- YÊU THƯƠNG – Sr. Sao Mai
- THÍ MẠNG MÌNH VÌ BẠN HỮU – Lm. Nguyễn Thái
- THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU – Lm. Đinh Lập Liễm
- YÊU NHƯ CHÚA YÊU – TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
- HÃY YÊU NHƯ THẦY YÊU – Fr. Jude Siciliano, OP
- SỐNG YÊU THƯƠNG – Lm. Carolô Hồ Bạc Xái
YÊU THƯƠNG (Ga 15:9-17)
Sr. Sao Mai
Nhà nữ văn sĩ Harriet Beecher Stowe có viết một quyển tiểu thuyết nhan đề “Túp lều bác Tôm” kể chuyện đời của một người nô lệ da đen tên là Tôm. Chủ của bác Tôm là một trong số rất ít những người chủ da trắng biết thương yêu những người nô lệ da đen của mình. Đáp lại bác Tôm cũng rất yêu thương chủ và tận tụy hết lòng phục vụ chủ. Nhưng ông chủ này vì làm ăn thua lỗ nên đã nợ một món tiền rất lớn. Một tên da trắng khác chuyên buôn bán nô lệ đã tìm cách nắm được các giấy nợ và dùng chúng để làm áp lực với ông Senbi, tên của ông chủ da trắng nhân hậu ấy. Hắn buộc ông phải bán bác Tôm cho hắn để trừ nợ. Lúc đầu ông Senbi nhất định không chịu. Nhưng vì tên lái buôn hăm dọa sẽ tịch thu tất cả tài sản của ông, nên cuối cùng ông đành phải bán bác Tôm. Sau đó cuộc đời bác Tôm đã phải lao đao lận đận chịu đủ thứ khổ sở và cuối cùng phải chết.
Cuộc đời của bác Tôm lận đận với 2 người chủ – hai thái cực hoàn toàn đối lập về tình yêu thương và cách đối xử với tôi tớ mình. Dù cũng là tôi tớ, nhưng với người chủ đầu tiên, bác Tôm đã nhận được lòng yêu thương và đáp lại bằng cả trái tim mình. Điều này là điểm đáng quý nhất, là điểm sáng trong cuộc đời tối tăm của con người tội nghiệp. Câu chuyện này giúp ta hiểu rõ hơn bài Tin Mừng của Chúa Nhật hôm nay. Trong bài Tin Mừng này, Đức Giêsu cũng nhắn nhủ chúng ta “Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con”.
“Yêu thương” – có lẽ ai cũng hiểu chữ này, bởi vì Đức Giêsu luôn luôn dạy chúng ta phải sống yêu thương. Yêu thương là điều răn quan trọng nhất của Chúa, là điều răn gồm tóm tất cả mọi điều răn khác.
“Các con hãy yêu thương nhau”. Yêu thương nhau là yêu thương ai? Đây không phải là câu Chúa nói với hai vợ chồng hay với một cặp tình nhân, người này yêu thương người kia và người kia yêu thương người này. Nhưng Chúa nói với tất cả mọi người. Vì thế ta không nên hiểu chữ nhau này theo nghĩa hẹp, chỉ nhắm đến lòng yêu thương đối với một ít người thân thiết với ta thôi, mà phải hiểu theo nghĩa rộng, chúng ta phải yêu thương tất cả mọi người. Giới răn của Chúa là như vậy. Nhưng thực tế, chúng ta chỉ mở rộng con tim để yêu thương một số người rất ít thôi, có thể đếm trên đầu ngón tay, như: cha mẹ, anh chị em ruột, một vài bè bạn thân thiết, và người yêu của chúng ta. Chỉ thế thôi. Còn lại biết bao nhiêu người khác chúng ta chưa yêu thương, chúng ta không muốn yêu thương, và thậm chí chúng ta còn ghét nữa. Vì thế, vấn đề đặt ra, là làm thế nào để chúng ta có thể yêu thương hết tất cả mọi người như giới răn Chúa đã dạy?
Chữ then chốt nhất trong câu nói trên có lẽ là chữ “như”. Nếu muốn yêu thương tất cả mọi người, thì chúng ta phải làm như Đức Giêsu đã làm. Vậy, Đức Giêsu đã làm như thế nào? Ta hãy đọc tiếp đoạn Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Thầy không coi các con là tôi tớ, nhưng Thầy coi các con là bạn hữu của Thầy”. Đức Giêsu là Chúa, là Thầy; còn các môn đệ là người, là đệ tử. Cho nên nếu Chúa muốn coi các ông là tôi tớ thì cũng được thôi. Nhưng không, Chúa không muốn coi họ là tôi tớ thấp hèn, mà muốn coi họ là bạn hữu ngang hàng với Chúa. Nghĩa là Chúa tôn trọng họ. Tình yêu của Chúa là tình yêu đi đôi với lòng tôn trọng. Vậy nếu chúng ta muốn yêu thương tất cả mọi người, thì chúng ta cũng phải tôn trọng tất cả mọi người, như Đức Giêsu đã yêu thương.
Lời Chúa hôm nay khiến ta không ngừng suy ngẫm. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta đang thương một số người, như cha mẹ, anh chị em, bạn bè, vợ chồng, con cái, người yêu của mình. Để cho những tình yêu thương ấy được bền vững, chúng ta hãy biết tôn trọng nhau. Dù những người đó có điều gì trái ý ta, dù có điểm tính tình họ khác ta, ta cũng phải tôn trọng họ, bởi vì mỗi người là một cá thể độc đáo không ai hoàn toàn giống ai. Ta không có quyền bắt người khác phải giống mình. Ta phải tôn trọng cá tính và quan điểm của từng người, như vậy mới tránh được những xung đột, sứt mẻ trong tình yêu thương nhau.
Ngoài người thân và bè bạn, vẫn còn rất nhiều người mà chúng ta chưa yêu thương. Tuân giữ giới răn của Chúa, ta hãy sống yêu thương. Muốn vậy, việc đầu tiên phải làm là hãy dẹp bỏ mọi thành kiến, mọi kỳ thị, để tôn trọng những điểm khác biệt nơi tha nhân, tôn trọng quyền tự do của họ, ngay cả khi họ có những khuyết điểm lỗi lầm, bởi vì lỗi lầm là lỗi lầm, nhưng con người vẫn là con người, vẫn có nhân phẩm, và ta yêu thương là yêu thương chính con người đó, yêu thương chính nhân phẩm đó.
Đức Giêsu nói: “Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con”. Theo lời Chúa dạy, và theo gương Chúa làm, chúng ta sống yêu thương và tôn trọng tất cả mọi người.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con mỗi ngày biết chết đi cho thói ganh ghét, ích kỷ vụ lợi cùng các thói hư tật xấu khác. Xin cho ánh sáng Phục Sinh của Chúa chiếu soi vào cuộc đời chúng con. Nhờ đó, chúng con sẽ biết cảm thông với nỗi đau của đồng loại. Xin cho chúng con biết luôn nở nụ cười thân thiện và đi bước trước đến làm quen với những người mới tiếp xúc. Xin cho chúng con biết chủ động làm hòa với những người thù ghét nói xấu chúng con, biết quên mình phục vụ những người đau khổ… Xin cho chúng con trở thành khí cụ bình an của Chúa để làm chứng cho Chúa và đưa nhiều người về làm con Chúa Cha hiệp thông trong đại gia đình Hội Thánh. Amen.
Sr. Sao Mai
THÍ MẠNG MÌNH VÌ BẠN HỮU (GIOAN 15:9–17)
Lm. Nguyễn Thái
Một vị trưởng lão Rabbi hỏi đệ tử của mình rằng: “Làm sao con có thể biết được khi nào đêm chấm dứt và ngày bắt đầu?” Người đệ tử suy nghĩ một lúc rồi trả lời, “Khi nào ngài nhìn thấy một con vật từ đằng xa và có thể nói đó là con cừu hay con chó.” “Không phải đâu con,” thầy Rabbi trả lời, “suy nghĩ lại đi con.” Người đệ tử chau mày suy nghĩ nhưng không tìm ra giải đáp. Rồi thầy Rabbi mới nói, “Đó là khi con nhìn vào mặt một người và thấy rằng đó là anh chị em của con. Nếu con không thể nhìn thấy điều này, thì vẫn còn là ban đêm.”
Chúng ta chưa phải là Kitô hữu thực sự khi chúng ta chưa nhìn thấy người khác như là anh chị em của mình. Phúc Âm hôm nay, Gioan 15: 9-17, là những lời trăn trối sau cùng của Chúa Giêsu cho môn đệ vào đêm trước khi Ngài tử nạn: “Các con hãy yêu mến nhau, như Thầy đã yêu mến các con” (Ga 15:12). Yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương chúng ta, không phải chỉ nhìn mặt người khác mà thấy họ là anh chị em mình mà còn nhìn thấy Chúa Kitô ở trong họ nữa.
Một em bé gái quỳ xuống bên cạnh giường cầu nguyện trước khi đi ngủ. Lời cầu nguyện của em như sau: “Lạy Chúa, con thông cảm với sự khó khăn của Chúa phải yêu thương hết mọi người trên thế giới. Gia đình con chỉ có bốn người mà không bao giờ con yêu thương hết tất cả được.”
Phải, chỉ yêu mến cha mẹ, vợ chồng, anh chị em, họ hàng thân thuộc, và bạn hữu quen biết thôi mà chúng ta còn chưa thực hành nổi, nói chi đến những người nghèo khổ lang thang ngoài đường, những người trộm cắp, tội phạm… và nhất là kẻ thù của mình (Mt 5:44). Đây là sự thách thức lớn lao cho tất cả mọi người mang danh Kitô hữu, sự thách thức của Tin Mừng do chính Chúa Giêsu giảng dạy.
Luật cũ của Do Thái đòi buộc: Yêu người lân cận như chính mình (Lv 19:18). Lấy tình yêu mình là trung tâm. Sự ích kỷ là tiêu chuẩn để cư xử. Nhìn vào mặt người khác mà thấy họ là anh chị em mình!
Luật mới của Chúa Giêsu đòi buộc: Yêu tha nhân như Chúa Giêsu yêu thương chúng ta. Lấy tình yêu Thiên Chúa là trung tâm và tiêu chuẩn để cư xử. ” Các con hãy yêu mến nhau, như Thầy đã yêu mến các con” (Ga 15: 12) (GLCG # 1970).
Luật mới đòi hỏi hơn luật cũ (Rm 15:7). Nó mở rộng đối tượng yêu thương từ lân cận, hàng xóm qua tất cả mọi người tha nhân. Nó nâng cao tiêu chuẩn yêu thương, từ vị kỷ sang tình yêu Thiên Chúa. Tình yêu Thiên Chúa thì vô cùng bao la đến nỗi Ngài đã hy sinh tính mạng của mình cho chúng ta trên thập giá. Yêu và chết cho người mình yêu là tiêu chuẩn cư xử của tất cả mọi người Kitô hữu: “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng mình vì bạn hữu” (Ga 15:3) (GLCG # 1965-1974).
Cuốn phim “Cứu Sống Hạ Sĩ Ryan”- “Saving Private Ryan” đã đoạt 5 giải Oscar 1999, với 11 nominations, kể về một câu chuyện đã xảy ra hồi đệ II thế chiến. Quân đội Mỹ đổ bộ xuống bờ biển Normandy của Pháp để bắt đầu cuộc tấn công qui mô của quân đội đồng minh chống Phát Xít Đức.
Trong câu chuyện này tài tử Tom Hanks đóng vai Đại úy Miller. Ông được trao trách nhiệm dẫn một toán 7 cảm tử quân xông vào vùng đất địch để giải thoát cho một đồng đội có tên là Ryan. Bộ chỉ huy giao sứ mạng này cho Đại úy Miller chỉ vì tình thương đối với bà Ryan. Bà có 3 người con bị báo cáo là đã tử trận tại chiến trường rồi, nhưng thực ra còn một người nữa chưa chết, mới chỉ bị kẹt trong vùng đất địch mà thôi. Vì thế Đại úy Miller bằng mọi giá phải cứu sống Ryan về cho bà mẹ đáng thương đó!
Để cứu được Ryan, 8 người lính cảm tử đã phải trải qua những cảnh tượng ghê rợn nhất của bom đạn, chết chóc, máu me, và thương tích. Thật là hãi hùng với cảnh tượng một người lính đã bị cắt cụt một cánh tay; cánh tay còn lại cứ ôm chặt cánh tay cụt của mình mà chạy như điên. Một người lính đã bị thương lòi ruột ra ngoài cố gắng nhồi nhét đống ruột bầy nhầy trở lại bụng mình. Cảnh một anh lính than khóc gọi mẹ như một đứa trẻ nít. Hay dã man hơn nữa, cảnh một người lính Đức đâm lưỡi lê vào ngực người lính Mỹ, rồi theo cơn căm phẫn từ từ đẩy lưỡi lê vào sâu hơn, trong tiếng thì thầm hung dữ bên tai nạn nhân.
