chúa chứng giám, tôi xin lấy mạng sống mà thề rằng: …”(2 Cr 1,23; Rm 1,9; Gl 1,20…). Hai là Đức Giê-su có lần mặc nhiên chấp nhận lời thề của Thượng tế khi ông ta nói: “Tôi nại đến Thiên Chúa hằng sống, mà truyền cho ông phải nói cho chúng tôi biết: Ông có phải là Đấng Ki-tô Con Thiên Chúa không ?” Đức Giê-su trả lời: “Chính ngài nói đó…” (Mt 26,63-64). Ngày nay trong một vài trường hợp đặc biệt không biết rõ thực hư, Hội Thánh cũng đòi các tín hữu phải đặt tay trên Sách Thánh Kinh để thề, và phải tôn trọng tuân giữ lời đã thề (Sách GLCG Tân Định số 309 về điều răn thứ II).

4. CÂU HỎI:

1) Hãy trưng dẫn Đức Giê-su đã kiện tòan Luật Mô-sê trong những trường hợp nào ? 2) Phải chăng Đức Giê-su cho phép vợ chồng được ra tòa ly hôn để lấy người khác khi một trong hai người phạm tội ngọai tình ?

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn” (Mt 5,17).

2. CÂU CHUYỆN:

1) CHIẾC NHẪN KỲ DIỆU: Truyện cổ Đông phương có câu chuyện như sau: Ngày xưa có một vị đạo sĩ dâng cho vị Đại vương một chiếc nhẫn thần kỳ diệu và quý giá. Nó vô giá vì được làm bằng vàng mười và trên mặt nhẫn có gắn nhiều viên kim cương chiếu sáng lấp lánh. Ngoài ra chiếc nhẫn này còn kỳ diệu ở chỗ: Người nào đeo nó mà làm điều tốt thì chiếc nhẫn đang đeo trên ngón tay sẽ vừa khít và viên các kim cương sẽ phát ra ánh sáng lấp lánh. Nhưng nếu người đeo nhẫn làm điều gì thất nhân ác đức, thì chiếc nhẫn sẽ xiết chặt lại làm ngón tay đeo nó sưng to đau đớn. Từ ngày có đeo chiếc nhẫn thần này, vị Đại vương do luôn được nhẫn cảnh báo nên đã trở thành một vị vua anh minh nhân hậu, khiến thần dân kính phục yêu mến, và đất nước ngày một cường thịnh. Mỗi người trong chúng ta cũng có một chiếc nhẫn kỳ diệu và quý giá là Lời Chúa và sự cáo trách của lương tâm. Nếu chúng ta làm điều thiện thì lương tâm sẽ bình an hạnh phúc. Nhưng nếu ta phạm tội có lòng thù ghét tha nhân thì dù không có ai khác hay biết, nhưng tiếng lương tâm vẫn cáo trách chúng ta. Tiếng ấy chính là tiếng Chúa khuyên ta làm lành lánh dữ.

2) SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU VÀ SỰ KHIÊM TỐN: Gần đây tạp chí Reader’s Digest có đăng một câu truyện cảm động về tình yêu giữa hai vợ chồng như sau: Có đôi vợ chồng nhà kia thường tranh cãi hơn thua với nhau. Lần kia, trong lúc đang to tiếng tranh cãi thì người chồng đột nhiên im lặng và ôn tồn nói với vợ rằng: “Thôi, chúng ta đã cãi nhau nhiều lần rồi mà đâu có ai chiến thắng. Vậy bây giờ thay vì cãi nhau, mỗi người chúng ta hãy lấy giấy bút viết ra những lỗi lầm của nhau trong một thời gian mười phút, xem ai có nhiều sai lỗi hơn nhé”. Người vợ liền đồng ý. Sau đó anh chồng lấy giấy ra và bắt đầu ngồi viết. Thấy vậy, cô vợ không chịu thua cũng ngồi xuống viết liên hồi. Cô kể ra mọi sai lỗi của chồng trong quá khứ mà cô vẫn còn nhớ. Cô cảm thấy rất hả hê khi trang giấy của cô mỗi lúc một nhiều thêm những sai lỗi của chồng. Sau mười phút, hai người trao bản cáo trạng cho nhau. Nhưng rồi sự lạ xảy ra là khi cầm đọc tờ giấy của chồng, nét mặt cô vợ từ vẻ hả hê đã biến đổi vì hối hận. Cô vội chạy lại giật lấy tờ giấy vừa trao cho chồng và ôm choàng lấy anh mà khóc. Sở dĩ kết quả bất ngờ tốt đẹp như vậy là do trên tờ giấy của anh chồng, cô chỉ đọc thấy dòng chữ như sau: “Anh rất yêu em và nhiều lần đã có lỗi với em. Anh rất hối hận và ngàn lần xin lỗi em. Hãy tha thứ cho anh nhé em yêu!”.

