• Thánh vịnh đáp ca video-Ca đoàn Nauy
  • Chốn Quê Mình Ở Đâu?-Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
  • Lễ Chúa Lên Trời- Lm Giuse Maria Nguyễn Huy, CRM
  • Tình yêu chôn sâu trong trái tim-Khổng Nhuận
  • Chúa lên Trời, ta hãy mến yêu những sự trên Trời-Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  • Trao quyền-Lm Vũđình Tường
  • Lễ thăng thiên-Lm Giuse Đinh lập Liễm
  • Yêu trời-mến đất-Trầm Thiên Thu
  • Xin Cha Danh Thánh Chúa Được Cả Sáng-Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  • Di ngôn-Am Trần Bình An
  • Sự ủy thác của Chúa Giêsu-Lm Mark Link, SJ
  • Title 3

CHÚA LÊN TRỜI

nh gởi quý vị – đặc biệt là quý ca trưởng

Lời dẫn và Đáp ca bằng Video

CHÚA GIÊSU LÊN TRỜI:

https://www.youtube.com/watch? v=rLUZEAr2Udo

Và bài Thánh ca của LM La Thập Tự

Rất quý mến

Tamlinhvaodoi

CHỐN QUÊ MÌNH Ở ĐÂU ?

Lm. Jos Tạ Duy Tuyền

Có ai đó nói rằng: “Người ta có thể ở trăm nơi nhưng quê thì chỉ một. Người ta có thể đi đến khắp chốn nhưng ga khởi hành thì chỉ một – chốn quê mình”

Quê hương hai tiếng gọi nồng ấm yêu thương và cũng rất linh thiêng trong lòng mỗi người. Dù quê hương giầu có hay nghèo nàn người ta vẫn yêu quê hương, vẫn tự hào về nơi mình đã sinh ra. Thế nên, trong giao tiếp khi gặp nhau lần đầu, người Việt thường có câu hỏi thăm: “Anh, chị quê ở đâu?”. Câu hỏi cũng là lời chào, chào bằng một câu hỏi, biểu cảm, thân tình. Câu chào để khởi đầu câu chuyện từ quê hương của nhau, của kỷ niệm, của tự hào và hạnh phúc. . .

Vậy quê hương là gì mà trân quý vậy?

Thưa, Quê hương là từ để mỗi khi nhắc tới ta lại được vé trở về tuổi thơ với chân trần đi rong chơi khắp xóm, hay lon ton dép đứt cố đua với anh chị đón mẹ đi chợ về.

Quê hương là cánh đồng lúa xanh thơm mùi cỏ, mùi bùn; là cánh đồng lúa vàng rụm và tiếng ếch kêu đêm đêm. Nơi đó có cánh diều tuổi thơ êm ả thanh bình.

Quê hương cũng gọi là “Quê nhà” là từ gợi cho những ai đi xa nỗi thao thức trở về để xà vào lòng mẹ, để nằm đong đưa chiếc võng tre. Chỉ cần nghe hai tiếng quê hương nơi mỗi người đều xót xa nhớ nhung như câu ca dao xưa:

“Chiều chiều ra trước ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”,

Chúa Giê-su cũng có một quê hương. Ngài cũng nhớ da diết quê ấy. Ngài mong từng giờ được về quê ấy sau những ngày tháng tha hương nơi lữ thứ trần gian. Ngài cũng rất tự hào khi nói về chốn ấy. Chốn ấy bình an, hạnh phúc. Chốn ấy không có khổ đau chỉ có niềm vui hạnh phúc của Chúa Cha yêu Chúa Con mãi mãi.

Điều hạnh phúc là chốn ấy cũng là quê hương của mỗi người chúng ta. Vì chúng ta đều là con Chúa nên cũng cùng được thừa tự gia tài trên trời với Chúa Giê-su.

Hôm nay Chúa về Quê Trời đó là niềm vui và là niềm hy vọng cho hành trình cuộc đời chúng ta. Một hành trình không vô định nhưng có điểm tới là quê Cha trên trời. Chính Chúa Ky-tô đã soi lối mở đường cho chúng ta. Chính Ngài đã đi trước để dọn chỗ cho những ai tin theo Người. Từ nay u sầu sẽ gặp niềm vui. Từ nay những đau khổ đời này không làm cho con người thất vọng, nhưng ánh vinh quang Phục Sinh của Chúa sẽ mang lại niềm hy vọng và lạc quan cho kiếp người chúng ta.

Hôm nay chúng ta mừng Chúa về Trời. Mừng cuộc chiến thắng khải hoàn của Chúa. Mừng Chúa đã hoàn tất cuộc đời trần thế của mình trong vâng phục và thi hành thánh ý Chúa Cha một cách trọn vẹn. Sứ vụ của Chúa đến trần gian giúp con người đánh bại tử thần, và mang lại quyền làm con cái Thiên Chúa cho con người. Sự kiện Chúa về Trời cũng mở ra cho chúng ta một niềm hy vọng sau những bể dâu cuộc đời chúng ta cũng có một bến bờ yên bình hạnh phúc là quê Cha trên Trời. Chúa về Trời cho chúng ta quyền hy vọng sẽ được lên trời với Chúa nếu biết đi trên con đường của Chúa. Con đường của hy sinh phục vụ. Con đường dấn thân cứu đời. Con đường sống vì lợi ích của tha nhân.

Cuộc đời của mỗi con người đều gắn với một sứ mạng phải hoàn thành, một công việc để thi hành. Đó chính là bổn phận mà Chúa đã trao cho mỗi người chúng ta khi bước vào trần thế. Xin cho chúng ta luôn biết kiên nhẫn chu toàn bổn phận Chúa trao. Xin cho chúng ta luôn theo gương Chúa Giê-su tìm kiếm và thi hành thánh ý Chúa Cha. Xin đừng vì những đam mê trần thế mà bỏ bê bổn phận của người con với Cha trên trời. Amen

LỄ CHÚA LÊN TRỜI

Lm Giuse Maria Nguyễn Huy, CRM

Muốn Lên Trời Cần Chu Toàn Bổn Phận Người ta kể chuyện vui về Thiên đàng thế này: Hôm đó Thiên đàng vào lúc 5 giờ chiều, Thánh Phêrô chuẩn bị đóng cửa về nghỉ vì nghĩ rằng có lẽ không còn ai chết nữa. Bỗng từ xa có tiếng la thất thanh: – Chờ con với, chờ con với… Thánh Phêrô giật mình quay lại. Không phải 1 linh hồn réo gọi, mà là 3 linh hồn đang vội vã lướt tới. Thấy vậy Thánh Phêrô hỏi: – 3 người đi đâu mà chạy như Tào Tháo rượt vậy? Cả 3 vừa thở, vừa trả lời: – Dạ, xin cho chúng con được vào Thiên đàng. Thánh Phêrô nhìn 3 linh hồn rồi lên giọng: – Mấy người làm như Thiên đàng là chỗ không người, ai muốn vào là vào phải không? Từng người 1, xếp hàng để tra xét. Ngài hỏi người thứ nhất là 1 bà xồn xồn: – Khi ở trần gian, con làm cái gì? – Người phụ nữ e lệ nói: Dạ, con làm nội trợ. Chủ yếu là quét dọn, đi chợ, nấu cơm… – Con có làm điều gì tốt không? – Dạ, con chỉ biết nấu ăn ngon. Cơm ngon canh ngọt. Bữa cơm nào, mấy bố con nó cũng hì hục vét nồi khen ngon. – Thánh Phêrô: Tốt, vào Thiên đàng ngay đi con. Các bà nấu ăn ngon cứu được nhiều đàn ông khỏi sa hoả ngục, khỏi lén lút đi ăn phở hàng xóm. Nấu ăn ngon, đó là chu toàn bổn phận. Nếu nấu ăn mà không ngon, người khác nuốt không được, đó là lỗi bổn phận. Tội đấy. Rồi Thánh Phêrô quay hỏi người đàn ông ốm o, xanh lè: – Anh này thế nào? – Dạ con có vợ được 30 năm và có 4 đứa con. – Làm nghề gì? – Dạ con chạy xe ôm, người ta bảo con đi đâu, người ta ôm con đi đó. Chạy càng nhiều thì càng bị ôm nhiều, mệt muốn chết, về nhà còn bị vợ và con cái hành hạ. Thời buổi này làm ăn khó khăn. Con cứ phải ngược xuôi chắt chiu lắm mới nuôi nổi mấy mẹ con nó: nay quần, mai áo, nay tiền học, mai tiền ăn, nay nhuộm tóc, mai lại duỗi tóc… Thánh Phêrô rơm rớm nước mắt, giang tay ôm lấy linh hồn tội nghiệp khốn khổ ấy và nói thút thít: – Con đã đền tội đủ rồi. Hôm nay con sẽ được vào Thiên đàng hưởng hạnh phúc. Rồi Ngài nhìn chằm chằm vào người thứ 3, tướng tá đẹp trai, hồng hào, khoẻ mạnh và hỏi: – Anh ở dưới đó làm gì? – Dạ, con là Linh mục phó xứ Trại Sơn. Nghe vậy Thánh Phêrô phán: – Anh phải xuống luyện tội 20 năm. Linh mục nghe vậy tức lắm, lên tiếng kêu oan: – Tại sao Ngài bất công quá vậy? Con ở dưới đó làm biết bao nhiêu chuyện sáng danh Chúa. Thánh Phêrô ngắt lời: – Thôi đừng kể nữa, ta biết hết rồi. Anh có nhiều giờ mà ít cầu nguyện, không soạn bài giảng cho kĩ. Lễ Chúa nhật, giảng gì mà vừa dài vừa dai vừa dở cứ như đánh thuốc gây mê, làm cho người ta ngủ gà ngủ gật, còn kêu gì nữa! Chưa chu toàn bổn phận. Xuống, 20 năm. Truyện vui, nhưng cũng nói lên 1 điều: Nghe Lời Chúa thôi, cũng chưa đủ lên Thiên đàng. Nói Lời Chúa thôi, cũng chưa đủ lên Thiên đàng, nhưng phải là sống Lời Chúa, thực hành Lời Chúa mới được lên Thiên đàng. Nên thánh hay lên Thiên đàng chính là chu toàn bổn phận.

