Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the gd-system-plugin domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /var/www/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the google-document-embedder domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /var/www/wp-includes/functions.php on line 6114
Thứ Tư Lễ Tro 2017 – TỈNH DÒNG ĐỒNG CÔNG HOA KỲ

  • Suy niệm Thứ Tư Lễ Tro-Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  • Hạt bụi hoá kiếp con người-Lm.Jos Tạ duy Tuyền
  • Sám hối và trở về-Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
  • Công lý đời sau-Lm Giuse Nguyễn Hữu An
  • Suy niệm thứ tư lễ tro-năm A-Lm Anthony Trung Thành
  • Con số huyền nhiệm trong Thánh Kinh-Đinh Văn Tiến Hùng
  • Mệnh lệnh mùa chay-Trầm Thiên Thu
  • Bí Ẩn Thiên Đàng-Trầm Thiên Thu dịch
  • Tội lỗi-trầm thiên Thu
  • Lời dẫn và Đáp ca bằng Video-Tâm Linh Vào Đời
  • Cùng chiến đấu với Chúa Giê-su<em>-</em>Lm Inhaxiô Trần Ngà
  • Title 3

SUY NIỆM THỨ TƯ LỄ TRO

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

(Mt 6, 1-6; 16-18)

Hôm nay, mùng 01 tháng 3 năm 2017, toàn thể Giáo hội bước vào Mùa Chay Thánh, một khởi đầu mới thúc giục chúng ta hoán cải dẫn đến mục tiêu chắc chắn là Phục Sinh, chiến thắng của Chúa Kitô đối với sự chết. Mùa Chay là mùa thuận lợi để đi sâu vào đời sống thiêng liêng nhờ những phương tiện thánh hóa Giáo hội đã đem đến cho chúng ta : ăn chay, cầu nguyện và bố thí là ba việc cần phải làm trong Mùa Chay. Những việc chúng ta làm phải xuất phát từ cái tâm sâu thẳm hướng lên Thiên Chúa và hướng đến anh em, chứ không phải là hình thức bên ngoài. Vì thế, ăn chay, cầu nguyện cũng như bố thí là những việc được làm vì đẹp lòng Chúa, chứ không phải cho người ta thấy.

 

Trước hết phải khiêm nhường

Ăn chay, tiếng La tinh là jejunium, nghĩa là : “tự nhịn bất kỳ thức ăn nào“. Khi nhịn chay, con người nhận ra mình lệ thuộc vào Thiên Chúa, “hạ mình”  trước mặt Chúa, vì cảm thấy mình mỏng giòn, yếu đuối  như tác giả Thánh vịnh nói : “Phần tôi, những ngày chúng đau yếu, tôi đã từng khoác áo nhặm vào thân, lại ăn chay để hãm mình phạt xác, lòng tôi ấp ủ câu kinh lời nguyện” ( Tv 34, 13).

Khiêm nhường khi ăn chay còn để Chúa thấy rằng chúng ta chẳng là gì nếu không có Chúa và thiết tha kêu cầu Chúa : “Bấy giờ tất cả con cái Ít-ra-en và toàn dân đã lên Bết Ên; họ ngồi khóc tại đây trước nhan Ðức Chúa. Hôm ấy họ ăn chay cho đến chiều. Rồi họ dâng lễ toàn thiêu và lễ kỳ an lên trước nhan Ðức Chúa” (x. Tl 20, 26) ; “Vua Ða-vít cầu khẩn Thiên Chúa cho đứa trẻ, vua ăn chay nhiệm nhặt, và khi về nhà ngủ đêm thì nằm dưới đất ; Vua trả lời: “Bao lâu đứa bé còn sống, ta ăn chay và khóc lóc vì ta tự bảo: “Biết đâu Ðức Chúa sẽ thương xót ta và đứa bé sẽ sống!” (2 S 12, 16.22), nhất là nhận biết mình là tội lỗi, là hư vô và cầu xin ơn Chúa tha : “Tôi ăn chay, mặc áo vải thô và rắc tro lên đầu rồi ngẩng mặt lên Chúa Thượng là Thiên Chúa, để dâng lời khẩn nguyện nài van“. (Dn 9, 3).  Việc giữ chay thể xác chỉ có ý nghĩa khi nhịn ăn đi kèm với việc trách xa tội lỗi : ” Chúng nói: “Chúng tôi ăn chay, sao Ngài không thấy, chúng tôi hãm mình, sao Ngài chẳng hay?”... Phải chăng đó là cách ăn chay mà Ta ưa chuộng trong ngày con người phải thực hành khổ chế? Cúi rạp đầu như cây sậy cây lau, nằm trên vải thô và tro bụi, phải chăng như thế mà gọi là ăn chay trong ngày các ngươi muốn đẹp lòng Ðức Chúa? Cách ăn chay mà Ta ưa thích chẳng phải là thế này sao: mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc,trả tự do cho người bị áp bức, đập tan mọi gông cùm? ” (x. Is 58, 1-12), nếu không nó chỉ là phô trương.

 

Đừng phô trương

Chính Chúa Giêsu đã cảnh báo : “Các người hãy cẩn thận, đừng phô trương công đức trước mặt người ta để cho thiên hạ trông thấy…khi các người bố thí, thì đừng thổi loa báo trước, như bọn giả hình làm ở nơi hội đường và phố xá, để cho người ta ca tụng… Các ngươi có bố thì, thì làm sao đừng để tay trái biết việc tay phải làm, để việc ngươi bố thí được giữ kín. Và Cha ngươi, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho người” (Mt 6, 1-6).

Trong Kinh Thánh, Chúa tố cáo mạnh nhất cái vẻ bề ngoài, hay là giả hình. Vì khi giả hình, con người giáng cấp Thiên Chúa, họ đặt Ngài xuống hàng thứ hai, đặt tạo vật, công chúng lên chỗ nhất: “Người phàm chỉ thấy điều mắt thấy, còn Đức Chúa thí thấy tận đáy lòng” (1 Sm 16, 7). Trau dồi dáng vẻ bên ngoài của chúng ta hơn tâm hồn, có nghĩa là coi người phàm trọng hơn Thiên Chúa.

Như vậy, vẻ bề ngoài hay sự giả hình tự bản chất là một sự thiếu đức tin: nhưng đó cũng là một sự thiếu đức bác ái đối với tha nhân theo nghĩa nó có xu hướng qui những con người thành những kẻ say mê. Sự giả hình không công nhận phẩm giá thích đáng của họ, nhưng thấy họ tùy thuộc hình ảnh của chính mình. Thiếu đức tin và thiếu đức bác ái, việc làm sẽ trở nên vô ích, nên không có được công phúc gì. Vì thế cần phải

 

Nghe và thực hành lời Chúa dạy

Lời Chúa là một hồng ân. Tha nhân là một hồng ânchủ đề của Sứ điệp Mùa Chay năm nay 2017. Khi trưng dẫn đoạn Tin Mừng Luca (16,19-31) để quảng diễn, Đức Thánh Cha viết: Dụ ngôn bắt đầu bằng việc giới thiệu hai nhân vật chính. Người nghèo được mô tả chi tiết hơn: người ấy thật tồi tàn và không đủ sức để đứng lên. Nằm trước cửa nhà người giàu có, anh ăn những vụn bánh từ bàn của người ấy rơi xuống. Thân thể anh đầy lở loét và mấy con chó đến liếm những vết thương của anh (x. c 20-21). Một bức tranh về nỗi khốn cùng; vẽ nên một con người hèn hạ và đáng thương. Chi tiết “người phú hộ vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình” (Lc 16,19) tương phản với “anh Lagiarô nghèo” (Lc 16,20). Cuối cùng cả người giàu và người nghèo đều chết, và phần quan trọng hơn của dụ ngôn này diễn ra ở đời sau. Hai nhân vật bỗng nhiên khám phá ra rằng “chúng ta đã chẳng mang gì vào trần gian này, thì cũng chẳng mang gì ra được” (1 Tm 6,7).

Đức Thánh Cha kết luận: Gốc rễ của mọi bất hạnh của ông là không chịu nghe lời Chúa. Kết quả là ông không còn yêu mến Thiên Chúa và càng ngày càng khinh miệt người thân cận của mình. Lời Chúa thì sống động và mạnh mẽ, có khả năng biến đổi những cõi lòng và đưa chúng trở về với Chúa. Khi chúng ta đóng cửa lòng mình trước hồng ân lời Chúa, thì rốt cuộc chúng ta cũng sẽ đóng cửa lòng mình trước hồng ân là những anh chị em của chúng ta.

Vậy, để khám phá hồng ân Lời Chúa, được thanh tẩy khỏi tội lỗi đã làm cho chúng ta ra mù loà, và phục vụ Chúa Kitô hiện diện trong những anh chị em của chúng ta đang túng thiếu. Chúng ta hãy xin Chúa Thánh Thần dẫn đưa chúng ta vào một cuộc hành trình hoán cải thật sự, quyết tâm thực hiện sự đổi mới thiêng liêng này bằng cách tham gia các Chiến dịch Mùa Chay được nhiều tổ chức Giáo hội phát động, để thăng tiến nền văn hóa gặp gỡ trong gia đình nhân loại duy nhất của chúng ta

Xin Chúa Thánh Thần nâng đỡ những quyết tâm của chúng ta trong suốt hành trình của Mùa Chay Thánh này cho nên. Amen.

HẠT BỤI HÓA KIẾP CON NGƯỜI

Lm.Jos Tạ duy Tuyền

Mỗi lần xức tro lên trán lại được nghe âm thanh du dương bài hát: “Là hạt bụi, con chỉ là hạt bụi, rồi mai này là hạt bụi thôi”, chúng ta thấy thân phân con người sao nhỏ bé mong manh quá! Có thực kiếp người chỉ là hạt bụi vu vơ, lơ lửng giữa trời, đôi khi gây phiền toái cho ai đó khi vướng phải hạt bụi!. Hạt bụi mà có ai đó nói rằng: “chẳng chịu đứng yên một chỗ”, nhưng luôn cuốn trôi gieo trong gió, hoà lẫn trong sương, và tồn tại trong khung trời bao la rộng lớn. Một hạt bụi nhỏ bé nhưng được tự do tự tại. Một hạt bụi có thể đi qua đại dương mênh mông, có thể cuốn theo cơn gió để đến một nơi nào đó xa, xa lắm. Hạt bụi có thể bám vào bất cứ nơi đâu dẫu đó là toà lâu đài tráng lệ hay một ngách nhỏ mà không ai để ý đến bao giờ. Quả thực nếu kiếp người chỉ là hạt bụi thì mong manh quá! Thì vô ích quá! Thì phiền toái quá! Đôi khi chúng ta cũng như hạt bụi để cho những tham vọng cuốn trôi theo dòng đời. đôi khi chúng ta cũng gây nên phiền toài cho tha nhân vì những tham lam, lừa lọc, những đam mê bất chính. Thế nhưng hạt bụi đã hoá kiếp con người. Con người không thể sống theo bản năng đề sống tùy theo ý thích mà phải biết sống theo luân thường đạo lý. Vì tuy Là hạt bụi nhưng Thiên Chúa đã biến thành con người có tình yêu, có sự sống. Là hạt bụi nhưng có trái tim con người biết yêu, biết ghét, biết vui, biết buồn. Một hạt bụi thật tuyệt vời mà Thiên Chúa đã tạo thành. Một Hạt bụi mà Trịnh Công Sơn đã hát lên rằng:

“Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi Để một mai vươn hình hài lớn dậy Ôi cát bụi tuyệt vời. Mặt trời soi một kiếp rong chơi Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi Để một mai tôi về làm cát bụi Ôi cát bụi mệt nhoài Tiếng động nào gõ nhịp không nguôi Bao nhiêu năm làm kiếp con người Chợt một chiều tóc trắng như vôi Lá úa trên cao rụng đầy Cho trăm năm vào chết một ngày” Phải chăng là hạt bụi hoá kiếp thành người nên con người vẫn mang những vô tư của hạt bụi, vẫn gây nên những phiền toái cho tha nhân, vẫn đóng bụi thêm theo thời gian bởi thói hư tật xấu, và những đam mê lầm lạc? Phải chăng vì mang thân phận hạt bụi nên con người vẫn bị những cơn lốc của lòng tham danh lợi thú làm cho con người mất định hướng, chao đảo giữa mênh mông của cuộc đời. Là hạt bụi nên con người vẫn mang tính mỏng dòn, yếu đuối. Phải chăng đó là lý do mà giáo hội luôn mời gọi con người sám hối để thanh luyện mình mỗi ngày nên tốt hơn, nên đẹp hơn? Con người cần sám hối vì đã có những lần gây phiền toái cho tha nhân. Con người cần sám hối vì đã có những lần gây nên gương mù gương xấu, làm ô uế môi trường bởi thói hư tật xấu của mình. Hôm nay, được gọi là ngày Lễ Tro, Giáo hội mời gọi chúng ta hãy xức tro trên đầu để nhớ rằng mình là cát bụi. Cát bụi cuộc đời chẳng đáng là gì, chỉ “một cơn gió thoảng cũng đủ làm biến tan đi”. Thế nên, hãy khiêm tốn để sống đúng với thân phận thọ tạo là phải vâng phục Đấng Tạo Hoá. Là hạt bụi nhưng được Chúa yêu thương tạc vẽ nên hình hài một con người giống hình ảnh Thiên Chúa, thế nên, hãy sống đúng với phẩm giá cao quý của mình. Xức tro trên đầu còn là hành vi sám hối ăn năn, vì những tham vọng kiêu căng, sống bất tuân lệnh Chúa đã gây nên biết bao sự dữ cho nhân gian. Xức tro trên đầu là nhìn nhận sự yếu hèn của mình để cần đến tình thương và ân sủng của Chúa gìn giữ hồn xác chúng ta luôn trong sạch vẹn tuyền. Xin đừng để chúng ta tan biến đời mình bằng đời sống tội lỗi và bán rẻ linh hồn của mình cho danh lợi thú trần gian. Nhưng xin Chúa giúp chúng ta luôn sống thanh thoát khỏi những quyến luyến tội lỗi trần gian. Amen.

SÁM HỐI VÀ TRỞ VỀ

Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

Thứ Tư Lễ Tro, năm A Ge 2, 12-18 2 Co 5, 20-6, 2 Mt 6,1-6.16-18

Sám hối và trở về

Mùa chay lại bắt đầu tới. Giáo Hội là Mẹ luôn thúc giục con cái của mình thay đổi đời sống, làm mới cách sống bằng việc sám hối, ăn năn, trở về với Chúa. Giáo Hội mở màn bằng việc xức tro trên đầu các tin hữu.Việc xức tro đã có từ lâu trong Giáo Hội. Xưa Giáo Hội chỉ cử hành nghi thức xức tro trên đầu những người phạm tội công khai.Việc xức tro này do chính những phạm nhân thực hiện trước mặt cộng đoàn Dân Chúa. Người phạm tội được mời ra đứng trước cộng đồng, họ tự bốc một nắm tro bỏ lên đầu của mình và dùng tay xoa cho đầu mình trở thành nhơ bẩn.Việc làm này tượng trưng cho sự khiêm tốn, phạm nhân hạ mình xuống cách công khai. Đây là thái độ tỏ lòng ăn năn sám hối.

Giáo Hội càng ngày càng nhận ra sự canh tân đổi mới là quan trọng và cần thiết.Việc xức tro công khai của các tội nhân không còn được thực hiện như xưa nữa. Bởi vì, tất cả mọi người đều ý thức thân phận mỏng dòn, yếu hèn, tội lỗi của mình. Ai cũng có tội. Nên, việc xức tro được thực hiện nơi mọi người. Vị chủ tế sẽ dùng một chút tro được đốt ra từ những cành lá oliu, lá dừa vv…mà trong ngày Chúa Nhật lễ lá năm trước dân Chúa đã dùng để kỷ niệm việc Chúa Giêsu khải hoàn đi vào Giêrusalem để xức lên đầu mọi người. Cử chỉ này nói lên sự khiêm nhường và việc hạ mình ăn năn sám hối của mọi người. Do đó, trong ca nhập lễ chúng ta đọc thấy :” Lạy Chúa, Chúa yêu thương mọi loài và không ghét bỏ bất cứ vật gì Chúa đã tác thành.Chúa nhắm mắt làm ngơ trước tội lỗi loài người để họ ăn năn sám hối và tha thứ cho họ, vì Chúa là Thiên Chúa chúng con “. Ngôn sứ Gioel viết :” …Hãy xé tâm hồn, chớ đừng xé áo các ngươi. Hãy trở về với Chúa là Thiên Chúa các ngươi, vì Người nhân lành và từ bi, nhẫn nại và giầu lòng thương xót và biết hối tiếc vì tai họa “. Ngôn sứ kêu gọi mọi người ăn năn, sám hối, thay đổi đời sống, ăn chay, cầu nguyện để Chúa với lòng xót thương của Ngài…Chúa sẽ sẵn lòng tha thứ và chúc lành. Ca nhập lễ và bài đọc của ngôn sứ Gioel đưa chúng ta vào Thánh vịnh 50 để giúp chúng ta hiểu được Thiên Chúa sẽ nhận lời chúng ta khi chúng ta thật lòng kêu lên với Ngài :” Lạy Chúa, nguyện thương con theo lòng nhân hậu Chúa “. Thánh Phaolô trong thư thứ hai gửi tín hữu Corintô 5,20-6,2 khuyên chúng ta rằng :” Nhân danh Đức Kitô, chúng tôi năn nỉ anh em hãy làm hòa cùng Thiên Chúa.Đấng không hề biết đến tội lỗi thì Thiên Chúa đã làm Người thành thân tội vì chúng ta, để trong Người, chúng ta được trở nên sự công chính của Thiên Chúa “. Hai bài đọc này cho chúng ta hiểu rõ đoạn Tin mừng của thánh Matthêu 6, 1-6.16-18:” Những hình thức ăn chay, bố thí và cầu nguyện là những phương thế hữu hiệu để mọi người trở về với Thiên Chúa “. Việc xức tro dù có thay đổi hình thức, nhưng nội dung vẫn nói lên sự quyết tâm của con người muốn thay đổi, muốn đổi mới, muốn sám hối và trở về với Thiên Chúa là Đấng Tình Thương.

Mở đầu bằng việc xức tro, Giáo Hội thông báo Mùa chay, Mùa phụng vụ mới đã khởi đầu. 40 ngày chay tịnh là những ngày của cả một Mùa chay. Thánh Công Đồng Vaticanô 2 nói một trong những đặc tính của Mùa chay là Sám hối. Vấn đề đặt ra ở đây không phải những hình thức bên ngoài là quan trọng, là cốt yếu. Vấn đề cốt yếu là vấn đề nội tâm biết quay trở về. Trở về với ai và trở về như thế nào ?

Trở về với Thiên Chúa. Trở về với Đấng từ bi nhân hậu, chậm bất bình và rất mực yêu thương. Trở về với Thiên Chúa là trở về với Cha như người con hoang đàng biết quay trở về để nhận được sự tha thứ và lòng yêu thương của cha mình. Trở về với Thiên Chúa cũng có nghĩa là trở về với chính bản thân của mỗi người. Chúng ta là tội nhân, là người yếu hèn, là kẻ tội lỗi. Hiện giờ chúng ta là kẻ có tội, đầy dãy tính hư, nết xấu. Trở về với bản thân để nhận ra mình cần phải sám hối, cần phải trở về, cần phải quay về để chúng ta biết thay đổi, làm mới tư tưởng, cách nhìn, tư duy, suy nghĩ vươn lên, vươn mãi trên đường tin yêu. Trở về với Thiên Chúa, với bản thân và với cả tha nhân nữa. Chúng ta hãy đến mọi người bằng sự thông cảm, tha thứ, chia sẻ thay vì chúng ta tự giam hãm trong sự ích kỷ, trong sự thù hận, ghen tương. Đến với mọi người, đến với tha nhân bằng thái độ cởi mở, đón nhận, bằng ánh mắt yêu thương, nụ cười cảm thông, con tim quảng đại vv…

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết nhận ra con người khiếm khuyết, yếu hèn, tội lỗi của chúng con để chúng con biết ăn năn, sám hối, biết quay trở về với Chúa, với bản thân và với tha nhân. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Chúng ta phải có quyết tâm thế nào đối với Mùa Chay này ? 2.Ý nghĩa của việc xức tro ? 3.Sám hối và trở về có cần thiết không ? 4.Thế nào là trở về ?

CÔNG LÝ ĐỒI SAU

Lm Giuse Nguyễn Hữu An

 

Thứ Tư Lễ Tro

Công lý đời sau

Sứ điệp Mùa Chay năm nay là một bài suy niệm sâu sắc về dụ ngôn “người phú hộ và Ladarô” (Lc 16,19-31). Lời đầu của Sứ điệp viết: “Mùa Chay là mùa thuận lợi để đi sâu vào đời sống thiêng liêng nhờ những phương tiện thánh hoá Giáo Hội đã đem đến cho chúng ta: ăn chay, cầu nguyện và bố thí. Nền tảng của mọi sự là Lời Chúa, mà trong mùa này, chúng ta được mời gọi chuyên chăm lắng nghe và suy ngẫm”.

Suy tư về Lễ Tro và đời sau, trong số 3 của thông điệp, Đức Thánh Cha Phanxicô viết: Phụng vụ Thứ Tư Lễ Tro mời gọi chúng ta đến với một kinh nghiệm gần giống với kinh nghiệm của người giàu có. Khi linh mục xức tro trên đầu chúng ta, ngài lặp lại những lời này: “Hãy nhớ mình là tro bụi, và sẽ trở về bụi tro”. Quả vậy, cả người giàu và người nghèo đều chết, và phần quan trọng hơn của dụ ngôn này diễn ra ở đời sau. Hai nhân vật bỗng nhiên khám phá ra rằng “chúng ta đã chẳng mang gì vào trần gian này, thì cũng chẳng mang gì ra được” (1Tm 6,7).

Dụ ngôn phú hộ và Ladarô cho thấy có một khoảng trống không thể kết nối ở đời này và đời sau; có sự công bằng và công lý ở đời sau. Chính niềm tin vào đời sau được biểu hiện trong hành trình thiêng liêng của Mùa Chay.

Sống ở đời này, phú hộ dư ăn dư mặc, Ladarô nghèo nàn đói lả. Người phú hộ mặc toàn lụa là gấm vóc, Ladarô rách nát tả tơi. Phú hộ nhà cao cửa rộng, Ladarô lê lết bên cổng ăn xin. Phú hộ ngày ngày yến tiệc linh đình, Ladarô không có một chút bánh để ăn. Người sống chốn thiên đàng dương thế, kẻ chịu cảnh hoả ngục trần gian.

Cái chết đến và tất cả đều đảo ngược. Đời sau, Ladarô được đưa lên mây trời, phú hộ bị đày xuống vực thẳm. Ladarô được hưởng phúc thiên đàng, phú hộ phải trầm luân hoả ngục. Có một khoảng cách nghìn trùng giữa hai người mà bên này muốn qua bên kia không được và bên kia muốn qua bên này cũng không thể. Ladarô hạnh phúc trong cung lòng tổ phụ Abraham. Phú hộ chịu cực hình nài xin với Abraham “sai Ladarô nhúng đầu ngón tay vào nước nhỏ trên lưỡi con cho mát vì ở đây bị lửa thiêu đốt”. Khi chết, Ladarô đã tìm được những người bạn hữu : các thiên thần, Abraham tổ phụ, những người có đức tin. Ngược lại, phú hộ chẳng có bạn bè, chẳng có trạng sư biện hộ cho hoàn cảnh của ông ta : hỏa ngục, chính là nỗi cô đơn. Nhất là ông vĩnh viễn xa lìa Thiên Chúa, vì đã sống xa cách anh em. Ðây là một cực hình khủng khiếp nhất. Vực thẳm ngăn cách con người ở đời sau là do con người đã tạo ra ở đời này. Sau khi chết, không còn có thể thay đổi được số phận. Địa ngục là do con người tự tạo ra từ đời này.

Xét cho cùng, ông phú hộ bị trầm luân địa ngục vì tội vô tâm, hững hờ, sống dửng dưng trước nỗi cùng khốn của tha nhân. Ông không có tình thương.

