• Đầy tớ trung tín và Bất trung- St. Ns/DMHCG 7-2016
  • Tỉnh thức trong đêm tối-Lm. Carolô Hồ Bạc Xái
  • Hãy tỉnh thức và sẵn sàng-Lm Giuse Đinh lập Liễm
  • Hai suy tư-Mai Tá

ĐẦY TỚ TRUNG TÍN VÀ BẤT TRUNG

St. Ns/DMHCG 7-2016

Chúa nhật 19 thường niên, năm C

Kn 18:6-9; Dt 11:1-2, 8-19; Lc 12:32-48

Kẻ trộm đến thì không bao giờ báo trước và lấy đi những gì chủ nhà đang ngủ say.  Chúa Giêsu dùng hình ảnh dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống để dạy về tính cách khẩn thiết của thời cánh chung.  Hãy nghe tính cách khản thiết và bất ngờ của thời cánh chung này: “Anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ an hem không ngờ, Con Người sẽ đến.” Tỉnh thức sẵn sàng là thái dộ cần có của chủ nhà, nếu không muốn kẻ trộm đến và rinh đi tất cả những gì mình có.

Khi Phero hỏi Đức Giêsu xem dụ ngôn trên áp dụng cho ai, cho dân chúng hay cho nhóm Mười Hai là những người lãnh đạo, Chúa Giêsu kể cho họ một dụ ngôn khác về người quản gia.

Người quản gia cũng là đầy tớ như bao đầy tớ khác của chủ.  Có điều khi chủ có việc đi xa nhà, anh được đặt lên làm người coi sóc tài sản và các tôi tớ khác trong nhà của chủ.  Chính sự vắng nhà của ông chủ đã làm lộ ra thực chất của người quản gia: trung tín hay bất trung.

Người quản gia trung tín sẽ chăm chỉ làm tròn bổn phận được giao.  Đó là lo lắng đời sống cho những người khác bằng việc cấp phát phần thóc gạo đúng giờ đúng lúc.  Người quản gia trung tín không lưu tâm đến việc khi nào chủ về mà chỉ một bề làm theo ý chủ.  Anh chỉ tập trung vào việc phục vụ những người được chủ giao phó, và phục vụ đúng giờ.  Nếu chủ về một cách bất ngờ và thấy anh chu toàn trách nhiệm cách chu đáo hẳn nhiên anh sẽ được chủ ban thưởng.

Người quản gia bất trung là một người vô trách nhiệm và phản bội lại lòng tốt của chủ dành cho mình.  Anh đã lợi dụng lòng tốt mà chủ ưu ái dành cho anh để xử sự hà khắc với các đầy tớ khác mà quên quá khứ của mình cũng đã từng là đày tớ.  Anh ta dùng quyền hành của mình để , đánh đập, áp chế các đầy tớ khác, và sống một cuộc sống buông thả, vô độ: “Anh bắt đầu đánh đập các tôi trai tớ gái , và chè chén say sưa.”  Lý do dẫn đến sự tha hóa của người quản gia này là anh ta suy nghĩ rất đơn giản còn lâu “chủ ta còn lâu mới về.”  Suy nghĩ nông cạn như vậy nên anh ta mặc sức ăn chơi, mặc sức dùng quyền hành tạm thời của mình mà tác oai tác quái.

Nhưng thật đáng thương cho anh là chủ về sớm hơn anh nghĩ, “vào ngày anh không ngời, vào giờ anh không biết”.  Bao tội lỗi, bê tha của anh bị phơi bày không thể chối cãi, không thể biện minh được một lời nào.  Những đầy tớ bị anh hành hạ và bỏ đói, những phung phí tài sản, những đam mê vô độ la gbằng chứng cho sự bất trung của anh thật qua rõ ràng trước mặt chủ.

Phêrô đã hỏi Chúa Giêsu: “Lạy Chúa, Chúa nói dụ ngôn này cho chúng con hay cho tất cả mọi người?”  Chúng ta đã đọc ra lời giáo huấn của Chúa Giêsu và lời mời gọi tỉnh thức cũng như lời cảnh báo răn đe là dành cho tất cả mọi tín hữu.  Là tín hữu Chúa Kitô, chúng ta đã được lãnh nhận nhiều và Chúa cũng đòi hỏi chúng ta phải sống xứng đáng với những ơn ban: “Hễ ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều, và ai được giao phó nhiều thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn.” Hơn nữa, lời giáo huấn của Chúa trong Tin Mừng hôm nay còn nhắm đực biệt đến vị trí lãnh đạo trong Giáo Hội.  Những nhà lãnh đạo được trao quyền hành và trách vụ của mình.  Mình đang là sống vai trò của người quản gia nào: Trung tín hay bấ trung mà Chúa đang đựt lên tạm thời coi sóc đoàn dân của Chúa.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết trung tín với những gì Chúa đã ban cho chúng con.  Xin cho con một tinh thần hăng say phục vụ trong tư cách là một đầy tớ trung thành của Chúa.  Xin đừng để lòng con ra ngu muội vì chè chén say sưa và ham mê sự đời.  Xin đừng để con sa vào cạm bẫy của vật chất và quyền lực, nhưng cho chúng con giữ nguyên lý tưởng thuở ban đầu, lý tưởng phục vụ quê hương và Hội Thánh.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã đặt con lên làm người coi sóc, xin cho biết dùng quền của mình để phục vụ anh em, biết hướng đến tha nhân chứ đừng tìm tư lợi, biết lo cho bản thân nhưng đừng quên bao người bất hạnh đang chờ cứu giúp.