TÌNH YÊU CHÔN SÂU TRONG TRÁI TIM

Khổng Nhuận

Số 319 A. Lễ Chúa Thăng Thiên – năm A.

Người đã làm cho Đức Ki-tô trỗi dậy từ cõi chết,

và đặt ngự bên hữu Người trên trời. (Ep 1 : 19 – 20)

Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế. (Mt 18 ; 20)

Video : Ngàn Nỗi Nhớ Gửi Đến Em

https://www.youtube.com/watch?v=oB1hCDO1wik

Một cảm giác cứ mãi lướt trong anh Từ khi anh biết yêu em lần đầu Là nỗi nhớ anh xếp trong yêu thương Là tình yêu chôn sâu trong trái tim

Lễ Thăng Thiên dễ khiến chúng tôi tưởng tượng ngay ra một cảnh tượng Triều Đình Thiên Quốc với Chúa Cha và Chúa Con oai phong ngự trên ngai vàng để cho cả thần thánh trên trời tung hô Thánh Thánh Thánh…

Có một điều kỳ lạ…hầu hết quý linh mục không tin Thiên đàng theo kiểu trẻ con như thế này…

Nhưng…

Không biết tại sao lâu lâu lại có một số linh mục lại thích kết luận:

Mong rằng MAI SAU, tất cả chúng ta sẽ gặp lại nhau trên Thiên Đàng..!!!

Ồ phải rồi…chúng tôi quên mất…hoặc thậm chí chẳng tin lời hứa của Thầy Giêsu:

Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế. (Mt 18 ; 20)

Thực vậy, chúng tôi chỉ tin Chúa Giêsu ngự trong Nhà Tạm

Và tin như đinh đóng cột: Chúa Giêsu hiện diện qua Bánh Thánh.

Còn chuyện Thầy ở cùng anh em mọi ngày  nghe có vẻ lý thuyết..

Thậm chí, chúng tôi còn suy đoán mò mẫm:

Thầy Giêsu nói thế chỉ để yên ủi chúng tôi mà thôi.

Vì thế hiếm có người nào trong chúng tôi xác tín và sống theo lời hứa của Thầy Giêsu.

Chúng tôi chỉ lo giữ mình khỏi phạm tội trọng

Sợ rằng khi chết đi, chúng tôi phải đến trước tòa Chúa phán xét.

Trong hiến chế tín lý về Giáo hội “Lumen Gentium”, công đồng Vatican II dã dạy

Thật vậy, trước khi ngự trị với Chúa vinh hiển,

mọi người chúng ta  đều phải trình diện trước tòa Chúa Kitô (2Cr 5,10).

Trở về bài hát Ngàn Nỗi Nhớ Gửi Đến Em

Nếu thay chữ Chúa vào chữ anh

Một cảm giác cứ mãi lướt trong Chúa Từ khi Chúa biết yêu em lần đầu Là nỗi nhớ Chúa xếp trong yêu thương Là tình yêu chôn sâu trong trái tim

Không phải Chúa yêu tôi lần đầuđã từ muôn thủa:

Ep 1:4   Trong Đức Ki-tô, Người đã chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của Người.

Để thể hiện tình thương tuyệt vời này,

trước khi về trời, Thầy Giêsu đã để lại một Chúc Thư ngắn gọn nhất thế giới:

Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế. (Mt 18 ; 20)

Ý muốn nói rằng: Không phải chỉ yêu khơi khơi… mà Chúa thực sự muốn :

tình yêu chôn sâu trong trái tim… mỗi người chúng ta.

Vấn đề còn lại là ngay hôm nay đây tôi có sẵn sàng mở lòng để đón nhận sự hiện diện của Thầy Giêsu trong lòng mình và tập sống nên một với Ngài…không???

CHÚA LÊN TRỜI , TA HÃY MẾN YÊU NHỮNG SỰ TRÊN TRỜI

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

Lễ Chúa Giêsu lên Trời

(Mt 28, 16-20)

Hôm nay, Chúa lên Trời, chúng ta hướng tâm hồn lên với Chúa, và trông đợi Người lại đến như lời đã hứa trước khi về Trời, để Người ở đâu chúng ta cũng ở đó. Vì thế, chúng ta hãy ái mộ những sự trên Trời, để cũng được cả xác lẫn hồn về trời với Chúa. Đây là niềm vui tràn đầy hy vọng khi chúng ta hướng về tương lai trên hành trình dương thế. Toàn bộ ý nghĩa Chúa về Trời được các bài đọc Thánh Kinh diễn tả chứa đựng trong những lời sau : “Chúa Giêsu đã bắt đầu làm và giảng dạy, Người căn dặn các Tông đồ xong… “. Và sau đó ” Người lên Trời ” (x. Cvtđ 1, 1- 11).

Theo sự quan phòng trong kế hoạch đời đời của Thiên Chúa, “đã đến giờ Chúa Giêsu rời bỏ thế gian mà về cùng Đức Chúa Cha“. Lời này được lặp đi lặp lại mỗi đoạn Tin Mừng trước lễ Chúa về Trời. Chúa từ giã Đức Maria Mẹ Người và nhất là tâm sự với các môn đệ nhiều điều. Hôm nay Người bảo các ông : ” Các con sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần ngự xuống trên các con, và các con sẽ nên chứng nhân cho Thầy tại Giêrusalem, trong tất cả xứ Giuđêa và Samaria, và cho đến tận cùng trái đất “(Cvtđ 1, 8 ). Thế là nhiệm vụ từ đây được ủy thác, đến lượt mình các Tông đồ phải thi hành cách trung thành.

Đang lúc chờ đợi Chúa Thánh Thần, Món Quà do Chúa Cha ban xuống, là sức mạnh của các Tông đồ. Chính Ngài hướng dẫn Giáo hội đi trên đường chân lý, Tin Mừng phải được rao truyền bởi quyền năng của Thiên Chúa chứ không phải do sức mạnh hay khôn ngoan của người đời. Trước khi về Trời, Chúa Giêsu “ đã ra lệnh cho các ông chớ rời khỏi Giêrusalem, nhưng hãy chờ đợi điều Chúa Cha đã hứa ” (Cvtđ 1, 4). Người nói với các ông : “các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần, giảng dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con” (Mt 28, 19 ). Căn cứ vào lời của Chúa Giêsu, các Tông đồ có trách nhiệm phải loan báo Tin Mừng cho thế giới, làm phép cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, nói cho thế gian biết về Nước Thiên Chúa và ơn cứu độ, nhất là phải làm chứng về Chúa Kitô ” cho đến tận cùng trái đất “(Cvtđ 1, 8). Giáo Hội sơ khai thấu hiểu huấn lệnh Chúa truyền, nên đã khai mở thời kỳ truyền giáo dù biết rằng thời kỳ này chỉ kết thúc vào ngày Chúa Giêsu lên trời, và trở lại.

Những lời Chúa Giêsu để lại cho Giáo hội là kho tàng vô giá. Giáo hội không những phải gìn giữ, loan báo, suy niệm mà còn sống nữa. Chúa Thánh Thần sẽ làm bén rễ sâu trong lòng Giáo hội ơn đặc sủng được sai đi. Chúa Giêsu đã và sẽ luôn sống trong Giáo hội như lời Người đã hứa : ” Và đây Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế ” (Mt 28, 20 ). Vì thế, Giáo hội nhận ra sự cần thiết phải trung thành với kho tàng đức tin và những lời Chúa truyền dạy, đồng thời thông truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, tới chúng ta ngày hôm nay. Lời Chúa và chỉ có Lời Chúa là nền tảng cho mọi sứ vụ, cũng như tất cả các hoạt động mục vụ của Giáo hội. Thẩm quyền của Lời Chúa là nền tảng mà Công Đồng Vatican II và Thánh Gioan XXIII đã nhấn mạnh trong bài phát biểu khai mạc : ” Mối quan tâm chính của Công đồng Đại kết, là kho tàng thiêng liêng Kitô giáo phải luôn được giữ gìn và giảng dạy ” ( Bài phát biểu của ngày 11 tháng 10 1962 ). Thách thức lớn nhất của chúng ta là trung thành với giáo huấn của Chúa Giêsu.

Suy tư thứ hai về ý nghĩa Chúa Giêsu lên trời dựa trên cụm từ : ” Chúa Giêsu lên Trời ngự bên hữu… “.