3) PHẢI NÊN THÁNH TOÀN DIỆN: Một hôm, một người tín hữu gặp một người bạn vô tín. Người bạn vô tín lên tiếng hỏi: – Anh mới đi đâu về vậy? – Tôi vừa từ nhà thờ về. – Hôm nay, ở nhà thờ anh nghe giảng về đề tài gì? – Giảng về vấn đề người tín hữu phải nên thánh. – Vậy anh đã nên thánh chưa? Anh tín hữu đáp: – Anh cứ coi mặt tôi đây thì sẽ biết. – À để tôi coi thử. Nói rồi, anh ta tát một cái thật mạnh vào mặt anh tín hữu. Anh này liền nổi giận chửI mắng anh bạn vô tín kia và còn muốn đánh lại. Anh bạn vô tín liền nói: – Anh nên thánh thì lẽ ra đã phải nên giống như Chúa Giê-su để có lòng từ bi thương xót và sẵn sàng tha thứ cho những kẻ thù ghét bách hại mình mới phải. Thế tại sao anh lại chửi mắng và còn muốn đánh tôi khi tôi mới chỉ tát anh có một cái? Anh tín hữu trả lời: – Tôi đã nói với anh là tôi mới chỉ nên thánh ở trên mặt. Còn cái miệng và tay chân thì vẫn chưa nên thánh, nên tôi có quyền đánh anh được. Anh bạn vô tín liền vui vẻ nói: – Ôi, tôi tưởng anh đã nên thánh trọn vẹn. Chứ nếu anh mới nên thánh nửa vời như vậy thì anh đâu có hơn gì tôi ? Tôi đề nghị nếu đã quyết tâm nên thánh thì anh đã phải nên thánh cả hồn lẫn xác, nên thánh từ trong tư tưởng đến lời nói và việc làm nữa mới đúng.

4) HẬU QUẢ CỦA SỰ THIẾU KHOAN DUNG: Trong một trường nội trú kia, một số học sinh thường hay to tiếng cãi lộn và đánh nhau làm mất trật tự và gây náo loạn trong trường. Một hôm thầy giám thị yêu cầu mỗi học sinh phải đeo một chiếc túi ny-lông và nhà trường sẽ cung cấp một bao đầy các củ khoai tây nhỏ để ở sọt cuối hành lang. Sau đó, thầy giám thị yêu cầu các em mỗi khi bị bạn bè xúc phạm, thay vì tranh cãi hoặc đánh lộn nhau như trước, thì hãy lẳng lặng đến sọt cuối hành lang lấy ra một củ khoai, lột vỏ và viết ngày giờ cùng tên người kia trước khi bỏ củ khoai đó vào túi ny-lông đeo luôn bên mình. Trong ngày các em phải luôn đeo túi ny-lông: khi đi học, ăn cơm hay cả lúc đi ngủ… Sau vài ngày, túi của nhiều em học sinh đã có nhiều khoai tây. Sự phiền phức khi phải mang vác túi khoai khiến các em cảm nghiệm được gánh nặng tinh thần đang phải chịu đựng. Sau mấy ngày, khoai tây bắt đầu phân huỷ thành một thứ nhầy nhụa hôi hám và các em chỉ muốn mau vứt được nó đi. Bấy giờ, thầy giám thị mới tập trung và nói: Các em thấy đó. Sự giận dữ một ai đó chỉ là một gánh nặng cho bản thân chúng ta, nó làm chúng ta mất nhiều thời gian để quan tâm tới nó; Nhiều khi còn gây cho người chung quanh chúng ta phải bực bội nữa… Như vậy tha thứ chính là cách làm cho tâm hồn chúng ta được thanh thản, giúp cuộc sống của chúng ta luôn bình an, và là phương thế mang lại niềm vui và hạnh phúc cho chúng ta. Thế nhưng, nói thì dễ nhưng làm thật không dễ chút nào. Vì tính tự ái, vì thiếu lòng quảng đại, nên chúng ta thường nuôi dưỡng sự hận thù và như vậy là ta đã tự làm khổ mình và tha nhân bên cạnh.