Nhờ lời Đức Trinh Nữ Maria chuyển cầu, xin cho chúng con thật sự trở nên chứng nhân, làm tất cả để Thiên Chúa được tôn vinh, và phẩm giá con người được tôn trọng. Amen.

TỈNH THỨ TRONG ĐÊM TỐI

Lm. Carolô Hồ Bạc Xái

Chủ Ðề: Tỉnh thức trong đêm tối

“Anh em hãy sẵn sàng” (Lc 12 40)

  1. Dẫn vào Thánh lễ

Anh chị em thân mến

Lời Chúa hôm nay kêu gọi chúng ta hãy tỉnh thức. Tỉnh thức để làm gì? Bài Tin Mừng hôm nay nói “để đợi chủ về”. Nghĩa đầu tiên là đợi chờ ngày Chúa Giêsu lại đến; nghĩa thứ hai là ngày chết của mỗi người; nghĩa thứ ba là những lúc Chúa đến viếng thăm ban ơn cho ta. Trong cả 3 trường hợp ấy, chỉ có ai tỉnh thức, sẵn sàng và nhanh nhạy mới gặp được Chúa và được Chúa thưởng.

Chúng ta hãy tham dự Thánh lễ sốt sắng và xin Chúa giúp chúng ta luôn tỉnh thức.

  1. Gợi ý sám hối

Nếu Chúa bảo chúng ta phải chết ngay hôm nay thì chắc chúng ta không kịp chuẩn bị, và do đó số phận đời đời của chúng ta rất đáng sợ.

Nếu bây giờ Chúa như vị Thanh tra đến kiểm tra những việc bổn phận của chúng ta, Ngài có hài lòng không?

Chúa Giêsu đã dạy: “Hãy bán tài sản đời này để sắm lấy kho tàng không bao giơ hư nát trên trời”. Chúng ta có làm theo Lời Chúa không?

III. Lời Chúa

  1. Bài đọc I (Kn 18, 6-9)

Việc được Thiên Chúa giải phóng khỏi ách nô lệ Ai cập luôn là một kỷ niệm sâu đậm trong tâm khảm người Do Thái mọi thời và mọi nơi. Bởi vậy người Do Thái sống ở diaspora vào thế kỷ I trước công nguyên vẫn luôn tưởng nhớ đêm giải phóng ấy. Trong đoạn trích này, tác giả sách Khôn ngoan khuyên họ hãy luôn sống xứng đáng là con cháu của thế hệ đã xuất hành khỏi Ai cập bằng cách luôn tin tưởng vào những lời hứa của Thiên Chúa.

  1. Đáp ca (Tv 32)

Tv này thuộc loại Tv minh triết, ca tụng sự quan phòng và những kỳ công Thiên Chúa đã làm trong quá khứ.

  1. Tin Mừng (Lc 12, 32-48)

Từ chìa khóa của đoạn Tin Mừng này là “Tỉnh thức”. Chúa Giêsu dùng 2 dụ ngôn để minh họa bài học tỉnh thức:

a/ Dụ ngôn người đầy tớ: Tỉnh thức như một người đầy tớ đang đợi chủ đi ăn cưới không biết sẽ về lúc nào (Tiệc cưới ở Do Thái kéo dài không biết đến bao giờ mới kết thúc, có khi kết thúc buổi chiều, có khi mãi tới nửa đêm hay muộn hơn nữa). Người đầy tớ ấy “thắt lưng cho gọn” (tư thế sẵn sàng làm việc), và “thắp đền cho sẵn” (để khi chủ về thấy lối mà vào nhà. Tư thế sẵn sàng phục vụ). Nếu biết rõ lúc nào chủ về thi dễ hơn nhiều, vì chỉ cần chờ gần tới lúc đó mới thắt lưng và thắp đèn. Nhưng vì không biết chừng nào chủ về nên phải sẵn sàng luôn. Vừa nghe thấy một tín hiệu nhỏ cho biết chủ sắp về tới là mau mắn làm việc và phục vụ ngay. Như thế tỉnh thức đi kèm với sẵn sàng và nhanh nhạy.

– Tỉnh thức để làm gì? Dụ ngôn nói “để đợi chủ về”. Nghĩa đầu tiên là đợi chờ ngày Chúa Giêsu lại đến; nghĩa thứ hai là ngày chết của mỗi người; nghĩa thứ ba là những lúc Chúa đến viếng thăm ban ơn cho ta. Trong cả 3 trường hợp ấy, chỉ có ai tỉnh thức, sẵn sàng và nhanh nhạy mới gặp được Chúa và được Chúa thưởng.

b/ Dụ ngôn quản gia trung thành (41-48): dụ ngôn này nói riêng cho những người có trách nhiệm lãnh đạo. Luca dùng hay dùng danh từ “quản lý” để chỉ những kẻ lãnh đạo (x. 16, 1. 3. 8). Người lãnh đạo được Thiên Chúa giao coi sóc giáo đoàn phải trung thành phục vụ mọi người cho tới khi Chúa Quang lâm. Khi đó người ấy sẽ được trọng thưởng. Trái lại nếu nghĩ rằng Chúa chậm Quang lâm để rồi lạm dụng chức vụ để lo cho bản thân (ăn uống lu bù) và ngược đãi kẻ khác (đánh đập tôi trai tớ gái) thì khi đến Ngày Quang lâm sẽ bị trừng phạt nặng. Chúc vụ càng cao thì hình phạt càng nặng. Ý chính là trung thành trong nhiệm vụ được giao.

