Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the gd-system-plugin domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /var/www/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the google-document-embedder domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /var/www/wp-includes/functions.php on line 6114
Tam nhật Thánh 2017 – TỈNH DÒNG ĐỒNG CÔNG HOA KỲ

  • Video audio 3 phút của tuần thánh và lễ phục sinh
  • Sống Yêu Thương Và Phục Vụ-Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  • Thánh Thể - Thiên Chức Linh Mục – Giới Luật Yêu Thương-Lm Anton Nguyễn Văn Độ
  • Giờ chầu thánh thể thứ năm tuần thánh-Lm Nguyễn Văn Độ
  • Thứ năm tuần thánh 2017-Lm Tạ Duy Tuyền
  • Di chúc tình yêu phục vụ- JM. Lam Thy ĐVD<em>.</em>
  • Suy Niệm THỨ NĂM TUẦN THÁNH 2017 Lm. Anthony Trung Thành
  • Đặc sản-trầm thiên thu
  • Người Chết Vì Yêu Lm.Jos Tạ Duy Tuyền
  • Suy niệm thứ sáu tuần thánh-Anthony Trung Thành
  • Tôn Thờ Thánh Giá Khám Phá Tình Yêu Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  • Title 3

VIDEO AUDIO 3 PHÚT

tuần thánh và lễ phục sinh

Lời dẫn và Đáp ca bằng Video

  1. Thứ Năm Tuần Thánh:

https://www.youtube.com/watch?v=OxlgRe7tvQo

  1. Thứ Sáu Tuần Thánh:

https://www.youtube.com/watch?v=fHCQRXblcjc

  1. Chúa Nhật Phục Sinh:

https://www.youtube.com/watch?v=yRpbLrO1qYE

Và bài Thánh ca của LM La Thập Tự

Rất quý mến

Tamlinhvaodoi

Video Tuần thánh –Alpha Linh

Rước Chúa:

https://www.youtube.com/watch? v=jQz8GwXtI-4,

Lazaro Đã Sống lại:

https://www.youtube.com/watch? v=czw-rUnmm48,

 

Giờ Con Chúa Tử Nạn:

https://www.youtube.com/watch? v=U70bB3EyBsw,

Chân Thành Cám Ơn

Alpha Linh

SỐNG YÊU THƯƠNG VÀ PHỤC VỤ

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

THÁNH LỄ TIỆC LY

(Ga 13, 1-15)

Hôm nay chúng ta tái diễn ngày Thứ Năm Tuần Thánh đầu tiên của lịch sử, ngày Chúa Giêsu Kitô qui tụ các môn đệ của mình để cử hành lễ Vượt Qua. Lúc ấy, Chúa đã khai mở Lễ Vượt Qua mới của Tân Ước, mà chính Người tự ý nộp mình chịu khổ hình để cứu độ chúng ta.

Trong Bữa Tiệc Ly Thánh, Chúa Kitô đã thiết lập Bí tích Thánh Thể. Lời thánh Phaolô nói về điều nầy được coi như là bài tường thuật cổ xưa nhất về bửa Tiệc Ly của Chúa, có ghi lại rằng Chúa Giêsu, “trong đêm Người bị phản bội, đã cầm lấy bánh và sau khi dâng lời chúc tụng, thì bẻ bánh ra và nói : “Ðây là Mình Ta, được trao ban cho chúng con; hãy làm việc nầy mà nhớ đến Ta”; Cũng vậy , vào cuối bửa ăn, Chúa cầm lấy chén rượu và nói: “Ðây là chén của giao ước mới trong Máu Ta; hãy làm việc nầy, mỗi lần anh em uống chén nầy, để nhớ đến Ta”. Thật vậy, mỗi lần anh em ăn bánh và uống chén nầy, anh em loan truyền việc Chúa chịu chết, cho đến khi Người lại đến” (x. 1 Cr 11, 23- 26). Ðó là những lời long trọng trong đó được thông truyền qua các thế kỷ chứng tích kỷ niệm việc thiết lập bí tích Thánh Thể. Mỗi năm, vào ngày thứ Năm Tuần Thánh, chúng ta nhớ lại điều nầy, và trong tinh thần, chúng ta hướng về Căn Phòng Tiệc Ly.

Cùng một lúc Chúa Giêsu đã thiết lập Bí tích Truyền chức linh mục, để qua các linh mục, Thánh lễ được tiếp tục. Kinh Tiền Tụng của Thánh Lễ làm phép Dầu hôm nay mạc khải cho chúng ta ý nghĩa ấy : “Chúa đã tuyển chọn một số người để họ tham gia thánh của của Người nhờ việc đặt tay. Chúa muốn họ nhân danh Người tái diễn hy lễ cứu độ…dọn cho con cái Cha bàn tiệc Vượt Qua, lấy Lời Cha nuôi dưỡng và dùng các bí tích bồi bổ dân thánh của Chúa”.

Với việc thiết lập bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu thông truyền cho các Tông đồ việc tham dự thừa tác vào chức linh mục của Người, chức tư tế của Giao Ước Mới và vĩnh cữu, nhờ đó đến phiên mình, các tông đồ được biến đổi thành những tác viên của mầu nhiệm tuyệt vời của đức tin, mầu nhiệm được kéo dài mãi cho đến tận cùng thế gian. Ðồng thời các ngài trở thành những kẻ phục vụ cho tất cả những ai sẽ thông phần vào hồng ân và mầu nhiệm to lớn như vậy.

Và chính ngày Thứ Năm này, Chúa đã ban truyền cho chúng ta giới luật yêu thương : “Các con hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương các con” (Ga 13,34). Nếu tình yêu xưa kia đã từng dựa trên sự đối trác, hoặc hoàn thành một tiêu chuẩn đã đặt định trước. Thì giờ đây tình yêu Kitô giáo được xây dựng trên nền tảng Tình Yêu là chính Chúa Kitô. Người đã yêu thương nhân loại đến cùng, đến cùng ở đây là cái chết, yêu đến thí mạng vì chúng ta : đây phải là thước đo tình yêu của người môn đệ đối với Thầy mình và là dấu hiệu để người ngoài nhận biết chúng ta là người Kitô hữu.

Yêu thương, không đơn giản là kết quả của những nỗ lực bản thân, nhưng một món quà từ Thiên Chúa. Hạnh phúc thay cho chúng ta có được Thiên Chúa là Tình Yêu, là nguồn suối tình yêu, Người đã tự hiến mình nơi Bí tích Thánh Thể để nuôi dưỡng chúng ta.

Cuối cùng, hôm nay chúng ta chiêm ngưỡng việc Chúa rửa chân cho các môn đề. Chúa Giêsu đã mặc lấy thái độ của một người đầy tớ, cúi mình và quì xuống, và rửa chân cho các Tông Đồ trong Căn phòng Tiệc Ly, và truyền cho họ làm như vậy với nhau (x. Ga 13,14). Chúng ta nhìn thấy lại việc Chúa Giêsu đang rửa chân, mà theo nền văn hóa Do thái là công việc riêng của những người tôi tớ và của người thấp hèn nhất trong gia đình. Thánh Phêrô mới đầu đã lên tiếng từ chối. Nhưng Chúa thuyết phục ông, và thánh Phêrô chịu để Chúa rửa chân cho mình, cùng với những môn đệ khác. Liền sau đó, sau khi đã mặc lại áo và ngồi vào bàn, Chúa Giêsu giải thích ý nghĩa của hành động Người vừa làm như sau : “Chúng con gọi Ta là Thầy và là Chúa; và điều nầy đúng lắm, bởi vì Ta là Thầy và là Chúa. Vậy, nếu Ta là Thầy và là Chúa, mà rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau” (Ga 13, 12- 14). Trong cử chỉ này của Thầy Chí Thánh, Chúa Giêsu đã dạy chúng ta một bài học quí giá về sự khiêm nhường. Đúng như dự đoán, vì là biểu tượng Cuộc Khổ Nạn, Chúa Giêsu đã hạ mình cho đến chết để cứu độ chúng ta.

Thần học gia Romano Guardini nói rằng : “thái độ của người nhỏ quì xuống trước người lớn, không phải là khiêm nhường. Đơn giản, đó chỉ là sự thật. Người khiêm nhường thực sự là người lớn mà lại hạ mình xuống trước một kẻ nhỏ”. Đây là lý do tại sao nói Chúa Giêsu Kitô là Đấng khiêm nhường thật trong lòng. Trước Chúa Kitô là Đấng khiêm nhường, mô hình truyền thống bị phá vỡ. Người đã đảo ngược các giá trị thuần túy của con người và mời gọi chúng ta đi theo Người để xây dựng một thế giới mới, dựa trên sự phục vụ.

Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con biết sống yêu thương và phục vụ lẫn nhau như Chúa truyền dạy. Amen.

THÁNH THỂ- THIÊN CHỨC LINH MỤC–GIỚI LUẬT YÊU THƯƠNG

Lm Anton Nguyễn Văn Độ

THÁNH LỄ TIỆC LY

(Ga 13, 1-15)

Phụng vụ chiều Thứ Năm Tuần Thánh, Giáo hội cử hành Bí tích Thánh Thể do Chúa Giêsu thiết lập vào sau bữa tối cuối cùng với các Tông Đồ trong nhà Tiệc Ly, trước đêm hấp hối trong Vườn Cây Dầu, để muôn đời tưởng nhớ tới sự hiện diện thực sự của Người giữa chúng ta. Đây là Thánh lễ sau hết được cử hành trước Đêm Vọng Phục Sinh Thứ Bẩy Tuần Thánh. Vì là Lễ sau hết nên lúc hát Kinh Vinh Danh, các chuông nhà thờ reo lên, và sẽ chỉ reo lại vào đúng lúc hát Kinh Vinh Danh trong Đêm Vọng Phục Sinh. Sau Thánh lễ chiều nay, các khăn bàn thờ đều được lột sạch, các chân nến và thánh giá được cất đi, người ta không còn trưng hoa nữa để loan báo ngày đại tang của Giáo hội và cũng ngụ ý nói rằng, Giáo hội không cử hành lễ nào nữa cho đến ngày Chúa Kitô sống lại.

Cử hành Cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của Đức Kitô là mục đích của Tam Nhật Vượt Qua. “Chúng ta phải hãnh diện về thập giá Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Nơi Người, ta được giải thoát, được sống và được sống lại ; chính Người giải thoát và cứu độ ta” ( Ca nhập lễ ).