Sau cùng cả Đại úy Miller và 7 cảm tử quân đều bị hy sinh tại chiến trường, nhưng sứ mạng của họ đã hoàn tất. Họ đã cứu được Ryan trở về đất Mỹ, với xứ sở tự do và hòa bình, với người mẹ và gia đình. Sau chiến tranh, Ryan dẫn vợ và con ra thăm mộ của 7 chiến sĩ cảm tử quân, rồi quay sang hỏi vợ: “Do I have a good life? Tell me! Am I a good man?”, “Em ơi, hãy nói cho anh biết anh có phải là một người tốt không?” Hay nói một cách khác, “Em ơi, cuộc đời hiện tại của anh, có sống xứng đáng với sự hy sinh của họ không? Anh đã không lãng phí cuộc đời được trả bằng máu của họ chứ?” Sứ điệp đó là những lời trăn trối cuối cùng của Đại úy Miller cho Ryan trước khi chết.
Qua chuyện phim trên và bài Phúc Âm hôm nay, hai câu hỏi được đặt ra cho chúng ta là: “Chúa Giêsu đã làm gì cho chúng ta?” và “Chúa Giêsu đã làm gì qua chúng ta?” Hai câu hỏi liên hệ đến hai giới răn quan trọng là mến Chúa và yêu người.
Thứ nhất, tất cả những người Kitô hữu, phải nhớ đến món nợ Máu Chúa Kitô đã đổ ra cho chúng ta trên thập giá (Rm 5:8; Dt 12:4). Chúng ta cám ơn Chúa vì sự hy sinh cao cả này. Chúng ta có được ngày hôm nay, là do tình yêu cao cả của Ngài ban cho. Chúng ta phải luôn tự vấn lương tâm xem đã sống xứng đáng với sự hy sinh của Chúa chưa?
Thánh Têrêsa Avila đã ở trong nhà dòng một thời gian rất lâu trước khi khám phá ra tình yêu Thiên Chúa có liên hệ trực tiếp đến cái “tôi” của mình. Mặc dù đã là một nữ tu, thánh nữ vẫn chưa cảm nhận được ý nghĩa sâu xa của đời sống tu trì. Một ngày kia, thánh nữ bước vào phòng đọc sách và nhìn thấy bức hình Chúa Giêsu bị đánh đòn. Khuôn mặt khổ đau của Chúa Giêsu đã thu hút trí tưởng tượng của người nữ tu, và lần đầu tiên trong đời, sự liên hệ giữa Chúa Giêsu và cái “tôi” đã đến với toàn thể sức mạnh của nó. Thánh nữ tự nói với mình, “Ngài đã làm điều đó cho tôi; Ngài đã làm điều đó tất cả chỉ vì tôi.” Và như một kết quả của biến cố đó, tất cả những ngày tháng còn lại của cuộc đời, thánh nữ đã sống điều mà thánh nữ gọi là “một cảm giác về một món nợ không thể trả nổi.”
Điều này cũng luôn xảy ra khi chúng ta khám phá thấy cái “tôi” của mình có liên hệ trực tiếp với ngôi vị Thiên Chúa. Cuộc đời thường thay đổi hoàn toàn, qua Thần Khí, Đức Kitô bắt đầu sống và làm việc trong chúng ta qua tình yêu và ân sủng của Ngài dẫn đến những sự thay đổi thích hợp trong thái độ và hành động (Gl 2:20).
Chúa Kitô đã làm gì trong chúng ta? Có bằng chứng nào về một đời sống mới không? Một trong những đặc điểm nổi bật của các cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi là tình yêu của họ trao ban cho nhau, nguồn vui, và cảm giác sáng ngời của sự viên mãn (Cv 2:46-47). Họ đã chinh phục được thế giới, một thế giới đầy thù nghịch và khó khăn đối với họ.
Thứ hai, mỗi Kitô Hữu có bổn phận với tha nhân: Tertullian Giáo Phụ (160 – 230), nói với chúng ta rằng ngài và hầu hết những người đã trở lại đạo Kitô Giáo trong thời đại của ngài đã được chiến thắng, không phải bởi việc đọc Thánh Kinh, nhưng bằng cách chiêm ngắm những người Kitô hữu đã sống và chết thế nào. Họ mong mỏi có được điều mà những người Kitô hữu đang thu hút họ. Chúa Kitô đã hoạt động trong cuộc đời của các Kitô hữu, đang làm cho họ trở nên thu hút và mời gọi. Đức tin luôn luôn lan truyền ra bằng cách thức như vậy.
Leon Tolstoy cũng đã nói rằng ông trở nên một Kitô hữu vì những người Kitô hữu ông đã gặp gỡ trong cuộc sống. Ông đã nhận ra một sự bình an, vui tươi, sức mạnh và tình bác ái mà không một ai chia sẻ được. Đó là làm chứng nhân bằng đời sống bác ái yêu thương trong đó Đức Kitô đang hoạt động.
Trong tập nhạc của Trịnh Công Sơn, “Tuyển Tập Những Bài Ca Không Năm Tháng”, sau phần lời ngỏ là trang mở đầu với lời tâm sự được viết bằng tay của chính tác giả: “Sống giữa đời này chỉ có thân phận và tình yêu. Thân phận thì hữu hạn. Tình yêu thì vô cùng. Chúng ta làm cách nào nuôi dưỡng tình yêu để tình yêu có thể cứu chuộc thân phận trên cây thập giá đời.”
Mỗi người có một cách khác nhau để nuôi dưỡng tình yêu. Chúng ta là các Kitô hữu, chúng ta làm theo cách Chúa Giêsu đã dạy. Và chính Ngài đã làm mẫu mực cho chúng ta. Cách ấy nhiều người đã làm theo, như chàng đại úy Miller và các cảm tử quân đã làm cho Hạ sĩ Ryan. Các chiến sĩ đã hy sinh cho Tổ Quốc, cho Nhân Quyền, Hòa Bình và Công Lý trên trái đất. Cách ấy cha mẹ chúng ta đã làm cho chúng ta. Những người thân yêu đã làm cho ta. Và chúng ta, hôm nay, luôn mang “món nợ” đó trên mình (Rm 13:8). Món nợ tình yêu! Món nợ không thể trả nổi làm chúng ta phải trăn trở và tự hỏi mình mỗi ngày là “Am I a good person?”- “Tôi có phải là người tốt không?”
Lm. Nguyễn Thái
THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU
Lm. Đinh Lập Liễm
Các Con Hãy Yêu Thương Nhau.
Chúng ta được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa (Gen 1:27), cho nên ngay từ bẩm sinh, mỗi người chúng ta đều có khả năng biết yêu thương. Trong bài đọc 2, Thánh Gioan Tông Đồ đã trả lời cho chúng ta: ”Vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa” (1Ga 4,7). Thiên Chúa là nguồn gốc tình yêu, Ngài ban cho chúng ta tình yêu ấy để chúng ta yêu Ngài và yêu nhau. Chúng ta không thể nào ban tặng tình yêu, trừ phi chúng ta đã đón nhận tình yêu từ trước đó.
Khi Thiên Chúa dựng nên Evà, thì Adong nói: ”Này là xương tự xương tôi, thịt là thịt tôi” (St 2,23). Tình yêu đồng loại chớm nở từ đó. Từ lúc Thiên Chúa dựng nên hai người, hai người đã chân thành thương yêu nhau như chính mình, coi nhau như một xương một thịt. Ngày nay chúng ta thường nói: ”đồng bào ruột thịt.” Đồng bào có nghĩa là chung một bào thai sinh ra; đồng một nguồn gốc, một máu mủ, ruột thịt.
Thiên Chúa không những yêu thương con người, đã dựng nên con người giống hình ảnh Ngài, lại còn ban ơn cứu độ, nâng con người sa ngã lên, một việc làm còn lớn lao hơn việc tạo dựng. Tình yêu ấy đã được Thánh Gioan tông đồ mô tả: ”Căn cứ vào điều này chúng ta biết tình yêu là gì: đó là Đức Kitô đã phó mạng vì chúng ta” (1Ga 3,16). Ngài đã dám gánh tội chúng ta, đã chịu chết để đền tội cho ta. Ngài không trút tội lỗi của chúng ta lên đầu chúng ta. Đây là thứ tình yêu rộng lượng tha thứ, vô cùng lớn lao, quảng đại: ”Không có tình yêu nào lớn lao hơn tình yêu của người thí mạng vì người yêu” (Ga 15,13).
Ngoài ra, Ngài cũng còn tỏ lòng thương yêu chúng ta bằng cách tôn chúng ta lên làm bạn hữu của Ngài: ”Thầy không gọi chúng con là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Còn các con, Thầy gọi các con là bạn hữu” (Jn 15:5). Thực sự, chúng ta không xứng đáng được gọi là tôi tớ Thiên Chúa vì chúng ta là vật thọ tạo đã dám xúc phạm đến Ngài, đến Đấng đã tạo dựng nên mình. Đây là một vinh dự quá lớn lao mà Ngài dành cho chúng ta.
Đức Giêsu muốn truyền lại cho các tông đồ: ”Đây là điều răn của Thầy: các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con” (Ga 15,12). Đức Giêsu có ý nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc yêu thương nhau, vì yêu thương là một lệnh truyền duy nhất gồm tóm mọi lệnh truyền khác (x. Mc 12,28-34). Lệnh truyền này là chúng ta yêu thương nhau như chính Đức Giêsu đã yêu thương chúng ta. Và khuôn mẫu của tình yêu thương là Đức Giêsu yêu thương chúng ta. Tình yêu này có rất nhiều đặc tính mà chúng ta cùng tìm hiểu để áp dụng vào đời sống thường ngày của chúng ta.
Chúng ta nên lưu ý đến chữ nhau và chữ như, hai chữ ấy nói lên mức độ của tình yêu cả chiều rộng lẫn chiều sâu:
“Yêu thương nhau” nói lên chiều rộng của tình yêu. Chúa bảo chúng ta phải yêu thương nhau. Chữ “nhau” giả thiết phải có hai người trở lên. Vậy phải yêu ai và yêu bao nhiêu người? Chúa không bảo hai vợ chồng hay hai tình nhân yêu nhau, mà bảo phải yêu thương tất cả mọi người vì tất cả mọi người đều là con Thiên Chúa. Vì thế, ta không nên hiểu chữ “nhau” này theo nghĩa hẹp, chỉ nhằm đến lòng yêu thương đối với một ít người thân thiết với ta mà thôi, mà phải hiểu theo nghĩa rộng, chúng ta phải yêu thương tất cả mọi người. Cha Zosima nói trong cuốn sách “Anh em nhà Karamazov” của Dostoevsky: ”Bạn phải yêu thương tất cả những gì mà Thiên Chúa đã tạo dựng nên, toàn bộ thế giới của Người, và mọi hạt cát trong đó. Nếu bạn yêu thương tất cả mọi sự, thì bạn cũng sẽ nắm bắt được mầu nhiệm có trong tất cả mọi sự” (Flor McCarthy).
“Yêu như” nói lên chiều sâu của tình yêu. Phải yêu thương mọi người không trừ ai, lại còn phải yêu thương với một tình yêu sâu đậm như Đức Giêsu đã yêu thương chúng ta. Trong Thông điệp “Ánh sáng rạng ngời”, Đức Gioan Phaolô 2 đã viết: ”Chữ “như” này đòi hỏi phải bắt chước Đức Giêsu, tình yêu của Người, mà rửa chân cho các môn đệ là một dấu chỉ cụ thể… Chữ “như” cũng chỉ mức độ mà Đức Giêsu đã yêu thương các môn đệ của mình, và các môn đệ của Người cũng phải yêu thương nhau bằng mức độ ấy” (Số 20).
Một trong các đặc tính của tình yêu là “trao ban”, là cho đi. Yêu là không muốn giữ lại cho mình mà muốn chia sẻ cho người khác. Chính trong việc cho đi mà người ta tìm được hạnh phúc trong tình yêu như Paul Bourget nói: ”Không khi nào người ta yêu như người ta đã được yêu, vì vậy, muốn đạt được hạnh phúc trong tình ái, chúng ta phải cho tất cả mà không đòi hỏi gì cả.” Nếu tu viện trưởng Saint-Pierre quả quyết rằng: ”Yếu tính của mọi tôn giáo, nền tảng của mọi chân lý, vương miện của mọi nhân đức căn cứ trên sự CHO và tha thứ”, thì Thánh nữ Têrêsa Hài đồng đã thực hiện trong tình yêu đối với Chúa Giêsu trong mấy vần thơ mà Thánh nữ sáng tác: Sống yêu đương chính là cho tất cả; Trên đời này không đòi hỏi công lao. Không tính toán, không kể cho là bao; Vì đã yêu có khi nào suy tính.