Vì Tình thương là căn tính của con người, nên thiếu Tình thương là sự nghèo khó thảm hại và nguy hiểm nhất. Nó tác động đến bản chất, nó làm cho con người ra thoái hóa, bần tiện và vong thân. Nó hủy diệt con người từ tâm hồn đến dung mạo, nó hạ thấp con người. Thánh Phaolô viết: “Giả như tôi được nói tiên tri, được thông hiểu mọi điều bí nhiệm và mọi lẽ cao siêu nhưng không có lòng mến, thì tôi chẳng là gì” (1Cr 13, 2). Ðó là tình cảnh của những người độc ác, những kẻ giết người, những tên tội phạm chiến tranh, những người nặng óc kỳ thị, thù oán, vu khống, ích kỷ, vụ lợi, tham ô, làm giàu trên xương máu của người khác. Sự nghèo thiếu căn tính này càng gia tăng khi nó xuất phát từ những bè phái, những băng đảng, những nhóm lợi ích, những tập đoàn chỉ biết nghĩ đến quyền lợi của phe nhóm mình mà chà đạp trên nhân phẩm, nhân quyền, sự sống và hạnh phúc của người khác hay của những dân tộc khác.

Ðối diện với những người hay những tập đoàn giàu có đầy quyền lực và quyền bính nhưng thiếu tình thương này là hàng triệu và có khi cả tỷ người cùng khốn, cô đơn, tàn tật, bệnh hoạn, bị bỏ rơi, bị xã hội khai trừ. Họ đang khao khát tình yêu, lòng thương xót, sự chia sẻ, sự cảm thông như người hành khất Ladarô không được chiếu cố, yêu thương và nâng đỡ.

“Ở đời sau, một loại công bằng được phục hồi và những bất hạnh trong đời được đền bù bằng những điều tốt lành” (Sứ điệp số 3). Tội của những người giàu là sống trong dư dật mà không biết nghĩ đến những người túng quẫn. Sự giàu sang thừa thãi làm cho người ta không còn nhạy cảm với những đau khổ của những con người sống bên cạnh họ, làm cho người ta thành đui mù điếc lác trước nhu cầu của người khác. Mùa Chay cảnh giác chúng ta : đừng bao giờ để mình trở nên giống như ông phú hộ keo kiệt, vô cảm trước nhu cầu của người lân cận. Hành trình thiêng liêng của Mùa Chay phải bắt đầu từ tình thương: cầu nguyện, chay tịnh để sống đức ái chia sẻ.

Có một người nhà giàu nằm mơ thấy một đám rất đông những người nghèo và những người bệnh tật đang kêu xin giúp đỡ. Cảnh tượng ấy khiến ông xúc động và hạ quyết tâm sẽ đi tìm để giúp những người ấy. Sáng hôm sau ông lên xe đi tìm. Vừa ra khỏi cửa nhà, ông gặp ngay một người ăn mày đang ngửa tay xin tiền. Ông định dừng xe lại, nhưng tự nghĩ hãy đi thêm để biết thêm. Chiếc xe chạy qua những con đường, những khu chợ, những quãng trường… Càng đi ông càng thấy những người nghèo khổ đông quá. Trong đầu ông bắt đầu vẽ ra rất nhiều dự án để cứu giúp rất nhiều hạng người. Nhưng ông bối rối chưa biết phải bắt đầu từ đâu. Đến chiều, ông quay xe về nhà, và gặp lại người ăn mày trước cổng, với cũng một tư thế ấy và những lời van xin ấy. Tối hôm đó ông lại nằm mơ và lại nghe thấy những tiếng kêu xin cứu giúp. Nhưng lần này những tiếng ấy không xuất phát từ đám đông, mà từ chính người ăn mày nằm trước cổng nhà ông. Và ông hiểu ra : phải bắt đầu từ chính người ăn mày ấy.

Mẹ ThánhTêrêsa Calcutta nói : “Tôi luôn nghĩ rằng tình thương phải bắt đầu từ gia đình mình trước, rồi đến khu xóm, đến thành phố… Yêu thương những người ở xa thì rất dễ, nhưng yêu thương những người đang sống với mình hoặc đang ở sát cửa nhà mình mới là khó. Tôi không đồng ý với những cách làm ồn ào. Tình thương phải bắt đầu từ một cá nhân : muốn yêu thương một người, bạn phải tiếp xúc với người đó, gần gũi với người đó”. Ngài còn kể : “Lần kia tôi đi dự một hội nghị ở Bombay về việc cứu giúp những người nghèo. Đến cửa phòng hội, tôi thấy một người đang hấp hối. Tôi đưa người ấy về nhà, sau đó người ấy chết, chết vì đói. Đang lúc đó bên trong phòng hội, hàng trăm người đang hăng hái bàn luận về nạn đói và về vấn đề lương thực : làm thế nào để có lương thực, để có cái này, để có cái kia… Đang lúc họ vạch ra kế hoạch cho cả 15 năm, thì người này phải chết vì đói”. Ngài nói tiếp : “Tôi không bao giờ nhìn những đám đông như là trách nhiệm của tôi. Tôi chỉ nhìn đến những cá nhân, bởi vì mỗi lần tôi chỉ yêu thương được một người, mỗi lần tôi chỉ nuôi được một người. Tôi đã đưa một người về nhà, nhưng nếu tôi không đưa một người ấy về nhà thì tôi đã không đưa 42.000 người về nhà. Toàn thể công việc của tôi chỉ là một giọt nước trong đại dương. Nhưng nếu tôi không góp một giọt nước ấy thì đại dương sẽ thiếu đi một giọt”.

Người giàu thật là người biết cho, người nghèo thật là người chỉ biết nhận. Người giàu thật là người có rất ít nhu cầu nên luôn cảm thấy đủ, người nghèo thật là người có quá nhiều nhu cầu nên luôn cảm thấy thiếu. Sự giàu có thật là giàu trong tâm hồn, sự nghèo nàn thật là một tâm hồn trống rỗng. Bởi vậy cái giàu vật chất thường hay đi đôi với cái nghèo tâm hồn.

Ngay đầu Mùa Chay, Phụng vụ đã nhắc nhở ta cần phải trầm tư để chiêm niệm về thân phận: “Hỡi người, hãy nhớ mình là bụi tro và sẽ trở về tro bụi”. Ý nghĩa của Lời Chúa quá rõ ràng: mọi người sẽ phải chết. Vậy anh lao tâm khổ trí, vất vả ngược xuôi, ganh đua tranh dành để tìm kiếm của cải, danh vọng, thú vui…, anh nỗ lực học hỏi, tìm tòi, phát minh, xây dựng… nhưng khi cái chết đến, anh mang theo được thứ gì, tất cả có nghĩa gì cho anh? Cuối cùng thì cái gì là đáng quan tâm nhất trong đời? Ðâu là bậc thang giá trị đời anh?

Xin đừng sống dửng dưng, thờ ơ, khép kín trước người nghèo, mà luôn chạnh lòng xót thương như Chúa Giêsu đã thương những người cùng khốn.

Hãy sống quảng đại cho đi, vui vẻ chia sớt, không chỉ của cải vật chất mà có khi chỉ là một nụ cười thân thiện, một cái bắt tay khích lệ, một lời nói an ủi đở nâng, một lần viếng thăm, một cuộc gặp gỡ kiến tạo sự hiệp nhất bình an. Khi chia nụ cười, ta sẽ nhận về vô số niềm vui. Khi chia vòng tay, ta sẽ nhận về mênh mông ấm áp. Khi chia quan tâm, ta sẽ nhận về bao la yêu thương. Khi chia yêu thương, ta sẽ nhận về rất nhiều hạnh phúc.

Mùa Chay năm nay, hãy siêng năng đến với Chúa Giêsu, nhận lãnh tình thương để chúng ta chân thành trao ban tình thương cho anh em. Làm việc bác ái giúp chúng ta thêm lòng yêu mến Chúa. Luôn nghĩ đến người khác giúp chúng ta biết từ bỏ mình. Biết chạnh lòng thương trước những cảnh đời nghèo khổ sẽ giúp chúng ta thăng tiến trên đường nên thánh.

SUY NIỆM THỨ TƯ LỄ TRO 2017

Lm Anthony Trung Thành

Mới đây xuất hiện trên mạng hình ảnh những chị em phụ nữ Trung Quốc rủ nhau xuống mồ nằm. Khi mới nhìn thấy những hình ảnh này, chắc hẳn ai nấy đều thắc mắc là không hiểu vì sao họ lại làm như vậy?

Tuy nhiên, trên thực tế đây chỉ là một phương pháp để giảm bớt căng thẳng của chị em phụ nữ Trung Quốc sau hôn nhân đổ vỡ. Theo người sáng tạo phương pháp này (bà Liu Taijie) chia sẻ, khi nằm xuống huyệt, họ sẽ cảm nhận như mình đã chết. Khi đó, họ mới hiểu rằng còn nhiều thứ trên đời mà họ còn chưa làm được. Từ đó, những người tham gia sẽ bỏ qua quá khứ buồn đau, bắt đầu cuộc sống mới cho riêng mình. (Nguồn: Internet).

Bắt đầu Mùa Chay, Giáo Hội cũng đưa ra nhiều phương pháp để giúp chúng ta chữa trị tâm hồn: Đó là sám hối, cầu nguyện, ăn chay và làm phúc bố thí. Với lễ nghi xức tro hôm nay, Giáo Hội mời gọi chúng ta: “Hãy nhớ rằng mình là tro bụi, một mai rồi sẽ trở về bụi tro.”(St 3,19). Thật vậy, tro chỉ sự chóng qua mau tàn: Đó chính là thân phận bèo bọt của con người, như lời thánh vịnh 102 diễn tả:

Kiếp phù sinh, tháng ngày vắn vỏi,

Tươi thắm như cỏ nội hoa đồng,

Một cơn gió thoảng là xong

Chốn xưa mình ở cũng không biết mình.

(Tv 102, 15-16)

Tro chỉ sự khiêm nhường: Khi chấp nhận được xức tro trên đầu là chấp nhận sự thấp kém, chấp nhận sự chóng qua mau tàn của mình. Chính ông Abraham đã khiêm hạ trước mặt Thiên Chúa nhận mình là thân tro bụi (x. St 18,27). Tro cũng chỉ sự sám hối: Việc rắc tro trên đầu cũng là lễ nghi và là dấu chỉ lòng ăn năn sám hối của con người với Thiên Chúa (x. 2Sm 13,19; Mac 3,47 ; Eth 4,1; Mt 11,21). Khi xức tro, thừa tác viên cũng có thể dùng lời Kinh thánh sau đây để mời gọi các kitô hữu sám hối: “Hãy ăn năn sám hối và đón nhận Tin Mừng”(Mc 1,15). Tiên tri Giô-en mời gọi chúng ta hãy sám hối thực lòng: “Các ngươi hãy thật lòng trở về với Ta trong chay tịnh, nước mắt và than van” (Ge 2,12). Sám hối thực lòng là “Hãy xé tâm hồn chứ đừng xé áo” (Ge 2,13). Đó là hành động dũ bỏ những tội lỗi trong con người chúng ta. Thánh Phaolô nói rằng cần phải phá bỏ trong chúng ta con người cũ để mang lấy con người mới (x. Col 3,1-11). Con người cũ đó là: gian dâm, ô uế, đam mê, ước muốn xấu và tham lam…giận dữ, nóng nảy, độc ác, nào là thoá mạ, ăn nói thô tục. Dũ bỏ con người cũ nhưng phải thay thế vào đó bằng những việc lành phúc đức. Mùa chay mời gọi chúng ta thay thế bằng cầu nguyện, ăn chay, làm phúc bố thí.