Trước ngày Lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu biết đã đến giờ Mình phải bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha, Người vốn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn đang ở thế gian, thì đã yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1-2). Chúa Giêsu đã yêu thương các môn đệ, thì Người đã yêu họ đến cùng một cách kinh ngạc. Thật không có hành động nào khác để diễn tả yêu thương cho bằng tình yêu. Cũng như các môn đệ, Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta đến nỗi không có ngòi bút nào trên trần gian này có thể diễn tả hoặc viết ra hết được tình yêu thương ấy, trong những ngày cuối đời của “kiếp người” lầm than và cay đắng. Vì yêu, Chúa Giêsu đã lập Bí tích Thánh Thể, lấy chính Thịt Máu Mình làm của ăn của uống nuôi dưỡng chúng ta. Để tiếp tục yêu thương và tha thứ, Chúa thiết lập thiên chức Linh mục đời đời. Và cũng chính hôm nay, Chúa truyền dạy chúng ta phải yêu thương nhau như Chúa đã yêu. Tất cả chẳng phải là Kỷ Vật Tình Yêu Thiên Chúa để lại cho chúng ta đó hay sao?

Các con hãy lãnh nhận mà ăn, này là Mình Ta… Các con hãy cầm lấy mà uống, chén này là Tân ước trong Máu Ta” (1 Cr 11, 24-25). Thật không thể hiểu nổi, Thiên Chúa yêu nhân loại biết là chừng nào. Người đã yêu bằng một Tình Yêu trao ban, hy sinh và tận hiến. Khi lập Phép Thánh Thể, Chúa hiến chính thân mình làm lượng thực nuôi dưỡng chúng ta, ở với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế. Không những thế, Chúa còn cho chúng ta tham dự vào sự sống của chính Chúa khi rước Mình và Máu Thánh Ngài, để được sống đời đời.

Chưa hết, thiết lập Bí tích Thánh Thể xong, Chúa Giêsu cũng lập luôn Bí tích Truyền Chức Thánh. Chúa nói với các Tông Đồ hiện diện : “Các con hãy làm việc này để nhớ đến Thầy” (Lc 22, 19 ;1 Cr 11, 24). Với lời trên, cho thấy Thiên Chúa yêu thương và tín nhiệm con người, trao cho con người tiếp tục việc làm yêu thương ấy. Mặc dù phàm nhân bất xứng, Chúa vẫn ủy thác cho sứ mạng thay mặt Chúa hiện tại hóa Hy tế Thập giá trên bàn thờ mỗi ngày, tất cả chỉ vì yêu.

Sau khi rửa chân cho các môn đệ, một lần nữa, Người mời gọi chúng ta : “Thầy đã làm gương cho các con, để các con cũng bắt chước mà làm như Thầy đã làm cho các con” (Ga 13,15). Bằng cách này, Người thiết lập một sự liên kết thân mật giữa Bí tích Thánh Thể, Bí tích của quà tặng hy sinh và huấn lệnh yêu thương.

Hôm nay, kỷ niệm ngày Chúa Giêsu thiết lập thiên chức Linh mục, chúng ta có nhiều dịp nhắc đi nhắc lại một câu rất sâu sắc nhưng cũng cần phải tìm hiểu thêm : Không có Thánh Thể thì không có chức Linh mục – không có chức Linh mục thì cũng không có Bí tích Thánh Thể (chỉ một lần rồi thôi). Hai điều đó liên kết chặt chẽ với nhau nhờ đức bác ái. Không thể tham dự Thánh Thể nếu không có Tư Tế, nhưng cũng không thể tham dự Thánh Thể nếu không có đức bác ái và sự tha thứ. Trong Bí tích Thánh Thể, tất cả chúng ta đều tham dự vào một Mình Thánh, một Máu Thánh. Trở nên một, chúng ta không còn tách biệt được nữa.

Ai tham dự bàn tiệc của Chúa thì người đó không thể tách rời khỏi bổn phận yêu thương anh em. Mỗi lần chúng ta tham dự Bàn tiệc Thánh Thể, chúng ta thưa “Amen” trước Mình và Máu Thánh Chúa, như thế chúng ta cam kết thực hiện điều Ðức Kitô đã làm, là “rửa chân” cho anh chị em, trở nên một hình ảnh thực sự và tỏ tường của Ðấng “đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ”(Phil 2,7).

Tình yêu là kỷ vật cao quý nhất mà Ðức Kitô để lại cho những ai được Người kêu gọi bước theo. Chính tình yêu của Người, được chia sẻ bởi các môn đệ, là điều được ban tặng cho tất cả nhân loại trong buổi chiều nay.

Thánh Thể là Kỷ Vật tuyệt đỉnh của tình yêu, một ơn cao cả, nhưng cũng là một trách nhiệm lớn lao cho những ai tiếp nhận. Ðứng trước Phêrô, người đã từ chối không chịu để được rửa chân, Ðức Giêsu đã nhấn mạnh đến nhu cầu phải nên thanh sạch để có thể dự phần vào bàn tiệc Thánh Thể.

Nghi thức rửa chân nói lên sự khiêm tốn của mình đối với người khác, nhìn nhận rằng mình là người có tội, nếu có điều gì là do tôi chứ không phải do anh em, tha nhân thật sự là anh em của tôi. Bác ái không phải là chối từ việc người khác không có lỗi, nếu lỗi là có lỗi với Chúa. “Rửa chân cho nhau” chứ không phải rửa chân cho người trên hay cho người dưới, tất cả đều là tha thứ, yêu thương và giúp đỡ nhau.

Chúng ta cầu xin Chúa cho Thánh lễ cử hành chiều hôm nay, đưa chúng ta vào trong mầu nhiệm của Bí tích Thánh Thể, mầu nhiệm của thiên chức Linh mục, và giới răn trọng nhất là bác ái yêu thương. Chúng ta cố gắng ghi nhớ những điều này để đưa vào trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Amen.

GIỜ CHẦU THỨ NĂM TUẦN THÁNH

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

 

I.KHAI MẠC

Người dẫn đọc :

Lạy Chúa Giêsu, trước Thánh Thể Chúa giờ đây, chúng con hồi tưởng lại trong bữa tiệc Vượt Qua năm xưa, vì xót thương nhân loại cho đến tận cùng, Chúa đã ban Mình và Máu cho các môn đệ, để ở với họ “mãi mãi, cho đến tận thế” (Mt 8,20). Chúa đã giữ lời hứa ấy, và giờ phút này, chúng con thấy Chúa đang ở đây với chúng con. Chúng con chiêm ngắm Chúa, trước sự hiện diện của Chúa. Chúng con thờ lạy Chúa. Chúng con yêu mến Chúa. Xin Chúa ban thêm đức tin và kiện toàn lòng tin cho chúng con, để chúng con luôn luôn xác tín rằng : Tấm Bánh vừa được truyền phép đặt trước mặt chúng con nói về quyền năng vô cùng của tình yêu được bộc lộ trên Thánh Giá vinh hiển. Bánh Thánh nói cho chúng con về sự hạ mình khó tin của Đấng đã biến mình, chấp nhận mất tất cả hầu chiếm được chúng con cho Chúa Cha. Mỗi khi tham dự bàn tiệc Mình và Máu Chúa là chúng con đón nhận chính Chúa.

Lạy Thiên Chúa Tình Yêu, Đấng đầy lòng trắc ẩn, chậm bất bình và rất mực khoan dung (x.Tv 103, 8 ), xin lấy tình thương mà ôm tất cả nhân loại chúng con giờ đây đang thờ lạy Chúa, trong tình yêu vô biên của Chúa. Tình yêu vĩnh cửu mà Chúa Cha dành cho Chúa, cũng như chính Chúa dành cho Chúa Cha, tình yêu của Chúa Cha và Chúa đối với Chúa Thánh Thần, và tình yêu của Chúa Thánh Thần đối với Chúa Cha và Chúa.

Lạy Mẹ Maria, Trinh Nữ Rất Thánh, Đấng đầu thai Vô Nhiễm, từ hơn hai ngàn năm nay, đã chấp nhận, hiến dâng mọi sự, hiến dâng thân xác Mẹ hầu rước lấy thân xác Đấng Sáng Tạo, xin giúp chúng con chiêm ngưỡng, xin giúp chúng con thờ lạy và yêu mến, Đấng đã yêu thương chúng con dường ấy, hầu chúng con được sống đời đời với Người.

* Hát bài : Đây Phép Nhiệm Mầu Thờ lạy Chúa, thờ lạy Chúa

II.LỜI CHÚA VÀ SUY NIỆM

* Công bố lời Chúa – (Người dẫn mời mọi người ngồi)

Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô (1Cr 11, 23-26)

Anh em thân mến, phần tôi, tôi đã lãnh nhận nơi Chúa điều mà tôi đã truyền lại cho anh em, là Chúa Giêsu trong đêm bị nộp, Người cầm lấy bánh và tạ ơn, bẻ ra và phán: “Các con hãy lãnh nhận mà ăn, này là Mình Ta, sẽ bị nộp vì các con: Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta. Cùng một thể thức ấy, sau bữa ăn tối, Người cầm lấy chén, và phán: “Chén này là Tân ước trong Máu Ta; mỗi khi các con uống, các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta”. Vì mỗi khi anh em ăn bánh và uống chén này, anh em loan truyền việc Chúa chịu chết, cho tới khi Chúa lại đến”.

Ðó là lời Chúa.

* Cầu nguyện 

(Người dẫn mời mọi người ngồi rồi đọc với tâm tình cầu nguyện)

Lạy Chúa Giêsu, thật chúng con không thể hiểu nổi, Chúa đã yêu thương nhân loại chúng con biết là chừng nào. Chúa đã yêu chúng con bằng một tình yêu trao ban, hy sinh và tận hiến. Khi lập Phép Thánh Thể, Chúa hiến chính thân mình làm lượng thực nuôi dưỡng chúng con, ở với chúng con mọi ngày cho đến tận thế. Không những thế, Chúa còn cho chúng con tham dự vào sự sống của chính Chúa khi rước Mình và Máu Thánh Chúa, để được sống đời đời.