Sau khi hạ mình xuống trong cuộc thương khó, Chúa Giêsu lên Trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha đến muốn đời. Theo lời thánh Lêo Cả, khi Vị Thủ Lãnh của chúng ta bước vào thiên đàng và ở trên đó, ” vinh quang của Đầu ” đã trở thành “niềm hy vọng cho thân xác ” (x. Sermo Ascensione Domini). Chúa Giêsu đã vĩnh viễn bước vào thiên đàng, ” Người là Đầu và là Trưởng Tử giữa đàn em đông đúc” (Rm 8, 29). Vì bản tính của chúng ta là ở trong Thiên Chúa và ở trong Đức Giêsu Kitô. Nên vì loài người chúng ta (thân xác), Chúa Giêsu là (Đầu) hằng sống đến muôn thủa muôn đời hằng cầu thay nguyện giúp cho chúng ta trước mặt Chúa Cha ( x. Dt 7 , 25). Từ tòa cao vinh hiển, Người gửi cho Giáo hội một sứ điệp hy vọng và mời gọi hướng đến sự thánh thiện trên Trời nơi Người đang ngự bên hữu Thiên Chúa.

Nhờ công nghiệp và lời cầu bầu của Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha cho chúng ta, chúng ta có hy vọng đạt tới sự công chính và sống thánh thiện nơi Người. Giáo hội có thể gặp phải những khó khăn, việc loan báo Tin Mừng có thể bị thất bại, nhưng vì Chúa Giêsu ngự bên hữu Đức Chúa Cha, Giáo hội sẽ không bao giờ bị đánh bại. Sức mạnh của Chúa Kitô vinh hiển, Con yêu dấu của Chúa Cha hằng gìn giữ chúng ta, giúp chúng ta tận tụy và trung thành với Nước Thiên Chúa một cách quảng đại. Sự kiện lên Trời của Chúa Kitô ảnh hưởng cụ thể đến đời sống hàng ngày của chúng ta. Vì mầu nhiệm này, toàn thể Giáo hội có ơn gọi đợi chờ trong niềm hân hoan hy vọng ngày Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ chúng ta ngự đến.

Chúa Giêsu Vị Thủ Lãnh của chúng ta đã chiến thắng tội lỗi và sự chết, hiển vinh về Trời, đó là niềm hy vọng của chúng ta. Người sẽ trở lại đón chúng ta đi với Người. Để được về Trời với Chúa, chúng ta hãy gia tăng lòng mộ mến những sự trên trời và tích cực làm việc vì Nước Trời.

Hướng về Mẹ Maria “Nữ Vương Thiên Ðàng”, chúng ta xin Mẹ bảo vệ gìn giữ chúng ta là con cái Mẹ, biết sống và thực hành lời Chúa truyền dạy, để một ngày kia chúng ta cũng được về Trời với Chúa Giêsu. Đức Mẹ và các thánh vui hưởng tôn nhan Chúa Ba Ngôi đến muôn thủa muôn đời. Amen.

TRAO QUYỀN

Lm Vũđình Tường

Chúa lên trời.

Sau khi hoàn tất mọi sự trên trần thế Đức Kitô về trời, đoàn tụ cùng Chúa Cha. Truớc khi về trời Đức Kitô trao toàn quyền cho các môn đệ, thánh sử Mathew 28,16-20 tóm gọn những lời nhắn nhủ trên trong năm câu cuối cùng trong phúc âm của ngài. Lời nhắn nhủ cuối cùng trở thành nguồn sống cho các tông đồ và những ai đặt niềm tin vào Đức Kitô. Giáo Hội coi lời nhắn nhủ trên là sứ mạng của các Kitô hữu, sống, tin và loan truyền niềm vui Phục Sinh cho toàn thể nhân loại. Kitô hữu được mời gọi trở thành tông đồ hoạt động và hướng dẫn, giúp những người chưa biết Đức Kitô trở thành tông đồ hoạt động để họ tiếp tục công việc loan báo Tin Mừng cho muôn thế hệ. Họ sống niềm vui Phục Sinh và yêu thương nhau để qua đó người ta nhận biết khuôn mặt Đức Kitô trần thế qua các môn đệ Ngài.

Thầy đã được trao toàn quyền trên trời, dưới đất. vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ Mt 28,18

Lời nhắn nhủ đầu tiên thật rõ ràng khi Đức Kitô loan báo cho các tông đồ là Ngài có toàn quyền trên trời, dưới đất và sai các tông đồ ra đi huấn luyện những người tin theo thành tông đồ. Sứ mạng này không dành riêng cho một dân tộc nào, và cũng không có giới hạn thời gian. Sứ mạng loan báo cho toàn thể nhân loại và chấm dứt vào ngày tận cùng của vũ trụ. Ngày lễ Đức Kitô về trời được coi như ngày ra trường của các tông đồ. Các ông được chính Đức Kitô giáo huấn, chỉ bảo và nay Ngài về trời các ông chính thức đảm nhiệm công việc loan báo Đức Kitô Phục Sinh. Nguồn vui chung cho cả nhân loại. Đức Kitô về trời nhưng Ngài không để các ông mồ côi, Ngài sai Thánh Thần Chúa xuống hướng dẫn, chỉ bảo thêm cho các ông trong cánh đồng truyền giáo.

Kitô hữu được mời gọi giúp các người có lòng chân thành trở thành tông đồ Chúa. Để làm được công việc đó họ được chia sẻ quyền năng Chúa ban. Khi thực thi quyền năng Chúa ban họ không được tự í muốn làm gì thì làm nhưng phỏng theo cách Đức Kitô thực hiện quyền năng của Ngài. Không còn cách nào tốt hơn để tỏ lòng trung thành, quí mến Đức Kitô bằng cách thực hiện việc xử dụng quyền năng Chúa ban theo cùng cách Đức Kitô thực hiện khi Ngài sống nơi trần thế. Để làm được điều trên Kitô hữu cần liên kết mật thiết với Đức Kitô bởi Ngài là nguồn sống, là sự sống của Kitô hữu. Liên kết với Đức Kitô để sống theo Ngài và giúp người khác nhận biết Ngài. Nguồn sống Đức Kitô trao ban không phải tự mình Ngài mà chính là nguồn sống của Ba Ngôi Thiên Chúa và đây cũng là công thức thanh tẩy của Kitô hữu khi em bé lãnh nhận bí tích Thanh Tẩy em được thanh tẩy trong một Thiên Chúa Ba Ngôi: Ngôi Cha, Ngôi Con và Ngôi Thánh Thần. Đây là công thức thanh tầy hoàn vũ của các Kitô hữu. Lãnh nhận bí tích trên chúng ta trở thành con cái trong đại gia đình Chúa, trở thành anh chị em trong Đức Kitô.

Làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dậy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em c.19

Mặc dù về cùng Chúa Cha Đức Kitô không để các Kitô hữu mồ côi, Ngài sai Thánh Thần Chúa xuống hướng dẫn, chỉ bảo các Kitô hữu trong cánh đồng truyền giáo và trong cuộc sống hàng ngày của các tín hữu. Lời hứa ở cùng các Kitô hữu được tiên tri Isaiah loan báo hàng ngàn năm trước về việc Đức Trinh nữ sẽ thụ thai và sinh con trai với tên là Emmanuel có nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Đức Kitô nhắc lại lời tiên tri loan báo xưa Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.

Này đây người thiếu nữ sẽ mang thai, sẽ sinh hạ con trai và đặt tên là Emmanuel Is 7,14

Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế Mt 28.20

Mừng lễ Đức Kitô về trời là mừng mầu nhiệm Thiên Chúa cùng lúc ngự bên hữu Chúa Cha, đồng thời cũng luôn đồng hành với các Kitô hữu trong cuộc sống của mỗi người.

LỄ THĂNG THIÊN

Lm Giuse Đinh lập Liễm

LỄ THĂNG THIÊN

GIÁO HỘI THI HÀNH SỨ VỤ MỚI

  1. DẪN NHẬP.

Đức Giêsu, Ngôi Hai Thiên Chúa đã xuống thế làm người chịu chết trên thập tự để chuộc tội cho lòai người, để con người được quyền làm con Chúa và được thừa hưởng Nước Trời. Ngài đã đi rao giảng Tin mừng Nước Thiên Chúa, chiêu tập môn đệ, thành lập Giáo hội để tiếp nối công việc của Ngài ở trần gian. Sau khi đã hòan tất sứ mạng một cách hòan hảo, Đức Giêsu trở về cùng Chúa Cha để được hưởng vinh quang mà Cha đã dành cho Ngài. Hôm nay là lễ Thăng Thiên và cũng là ngày bàn giao quyền năng và sứ mạng của Ngài cho các môn đệ và Giáo hội.