Việc cầu nguyện: Cầu nguyện là trò chuyện với Chúa. Cầu nguyện đối với người kitô hữu như cá cần nước để sống. Khi cầu nguyện chúng ta bắt chước gương Đức Giêsu: Ngài cầu nguyện khắp mọi nơi và trong mọi hoàn cảnh, nhất là trước những vấn đề hệ trọng. Khi cầu nguyện chúng ta thi hành bổn phận Đức Giêsu dạy: Ngài dạy chúng ta cầu nguyện theo Kinh Lạy Cha; Ngài dạy chúng ta cầu nguyện luôn kẻo sa chước cám dỗ; Ngài dạy chúng ta cầu nguyện cho kẻ thù; Ngài dạy chúng ta cầu nguyện để xua trừ ma quỷ, vì có những thứ quỷ chỉ có trừ được bằng cầu nguyện, như có lần Ngài nói: “Giống quỷ ấy chỉ có cầu nguyện mới trừ được thôi”(Mc 9,29). Khi cầu nguyện nhắc nhở chúng ta sống tín thác vào Chúa. Đức Giêsu nói: “Không có Thầy các con không thể làm được việc gì?”(x. Ga 15,5). Vậy, chúng ta hãy xét mình lại về tinh thần cầu nguyện của chúng ta như thế nào? Cầu nguyện riêng? Cầu nguyện chung? Cầu nguyện trong gia đình, ở nhà thờ ? Cầu nguyện khi thành công? Cầu nguyện khi thất bại?…

Việc ăn chay: Nhằm giúp chúng ta làm chủ các ham muốn của xác thịt, tâm hồn gia tăng cách tự do để hướng tới sự chiêm niệm về các điều thiện hảo và đặc biệt là để đền bù các tội lỗi của mình, Giáo Hội mời gọi chúng ta ăn chay. Ăn chay theo luật bao gồm việc nhịn ăn và kiêng ăn. Việc nhịn ăn: Trong ngày ăn chay không được ăn vặt, chọn một bữa ăn no, còn hai bữa kia chỉ được ăn vừa hoặc ăn ít. Việc kiêng ăn: Kiêng ăn thịt loài máu nóng như thịt heo, gà, bò, vịt…Ngày hôm nay, Giáo Hội chỉ buộc ăn chay trong hai ngày: Thứ Tư lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh. Ngoài ra, Giáo Hội khuyến khích người kitô hữu ăn chay theo khả năng và hoàn cảnh của từng người. Đặc biệt, Giáo Hội luôn mời gọi con cái mình ăn chay theo nhiều cách thế khác nhau. Chẳng hạn: giảm bớt tiêu xài; kiêng ăn uống say sưa; không nói xấu nói hành; không xem những bộ phim xấu, những tranh ảnh khiêu dâm…Tiên tri Isaia còn cho chúng ta biết về cách ăn chay mà Thiên Chúa ưa thích nhất, đó là: “mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc, trả tự do cho người bị áp bức, đập tan mọi gông cùm? Chẳng phải là chia cơm cho người đói, rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ, thấy ai mình trần thì cho áo che thân, không ngoảnh mặt làm ngơ trước người anh em cốt nhục? Bấy giờ ánh sáng ngươi sẽ bừng lên như rạng đông, vết thương ngươi sẽ mau lành”(Is 58,4-8).

Việc bố thí: Một trong những ý nghĩa của việc ăn chay là bớt phần ăn của mình để làm phúc bố thí cho người nghèo. Vì vậy, việc ăn chay và bố thí luôn đi đôi với nhau. Trong sứ điệp Mùa Chay năm 2017, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi chúng ta: “Mùa chay là mùa thuận tiện để mở cửa cho tất cả những ai đang túng quẫn và nhận ra nơi họ khuôn mặt của Chúa Kitô.” Trong Tin mừng theo Thánh Mathêu, Đức Giêsu cũng cho chúng ta biết, khi làm phúc bố thí cho những kẻ bé mọn là làm cho chính Chúa, và đó cũng là điều kiện để được hạnh phúc Nước Trời. Vị Thẩm Phán mời gọi kẻ lành vào hưởng hạnh phúc nước trời bằng những lời thân thương sau đây: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi từ thưở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát các ngươi đã cho uống; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã viếng thăm; Ta ngồi tù, các ngươi đã hỏi han”(Mt 25,35-36).

Lạy Chúa, xin cho mỗi người chúng con biết vận dụng những phương pháp mà Giáo Hội đưa ra trong Mùa Chay thánh này, đó là sám hối, ăn chay, cầu nguyện và làm phúc bố thí để chữa trị tâm hồn chúng con, giúp chúng con có sức chiến đấu với sự dữ và ma quỷ. Amen.

CON SỐ HUYỀN NHIỆM TRONG THÁNH KINH

Đinh Văn Tiến Hùng

Con số huyền nhiệm trong Thánh Kinh : Những Đoản Khúc Số 40

( Lễ Tro 1/3/17 khởi đầu 40 ngày Mùa Chay Thánh )

“ Hỡi người hãy nhớ mình là Tro Bụi và sẽ trở về Bụi Tro ” ( Sáng thế.3 : 19b ) *40 ngày Ăn chay Xám hối gột rửa Tâm Hồn, 40 ngày Cầu nguyện Chờ mong mừng Chúa Phục Sinh.

+ Những Đoản Khúc Số 40 :

Một.

Tôi thường tâm niệm ngồi trước quyển THÁNH KINH. Qua bao nhiêu năm tháng, bao nhiêu lần tôi đọc đi đọc lại trong Cựu Ước và Tân Ước. Quyển sách xếp hạng Best Seller suốt qua nhiều thế kỷ. Sách được dịch sang hàng trăm ngôn ngữ trên địa cầu. Nhưng tôi đã thấy gì trong đó ? Có phải tôi cố tâm tìm hiểu hay chỉ là một thói quen thường ngày ? Bao nhiêu thế kỷ qua đi – Bao lời tiên tri cảnh báo – Bao Lời Chúa truyền dạy trong công cuộc cứu độ loài người.

Hai.

-Từ lũ lụt Đại Hồng Thủy thời Noe mưa đổ xuống địa cầu 40 ngày đêm liên tục, nước dâng tràn mặt đất, tiêu diệt loài người cùng sinh vật cỏ cây- nhưng gia đình Noe và muông thú trên tàu được cứu thoát. -Tổ phụ Moisen lập giao ước cùng Đức Giavê : 40 ngày chờ đợi trên núi Sinai để Thiên Chúa ban 10 Giới răn cho nhân loại. -Tiên tri Êlia bị hoàng hậu Jezebel truy bắt, trốn nơi sa mạc suốt 40 ngày mới thoát khi đến chân núi Horet. -Ngôn sứ Giona cảnh báo dân thành Ninivê hãy ăn chay xám hối 40 ngày để tránh tại họa Chúa trừng phạt. -Thiên Chúa che chở nuôi dưỡng dân Ngài suốt 40 năm lang thang trong hoang mạc trước khi vào Đất Hứa : ban ngày cho vầng mây che mát, đêm đến cột lửa soi đường, Manna và chim cút sa xuống làm của ăn hàng ngày. -Moisen sai người do thám 40 ngày tìm miền đất màu mỡ, đầy sữa mật cho dân. -Vua Thánh Đavit Chúa cho cai trị vương quốc 40 năm an bình thịnh trị. -Vua Salomon thông thái khôn ngoan tuyệt vời, 40 năm trên ngai vàng, đưa đất nước Israel trở nên giáu sang quyền lực.

Ba.

-Trước khi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân Chúa Giêsu vào hoang địa ăn chay cầu nguyện 40 đêm ngày và đã chiến thắng đầy uy quyền trước cám dỗ của quỉ Satan. -Chúa được an táng trong mồ và 40 giờ sau Sống Lại vinh quang. -Sau Phục sinh Chúa lưu lại thế trần 40 ngày an ủi nâng đỡ các Môn đồ và khi về trời sai Chúa Thánh Thần xuống ban sức mạnh cho các Môn đồ đi rao giảng Tin Mừng khắp nơi. -Theo luật Moisen truyền dạy dân Chúa : người nữ sau khi sinh con 40 ngày phải lên Đền thờ dâng lễ vật thanh tẩy. -Đức Trinh Nữ Maria tuân giữ lề luật : sau khi sinh Chúa 40 ngày, Mẹ dâng Chúa Hài Nhi trong Đền Thánh cùng đôi chim câu làm lễ vật. -Kể từ đó, sau Lễ Giáng sinh 40 ngày, Giáo Hội Mừng Lễ Đức Mẹ Dâng Chúa trong Đền Thờ và cũng gọi là Lễ Nến.

Bốn.

Nhưng sao lại là số 40 ? Số 40 kết nối bởi số 4 và 10 đâu có gì đặc biệt ? Số 0 chỉ là trống rỗng hư vô. Số 4 bình thường vì còn nối tiếp. Số 10 vẹn toàn viên mãn như 10 Giới Luật Chúa truyền dạy. 40 năm là tuổi trung niên dồi dào sức lực và kiến thức mở mang dễ thành đạt trong đời sống. Thánh Augustinô suy luận số 4 biểu tượng cho thời gian thay đổi 4 mùa và kiến thức trọn vẹn 10 phần (mười phân vẹn mười) 40 ngày đủ dài cho một thời gian chuẩn bị. 40 năm lại quá mau cho một đời người tỉnh ngộ. 4 yếu tố cần cho một kiếp nhân sinh : khí- đất- nước- lửa, nhưng tất cả sẽ biến thành tro bụi. 4 thời kỳ nối tiếp đời người : thơ ấu- thanh niên- trung niên- tuổi già, rồi sẽ trở về số 0. 4 phương dù có vẫy vùng khắp nơi : nam- bắc- đông- tây, sẽ lại quay về chốn cũ. 4 mùa vẫn chỉ là thay đổi quẩn quanh : xuân- hạ- thu- đông. Nhưng vẫn không tìm ra lối thoát cho kiếp phù sinh ! Đây Thành Đô Thiên Quốc có hình vuông 4 cạnh : khôn ngoan- công bình- tiết độ- dũng cảm, hãy học lấy để tiến thẳng vào Nước Trời từ 4 phương. Và đây 4 cánh cửa Tin Mừng luôn mở sẵn hãy can đảm bước vào theo tiếng gọi : 4 Thánh Sử Mátthêu- Máccô- Luca – Gioan.

Năm.

Ta thấy điều gì nơi số 40 ? Đó là thời gian : thử thách, phấn đấu, kiên nhẫn, mong chờ. Vì sau thời gian này sẽ có Tin Mừng đổi mới, đón nhận Ân sủng : -40 ngày đêm nước dâng ngập địa cầu, khi chim câu bay đi từ tàu Noe không trở về : tín hiệu nước rút dần, sau cơn mưa trời lại sáng. -40 ngày Moisen chờ khắc khoải trên núi Sinai, đã được Chúa ban 10 Giới Răn Mới cho nhân loại diễm phúc hồi sinh. -40 ngày dân thành Ninivê thiết tha thống hối theo lời Ngôn sứ Giona : Chúa đã thứ tha không trừng phạt. -40 năm lang thang trên sa mạc : Chúa nuôi dưỡng dân Ngài trước khi vào Đất Hứa vinh quang. -40 ngày trong hoang địa, Chúa ăn chay cầu nguyện : chiến thắng Satan cám dỗ, trước khi bước vào 3 năm rao giảng Tin Mừng cứu chuộc loài người. -40 giờ trong hang mộ tử khí tối tăm, Chúa toàn thắng sự chết, Phục Sinh khải hoàn. -40 ngày sau khi Sống Lại, Chúa vinh hiển Về trời.

Sáu.

-40 ngày Mùa Chay xám hối, chúng ta sẽ ca khúc Vinh Thắng cùng Chúa Phục Sinh. -4 Thế kỷ Giáo Hội Việt Nam không khuất phục bạo quyền, dù máu chảy đầu rơi của Hơn Một Trăm Ngàn Anh Hùng Tử Đạo, để trổ hoa gần 10 triệu Tín Đồ. -Giáo Hội Việt Nam đang mong chờ Một Moisen Mới dẫn dắt Dân Chúa trở về Cố Hương sau hơn 40 năm lưu lạc khắp 4 phương trời ( 1975- 2017 ) Hãy cầu nguyện xám hối và vui lên vì ngày ấy đã gần kề :

Ngàn năm vẫn một giấc mơ. THÁNH KINH ấn tích bây giờ con đây, Niềm vui Đất Hứa dâng đầy, Tháng năm khắc khoải từng ngày chờ mong.