Khi nói với các Tông Đồ hiện diện : “Các con hãy làm việc này để nhớ đến Thầy” (Lc 22, 19 ;1 Cr 11, 24). Như thế là sau khi lập bí tích Thánh Thể, Chúa cũng lập luôn bí tích Truyền Chức Thánh.  Với lời trên, cho thấy Chúa tiếp tục yêu thương và tín nhiệm con người. Mặc dù phàm nhân bất xứng, Chúa vẫn ủy thác cho sứ mạng thay mặt Chúa hiện tại hóa Hy tế Thập giá trên bàn thờ mỗi ngày, tất cả chỉ vì tình yêu và thương xót.

Chúng con xin hết lòng cảm tạ Chúa.

Chúng con xin muôn vàn tán tạ hồng ân Chúa.

Chúng con xin hợp cùng thần thánh trên trời và mọi người dưới thế quì thờ lạy Chúa.

* Hát bài : Thờ lạy Chúa, thờ lạy Chúa

—Thinh lặng mất phút suy ngắm—–

* Công bố lời Chúa – (Người dẫn mời mọi người đứng)

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan (Ga 13, 1-15).

Trước ngày Lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu biết đã đến giờ Mình phải bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha, Người vốn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn đang ở thế gian, thì đã yêu thương họ đến cùng. Sau bữa ăn tối, ma quỷ gieo vào lòng Giuđa Iscariô, con Simon, ý định nộp Người. Người biết rằng Chúa Cha đã trao phó mọi sự trong tay mình, và vì Người bởi Thiên Chúa mà đến và sẽ trở về cùng Thiên Chúa. Người chỗi dậy, cởi áo, lấy khăn thắt lưng, rồi đổ nước vào chậu; Người liền rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau. Vậy Người đến chỗ Simon Phêrô, ông này thưa Người rằng: “Lạy Thầy, Thầy định rửa chân cho con ư?” Chúa Giêsu đáp: “Việc Thầy làm bây giờ con chưa hiểu, nhưng sau sẽ hiểu”. Phêrô thưa lại: “Không đời nào Thầy sẽ rửa chân cho con”. Chúa Giêsu bảo: “Nếu Thầy không rửa chân cho con, con sẽ không được dự phần với Thầy”. Phêrô liền thưa: “Vậy xin Thầy hãy rửa không những chân con, mà cả tay và đầu nữa”. Chúa Giêsu nói: “Kẻ mới tắm rồi chỉ cần rửa chân, vì cả mình đã sạch. Tuy các con đã sạch, nhưng không phải hết thảy đâu”. Vì Người biết ai sẽ nộp Người nên mới nói: “Không phải tất cả các con đều sạch đâu”.

Sau khi đã rửa chân cho các ông, Người mặc áo lại, và khi đã trở về chỗ cũ, Người nói: “Các con có hiểu biết việc Thầy vừa làm cho các con chăng? Các con gọi Ta là Thầy và là Chúa thì phải lắm, vì đúng thật Thầy như vậy. Vậy nếu Ta là Chúa và là Thầy mà còn rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau. Vì Thầy đã làm gương cho các con để các con cũng bắt chước mà làm như Thầy đã làm cho các con”.

Ðó là lời Chúa.

* Cầu nguyện 

(Người dẫn mời mọi người ngồi đọc với tâm tình cầu nguyện)

Lạy Chúa Giêsu, chiều nay chúng con vừa cử hành Bí tích Thánh Thể do Chúa thiết lập vào sau bữa tối cuối cùng với các Tông Đồ trong nhà Tiệc Ly, trước đêm hấp hối trong vườn Cây Dầu, để muôn đời tưởng nhớ tới sự Hiện Diện Thực Sự của Chúa giữa chúng con.

Giờ đây, chúng con đến bên Chúa trong Giờ chầu đặc biệt của tối Thứ Năm Tuần Thánh lịch sử này, hầu cảm nghiệm tình yêu tự hiến của Chúa, “yêu thương cho đến cùng” như Thánh Gioan đã thuật lại trong Bữa Tiệc Ly (Ga 13,1). Chúng con cũng muốn được ở bên Chúa như ba người môn đệ thân tín đã được Chúa kêu mời đi vào vườn Cây Dầu, cùng Chúa canh thức để đón nhận thánh ý Chúa Cha (Mt 26,36) mà vâng phục cho nỗi bằng lòng chịu chết (Pl 2,8 ; x. Dt 5,8).

Lạy Chúa, dù con người chúng con vốn yếu đuối, nhưng cũng xin Chúa ban thêm sức mạnh, để chúng con được cùng Chúa sống những giờ phút cuối cuộc đời dương thế của Chúa, biết cùng Chúa sống mầu nhiệm vượt qua trong những ngày cực thánh này…

Thánh Gioan gợi lên trong chúng con nhớ lại : “Trước ngày Lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu biết đã đến giờ Mình phải bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha, Người vốn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn đang ở thế gian, thì đã yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1-2). Thật kinh ngạc, kinh ngạc đến lạ thường về tình yêu của Chúa dành cho các môn đệ. Cũng như các môn đệ, Chúa đã yêu thương chúng con đến nỗi không có ngòi bút nào trên trần gian này có thể diễn tả hoặc viết ra hết được tình yêu thương ấy, trong những ngày cuối cùng của “kiếp người” lầm than và cay đắng. Vì yêu, Chúa Giêsu đã lập Bí Tích Thánh Thể, lấy chính Thịt Máu Mình làm của ăn của uống nuôi dưỡng chúng con. Để tiếp tục yêu thương và tha thứ cho con người lầm lạp tội lỗi chúng con. Và cũng chính hôm nay, Chúa còn truyền dạy chúng ta phải yêu thương nhau như Chúa đã yêu.

Lạy Chúa, tưởng niệm việc Chúa thiết lập Giao Ước mới trong Mình và Máu Thánh Chúa. Việc thiết lập Bí Tích Thánh Thể chức Tư Tế và trao giới răn mới như trăn trối cuối cùng của Chúa trước khi từ giã trần gian. Chúa đã yêu mến các kẻ thuộc về mình còn ở trong thế gian. Chúa đã yêu thương họ đến cùng. Tình yêu được diễn tả bằng việc rửa chân môn đệ.

Tình yêu phải như vết dầu loang lan tỏa tới khắp cả mọi người. Tình yêu càng rộng, cuộc chiến thắng của Chúa càng mau tới giai đoạn hoàn tất.

Khi rửa chân cho các môn đệ xong, một lần nữa, Chúa mời gọi chúng con : “Thầy đã làm gương cho các con, để các con cũng bắt chước mà làm như Thầy đã làm cho các con” (Ga 13,15). Bằng cách này, Chúa thiết lập một sự liên kết thân mật giữa bí tích Thánh Thể, bí tích của quà tặng hy sinh và huấn lệnh yêu thương.

Ai tham dự bàn tiệc của Chúa thì người đó không thể tách rời khỏi bổn phận yêu thương anh chị. Mỗi lần chúng con tham dự bàn tiệc Thánh Thể, chúng con cũng thưa “Amen” trước Mình và Máu Thánh Chúa, như thế chúng con cam kết thực hiện điều Chúa đã làm, là “rửa chân” cho anh chị em, trở nên một hình ảnh thực sự và tỏ tường của Ðấng “đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ”(Phil 2,7).

Tình yêu là di sản cao quý nhất mà Chúa để lại cho những ai được Chúa kêu gọi bước theo. Chính tình yêu của Chúa, được chia sẻ bởi các môn đệ, là điều được ban tặng cho tất cả nhân loại trong buổi chiều nay.

Thánh Thể là một ban tặng cao cả, nhưng cũng là một trách nhiệm lớn lao cho những ai tiếp nhận. Ðứng trước Phêrô, người đã từ chối không chịu để được rửa chân, Chúa đã nhấn mạnh đến nhu cầu phải nên thanh sạch để có thể dự phần vào bàn tiệc Thánh Thể.

Nghi thức rửa chân nói lên sự khiêm tốn của mình đối với người khác, nhìn nhận rằng mình là người có tội, nếu có điều gì là do tôi chứ không phải do anh em, tha nhân thật sự là anh em của tôi. Bác ái không phải là chối từ việc người khác không có lỗi, nếu lỗi là có lỗi với Chúa. “Rửa chân cho nhau” chứ không phải rửa chân cho người trên hay cho người dưới, tất cả đều là tha thứ, yêu thương và giúp đỡ nhau.

Lạy Chúa Giêsu, hiện thân của Lòng Thương Xót, trong ngôi vị Thiên Chúa, nhưng Chúa đã trở nên thấp hèn để cảm thông, chia sẻ với chúng con. Còn chúng con cùng trong thân phận làm người như nhau, đáng lẽ chúng con phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Nhưng chúng con thường để cho ganh ghét, hận thù thắng thế. Ðiều răn mới Chúa truyền cho chúng con: hãy yêu thương. Xin cho chúng con mau mắn thi hành điều Chúa truyền trong gia đình, trong xóm đạo, nơi công sở… của chúng con. Ước gì nước Tình Yêu Chúa mau hiển trị. Amen.

* Hát bài : Thầy là Cây Nho

* Cầu nguyện xướng đáp (Người dẫn mời mọi người quì)

Người xướng : Lạy Chúa, giữa một nền văn hóa bị tục hóa, ích kỷ và hưởng thụ; một nền văn hóa đưa con người đến văn minh của sự chết, một nền văn hóa thiếu vắng tình yêu thương, hiến thân và lòng quảng đại. Xin Chúa cho chúng con biết thực hành lời Chúa dạy, ngõ hầu chúng con biểu lộ và làm chứng về một Thiên Chúa tình yêu, giầu lòng thương xót nhân loại.

Mọi người đáp : Xin Chúa nhậm lời chúng con

Lạy Chúa xin tha thứ cho chúng con vì chúng con chưa nỗ lực hết sức mình để làm chứng về sự hiện diện của Chúa trong thế giới. Những việc bác ái của chúng con đôi khi còn để cho người ta thấy chứ không phải làm sáng Danh Chúa.

Mọi người đáp : Xin Chúa nhậm lời chúng con

Mọi người cứ dấu này mà nhận biết các con là mộn đệ của Thầy là các con yêu thương nhau. Xin Chúa giúp chúng con biết bỏ đi những gì gây xáo trộn, mất đoàn kết, làm rạn nứt tình tương thân tương ái cộng đoàn. Để chúng con bày tỏ lòng yêu mến Chúa, bằng việc yêu thương giúp đỡ mọi người, nhờ đó, họ sẽ nhận biết chúng con là môn đệ Chúa.