  1. Bài đọc II (Dt 11, 1-2. 8-19) (Chủ đề phụ)

Trong đoạn trích này, tác giả thư Do Thái ca tụng đức tin của tổ phụ Abraham: do tin vào lời Chúa, ông đã bỏ quê hương xứ sở ra đi mà không cần biết trước sẽ đi tới đâu; do đức tin, ông đã dám đem đứa con duy nhất sinh ra trong lúc tuổi già để giết làm lễ vật dâng lên cho Chúa.

  1. Gợi ý giảng

* 1. Sống với sự bấp bênh

Trong tất cả mọi chuyến bay, khi máy bay vừa cất cánh và đã ổn định đường bay, các tiếp viên hàng không đều chi dẫn cho hành khách phải làm những gì khi rủi mà máy bay gặp tai nạn. Sự việc này có nghĩa là mặc dù chuyến bay đã được chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng, nhưng người ta vẫn chưa dám chắc là sẽ an toàn 100 %, do đó phải chuẩn bị đối phó với điều bất ngờ.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cũng ban cho chúng ta những chỉ dẫn cho chuyến bay cuộc đời. Ngài bảo chúng ta phải luôn tỉnh thức sẵn sàng, như một người đầy tớ chuẩn bị sẵn mọi thứ để chờ chủ về bất cứ lúc nào.

Lời dạy của Chúa rất hợp lý, bởi vì cuộc sống con người rất bấp bênh. Càng sống nhiều năm, con người càng cảm nhận sự bấp bênh của cuộc sống: người ta có thể chết ở bất cứ tuổi nào, bất cứ ở đâu và chết vì đủ thứ lý do.

Ở những vùng thường bị lũ lụt, người ta luôn chuẩn bị sẵn sàng để nếu có lũ thì tài sản không bị hư hao. Vào mùa hè thường xảy ra hỏa hoạn, người ta cũng nhắc nhau lúc nào cũng chuẩn bị sẵn sàng. Đối với nhà cửa và tài sản, chúng ta biết chuẩn bị sẵn sàng, vậy tại sao không biết chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống đời đời?

* 2. Chuẩn bị thế nào?

Chuẩn bị sẵn sàng không có nghĩa là đã hoàn thành hết mọi việc phải làm (được như vậy thì càng tốt, nhưng ít ai được như vậy), mà là lúc nào cũng đang làm tốt việc bổn phận.

Một tu sĩ kia đang quét nhà trong tu viện. Chợt một người đến hỏi “Nếu một giờ nữa anh phải chết thì anh sẽ làm gì?” Vị tu sĩ trả lời “Tôi cứ tiếp tục quét nhà cho xong”.

Làm tốt việc bổn phận không phải chỉ là làm cho xong việc bổn phận đó, mà còn là làm cách vui vẻ và với lòng yêu mến. Cựu Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc, ông Dag Hammarskjold đã để lại câu sau đây: “Có ngày nào mà niềm vui thì lớn còn nỗi buồn thì nhỏ không?” Và chính ông trả lời: “Thưa có, ngày nào chúng ta biết sống với bổn phận và chu toàn bổn phận thì ngày đó chúng ta sẽ thấy niềm vui thật lớn và thấy những nỗi buồn thật nhỏ nhoi”. Thi hào Tagore cũng có một câu tương tự: “Tôi ngủ mơ thấy đời sống là vui. Tôi thức giấc thấy đời sống là bổn phận. Tôi làm việc và thấy bổn phận là niềm vui”.

Cách đây vài năm, một thầy dòng Phanxicô kia phụ trách một trường giáo dục các trẻ em hư hỏng. Trong một chuyến đi vận động các nhà hảo tâm trợ giúp tài chánh cho trường, Thầy đã bị tai nạn xe và chết. Nhiều người tội nghiệp cho Thầy vì chết đột ngột quá. Nhưng cũng có nhiều người khác cho rằng Thầy đã chết một cách tuyệt đẹp, bởi vì chết đang khi thi hành bổn phận mình. (FM)

3-NGÀY MAI KHÔNG BAO GIỜ ĐẾN (LC 12,32-48)

Tại chùa Tô Châu, có một nhà sư tên Viên Thủ Trung, tu hành đắc đạo, nhà sư thường bày trên án thư, trước chỗ ngồi, một cái quan tài con bằng gỗ bạch đàn, dài độ 5 tấc, có một cái nắp mở ra đóng vào được.

Khách đến chơi trông thấy cười nhạo nói rằng:

– Ngài chế ra cái này dùng để làm gì?

Nhà sư trả lời:

– Người ta sống tất có chết, mà chết thì vào ngay cái này. Tôi thực lấy làm lạ, người đời ai cũng chỉ biết phú quí, công danh, tài sắc, thị hiếu, lo buồn, vất vả suốt đời chẳng biết đến cái chết là gì… Mỗi khi có việc không vừa ý, tôi cầm lấy cái quan tài mà ngắm, tức khắc tôi cảm thấy được yên tâm trong tâm hồn ngay.

***

Thật là hiếm, những con người luôn ngẫm suy về cái chết của chính mình, và còn hiếm hơn nữa, những con người xem cái chết như người bạn đồng hành, giúp họ vượt qua những nỗi chán chường trong cuộc sống như nhà sư Viên Thủ Trung trong câu chuyện trên đây. Phần nhiều, người ta bôn ba để kiếm sống, họ lo thu tích cho nhiều của cải, vội vã thụ hưởng những thú vui trần tục, họ sống như thể sẽ không bao giờ phải chết.