Trước khi từ giã các Tông đồ đi về cùng Chúa Cha, Đức Giêsu trao lại sứ vụ của Ngài cho các ông là loan báo Tin mừng cho muôn dân. Tuy Đức Giêsu hứa sẽ ở cùng các ông cho đến ngày tận thế nhưng Ngài không trực tiếp giảng dạy được mà phải nhờ đến các ông và Giáo hội. Từ đó, Giáo hội phải nhận lấy trách nhiệm tiếp nối công trình của Ngài như Ngài đã dạy: ”Anh em hãy đi đến với muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, và Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

Hiệp thông với các môn đệ được chứng kiến việc Chúa lên trời, ta cùng mang lấy tâm tình và bắt chước công việc các ông sau khi Chúa về trời, đó là “Chúa về trời, ta vào đời”. Ta phải vào đời để làm tròn sứ mạng Chúa đã trao phó cho chúng ta, đó là “Làm cho muôn dân trở nên môn đệ của Chúa”(Mt 28,20) bằng đời sống chứng nhân của mình. Đồng thời hãy vui mừng phấn khởi với lời hứa của Chúa: ”Thầy ra đi để dọn chỗ cho các con… để Thầy ở đâu, các con sẽ ở đó với Thầy”. Thiên đàng là quê hương của chúng ta, nơi Chúa đang chờ đợi. Nhưng dầu sao chúng ta phải nỗ lực không ngừng để tiến tới nơi đó vì “Nuớc Trời chỉ có thể chiếm được bằng sức mạnh”(Mt 11,12; Lc 16,16).

  1. TÌM HIỂU LỜI CHÚA.

+ Bài đọc 1: Cv 1,1-11: Bài đọc 1 được rút ra từ sách Công vụ Tông đồ của thánh Luca và cũng là tác giả của sách Tin mừng thứ ba. Thánh Luca cho biết Chúa Giêsu kết thúc công việc mà Chúa Cha đã trao phó cho Ngài, nay Ngài về trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha. Trước khi về trời Chúa Giêsu căn dặn các môn đệ hai điều:

* Thứ nhất Ngài hứa ban Chúa Thánh Thần cho các ông. Hãy tin tưởng chờ đợi.

* Thứ hai Ngài trao cho họ sứ mạng làm chứng cho Ngài trên khắp cùng trái đất.

+ Bài đọc 2: Ep 1,17-23: Trong thư gửi cho tín hữu Êphêsô, thánh Phaolô cầu xin Chúa Cha ban cho các tín hữu thần khí khôn ngoan để nhận biết mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô, và mở trí lòng ra mà hiểu rõ đâu là niềm hy vọng mà họ đã lãnh nhận. Đức Kitô đã được trỗi dậy từ cõi chết, lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha và được làm chúa muôn vật: ”Thiên Chúa đã đặt tất cả dưới chân Đức Kitô và đặt Người làm đầu toàn thể Hội thánh, mà Hội thánh là thân thể Đức Kitô, là sự viên mãn của Người, Đấng làm cho tất cả được viên mãn” (Ep 1,23).

+ Bài Tin mừng: Ga 28,16-20: Thánh Matthêu kết thúc sách Tin mừng của Ngài bằng một bài ngắn gọn tường thuật việc Chúa Giêsu từ giã các môn đệ mà về trời. Ý chính của bài Tin mừng này cũng giống như bài trích sách Công vụ tông đồ hôm nay: Chúa Giêsu truyền cho các môn đệ hãy tiếp nối công trình của Ngài. Tuy Ngài không hiện diện để các ông trông thấy hay nghe thấy nhưng Ngài sẽ hiện diện bằng một cách thế mới để hoạt động trong Hội thánh. Ngài sẽ còn ở lại với Hội thánh cho đến ngày tận thế. Phần các ông ở lại, hãy thực hiện lời Chúa: ”Anh em hãy đi đến với muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, và Chúa Con và Chúa Thánh Thần”.

  1. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.

Chúa về trời, ta vào đời.

  1. ĐỨC GIÊSU VỀ TRỜI.

Sau khi sống lại, Đức Giêsu liên tiếp hiện ra với các môn đệ để vừa xác nhận việc Ngài sống lại vừa để bổ túc việc dạy dỗ các ông.

Đức Giêsu hiện ra với các môn đệ trong thời gian bao lâu ? Thánh Luca cho biết là 40 ngày (các sách ngụy thư nói đến 50 ngày hay 18 tháng), một thời gian khả dĩ cần thiết để kiện tòan việc dạy dỗ các tông đồ.

Hôm nay Đức Giêsu quyết định ra đi vĩnh viễn trong một cuộc hiển linh đầy quyền năng, một cuộc Thăng thiên về nhà Cha trên trời. Có người cho rằng đây là lần hiện ra lần sau hết với 500 môn đệ để mọi người chứng kiến việc Chúa lên trời. Nhưng trong bài Tin mừng hôm nay, thánh Luca cho biết chỉ có 11 tông đồ qui tụ về Galilê để được dạy dỗ và chứng kiến việc Chúa lên trời. Sở dĩ chỉ có 11 tông đồ vì Giuđa đã phản bội Chúa, đáng lẽ phải hối hận và đi tìm gặp Chúa đệ tạ lỗi thì lại đi thắt cổ tự tử (Mt 27,5).

Thánh Matthêu cho biết tiếp: ”Mười một môn đệ đi tới Galilê, đến ngọn núi Đức Giêsu đã hẹn với các ông (Mt 28,16). Trong Thánh Kinh, núi là nơi mang một tính chất thiêng liêng. Theo thánh Matthêu, các bản văn, lề luật quan trọng đều được ban ra từ trên núi như Thập giới, Tám mối phúc thật (Mt 5,1), Biến hình (Mt 17,1). Núi là nơi gặp gỡ Thiên Chúa, để tôn vinh và thờ lạy.

Khi thấy Đức Giêsu “Các ông phục lạy Ngài”(Mt 28,17). Thánh Matthêu có ý dùng chữ “Phục lạy”. Động từ này có ý nghĩa thần học chính xác. “Phục lạy” chỉ được dùng cho những ai đã nhận biết phẩm vị của Đức Giêsu và nhìn nhận phẩm vị này qua cử chỉ đó như ba nhà Đạo sĩ đến triều bái Chúa Hài nhi (Mt 2,11), người phung cùi được sạch (Mt 8,2), các môn đệ trên thuyền (Mt 14,33), người đàn bà xứ Cana (Mt 15,25). Hôm nay các ông thờ lạy cách kính cẩn hơn nữa vì Ngài huy hòang trong ánh sáng Phục sinh, vì nơi Ngài “Mọi quyền năng trên trời dưới đất được trao phó”. Tuy nhiên, cũng có mấy ông còn hòai nghi, nhưng không nói rõ tên ai.

Đức Giêsu tiến lại gần họ và phán: ”Mọi quyền năng trên trời dưới đất đều được ban cho Thầy. Các con hãy đi giảng dạy muôn dân”(Mt 28,18). Đức Giêsu đã chính thức trao quyền hành và sứ mạng của Ngài cho các ông để tiếp tục hòan thành. Hôm nay Đức Giêsu ra đi nhưng là ngày các môn đệ lên đường, họ có nhiệm vụ đi chinh phục thế giới. Chinh phục bằng lời giảng dạy, chinh phục bằng phép rửa tội nhân danh Chúa Ba Ngôi: Cha, Con và Thánh Thần.

Hôm nay, sau cuộc bàn giao, Đức Giêsu lên trời, các môn đệ phấn khởi nhìn theo, nhưng các ông còn nghe văng vẳng bên tai lời Chúa kết thúc Tin mừng: ”Này đây, Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”(Mt 28,20). Rồi họ xuống núi trở về xây dựng Giáo hội, làm cho Giáo hội thêm vững mạnh và phát triển chờ đợi Ngày Chúa lại đến. Giáo hội của Chúa sẽ đứng vững kiên cường không một thế lực nào có thể làm sụp đổ như lời sử gia Ba lan, ông Henryk Sienkievick, nói: ”Các bạo Chúa cùng với triều đại của họ đều lần lượt tiêu tan – Nhưng con thuyền của người dân chài Galilê cầm lái vẫn hiên ngang lướt sống”. Đấng là chủ con tầu đã chẳng từng nói đó sao (Mt 16,18) ?

  1. CHÚNG TA VÀO ĐỜI.
  2. Chúa về trời.
  3. a) Chúa Giêsu về với Cha.

Nhiều lần Chúa Giêsu đã báo trước cho các môn đệ là Ngài sẽ về cùng Cha, Ngài hay nhắc đến Cha Ngài, đến nỗi ông Philipphê đã thưa với Ngài: ”Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Cha, như thế là chúng con mãn nguyện” (Ga 14,8).

Sau khi hoàn thành sứ mạng của Cha giao phó là chịu chết chuộc tội cho nhân loại và sống lại để phục hồi cho con người sự sống mới, thì Chúa Giêsu đã lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha và được đặt làm chủ tể muôn loài: ”Hỡi những người Galilê, sao còn đứng nhìn trời ? Đức Giêsu Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Ngài lên trời” (Cv 1,11)

Hôm nay chúng ta mừng lễ Chúa lên trời hay mừng lễ Thăng thiên. Theo chữ Nho thì “Thăng” là lên và “Thiên” là trời. Xét theo nghĩa chữ thì “thăng thiên” chính là “lên trời”. Thế nhưng tại sao Ngài lại nói rằng “Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” ? Nói như vậy là Chúa vẫn còn ở với chúng ta chứ đâu có “lên trời” !