ĐINH VĂN TIẾN HÙNG ( Mùa Chay 2017 )

*Ghi chú: Bài sưu tầm và tham khảo theo tài liệu trong Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước.

MỆNH LỆNH MÙA CHAY

Trầm Thiên Thu

 

(Thứ Tư Lễ Tro)

Thời gian trôi chầm chầm mà lại cảm thấy nhanh. Và rồi Mùa Chay lại về… với ba việc cụ thể: trai tịnh, cầu nguyện, và bác ái.

Mùa Chay là thời gian thuận tiện và là mùa cứu độ. Có điều đặc biệt mà ai cũng PHẢI NHỚ luôn luôn: “Memento mori – Hãy nhớ mình phải chết”. Đó là một dạng mệnh lệnh. Có nhiều mệnh lệnh, nhưng khởi đầu Mùa Sám Hối, Giáo Hội nhắc chúng ta hai mệnh lệnh của Thiên Chúa, tuy ngắn gọn nhưng quan trọng, một là mệnh-lệnh-cách-xác-định: “Hãy Xé Lòng!”, và một là mệnh-lệnh-cách-phủ-định: “Chớ Giả Hình!”.

Mệnh lệnh là điều PHẢI làm, nhưng “phải” không có nghĩa là miễn cưỡng mà là tự nguyện. Tại sao vậy chứ? Bởi vì tự cảm thấy mình quá yếu đuối, khốn nạn, cứ cố gắng mãi mà vẫn không thoát khỏi vũng-lầy-tội-lỗi.

Con người được sung sướng mà không thèm tận hưởng, được hạnh phúc mà không biết tạ ơn, được tự do mà không sử dụng đúng, đi nghe lời dụ dỗ của ma quỷ rồi “chảnh”, lên mặt kiêu căng, thế nên đau khổ xuất hiện và con người phải chịu hậu quả nhãn tiền: “Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất” (St 3:19). Và đó cũng là định luật muôn thuở: “Đức Chúa lấy đất mà tạo ra con người, rồi lại đưa con người trở về đất. Người đã ban cho nó một số ngày và một khoảng thời gian” (Hc 17:1-2a). Sinh hữu hạn, tử bất kỳ.

Lòng người thật nham hiểm, thâm độc, như tục ngữ Việt Nam ví von: “Dò sông, dò biển, dễ dò; Nào ai lấy thước mà đo lòng người”. Văn hào Victor Hugo (1802-1885, Pháp quốc) phân tích theo kiểu quan ngại: “Trên thế giới, thứ rộng lớn nhất là ĐẠI DƯƠNG, nhưng thứ rộng lớn hơn lại là BẦU TRỜI, mà thứ còn rộng hơn cả bầu trời lại chính là LÒNG NGƯỜI”.

  1. MỆNH LỆNH XÁC ĐỊNH

Mệnh lệnh thứ nhất là mệnh lệnh xác định: “Hãy xé lòng!”. Xé lòng mình chứ KHÔNG xé áo hoặc xé bất cứ thứ gì khác. Xé lòng không phải để hủy hoại mà để tu sửa, đổi mới. Có những chất cay khiến chúng ta cảm thấy như xé miệng, xé lưỡi, xé họng. Có những nỗi đau khiến chúng ta như xé nát tâm can.

Từ ngữ “xé” là một tha động từ, cần có một túc từ, nghĩa là “làm rách” cái gì đó cụ thể. Có thể “xé” là hành vi chủ động hoặc thụ động, miễn cưỡng. Thiên Chúa bảo chúng ta không nên “xé áo”, vì đó là hành động của kẻ điên, vả lại như vậy là làm hư hại phương tiện vật chất cần thiết cho cuộc sống. Nhưng về tâm linh, Ngài lại muốn chúng ta “điên” thật, vì Ngài bảo chúng ta phải thực sự chủ động mà tự xé lòng mình, xé nát tâm hồn vì cảm thấy mình khốn nạn và bất xứng với Ngài. Phải “tự xé lòng” bất cứ lúc nào trong cuộc sống, nhưng đặc biệt là trong khoảng thời gian Mùa Chay, vì “đây là thời Thiên Chúa thi ân, đây là ngày Thiên Chúa cứu độ” (2 Cr 6:2).

Từ xa xưa tới tận thế, Thiên Chúa là Cha nhân từ vẫn dang tay chờ đợi tội nhân trở về càng sớm càng có lợi. Tội nhân đó là chính mỗi chúng ta. Sấm ngôn của Đức Chúa vẫn không ngừng mời gọi, nhất là trong Mùa Chay này: “Lúc này, các ngươi hãy hết lòng trở về với Ta, hãy ăn chay, khóc lóc, và thống thiết than van” (Ge 2:12). Một loạt các động từ quan trọng mà Thiên Chúa muốn chúng ta làm với cả tấm lòng chứ không giả bộ hoặc giả hình, cũng không được làm sơ sài, làm chiếu lệ hoặc làm cho xong lần.

Một cách mạnh mẽ và dứt khoát, chính Thiên Chúa đã cảnh báo: “Đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng. Hãy trở về cùng Đức Chúa là Thiên Chúa của anh em, bởi vì Người từ bi và nhân hậu, chậm giận và giàu tình thương, Người hối tiếc vì đã giáng hoạ” (Ge 2:13). Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót, tội lỗi chúng ta có thế nào thì cũng chẳng là gì, vì “dù tội đỏ như son cũng ra trắng như tuyết, có thẫm tựa vải điều cũng hoá trắng như bông” (Is 1:18), tội của cả thế gian này cũng không thể so sánh với lòng thương xót của Chúa, chỉ cần chúng ta chân thành sám hối thì Ngài sẵn sàng thứ tha ngay, và Ngài chỉ muốn thứ tha mà thôi: “Nếu Chúa chấp tội nào ai rỗi được?” (Tv 130:3). Nhưng chớ lấy cớ đó mà “được đằng chân lân đằng đầu”!

Vâng lệnh Thiên Chúa, ngôn sứ Giô-en nói rằng nếu chúng ta thành tâm sám hối, vì “biết đâu Người chẳng nghĩ lại và hối tiếc mà để lại phúc lành, hầu anh em có lễ phẩm và lễ tưới rượu dâng lên Đức Chúa là Thiên Chúa của anh em” (Ge 2:114), nói là “biết đâu” chứ Thiên Chúa thực sự muốn tha thứ, nhưng Ngài không thể tha thứ cho người cố chấp. Ngôn sứ Giô-en kêu gọi: “Hãy rúc tù và tại Sion, ra lệnh giữ chay thánh, công bố mở cuộc họp long trọng; hãy tụ tập chúng dân, mời dự đại hội thánh, triệu tập các cụ già, tụ họp đám thiếu nhi cũng như trẻ thơ còn đang bú. Tân lang hãy ra khỏi loan phòng, tân nương hãy rời bỏ phòng khuê!” (Ge 2:15-16).

Lời mời gọi này nhắc nhớ tới việc ăn chay nghiêm ngặt của cả thành Ni-ni-vê, từ vua tới dân, từ người tới súc vật, khi được ngôn sứ Giô-na kêu gọi, và Thiên Chúa đã tha tội chết cho cả thành (x. Gn 3:4-10). Điều đó cho thấy rằng cầu nguyện và ăn chay có thể thay đổi số phận của mỗi chúng ta và người khác.

Không thể im lặng, ngôn sứ Giô-en tiếp tục kêu gọi: “Giữa tiền đình và tế đàn, các tư tế phụng sự Đức Chúa hãy than khóc và nói rằng: “Lạy Đức Chúa, xin dủ lòng thương xót dân Ngài! Xin đừng để gia nghiệp của Ngài phải nhục nhã và nên trò cười cho dân ngoại! Chẳng lẽ các dân lại được cớ mà nói: Thiên Chúa của chúng ở đâu rồi?” (Ge 2:17). Quả thật, “Đức Chúa đã nồng nhiệt yêu thương đất của Người, đã tỏ lòng khoan dung đối với dân Người, tai ương chấm dứt và dân được giải thoát” (Ge 2:18). Chứng cớ rành rành, không thể chối cãi!

Bất cứ ai trong chúng ta cũng đều là phàm nhân, đồng nghĩa với tội nhân. Thật vậy, tác giả Thánh Vịnh đã xác nhận: “Lúc chào đời con đã vương lầm lỗi, đã mang tội khi mẹ mới hoài thai” (Tv 51:7). Và vì thế, chúng ta rất cần cầu xin ơn thứ tha từ lòng thương xót của Thiên Chúa, nghĩa là chúng ta phải van xin không ngừng: “Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xoá tội con đã phạm. Xin rửa con sạch hết lỗi lầm tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy” (Tv 51:3-4).

Được thứ tha là nhờ biết thú nhận. Vấn đề quan trọng là không được vòng vo, tránh né, hoặc đổ lỗi cho người khác – dù chỉ một phần nhỏ, mà phải thành tâm và khiêm nhường một thực-tế-thật: “Vâng, con biết tội mình đã phạm, lỗi lầm cứ ám ảnh ngày đêm. Con đắc tội với Chúa, với một mình Chúa, dám làm điều dữ trái mắt Ngài. Như vậy, Ngài thật công bình khi tuyên án, liêm chính khi xét xử” (Tv 51:5-6).

Hằng ngày, chúng ta vẫn cùng nhau thú tội: “Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng và anh chị em, tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm, và những điều thiếu sót”. Đủ kiểu phạm tội, ngũ quan là các “tòng phạm”. Thú nhận với Thiên Chúa là điều hiển nhiên, nhưng có lẽ chúng ta “ngại” thú tội với tha nhân, có thể chỉ mới làm theo “nghi thức”. Thật vậy, ngay khi chúc bình an cho nhau mà nhiều người vẫn có vẻ miễn cưỡng, làm một cách máy móc hoặc làm cho xong lần, thậm chí là “đứng bất động”.

Sự thật thì thường mất lòng. Nhưng thà mất lòng trước, được lòng sau. Một thực tế rất thật: “Chiên hiền” ở trong nhà thờ bỗng hóa “cọp dữ” khi ra khỏi nhà thờ! Ảo thuật, xảo thuật, hay là “sự lạ”? Mọi kiểu phạm tội không phải là lỗi của ai khác mà của chính mình, chúng ta cùng xác nhận ba lần: “Lỗi tại tôi mọi đàng”. Và cầu xin Thiên Chúa thương xót mà tha thứ. Nhưng Ngài chỉ tha cho chúng ta nếu chúng ta tha cho tha nhân. Đó là điều kiện ắt có và đủ để “nên hoàn thiện”, để làm thánh, nhất là trong Mùa Chay Thánh này.

Chắc chắn rằng không có ơn Chúa thì chúng ta chẳng làm gì được (x. Ga 15:5). Đã biết bao lần chúng ta ăn năn sám hối, tỏ vẻ rất chân thành, nhưng rồi chúng ta lại như “ngựa quen đường cũ”, bằng chứng minh nhiên là chúng ta vẫn dễ dàng tái phạm, để rồi phải liên tục lãnh nhận Bí tích Hòa Giải. Càng nhiều tuổi càng xưng tội nhiều lần. Thế thì có gì mà vỗ ngực khoe mẽ?

Hãy không ngừng cố gắng tu thân, tha thiết van xin ơn phù trợ và khao khát được tái tạo: “Lạy Chúa Trời, xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng, đổi mới tinh thần cho con nên chung thuỷ. Xin đừng nỡ đuổi con không cho gần Nhan Thánh, đừng cất khỏi lòng con thần khí thánh của Ngài. Xin ban lại cho con niềm vui vì được Ngài cứu độ, và lấy tinh thần quảng đại đỡ nâng con” (Tv 51:12-14).

Bổn phận của chúng ta là cầu xin, nhưng xin để được điều này hay điều nọ chỉ là dạng “hạ cấp”, dạng “cao cấp” là không xin gì cả, mà chỉ muốn tán dương và tôn vinh Thiên Chúa: “Lạy Chúa Trời, xin mở miệng con, cho con cất tiếng ngợi khen Ngài” (Tv 51:17). Biết cầu nguyện như vậy là “nên thánh” rồi. Càng sống lâu càng được nhiều ơn, dù có những ơn chúng ta không hề xin mà vẫn được Chúa thương ban – đơn giản nhất mà cần thiết nhất là không khí để sống, thế mà chúng ta vẫn không biết tạ ơn, coi đó là mặc định.