Tin mừng hôm nay nhắc họ hãy “tỉnh thức và sẵn sàng”. Tỉnh thức như người đầy tớ trung tín đợi chủ về, như người khôn ngoan canh chừng tên đạo tặc; sẵn sàng như người quản lý khôn ngoan biết làm theo ý chủ.

Tỉnh thức không phải là tỉnh ngủ, mà là ngủ trong tỉnh thức.

Tỉnh thức không phải là ngồi không mà chờ đợi, nhưng vẫn làm theo ý chủ trong khi đợi chờ.

Tỉnh thức không phải là nôn nao sốt ruột, ma glắng nghe tiếng gõ cửa với đèn sáng trong tay.

Chính khi nhận ra mình đang mê muội, tức là lúc bắt đầu tỉnh thức. Các thánh thường nhận mình mỏng dòn yếu đuối, nên các ngài luôn tỉnh thức và sẵn sàng.

Có một điều làm cho người ta rất đỗi hoang mang, là Chúa sẽ đến thật bất ngờ: “Vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến” (Lc 12,40). Người sẽ đến “bất ngờ như kẻ trộm”. Kẻ trộm đến không bao giờ gửi thư báo trước, vì vũ khí của anh ta là sự bất ngờ. Chúa không có ý chơi xấu chúng ta, cũng không lợi dụng lúc chúng ta lơ là thì người đến. Thật ra, Chúa chỉ nhắc nhở chúng ta hãy luôn tỉnh thức. Đừng miệt mài trong cõi đời tạm mà quên đi cõi phúc trường sinh. Đừng mê mải thú vui trần gian mà quên đi hạnh phúc Nước Trời.

Nói cho cùng, việc Chúa đến bất ngờ là một biến cố vui mừng chứ đâu phải là bất hạnh. Chỉ bất hạnh cho những kẻ không khôn ngoan, không tỉnh thức, không trung thành với bổn phận. Còn đối với những ai tỉnh thức và trung thành thì việc Chúa đến bất ngờ lại là một “bất ngờ thú vị”.

Chẳng ai biết Chúa hẹn mình ở đâu, trong biến cố nào, nhưng chắc chắn cuộc hẹn phải có. Chẳng ai biết giờ chết của mình lúc nào, nhưng chắc chắn giờ ấy sẽ đến. Chỉ sợ chúng ta có một ảo tưởng hết sức nguy hiểm này, đó là nghĩ mình vẫn còn thời gian. Cái ngày kinh hoàng nhất của một đời người là mình tưởng còn “ngày mai” để chuẩn bị, nhưng lại phải đối diện với một thực tế rất đỗi phũ phàng là “ngày mai” ấy không bao giờ đến.

***

Lạy Chúa, xin dậy chúng con trở nên những đầy tớ trung tín và khôn ngoan của Chúa.

Xin nhắc chúng con luôn tỉnh thức và sẵn sàng, để chúng con không phải bàng hoàng khi Chúa bất ngờ đến gõ cửa. Amen . (TP)

  1. Hành trình trong đức tin

Trong một bài đăng trên báo The Tablet (Ngày 1 tháng 4 năm 2000), Pastor Ignotus viết rằng có hai cách để sống cuộc đời mình: một là làm như một người lập chương trình, hai là làm như một kẻ hành hương.

Người lập chương trình muốn kiểm soát toàn bộ đời mình và đặt chương trình cho từng giai đoạn cuộc đời theo những mục tiêu định sẵn, đó là những thứ mà xã hội coi là thành đạt. Người lập chương trình tốn rất nhiều thời giờ để bắt chước kiểu sống của những khác và theo đuổi những giá trị của những người khác. Thế nhưng nếu không đạt được những mục tiêu ấy thì họ sẽ thất vọng ê chề.

Còn người hành hương thì trái lại. Đó là người đón nhận cuôc sống như một quà tặng bao gồm cả mặt phải và mặt trái của nó. Người hành hương không thể kiểm soát tất cả những gì xảy đến trong đời mình, nhưng biết thưởng thức tất cả những điều ấy, xem tất cả là những cơ hội cho mình lớn lên. Không như người lập chương trình, người hành hương không bao giờ cảm thấy dễ chịu hay khó chịu với những giá trị mà những người khác trong xã hội nhắm tới.

Nói tóm lại, người lập chương trình không biết sống theo đức tin. Còn người hành hương thì luôn sống theo đức tin. Người hành hương ý thức rằng cuộc đời có nhiều việc khó lường nhưng biết chấp nhận chúng. Người hành hương đặt mình trong bàn tay Thiên Chúa, phó thác đời mình cho Thiên Chúa chở che. Vì biết sống giây phút hiện tại nên người hành hương có thể sống tròn đầy cả cuộc đời mình.

Ông Abraham (bài đọc I) là một tấm gương của người hành hương trong đức tin. Nghe theo lời Chúa gọi, ông rời bỏ quê hương, lên đường đi đến một xứ sở mà Chúa hứa ban cho ông mặc dù ông chưa biết xứ sở ấy ở đâu. Ông đi chỉ vì ông tin vào lời Chúa hứa, thế thôi.