Palestine có hai biển hồ… Hai biển hồ này hoàn toàn khác nhau. Một biển hồ thường được gọi là biển hồ Galilêa. Đây là một biển hồ rộng lớn với nước trong xanh mà người ta có thể uống và cá cũng có thể sống trong đó. Chung quanh hồ là những vườn cây và thảm cỏ xanh tươi.
Biển hồ thứ hai tại Palestine là Biển Chết. Đúng như tên gọi của nó, không có sự sống nào ở trong cũng như chung quanh biển hồ này. Nước mặn đến nỗi cá không thể sống nổi mà người cũng có thể trở nên bệnh hoạn nếu uống phải. Mùi hôi thối từ Biển Chết xông lên, khiến không ai muốn sống gần đó.
Có điều kỳ lạ là hai biển hồ này đều nhận nước từ cùng một nguồn là sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào Biển hồ Galilêa rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch khác. Hồ Galilêa nhận lãnh để rồi chia sẻ cho những hồ nhỏ khác, nhờ đó nước của nó luôn trong sạch và mang lại sức sống cho cây cỏ, muông thú cũng như con người. Biển Chết cũng nhận nước từ sông Jordan, nhưng nó giữ lấy riêng cho mình, do đó nước của nó trở thành mặn chát và hôi thối.
“Cho thì có phúc hơn nhận” (Act 20:35). Càng trao ban, càng được nhận lãnh. Chúa đã yêu thương chúng ta vô bờ bến, và Ngài không muốn cho chúng ta giữ lại cho riêng mình, nhưng là chia sẻ tình yêu ấy cho mọi người chung quanh (Cử hành Phụng vụ Chúa nhật, năm B, tr 154).
Tục ngữ Tây phương có câu: ”Partir, c’est mourir un peur”: ra đi là chết trong lòng một ít. Lìa xa nhau là một hy sinh; hy sinh làm ta đau khổ và đau khổ được coi như chết trong lòng một ít. Tình yêu chân thật đòi phải hy sinh, mà hy sinh càng lớn thì tình yêu càng sâu đậm, càng tha thiết: ”Nếu biết tình yêu có chân thật hay không, hãy bỏ tình yêu vào máy ép, nếu nó tiết ra chất nước hy sinh vô vị lợi, đó là tình yêu thật” (Pierre l’Ermite).
Yêu là hy sinh và hy sinh lớn nhất là cho đi chính mạng sống của mình như Đức Giêsu đã nói: ”Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của kẻ hy sinh mạng sống vì bạn hữu mình” (Ga 15,13). Nếu đọc cuốn tiểu thuyết “Anh phải sống” của nhà văn Khái Hưng, ta thấy cũng có một nhân vật dám thực hiện lời khuyên trên của Đức Giêsu. Câu truyện ấy gồm tóm như sau: Hai vợ chồng nghèo đi kiếm củi trên rừng để bán lấy tiền nuôi con. Hôm đó trời giông bão, họ bị nước cuốn trôi. Chỉ có một khúc cây đủ sức cho một người bám. Người chồng bảo vợ hãy bám vào khúc cây, vì ”em phải sống để lo cho các con.” Người vợ cũng bảo chồng “Anh phải sống.” Cuối cùng người vợ buông tay, tự tìm lấy cái chết cho mình, để nhường sự sống lại cho chồng và các con.
Tình yêu có cái giá của nó. Yêu là chấp nhận rằng chúng ta có thể phải chết đi bằng một cái chết khác, trước khi chúng ta chết thật. Con đường yêu thương là con đường của thánh giá, và chỉ thông qua con đường thánh giá, mà chúng ta mới đến được với sự sống lại. Nếu nỗi đau khổ dạy chúng ta về cách thức yêu thương, thì không có gì là khủng khiếp, khi phải chịu đôi chút đau khổ trên trái đất này.
Thánh Gioan Tông Đồ luôn khuyên nhủ tín hữu hãy yêu thương nhau. Yêu thì có năm bảy đường yêu, nhưng tình yêu đòi hỏi sự chân thật. Ngài khyên: ”Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, chúng ta đừng yêu nhau nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm; căn cứ vào điều đó chúng ta biết rằng chúng ta đứng về phía sự thật, và chúng ta sẽ được an lòng trước mặt Thiên Chúa” (1Ga 3,18-19).
Nhiều người chỉ yêu thương hời hợt bên ngoài, lòng họ chẳng yêu gì; đúng là họ chỉ yêu trên đầu môi chót lưỡi như Thánh Gioan đã nói ở trên. Vì thế người ta nói: “Tôi yêu anh vạn; Tôi mến anh nghìn. Anh có ăn thuốc đưa tiền tôi mua.” Những người này người ta liệt vào loại: “Thương miệng thương môi; Thương miếng xôi miếng thịt.”
Trong một nghĩa địa, có một người đàn ông đã 5 ngày liền ngồi buồn rầu trên một nấm mồ và luôn miệng nói một câu thảm thiết: “Cớ sao ông lại chết? Cớ sao ông lại chết để tôi khổ thế này?” Người coi nghĩa địa muốn an ủi, bèn hỏi: “Người quá cố là cha hay anh ông vậy?” Con người khốn khổ rên rỉ: “Không phải cha, không phải anh. Đó là người chồng trước của vợ tôi đấy!!!”
Rất nhiều người đã thực hành lời khuyên ”Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con” (Ga 15, 12), bằng cách thể hiện ra trong những việc làm cụ thể hằng ngày. Trong một ngôi làng tại dẫy núi Alpes ở Thụy Sĩ, có một nhà thờ nhỏ bé đã được sử dụng để làm nơi thờ tự, từ thế hệ này qua thế hệ khác. Mặc dù không có một tác phẩm nghệ thuật nào, nhưng người dân địa phương luôn luôn dùng một tình cảm đặc biệt cho ngôi nhà thờ này. Điều này khiến cho nơi đây mang vẻ rất tươi đẹp trong đôi mắt của cư dân. Đó chính là nhờ câu chuyện ngôi nhà thờ được xây dựng trên mảnh đất đặc biệt này như thế nào. Câu chuyện đó như sau:
Có hai anh em tạo dựng một nông trại gia đình, cùng chia sẻ sản phẩm và lợi nhuận cho nhau. Người anh đã kết hôn; người em còn độc thân. Khí hậu khắc nghiệt đưa đến hậu quả là đôi khi huê lợi trở nên hiếm hoi.
Ngày kia, người em tự nhủ “Thật không công bình khi chia sản phẩm bằng nhau. Mình còn độc thân, nhưng anh mình còn phải nuôi cả một gia đình.” Vì thế, thỉnh thoảng, người em lại đi ra ngoài vào ban đêm, mang theo một túi hạt từ trong kho thóc của riêng mình, lặng lẽ băng qua cánh đồng nằm giữa hai ngôi nhà của hai anh em, và đổ vào thùng của người anh.
Đồng thời, người anh cũng có đồng một ý tưởng đó và tự nhủ “Thật không công bình khi chia sản phẩm bằng nhau. Mình có cả gia đình nâng đỡ mình, nhưng em mình vẫn độc thân.” Vì thế, thỉnh thoảng, người anh lại đi ra ngoài vào ban đêm, mang theo một túi hạt từ trong kho thóc của riêng mình, âm thầm đổ vào thùng của người em.
Việc này tiếp diễn trong nhiều năm, mỗi người đều thắc mắc không hiểu sao kho lúa của họ không bao giờ hao hụt đi. Thế rồi vào một đêm kia, họ đụng chạm với nhau trong bóng đêm. Sau khi nhận ra sự việc, họ bỏ túi hạt xuống, và ôm nhau. Tại nơi đây, họ đã xây dựng một ngôi nhà thờ, bởi vì ở đâu con người gặp gỡ nhau trong lòng yêu thương, thì ở đó, có sự hiện diện của Chúa (Flor McCarthy, Phụng vụ Chúa nhật, năm B, tr 271-272).
Lm. Đinh Lập Liễm
YÊU NHƯ CHÚA YÊU (Gioan 15:9–17)
+ TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA
“Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Như Cha đã yêu mến Thầy, Thầy cũng yêu mến các con. Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy. Nếu các con tuân lệnh Thầy truyền, các con sẽ ở trong tình yêu của Thầy, cũng như Thầy đã giữ lệnh truyền của Cha Thầy, nên Thầy ở lại trong tình yêu của Người. Thầy nói với các con điều đó để niềm vui của Thầy ở trong các con, và niềm vui của các con được trọn vẹn. Ðây là lệnh truyền của Thầy: Các con hãy yêu mến nhau, như Thầy đã yêu mến các con. Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình. Các con là bạn hữu của Thầy, nếu các con thi hành những điều Thầy truyền. Thầy không còn gọi các con là tôi tớ, vì tôi tớ không biết việc chủ làm; Thầy gọi các con là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy đã nghe biết nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết. Không phải các con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các con, và đã cắt đặt để các con đi và mang lại hoa trái, và để hoa trái các con tồn tại, để những gì các con xin Cha nhân danh Thầy, Người sẽ ban cho các con. Thầy truyền cho các con điều này là các con hãy yêu mến nhau”.
II. TẤM BÁNH CHIA SẺ
Yêu là một từ ngữ được sử dụng nhiều nhất, nhưng lại là một từ ngữ dễ gây hiểu lầm nhất. Vì người ta hiểu từ ngữ này theo những cách khác nhau. Có người hiểu yêu là những quan hệ thân xác. Có người hiểu yêu là quản lý chặt chẽ. Có người hiểu yêu thuộc lĩnh vực cảm tính. Để tránh những hiểu lầm, khi truyền cho ta yêu thương, Chúa Giêsu đã đưa ra một khuôn mẫu cho tình yêu. Khuôn mẫu đó là: yêu như Chúa yêu.
“Anh em hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương anh em”. Không còn nhầm lẫn nào nữa. Muốn làm môn đệ Chúa, không phải yêu bằng bất cứ tình yêu nào, nhưng phải yêu như Chúa. Tình yêu của Chúa Giêsu không phải tự Người nghĩ ra, nhưng phát xuất từ Chúa Cha: “Như Cha đã yêu mến Thày thế nào, Thày cũng yêu mến anh em như thế”. Thế là đã rõ. Tất cả bắt nguồn từ cùng một tình yêu. Đức Chúa Cha là nguồn cội. Từ nguồn mạch ấy, tình yêu tràn ra, lan toả đến mọi người. Mọi tình yêu, muốn chân thực, phải qui chiếu về trái tim Chúa Cha.
Tình yêu của Chúa Cha như thế nào ? Đọc trong Tin Mừng, ta thấy Chúa Giêsu đã nói nhiều về tình yêu Chúa Cha.
Trước hết tình yêu của Chúa Cha là một tình yêu phổ quát. Khác với tình yêu bình thường của con người chỉ yêu những người yêu mình, thù ghét những người ghét mình, chỉ yêu những người dễ yêu, ghét những người dễ ghét, chỉ giới hạn tình yêu vào một số người thân quen. Tình yêu của Chúa Cha là một tình yêu phổ quát. Tình yêu ấy lan tới tất cả mọi người không phân biệt tốt xấu. Tình yêu ấy không loại trừ một ai dù lành dù dữ. Thế nên “ Người cho mặt trời mọc lên soi kẻ lành cũng như người dữ. Và cho mưa rơi xuống trên cả người công chính lẫn kẻ gian ác” (Mt 5, 45). Tình yêu ấy lan cả tới súc vật cỏ cây: “ Hãy xem chim trời, chúng không gieo không gặt, thế mà Cha trên trời vẫn nuôi chúng. Hãy xem bông huệ ngoài đồng. Chúng không dệt không may, thế mà Cha trên trời mặc cho chúng bộ áo đẹp hơn cả áo vua Salomon” (Lc 12, 24.27).