Mọi người đáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con

Người xướng : Lạy Chúa, chúng con hết lòng thành kính cám ơn Chúa về tất cả những gì Chúa đã làm cho chúng con trong Bữa Tiệc Ly. Được Mình Máu thánh Chúa dưỡng nuôi quả là niềm hạnh phúc tuyệt vời. Xin thương xót chúng con. Xin thay đổi trái tim nguội lạnh của chúng con. Xin khơi dậy trong chúng con tâm tình yêu thương, hy vọng và dâng hiến. Xin giúp chúng con kiên tâm suy niêm tình thương Chúa, để tâm hồn chúng con dào dạt ân tình Chúa. Lạy Chúa, ơn thánh Chúa làm được tất cả.

Mọi người đáp : Xin Chúa nhậm lời chúng con

THỨ NĂM TUẦN THÁNH 2017

Lm Tạ Duy Tuyền

Hãy yêu như Giê-su

Có ai đó nói rằng: “bạn cứ yêu đi, bạn sẽ biết phải làm gì?”. Tình yêu là sức mạnh để con người sống và hành động. Có tình yêu người ta mới sống hết mình. Có tình yêu người ta mới không quản ngại nắng mưa hay đường xá xa xôi, gập gềnh. Quả đúng như cha ông ta nói: “Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo – Mấy sông cũng lội – Mấy đèo cũng qua”.

Chuyện ngụ ngôn về tình yêu của loài bướm được kể lại rằng: Một ngày nọ, chú bướm đực đề nghị: “Chúng ta bắt đầu một trò chơi nhỏ nhé!”. Bướm cái đồng ý. Chú nói tiếp: “Ai là người đầu tiên ngồi trong bông hoa này vào sáng sớm mai sẽ là người yêu người kia nhiều hơn”. Bướm cái gật đầu.

Sáng hôm sau, bướm đực đến từ sớm, đợi bông hoa nở ra và chú có thể ngồi vào đó trước khi con cái tới. Cuối cùng, bông hoa cũng mở… và chú nhìn thấy một cảnh tượng vô cùng kinh khủng.

Người yêu của chú đã chết bên trong bông hoa. Cô ấy đã ở đó cả đêm, để sáng hôm sau khi nhìn thấy người yêu, cô sẽ bay đến và nói rằng cô yêu chú biết nhường nào!

Tình yêu làm cho cuộc đời thêm thi vị và hạnh phúc. Sống trong tình yêu ai cũng vui tươi, hân hoan. Khi yêu người ta mới thấy đời thật hạnh phúc. Khi tình yêu bị mất thì cuộc đời cũng chìm trong tăm tối cô đơn. Tình yêu không còn thì lòng người cũng tê tái buồn đau như Nguyễn Du đã từng viết:

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.

Hôm nay Thứ Năm Tuần Thánh, là dịp nhắc nhở chúng ta về tình yêu cao vời của Thầy Chí Thánh Giê-su. Một tình yêu dám chết cho người mình yêu. Một tình yêu không so đo tính toán nhưng chỉ biết yêu là cho đi, cho đi đến cùng. Ngài cho đi không chỉ sức lực, trí tuệ để phục vụ mà còn cho đi chính bản thân mình làm của ăn của uống cho con người. Ngài đã sống trọn vẹn tình yêu là “chết cho người mình yêu”.

Tình yêu ấy Ngài cũng mời gọi chúng ta hãy làm việc “Này” mà nhớ đến Ngài. Hãy lập lại tình yêu dâng hiến mà Ngài đã hiến thân vì nhân loại. Hãy lập lại tình yêu hy sinh mà Ngài đã cống hiến cho nhân trần. Hãy sống một cuộc đời như Chúa để tình yêu của Ngài mãi ở lại trên thế gian.

Năm nay với chủ đề “gia đình hãy là dấu chỉ lòng thương xót” như mời gọi cách riêng các gia đình hãy biết chăm sóc nhau. Vợ chồng hãy chăm sóc và phục vụ nhau theo gương Thầy chí Thánh Giê-su. Bởi vì khi kết hôn là chúng ta mong được chăm sóc và bảo vệ nhau suốt đời. Đây là tình yêu dâng hiến, tình yêu vị tha như Đức Giê-su đã tận hiến cho người mình yêu.

Mới đây trên cộng đồng mạng loan truyền nhau thông điệp: “Phụ nữ ơi! Hãy ngừng hy sinh”. Họ lý giải cho lời hiệu triệu này là: “Từ ngàn năm dưới lũy tre làng, ‘con trâu đi trước, cái cày theo sau’, người ta đã mặc nhiên thừa nhận rằng, ngay từ khi cất tiếng khóc oe oe thì thân phận của người phụ nữ đã gắn chặt với hai từ ‘hy sinh'”.

“Nghĩ cho cùng, khi kêu gọi người phụ nữ hãy cứ tiếp tục ‘hy sinh’, đó chỉ là sự ích kỷ của đàn ông muốn đè nặng âu lo trên vai em gầy guộc mà thôi”, tác giả nhắn gửi. Thông điệp này ngay sau đó được cư dân mạng đã có những phản ứng trái chiều với nhau. Kẻ cỗ vũ người phàn nàn. Kẻ ủng hộ, người kết án . . .

Thực ra phụ nữ hay nam giới đều phải  hy sinh. Mỗi giới mỗi vẻ. Mỗi giới đều thể hiện sự hy sinh, lòng quảng đại của mình khác nhau. Hình ảnh người nữ thêu thùa, người chồng gánh nước bổ củi vẫn là những nét đẹp của gia đình. Hình ảnh người chồng cầy ruộng, người vợ cấy lúa vẫn là những bức tranh thập đẹp về sự hy sinh tần tảo của mái ấm gia đình. Trong thế giới văn mình hôm nay ta vẫn cần những hình ảnh vợ chồng cùng chia sẻ việc dọn nhà, bếp núc, giặt giũ . . . Đó là những việc không tê nhưng sẽ làm cho gia đình ấm áp hạnh phúc hơn. Thế nên, bình đẳng giới tính không có nghĩa là làm cho phụ nữ biến thành đàn ông, mà quan yếu mỗi người đều phải biết sống hết mình với giá trị của mình trong hai chữ hy sinh.

Khi Chúa Giê-su cúi xuống rửa chân cho các môn đệ dường như Ngài cũng nhắc phải có hai chữ hy sinh để có thể khiêm tốn cúi xuống chăm sóc nhau. Vợ chồng quan tâm chăm sóc nhau khi mạnh khỏe cũng như lúc ốm đau. Cả hai đều phải biết cúi xuống để thấy nhu cầu của nhau mà chia sẻ, mà quan tâm cho nhau.

Khi Chúa Giê-su cầm bánh và nói: “Này là Mình Thầy, các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”. Dường như Ngài cũng nhắc tới hai chữ hy sinh cần phải có trong đời sống lứa đôi. Vợ chồng phải biết bẻ cuộc đời mình như tấm bánh thơm ngon mang lại hạnh phúc cho nhau.  Vợ chồng phải hiến dâng cho nhau sự hy sinh, sự quan tâm, sự phục vụ để mang lại niềm vui hạnh phúc cho người mình yêu.

Ước gì các đôi vợ chồng hãy thể hiện sự quan tâm chăm sóc nhau bằng những nghĩa cử cao đẹp. Cách riêng trong năm “gia đình hãy là dấu chỉ lòng thương xót” sẽ khơi gợi lên lòng cảm mến yêu thương dành cho nhau không chỉ bằng lời nói mà bằng chính hành động cúi xuống rửa chân cho nhau để mang lại niềm vui và hạnh phúc cho nhau. Xin Chúa chúc lành cho các gia đình và thêm sức mạnh tình yêu để mỗi người biết hiến dâng cho người mình yêu được hạnh phúc hơn. Amen

DI CHÚC TÌNH YÊU PHỤC VỤ (THÁNH LỄ TIỆC LY – NĂM A)

JM. Lam Thy ĐVD

Kể từ ngày đăng quang Giáo hoàng (13/3/2013), ĐTC Phan-xi-cô quyết định không cử hành Thánh lễ Tiệc ly trong khung cảnh uy nghi của Vương cung thánh đường Thánh Gio-an La-tê-ra-nô, nhưng đã chọn một nơi khiêm tốn, kề bên những khổ đau của con người: * Ngày 28/3/2013, khi vừa được bầu làm Giáo hoàng, ĐTC đã gây bất ngờ khi cử hành Thánh lễ Tiệc ly tại Trung tâm giam giữ trẻ vị thành niên Casal del Marmo ở ngoại ô phía bắc Rô-ma và rửa chân cho các tù nhân trẻ tại đây, cả nam và nữ. * Ngày 18/4/2014, lần thứ hai trong tư cách Giáo hoàng, ĐTC đã chọn cử hành Thánh lễ Tiệc ly tại một trung tâm chăm sóc người già và khuyết tật ở Rô-ma: Trung tâm “Mẹ Maria Chúa Quan Phòng”, do tổ chức Don Carlo Gnocchi điều hành. * Ngày 02/4/2015, ĐTC đã đến nhà tù Rebbibia ở mạn đông Rô-ma để cử hành Thánh lễ Tiệc ly và rửa chân cho các tù nhân. * Ngày 25/3/2016 ĐTC cử hành Thánh lễ Tiệc ly tại Trung tâm đón tiếp người tị nạn Castelnuovo di Porto cách Rô-ma 30 km về phía Bắc.