Chúng ta là con cháu Abraham, nên chúng ta phải noi gương đức tin của Abraham. Cuộc đời đầy dẫy những chuyện khó lường. Chúng ta không biết ngày mai sẽ ra sao. Nhưng chúng ta cứ mạnh dạn tiến bước vì chúng ta biết rằng chúng ta không cô đơn trong cuộc hành trình, có Chúa cùng bước với chúng ta. Hơn nữa chúng ta còn biết rằng nơi mà Chúa dẫn chúng ta tới chính là Đất Hứa, một nơi đầy tràn bình an và hạnh phúc. (FM)

  1. Chuyện minh họa

a/ Được chọn cách chết

Một tên hề kia chuyên làm trò cho nhà vua vui. Nhưng một hôm hắn lở nói một câu xúc phạm khiến nhà vua nổi giận truyền xử tử hắn. Tuy nhiên vì những công lao bấy lâu nay của hắn nên nhà vua cho hắn được chọn cách chết. Sau một hồi suy nghĩ, hắn tâu: “Xin cho hạ thần được chết già!”

Lời bàn: Tên hề này là một người may mắn vì được chọn cách chết và lúc chết của mình. Chúng ta không được may mắn như hắn đâu. Cho nên phải luôn sẵn sàng.

b/ Ở với con

Một bà mẹ kể: tối đó, khi tôi đang dọn giường cho đứa con nhỏ, nó thỏ thẻ: “Mẹ ơi, mẹ ở với con khi con ngủ nhé!” Nghĩ đến bao việc nhà chưa làm sau một ngày ở sở, tôi đã tính ra ngoài để nó ngủ một mình. Chợt một ý tưởng nảy ra trong trí, tôi đến nằm bên con, đặt tay con trong tay mình. Và trong lúc đứa con chìm vào giấc mộng, ý tưởng đó biến thành lời nguyện: “Lạy Chúa, xin giúp son sống thế nào để khi bước vào hoàng hôn cuộc đời, con có thể âu yếm nói với Cha trên trời: “Cha ơi, Cha ở với con khi con ngủ nhé!”

  1. Lời nguyện cho mọi người

Chủ tế: Anh chị em thân mến, trung thành làm tròn mọi bổn phận đối với Chúa và tha nhân là phương thế tốt nhất để đón chờ Chúa trở lại trong vinh quang. Với quyết tâm luôn tỉnh thức và chờ đợi Chúa đến, chúng ta cùng dâng lời cầu xin:

  1. Hội thánh không ngừng kêu gọi con cái mình tỉnh thức và cầu nguyện / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các vị mục tử / biết tìm mọi phương thế thích hợp / để giúp các tín hữu luôn luôn tỉnh thức và cầu nguyện không ngừng.
  2. Trong đời sống thường ngày / có lắm người sống như mình không bao giờ chết / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho mọi người hiểu rằng / cái chết không buông tha bất cứ một ai / và nhiều khi xảy đến hết sức bất ngờ.
  3. Tận tụy phục vụ tha nhân / là một trong những cách tỉnh thức đón mừng Chúa đến / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các Kitô hữu / biết hết lòng phục vụ Chúa nơi những người đói khổ nghèo nàn.
  4. Siêng năng lãnh nhận các bí tích / và tích cực sống lời Chúa dạy trong Tin mừng / là sẵn sàng / là tỉnh thức như Chúa dạy / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / biết luôn chuẩn bị thật tất tâm hồn / để khi Chúa gọi trở về với Chúa / không ai bị Người khiển trách bất cứ điều gì.

Chủ tế: Lạy Chúa, giữa bao sóng gió của cuộc đời, chúng con dễ ngã lòng nản chí và lơ là trong việc chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ quyết định với Chúa là vị Thẩm phán công minh. Vậy xin Chúa ban ơn trợ giúp cho chúng con. Chúng con cầu xin

  1. Trong Thánh Lễ

– Trước kinh Lạy Cha: Khi đọc những lời “Xin Cha tha nợ chúng con”, chúng ta hãy xin Chúa tha thứ những tội chúng ta không chu toàn bổn phận hằng ngày như một người đầy tớ trung thành.

– Sau kinh Lạy Cha: “Lạy Cha xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ, nhất là sự dữ tệ hại là chết khi chưa kịp chuẩn bị gì cả. Xin đoái thương cho những ngày chúng con đàng sống được bình an…”

VII. Giải tán

Cuộc đời chúng ta đầy những bổn phận: bổn phận với Chúa, bổn phận với Giáo Hội, bổn phận với xã hội, bổn phận với gia đình v. v. Trong tuần này chúng ta hãy cố gắng chu toàn tất cả mọi bổn phận ấy một cách vui vẻ và trong tâm tình yêu mến.

HÃY TỈNH THỨC VÀ SẴN SÀNG

Lm Giuse Đinh lập Liễm

Chúa nhật 19 thường niên C

HÃY TỈNH THỨC VÀ SẴN SÀNG

+++

  1. DẪN NHẬP.

“Tỉnh thức” là hệ luận cần rút ra khi được Lời Chúa tuần trước dạy rằng mọi sự ở trần gian này đều là phù vân, tạm bợ, chỉ là những phương tiện để con người kiến tạo cho mình cuộc sống đời đời. Ai cũng phải công nhận, cuộc sống của con người thật bấp bênh. Nhiều thi sĩ Việt nam đã diễn tả tư tưởng ấy trong thơ văn, như “Ôâi nhân sinh là thế ấy ! Như bóng đèn, như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao” (Nguyễn Khuyến). Cho nên Lời Chúa hôm nay thúc bách chúng ta đừng coi thường chân lý nền tảng này : “Hãy tỉnh thức ! Hãy sẵn sàng”.