Tình yêu Chúa Cha là một tình yêu hi sinh. Vì yêu thương, Đức Chúa Cha đã dựng nên con người. Vì yêu thương, Người đã nhận con người làm con, cho hưởng hạnh phúc với Người. Nhưng loài người vô tình không những không yêu mến mà còn muốn chống lại Thiên chúa. Vì thế, loài người đã bị phạt. Nhưng Đức Chúa Cha vẫn yêu thương loài người, nên đã có kế hoạch cứu độ loài người. Chính ở điểm này ta nhận biết tình yêu vô cùng tha thiết của Đức Chúa Cha. Không những Ngài không giận ghét loài người, không tự ái vì bị loài người xúc phạm, mà còn bày tỏ một tình yêu thương mãnh liệt không ai dám ngờ tới. Tình yêu thương mãnh liệt ấy đã thúc đầy Ngài hi sinh Con Một yêu dấu để chuộc tội cho loài người. Vì yêu thương Chúa Cha đã hi sinh tất cả những gì có thể để cứu chuộc loài người.
Tinh yêu Chúa Cha là một tình yêu tha thứ. Tha thứ là dấu hiệu của tình yêu. Khi yêu, người ta sẵn sàng tha thứ. Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu nói nhiều về tình yêu tha thứ của Đức Chúa Cha. Cảm động nhất là dụ ngôn Người Cha Nhân Hậu. Tóm tắt như sau: Người Cha có hai con trai. Đứa út xin Cha chia gia tài cho nó. Được rồi, nó cầm tiền, bỏ nhà ra đi, ăn chơi phung phí. Khi nó tiêu hết tiền thì vùng ấy xảy ra nạn đói. Đói bụng nó phải đi chăn lợn. Nó muốn ăn cám lợn mà chủ không cho. Bấy giờ nó hối hận và nghĩ: ở nhà cha mình các đầy tớ còn được ăn no, còn mình ở đây phải chết đói. Thế rồi, nó chỗi dậy, trở về nhà. Cha nó ngày nào cũng ra đầu ngõ chờ mong con trở về. Khi thấy nó về, ông chạy lại ôm lấy nó mà hôn lấy hôn để, rồi ông gọi gia nhân mang áo đẹp, nhẫn, giầy ra cho cậu và ra lệnh mở tiệc ăn mừng (cf Lc 15). Người cha ấy là hình ảnh Đức Chúa Cha.Thật kỳ diệu tình yêu Người. Người quên hết tất cả những lỗi lầm của ta. Người yêu ta trước khi ta yêu Người. Người tha thứ cho ta trước khi ta xin lỗi Người.
Chúa Giêsu muốn chúng ta hãy noi theo tình yêu của Chúa Cha. Biết đối xử với nhau như Chúa Cha đối xử với chúng ta. Hãy yêu thương hết mọi người không loại trừ một ai. Nhất là hãy yêu thương những người bé nhỏ, cùng khổ, bất hạnh. Hãy biết tha thứ những lỗi lầm của người khác. Tha thứ không phải chỉ một lần mà tha thứ rất nhiều lần. Và hãy dám hi sinh, chấp nhận chịu thiệt thòi vì tình yêu. Yêu như Chúa yêu. Đó mới là tình yêu đích thực. Chỉ có tình yêu bắt nguồn từ Chúa mới bền vững và đem lại hạnh phúc cho nhân loại.
Lạy Cha, xin cho con hiểu được tình yêu của Cha. Xin cho con trở nên giống Cha, biết yêu thương bằng tình yêu của Cha. Amen
III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU
- Từ trước đến nay, bạn hiểu tình yêu thế nào?
- Mỗi khi nghĩ đến Đức Chúa Cha, bạn nghĩ đến đặc tính nào của Người: yêu thương, quyền năng, thưởng phạt công minh….?
- Đối với bạn, yêu thương người khác dễ hay khó ?
- Hãy kể ra những đặc tính của tình yêu của Chúa Cha.
+ TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
HÃY YÊU NHƯ THẦY YÊU (Gioan 15: 9-17) Fr. Jude Siciliano, OP / Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Gò-Vấp
Chúng ta đang tiến gần đến những ngày cuối của mùa Phục Sinh. Các tông đồ sẽ sớm nhận được Thánh Thần trong ngày lễ Ngũ Tuần và được sai đi rao giảng điều các ông đã trải nghiệm, đã học nơi Chúa Phục Sinh. Nếu được đề nghị tóm gọn điều đã cảm nghiệm nơi Đức Giêsu, các tông đồ sẽ nói gì?
Các ông sẽ đáp lại: cuối cùng, tình yêu đã chiến thắng. Tội lỗi và cái chết đã giương oai với tất cả năng lực hung ác, tàn bạo của chúng, nhưng tình yêu đã giành thắng lợi trong cuộc chiến này. Sự nhận thức đó khiến các môn đệ có thể nói rằng dù cho cái chết và tội lỗi dường như vẫn có tiếng nói cuối cùng trong thế giới của chúng ta, nhưng nhờ chiến thắng của Đức Giêsu, tình yêu sẽ đánh bại tất cả. Quý vị hãy thử tưởng tượng một trận đấu quyền Anh dai dẳng kéo dài đến 15 hiệp. Thật khó để nói ai sẽ thắng khi mà cả 2 đấu thủ đã cầm cự đến nước ấy. Nhưng cuối cùng, trọng tài chỉ nắm lấy tay của một đấu thủ, giơ lên và tuyên bố “Đây là Người Chiến Thắng!”
Tôi xin lỗi vì đã dùng hình ảnh thô bạo như thế, nhưng đôi lúc cuộc chiến giữa thiện và ác vẫn đang diễn ra cũng quyết liệt như vậy. Làm sao sức mạnh tình yêu có thể vượt thắng được quá nhiều sự tàn ác của tội lỗi trên trần thế? Hơn nữa, tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta, được thể hiện qua cuộc đời, cái chết và sự sống lại của Đức Giêsu, đã chiến thắng cái chết. Theo một cách nói nào đó, người trọng tài sẽ giương cao cánh tay tình yêu rồi tuyên bố “Đây là Người Chiến Thắng!”
Tin Mừng hôm nay tóm gọn lại điều đã được trao ban cho chúng ta. Điều này cũng hàm chứa một lời hứa mà chúng ta có thể tin tưởng, phó thác đang khi mong chờ chiến thắng cuối cùng. Tình yêu mà Đức Giêsu dành cho những ai Người gọi là “bạn hữu” đã khiến Người hiến mạng sống vì chúng ta. Người đã chọn ta trong tự do, và trao ban cho ta những dấu hiệu cụ thể của tình yêu nơi Người. Tình yêu đó có sức biến đổi cuộc sống của ta và sau đó, qua chúng ta, biến đổi cuộc sống trên trần thế này.
Tôi nhớ là đã có lần chia sẻ đoạn Tin Mừng này với những thành viên trong một hội ái hữu. Một người trong nhóm đã nói: “Ngày nay, tất cả những điều mà chúng ta nói đến luôn là yêu thương. Có rất nhiều sự dữ trên trần thế và chúng ta cần nghe nhiều hơn nữa về những giới răn và trách nhiệm của mình với cương vị người Công Giáo.” Rõ ràng là ông đang mong chờ những ngày trước Công đồng Vatican II khi ông phát biểu, “Tôn giáo trở nên hiển nhiên hơn. Bạn phải biết những gì bạn nên làm và không nên làm; điều mà bạn được thưởng và điều bạn bị trừng phạt.”
Nhưng Công đồng Vatican II không tạo ra hạn từ tình yêu, cũng không phải là người đầu tiên sử dụng nó để diễn tả mối tương quan giữa chúng ta với Thiên Chúa. Chúng ta nghe về chân lý đó trong những lời mở đầu của Đức Giêsu: “Như Thiên Chúa Cha yêu Thầy, nên Thầy cũng yêu mến anh em. Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy.” Nếu muốn có lệnh truyền từ Đức Giêsu thì ngày hôm nay, chúng ta đã có một lệnh truyền: “Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” Trong Tin Mừng theo thánh Gioan, chúng ta không nhớ lại những chuyện đã qua. Quá khứ và tương lai thì hoàn toàn quy về giây phút hiện tại này. Vì thế, Đức Giêsu một lần nữa sử dụng thì hiện tại để diễn đạt mối tương quan giữa ta với Người: “Hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương anh em.” Tình yêu Người biểu lộ cho các môn đệ nơi cái chết và sống lại của Người nay được trao ban cho chúng ta. Đó là cách mà chúng ta có thể “yêu thương nhau như Người yêu thương ta.” Cảm nghiệm về tình yêu hiện hữu Người dành cho ta giúp chúng ta có thể yêu tha nhân – kể cả kẻ thù.
Thư Gioan trong bài đọc 2 hôm nay cũng nói lên một chân lý tương tự: “Chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa.” Chúng ta có thể yêu thương nhau bởi tình yêu của Thiên Chúa đang hoạt động trong chúng ta. Làm sao ta có thể nói hết muôn hình vạn trạng của tình yêu chỉ bằng một con số cụ thể các giới luật? Chúng ta sẽ phải cần đến hơn cả một thư viện mới có thể kể ra những công trình của tình yêu trong suốt những khoảnh khắc và cảnh huống của cuộc đời mình. Đấy không phải là một danh sách các giới răn, nhưng là một cảm nghiệm về tình yêu bao la, lân tuất đã biến đổi cuộc đời ta.
Chúng ta thường dùng giáo huấn của thánh Phaolô về tình yêu trong thư thứ nhất gửi giáo đoàn Côrintô (13, 4-7) cho các lễ cưới và nghi thức sám hối. “Đức mến thì nhẫn nhục, không ghen tương, không vênh vang tự đắc…” Rõ ràng tình yêu mà Đức Giêsu mời gọi chúng ta hướng đến thì không phải là điều dễ dàng. Thánh Phaolô không cần phải nói cho chúng ta biết điều đó; chính chúng ta đã có trải nghiệm ban đầu, rằng thật khó biết chừng nào để biến tình yêu của Đức Giêsu thành hành động. Tình yêu này của Người hàm ý là: phải bỏ qua những thành kiến và thiên vị; những ai chúng ta thích và không thích; hay những ai chúng ta sẵn sàng ra khỏi chính mình để giúp đỡ và những ai chúng ta không sẵn lòng làm như thế. Nhờ những đòi hỏi của tình yêu, chúng ta có lẽ chuộng những luật lệ hay quy tắc cũ hơn, đặc biệt khi biết Đức Giêsu đã cụ thể hóa giới luật yêu thương của Người bằng lệnh truyền – “Hãy yêu kẻ thù.”
Đức Giêsu đang nói với các môn đệ tại bữa Tiệc Ly trước khi Người chịu chết. Nhưng bài đọc này lại được chọn cho Chúa Nhật hôm nay trong mùa Phục Sinh. Chính Đức Kitô Phục Sinh đang nói với chúng ta. Nếu như Đức Giêsu trần thế chết và không sống lại, thì chúng ta có thể xem lời của Ngài như lời “truyền cảm hứng”, cũng như nhiều thầy dạy đạo đức khác đã truyền cảm hứng cho thế giới. Nhưng Người là Đức Kitô Phục Sinh, đang nói rằng Người yêu chúng ta bằng tình yêu mà Thiên Chúa Cha dành cho Người. Người mời gọi chúng ta ở lại trong tình yêu này. Cảm nghiệm về tình yêu đó tràn ngập tâm hồn với niềm vui chúng ta không thể có được bất kỳ nơi nào khác. Khi nhận ra tình yêu mà Thiên Chúa đang trao ban và niềm vui chúng ta có được trong tình yêu đó – hãy để ý, ở đây chúng ta có một giới răn! – chúng ta phải thể hiện tình yêu đó nơi tha nhân, ngay cả kẻ thù của mình.
Có lẽ Đức Giêsu đòi hỏi chúng ta quá nhiều nếu Người chỉ đưa ra một giới luật bất khả thi – “yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” Chúng ta muốn đáp lại: “Chúng con không thể! Chúng con chỉ là những kẻ phải chết”. Nhưng trong hai tuần nữa, chúng ta sẽ mừng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Vào ngày lễ Ngũ Tuần, Thiên Chúa đã tuôn đổ Thần Khí của Đức Giêsu vào lòng các môn đệ để họ hăng hái ra khỏi căn phòng kín hầu sống và rao giảng một đời sống tưởng-chừng-như-không-thể mà họ đã nhận lãnh – tình bằng hữu với Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu, và tình yêu dành cho tha nhân.
Chuyển ngữ: AE. HV. Đaminh Gò-Vấp
We are getting close to the end of the Easter season. Soon the disciples will receive the Spirit on Pentecost and will be sent out to preach what they experienced and learned from the Risen Lord. If they were asked to sum up what their experience with Jesus was, what would they say?