Chúng ta phải lưu ý đến cách viết của tác giả Matthêu. Ngài đã dùng từ không theo sát nghĩa đen, nhưng theo nghĩa mà người dân quen hiểu. Theo đó, cái gì cao thì gọi là “trời”, cái gì thấp thì gọi là “đất”, tình trạng tiến khá hơn thì gọi là “lên”, lùi tệ hơn thì nói là “xuống”. Như thế, “thăng thiên” hay ‘lên trời” không chỉ một chuyển động trong không gian, mà chỉ một tình trạng tốt hơn trước. Ngày xưa, Đức Giêsu nhập thế thì được diễn tả là “giáng trần” hay “xuống đất”. Hôm nay Ngài trở về tình trạng vinh quang với Chúa Cha thì được diễn tả là “lên trời”. Bởi vì, Đức Giêsu chỉ thay đổi tình trạng thôi cho nên dù bây giờ Ngài vinh quang, Ngài vẫn ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế, chứ không phải Ngài lên “ở trên trời” và để chúng ta phải mồ côi “ở dưới đất”.

Lễ Thăng thiên đánh dấu sự thay đổi tình trạng của Đức Giêsu. Hình dung Đức Giêsu đang bay lên giữa các tầng mây, hay đang ngồi bên phải Chúa Cha chỉ là những cách tưởng tượng. Những hình ảnh tưởng tượng này có cụ thể với đầu óc bình dân đấy, nhưng gây tai hại là khiến người ta nghĩ rằng Đức Giêsu đã xa cách loài người.

Chúng ta phải đi xa hơn những hình ảnh tưởng tượng kia để đạt đến ý nghĩa đích thực của việc thăng thiên: đó là Đức Giêsu đã lấy lại vinh quang, Ngài vẫn còn ở bên cạnh chúng ta luôn mãi, và nhờ vinh quang, Ngài sẽ hỗ trợ đặc biệt cho chúng ta (Lm Carôlô, Sợi chỉ đỏ, năm A, tr 215).

  1. b) Có thiên đàng không ?

Chúa Giêsu về trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha, đó là phần thưởng Cha dành cho Ngài sau khi đã hoàn thành sứ mạng được giao phó. “Lên trời” hay “lên thiên đàng” cũng là một, chỉ khác từ ngữ, còn ý nghĩa vẫn như nhau. Vậy Chúa Giêsu lên trời cũng có nghĩa là lên thiên đàng.

Trước đây Chúa Giêsu đã báo trước cho các môn đệ việc Ngài ra đi và đi để làm gì trong bài Tin mừng Chúa nhật 5 vừa qua: ”Anh em đừng xao xuyến ! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thày, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó” (Ga 14,1-3). Chúa Giêsu đi dọn chỗ cho chúng ta ở đâu, nếu không phải là ở thiên đàng ? Đúng vậy, Chúa Giêsu lên trời tức là lên thiên đàng như ở trên chúng ta đã nói. Do đó, chúng ta đặt ra hai vấn đề:

* Thiên đàng thế nào ?

Ta không biết rõ Thiên đàng như thế nào, nhưng ta chỉ biết đó là nơi ta sẽ được thấy Thiên Chúa nhãn tiền và được hạnh phúc vô cùng. Những người đã được nếm thử cảnh hạnh phúc thiên đàng nói lại cho ta điều họ thử nghiệm như sau:

Các Tông đồ ngây ngất nhìn về trời khi Chúa Giêsu được cất lên khỏi mặt đất, đến nỗi phải có hai thiên thần đến thức tỉnh các ông (Cv 1, 9-10).

Ba môn đệ Phêrô, Giacôbê và Gioan ngây ngất nhìn Chúa Giêsu biến hình trên núi Taborê (Mt 17,1tt).

Còn thánh Phaolô thì thốt lên như sau: ”Người ấy đã được nhắc lên đến tận tầng trời thứ ba. Và tôi biết rằng người ấy – hoặc trong thân xác hoặc ở ngoài thân xác, tôi không biết, có Thiên Chúa biết – đã được nhắc vào Thiên đàng và được nghe những lời khôn tả, người phàm không được phép nói lại”(2Cr 12,2-4).

Thiên đàng như thế nào không ai biết và nếu có biết thì không thể nào diễn tả được.

* Thiên đàng ở đâu ?

Ta dùng hai từ “lên thiên đàng” và “xuống hỏa ngục”, hai từ ấy gợi cho chúng ta cái ý nghĩ về một không gian vật chất có thể trông thấy được, sờ mó được. Nhưng đúng ra, thiên đàng hay hỏa ngục chỉ là một trạng thái của tâm hồn. Tâm hồn ta có thể là thiên đàng, cũng có thể là hỏa ngục. Nếu thi sĩ Nguyễn Du nói “Thiện tâm ở tại lòng ta” thì ta cũng có thể nói: ”Thiên đàng hỏa ngục ở ngay trong lòng ta”.

Truyện: không có thiên đàng

Chính vì hiểu Thiên đàng là không gian vật chất nên ông Kroutchev, thủ tướng của Liên xô cũ, đã nói với ký giả C. Sulberger ngày 5.9.1961 rằng: ”Để điều tra trên trời có Thiên đàng thật như người ta nói hay không, chúng tôi đã gửi một thám tử lên không trung, anh YOURI GAGARINE. Anh đã đi vòng quanh quả địa cầu, mà chỉ trông thấy những bóng đen dầy đặc. Không có chi giống như thiên đàng cả. (Sau đó) chúng tôi đã suy nghĩ và chúng tôi đã gửi một thám tử khác lên: GERMAN TITOV. Chúng tôi đã bảo anh rằng: ”Hãy bay lâu hơn một chút nữa. Có lẽ Gagarine chưa trông thấy thiên đàng, vì chàng chỉ mới bay có một tiếng rưỡi thôi. Vậy chuyến này anh hãy trông cho kỹ”. Titov đã trẩy đi, rồi trở về, và anh đã xác nhận lời tuyên bố của Gagarine: ”Hư vô ! Chỉ có hư vô”.

Rồi Kroutchev xoa tay kết luận: ”Cho nên người Cộng sản chúng tôi không tin có đời sau”(Information catholique, ngày 1.10.1961, tr 14).

  1. Ta vào đời.

Khi Chúa Giêsu về trời, các môn đệ ngây ngất nhìn lên trời để chiêm ngắm vẻ đẹp của Chúa Giêsu. Các ông đã quên trần gian, đến nỗi hai thiên thần phải hiện đến nhắc nhở cho các ông hãy quay về với thực tại, nghĩa là hãy quay về với đời sống hằng ngày, nhưng lòng vẫn hướng về trời. Vậy, Chúa đã về trời, còn chúng ta vào đời để làm gì ?

  1. a) Để loan báo Tin mừng.

Quang cảnh Chúa Giêsu lên trời đẹp quá, khiến các môn đệ còn ngước mắt lên trời nhìn theo. Các ông ước ao được hưởng vinh quang và vẻ đẹp của Chúa Giêsu như khi Ngài biến hình trên núi Taborê. Còn đang say sưa nhìn trời thì hai thiên thần hiện ra nhắc nhở cho các môn đệ “Sao các ông còn đứng nhìn trời” ? Điều này nhắc nhở cho các ông và mọi Kitô hữu hãy quay trở lại với thực tế trần gian để tiếp tục công trình cứu độ của Chúa Giêsu.

Vậy vào đời để tiếp tục sứ mạng của Chúa Giêsu là gì ? Ta hãy nghe lời nhắc nhở sau cùng của Chúa Giêsu trước khi từ giã các ông: ”Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, Con và Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy sẽ ở cùng anh em cho đến tận thế”(Cv 1,11).

  1. b) Để chuẩn bị về quê trời.

Ngày lễ Thăng thiên hôm nay nhắc nhở chúng ta sống tốt lành và hướng lòng ta về trời là quê hương, như thánh Phaolô nói: ”Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giêsu Kitô từ trời đến cứu chúng ta. Người có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người”(Pl 3,20-21).

Quê trời là niềm hy vọng của chúng ta, là động lực khuyến khích chúng ta chấp nhận một cuộc sống đầy gian nan ở trần gian này, nếu không thì những cố gắng của chúng ta sẽ trở nên vô ích. Thánh Ambrôsiô nói: ”Nếu Chúa chết đi mà không sống lại thì mọi tin tưởng của chúng ta đều là ảo tưởng (1Cr 15,17). Nhưng nếu Chúa sống lại mà không lên trời thì bao gian lao đau khổ chúng ta phải chịu vì Chúa phải cho là vô ích. Bởi vì, chúng ta sẽ lấy đà nào để chịu khó, nếu chúng ta không có hy vọng lên trời”.