Trong bài Tin mừng hôm nay, thánh Luca đã thu góp lại một số dụ ngôn của Đức Giêsu nói về việc phải “Tỉnh thức”. Đức Giêsu lòan báo cho các môn đệ biết : Ngài sẽ trở lại trong ngày Quang lâm. Hãy chờ đợi ngày đó. Đồng thời Ngài cũng sẽ đến với từng người khi gọi họ ra đi khỏi đời này, và ngày đó còn được giữ bí mật, nhưng chắc chắn phải đến. Ngày con người phải ra đi khỏi đời này là một bất ngờ như việc kẻ trộm đến lúc chủ nhà đang ngủ say. Ai cũng phải chịu nhận sự bất ngờ ấy, vì như người ta thường nói :”Sinh hữu hạn, tử bất kỳ”

. Đáp lại lời Chúa gọi trong Tin mừng hôm nay, mỗi người chúng ta phải có thái độ nào ? Chúng ta phải tỉnh thức và sẵn sàng chờ đợi Chúa đến. Chúa sẽ đến với chúng ta trong ngày sau hết của đời mình vào một thời gian nào không ai biết, nhưng có một điều quan trọng là chúng ta phảiû “thắt lưng và cầm đèn cháy sáng trong tay” khi Chúa đến. Tỉnh thức và sẵn sàng ở đây phải có tính cách tích cực, nghĩa là không phải cứ ngồi đấy mà chờ hay không ngủ, hoặc ăn không ngồi rồi, nhưng tỉnh thức ở đây là tư thế của một người đang làm việc với ý thức rằng mình đang đợi Chúa đến. Phúc cho chúng ta, nếu Chúa đến trong lúc chúng ta đang làm việc thì Chúa sẽ thưởng công bội hậu như ông chủ đặt đứa đầy tớ trung thành vào bàn ăn và hầu hạ nó.

  1. TÌM HIỂU LỜI CHÚA.

+ Bài đọc 1 : Kn 18, 6-9.

Sách Khôn ngoan được viết vào thế kỷ I trước công nguyên. Có lẽ tác giả viết sách này trong lúc dân Do thái ở bên Ai cập đang cử hành lễ Vượt Qua trong cảnh lưu đầy. Theo yêu cầu của những người Do thái di tản (diaspora), tác giả nhắc lại cho họ một biến cố vĩ đại, đó là việc Thiên Chúa giải phóng dân Ngài khỏi ách nô lệ Ai cập và chọn họ làm dân riêng. Đây là một kỷ niệm sâu đậm trong tâm khảm người Do thái.

Trong bài đọc 1 hôm nay, tác giả sách Khôn ngoan khuyên họ hãy sống xứng đáng là con cháu của thế hệ đã xuất hành khỏi Ai cập bằng cách tin tưởng vào những lời hứa của Thiên Chúa.

+ Bài đọc 2 : Dt 11,1-2. 8-9.

Đức tin chính là “bảo đảm cho những điều ta hy vọng”, là bằng chứng cho những điều ta không thấy. Đức tin của tổ phụ Abraham là gương mẫu cho chúng ta. Tin là đi trong đêm tối nhưng đầy tin cậy và kiên nhẫn trong chờ đợi.

Do lòng tin vào lời Chúa hứa mà tổ phụ Abraham đã rời bỏ quê hương xứ sở, ra đi mà không cần biết trước sẽ đi tới đâu. Đã có Chúa dẫn dắt. Và cũng do lòng tin, Abraham đã dám tế lễ con mình cho Chúa trong tuổi già của mình mà không nghĩ gì đến lời hứa của Chúa sẽ thực hiện ra sao .

+ Bài Tin mừng : Lc 12,32-48.

Thánh Luca tập hợp ở đây một loạt những yếu tố có gốc gác khác nhau, nhưng chủ đề cũng chỉ là tỉnh thức và sẵn sàng. Ta chú ý đến hai dụ ngôn chính :

  1. a) Dụ ngôn người đầy tớ : Công việc của người đầy tớ là phải sẵn sàng chờ ông chủ đi ăn cưới về, đó là “thắt lưng cho gọn” và “thắp đèn cho sẵn” vì không biết giờ nào chủ mới về. Tư thế đó đòi người đầy tớ khi vừa nghe thấy một tín hiệu nhỏ báo hiệu ông chủ về thì phải mau mắn phục vụ ngay. Như thế, tỉnh thức đi kèm với sẵn sàng và nhanh nhạy.
  1. b) Dụ ngôn người quản lý: Thánh Luca muốn dùng từ “Người quản lý” để chỉ những người lãnh đạo. Những người được Thiên Chúa giao coi sóc giáo đòan phải trung thành phục vụ mọi người cho tới khi Chúa Quang lâm. Khi Chúa đến, những người đang phục vụ tốt sẽ được trọng thưởng; trái lại, những người lãnh đạo lơ là và biếng nhác trong việc phục vụ sẽ bị trừng phạt. Chúc vụ càng cao thì hình phạt càng nặng. Ý chính của dụ ngôn này là trung thành trong nhiệm vụ được giao phó.
  1. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.

Hãy tỉnh thức và sẵn sàng.

  1. ĐIỀU CHÚA MUỐN DẠY HÔM NAY.
  1. Phải biết sống siêu thóat.

Đức Giêsu gọi nhóm Mười Hai là “đoàn chiên bé nhỏ” bởi vì các ông chỉ là số ít, lại không có địa vị trong xã hội và sống khó nghèo, như đàn chiên giữa sói rừng, đang khi những kẻ chống đối vừa đông lại vừa mạnh. Đức Giêsu có ý động viện họ can đảm trước những khó khăn đang chờ trước mặt, nên Chúa mới gọi họ bằng một từ ngữ thân thương “Đoàn chiên bé nhỏ”.