They would respond: in the end, love has triumphed. Sin and death did their best with all their brutal powers, but love won the battle. That realization would enable those disciples to say that even though death and sin seem to have the last word in so much of our world still, because of Jesus’ victory, love will prevail. Imagine a long boxing match that goes the full 15 rounds. It’s hard to tell who’s going to win as the two boxers go at it. But in the end, the referee takes the arm of one fighter, raises it and declares, “The Winner!”
Sorry to use such a rough image, but it does feel at times that good and evil are battling it out. How could the forces of love win out over so many brutal displays of sin in the world? Still, God’s love for us, shown in the life, death and resurrection of Jesus, has won the victory over death. In a manner of speaking, the referee will raise the arm of love up high and finally declare, “The Winner!”
The gospel today summarizes what has been given to us. It also holds a promise we can trust while we wait for the final victory. The love Jesus had for those he calls “friends,” moved him to lay “down his life” for us. He freely “chose” us, and gave us concrete signs of his love. That love has the power to transform our lives and then, through us, the life of the world.
I remember sharing this passage with men in a fellowship group. One man said, “All we ever talk about these days is love, love, love. There is a lot of evil in the world and we need to hear more about the commandments and our responsibilities as Catholics.” He was clearly longing for the days prior to the Second Vatican Council when, he said, “Religion was more clear cut. You knew what you were supposed to do and not do; what you were rewarded for and what you would be punished for.”
But Vatican II didn’t invent the word love, nor was it the first to use it to describe our relationship with God. We hear that truth in Jesus’ opening words, “As the Father loves me, so I also love you. Remain in my love.” If we want a commandment from Jesus, we have one today: “Love one another as I love you.” In John’s Gospel we just don’t get a remembrance of things past. The past and the future are already present in this moment. So, notice that Jesus again uses the present tense to describe our relationship with him: “Love one another as I love you.” The love he has shown his disciples in his death and resurrection, is given to us now. That’s how we can, “Love one another as I love you.” The experience of his present love for us makes it possible for us to love others – even our enemies.
The letter from John, our second reading, announces a similar truth. “Let us love one another, because love is of God.” We can love one another because God’s love is at work in us – now. How could we possibly enumerate all the applications of love in a specific number of commandments? We would need more than a library to try to spell out the workings of love in all the moments and occasions life puts before us. It’s not about a list of commandments, but an experience of overwhelming and all-encompassing love that transforms our lives.
People often use Paul’s teaching on love from first Corinthians (13:4-7) for weddings and penance services. “Love is patient, love is not envious, or boastful etc.” It’s obvious that the love Jesus calls us to is not easy. We don’t need Paul to tell us that; we have first-hand experience how difficult it is to put Jesus’ love into action. His kind of love means: we have to put aside our prejudices and biases; whom we like, whom we dislike; whom we are willing to go out of our way to help and whom we won’t. In the light of love’s requirements we might prefer the old rules and regulations, especially when we hear how Jesus concretizes his commandment of love – “Love your enemies.”
Jesus is speaking to his disciples at the Last Supper before his death. But the reading has been chosen for this Sunday in the Easter Season. It’s the resurrected Christ who is speaking to us today. If the earthly Jesus had just died and not risen, we would count his words as “inspiring,” just as so many other ethical teachers have inspired the world. But he is the resurrected Christ who is telling us that he loves us with the same love his Father has for him. He calls us to remain in his love. The experience of that love fills us with a joy we can get nowhere else. Realizing the love that God is now offering us and the joy we have in that love – watch out, here comes a commandment! – we must show that love to others, even our enemies.
Jesus would be asking too much of us if he were just laying down an impossible commandment – “Love one another as I have loved you.” We would want to respond, “We can’t! We are mere mortals.” But in two weeks we will celebrate Pentecost Sunday. On Pentecost God poured Jesus’ Spirit into each of the disciples so they could burst out of the upper room to live and preach the impossible life that they had received – friendship with God through Jesus and love for one another.
THẦY GỌI ANH EM LÀ BẠN HỮU (Gioan 15: 9-17)
Giáo hội sơ khai không có một giai đoạn nào suôn sẻ cả. Nào là những cuộc bách hại do những người Rôma gây ra, và cả những người Do Thái mới cải đạo theo Đức Giêsu cũng bị trục xuất ra khỏi các hội đường. Dẫu cho có những khó khăn, chúng ta ấn tượng về cộng đoàn của các Kitô hữu tiên khởi đã khơi lên một đời sống khá bình dị trong việc tương thân tương ái và chia sẻ của cải vật chất, một lòng một ý với nhau (Cv 2, 42-47; 4,32-37).
Nhưng cộng với những áp lực từ bên ngoài cộng đoàn còn phải đương đầu với những chia rẽ từ bên trong. Chẳng hạn, các thành viên không phân chia của cải cho công bằng như lúc đầu (5, 1-11). Thậm chí có những sự khác biệt đáng kể về đạo lý và phụng vụ, và những điều này được đề cập trong bài trích sách Công vụ hôm nay.
Ông Phêrô lớn lên như một người Do Thái, và những môn đệ đầu tiên của Đức Giêsu cũng là người Do Thái. Họ tin rằng Thiên Chúa sẽ giữ giao ước mà Người đã thiết lập với tổ tiên họ. Vì vậy, họ đã tìm kiếm và đã gặp Đức Giêsu hình ảnh Đấng Mêsia mà họ hy vọng sẽ giải thoát đất nước họ. Ông Phêrô, cũng như những người cùng tôn giáo của mình, có lẽ đã được giáo dục theo kiểu xem dân ngoại là những người không thanh sạch, nên đã tránh liên hệ với họ. Đối với người Do Thái sùng đạo, dân ngoại được xem như những “con chó” – một sự quy chiếu phổ biến vào thời đó. Những người Do Thái cố hết sức để tránh giao du với các người dân ngoại.
Hãy tưởng tượng xem ông Phêrô kinh ngạc thế nào khi ông thấy và nghe tiếng gọi chỉ ông đến ông Cornêliô, và ông Phêrô đã đến thăm nhà ông này và được ông tiếp đón. “Ông Phê-rô còn đang nói những điều đó, thì Thánh Thần đã ngự xuống trên tất cả những người đang nghe lời Thiên Chúa”. Ở đoạn này và nhiều đoạn văn khác trong sách Công vụ, thánh Luca cho thấy khá rõ rằng, Thiên Chúa không phải là gia sản dành riêng cho một số người được tuyển chọn, nhưng Thiên Chúa là của tất cả mọi dân tộc.
Ông Phêrô và những người đi với ông, cũng như giáo hội ở Giêrusalem, “những tín hữu thuộc giới cắt bì,” phải tìm hiểu về ân sủng hơn nữa; những người đan hấp hối. Thiên Chúa đã đi bước trước, Người đã khởi xướng và tuôn đổ ân sủng xuống cho bất cứ ai Người chọn – dù là dân ngoại. Người tín hữu cần đón nhận, đáp trả và đi theo. Thánh Thần, khác hẳn với những tín hữu của ông Phêrô và những người đi với ông, không thiên vị ai; tất cả đều được đón nhận để nghe lời và dùng bữa chung một bàn.
Khi Phêrô vào nhà ông Conêliô và được ông này tôn kính, thì Phêrô lưỡng lự và có thái độ khiên tốn khi thừa nhận rằng mình chỉ là phàm nhân thôi, “Xin ông đứng dậy, vì bản thân tôi đây cũng chỉ là người phàm.” Chúng ta là những người được mời gọi phục vụ cộng đồng Giáo hội, nên lấy ông Phêrô làm “kiểu mẫu”. Trong khi chúng ta mang ơn những tín hữu đã dành cho ta sự kính trọng, thì về phần mình chúng ta không được tách biệt họ, như thể xem mình là thành phần ưu tú thuộc cấp bậc cao hơn trong Giáo hội. Chúng ta biểu hiện sao cho thật khôn khéo để dung hòa lối “hành xử” trong tâm thức chúng ta, và lắng nghe thông điệp của ông Phêrô nhắc nhở rằng, “Xin ông đứng dậy, vì bản thân tôi đây cũng chỉ là người phàm.” Chúng ta nên bớt giáo quyền trong Giáo hội, và thực hành tính tập thể giữa những người mà Thiên Chúa mời gọi chúng ta phục vụ họ. Ngày nay ông Phêrô là kiểu mẫu lý tưởng cho chúng ta noi theo.
Vào buổi tối nọ, tôi có xem một chương trình đặc biệt trên kênh thời tiết. Chương trình này chỉ là sự tổng quan trong một năm qua, khi xem, chúng tôi thấy con số những cơn bão đi qua đất nước nhiều hơn bình thường. Bình luận viên lúc đó nhắc đến những sự kiện thời tiết tàn phá như “Những hành động của Thiên Chúa”. Quả thực, một lần nữa, người ta trách cứ Thiên Chúa vì đã giết chết những con người vô tội và phá hủy những tài sản có giá trị hàng triệu Mỹ kim! Nhưng khi thiên nhiên phô bày ra những kỳ quan và quyền năng của Thiên Chúa – hoàng hôn trên đại dương, những đóa hoa tươi thắm của mùa xuân, và những chú chim nhỏ nhắn và xinh xắn – tôi không thể gọi tên một cơn bão hủy diệt là “Hành động của Thiên Chúa.”
Tuy nhiên, với tư cách là một tín hữu, tôi có thể nhận ra một “hành động của Thiên Chúa” đầy quyền năng – Thiên Chúa nhập thể trong Đức Giêsu và Đức Giêsu đã hy sinh sự sống của Người cho chúng ta. Như Tin Mừng ngày hôm nay đã nói, “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu”. Quyền năng của Thiên Chúa được tỏ cho chúng ta qua việc Đức Giêsu thông dự với chúng ta trong hành trình làm người; không tránh né đau khổ, nhưng chấp nhận như muốn thông phần với chúng ta, và trao ban sự sống của Người để chứng tỏ Thiên Chúa yêu thương chúng ta biết dường nào. Tôi gọi điều này là “Hành động của Thiên Chúa!”
Vì vậy, chúng ta không phải đến đây với Giáo hội để cầu nguyện ngõ hầu làm hài lòng Thiên Chúa; hay để lãnh nhận tình yêu của Thiên Chúa và thiện ý của Người; hoặc thổ lộ với Thiên Chúa bằng nhiều lời cầu nguyện để Thiên Chúa ưu ái mà ban cho chúng ta những gì mà chúng ta cầu xin. Chúng ta không cầu xin và phụng sự Thiên Chúa để được Chúa yêu thương. Cái chết và sự sống của Đức Giêsu đã minh chứng rõ rằng: Chúng ta không yêu Thiên Chúa trước, thế nhưng Người lại ban ân huệ và yêu thương chúng ta. Nói đúng hơn, Thiên Chúa đã yêu thương ta trước và Đức Giêsu là bằng chứng xác thực của tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta – nếu chúng ta còn ngờ vực.
Chứng thực là: Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta và đưa ra bằng chứng hùng hồn về tình yêu đó, vậy chúng ta nên làm gì để tỏ ra là chúng ta đã đón nhận sứ điệp này? Chúng ta có thể đáp trả và biểu lộ như thế nào để cho mọi người thấy rằng cuộc đời mình được biến đổi nhờ tình yêu đó; tình yêu liệu có biến đổi người được yêu không? Lúc nào quý vị cũng có thể nói khi một người đang yêu, họ bộc lộ tình yêu. Họ luôn hân hoan, ân cần và nhẫn nại hơn.
Nếu chúng ta hỏi Đức Giêsu xem thử chúng ta phải làm gì để đáp trả tình yêu mà Thiên Chúa đã biểu lộ cho ta qua Người, thì hôm nay Đức Giêsu nói với chúng ta rằng, “Hãy giữ các điều răn của Thầy.” Khi nghe đến các điều răn, ta nghĩ ngay đến Thập Điều. Lúc đó chúng ta chững lại với suy nghĩ rằng: liệu ta có vi phạm Điều Răn nào không? Ta có làm gì sai trái không? Nhưng chúng ta đã có Thập Điều mà không cần đến Đức Giêsu. Đức Giêsu không nói về việc không vi phạm Thập Điều. Người đang nói với chúng ta rằng, “Anh em đừng lo nghĩ mình làm những điều chẳng nên. Thay vào đó, điều đích thực mà anh em nên làm là: hãy yêu thương nhau.”