Trong bài giảng Thánh lễ Tiệc Ly tại Castelnuovo di Porto (ngày 25/3/2016), ĐTC nhấn mạnh: “Di sản mà Chúa Giê-su để lại cho chúng ta là: hãy là người tôi tớ phục vụ nhau. Bây giờ tôi sẽ thực hiện cử chỉ này, nhưng tất cả chúng ta hãy nghĩ đến người khác: làm sao để phục vụ họ tốt hơn, đó là điều Chúa Giê-su muốn chúng ta thực hiện.” ĐTC nói thêm: “Chúng ta vừa nghe trong bài đọc điều Chúa Giê-su đã làm trong bữa Tiệc Ly, cử chỉ ly biệt này là một lời di chúc. Lời di chúc đó là: “Thiên Chúa trở thành người tôi tớ. Vậy anh em phải trở nên tôi tớ phục vụ lẫn nhau, phục vụ trong yêu thương. Cử chỉ này càng mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc vì chỉ có người nô lệ, người tôi tớ mới làm công việc rửa chân, và Chúa Giê-su trong Bữa Tiệc Ly, khi lập bí tích Thánh Thể, đã dùng cử chỉ rửa chân này để nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta phải là người tôi tớ phục vụ lẫn nhau.” (nguồn: Vatican.net)

Bài Tin Mừng trong Thánh lễ chiều Thứ Năm Tuần Thánh (Ga 13, 1-15) trình thuật về “Bữa ăn cuối cùng của Đức Giê-su và các môn đệ”. Như vậy là Đức Giê-su đã không ăn lễ Vượt Qua theo nghi thức Do-thái, mà là muốn nhân dịp này, Người từ biệt các môn đệ để bước vào cuộc Vượt Qua của chính mình (vượt qua sự chết, chiến thắng tội lỗi, phục sinh vinh hiển). Bữa tiệc lễ Vượt Qua đã trở thành bữa Tiệc Ly và những lời huấn dụ cuối cùng của Đức Giê-su chính là những di ngôn (ĐTC Phanxicô gọi là “lời di chúc” – xc “Bài giảng” -nt-). Giáo hội đã coi những lời di chúc đó là lời “trối trăng” (“Lạy Chúa, trong bữa tiệc ly trọng đại, trước ngày tự hiến thân chịu khổ hình, Ðức Giê-su đã trối cho Hội Thánh một hy lễ mới muôn đời tồn tại làm bằng chứng tình thương của Người.” – Lời nguyện nhập lễ Thánh lễ Tiệc Ly). Bản di chúc đó để lại di sản cho các môn đệ. Di sản cao quý ấy chính là 2 việc làm mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc:

1- Rửa chân cho các môn đệ: “Người đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng. Rồi Đức Giê-su đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau.” (Ga 13, 4-5). Sau đó, Người đã giải thích rõ ràng việc làm này: “Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không? Anh em gọi Thầy là “Thầy”, là “Chúa”, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em. Thật, Thầy bảo thật anh em: tôi tớ không lớn hơn chủ nhà, kẻ được sai đi không lớn hơn người sai đi. Anh em đã biết những điều đó, nếu anh em thực hành, thì thật phúc cho anh em!” (Ga 12, 12-17).

Trong cuộc sống, vấn đề rửa chân chỉ có thể xảy ra khi người chủ hoặc vua chúa quan quyền bắt nô lệ, tôi tớ phục vụ, hoặc những con cháu tỏ lòng hiếu thảo rửa chân cho cha mẹ, ông bà khi các ngài già yếu bệnh tật. Ở đây Đức Giê-su là Thầy, là Chúa, mà lại quỳ xuông rửa chân cho các môn đệ, không những chỉ dạy cho người môn đệ hiểu được cách sống khiêm tốn phục vụ, mà còn có tác dụng giáo dục về đức Mến (là nhân đức cao trọng nhất trong 3 nhân đức đối thần: Tin, Cậy, Mến – “Hiện nay Đức Tin , Đức Cậy Đức Mến cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là Đức Mến” – 1Cr 13, 13). Con người sống trên đời khi yêu quý bản thân tất nhiên sẽ mong muốn thân thể mình phải sạch sẽ. Cả thân thể sạch sẽ mà để đôi chân dơ dáy thì có coi được không? Vì thế, ai cũng rất siêng năng rửa chân cho bản thân mình. Thiên Chúa lại dạy: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi, ngươi phải yêu người thân cận như chính mình.” (Mt 22, 37). Như vậy, để yêu được tha nhân như yêu chính mình (“ái nhân như ái thân”), thì “anh em cũng phải rửa chân cho nhau” là điều đương nhiên rồi.

2- Lập Bí tích Thánh Thể: “Trong đêm bị nộp, Chúa Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói: “Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em; anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy.” Cũng thế, cuối bữa ăn, Người nâng chén và nói: “Đây là chén Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao Ước Mới; mỗi khi uống, anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy.” (1Cr 11, 23-25). Trước đây, trên núi Si-nai, Thiên Chúa đã lập Giao Ước và ban bia đá 10 Điều Răn (Mến Chúa yêu người) cho Dân Người thông qua ngôn sứ Mô-sê (Xh 24, 12-18); thì giờ đây, Đức Giê-su Thiên Chúa lại lập một Giao Ước Mới ban chính Thịt Máu mình làm hy tế Thập giá cứu độ nhân loại, đồng thời làm của dưỡng nuôi linh hồn đàn chiên tín hữu đến muôn đời muôn kiếp. Rõ ràng Thiên Chúa, thông qua Con Một Người, lại một lần nữa lập Giao Ước Tinh Yêu với toàn thể nhân loại (nói chung) và cách riêng với những người tin (tín hữu).

Xét cho cùng, cả 2 việc Đức Ki-tô thực hiện trong đêm bị nộp đều nói lên Tình Yêu vô bờ bến của Thiên Chúa, Người luôn luôn mong mỏi con cái của Người sống trọn vẹn trong Tình Yêu cao vời khôn ví đó. Mà nếu con cái của Người biết vâng nghe Lời Người, thực hành đúng những điều Người truyền dạy, thì đó chính là sống quây quần đùm bọc lấy nhau, yêu thương gắn kết với nhau nên một. Hoá cho nên chính trong bữa tiệc “Ly biệt”, Chúa Giê-su lại muốn các môn đệ, tín hữu “Đoàn tụ” (tất cả đoàn tụ yêu thương nhau, như các chi thể hiệp nhất nên một thân thể Ki-tô ở dưới thế, để rồi sẽ được đoàn tụ với nhau trong Nước Trời mai sau). Lời Đức Giê-su cầu nguyện cùng Chúa Cha (“Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con, để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta.” – Ga 17, 20-21), cho thấy “những người này” là các Tông đồ và “những ai … tin vào Con” chính là những Ki-tô hữu. Nói khác hơn, đó là những người tin vào Con Thiên Chúa nhờ lời rao giảng của các Tông đồ, đã được chính Đức Ki-tô Thiên Chúa cầu nguyện cho vậy.

Chung quy, những lời dậy và việc làm của Đức Giê-su trong bữa Tiệc Ly đã nói lên đầy đủ ý nghĩa cốt tuỷ của Ki-tô Giáo, đó là tinh thần “Phục Vụ Trong Yêu Thương”. Thiên Chúa đã yêu thương nhân loại đến nỗi ban chính Con Một xuống thế làm người để phục vụ cho hạnh phúc của nhân loại. Vâng, “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20, 28). Quả thực “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì người mình yêu.” (Ga 15, 13). Từ những việc làm thực tế, những vật thể hữu hình (nước rửa chân, khăn lau, miếng bánh, ly rượu), Đức Giê-su đã dạy các tín hữu hãy noi gương Người mà phục vụ lẫn nhau trong Chân Lý Tình Yêu.

Để có thể kết hợp với Đức Ki-tô, ngõ hầu trở nên đồng hình đồng dạng với Người (Pl 3, 9-10), người Ki-tô hữu cần phải biết “Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác” (1Pr 4, 10); “đừng lợi dụng tự do để sống theo tính xác thịt, nhưng hãy lấy đức mến mà phục vụ lẫn nhau” (Gl 5, 13). Một cách cụ thể là hãy đem Lời Chân Lý (Bánh Hằng Sống) đến cho mọi người, đồng thời cũng đừng quên đem cơm bánh vật chất đến cho những kẻ khó nghèo bệnh tật. Vâng, “Trước một thế giới đang yêu cầu các Ki-tô hữu đưa ra một chứng tá mới mẻ về tình yêu và lòng trung thành với Chúa, mọi Ki-tô hữu đều cảm thấy phải cấp bách ganh đua với nhau trong đời sống bác ái, trong việc phục vụ và làm các việc lành (x. Hr 6,10). Lời nhắc nhở này đặc biệt thúc bách trong mùa thánh chuẩn bị mừng lễ Phục Sinh.” (Sđ Mùa Chay 2012, phần kết luận).

Mong rằng tất cả đàn chiên trong ràn chiên Giáo Hội, hãy theo chân vị Giáo-Hoàng-của-người-nghèo là ĐTC Phan-xi-cô, mà đến với những người nghèo khó vật chất (thiếu cơm ăn áo mặc) kể cả những kẻ đói ăn tinh thần (thiếu vắng hoặc chưa biết đến Lời Chúa), để thực hiện những chứng tá bác ái “trong việc phục vụ và làm các việc lành”. Ôi! “Lạy Chúa, trong bữa tiệc ly trọng đại, trước ngày tự hiến thân chịu khổ hình, Ðức Giê-su đã trối cho Hội Thánh một hy lễ mới muôn đời tồn tại làm bằng chứng tình thương của Người. Chiều nay, chúng con đến tham dự yến tiệc cực thánh, như lời Người truyền dạy, xin Chúa cho tất cả chúng con được tràn đầy tình yêu và sức sống viên mãn của Người. Người là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời. Amen.” (Lời nguyện nhập lễ Thánh lễ Tiệc Ly).

Suy Niệm THỨ NĂM TUẦN THÁNH 2017

 Lm. Anthony Trung Thành

Chiều hôm nay là buổi chiều của Tình Yêu. Tình yêu của một vị Thiên Chúa đối với nhân loại. Đây là một tình yêu cao cả, một tình yêu tròn đầy. Tình yêu đó được thể hiện qua ba việc làm của Đức Giêsu: Rửa chân, lập phép Thánh Thể và chức linh mục. Cả ba việc làm này  đều hết sức quan trọng và liên hệ mật thiết với nhau: Linh mục là Đức Kitô thứ hai, Thánh Thể là Mình Máu Thánh Đức Giêsu Kitô và rửa chân là sứ mạng của Đức Giêsu và cũng chính là sứ mạng của linh mục.

Vì linh mục (Đức Kitô thứ hai) là người cử hành thánh lễ, làm nên Thánh Thể và tiếp tục sứ mạng “rửa chân” như lời Đức Giêsu đã truyền. Chính vì thế, buổi chiều hôm nay chúng ta hãy nhớ cầu nguyện cách đặc biệt cho các linh mục.