5) THẾ NÀO LÀ MỘT VỊ THÁNH HOÀN HẢO ? Có một thanh niên đến xin tu học với một vị ẩn sĩ trên núi nổi tiếng nhân đức thánh thiện. Sau vài năm theo học, một hôm anh ta đến xin thầy cho xuống núi hành đạo, vì thấy mình đã trở thành một người thánh thiện. Bấy giờ vị thầy mới hỏi: “Từ ngày lên núi ở với thầy đến nay con đã đạt được mức độ thánh thiện thế nào rồi?”. Anh tu sĩ nhanh nhảu khoe: “Con đã sống rất khổ hạnh, đã làm nhiều việc hành xác như: không ăn thịt cá mà chỉ ăn rau cỏ, kiêng cữ uống rượu, các lạc thú xác thịt và tránh những món ăn ngon. Ban đêm con nằm ngủ trên nền đất lạnh giá và còn đánh tội 3 lần mỗi ngày!”. Nghe vậy, vị thầy liền mỉm cười và ôn tồn nói: “Sự thánh thiện của con cũng khá đó. Tuy nhiên, con hãy nhìn ra sân sau nhà mà quan sát con lừa của chúng ta: Ban ngày nó cũng chỉ ăn cỏ ngoài cánh đồng, ban đêm cũng chỉ nằm ngủ trên nền đất lạnh giá. Nó cũng không uống rượu không hưởng lạc thú xác thịt. Thân thể của nó cũng bị người chăn đánh đòn ít nhất 3 lần mỗi ngày. Thầy nói thật cho con biết: Hiện giờ sự thánh thiện của con chỉ ở mức thấp nhất, và đừng nói là đã trở nên một vị thánh! ». Anh tu sĩ nghĩ lầm rằng: khi anh tuân giữ một số hình thức tu đức là đã đạt được một mức độ thánh thiện cao, đang khi theo thầy thì sự thánh thiện của anh mới chỉ bằng con lừa mà thôi!

3. SUY NIỆM:

1) ĐỨC GIÊ-SU LUÔN TUÂN GIỮ LUẬT MÔ-SÊ: -Trong thời thơ ấu, khi mới sinh được 8 ngày, Hài Nhi Giê-su đã được cha mẹ tổ chức lễ cắt bì như Luật Mô-sê dạy và đã được cha nuôi là thánh Giu-se đặt tên là Giê-su (x Lc 2,21). Rồi bốn mươi ngày sau, cha mẹ lại đem Hài Nhi Giê-su lên Giê-ru-sa-lem để tiến dâng cho Chúa như đã chép trong Lụật Chúa (x Lc 2,22-24). Năm 12 tuổi, trẻ Giê-su đã theo cha mẹ hành hương đi lên Giê-ru-sa-lem mừng lễ Vượt Qua theo tập tục ngày Đại lễ (x Lc 2,41-42). -Khi ra giảng đạo, Đức Giê-su tiếp tục tuân giữ Luật Mô-sê: Người đã giới thiệu Lề Luật như là điều kiện để gặp gỡ Chúa Cha: “Nếu anh muốn vào cõi sống thì hãy giữ các điều răn.” (Mt 19, 17). Người tóm lại Lề Luật trong hai điều là mến Chúa hết lòng và yêu người như mình (x Lc 10,25-28). Người ăn lễ Vượt Qua với các môn đệ theo Luật Mô-sê truyền trước cuộc khổ nạn (x Lc 22,7-8).