Ai muốn lên thiên đàng thì phải yêu mến Chúa và yêu mến Chúa thì phải thi hành lời Chúa như Ngài đã phán: ”Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các đều răn của Thầy” (Ga 14,15). Thi hành lời Chúa là phải đem ra thực hành các điều Chúa dạy; điều này đòi hỏi mọi Kitô hữu phải cố gắng, phải hy sinh, phải dấn thân, phải nép nình vào mà đi qua cửa hẹp, bởi vì Chúa đã nói:”Không phải cứ kêu Lạy Chúa, lạy Chúa, mà được vào Nước Trời, nhưng chỉ những ai làm theo thánh ý Cha Ta ở trên trời” (Mt 7,21)

Việc lên trời là việc của từng người, mỗi người phải quyết định lấy, không ai có thể làm thay được. Chúa thương yêu chúng ta thật, nhưng Ngài không áp đặt chúng ta, Ngài không cưỡng chế chúng ta phải về trời, Ngài luôn tôn trọng quyền tự do của mỗi người. Nhưng dù sao, muốn lên thiên đàng cũng phải có điều kiện như người ta nói:

Lênh đênh trên cửa Thần phù,

Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm. Ca dao)

Mỗi người phải khéo lèo lái con thuyền của mình trên biển trần gian này mới được yên ổn, giống như ở Thánh hóa, ngày xưa có cửa biển Thần phù (bây giờ không biết có còn không), ở đó có dòng nước xoáy, rất nguy hiểm, người chèo qua đó phải rất cứng tay và khéo léo, nếu không sẽ bị chìm. Người ta lấy câu ca dao này để khuyên mọi người phải sống tốt lành để khỏi hư đi. Người ta rất khéo léo dùng chữ “tu” ở đây. Theo chữ Nho, chữ “tu” thì có nghĩa là “sửa”. Tu thân là sửa mình. Vậy ai khéo tu thân tích đức là người khéo chèo chống thì sẽ nổi, sẽ được rỗi; còn ngược lại thì sẽ bị chìm, tức là phải trầm luân.

Truyện: Ai muốn lên thiên đàng ?

Một hôm, trong nguyện đường D.S, một vị giảng thuyết hỏi giáo dân:

– Những ai muốn lên thiên đàng hãy đứng lên.

Tất cả cử tọa đều nhất loạt đứng dậy, chỉ trừ một người: anh ta cứ ngồi yên hàng ghế bên cạnh. Vị giảng thuyết liền hỏi anh ta:

– Thế còn bạn, bạn muốn đi đâu ?

Chàng uể oải trả lời:

– Chả đi đâu cả ! Tôi muốn được lên Thiên đang ngay ở đây.

Những người muốn một đời sống dễ dàng thường quên mất sự kiện này là: để sống dễ dàng, họ đã ỷ lại nhờ vả kẻ khác làm công việc mà đáng lẽ chính họ phải thực hiện. Nói khác đi, họ muốn đi du lịch mà không mất tiền (J. Keller, báo Thẳng tiến, số 29, th 01/63).

YÊU TRỜI-MẾN ĐẤT

Trầm Thiên Thu

YÊU TRỜI – MẾN ĐẤT

Mùa Phục Sinh là mùa Phụng Vụ quan trọng. Cuối Mùa Phục Sinh có hai sự kiện quan trọng: Chúa Giêsu lên trời (Mc 16:14-20; Lc 24:50-51; Cv 1:1-11) và Chúa Thánh Thần hiện xuống (Ga 14:23-31; Cv 2:1-11). Hai chiều, một LÊN và một XUỐNG, thế nhưng lại không hề trái ngược nhau: Yêu Trời thì cũng phải Mến Đất. Nếu không thì không biết Thiên Chúa (1 Ga 4:8) và chỉ là KẺ NÓI PHÉT (1 Ga 4:20).

Sau khi phục sinh được 40 ngày, Chúa Giêsu cùng 11 Tông Đồ lên Núi Ô-liu, ngoại thành Giêrusalem. Người ta không hiểu rằng sứ vụ thiên sai của Đức Kitô liên quan tâm linh chứ không dính líu chính trị, chính các môn đệ cũng hỏi Chúa Giêsu rằng Ngài sẽ phục hồi vương quốc cho Israel hay không. Họ thất vọng vì bị đè nén bởi đế quốc Rôma và thường mong có ngày lật đổ đế quốc này.

Tuy nhiên, Chúa Giêsu xác định: “Anh em không cần biết thời giờ và kỳ hạn Chúa Cha đã toàn quyền sắp đặt, nhưng anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1:7-8). Ngay sau đó, Ngài được cất lên cao, một đám mây bao phủ Ngài, và không ai còn thấy Ngài bằng con mắt trần tục nữa…

Chúa Giêsu về trời để chúng ta được lợi ích, Ngài đi nhưng lại có Chúa Thánh Thần đến nâng đỡ và ủi an chúng ta trên suốt cuộc lữ hành trần gian này: “Thầy ra đi thì có lợi cho anh em. Thật vậy, nếu Thầy không ra đi, Đấng Bảo Trợ sẽ không đến với anh em; nhưng nếu Thầy đi, Thầy sẽ sai Đấng ấy đến với anh em” (Ga 16:7). Ngài còn nhiều điều muốn nói với chúng ta, nhưng sức chúng ta không thể chịu nổi, Ngài để cho Chúa Thánh Thần soi sáng và dần dần dẫn chúng ta tới “sự thật toàn vẹn” (Ga 16:12).

Mùa Phục Sinh là Mùa Mừng. Khi cầu nguyện bằng Kinh Mai Côi với Mùa Mừng, chúng ta có ngắm thứ nhì đề cập sự kiện Chúa Giêsu lên trời, và ngắm thứ ba đề cập sự kiện Chúa Thánh Thần hiện xuống.

  1. CHÚA GIÊSU LÊN TRỜI

Chúng ta cầu xin Thiên Chúa thương ban hồng ân biết “ái mộ những sự trên trời”. Chúa Giêsu đã từ trời xuống, trước sau gì Ngài cũng lại về trời ngự bên hữu Chúa Cha. Thánh Luca cho biết: “Sau đó, Người dẫn các ông tới gần Bêtania, rồi giơ tay chúc lành cho các ông. Và đang khi chúc lành thì Người rời khỏi các ông và được đem lên trời. Bấy giờ, các ông bái lạy Người, rồi trở lại Giêrusalem, lòng đầy hoan hỷ, và hằng ở trong Đền Thờ mà chúc tụng Thiên Chúa” (Lc 24:50-53).

Chúng ta không là “người trời” nên không biết những sự trên trời là gì, nhưng chúng ta có thể tìm hiểu và nhận định theo những gì được mặc khải. Đó là những sự gì? Chắc chắn rất nhiều. Nói chung là những điều tốt đẹp, liên quan các nhân đức đối thần và đối nhân, vì Nước Trời là một Vương Quốc hoàn hảo của Thiên Chúa. Chính Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ: “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy” (Ga 14:15). Ngài nhấn mạnh: “Ai CÓ và GIỮ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy” (Ga 14:21). Chúa Giêsu cũng đang lặp lại những lời đó đối với mỗi chúng ta. Nếu chúng ta thực sự yêu mến Ngài, chúng ta sẽ được hưởng vinh quang của Ngài. Nếu chúng ta chân thành yêu mến Ngài, chúng ta sẽ được lên trời với Ngài – nghĩa là chúng ta cũng trở nên “người trời” như Ngài, sau khi chúng ta hoàn tất cuộc lữ hành trần gian. Lên trời là cùng đích của cuộc đời mỗi chúng ta.

Chúa Giêsu lên trời, không phải là Ngài bỏ rơi chúng ta, mà Ngài về trước để dọn chỗ cho chúng ta, và chính Ngài sẽ trở lại đón chúng ta đi (Ga 14:2-3). Chúa Giêsu lên trời là vào Vương Quốc vinh quang, những ai trung tín với Ngài cũng sẽ được hưởng hạnh phúc vĩnh hằng nơi Vương Quốc đó. Lời hứa của Ngài luôn chắc chắn, bất di bất dịch, hoàn toàn tuyệt đối. Quả thật, Ngài cũng đã xin Chúa Cha: “Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang của con, vinh quang mà Cha đã ban cho con, vì Cha đã yêu thương con trước khi thế gian được tạo thành” (Ga 17:24). Phúc thay những người tin nhận Đức Giêsu là Con Thiên Chúa và yêu mến Ngài!

Tuy nhiên, ai muốn “ái một những sự trên trời” thì không thể không quý mến những sự dưới đất. Tình trạng “quý mến những sự dưới đất” không có nghĩa là mê say vật chất mà là yêu quý mọi người, kể cả kẻ thù. Có thế thì mới được trở thành “người trời” – tức là nên thánh. Sống giả hình và kèn cựa với tha nhân thì hơi bị “căng” đấy, theo kiểu nói người đời thì đó là “thánh chảnh” – gọi là thánh mà không hề có chút gì là thánh, giống như nói “chúa chổm” – gọi là chúa mà không là chúa!

  1. CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG

Chúng ta cầu xin Thiên Chúa thương ban hồng ân “được đầy dẫy ơn Chúa Thánh Thần”. Chúng ta quen nói là “bảy ơn Chúa Thánh Thần”, nhưng không phải chỉ bảy ơn mà vô số ơn, và chính Ngài vẫn hằng ngày liên tục hoạt động trong Giáo Hội, tác động từng phút từng giây.

Chúa Thánh Thần là nhân vật vô cùng quan trọng, dạng VIP đặc biệt, bởi vì chính Ngài sẽ “dẫn chúng ta tới sự thật vẹn toàn” (Ga 16:13). Kinh Thánh cho biết: “Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi, bỗng từ trời phát ra một tiếng động như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một. Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho” (Cv 2:1-4). Đúng như lời Chúa Giêsu đã hứa trước khi Ngài về trời: “Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi. Đó là Thần Khí sự thật” (Ga 14:16-17).