Nhân dịp này, Đức Giêsu còn nhắc đến ý tưởng của Chúa nhật tuần trước : Muốn làm môn đệ phải sống siêu thoát, biết chia sẻ cho người khác. Chúa động viên các ông khi đang tích trữ làm giầu vật chất, phải biết làm giầu trước mặt Thiên Chúa nữa. Hãy sắm cho mình một kho tàng trên trời được tích trữ bằng những việc lành, bằng cách bố thí những gì mình có.

Truyện : Cái lợi của tiền bạc.

Một người có ba người bạn. Lúc bình an thì hai người bạn đầu rất là thân thiết, còn người bạn thứ ba thì giao tình sơ sài lạnh nhạt. Chẳng may, ông ta bị bắt và bị đem ra tòa xử tội. Ôâng liền xin ba người bạn đi theo để biện hộ cho mình. Nhưng người thứ nhất từ chối viện cớ bận việc không đi được. Người thứ hai bằng lòng đi đến tòa án, nhưng không dám vào trong. Chỉ có người bạn thứ ba, mặc dầu không được ông ta quí lắm, lại tỏ ra trung tín và can đảm, vào tận tòa án, hăng hái biện hộ cho ông ta đến nỗi không những trắng án mà còn được ân thưởng nữa.

Câu chuyện giúp chúng ta nhận ra rằng : người bạn thứ nhất của con người là tiền vì lúc còn sống ai cũng o bế nó, nhưng khi ta chết, nó liền bỏ rơi ta ngay và nếu nó có thương hại ta thì cũng chỉ buộc lòng bố thí cho ta một chiếc quan tài và dăm ba cây nến, bó hoa là cùng. Còn người bạn thứ hai của con người chính là người thân trong gia đình vì khi chết đi dù họ có thương ta bao nhiêu đi nữa thì cũng khóc lóc đôi ba lần, rồi đưa ta ra nghĩa địa chôn cất xong xuôi và lặng lẽ ra về. Riêng người bạn thứ ba của con người là các việc lành phúc đức, bố thí, vì tuy rằng lúc còn sống ta hay lơ là, khinh thường nó, đôi khi ta mắng xử tệ với nó, nhưng khi ta chết nó cương quyết theo ta đến tận tòa phán xét để bênh vực, và cuối cùng hộ tống ta vào nước thiên đàng .

Theo như câu chuyện trên H. Cousin bình luận: “Cho người nghèo của cải mình có (dù là tất cả hay chỉ một phần nhỏ để chia sẻ), chính là làm giầu trước mặt Chúa, là xây dựng cho mình một kho tàng vô tận nơi Chúa; tóm lại, là bảo đảm cho mình một phần thưởng đời đời. Tuy nhiên, đó không phải là phần thưởng cuối cùng, nhưng biến cố Nước Chúa đến phải động viên các Kitô hữu và giúp họ dấn thân với tất cả tâm hồn, đó chính là giá trị duy nhất”.

  1. Phải biết tỉnh thức.

Để diễn tả sự gắn bó với Nước Trời, Đức Giêsu đã lần lượt dùng những dụ ngôn diễn tả bằng sự tỉnh thức dọn mình chết lành. Về hai dụ ngôn này, Mathhêu chỉ kể lại dụ ngôn “Ông chủ tỉnh thức” (Mt 24,43-44), Marcô chỉ lấy dụ ngôn “Đầy tớ tỉnh thức (Mc 13,33-35), còn ở đây Luca kể cả hai. Kiểu nói “Hãy thắt lưng, Hãy cầm đèn trong tay” được dùng để diễn tả tư thế đang làm việc, đang tỉnh thức. Ở đây diễn tả hành vi sẵn sàng, trong tư thế dọn mình để chờ đợi Chúa đến trong giờ chết.

Dụ ngôn kẻ trộm cũng diễn tả yếu tố bất ngờ, kẻ trộm chỉ có thể hành động được khi chủ nhà ngủ say, không đề phòng. Giờ chết đến cũng bất ngờ như kẻ trộm, cho nên hãy đề phòng, hãy tỉnh thức.

Vậy tỉnh thức là gì?

Tỉnh thức và sẵn sàng có thể hóan đổi cho nhau : Tỉnh thức là đang ở trong tư thế sẵn sàng và sẵn sàng cũng là lúc đang tỉnh thức, đó là lúc con người đang chuẩn bị trong mọi lúc. Được chuẩn bị không có nghĩa là hoàn thành hết mọi việc mà người ta muốn hoàn thành. Nó có nghĩa là phải sống trung thực với trách nhiệm của mình trong giây phút hiện tại.

Tỉnh thức không có nghĩa là không ngủ mà là ngủ trong thức tỉnh. Tỉnh thức không phải là ngồi không mà chờ đợi, nhưng vẫn làm như thường trong tư thế chờ đợi. Có những người tỉnh thức trong kinh kệ, trong nghĩa vụ đạo đức, nhưng lại ngủ mê trong những đòi hỏi của Tin mừng. Tỉnh thức cũng không phải là suốt ngày đọc Lời Chúa, nhưng là để Lời Chúa chi phối đời mình.

Hay nói cách khác, tỉnh thức của chúng ta là ý thức rằng sống là để yêu thương và phục vụ. Đây chính là ý nghĩa đích thực mà Đức Giêsu nói đến trong bài Tin mừng hôm nay.