2) ĐỨC GIÊ-SU KHÔNG HỦY BỎ NHƯNG KIỆN TÒAN LUẬT MÔ-SÊ: Luật Mô-sê tuy đã có sự tiến bộ nhiều vào thời đại bấy giờ, nhưng vẫn còn thiếu sót cần phải được Đức Giê-su kiện toàn như Người đã nói: “Tôi không đến để bãi bỏ Lề Luật, nhưng là để kiện toàn”. Đức Giê-su đã kiện toàn Luật Mô-sê như sau: – Luật Mô-sê chỉ kết tội khi có sự giết người thực sự. Còn Đức Giê-su kiện toàn Luật Mô-sê bằng cách cấm cả sự tức giận, nói lời chửi rủa xúc phạm đến tha nhân. Người còn đòi người đi dâng lễ phải về nhà làm hòa với kẻ đang có sự bất bình với mình, để xứng đáng dâng lễ vật cho Thiên Chúa. – Luật Mô-sê chỉ phạt tội đã ngoại tình thực sự. Còn Đức Giê-su kiện toàn bằng việc cấm cả việc nhìn xem người nữ và ước ao phạm tội với họ trong lòng. – Luật Mô-sê cấm phản bội lời đã thề với Thiên Chúa. Còn Đức Giê-su kiện toàn bằng lời dạy phải luôn nói thật và tránh sự thề thốt, trừ trường hợp đặc biệt giáo luật buộc phải thề.

3) KIỆN TOÀN LUẬT CŨ BẰNG LUẬT MỚI YÊU THƯƠNG: – Luật được lập ra vì ích lợi cho lòai người: khi có đối lập giữa một bên là giữ Luật Cũ của Mô-sê với bên kia là Luật Mới yêu thương của Đức Giê-su. Người dạy các môn đệ phải ưu tiên thực hành giới luật yêu thương. Trong Tin Mừng hôm nay, khi vào ngày sa-bát Luật buộc nghỉ việc, nhưng Đức Giê-su vẫn chữa bệnh cho một người đàn bà bị còng lưng suốt mười tám năm. Ông trưởng hội đường thấy vậy đã hạch Đức Giê-su sao không chữa trong sáu ngày Luật cho phép làm việc mà lại chữa trong ngày sa-bát Luật buộc nghỉ việc? Bấy giờ Người đã trả lời như sau: “Những kẻ đạo đức giả kia! Thế ngày sa-bát, ai trong các người lại không cởi dây, dắt bò lừa rời máng cỏ đi uống nước? Còn bà này, là con cháu ông Áp-ra-ham, bị Xa-tan trói buộc đã mười tám năm nay, thì chẳng lẽ lại không được cởi xiềng xích đó trong ngày sa-bát sao ?” Nghe Người nói thế, tất cả những kẻ chống đối Người lấy làm xấu hổ, còn toàn thể đám đông thì vui mừng, vì mọi việc hiển hách Người đã thực hiện (Lc 13,15-17). – Phải vượt qua Luật Cũ của Mô-sê vì Luật Mới Bác Ái cao trọng hơn: Thánh Phao-lô cũng dạy giữ luật bác ái là chu toàn Luật Chúa: “Anh em hãy mang gánh nặng cho nhau, như vậy là anh em chu tòan Luật Đức Ki-tô” (Gl 6,2). Thánh Gia-cô-bê cũng đồng quan điểm khi nói: “Đức tin không có hành động (đức ái) thì quả là đức tin chết” (Gc 2,17). Từ khi ra giảng đạo, Đức Giê-su đã thay Luật Cũ của Mô-sê bằng Luật Mới yêu thương của Người: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34). – Luật Mới yêu thương gồm tóm trong Tám Mối Phúc: Trong bài giảng trên núi, Đức Giêsu đã công bố ý hướng ban đầu của Thiên Chúa là lấy tình yêu làm nền tảng mối tương quan giữa con người với Thiên Chúa và giữa con người với nhau: “Yêu mến Thiên Chúa hết lòng và yêu thương tha nhân như yêu chính mình thì hơn mọi lễ vật toàn thiêu và mọi lễ vật hy sinh”. – Ngày nay sự công chính hay thánh thiện không hệ tại ở việc tuân giữ Luật Mô-sê, mà hệ tại ở đức tin vào Đức Giê-su thể hiện qua việc thực hành đức cậy và đức mến. Tông đồ Phao-lô đã viết: “Người ta được nên công chính vì tin, chứ không phải vì làm những gì Luật dạy” (Rm 3,28). Nếu người ta được nên công chính do Lề Luật, thì hóa ra Đức Ki-tô đã chết vô ích hay sao? “(Gl 2,21). Thánh Au-gus-ti-nô cũng dạy: “Cứ yêu đi, rồi muốn làm gì thì làm” (Ama et fac quod vis). Vì “Ai yêu người thì đã chu tòan Lề Luật” (Rm 13,8), và tình yêu thương là dấu chỉ chúng ta là môn đệ đích thực của Đức Giê-su như Người đã dạy: “Ở điểm này mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy, là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,35).