Ăn năn là động thái cần thiết, mọi nơi và mọi lúc. Thánh Phaolô kêu gọi: “Chúng tôi là sứ giả thay mặt Đức Kitô, như thể chính Thiên Chúa dùng chúng tôi mà khuyên dạy. Vậy, nhân danh Đức Kitô, chúng tôi nài xin anh em hãy làm hoà với Thiên Chúa. Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người” (2 Cr 5:20-21). Kỳ diệu quá, chúng ta không thể nào hiểu thấu. Ngày nay vẫn có những người không tin hoặc không muốn tin điều đó, nhưng sự thật vẫn mãi là sự thật!

Rút kinh nghiệm thực tế của bản thân, Thánh Phaolô chân thành khuyên nhủ: “Anh em đã lãnh nhận ân huệ của Thiên Chúa thì đừng để trở nên vô hiệu” (2 Cr 6:1). Vâng, không thể lãng phí ơn Chúa. Quả thật, chính Thiên Chúa đã xác định: “Ta đã nhận lời ngươi vào thời Ta thi ân, phù trợ ngươi trong ngày Ta cứu độ. Vậy, đây là thời Thiên Chúa thi ân, đây là ngày Thiên Chúa cứu độ” (2 Cr 6:2).

  1. MỆNH LỆNH PHỦ ĐỊNH

Mệnh lệnh thứ nhì là mệnh lệnh phủ định: “Chớ giả hình!”. Mệnh lệnh cách phủ định là dạng nhấn mạnh của thể xác định. Giả hình là làm cho cái ảo giống như có thật, bề ngoài thấy rõ ràng y như thật mà lại không phải là thật – tương tự ảo thuật hoặc xảo thuật.

Về phương diện tâm linh, giả hình là thói đạo đức giả. Giả hình còn là thái độ lững lờ nước đôi, sống “hai lòng” hoặc “hai mặt”. Người đời còn không thể chấp nhận lối sống đó, huống chi Thiên Chúa là Đấng chí thánh (Lv 11:44-45; Lv 19:2; Lv 20:26; Lv 21:8; Tv 89:36; Tv 99:5 & 9; Is 6:3; Br 4:22; Hs 11:9; Am 4:2; 1 Pr 1:16; Ga 6:69), là Đấng công minh và chính trực (Hc 5:3; Br 2:6; Br 2:9; Đn 9:14; Tv 9:9; Tv 7:18; Tv 11:7; Tv 25:8; Tv 35:28; Tv 67:5; Tv 146:7; Ga 17:25).

Muốn tránh giả hình thì phải can đảm dứt khoát. Dứt khoát là kết thúc sự giằng co, là “tự xé” chính lòng mình chứ không nhờ ai xé dùm!

Thiên Chúa là Đấng duy nhất (Đnl 6:4; Nkm 9:6; Es 4:17; Xh 20:3; Đnl 5:7; Đnl 32:39; Gđt 8:20; Kn 12:13; Is 43:10; Is 45:6; Is 46:9; Đn 3:28-29; Đn 14:41; Hs 13:4), chỉ có Ngài là tuyệt đối, Ngài rất ghét thái độ đạo đức giả, do đó Ngài đã gay gắt lên án và cảnh cáo: “Ngươi chẳng lạnh mà cũng chẳng nóng. Phải chi ngươi lạnh hẳn hay nóng hẳn đi! Nhưng vì ngươi hâm hẩm chẳng nóng chẳng lạnh, nên Ta sắp mửa ngươi ra khỏi miệng Ta” (Kh 3:16). Rất khó nghe. Ai thấy “sốc” là tốt!

Chắc chắn như vậy, vì Chúa Giêsu đã từng cảnh báo: “Các con hãy coi chừng men Pha-ri-sêu, tức là thói đạo đức giả (Lc 12:1). Một lần khác, Ngài gay gắt lên án thói đạo đức giả ấy bằng cách ví von với những hình ảnh rất thực tế: “Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pha-ri-sêu giả hình! Các người giống như mồ mả tô vôi, bên ngoài có vẻ đẹp, nhưng bên trong thì đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế. Các người cũng vậy, bên ngoài thì có vẻ công chính trước mặt thiên hạ, nhưng bên trong toàn là giả hìnhgian ác!” (Mt 23:27-28; Lc 11:42-44). Thói “đạo đức giả” hoặc “ra vẻ đạo đức” không chỉ phổ biến ở thời xưa, mà ngày nay cũng còn phổ biến lắm. Ngày xưa dễ nhận biết vì người thời đó có “tua áo dài”, nhưng ngày nay rất khó nhận biết vì quá đỗi tinh vi!

Trước mặt người đời, người ta có thể “lấy vải che mắt”, nhưng không thể “qua mặt” Thiên Chúa, vì Ngài thấu suốt mọi sự (Sbn 28:9; Gđt 8:14; Et 5:1; 2 Mcb 7:35; 2 Mcb 9:5; 2 Mcb 12:22; 2 Mcb 15:2; G 28:27; Tv 139:2; Cn 16:2; Cn 21:2; Cn 24:12; Kn 1:6; Kn 7:23; Hc 23:19; Hc 42:20; Gr 11:20; Gr 20:12; 1 Cr 12:4-6). Chẳng chóng thì chày, rồi người ta cũng sẽ phải chân nhận điều này: “Không có gì che giấu mà sẽ không bị lộ ra, không có gì bí mật mà người ta sẽ không biết” (Lc 12:2). Người Việt chúng ta cũng nói: “Cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”. Cái gì thật thì vẫn thật, cái gì giả thì không thể là thật, chắc chắn mọi bí mật sẽ được/bị “bật mí”.

Đối với việc sống Mùa Chay, người ta thường thích “biểu diễn đạo đức”, thế nên Chúa Giêsu khuyến cáo: “Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, CHỚ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, ban thưởng. Vậy khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt để người ta khen. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh, khi bố thí, ĐỪNG cho tay trái biết việc tay phải làm, để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh” (Mt 6:1-4).

Đó là sự thật minh nhiên. Chúa Giêsu muốn người ta bố thí nhưng phải bí mật. Chúa có “chơi ép” chúng ta? KHÔNG phải vậy. Vì làm bí mật mới đáng công trạng. Thế nhưng ngày nay, chúng ta vẫn thường “đánh trống, khua chiêng” bằng nhiều kiểu mỗi khi đi xa với danh nghĩa “làm từ thiện” trong khi lại “làm ngơ” trước nỗi khổ của những người ngay bên cạnh mình. Liệu có phải là “máu Pha-ri-sêu”, là giả hình hoặc thói đạo đức giả? Và Chúa có vui chút nào không?

Về việc cầu nguyện, Chúa Giêsu bảo: “Khi cầu nguyện, anh em ĐỪNG làm như bọn đạo đức giả: chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư, cho người ta thấy. Thầy bảo thật anh em: chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh” (Mt 6:5-6). Với “tình huống” này, chúng ta lại nhớ tới hai người lên Đền Thờ để cầu nguyện (Lc 18:9-14). Người Pha-ri-sêu (biệt phái) rất “chảnh”, vênh váo vỗ ngực tự tôn, còn người thu thuế thì vô cùng xấu hổ và đấm ngực ăn năn, xin Chúa tha thứ.

Chúa Giêsu cho chúng ta biết “bí quyết” ăn chay hiệu quả: “CHỚ làm bộ rầu rĩ như bọn đạo đức giả: chúng làm cho ra vẻ thiểu não, để thiên hạ thấy là chúng ăn chay. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh, khi ăn chay, nên rửa mặt cho sạch, chải đầu cho thơm, để không ai thấy là anh ăn chay ngoại trừ Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh” (Mt 6:17-18). Có lẽ chúng ta không khoái cái kiểu ăn chay “ngầm” như vậy, bởi vì bản chất con người thích khoe khoang, muốn được “nổi trội”, chứ không ai biết thì… chán lắm. Cái tôi thật tồi tệ!

Nhưng Chúa lại muốn chúng ta phải có “phong cách” ăn chay như vậy, nếu không thì chúng ta “đã được phần thưởng rồi”. Rất lô-gích, rất hợp lý, rất công bằng, và cũng rất… thú vị. Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, câu “đã được phần thưởng rồi” được Chúa Giêsu nhắc tới BA LẦN đấy, nghĩa là chúng ta phải rất thận trọng và tỉnh táo! Chúa Giêsu còn nói thẳng luôn: “Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời. Đừng bắt chước họ, vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin” (Mt 6:7-8). Chua choa! Xem chừng “nhức óc” dữ dằn, vì Ngài dùng chữ “lải nhải”. Phải thế thôi, không nói mạnh thì không được, vì chúng ta “lì lợm” lắm!

Mùa đi, mùa tới. Thời gian luân chuyển. Một Mùa Chay nữa lại về, có lẽ không ai lại không nhớ rõ dụ ngôn “Người Cha Nhân Hậu” (Lc 15:11-32), dụ ngôn điển hình về lòng thương xót của Thiên Chúa. Ước gì mỗi người đều đủ can đảm để trở về ngay lập tức. Hãy quyết tâm sống đúng điều mình thầm nhủ:

Xé tâm hồn, xé tâm can

Ăn chay, sám hối, để san bằng đời

Đừng chần chừ nữa, tôi ơi!

Dứt khoát cuộc đời Chúa sẽ xót thương

Cái giá của Nước Trời rất mắc (đắt, đắt đỏ, tốn phí) vì phải thực hành đức tin và sám hối cả đời, lơ đãng một chút là “rớt giá” ngay. Nhưng giá vé vào Thiên Đàng cũng rất rẻ, đó là chỉ cần chân thành sám hối, chứng cớ “điển hình” là Thánh Tướng Cướp “tốt lành” Dimas (Dismas – x. Lc 23:43) đã là người đầu tiên nhận vé vào Nước Trời, và được “hộ tống” Chúa Giêsu vào Thiên Đàng ngay sau khi Ngài trút hơi thở cuối cùng. Thế thì chúng ta có “cơ may” hơn Thánh Dimas rất nhiều. Hãy cố gắng không ngừng tín thác vào lòng thương xót của Chúa, đừng bao giờ tuyệt vọng dù có thể có lúc chúng ta cảm thấy thất vọng (x. 2 Cr 4:8).

Thiên Chúa đã truyền lệnh: “Các ngươi PHẢI NÊN THÁNH và PHẢI THÁNH THIỆN” (Lv 11:44-45; Lv 19:2; Lv 20:7). Ngài cũng đã gọi chúng ta là “những bậc thần thánh” (x. Ga 10:34). Thế thì chúng ta phải nên thánh, và chúng ta chắc chắn là thánh nếu chân thành thân thưa: “Miserere Mei, Deus, Domine et Pater – Xin thương xót con, lạy Thiên Chúa, Đức Chúa và Thánh Phụ của con”.

Lạy Thiên Chúa chí thánh và nhân hậu, xin dạy con biết đường lối của Ngài để con cố gắng bước theo Chân lý (Tv 86:11). Xin ban Thần Khí biến đổi con ngay từ đầu Mùa Chay này để con dứt khoát với quá khứ và bắt đầu trang đời mới. Xin Đức Thánh Maria và Đức Thánh Giuse, các thiên thần, các thánh và các linh hồn cùng nguyện giúp cầu thay để con sống trọn Mùa Chay đúng Ý Chúa. Con cầu xin nhân Danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ của nhân loại. Amen.

BÍ ẨN THIÊN ĐÀNG

Trầm Thiên Thu dịch

 

THIÊN ĐÀNG LÀ NƠI CÓ THẬT

Trong Ga 14:1-6, hai lần Chúa Giêsu sử dụng chữ “topos” (Hy ngữ), nghĩa là “nơi chốn”. Ví dụ, Ngài nói: “Thầy đi dọn chỗ cho anh em”. Trong cổ ngữ được dùng để viết Tân Ước, chữ “topos” đề cập một nơi có thật. Hơn nữa, Chúa Giêsu sử dụng cách nói cụ thể như “chỗ” và “nhà” để mô tả nơi có Chúa Cha.