Trước hết, chúng cầu nguyện cho có nhiều linh mục: Theo Niên giám Thống kê của Giáo hội năm 2015, có 5.304 giám mục, 415.656 linh mục. Trên toàn cầu, con số linh mục chịu chức đã tăng 0,83% trong các năm từ 2010 đến 2015. Tuy nhiên, hơn một nửa các cộng đồng của Giáo Hội Công Giáo trên thế giới không có linh mục trú sở. Giáo phận Xingú ở vùng Pará, Ba Tây, chẳng hạn, có 800 giáo xứ trong một khu vực truyền giáo xét về lãnh thổ lớn bằng nước Đức, nhưng chỉ có 27 linh mục, điều này có nghĩa hơn 2 phần 3 tín hữu chỉ được tham dự thánh lễ Chúa Nhật 2 hoặc 3 lần trong một năm. Chính vì thế, chúng ta cầu nguyện cho có thêm nhiều linh mục để đáp ứng nhu cầu của các tín hữu. (Nguồn: conggiao.info)

Đồng thời chúng ta cũng cầu nguyện cho các linh mục trở thành những linh mục như lòng Chúa mong muốn. Đó là cầu  nguyện cho các linh mục chu toàn sứ mạng mà Chúa và Giáo hội trao phó. Linh mục có ba sứ mạng chính: Sứ mạng Ngôn sứ, sứ mạng Tư tế và  sứ mạng Mục tử.

Chúng ta cầu nguyện cho các linh mục chu toàn sứ mạng ngôn sứ: Trong ngày truyền chức, Đức Giám Mục nhắn nhủ các tiến chức rằng: “Con hãy tin điều con đọc, dạy điều con tin và sống điều con dạy.” Vì vậy, việc đọc, suy niệm, giảng dạy và sống Lời Chúa phải là bổn phận hàng đầu của linh mục. Linh mục phải rao giảng Lời Chúa với tinh thần trách nhiệm. Linh mục phải rao giảng Lời Chúa lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện. Thánh Phaolô đã nói: “Hãy rao giảng lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện; hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ, với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ” (2Tm 4,2). Linh mục rao giảng Lời Chúa trong nhà thờ, rao giảng Lời Chúa nơi các lớp giáo lý, rao giảng Lời Chúa khắp mọi nơi khi cần thiết. Linh mục rao giảng Lời Chúa cho những người có đạo, rao giảng Lời Chúa cho những người lương dân, rao giảng Lời Chúa cho những người chống đối, rao giảng Lời Chúa cả những khi bị cấm cách, bắt bớ. Chính các Tông đồ ngày xưa đã làm như vậy: Trước thượng hồi đồng Do Thái cấm không cho các Tông đồ rao giảng về danh Đức Giêsu nữa, Thánh Phêrô và Thánh Gioan đã nói: “Phần chúng tôi, những gì tai đã nghe, mắt đã thấy, chúng tôi không thể không nói ra” (Cv 4,20). Vì sứ mạng ngôn sứ, nên nhiều linh mục vẫn can đảm nói thẳng nói thật để lên án những bất công trong xã hội, bênh vực cho công lý và sự thật cho dù phải chịu bách hại, bắt bớ, thậm chí có khi nguy hiểm đến tính mạng của mình.

Chúng ta cầu nguyện cho các linh mục chu toàn sứ mạng Tư tế: Tất cả các Kitô hữu là tư tế cộng đồng, còn các linh mục là tư tế thừa tác của Đức Kitô. Linh mục thi hành Chức Tư Tế qua việc cử hành các mầu nhiệm thánh. Đó là cử hành phụng vụ, nhất là phụng vụ các Bí tích. Các Bí tích là máng chuyển thông ơn Thiên Chúa. Ơn Thiên Chúa qua Bí tích bị khóa lại, chỉ có linh mục mới có thể  mở ra được. Vì thế, Thánh Gioan Viannay khẳng định rằng: “Nếu không có linh mục, thì sự thương khó và sự chết của Chúa không giúp gì cho ta.” Ngài nói: “Nếu trong rương có đầy vàng mà không có ai mở ra, nào có ích gì? cũng vậy, nếu không có linh mục, sẽ không có Bí tích giải tội, không có Mình Thánh Chúa…ai là nguyên cớ để bánh trở nên Mình Thánh Chúa? Ai thanh tẩy tâm hồn ta? Ai dọn linh hồn người chết ra đi thanh thản…nếu không phải là linh mục.”

Linh mục cần thiết như thế đó. Linh mục cần cho linh mục. Linh mục cần cho mọi người. Nhờ linh mục, ơn thánh qua các Bí tích tuôn chảy đến với con người. Vì vậy, chúng ta cầu xin cho các linh mục thi hành tốt nhiệm vụ tư tế, để các Bí tích mang lại hiệu quả dồi dào cho mỗi người chúng ta. Đồng thời, mỗi chúng ta cũng cần sống đầy đủ ý nghĩa của các Bí tích, bằng cách: chuẩn bị xa, dọn mình gần và còn kéo dài ơn Bí tích sau khi lãnh nhận.

Chúng ta cầu nguyện cho các linh mục chu toàn sứ mạng Mục tử: Linh mục luôn được gọi là Người của đoàn chiên. Được xức dầu Thánh Thần, như Đức Kitô là Đầu và là Mục tử, linh mục được sai đến với mọi người trong tư cách là mục tử tốt lành của đoàn chiên. Vì thế, noi gương Đức Kitô – Thủ lãnh các Mục tử, linh mục có trách nhiệm yêu thương gắn bó, lo lắng, tận tuỵ và hy sinh vì đoàn chiên. Linh mục đến là để chiên được sống và sống dồi dào. Đoàn chiên này bao gồm cả những tín hữu lẫn những người chưa gia nhập Hội Thánh. Vì vậy, linh mục luôn cần có Đức Ái mục vụ. Với Đức Ái mục vụ, linh mục diễn tả hành vi và phong cách của Đức Kitô Mục tử đến chỗ tận hiến mình để mưu ích cho đoàn chiên. Thái độ căn bản của người mục tử là luôn tin tưởng vào sứ mạng của mình: làm Vinh Danh Chúa và cứu rỗi các linh hồn. Sứ mạng này được thực hiện trong hy sinh thập giá và chắc chắn sẽ kết trái trong vinh quang phục sinh. Có tin tưởng vào sứ mạng, linh mục mới phấn khởi thi hành tác vụ tôi tớ và mới dám liều mạng sống mình vì Chúa và vì đoàn chiên. (x. Chỉ nam linh mục, Gp. Thái Bình).

Mặc dầu linh mục được lãnh nhận những sứ mạng cao cả như vậy, nhưng linh mục cũng là những con người vớ những yếu đuối của con người. Nói theo kiểu Thánh Phaolô, những sứ mạng cao cả ấy lại chứa đựng trong một chiếc bình sành dễ vỡ là thân xác linh mục (x. 2Cr 4,7). Chính vì vậy, ngoài việc cố gắng nổ lực của bản thân, linh mục cần lời cầu nguyện và sự giúp đỡ của mọi thành phần dân Chúa. Cầu nguyện cho các linh mục chu toàn sứ mạng của mình. Cầu nguyện cho các linh mục thực sự là những linh mục thánh thiện. Chân phước linh mục Antone Chevrier (Pháp) đã nói:

– Xin hãy giúp tôi xây dựng một ngôi thánh đường. Chỉ có ngôi thánh đường này mới cứu được thế giới.

Người ta ngạc nhiên bèn hỏi: – Thưa Cha, ngôi thánh đường nào vậy ?

Ngài nói tiếp:

– Tôi muốn làm hết sức để xây một ngôi thánh đường mà nền móng là những linh mục thánh thiện, các cột đỡ cũng là những linh mục thánh thiện, nhà tạm cũng là những linh mục thánh thiện, tòa giảng cũng là những linh mục thánh thiện và bàn thờ cũng là những linh mục thánh thiện.

Chỉ có ngôi thánh đường này mới cần thiết cho mọi người, ở mọi nơi và trong mọi lúc!

Lạy Chúa Giêsu, chúng con cảm tạ Chúa đã thiết lập chức linh mục để ở lại với chúng con. Xin cho các linh mục biết chu toàn các sứ mạng của mình, trở thành những linh mục thánh thiện, hầu mưu ích cho dân Chúa. Amen.

ĐẶC SẢN

trầm thiên thu

Năm xưa trong Bữa Tiệc Ly

Có đặc sản là: Phục Vụ, Yêu Thương

Đó là hai loại món ngon

Ai ai cũng thích, vô cùng muốn ăn

Thế nhưng chế biến khó khăn

Suốt đời vẫn chẳng xong phần “món ngon”

Cả hai món phải đi kèm

Ăn chung sẽ bổ dưỡng hồn xác ngay

Tiệc đời – cuộc sống ngày nay

Giúp con biết sống hằng ngày, Chúa ơi!

Cùng Ngài phục vụ không ngơi

Cùng Ngài biết xót những người đáng thương

Giúp con hoàn tất đời thường

Yêu thương, phục vụ – nấu xong món đời

TRẦM THIÊN THU

Khởi đầu Tuần Thánh – 2017

 

 

TRƯỜNG CA TUẦN THÁNH

Những cành lá xanh biếc

Như những nốt nhạc hồng

Dạo đầu khúc yêu thương

Bài trường ca Tuần Thánh

Trường ca dài ba đoạn

Thánh Thể sáng mừng vui

Nhưng lẫn màu ngậm ngùi

Nơi Vườn Dầu tĩnh lặng

Máu Can-vê lênh láng

Tím rịm cả hoàng hôn

Chúa một mình cô đơn

Khát chút tình nhân loại

Các đệ tử bỏ chạy

Bỏ mặc Thầy tang thương

Giữa đám người bất lương

Reo hò và khinh miệt

Nói hay, không làm được

Hứa lắm chẳng được chi

Con là thế thôi mà

Nhưng lại khoái kiêu ngạo

Cung đàn lòng con dạo

Vào Tuần Thánh linh thiêng

Hồn con chợt chao nghiêng

Cúi xin Ngài tha thứ

Cung trầm sâu lắng lạ

Tím sắc màu ăn năn

Con cố bước đi lên

Những bậc tình Đời Sọ

Xin giúp con theo Chúa

Can đảm chết với Ngài

Để xứng đáng ngày mai

Được cùng Ngài sống lại

Ôi, tuyệt vời biết mấy

Bài Al-le-lui-a

Thập Giá chợt nở hoa

Ngôi mộ trống mầu nhiệm

TRẦM THIÊN THU

Lễ Lá – 2017

NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU

Lm. Jos Tạ Duy Tuyền

Thứ sáu tuần thánh 2017

Con người sống phải yêu. Yêu là hơi thở, là lý do sống của con người. Có tình yêu thì cuộc đời mới đáng sống, cho dẫu phải trải qua đau thương, tan nát, sầu phiền. . . Vì yêu mà con người sẵn lòng nếm trải những đắng cay muộn phiền. Thế nên, có ai đó nói rằng:

“Yêu là một loại cảm nhận, dù có thống khổ vẫn cảm thấy hạnh phúc.