Đó là một mệnh lệnh gắn liền với nhiều khía cạnh, nhiều cơ hội thuận tiện để đưa vào thực hành. Nếu không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình, thì chúng ta có thể bắt đầu bằng việc tự vấn xem phần nào trong cuộc đời của mình phải “hy sinh” vì người khác? Ví dụ: “hy sinh” thành kiến của tôi; những cảm nghĩ giận hờn của tôi; thái độ thù hằn với những gì mà người khác đã gây ra cho tôi; hy sinh ích kỷ của tôi, hoặc là tôi đã miễn cưỡng khi phải bỏ thời gian để giúp đỡ người khác, v.v…
Đức Giêsu không đưa ra Mười Điều Răn để rồi từng điều răn cần được đánh dấu, “Đó, tôi đã thực hiện xong rồi”. Nhưng một mệnh lệnh bao quát hơn, “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. Chúng ta đã bao giờ nói rằng chúng ta đã sống theo mệnh lệnh đó chưa? Chúng ta phải kiểm tra các điều khoản và nói rằng, “Rất tốt, tôi đã hoàn thành xong việc đó!” Không phải như vậy, bởi vì tình yêu đòi hỏi nhiều nơi chúng ta. Đời nào một người chồng bảo vợ hoặc vợ bảo chồng rằng, “Này, anh đã yêu em hoặc em đã yêu anh. Đó không phải là những thứ mà anh cho em (em cho anh) nhiều hơn, hoặc đã thực hiện nghĩa vụ với nhau?” Nhưng tình yêu là một ngọn lửa mà nó thiêu đốt chúng ta và để chúng ta tìm cách để yêu thương.
Điều này có vẻ mệt mỏi phải không? Đức Giêsu nói rằng chúng ta không sống và suy nghĩ như những người nô lệ, khúm núm, cố gắng thực hiện sao cho phải lẽ, sợ bị phạt. Thay vào đó, Người gọi chúng ta là “bạn hữu”. Tình bạn với Đức Giêsu không ủy mị hay ướt át. Một số tình bạn có thể rời bỏ chúng ta và làm cho chúng ta căng thẳng. Nhưng tình bạn với Đức Giêsu là một sự tôn trọng và yêu thương có tính tương quan giữa hai đối tượng. Tôi có một người bạn đã gia nhập vào nhóm tứ ca. Anh kết bạn với một trong những người ở nhóm đó. Người bạn mới đã dạy cho anh hát mà không cần bất cứ một nhạc cụ nào, và giới thiệu cho anh những bài hát mà trước đây anh chưa bao giờ được nghe. Tình bạn mở ra cho chúng ta sự sống mới. Tình bạn giữ cho ta được chuẩn mực, đó là: kéo ta lại gần hơn khi ta sống tách biệt; giúp ta đứng dậy khi ta nản chí; tình bạn là chỗ thích hợp khi ta cần tâm sự; tình bạn còn giới thiệu cho ta đến một thế giới mới về ẩm thực, thú tiêu khiển và cả âm nhạc nữa.
Chúng ta đã thực sự là bạn của Đức Kitô. “Thầy gọi anh em là bạn hữu”. Với sự trợ lực Thần Khí của Đức Giêsu, chúng ta có thể hành xử theo cách mà hôm nay đã trình bày – ngày càng trở nên giống người bạn của chúng ta là Đức Giêsu, khi Người nói với chúng ta, “sinh hoa trái” trong đời sống chúng ta.
Trong bữa Tiệc Thánh hôm nay chúng ta nài xin Đức Giêsu cho ta biết cần phải sống và phản chiếu như thế nào về tình bạn của chúng ta với Người. Chúng ta khẩn nguyện Người chỉ cho ta biết phải từ bỏ điều gì trong cuộc sống, chúng ta phải hy sinh và không nắm giữ điều gì trong cuộc đời. Chúng ta cũng xin Người chỉ bảo cho ta biết cần phải trổ hoa như thế nào để sinh hoa trái mới khi chúng ta đã cầu nguyện: “Lạy Chúa Giêsu, xin Ngài dạy chúng con biết yêu thương nhau và giúp chúng con sống với tình yêu đó, để cho mọi người nhận biết chúng con là bạn hữu với nhau”.
Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Gò-Vấp
The early church did not have an easy time of it. There were persecutions by the Romans and expulsion from the synagogues of those Jewish converts to the fledgling Jesus movement. Even with these difficulties some of our impressions of the community life of the first Christians suggest quite an idyllic life of mutual support, shared possessions and a community of one mind and heart (Acts 2:42-47; 4:32-37).
But to add to their external pressures the community also had to deal with dissension from within. For example, the members didn’t all share their goods as equitably as it first seemed (5:1-11). There were even severe doctrinal and liturgical differences and these are hinted at in our Acts reading today.
Peter was reared as a Jew and the first followers of the Jesus were Jewish. The faithful believed that God would keep the covenant God had made with their ancestors. So they looked for and found in Jesus the Messiah they had hoped would free their nation. Peter, like his co-religionists would have been reared to regard Gentiles as religiously unclean and he would have avoided contact with them. For devout Jews the Gentiles were “dogs” – a common reference at the time. Jews did their best not to associate with Gentiles.
Imagine Peter’s surprise when he had visions and heard voices that pointed him towards the Roman centurion Cornelius, whose home he then visits and whose hospitality he accepts. “While Peter was speaking these things the Holy Spirit fell upon all who were listening to the word.” In this and many passages in Acts, Luke makes it quite clear that God is not the exclusive property of a few select, but the God of all peoples.
Peter and those with him, as well as the church in Jerusalem, “the circumcised believers,” have a lot more to learn about grace; the old was passing away. God was moving on ahead, taking the initiative and pouring out grace on whomever God chose – even the Gentiles. The faithful needed to take note, respond and follow. The Spirit, contrary to the beliefs of Peter and those with him, was showing no partiality; all were welcome to hear the word and eat at the table.
When Peter entered the home of Cornelius and the latter paid him homage, Peter demurs and has the humility to acknowledge his own humanity, “Get up. I myself am also a human being.” We who are called to public ministry in the church can take Peter as our “ministerial model.” While we are grateful for the respect the faithful often shows us, still we mustn’t think of ourselves as apart from them, on some kind of higher ecclesiastical level. We do well to regularly press the “Play” button in our minds and listen to Peter’s message, which reminds us, “Get up. I myself am also a human being.” We could use less clericalism in our church and practice more collegiality among the ones God has called us to serve. Today Peter is a good model for us.
I was watching a special program on the Weather Channel the other evening. It was a look-back over the past year, when we had a more-than-usual number of tornadoes across the country. A commentator referred to those devastating weather events as “Acts of God.” In effect God was blamed, once again, for killing innocent people and destroying millions of dollars of property! While nature often shows the wonder and power of God – a sunset over the ocean, Spring flowers and tiny hummingbirds – I can’t name a killer-tornado as an “Act of God.”
But, as a believer, I can recognize a powerful “act of God” – God took flesh in Jesus and Jesus gave his life for us. As the gospel says today, “There is no greater love than to lay down one’s life for a friend.” God’s power was demonstrated for us by: Jesus’ joining us in our human journey; not avoiding pain, but accepting it as one of us and giving his life to prove how much God loves us. Now that’s what I call an “Act of God!”
So, we don’t have to come here to church to pray in order to please God; to earn God’s love and goodwill; to wear God down with lots of prayers so that God will favor us and give us what we pray for. We don’t pray and serve God to earn God’s love. Jesus’ life and death make it very clear: God already loves us, what more must God do to convince us? Jesus is a very powerful message that all can read, loud and clear: we didn’t love God first and God returned the favor and now loves us back. Rather, God loved us first and Jesus is proof positive of God’s love for us – if we have any doubts.
The real issue is: since God already loves us and has given such powerful evidence of that love, what should we do to show we got the message? How can we respond and show that our lives are transformed by that love; for love transforms the beloved? You can always tell when someone is in love, they radiate love. They are cheerful, kinder, and more patient. If we asked Jesus what we must do in response to the love God has shown us in him, he says to us today, “Keep my commandments.” When we hear the word commandments our mind rushes to the 10 Commandments. We check ourselves: have I broken any Commandments? Have I done anything wrong? But we already had 10 Commandments without Jesus. Jesus isn’t talking about not violating the 10 Commandments. He is telling us, “Don’t worry about doing something negative. Instead do something positive: love one another.
It’s one commandment with many faces, many opportunities to put it into practice. If there is no greater love than to lay down one’s life for a friend then we can begin by asking ourselves what part of our lives must we “lay down” for the sake of another? For example: “lay down” my prejudice; my angry feelings; my enmity over what others have done to me; my selfishness; my unwillingness to give up my time to help another, etc.
Jesus doesn’t give 10 Commandments that can be checked off one by one, “There, I’ve done that.” But a broader commandment, “Love one another as I have loved you.” Now can we ever say we have lived up to that commandment? Can we check off items and say, “Well, I’ve accomplish that!” No, because love asks a lot of us. When can a husband or wife say to the other, “There, I have loved you. There’s nothing more I can give or do for you?” Love is a fire that consumes us and leaves us looking for ways to love.
Does this sound exhausting? Jesus says we are not to live and think like slaves, groveling, trying to get everything right, fearing punishment. Instead he calls us, “Friends.” Friendship with Jesus isn’t sentimental or sloppy. Some friendships can close us off and make us neurotic. But friendship with Jesus is one of mutual love and respect. I have a friend who joined a men’s quartet. He became friends with one of the men in that group and his new friend taught him to sing without instruments and introduce him to songs he had never heard before. Friendship opens us to new life. Friends keep us normal: pull us out of ourselves when we close ourselves off; help lift us out of depression; are sounding boards when we need to talk to someone; introduce us to new worlds of food, hobbies, and music.
We are friends of Christ already. “I call you friends.” With the help of Jesus’ Spirit we are enabled to act that way now – to resemble our friend Jesus more and more and, as he tells us, “bear fruit” in our lives.
At this Eucharist today we invite Jesus to show us how we can live and reflect our friendship with him. We ask him to show us what must die in our lives, what we must lay down and let go of. We also ask him to show us how we can blossom with new fruit as we pray, “Jesus teach us to love one another and help us to live that love, so people will know we are your friends.”
Fr. Jude Siciliano, OP
SỐNG YÊU THƯƠNG
Lm. Carolô Hồ Bạc Xái
I. Dẫn vào Thánh lễ
Anh chị em thân mến
Bấy lâu nay, chúng ta cứ tưởng mình đã biết Thiên Chúa. Nhưng trong Thánh lễ này, thánh Gioan khuyến cáo chúng ta rằng “Ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa”. Thánh Gioan còn nói “Phàm ai yêu thương thì được Thiên Chúa sinh ra”. Hóa ra bấy lâu này chúng ta chưa thực sự là con cái Thiên Chúa.
Chúng ta hãy tha thiết xin Chúa giúp chúng ta biết sống yêu thương để từ nay xứng đáng là con cái của Ngài.
II. Gợi ý sám hối
- Xin Chúa tha thứ những việc làm, lời nói và ý tưởng của chúng ta nghịch lại với đức yêu thương.
- Xin Chúa tha thứ vì tình thương của chúng ta còn quá giới hạn và ích kỷ, chưa biết yêu “như Chúa đã yêu”.
- Xin Chúa tha thứ vì chúng ta chưa dám hy sinh vì những người mình yêu.
III. Lời Chúa
1. Bài đọc I (Cv 10:25-26, 34-35, 44-48)
Việc Phêrô rửa tội cho Cornêliô đánh dấu một bước ngoặc rất quan trọng trong cuộc sống của Giáo Hội.
- Do thái giáo xưa nay coi ơn cứu rỗi là độc quyền của dân do thái, cho nên không bao giờ chấp nhận cho một người dân ngoại làm tín hữu chính thức. Cùng lắm, nhưng người “ngoại” ấy chỉ được làm “kẻ kính sợ Chúa” mà thôi.
- Cornêliô là một người ngoại. Còn Phêrô đang là lãnh đạo của Giáo Hội. Việc Phêrô rửa tội cho Cornêliô đã mở toang cánh cửa Giáo Hội để từ nay bất cứ người nào cũng có thể gia nhập Giáo Hội.
- Bước ngoặc quan trọng này do Chúa Thánh Thần thúc đẩy (chính Chúa Thánh Thần đã khuyến khích Phêrô đến nhà ông Cornêliô) và Chúa Thánh Thần chuẩn nhận (Khi Phêrô đang nói thì Thánh Thần ngự xuống trên tất cả những người đang có mặt trong nhà ông Cornêliô).
2. Ðáp ca (Tv 97)
Lời Tv rất thích hợp để diễn tả tâm tình hân hoan sau sự kiện Phêrô rửa tội cho gia đình ông Cornêliô: “Hát lên mừng Chúa một bài ca mới, vì Người đã thực hiện bao kỳ công… Chúa đã mặc khải đức công chính của Người trước mặt chư dân… Toàn cõi đất này đã xem thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta”.