Chúa Thánh Thần đến bằng nhiều cách, rõ ràng nhất là khi chúng ta lãnh nhận Bí tích Thêm Sức. Ngài đến để làm cho chúng ta can đảm làm chứng về Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. Ngài đến để đổ đầy tình yêu vào lòng chúng ta, vì Ngài là Ngôi Vị Yêu Thương trong Sự Sống của Thiên Chúa, nhiệm xuất từ Chúa Cha và Chúa Con. Ngài là Thần Khí Thiên Chúa, giống như hơi thở, là nguồn linh hứng yêu thương vô hạn, nhờ đó chúng ta có thể hướng thiện và nỗ lực hoàn thiện để được sự sống dồi dào một cách viên mãn nhất.

Chúa Thánh Thần là tác nhân làm cho Giáo Hội phát triển không ngừng, sinh cây xanh biếc tứ thời bát tiết, kết quả ngọt và trái lành là các trinh nữ, các vị tử đạo, các anh hùng đức tin,… Chúng ta gọi đó là các thánh. Chúa Thánh Thần xuất hiện đa dạng: chim bồ câu, nước, gió, lửa. Thời Cựu Ước, sau Đại Hồng Thủy, bồ câu đã xuất hiện với nhành lá biếc xanh cho biết rằng nước đã rút, đất bắt đầu có sự sống. Bồ câu cũng là biểu tượng của sự hòa bình, và chắc chắn ai cũng khao khát hòa bình.

Nước, gió, lửa là những thứ rất mềm mà lại rất mạnh, thậm chí không gì có thể chống lại. Thiếu nước, chúng ta khát; thiếu gió, chúng ta khó chịu; thiếu lửa, chúng ta không có đồ ăn; thiếu không khí, chúng ta chết. Chúa Thánh Thần rất cần thiết. Vì thế, Giáo Hội luôn cầu nguyện: “Veni Sancte Spiritus – Lạy Chúa Thánh Thần xin ngự đến”.

Lửa rất đặc biệt. Chỉ một đốm lửa nhỏ nhưng có thể thiêu rụi cả cánh rừng rộng lớn. Người ta có thể thổi tắt ngọn lửa nhỏ, nhưng không rất khó dập tắt ngọn lửa lớn. Lửa càng được chia sẻ thì càng thêm nhiều, không hề hao mòn. Thật kỳ diệu!

Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi chí thánh, xin khơi lửa mến trong tâm hồn con để con biết yêu trời và mến đất, luôn hướng thượng và nối vòng yêu thương với tha nhân – dù họ là ai. Con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu, Đấng cứu độ nhân loại. Amen.

XIN CHA DANH THÁNH CHÚA ĐƯỢC CẢ SÁNG

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

Chúa Nhật VII Phục Sinh năm – A

(Ga 17, 1-11)

Bước vào Chúa nhật thứ VII Phục Sinh, Phụng vụ Giáo hội chuẩn bị tâm hồn chúng ta mừng Đại lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Trước khi về trời, Đức Giêsu đã hứa với các môn đệ trong bữa tiệc ly là không bỏ chúng ta mồ côi, Người sẽ gửi Chúa Thánh Thần đến, để trong mọi sự con người tôn vinh Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu Kitô.

Các thánh Tông Đồ đã qui tụ bên Đức Maria để cầu nguyện, noi gương các ngài, chúng ta cũng hãy hăng hái chuẩn bị sẵn sàng, cầu nguyện và thực hành đức bác ái, đón Chúa Thánh Thần, Đấng từ Chúa Cha hiện xuống trên chúng ta, và thưa với Chúa : “Lạy Chúa, con kêu lên cùng Chúa, xin Ngài lắng nghe, alléluia ; hồn con thưa cùng Chúa : mắt con tìm kiếm thánh nhan Ngài, lạy Chúa, con tìm kiếm Chúa, xin đừng ẩn mặt, alléluia, alléluia”.

Toàn bộ Phúc Âm thánh Gioan chương 17 là diễn từ ly biệt, được kết thúc bằng kinh nguyện vô cùng cảm động của Chúa Giêsu dâng lên Cha. Kinh nguyện mở đầu bằng lời khẩn cầu danh Cha, ca tụng Ngôi Cha và Ngôi Con (câu 1-5). Chúa Giêsu xin  “Cha tôn vinh Con Cha để Con Cha tôn vinh Cha” (Ga 17, 1).

Hôm nay, Chúa Giêsu nói với chúng ta về vinh quang mà Người đã chia sẻ từ đời đời với Chúa Cha; vinh quang mà Chúa muốn chia sẻ với chúng ta cũng như các môn đệ của mình qua cái chết và sự phục sinh của Chúa. Cách đây ít ngày, chúng ta đã mừng lễ Chúa lên Trời, và tuần sau chúng ta sẽ mừng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, chúng ta được mời gọi suy tư về mọi điều Chúa Giêsu đã dạy khi Người còn tại thế và cầu xin Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các thánh Tông Đồ. Chúa Giêsu luôn làm gương cho chúng ta noi theo: “Con đã làm vinh hiển Cha dưới đất. Con đã chu toàn công việc mà Cha đã giao phó cho Con” (Ga 17,4); mọi thành phần trong Giáo hội phải tiếp tục công việc tương tự trên trần gian.

Chúa Giêsu từ Chúa Cha mà đến để hoàn thành công việc mà Chúa Cha đã trao phó, cụ thể là cứu chuộc loài người, được các môn đệ biết đến. Đối với các ông, chắc chắn Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa làm người: “Chúng biết đích thực rằng Con bởi Cha mà ra, và chúng tin rằng Cha đã sai Con” (Ga 17, 8).

Nên Chúa Giêsu xin cho các môn đệ : “Con cầu xin cho chúng; Con không cầu xin cho thế gian, nhưng cho những kẻ Cha đã ban cho Con” (Ga 17, 9). Người cầu xin cho cả chúng ta là những kẻ nhờ các môn đệ mà tin vào Chúa. Chúng ta có mở lòng mình ra và tin chắc như thế không ? Với đức tin vững vàng, chúng ta sẽ tham dự vào vinh quang của Thiên Chúa. Thánh Ignatio Loyaga khuyên chúng ta : “Nếu anh em yêu mến vinh quang, thì hãy tìm kiếm trong sự thật duy nhất là Thiên Chúa”.

Chúa Giêsu được tôn vinh và nay trở về cùng Cha, tuy nhiên, Người sẽ không bỏ chúng ta mồ côi và Người sẽ xin Chúa Cha gửi Chúa Thánh Thần xuống trên chúng ta. Chúa Giêsu Kitô, Đấng bầu cử cho các môn đệ sẽ luôn hiện diện trong Hội Thánh, chúng ta sẽ tiếp tục công việc của Người và Người sẽ giúp chúng ta trong những lúc khó khăn mà chúng ta gặp phải trong thế gian.

Thánh Công Đồng Vaticanô II nhắn nhủ chúng ta rằng, muốn thi hành ý muốn của Chúa Giêsu, việc cần thiết phải làm là hiệp nhất : “Vì ngày nay ở nhiều nơi trên thế giới, nhờ ơn Chúa Thánh Thần thúc đẩy, rất nhiều cố gắng nhằm tiến tới hiệp nhất đầy đủ theo ý muốn của Chúa Giêsu Kitô đang được thực hiện bằng kinh nguyện, lời nói, việc làm, nên Thánh Công Ðồng này khuyến khích tất cả mọi người công giáo hãy nhận ra các dấu chỉ thời đại để khéo léo tham gia vào công cuộc hiệp nhất.

Phải hiểu danh từ “phong trào hiệp nhất” là những hoạt động và sáng kiến được phát động và tổ chức nhằm cổ võ sự hiệp nhất các Kitô hữu, tùy theo những nhu cầu khác nhau của Giáo Hội và những thời cơ thuận tiện. Trước hết như là mọi cố gắng loại bỏ những lời nói, phán đoàn và việc làm không đúng với hoàn cảnh của các anh em ly khai xét theo công bình và chân lý, vì nếu không sẽ gây thêm khó khăn trong việc giao tiếp với họ. Thứ đến là trong các buổi hội thảo với tinh thần tôn giáo giữa các Kitô hữu thuộc nhiều Giáo Hội hay Cộng Ðoàn khác nhau, có sự “đối thoại” giữa các nhà chuyên môn thấu triệt vấn đề, và mỗi người sẽ giải thích cặn kẽ giáo lý của Cộng Ðoàn mình và trình bày minh bạch những nét độc đáo của giáo lý ấy. Có đối thoại như thế mọi người mới hiểu biết đúng hơn và tôn trọng đúng mức giáo lý cũng như đời sống của mỗi Cộng Ðoàn; cũng nhờ đó mà các Cộng Ðoàn dần dần hợp tác được với nhau rộng rãi hơn trong mọi công cuộc mưu ích chung mà lương tâm Kitô hữu nào cũng đòi hỏi; lại cũng nhờ đó, họ hợp nhau cầu nguyện chung mỗi khi có cơ hội thuận tiện. Sau cùng mọi người hãy kiểm điểm coi mình có trung thành với ý muốn của Chúa Kitô về Giáo Hội không, để rồi hăng hái tiến hành việc canh tân và cải tổ đúng như bổn phận đòi hỏi.