Yêu là một loại nhận thức, dù có tan nát cõi lòng nhưng vẫn cảm thấy ngọt.

Yêu là sự từng trải, dù có bị nghiền nát vẫn cảm thấy tươi đẹp.”

Có một cô gái đã kể với tôi như sau:

“Bạn con, 25 tuổi lấy chồng. 27 tuổi sinh đứa con đầu lòng. 31 tuổi xây nhà.

Cuộc đời cô ấy diễn ra luôn được hoạch định trước. Năm nay làm gì, sang năm mua gì. Mọi thứ đều nằm trong kế hoạch được lên sẵn.

Nhưng cuộc đời đâu mãi là màu hồng. 3 tháng trước, cô ấy đi khám thai lại phát hiện mình bị ung thư. May mắn là bệnh mới ở giai đoạn đầu, nghĩa là cô ấy có khả năng kéo dài sự sống. Điều lạ là con đến thăm cô ấy luôn  lạc quan yêu đời và còn đùa rằng: “Thế là tao tránh được nỗi lo tuổi già rồi. Không sợ xấu, sợ nhăn nữa…. Bệnh tật, vốn không nằm trong toan tính của đời người. Nhưng tao vẫn yêu, vẫn vui để bé ra đời trong hạnh phúc ngay từ trong trứng nước”.

Tình yêu đã chiến thắng khổ đau. Tình yêu còn mang dáng dấp của sự bất tử. Cô gái trên đang mang trong mình hoa trái của tình yêu, điều đó đã khiến cô luôn vui tươi lạc quan ngay trong đau khổ bệnh tật. Tình yêu giúp cô tận hiến cả bản thân đến nỗi quên đi cái đau của bệnh tật để sống vì mầm sống tương lai.

Cuộc đời không bao giờ theo ý ta mong đợi. Đôi khi cái xui, cái khổ, cái đắng cay cứ theo nhau chồng chất lên cuộc đời ta. Điều quan yếu là ta phải sống có mục đích, có lý tưởng, có tình yêu để vượt thắng tất cả hầu đạt được mục đích của mình.

Hôm nay chúng ta chiêm ngắm hành trình cuộc thương khó của Chúa Giê-su như là mẫu gương cho cuộc đời chúng ta. Ngài đã đi vào cuộc thương khó trong chén đắng với lời xin vâng theo thánh ý Chúa Cha. Mục đích của Ngài đến trần gian là để cứu độ nhân gian. Lý tưởng của Ngài là trở nên mọi sự cho mọi người. Tình yêu của Ngài dành trọn vẹn cho Thiên Chúa Cha. Thế nên, cuộc thương khó là “Giờ” của tình yêu mà Ngài sẽ tỏ bày với Chúa Cha. Ngài vẫn hằng mong mỏi Giờ này để tôn vinh Chúa Cha. Ngài từng nói vì “Giờ” này mà tôi đã đến thế gian.

Cuộc đời sẽ đẹp biết bao nếu mỗi người đều chọn sống cho tình yêu và vì tình yêu. Cách sống vì tình yêu sẽ mang lại cho người mình yêu niềm vui và hạnh phúc. Cách sống cho tình yêu sẽ mang lại cho đời những nghĩa cử cao đẹp khi cống hiến cho người mình yêu.

Xin cám ơn tình yêu cao vởi của Thầy Giê-su mà nhân loại được giao hòa với Chúa Cha và được trở nên con cái Ngài.

Xin cám ơn tình yêu hy sinh một nắng hai sương của cha mẹ mà con cái được no đầy hạnh phúc yêu thương.

Cám ơn tình yêu của những đôi vợ chồng son sắt thủy chung luôn chia sẻ ngọt bùi với nhau trong mọi thăng trầm cuộc đời.

Xin cám ơn tình yêu của những tông đồ nhiệt thành đang phục vụ giáo xứ, phục vụ cộng đoàn mà chẳng cần đền đáp.

Tất cả những tình yêu hy sinh ấy đã tô đẹp cho cuộc đời. Tất cả những tình yêu hy sinh ấy đã mang lại cho đời hương thơm của hạnh phúc để làm vơi đi nhứng gánh nặng khổ đau.

Xin Chúa là tình yêu giúp chúng ta biết sống theo gương Chúa luôn sống cho tình yêu và dâng hiến cho tình yêu. Xin cho chúng ta biết chết đi cái tôi của mình để sống cho người mình yêu. Amen

Suy Niệm THỨ SÁU TUẦN THÁNH 2017

Lm. Anthony Trung Thành

Chúng ta vừa nghe Thánh Gioan tường thuật lại Cuộc Khổ Nạn đẫm máu của Đức Giêsu qua bài Thương Khó. Qua đó, chúng ta thấy được hình phạt tàn nhẫn mà con người nghĩ ra để đối xử với Con Thiên Chúa như thế nào. Chúng ta biết, vào thời của Đức Giêsu, thập giá là một hình phạt dành cho các trọng tội, họ thuộc lớp bần đinh hoặc nô lệ, các tên đại tặc hoặc là phiến loạn. Tội nhân thường bị đánh đòn, và sau đó phải vác thập giá đến pháp trường. Thông thường tử tội bị lột hết áo xống, và bị cột hoặc đóng đinh vào khổ giá.

Hình phạt cách chung chung là như vậy. Nhưng khi thi hành án, người ta còn nghĩ ra nhiều cách khác nữa để làm cho tội nhân thêm đau đớn như chúng ta vừa nghe Thánh Gioan tường thuật lại Cuộc Thương Khó của Đức Giêsu. Ngài không chỉ phải vác thập giá, chịu đóng đinh mà Ngài còn phải chịu trăm nghìn hình khổ khác: bị Philatô xét xử như một tử tội, bị tên vệ binh vả mặt, sự vô ơn của đám đông, bị người ta nhạo cười là “vua dân Do Thái”, bị trói, bị người ta kết vòng gai đội trên đầu, chịu roi đòn suốt đêm ngày, chịu vác thập giá, chịu đóng đinh, chịu uống dấm chua, bị đâm thủng cạnh sườn dầu đã chết…Họ tìm mọi cách để hạ nhục Đức Giêsu. Họ làm cho Ngài trở thành thân tàn ma dại, không còn ai nhận ra. Tiên tri Isaia đã thấy trước những đau khổ tột cùng của Đức Giêsu qua bài ca thứ tư của người tôi tớ đau khổ rằng: “Người chẳng còn hình dáng, cũng chẳng còn sắc đẹp để chúng ta nhìn ngắm, không còn vẻ bên ngoài, để chúng ta yêu thích; bị người đời khinh dể như kẻ thấp hèn nhất, như kẻ đớn đau nhất, như kẻ bệnh hoạn, như một người bị che mặt và bị khinh dể, bởi đó, chúng ta không kể chi đến người” (Is 53, 2-3).

Càng suy niệm về sự đau khổ của Đức Giêsu, chúng ta lại càng cảm nhận được tình yêu bao la vô bờ bến của Thiên Chúa đối với nhân loại chúng ta. Có nhiều định nghĩa về Thiên Chúa, nhưng có lẽ định nghĩa đầy đủ và ý nghĩa nhất đó là của Thánh Gioan Tông đồ, Ngài cho biết: “Thiên Chúa là tình yêu.” (x. 1Ga 4,16). Thật vậy, vì tình yêu nên Thiên Chúa đã dựng nên chúng ta. Vì tình yêu nên Ngài đã sai Con Một Xuống Thế làm người để cứu chuộc nhân loại chúng ta. Tình yêu đó được diễn tả một cách rõ nét nhất qua các nghi thức của Tam Nhật Vượt Qua trong Tuần Thánh, mà cao điểm là nghi thức chiều thứ sáu hôm nay. Thật vậy, vì tình yêu nên Con Thiên Chúa đã chấp nhận bước vào cuộc khổ nạn. Vì tình yêu nên Ngài đã chấp nhận chịu vác thập giá. Vì tình yêu nên Ngài chấp nhận chịu đội mạo gai. Vì tình yêu nên Ngài đã chấp nhận chịu đóng đinh thân mình vào Thập giá. Vì tình yêu nên Ngài đã để cho một tên lính lấy ngọn giáo đâm thủng cạnh nương long. Vì tình yêu nên Ngài đã tha thứ tội lỗi cho Phêrô, cho các môn đệ, cho những kẻ đóng đinh Ngài.

Tóm lại, Đức Giêsu đã chấp nhận đau khổ vì yêu thương nhân loại chúng ta. Trong bài đọc II, tác giả thư Do Thái cho chúng ta biết: “Người đã học vâng phục do những đau khổ Người chịu, và khi hoàn tất, Người đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ đời đời.” (Dt 5,8-9).

Vậy trước tình yêu bao la của Thiên Chúa, chúng ta phải làm gì?

Thứ nhất, chúng ta hãy luôn suy niệm Cuộc Thương Khó của Đức Giêsu để cảm nhận được tình yêu của Ngài đã dành cho chúng ta, để từ đó chúng ta luôn biết dâng lời cám tạ Ngài. Vì, “Không có tình yêu nào cao cả cho bằng tình yêu của người hiến mạng sống cho bạn hữu mình” (Ga 9,13).

Thứ hai, chúng ta hãy đến với Chúa để lãnh nhận nguồn ân sủng qua các Bí tích nhất là Bí tích Giao hòa và Thánh Thể. Thư Do Thái cho chúng ta biết: “Vị Thượng Tế của chúng ta không phải là Đấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của ta, vì Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội. Bởi thế, ta hãy mạnh dạn tiến lại gần ngai Thiên Chúa là nguồn ân sủng, để được xót thương và lãnh ơn trợ giúp mỗi khi cần.” (Dt 4,15-16).