3. Tin Mừng (Ga 15:9-17)
Tiếp tục dụ ngôn Cây nho và cành nho.
Ðức Giêsu dạy: “Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy. Nếu các con tuân giữ lệnh Thầy truyền, các con sẽ ở trong tình yêu của Thầy“.
Lòng “Yêu mến nhau” mà Ðức Giêsu muốn các môn đệ mình có phải vươn tới những mức độ sau đây:
- “Các con hãy yêu mến nhau như Thầy đã yêu mến các con”
- “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình”
4. Bài đọc II (1 Ga 4:7-10)
- Câu quan trọng nhất trong đoạn thư này là câu định nghĩa “Thiên Chúa là Tình yêu”. Từ đó sinh ra những hệ luận:
- Chúng ta hãy yêu thương nhau.
- Ai yêu thương thì biết Thiên Chúa, ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa.
IV. Gợi ý giảng
- “Ðâu có tình yêu thương ở đấy có Ðức Chúa Trời”
Trong dãy núi Alps ở Thuỵ Sĩ có một ngôi làng, và trong làng có một nhà thờ nhỏ. Mặc dù nhà thờ này chẳng có một tác phẩm nghệ thuật nào cả nhưng lại được dân làng quý mến một cách hết sức đặc biệt. Câu chuyện sau đây sẽ cho biết lý do.
Có hai anh em cùng canh tác mảnh vườn của gia đình và chia lợi tức đồng đều cho nhau. Người anh đã có gia đình, người em còn độc thân. Năm đó thời tiết khắc nghiệt nên thu hoạch rất kém. Một hôm, người em tự nhủ: “Nếu chia đều phần thu hoạch thì không công bình, vì mình thì độc thân, còn anh mình thì còn phải lo cho gia đình”. Thế là mỗi đêm người em vào kho nhà mình lấy một bao lúa, đi ngang qua miếng ruộng giữa hai nhà và mang đến bỏ vào kho của người anh. Trong lúc đó, người anh cũng tự nhủ: “Nếu chia đều phần thu hoạch thì không công bình, vì mình thì đã có gia đình đỡ đần, còn em mình thì độc thân không ai giúp đỡ”. Thế là mỗi đêm người anh vào kho nhà mình lấy một bao lúa, đi ngang qua miếng ruộng giữa hai nhà và mang đến bỏ vào kho của người em. Ðêm nào hai anh em cũng làm như thế. Nhưng lạ thay ai cũng thấy kho lúa nhà mình chẳng vơi đi tí nào cả. Một đêm kia, hai anh em gặp nhau giữa miếng ruộng. Họ cảm động quá, vất bao lúa xuống đất và ôm nhau khóc. Thình lình, một tiếng từ trời vọng xuống: “Tại đây Ta sẽ xây nhà thờ của Ta, vì nơi nào người ta thương yêu nhau thì Ta sẽ ngự ở đó”. Thế là có một ngôi nhà thờ mọc lên tại nơi đó.
2. Thiên Chúa là tình yêu
Ngày xưa có một chàng thanh niên hồ nghi về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Một hôm anh tìm đến một tu sĩ nổi tiếng là đạo đức và hỏi:
Ngài có tin Thiên Chúa không?
- Vâng, tôi tin. Vị tu sĩ trả lời.
- Nhưng dựa vào đâu mà ngài tin như thế?
- Tôi tin Thiên Chúa vì tôi biết Ngài. Tôi cảm nhận được sự hiện diện của Ngài trong tôi mỗi ngày.
- Nhưng làm sao mà cảm nhận được như thế?
- Khi ta yêu thì ta sẽ cảm nghiệm được Thiên Chúa, và những nỗi hồ nghi sẽ tan biến như sương mai phải tan biến lúc mặt trời mọc.
Chàng thanh niên suy nghĩ một hồi, rồi hỏi tiếp:
- Xin Ngài chỉ rõ cho tôi phải làm điều đó bằng cách nào?
- Bằng cách thực hiện những việc yêu thương. Anh hãy cố gắng yêu thương những người chung quanh anh, yêu thương tích cực và không ngừng. Khi anh học biết yêu thương ngày càng nhiều hơn thì anh cũng sẽ càng ngày càng xác tín hơn về sự hiện hữu của Thiên Chúa và sự bất tử của linh hồn. Việc này đã được thử nghiệm rồi đấy. Ðó là sự thật.
Vị tu sĩ trên chẳng nói gì khác hơn điều Thánh Gioan viết trong bài đọc II hôm nay: “Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương thì được Thiên Chúa sinh ra và người ấy biết Thiên Chúa. Ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là Tình yêu”
Thực vậy, Tình yêu là điều kiện tiên quyết để hiểu biết cuộc sống và đặc biệt là hiểu biết Thiên Chúa. Van Gogh nói: “Cách tốt nhất để biết Thiên Chúa là hãy yêu nhiều. Hãy yêu bạn mình, yêu vợ mình, yêu một cái gì đó. Rồi bạn sẽ thấy mình đang đi đúng đường dẫn tới chỗ biết Thiên Chúa”.
Tình yêu là người thầy tốt nhất chúng ta có. Nhưng người thầy này không tự đến, chúng ta phải cực nhọc tìm kiếm. Thông thường phải tốn nhiều năm nỗ lực cách kiên trì người ta mới đạt được đến khả năng yêu thương.
Có một vực thẳm ngăn cách giữa việc biết Chúa và việc yêu Chúa. Không yêu Chúa thì không biết Ngài. Nhưng khi chúng ta yêu thì bực thẳm được lấp đầy ngay. Yêu là biết Chúa. Nơi nào có tình yêu thì nơi đó có Chúa, cũng như nơi nào có Chúa thì nơi đó có tình yêu. Nhưng nên lưu ý: Yêu không phải là chứng minh hay là giải thích.
Vì chúng ta được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa, cho nên mỗi người chúng ta đều có khả năng yêu thương. Tuy nhiên để được như thế thì con tim chúng ta phải lành mạnh. Thực tế là con tim chúng ta dễ bị những chứng bệnh như lạnh nhạt, trống rỗng, hẹp hòi. Chúng ta cần phải chữa trị những chứng bệnh đó để con tim chúng ta lành mạnh hầu có thể sinh những hoa trái tình yêu. (Viết theo Flor McCarthy).
3. Yêu thương và tôn trọng
Nhà văn nữ Harriet Beecher Stove có viết một quyển tiểu thuyết nhan đề “Túp lều Bác Tôm” kể chuyện đời của một người nô lệ da đen tên là Tôm. Chủ của bác Tôm là một trong số rất ít những người chủ da trắng biết thương yêu những người nô lệ da đen của mình. Ðáp lại Bác Tôm cũng rất yêu thương chủ và tận tụy hết lòng phục vụ chủ. Nhưng ông chủ này vì làm ăn thua lỗ nên đã nợ một món tiền rất lớn. Một tên da trắng khác chuyên buôn bán nô lệ đã tìm cách nắm được các giấy nợ và dùng chúng để làm áp lực với ông Senbi, tên của ông chủ da trắng nhân hậu ấy. Hắn buộc ông phải bán bác Tôm cho hắn để trừ nợ. Lúc đầu ông Senbi nhất định không chịu. Nhưng vì tên lái buôn hăm doạ sẽ tịch thu tất cả tài sản của ông, nên cuối cùng ông đành phải bán bác Tôm. Sau đó cuộc đời bác Tôm đã phải lao đao lận đận chịu đủ thứ khổ sở và cuối cùng phải chết.
Câu chuyện này đã giúp ta hiểu rõ hơn bài Tin Mừng của Chúa nhật hôm nay. Trong bài Tin Mừng này, Ðức Giêsu nói “Chúng con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương chúng con”. Trong câu này, có 3 chữ then chốt, là: yêu thương, nhau, và như.
- Chữ thứ nhất yêu thương thì chúng ta dễ hiểu, bởi vì Ðức Giêsu luôn luôn dạy chúng ta phải sống yêu thương. Yêu thương là điều răn quan trọng nhất của Chúa, là điều răn gồm tóm tất cả mọi điều răn khác.
- Chữ thứ hai: nhau. Yêu thương nhau là yêu thương ai? Ðây không phải là câu Chúa nói với hai vợ chồng hay với một cặp tình nhân, người này yêu thương người kia và người kia yêu thương người này. Nhưng Chúa nói với tất cả mọi người. Vì thế ta không nên hiểu chữ nhau này theo nghĩa hẹp, chỉ nhắm đến lòng yêu thương đối với một ít người thân thiết với ta thôi, mà phải hiểu theo nghĩa rộng, chúng ta phải yêu thương tất cả mọi người. Giới răn của Chúa là như vậy. Nhưng thực tế, chúng ta chỉ mở rộng con tim để yêu thương một số người rất ít thôi, có thể đếm trên đầu ngón tay, như: cha mẹ, anh chị em ruột, một vài bạn bè thân thiết, và người yêu của chúng ta. Chỉ thế thôi. Còn lại biết bao nhiêu người khác chúng ta chưa yêu thương, chúng ta không muốn yêu thương, và thậm chí chúng ta còn ghét nữa. Vì thế, vấn đề đặt ra là làm thế nào để chúng ta có thể yêu thương hết tất cả mọi người như giới răn Chúa đã dạy?
- Chữ thứ ba là chữ như. Ðây là chữ quan trọng nhất trong câu. Nếu muốn yêu thương tất cả mọi người, thì chúng ta phải làm như Ðức Giêsu đã làm. Vậy, Ðức Giêsu đã làm như thế nào? Ta hãy đọc tiếp đoạn Tin Mừng hôm nay, Ðức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Thầy không coi các con là tôi tớ, nhưng Thầy coi các con là bạn hữu của Thầy”. Ðức Giêsu là Chúa, là Thầy; còn các môn đệ là người, là đệ tử. Cho nên nếu Chúa muốn coi các ông là tôi tớ thì cũng được thôi. Nhưng không, Chúa không muốn coi họ là tôi tớ thấp hèn, mà muốn coi họ là bạn hữu ngang hàng với Chúa. Nghĩa là Chúa tôn trọng họ. Tình yêu của Chúa là tình yêu đi đôi với lòng tôn trọng. Vậy nếu chúng ta muốn có thể yêu thương tất cả mọi người thì chúng ta cũng phải tôn trọng tất cả mọi người, như Ðức Giêsu đã yêu thương.
Có những người mà tự nhiên ta cảm thấy xa cách, khó ưa và không thể nào yêu thương được. Chẳng hạn như trong chế độ buôn bán nô lệ, rất khó có được tình yêu thương giữa một người da trắng tự do và một người da đen nô lệ. Những người da trắng thời đó coi những người nô lệ da đen như một con vật biết nói, bắt họ phải làm việc cho mình, đánh đập họ, khi chán họ thì bán cho người khác, khi tức giận thì còn có thể giết họ bỏ. Thời đó người da trắng không thể nào yêu thương người da đen. Tại sao? Vì họ khinh miệt người da đen, nói khác đi, họ không tôn trọng người da đen. Như Bác Tôm là một người da đen, bác rất tốt, bác làm việc giỏi, bác lại có lòng đạo đức. Thế nhưng những đức tính ấy không khơi lên lòng tôn trọng và do đó lòng yêu thương của tên lái buôn nọ. Ngược lại, bác càng tốt càng giỏi chừng nào thì hắn càng muốn bắt Bác đi làm món hàng mua bán chừng nấy, vì chính những đức tính ấy càng làm cho bác thành một món hàng cao giá. Còn đối với ông Senbi, tuy là một chủ da trắng nhưng lại yêu thương bác Tôm là một người nô lệ da đen, tại sao? Vì ông Senbi biết đánh giá đúng những đức tính của Bác. Ông không Tôm bằng thằng, bằng mày, mà gọi bằng Bác. Ông không coi Tôm là tôi mọi nhưng coi như người nhà. Ðối lại Tôm cũng rất thương ông Senbi. Người ta đã xúi bác Tôm trốn đi trước khi bị tên lái buôn bắt đi bán. Nhưng Bác đã từ chối “Nếu ông chủ buộc lòng phải bán tôi để khỏi phải bán tất cả những người khác và để khỏi phải phá sản thì thôi cũng được”. Tóm lại, người da trắng và người da đen này thương nhau vì hai người đã biết rõ tấm lòng của nhau, vì họ tôn trọng nhau.