4) PHẢI YÊU THƯƠNG THA NHÂN CỤ THỂ THẾ NÀO? Trong Mười Điều Răn Đức Chúa Trời trao cho ông Mô-sê có điều thứ Năm: “Chớ giết người. Ai giết người là phạm tội nặng và sẽ phải đền tội” (x. Lv 24,17). – Còn Đức Giêsu đòi hỏi các môn đệ khi cấm cả sự giận ghét và mắng chửi tha nhân: “Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt” (Mt 5, 22-23). Người dạy chúng ta hãy yêu thương và tôn trọng nhau bằng thái độ bao dung nhân hậu, cảm thông thứ tha, lịch sự hòa nhã, không la mắng chửi rủa…, nhưng sẵn sàng đi bước trước tha thứ và giơ tay ra làm hòa trước khi dâng lễ tại nhà thờ. – Nhìn thực tế cuộc sống hôm nay, hầu như mọi người chúng ta đều vẫn giữ luật « Chớ giết người ». Nhưng chúng ta còn chưa biết tôn trọng tha nhân. Nhiều người tín hữu viết chửi bới nhau trên các phương tiện truyền thông như internet, facebook… Những lời bình luận của chúng ta nhiều khi gay gắt phê phán, đánh giá hồ đồ chủ quan đã gây hậu quả khó lường… Khiến những kẻ ghét đạo reo mừng: « Xem kìa, bọn chúng thù ghét nhau dường nào ! ». Tuy chúng ta không ra tay giết người, nhưng do sự không tôn trọng phẩm giá của con người là tạo vật cao quý của Thiên Chúa, một số người chúng ta đã cho người khác uống một viên thuốc, nói ra một lời kích động, lời tư vấn về sức khỏe, sắc đẹp, hạnh phúc gia đình… là chúng ta cũng có thể đã giết hại hằng trăm thai nhi phải chết trong bụng mẹ, mà kẻ thủ ác có thể là cha mẹ giết con, vợ chồng giết nhau, chủ giết tớ, quan trên giết nhân viên cấp dưới hoặc làm hại dân đen thấp cổ bé miệng…

4. THẢO LUẬN:

1) Có hai lọai thước đo lòng đạo đức: Thước đo của người Biệt phái dựa vào việc có tuân giữ Luật trong từng chi tiết, và dấu chỉ người môn đệ của Chúa dựa vào việc sống tình mến Chúa yêu người. Vậy bạn cần chọn lọai thước đo nào? 2) Đức Giê-su coi việc làm hòa với tha nhân trọng hơn việc dâng của lễ trên Đền thờ. Vậy chúng ta cần làm gì khi đi dâng lễ mà còn để lòng giận hờn ganh ghét tha nhân ?

5. NGUYỆN CẦU:

-LẠY CHA LÀ Thiên Chúa TÌNH YÊU. Xin cho chúng con gia tăng lòng tin yêu Cha và nhìn thấy Chúa Giê-su Con Cha đang bị bỏ rơi nơi những người nghèo khổ bệnh tật và bất hạnh đang sống bên chúng con. Xin Chúa cũng giúp chúng con thực hành lời Chúa Giê-su hôm nay là biết tha thứ, sẵn sàng làm hòa với những người đang bất thuận với chúng con, để chúng con nên con thảo luôn đẹp lòng Chúa Cha và nên môn đệ đích thực của Chúa Giê-su. -LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin cho chúng con biết sống tinh thần Tám Mối Phúc Thật trong Tin Mừng hôm nay bằng việc thực thi Đức Ái cụ thể theo Lời Chúa dạy. Xin cho chúng con sẵn sàng tuân giữ 10 Điều Răn Đức Chúa Trời và 5 Điều Luật Hội Thánh trong tâm tình yêu mến. Nhờ đó việc giữ Luật của chúng con sẽ làm vinh danh cho Thiên Chúa và giúp nhiều người được hưởng ơn cứu độ của Chúa. -X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.

Tab 2 content place
Tab 3 content place

[/fruitful_tabs]
[/fruitful_tabs]
[/fruitful_tabs]
[/fruitful_tabs]

 

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*