Thứ ba, chúng ta hãy tránh xa các dịp tội và luôn giục lòng sám hối vì những tội lỗi chúng ta đã phạm như người trộm lành trên thánh giá, vì tội lỗi đã góp phần vào sự đau khổ của Đức Giêsu: “Chính Ngài đã bị đâm vì chúng ta phạm tội, Ngài bị nghiền nát vì chúng ta lỗi lầm” (Is 53,5).

Thứ tư, chúng ta không dùng bạo lực để gây đau khổ cho người khác, trái lại cố gắng đóng góp phần mình làm giảm bớt đau khổ cho anh chị em mình, tránh thái độ vô cảm với khổ đau của người khác, như lời Thánh Vịnh: “Hãy bênh quyền lợi kẻ mồ côi, người hèn mọn; minh oan cho người khốn khổ, kẻ bần cùng, giải phóng ai hèn mọn, ai nghèo túng, cứu khỏi nanh vuốt bọn ác nhân” (Tv 82, 3-4).

Thứ năm, chấp nhận thập giá mình để cộng tác với Đức Giêsu trong việc cứu độ nhân loại, nhất là để xứng đáng với môn đệ Đức Giêsu, vì “Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy” (Mt 10,38).

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã vâng phục Chúa Cha trong việc chấp nhận bước vào cuộc khổ nạn để nên duyên cớ cứu độ nhân loại chúng con. Xin cho chúng con khi nhìn ngắm Thánh giá biết nhận ra tình yêu của Chúa dành cho chúng con, để chúng con biết yêu Chúa và chấp nhận những thập giá trong cuộc đời chúng con. Amen.

TÔN THỜ THÁNH GIÁ KHÁM PHÁ TÌNH YÊU

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

 

SUY TÔN THÁNH GIÁ CHÚA

Thứ Sáu Tuần Thánh 

(Ga 18,1-19,42)

Hôm nay, Giáo hội, Hiền Thê yêu dấu nhìn lên Thánh Giá nơi treo Chúa Giêsu vị Phu Quân của mình, chân tay đanh nhọn đâm thâu, cạnh sườn lưỡi đòng đâm thủng, máu cùng nước chảy ra làm cho Giáo hội nhớ đến ngày mình được sinh ra từ cạnh sườn Chúa, lúc Chúa ngủ trên Thánh Giá với tất cả tình yêu. Bởi theo thánh Ambrosiô, lúc Ađam đang ngủ Thiên Chúa đã lấy xương sườn của ông để tạo dựng Evà thế nào, thì lúc Chúa Giêsu chết nằm trên Thánh Giá, Giáo hội cũng được sinh ra từ Trái Tim bị đâm thủng của Chúa Giêsu như vậy, và Giáo hội tưởng nhớ đến tình yêu dâng trào ấy.

Giảng trong Thánh lễ sáng thứ ba ngày 15/03/2016, tại nguyện đường Thánh Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô nói : “Nếu muốn biết ‘câu chuyện tình’ mà Thiên Chúa dành cho nhân loại, chúng ta phải ngắm nhìn Thánh Giá, nơi ấy có một vị Thiên Chúa đã hoàn toàn ‘trút bỏ vinh quang’, sẵn sàng bị ‘vấy bẩn’ bởi tội lỗi con người để cứu con người khỏi chết“.

Thật không thể hiểu nổi Thiên Chúa yêu thương chúng ta biết chừng nào. Người đã yêu chúng ta bằng tình yêu vô bờ bến, tình yêu thương xót và thứ tha, khi phải mang trên mình những đau khổ vì tội lỗi chúng ta. Bài ca thứ tư của người Tôi Tớ Chúa được Isaia mô tả : “Người chẳng còn hình dáng, cũng chẳng còn sắc đẹp để chúng ta nhìn ngắm, không còn vẻ bên ngoài, để chúng ta yêu thích; bị người đời khinh dể như kẻ thấp hèn nhất, như kẻ đớn đau nhất, như kẻ bệnh hoạn, như một người bị che mặt và bị khinh dể, bởi đó, chúng ta không kể chi đến người.

Thật sự, người đã mang lấy sự đau yếu của chúng ta, người đã gánh lấy sự đau khổ của chúng ta. Mà chúng ta lại coi người như kẻ phong cùi, bị Thiên Chúa đánh phạt và làm cho nhuốc hổ. Nhưng người đã bị thương tích vì tội lỗi chúng ta, bị tan nát vì sự gian ác chúng ta. Người lãnh lấy hình phạt cho chúng ta được bình an, và bởi thương tích người mà chúng ta được chữa lành. Tất cả chúng ta lang thang như chiên cừu, mỗi người một ngả. Chúa đã chất trên người tội ác của tất cả chúng ta” (Is 53, 2-6).

Người ta nói rằng : nếu tất cả Thánh Kinh trên trái đất này bị hủy diệt bởi tai biến nào đó hay bởi một cơn thịnh nộ phá hủy các hình tượng tôn giáo và chỉ còn một bản Kinh Thánh, và bản còn lại đó cũng bị hư hại đến mức chỉ còn một trang, và nếu trang đó nhăn nheo đến độ chỉ còn một dòng có thể đọc được, và nếu dòng đó là thư thứ nhất của thánh Gioan viết  “Thiên Chúa là Tình Yêu “, thì coi như toàn bộ Thánh Kinh được khôi phục, bởi vì toàn bộ nội dung là ở đó. Mầu Nhiệm Thập Giá mà chúng ta cử hành là bằng chứng. Vì thế, khi suy tôn Thánh giá Chúa, kính nhớ Chúa chịu chết, chúng ta cảm nhận được sự thật rằng : “Thiên Chúa là Tình Yêu“.

Phần tiếp theo của nghi thức chiều nay là thờ lạy Thánh Giá, tiến xướng chúng ta hát : Lạy Chúa, chúng con tôn thờ Thánh Giá Chúa… vì nhờ gỗ này mà cả vũ trụ được hân hoan. Tại sao vậy ?

Thưa, Thánh Giá không phải là đồ trang sức, không phải là một công trình nghệ thuật được đính nhiều đá quý và kim cương lấp lánh. Nhưng như chúng ta thấy, Thánh Giá là mầu nhiệm tự hủy của Thiên Chúa vì yêu thương. Đây chính là câu chuyện về ơn cứu độ của chúng ta. Đây cũng là chuyện tình của Thiên Chúa.

Với khí giới của riêng mình là cây Thánh Giá, Chúa Giêsu đã chiến thắng cách diệu kỳ. Nếu như đã có một người nữ tên là Evà bị thất bại trước khí cụ của con rắn xưa là cây trái cấm, đem sự chết vào thế gian, Ađam phải chết. Thì nay, Đức Maria, thay thế Evà, cũng với cây sự sống, cây biết lành biết dữ làm gỗ giá treo Chúa Giêsu lên, Người đã đánh bại tử thần, sống lại hiển vinh, cứu con cháu Ađam khỏi chết. Ma quỷ đã bị đánh bại bởi cùng một phương tiện mà nó đã chiến thắng. Ma quỉ đã dùng cây để quật ngã Adam, Chúa Giêsu Kitô đã dùng cây Thánh Giá để đánh bại Nó. Cây trái cấm đã ném con người vào vực thẳm, nay gỗ Thánh Giá kéo con người lên. Cây trái cấm đã làm cho con người mất đi tình thân nghĩa thiết với Thiên Chúa, tống con người vào ngục ; nay gỗ Thánh Giá tước lấy vũ khí của ma quỉ đã chiến thắng con người, giúp con người vượt qua trần thế. Cái chết của Adam đã kéo theo con cháu mình là kẻ sinh sau ông ; sự chết của Chúa Giêsu Kitô mang lại sự sống cho những kẻ sinh ra trước Người. Quả làm một tuyệt phẩm về tình yêu giữa Thiên Chúa với nhân loại từ cây Thánh Giá.

Thánh Giá là cờ vua cả toàn thắng đã cứu chúng ta cho khỏi tay ma quỉ, là vũ khí chông lại tội lỗi, là thanh gươm sắc bén Chúa Giêsu dùng để chiến thắng con rắn xưa. Thánh Giá là ý Chúa Cha, là vinh quang của Chúa Con độc nhất, là chiến thắng của Thánh Thần Thiên Chúa, là niềm vinh dự của các thiên thần, là sự an toàn của Giáo hội, là bức tường thành của các vị thánh, niềm tự hào của thánh Phaolô, là ánh sáng chiếu soi trên toàn thế giới. Từ đây, “sự chết đã bị vùi trong toàn thắng. Tử thần hỡi, đắc thắng của ngươi đâu? Tử thần hỡi, nọc của ngươi đâu?” (1Cr 15, 54-55).

Thế giới khi nhìn xem Con Thiên Chúa chịu đóng đinh, rùng mình, trời đất động địa, đã vỡ ra ; nhưng trái tim của những người Do Thái, cứng hơn đá vẫn không động đậy. Các màn trong đền thờ bị xé ra; nhưng các âm mưu phạm tội vẫn không bị phá vỡ. Tại sao màn che bị xé ? Phải chăng đền thờ đau đớn khi chứng kiến cảnh Thiên Chúa bị giết bên ngoài trên bàn thờ Thập Giá; và khăn che trong đền thờ xé ra như muốn nói với mọi người rằng: sẽ có nhiều đền thờ trở nên hoang vắng và bị bỏ rơi. Chúng ta hãy học để chiến thắng mà không phải chiến đấu, không phải dàn trận, vũ khí không dính máu, chúng ta không bị thương vong nhưng lại giành chiến thắng : Thiên Chúa chiến đấu, còn vương niệm chiến thắng chúng ta nhận.

Lạy Chúa, chúng con tôn thờ Thánh Giá Chúa. Xin Chúa cho chúng con khi nhìn ngắm Thánh Giá Chúa, biết khám phá ra rằng, Thiên Chúa đã chết chỉ vì yêu, để chúng con biết yêu thương nhau hầu chứng tỏ rằng chúng con yêu Chúa, vì đó là cốt lõi của Đạo Chúa. Amen.

Tab 3 content place

[/fruitful_tabs]
[/fruitful_tabs]
[/fruitful_tabs]

 

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*