Khi các tín hữu của Giáo Hội Công Giáo khôn ngoan và kiên nhẫn thực hiện tất cả các điều ấy dưới sự giám sát của các chủ chăn tức là họ đã đóng góp cho việc thực hiện công bình và chân lý, sự hòa thuận và hợp tác, tình huynh đệ và đoàn kết. Với đường hướng này, khi đã vượt được mọi trở ngại ngăn cản sự hiệp thông hoàn toàn của Giáo Hội, dần dần mọi Kitô hữu sẽ đoàn tụ qua việc cử hành Phép Thánh Thể duy nhất, hiệp nhất trong một Giáo Hội độc nhất; sự hiệp nhất mà Chúa Kitô từ ban đầu đã rộng ban cho Giáo Hội của Người. Chúng tôi tin rằng sự hiệp nhất ấy tồn tại mãi trong Giáo Hội Công Giáo và hy vọng rằng mỗi ngày sẽ bành trướng thêm cho đến tận thế”. (Công Đồng Vaticanô II Sắc Lệnh về Hiệp Nhất, Unitatis redintegratio số 4)

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã cầu xin cho chúng con, xin cử Chúa Thánh Thần đến, để Ngài giúp chúng con thực hành những điều Chúa muốn. Amen.

DI NGÔN

Am Trần Bình An

Chia sẻ Tin Mừng CN Lễ Thăng Thiên NA 2017 (Mt 28,16-20)

Di Ngôn

Bùi Văn Ngợi, Nguyễn Mậu Linh, Phan Thanh Nhiên là ba người Việt Nam đầu tiên chinh phục thành công đỉnh Everest trong chương trình Everest Việt Nam 2008, Tinh thần Việt hòa cùng thế giới. Đoàn leo có 10 người, gồm 5 người Sherpa hỗ trợ, 3 người Việt Nam, 1 người Thái, 1 người Mỹ. Ngày 18/5/2008, chúng tôi từ trại chính lên trại 1, rồi tiếp tục qua trại 2, 3, 4. Ngày 22/5, chúng tôi chạm đỉnh Everest. Trước khi bắt đầu hành trình, đã phải luyện tập rất gắt gao. Tuy không quy định chính xác bắt buộc, nhưng đây là một nguyên tắc phải có. Bình thường, mỗi người mất khoảng 3 năm tập luyện để có sức khỏe,  thể lực, kiến thức leo núi, đặc biệt là thích nghi độ cao và nhiệt độ âm. Như hơn 7 tháng tập luyện leo một số đỉnh như Fansipan cao 3.143m (ViệtNam), Kinabalu 4.095m (Malaysia), Kilimanjaro, nóc nhà châu Phi cao 5.895 m, Island Peak cao 6.160m (Nepal). Island Peak có thời tiết và địa hình gần tương tự, nếu không leo thành công thì khó nghĩ tới Everest cao 8.848 m.

Tình trạng khắc nghiệt là cái lạnh -30 độ C, leo núi trong điều kiện  gió mạnh, mưa tuyết, băng qua những dốc núi tuyết dựng đứng lên đến 70, 80 độ, khi oxy chỉ còn 27% trong không khí.

Trong  thời gian dài tập luyện, họ đã được trang bị rất kỹ về tâm lý, khả năng và về phản ứng thích nghi trong môi trường tập thể, tình đồng đội. Vì vậy, trên hành trình, tâm lý mọi  người khá vững vàng, không nghĩ đến cái chết, chỉ tập trung cho việc hỗ trợ đồng đội và phải chiến thắng.

Thực sự đã có những khoảnh khắc nguy hiểm tưởng như sắp chết: điều kiện ăn uống không phù hợp, khí hậu khắc nghiệt, lượng oxy xuống quá thấp, cơ thể kiệt sức triền miên, không ngủ được trong  nhiều ngày nên đầu nóng lên. Những lúc đó, suy nghĩ không còn tỉnh táo nữa. Nhưng tất cả cũng qua.

Do lượng oxy thấp, lúc nào nhịp tim cũng làm việc rất nhanh, đập hơn 142 nhịp/phút, vừa để cung cấp oxy, vừa sưởi ấm cơ thể (vì thiếu oxy và lạnh nữa nên rất khó ngủ). Những trang thiết bị bảo hộ chuyên dụng chống lạnh được khí lạnh bên ngoài, nhưng do mình hít thở bằng khí trời nên luồng không khí  lạnh đi thẳng vào lồng ngực, làm lạnh từ trong ra. Không phải lúc nào cũng có thể dùng bình oxy, chỉ có những đoạn cuối cùng như từ trại 4 lên đỉnh, hay ở thềm Hillary. Hầu hết các vận động viên leo núi đều phải tập tự hít thở.

Người Nepal cung cấp lương thực mang theo. Đoàn Việt Nam chủ yếu ăn lương khô. Mỗi người phải tự mang những thứ đó, vì trên hành trình, nếu quá mệt, phải nghỉ ngơi nên cần đồ sử dụng ngay. Ngoài ra trong balo còn có lương thực, nước uống, trường hợp lạc vẫn có thể cầm cự được vài ngày. Tất cả những thứ này không thể nhờ người khác mang giúp, vì hoàn toàn có thể lạc nhau…(Hải An, Người Việt kể gian truân trên đường chinh phục đỉnh Everest)

Ba chàng thanh niên Việt Nam đã vượt bao khó khăn, nguy hiểm, thách đố, chinh phục đỉnh Everest. Ngày xưa, mười một môn đệ cũng không quản bao cơ cực, gian lao, vất vả, lên núi hạnh ngộ với Đức Giêsu Phục Sinh. Người để lại di ngôn trước khi về Trời. Tóm tắt lại là tiên quyết dám bỏ mình theo Chúa, chịu khổ giá, sống theo đúng theo ba trạng thái thiên hoà, địa hoà và nhân hoà.

Thiên hoà

“Mười một môn đệ đi tới miền Galilê, đến ngọn núi Ðức Giêsu đã truyền cho các ông đến.” Vâng lệnh truyền, vâng theo trái tim nhiệt thành, không sợ hãi, không sợ cường quyền, không sợ đòn vọt, tù đầy, chết chóc, bỏ lại đàng sau tất cả những gì níu kéo chân, như tình cảm, quyền lợi, vật chất, sang giàu, chức danh. “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo.” (Mc 6, 34)

Nghe và thực hành Lời Chúa mời gọi là thiên hoà, là chấp nhận, đồng thuận, hợp ý với Nước Trời, với Đức Giêsu Kitô đã răn dạy, hướng dẫn, khuyên nhủ, không một chút do dự, hay lo lắng đối phó thế gian. Dẫu thế, người môn đệ luôn phải chiến đấu với cám dỗ, như lời thánh Phaolô công khai bày tỏ: ”Tôi biết rằng sự thiện không ở trong tôi, nghĩa là trong xác thịt tôi. Thật vậy, muốn sự thiện thì tôi có thể muốn, nhưng làm thì không. Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm.” (Rm 7, 18-19)

Địa hoà

“Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy đã truyền cho anh em.” Nếu sống theo thiên Hoà, thì đương nhiên phải có nhiệm vụ rao truyền Lời Chúa, Tin Mừng, đến mọi người, đó chính là địa hoà. Đem chân lý hoà vào muôn dân, dẫn tha nhân về Nước Chúa.

Địa hoà là sống an vui với tha nhân, dù chịu chống đối, bất bình, bắt bớ, đau khổ, tra tấn và chịu chết vì Lời Chúa, vì chân lý, sự thật. “Nếu thế gian ghét anh em, anh em hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước. Giả như anh em thuộc về thế gian, thì thế gian đã yêu thích cái gì là của nó. Nhưng vì anh em không thuộc về thế gian và Thầy đã chọn, đã tách anh em khỏi thế gian, nên thế gian ghét anh em.” (Ga 15, 18-19)

Nhân hoà

“Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” Lời an ủi, bảo đảm và chứng thực cho những ai theo Chúa Giêsu, làm môn đệ chân chính của Người. Trạng thái nhân hoà là sống giao hoà, hoà hợp, hoà bình với Thiên Chúa

Được Chúa Ở Cùng chính là niềm vui, hạnh phúc và hy vọng cho tất cả những ai là Kitô hữu, như Vua Đavít đã hân hoan chúc tụng: “Chúa là mục tử, chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi. Trong đồng có xanh tươi, Người cho tôi năm nghỉ.Người đưa tôi tới dòng nước trong lành và bổ sức cho tôi. Người dẫn tôi trên nẻo ngay đường chính vì danh dự Người.” (Tv 23, 1-3)

“Thời đại mới, nhu cầu mới, phương pháp mới. “Thầy ở với các con mọi ngày cho đến tận thế”, và Ngài ban cho Hội Thánh lễ Hiện Xuống mới.” (Đường Hy Vọng, số 296)

Xin Chúa luôn ở với chúng con, để chúng con có thể sống và đem Tin Mừng đến mọi người, qua chính chứng tá của chúng con.

Khấn xin Mẹ luôn cầu bầu cho chúng con trở nên những tông đồ nhiệt thành và trung thành của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Amen.

Tab 3 content place

[/fruitful_tabs]
[/fruitful_tabs]
[/fruitful_tabs]

 

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*