THIÊN ĐÀNG KHÔNG Ở ĐỜI NÀY

Thiên Đàng không là cuộc sống tốt đẹp mà chúng ta tạo cho mình ở trên thế gian này. Chúa Giêsu nói: “Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó” (Ga 14:2-3). Chữ “đi” ngụ ý rằng Ngài sẽ rời khỏi thế gian để đến một nơi tốt đẹp khác.

THIÊN ĐÀNG LÀ NHÀ CỦA CHÚA CHA

Làm sao chúng ta biết Thiên Đàng là ngôi nhà to lớn của Chúa Cha? Chúa Giêsu nói với các môn đệ về chỗ-trên-cao: “Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở” (Ga 14:2). Thiên Đàng lớn như thế nào? Sách Khải Huyền mô tả trời mới và đất mới mà Thiên Chúa chuẩn bị, có cả Giêrusalem mới.

Thánh Gioan kể: “Người đem tôi lên một ngọn núi cao hùng vĩ, và chỉ cho tôi thấy Thành Thánh, là Giêrusalem, từ trời, từ nơi Thiên Chúa mà xuống chói lọi vinh quang Thiên Chúa. Thành rực sáng tựa đá quý tuyệt vời, như ngọc thạch trong suốt tựa pha lê. Thành có tường rộng và cao, với mười hai cửa do mười hai thiên thần canh giữ, và trên các cửa có ghi tên mười hai chi tộc con cái Israel. Phía đông có ba cửa, phía bắc ba cửa, phía nam ba cửa và phía tây ba cửa. Tường thành xây trên mười hai nền móng, trên đó có tên mười hai Tông Đồ của Con Chiên. Thiên thần đang nói với tôi cầm cái thước đo là một cây sậy bằng vàng, để đo thành, các cửa và tường thành. Thành hình vuông: chiều dài cũng bằng chiều rộng. Rồi người lấy cây sậy đo thành, được mười hai ngàn dặm: chiều dài, chiều rộng và chiều cao đều bằng nhau” (Kh 21:10-16).

Và có điều rất đặc biệt: “Thành chẳng cần mặt trời mặt trăng chiếu sáng, vì đã có vinh quang Thiên Chúa toả rạng, và Con Chiên là ngọn đèn chiếu soi” (Kh 21:23).

ĐƯỜNG LÊN THIÊN ĐÀNG ĐI QUA CHÚA GIÊSU

Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14:6). Chắc chắn không có con đường nào khác dẫn tới Thiên Đàng ngoài Con Đường Giêsu.

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Beliefnet.com)

Cuối tháng 2-2017

 

 

KHOA HỌC và TỘI PHẠM-Trầm Thiên Thu dịch

Trong khi hoạt động tội phạm không thể giảm thiểu thành hình ảnh não, thì việc hiểu các thay đổi trong chức năng não lại có thể cải thiện cách mà tội phạm được phục hồi.

Cuộc nghiên cứu công bố trên tạp chí “Proceedings of the National Academy of Sciences”, các khoa học gia thấy rằng việc quét não có thể tiên báo chính xác phạm nhân sẽ tái phạm hay không. Nhưng họ cho biết rằng kết quả của “neuroprediction” (tiên báo thần kinh) như vậy đòi hỏi thảo luận nghiêm túc về pháp luật và đạo đức trước khi được giới thiệu với các cơ quan pháp luật.

Đã nghiên cứu 96 nam phạm nhân gồm ăn trộm, ăn cướp, buôn bán ma túy và tấn công người khác. Tất cả đều đã bị kết án ít nhất 1 năm tù giam. Nhiều người đã từng nghiện rượu hoặc các chất gây nghiện khác, có 20% đã thỏa mãn tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh thái nhân cách hoặc động thái cực đoan về phản xã hội, nhưng không người nào phạm tội giết người. Tất cả đều đồng ý thực hiện nhiệm vụ đặc biệt để đo impulse control trong khi não được quét bằng máy fMRI. Những người tham gia nhấn một phím trên máy vi tính khi họ thấy chữ X, xuất hiện khoảng 84% lần. Nhưng không được nhấn bàn phím khi chữ K xuất hiện. Điều đó đòi hỏi hạn chế phản ứng tự động với bàn phím, vì chữ X thường xuyên xuất hiện.

Những lần quét não cho thấy những người có mức hoạt động thấp trong vùng não gọi là “anterior cingulate cortex” (ACC – vỏ não vành trước) khi họ xử lý vận động hơn 2 lần thì có thể bị bắt lại trong vòng 4 năm được phóng thích, so với những người năng động hơn ở vùng não. Thực nghiệm này thường kích hoạt vùng ACC, liên quan việc điều chỉnh cách cư xử đã được hoạch định, vì không nhấn phím khi chữ K xuất hiện đòi hỏi sự phản ứng được nhận thức và có tổ chức. Nguy cơ tăng lên vẫn còn dù sau khi các khoa học gia đã kiểm soát các yếu tố khã dĩ về tội phạm như tuổi tác, bệnh thái nhân cách (psychopathy) và các chứng nghiện.

Đối với các tội phạm không bạo lực, nguy cơ lại bị bắt còn cao hơn (khoảng 5 lần) đối với các tội phạm có hoạt động ACC yếu. Tuy nhiên, vì chỉ có vài trường hợp phạm pháp có bạo lực sau khi được phóng thích, các nhà nghiên cứu không thể xác định nguy cơ về bạo lực. Khoảng 53% lại bị bắt trong 4 năm nghiên cứu, nhưng vấn đề ít được tha và bị thử thách thì không thể tính toán được.

Kết quả cho thấy rằng hoạt động não như vậy có thể tiên báo chính xác về sự tái phạm, có thể có sự phức tạp sâu xa về các chiến lược phục hồi. Tác giả uy tín Kent Kiehl, giáo sư khoa tâm lý tại ĐH New Mexico, nói: “Thật phấn khởi vì cũng rất hữu ích vượt ngoài khả năng của chúng ta”. Chẳng hạn, hoạt động ACC tiên báo sự tái phạm tốt hơn vì ghi được xung lực của não.

Stephen Morse, giáo sư khoa luật và tâm lý học tại ĐH Pennsylvania, không tham gia nghiên cứu nhưng cùng làm việc với các tác giả về các dự án khác, nói: “Đó là bằng chứng về nghiên cứu khái niệm”.

Kiehl và các cộng sự thấy rằng khi kết hợp các kết quả từ việc quét não với thông tin về bệnh lý nhân cách và các yếu tố nguy cơ khác, khả năng xác định nguy cơ cao bị bắt lại cũng được cải thiện hơn, để có cách trị liệu. Ông nói: “Chúng tôi biết có những dạng điều trị nào đó có thể làm tăng các hoạt động ở đây”.

Chẳng hạn, trong cuộc nghiên cứu này, ông phải tìm cách đè nén cách phản ứng nhấn bàn phím, hoạt động này thường làm tăng hoạt động ở vùng ACC. Vì thế, việc huấn luyện các hoạt động đó có thể làm tăng hoạt động ở vùng ACC, và có thể hữu ích trong việc “điều trị” cách cư xử tội phạm. Khi việc huấn luyện tự kiểm soát như vậy có vẻ bình thường, nhưng một số nhà nghiên cứu nói rằng việc giúp các phạm nhân kiềm chế là kiểu đơn giản có thể giúp họ hạn chế các xung động “thâm căn cố đế” – như những thứ dẫn đến tái phạm các chứng nghiện hoặc tái phạm tội.

Nhưng đừng mong đợi “Minority Report” – tiên đoán kiểu tội phạm. Bà Kiehl nói:“Điều đó không sẵn sàng. Các nhà nghiên cứu cần tái tạo các kết quả và chiến lược quét não cần được thử nghiệm trên phạm vi lớn và với những người khác nhau”.

Tiên báo nào cũng không hẳn sai. Một số phạm nhân có hoạt động ACC thấp cũng vẫn không bị bắt lại. Để hữu ích ở tòa án, mọi dữ liệu quét não phải biết rõ tỷ lệ sai lệch, cần nghiên cứu thêm. Các nhà nghiên cứu nói: “Chúng tôi quan ngại rằng các dấu hiệu thần kinh sinh học có thể thực hiện khá hơn các dụng cụ hiện nay”.

Nhưng cả Morse và Kiehl tham gia hoạt động quét não đều có thể trở thành một trong trong các khí cụ mà hệ thống tư pháp có thể tiên báo việc bị bắt lại. Họ thấy việc quét não không khác việc đo cách cư xử như trắc nghiệm tâm lý hoặc lịch sử tiền án, mặc dù Kiehl thừa nhận rằng “việc quét não có vẻ hiếm vì giống như việc đọc não vậy”.

Thêm một vấn đề là phải sự khéo léo, dù hoạt động ACC thực sự có liên quan khuynh hướng tái phạm – hoặc đơn giản chỉ là những hành vi bất thường bị phát hiện. Vấn đề này gây cản trở cuộc nghiên cứu trước về việc tiên báo bạo lực.

Tuy nhiên, hoạt động não vẫn có thể tiên báo, và có thể giải thích hành vi phạm tội cũng có những trường hợp mới để nhận biết tội phạm như vậy và dẫn tới các nỗ lực phục hồi hiệu quả hơn.

Trầm Thiên Thu (chuyển ngữ từ healthland.time.com)

TỘI LỖI

Trầm thiên Thu

Bộ phim Contagion (Lây Nhiễm) được mô tả là bộ phim về “tai họa y học”. Phim của đạo diễn Steven Soderbergh, nói về sự lây lan mau chóng của virus từ một đại dịch, mãi người ta mới nghiên cứu được loại thuốc điều trị.

Một người bạn của tôi làm về bệnh truyền nhiễm đã nói rằng phim này có lợi cho khoa học, ngoại trừ việc phát hiện loại vắc-xin quá nhanh nên không thực tế. Điều đó khó có thể khiến một người bình thường lo sợ virus.

Sợ như sợ bệnh truyền nhiễm, có loại virus độc hại chúng ta mang trong mình là “virus tội lỗi”. Nhà cải cách John Calvin (thế kỷ 16) viết trong cuốn “Institutes of the Christian Religion” (Tóm lược về Kitô giáo): “Tất cả chúng ta đều xuất thân từ hạt giống không thuần khiết, sinh ra đã nhiễm tội lỗi rồi”.

Dĩ nhiên, đó là “bệnh di truyền” từ nguyên tổ Adam, gọi là Tội Tổ Tông. Thánh Phaolô nói: “Vì một người duy nhất, mà tội lỗi đã xâm nhập trần gian, và tội lỗi gây nên sự chết; như thế, sự chết đã lan tràn tới mọi người, bởi vì mọi người đã phạm tội” (Rm 5:12). Nói đơn giản, chúng ta không là tội nhân vì chúng ta phạm tội, chúng ta phạm tội vì chúng ta là tội nhân – xa rời sự hoàn hảo được tạo trong chúng ta nơi nguyên tổ Adam. Tác giả Calvin lại viết: “Không chỉ hình phạt đổ lên đầu chúng ta từ nguyên tổ Adam, mà còn lây nhiễm tội lỗi của Adam, đáng bị phạt”.

Các triệu chứng của bệnh đầu rõ ràng. Tin tức hằng ngày rất nhiều. Các chính khách bị bắt vì phạm pháp và lừa đảo. Rồi một minh tinh Hollywood khác đã “lăng nhang” và sắp ly hôn. Bạo lực và chiến tranh đã xé nát 1/3 thế giới. Đường phố các thành phố lớn đầy những bóng ma tội lỗi: Ma túy, mại dâm, cướp giật, tấn công, giết người,…

Nhưng sự ác không chỉ ở đó, nó quấy nhiễu cả thế gian này. Sự ác ở đây, ở đó, trong trái tim chúng ta, trong linh hồn chúng ta. Nhà văn Aleksandr Solzhenitsyn, kiêm nhà hoạt động người Nga của thế kỷ 20, đã nói: “Ranh giới giữa Thiện và Ác là trái tim của mỗi con người”. Đó là điều mà Chúa Giêsu đã dạy đi dạy lại, khi Ngài thăm dò các động lực sâu xa nhất nơi trái tim con người. Hãy đọc “Bài Giảng Trên Núi” (Mt 5:3-12) và xem chúng ta có đáng bị đóng đinh không.