Trong truyện “Túp lều Bác Tôm”, ta thấy hai điều: thứ nhất, tên lái buôn da trắng không thể nào yêu thương được người nô lệ da đen là vì không có lòng tôn trọng người ấy; thứ hai, giữa bác Tôm và ông chủ da trắng có tình thương yêu nhau là vì họ tôn trọng nhau. Như vậy, tôn trọng phá tan mọi hàng rào ngăn cách để cho người ta đến gần nhau và tình yêu thương nhau. Hơn nữa, tôn trọng còn là cái nền tảng vững chắc giúp cho tình yêu của những người đã yêu thương nhau lại càng bền vững hơn.
Ðến đây chúng ta có thể rút ra những kết luận thực hành:
- Chúng ta đang thương một số người, như cha mẹ, anh chị em, bạn bè, chồng vợ, người yêu của mình. Ðể cho những tình yêu thương ấy được bền vững, chúng ta hãy biết tôn trọng nhau. Dù những người đó có điều gì trái ý ta, dù có điểm tính tình họ khác ta, ta cũng phải tôn trọng họ, bởi vì mọi người là một cá thể độc đáo không ai hoàn toàn giống ai. Ta không được bắt buộc ai phải giống như mình. Ta phải tôn trọng cái quyền họ có quyền khác với ta,. Có thế mới tránh được những xung đột, sứt mẻ trong tình yêu thương nhau.
- Và còn rất nhiều người mà chúng ta chưa yêu thương. Tuân giữ giới răn của Chúa, ta cũng phải cố gắng yêu thương họ. Muốn vậy, việc đầu tiên phải làm là ta phải dẹp bỏ mọi thành kiến, mọi kỳ thị, phải tôn trọng họ: tôn trọng những điểm khác biệt nơi họ, tôn trọng quyền tự do của họ, ngay cả khi họ có những khuyết điểm lỗi lầm ta vẫn phải tôn trọng con người của họ, bởi vì lỗi lầm là lỗi lầm, nhưng con người vẫn là con người, vẫn có nhân phẩm, và ta yêu thương là yêu thương chính con người đó, yêu thương chính nhân phẩm đó.
Ðức Giêsu nói “Chúng con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương chúng con”. Theo Lời Chúa dạy, chúng ta hãy cố gắng yêu thương tất cả mọi người, và theo gương Chúa làm, chúng ta hãy cố gắng tôn trọng tất cả mọi người.
4. Vài suy nghĩ vụn vặt về tình yêu
- “Yêu thương”, “Tình gia đình”, “Huynh đệ”, “Chia xẻ”, “Hiệp thông” v. v. là những từ ngữ được nói quá nhiều nhưng nhiều khi chỉ là sáo ngữ, rỗng tuếch, ngôn hành tương phản. Chính con cũng rất nhiều lần nói như thế. Từ nay con muốn nói những chữ ấy một cách thật lòng, nhất là nói với những người cùng niềm, cùng lý tưởng với con.
- Yêu thương, nếu chỉ là một cảm giác dễ chịu thì chưa phải là tình yêu thật. Tình yêu thật là phải cho đi, phải hy sinh. Cho đi càng nhiều, hy sinh càng lớn thì tình yêu càng đúng nghĩa. Bởi thế Ðức Giêsu nói: “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình”
- “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình”. Câu Tin Mừng này khiến tôi liên tưởng tới một câu chuyện tôi đã đọc hồi còn nhỏ, tựa đề “Anh phải sống”: hai vợ chồng nghèo đi kiếm củi trên ngàn để bán lấy tiền nuôi con. Hôm đó trời giông bão, họ bị nước cuốn trôi. Chỉ có một khúc cây đủ sức cho một người bám. Người chồng bảo vợ hãy bám vào khúc cây, vì “em phải sống để lo các con”. Người vợ cũng bảo chồng “Anh phải sống”. Cuối cùng người vợ buông tay, tự tìm lấy cái chết cho mình, để nhường sự sống lại cho chồng và các con.
5. Ở lại trong tình thương
Ðức Giêsu bảo: “Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy”.
- Chữ “ở lại” mà Ðức Giêsu dùng khiến tôi hình dung tình thương của Chúa như một mái nhà. Mái nhà tình thương này luôn có chỗ cho tôi. Chúa bảo tôi hãy ở trong đó mãi, đừng bỏ nhà ra đi. Nghĩa là Chúa luôn thương tôi, chỉ có tôi là có khi không ở trong tình thương đó.
- Ở trong mái nhà tình thương của Chúa, khi tôi đói thì được ăn, khi khát thì được uống, khi mệt mỏi thì có thể nghỉ ngơi, khi bệnh tật thì được chăm sóc, khi buồn phiền thì có người an ủi…
- Chúa khuyên tôi ở lại vì Ngài biết tôi có thể bỏ đi. Tôi bỏ đi khi tôi không còn coi đó là nhà mình nữa, tôi tìm một chỗ khác mà tôi nghĩ là nhà mình; Tôi bỏ đi khi tôi tưởng là trong nhà đó người ta không thương tôi nữa do tôi đã lầm lỡ thế nào đó.
- Nhưng khi Chúa bảo tôi “hãy ở lại” nghĩa là Ngài khẳng định rằng dù tôi thế nào đi nữa thì tôi vẫn được Ngài thương yêu, và không chỗ nào khác ở ngoài là nhà thực sự của tôi.
6. Như Thầy đã yêu (Ga 15:9-17)
Báo Tuổi Trẻ số ra ngày 16-9-1999 đã đưa tin: “10.645 người nghèo đã khỏi mù”. Theo Hội Bảo Trợ Bệnh Nhân Nghèo TP. HCM từ đầu năm 1999 đến nay các đoàn phẫu thuật ghép thủy tinh thể nhân tạo của thành phố và các quận huyện đã đem lại ánh sáng cho 10.645 người nghèo bị mù (đạt 88% kế hoạch 1999). Trong tháng 8-1999 đã có 108 lượt tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đóng góp hơn 2 tỷ đồng ủng hộ quỉ hội (tăng 205% so với tháng 7-1999). Hội cũng đã tài trợ cho Bệnh viện Nhi Ðồng 2 trên 79, 5 triệu đồng giúp phẫu thuật cho 21 trẻ em không có hậu môn bẩm sinh, và giúp Trung Tâm Răng Hàm Mặt phẫu thuật cho 178 trẻ em bị sứt môi, hở hàm ếch tại Bình Ðịnh.
Hầu như đọc bất cứ tờ báo nào, chúng ta cũng thấy nhan nhản các tổ chức, cá nhân đầy lòng quảng đại từ tâm. Những tâm hồn biết chăm lo cho người nghèo đói, bất hạnh. Những con tim tràn đầy yêu thương dã cùng nhịp đập với Thầy Giêsu. Những tấm lòng mau mắn đáp lại tiếng mời gọi tha thiết của Người: “Các con hãy yêu mến nhau, như Thầy đã yêu mến các con” (Ga. 15:12).
Kể từ khi Ngôi Hai nhập thể để bày tỏ tình yêu của Ngôi Cha dành cho con người, thì mối liên hệ giữa Thiên Chúa và nhân loại hoàn toàn thay đổi: Không còn là Tạo hóa và thụ tạo, không còn là Thượng đế và phàm nhân, không còn là Chủ ông và tôi tớ, nhưng chính là “Bạn hữu thân tình”.
Tình yêu đã khiến Thiên Chúa hạ mình xuống với con người, cảm thông và chia sẻ với thân phận thụ tạo: “Tất cả những gì Thầy đã nghe biết nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết” (Ga. 15:15). Tình yêu đó đã đến chỗ tuyệt đỉnh, đến nỗi thánh Gioan viết: “Người đã yêu thương họ đến cùng” (Ga. 13, 1). Yêu thương đến cùng có nghĩa là yêu cho đến chết, và chết trên thập giá. Thánh Bênađô dạy: “Mức độ của tình yêu là yêu không mức độ”.
Nguồn tình yêu ấy phát xuất từ Cha xuống Con, và không dừng lại như nước ao tù, nhưng luân chuyển đến mọi trái tim con người trên toàn thế giới. Nếu tình yêu đã liên kết chúng ta với Chúa, thì cũng chính tình yêu ấy sẽ liên kết cha lại với nhau: “Các con hãy yêu mến nhau như Thầy đã yêu mến các con” (Ga. 15, 12), vẫn biết rằng, con người chẳng bao giờ yêu nhau tới mức “Như Thầy đã yêu”. Nhưng lời mời này vẫn giục giã chúng ta hướng lên mãi theo đường Thầy đã đi.
Ðức Gioan Phaolô II trong Thông điệp Ánh Sáng Rạng Ngời Chân Lý, số 20 viết: “Chữ “như” này đòi hỏi phải bắt chước Ðức Giêsu, tình yêu của Người, mà việc rửa chân cho các môn đệ là một dấu chỉ cụ thể Chữ “như” cũng chỉ mức độ mà Ðức Giêsu đã yêu thương các môn đệ của mình, và các môn đệ của người cũng phải yêu thương nhau bằng mức độ ấy.
Thế giới ngày nay khao khát tình yêu đích thực. Người tín hữu Kitô phải là nhân chứng của tình yêu ấy. Chúng ta không có dịp để chết cho tha nhân như Ðức Kitô, nhưng chúng ta có rất nhiều dịp để sống cho tha nhân. Sống cho tha nhân là chết cho chính mình. Chết trong những hy sinh âm thầm hằng ngày. Chết không đổ máu, nhưng đổ mồ hôi và nước mắt. Chết không chỉ một lần, nhưng chết dần chết mòn cho hạnh phúc của tha nhân, Kahil Gibran viết: “Bạn cho đi quá ít khi chỉ cho đi của cải. Chỉ khi nào cho đi chính mình, bạn mới thực sự cho đi”.
Lạy Chúa, Chúa đã yêu thương chúng con rất nhiều, nhưng chúng con đáp lại chẳng được bao nhiêu. Chúa đã đặt tha nhân bên cạnh chúng con, để chúng con có thể làm cho họ điều mà chúng con không thể làm cho Chúa. Xin cho chúng con nhận ra khuôn mặt Chúa nơi tha nhân, để chúng con yêu thương họ như Chúa đã yêu thương chúng con. Amen.
(Thiên Phúc, “Như Thầy đã yêu”)
V. Lời nguyện cho mọi người
Chủ tế: Anh chị em thân mến, dấu chỉ chúng ta sống hiệp thông với Ðức Giêsu là tuân giữ giới răn yêu thương mà Người đã trối lại. Chúng ta hãy dâng lên Chúa những ý nguyện sau đây:
- Sứ mệnh Hội thánh là phải trở nên dấu chỉ tình thương của Chúa giữa lòng thế giới / Xin cho mỗi thành phần trong Hội thánh / luôn ý thức và thực thi sứ mệnh ấy cho những người chung quanh mình.
- Sứ mệnh của các nhà cầm quyền trong xã hội là phục vụ công ích cho mọi người / Xin cho các nhà cầm quyền khắp nơi / biết dẹp bỏ tư lợi của bản thân và của bè phái mình / để phục vụ tất cả mọi người.
- Chung quanh chúng ta nhiều người bệnh tật già yếu, dốt nát / bị gia đình cũng như xã hội bỏ rơi / Xin cho có nhiều người biết quan tâm để yêu thương an ủi giúp đỡ họ.
- Sứ mệnh của mỗi Kitô hữu là phải trở nên dấu hiệu tình thương của Chúa cho mọi người chung quanh gặp gỡ / Xin cho anh chị em trong họ đạo chúng ta không một ai trở thành dấu hiệu của bất công gian dối, hận thù và chia rẽ.
Chủ tế: Lạy Chúa, chúng con được hiệp thông với Chúa nhờ lời Chúa và Thánh Thể Chúa, xin giúp chúng con biết sinh hoa kết quả trong việc tha thứ giúp đỡ mọi người, để chúng con trở thành chứng nhân tình yêu Chúa cho mọi người. Chúng con cầu xin nhờ Ðức Kitô Chúa chúng con.
VI. Trong Thánh lễ
- Trước kinh Lạy Cha: Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta đến nỗi đã ban Con Một của Ngài cho chúng ta. Chúng ta hãy hết sức sốt sắng dâng lên Ngài lời kinh Lạy Cha.
- Sau kinh Lạy Cha: “Lạy Cha, xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ, nhất là sự ganh ghét, thù hận, ích kỷ. Xin đoái thương cho những ngày chúng con đang sống được bình an. Nhờ Cha rộng lòng thương cứu giúp… “
- Chúc bình an: Chúng ta hãy thể hiện lòng yêu thương nhau qua việc chúc bình an cho nhau một cách thật lòng.
VII. Giải tán
Thánh lễ đã xong. Chúc anh chị em về bình an và cố gắng sống yêu thương với hết mọi người.
Lm. Carolô Hồ Bạc Xái