Tội lỗi cũng làm cho nhân cách con người bị nhiễm độc. Điều đó tràn lan. Tác giả Calvin nói: “Hối lộ tồn tại không chỉ trong một phần… Không linh hồn nào còn thuần khiết hoặc nguyên vẹn vì căn bệnh chết người đó”. Nghĩa là tội lỗi chạm vào cả trí tuệ, tâm hồn, và ý chí của chúng ta. Tâm trí chúng ta đã ra tối tăm, hóa xa lạ với sự sống Thiên Chúa ban, vì lòng chai dạ đá khiến chúng ta trở nên dốt nát (Ep 4:18), khiến chúng ta có khuynh hướng từ khước và tự lừa dối chính mình. Nhưng trái tim và ý muốn của chúng ta cũng bị lây nhiễm, làm nô lệ cho những đam mê bất chính và tìm lạc thú: “Xưa kia chúng ta cũng ngu xuẩn, không vâng lời, lầm lạc, làm nô lệ cho đủ thứ đam mê và khoái lạc, sống trong gian ác và ganh tị, đáng ghét và ghen ghét lẫn nhau” (Tt 3:3).

Vì thế, chúng ta rất cần Lòng Thương Xót của Thiên Chúa, hôm nay và mãi mãi!

Trầm thiên Thu (chuyển ngữ từ Christianity.com)

 

 

QUỶ KẾ-Trầm Thiên Thu

Quỷ kế không chỉ là mưu kế thâm độc của ma quỷ, mà còn là mưu mẹo của thế gian và… chính mình. Chúng ta gọi đó là ba thù: ma quỷ, thế gian và xác thịt. Nhưng chính mình lại là “nội gián” đáng sợ nhất!

Đôi khi chúng ta ngạc nhiên vì chính Satan lại khuyến khích chúng ta quan tâm người khác. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng nó không có ý ngay lành, nó làm vậy để chúng ta tưởng mình tốt lành, và rồi chúng ta kiêu ngạo, thế là chúng ta “sập bẫy” của nó vì thực sự nó chỉ muốn kéo chúng ta xa rời việc bác ái hằng ngày. Ma quỷ rất xảo quyệt, nhìn bề ngoài có vẻ tốt lành, nhưng bên trong đầy mưu mô!

Hằng năm, chúng ta thường có một vài lần tĩnh tâm và nghe giảng – đặc biệt vào dịp Mùa Chay. Đó là việc đạo đức tốt lành để dọn lòng đón mừng Chúa phục sinh. Chúng ta cũng thường có những việc bác ái như làm từ thiện, chia sẻ vậy chất với người nghèo, thăm bệnh nhân,… thế nhưng trong lòng chúng ta vẫn có ác cảm với người hàng xóm hoặc một người nào đó. Chúng ta có thể trắc ẩn với người xa lạ, nhưng lại không xót thương người lân cận. Chúng ta chăm chú cầu nguyện và đi Đàng Thánh Giá, nhưng chúng ta không mủi lòng khi thấy người kém may mắn hơn mình. Đó là ảo tưởng, và chắc chắn Chúa không muốn kiểu bác ái như vậy!

Có những người bỏ hằng chục triệu cho viện mồ côi, viện dưỡng lão, nhà hưu dưỡng,… nhưng không cho người thân bất cứ thứ gì, trong khi hoàn cảnh của người này rất khó khăn. Hành động đó có là bác ái thật? Hay chỉ là “bác ái nhãn hiệu”, giống như chúng ta treo tấm biển lớn để mọi người thấy rõ mà khen mình tốt lành? Có vẻ như đó là “bác ái tưởng tượng”, nói theo thuật ngữ hiện đại ngày nay, chúng ta có thể gọi đó là “bác ái đám mây”.

Công việc thương xót rất cụ thể. Thương người có mười bốn mối. Bảy điều liên quan tinh thần, bảy điều liên quan thể lý. Chúa Giêsu rất cụ thể, chạnh lòng thương và thể hiện ngay. Bảy điều liên quan thể lý rất rạch ròi:

  1. Cho kẻ đói ăn.
  2. Cho kẻ khát uống.
  3. Cho kẻ rách rưới ăn mặc.
  4. Viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc.
  5. Cho khách đỗ nhà.
  6. Chuộc kẻ làm tôi.
  7. Chôn xác kẻ chết.

Đọc thì dễ. Chắc hẳn ai cũng thuộc lòng. Nhưng làm thì không dễ chút nào. Bác ái quan trọng lắm, vì Chúa Giêsu không xét tội gì khác ngoài tội lỗi đức ái trong Phiên Tòa Công Khai Cuối Cùng.

Kinh Thánh (Mt 25:31-46) cho biết chi tiết về cuộc Phán Xét Chung:

Khi Con Người đến trong vinh quang của Người, có tất cả các thiên sứ theo hầu, bấy giờ Người sẽ ngự lên ngai vinh hiển của Người. Các dân thiên hạ sẽ được tập hợp trước mặt Người, và Người sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên với dê. Người sẽ cho chiên đứng bên phải Người, còn dê ở bên trái. Bấy giờ Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han”.

 

Bấy giờ những người công chính sẽ thưa rằng: “Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống; có bao giờ đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc trần truồng mà cho mặc? Có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù, mà đến hỏi han đâu?”. Đức Vua sẽ đáp lại rằng: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy”.

 

Rồi Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên trái rằng: “Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn; Ta khát, các ngươi đã không cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã không tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc; Ta đau yếu và ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm viếng”.

 

Bấy giờ những người ấy cũng sẽ thưa rằng: “Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói, khát, hoặc là khách lạ, hoặc trần truồng, đau yếu hay ngồi tù, mà không phục vụ Chúa đâu?”. Bấy giờ Người sẽ đáp lại họ rằng: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy”. Thế là họ ra đi để chịu cực hình muôn kiếp, còn những người công chính ra đi để hưởng sự sống muôn đời.

Thánh nữ Teresa Calcutta nói: “Chúng ta đừng bằng lòng với việc cho người ta tiền. Tiền không là tất cả, tiền có thể kiếm được, nhưng người ta cần tình thương. Hãy thể hiện tình thương ở nơi nào bạn đến. Chúng ta hãy gây quỹ yêu thương, quỹ tử tế, quỹ thấu hiểu, quỹ hòa bình. Tiền sẽ có nếu chúng ta tìm kiếm Nước Thiên Chúa trước. Hãy CHẠM đến người hấp hối, người nghèo, người cô đơn và người bị ruồng bỏ, tùy theo ân sủng mà chúng ta lãnh nhận. Đừng mắc cở hoặc đắn đó chi cả!”.

Lạy Chúa, xin thương xót chúng con. Xin tạo cho chúng con trái tim mới, đầy ắp máu thương xót!

TRẦM THIÊN THU

LỜI DẪN VÀ ĐÁP CA BẰNG VIDEO

Tâm Linh Vào Đời

Kính gởi quý vị – đặc biệt là quý ca trưởng

 

Thứ Tư Lễ Tro:

https://www.youtube.com/watch?v=6UFxNb-xPDM

tâm linh vào đời.

CÙNG CHIẾN ĐẤU VỚI CHÚA GIÊSU

Lm Inhaxiô Trần Ngà

(Suy niệm thứ tư lễ tro)

Anh chị em thân mến, chút nữa đây, chúng ta sẽ được bỏ tro lên đầu mỗi người. Nhận tro bụi để chúng ta nhắc nhớ đến thân phận con người từ bụi đất mà ra. Tệ hơn nữa, Con người vốn mang xác thịt nặng nề, là mục tiêu cho ma quỷ và dục vọng tấn công và xâu xé. Chỉ một phút yếu lòng, thiếu canh phòng là con người bị sa ngã, bị hư hỏng và ươn thối.

Vua Đa-vít vốn là một vị vua khôn ngoan, sáng suốt, tài năng đức độ được liệt vào hàng thánh vương, thế mà chỉ vì hình ảnh của một phụ nữ xinh đẹp là Bát-sê-ba lọt vào tâm trí cũng đủ làm nhà vua chao đảo, rồi sa ngã, phạm tội cướp vợ người khác và giết luôn cả người chồng là U-ri-gia, đang khi anh ta đang anh dũng chiến đấu ngoài chiến trường để bảo vệ ngai vàng của vua! (II Samuen 11)

Ngay cả Sa-lô-môn, một vị vua có tiếng là khôn ngoan vô tiền khoáng hậu, nhưng cũng vì chiều chuộng các người vợ ngoại giáo nên đã xiêu lòng theo các tà thần của dân ngoại, xây đền thờ cho họ đối diện với núi thánh Giê-su-sa-lem và đã làm sự dữ trước mắt Gia-vê (I Vua 11, 1-13).

Nói chung, dù ở bất cứ địa vị nào, đẳng cấp nào trong xã hội và tôn giáo cũng có những con người danh giá cao trọng đã phải ngã gục thảm thương và hư thối: hư thối vì lòng tham, hư thối vì những bê bối tình dục, hư thối vì lạm quyền, độc đoán…

Thân phận giòn mỏng của con người

Triết gia Platon diễn tả thân phận con người “như cỗ xe có hai ngựa kéo.” Một con ngựa trắng kéo ta về đường lành, đang khi con ngựa đen luôn lôi kéo ta về điều dữ. Thế là con người luôn bị giằng co xâu xé bởi hai thế lực đối kháng nhau.

Ngay cả thánh Phao-lô là vị tông đồ rất nhiệt thành và thánh thiện cũng cảm thấy những dục vọng đen tối làm xáo trộn tâm hồn của ngài. Ngài than thở: “Điều lành tôi muốn, tôi lại không làm; trong khi tôi lại làm những điều tôi gớm ghét …thật khốn thân tôi!” (Roma 7,16)

Thân phận con người cũng như những viên bi tròn được đặt trên những mặt phẳng nghiêng. Sức nặng của viên bi lôi kéo nó lăn xuống thế nào thì cũng chính sức nặng của xác thịt và bản năng hư hèn cũng thường xuyên lôi kéo chúng ta xuống bùn như thế.

Thân phận con người cũng như thân phận chiếc thuyền bơi ngược dòng nước, nếu không vững tay lái, không mạnh tay chèo thì vô vàn đam mê, dục vọng và tham muốn thấp hèn như những dòng nước ngược chảy xiết sẽ dìm chúng ta vào trong dòng xoáy của chúng và xô đẩy chúng ta xuống vực thẳm.

Hãy cùng chiến đấu với Chúa Giê-su

Sống là tranh đấu. Bao lâu còn chiến đấu, con người mới có thể tồn tại như một con người. Khi ngừng chiến đấu, con người sẽ bị suy thoái và không còn giữ được phẩm chất cao đẹp của mình.

Khi làm người, Chúa Giê-su cũng mang thân phận con người có xác thịt hoàn toàn y như chúng ta. Ngài cũng từng bị cám dỗ y như ta. Những cơn cám dỗ mà hôm nay chúng ta đang phải chịu thì Ngài cũng đã từng chịu, có khác là Ngài đã chiến đấu rất anh dũng, rất kiên cường, không bao giờ lùi bước trước mọi cám dỗ và thử thách. Nhờ đó Ngài luôn luôn chiến thắng và chiến thắng rất vinh quang. Thư Do-thái viết: “Ngài đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội” (Dt 4, 15).

Lạy Chúa Giê-su,

Ý chí chúng con bạc nhược; xác thịt thì ươn hèn; trong khi đó, các đam mê tội lỗi thì mạnh như vũ bão cuồng phong… nên tự sức mình, chúng con không thể nào vượt thắng các thách thức và cám dỗ.

Vì thế, trong mùa chay nầy, xin cho chúng con tìm đến với Chúa nhiều hơn, gặp gỡ Chúa thường xuyên hơn qua việc cầu nguyện và siêng năng lãnh nhận bí tích Sám hối và Thánh thể, để nhờ Chúa ban ơn trợ lực, chúng con khỏi bị ngã gục thảm thương nhưng được vững mạnh chống trả ác thần.

Tab 3 content place

[/fruitful_tabs]
[/fruitful_tabs]
[/fruitful_tabs]

 

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*