  1. Phải biết trung thành.

Trong huấn dụ về sự tỉnh thức, Chúa đã dạy chúng ta trong Tin mừng :”Hãy thắt lưng, hãy cầm đèn cháy sáng trong tay, hãy làm như người đợi ông chủ đi ăn cưới về, để khi chủ gõ cửa thì mở ngay cho chủ”. Nhiệm vụ của người đầy tớ phải đứng chờ ông chủ về là nhiệm vụ chính yếu, người đầy tớ phải hết sức cẩn thận, không được lơ là trong một giây phút. Do đó, Chúa cũng dạy chúng ta phải trung thành trong những việc đã được trao phó, việc lớn hay việc nhỏ không quan trọng, việc quan trọng là làm tròn trách nhiệm trong ý thức, làm nhiệt tình và thực lòng chứ không vì miễn cưỡng. Việc ông chủ có hiện diện ở đấy hay không cũng không quan trọng mà cái quan trọng là lúc nào cũng làm việc một cách đầy đủ như ông chủ đang có mặt.

Truyện : Vườn hoa xinh đẹp.

Tại Thụy sĩ, có một vườn hoa tuyệt đẹp, đủ loại hoa, đủ mầu sắc. Nằm giữa vườn là một vườn hoa tráng lệ. Nhìn vườn hoa với cảnh phối trí, cắt tỉa, uốn nắn… ai cũng phải công nhận đã có một sự chăm sóc kỹ lưỡng, kèm theo một óc thẩm mỹ hiếm có của người chủ vườn. Một du khách đi qua đây, thoáng nhìn ông đã thấy như say mê. Giữa lúc đó, người làm vườn bước ra. Chủ khách chào hỏi lẫn nhau. Rồi từ chuyện hoa cỏ, cách chăm bón, trồng tỉa, sự phối hợp mầu sắc… câu chuyện đi đến chỗ thân tình.

Du khách hỏi :

– Xin lỗi cụ, cụ ở đây được bao lâu rồi ?

– Khoảng 40 năm rồi.

– Tôi đoán, có lẽ ông chủ của cụ rất sành về nghề cảnh, chắc giờ này ông có nhà ?

– Ông ta không có ở đây, thỉnh thoảng mới ghé qua đây thôi.

– Ông có thư từ gì với cụ không ?

– Không, ông ta bận lắm.

– Ông ta không về cũng không thư từ, thì ai trả lương cho cụ ?

– Hàng tháng tôi chỉ nhận được ngân phiếu từ ông ta để chi phí mọi sự cho khu vườn này.

– Thế tội gì ông phải săn sóc kỹ lưỡng thế này, ông chủ có mấy khi đến thưởng ngoạn đâu?

– Tôi thì lại không nghĩ thế, mình là một gia nhân được chủ tín nhiệm trao phó việc bảo quản khu vườn này, mình phải tận tụy chứ lúc nào ông chủ về cũng được, ông sẽ hài lòng với công việc của tôi. Hơn nữa, khi làm đẹp khu vườn cho chủ, chính tôi cũng được thưởng ngoạn cảnh đẹp do chính tay mình làm nên.

  1. ĐÁP LẠI LỜI CHÚA DẠY.
  1. Hãy dọn mình chết lành.

Đức Giêsu gợi ý để chúng ta quan niệm cuộc đời mình như một cuộc hẹn gặp của tình yêu: Hãy chuẩn bị lòng mình cho một người đang đến. Thiên Chúa đang đến. Đức Giêsu đã loan báo Ngài sẽ trở lại trong ngày sau hết, trong ngày Quang lâm: Maranatha: Xin Chúa hãy đến. Đối với mỗi người, cái chết không thể tránh khỏi có thể được coi như cuộc gặp gỡ “mặt đối mặt” với Đấng Chí Ái.

Sự sống con người thật bấp bênh, có thể kết thúc bất cứ lúc nào. Trong tất cả mọi chuyến bay, khi máy bay vừa cất cánh và đã ổn định đường bay, các tiếp viên hàng không đều chỉ dẫn cho hành khách phải làm những gì khi rủi mà máy bay gặp tai nạn. Sự việc này có nghĩa là mặc dù chuyến bay đã được chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng, nhưng người ta cũng chưa dám chắc là sẽ an toàn 100%, do đó, phải chuẩn bị đối phó với việc bất ngờ.

Chẳng ai biết Chúa hẹn mình đâu, trong biến cố nào, nhưng chắc chắn cuộc hẹn phải có. Chẳng ai biết giờ chết của mình lúc nào, nhưng chắc chắn giờ ấy sẽ đến. Chỉ sợ chúng ta có ảo tưởng hết sức nguy hiểm này là mình vẫn còn thời gian. Cái ngày kinh hoàng nhất của một đời người là mình tưởng còn “ngày mai” để chuẩn bị, nhưng lại phải đối diện với một thực tế rất đỗi phũ phàng “ngày mai” ấy không bao giờ đến. Người ta có ai ngờ rằng với hai quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki bên Nhật hồi tháng 8 năm 1945 đã tiêu diệt một lúc 147.000 nhân mạng trong giây lát ?

Truyện: Thiệt hại trong thế chiến II.

Theo đài phát thanh Tòa thánh ngày 1.9.1951 dựa vào bản thống kê của Liên hiệp quốc trong đệ nhị thế chiến, số người chết như sau:

– 32 triệu người chết trong các mặt trận.

– 25 triệu người chết trong các trại giam.

– 15 đến 25 triệu thanh thiếu niên, người già trẻ nít chết vì bom đạn.

– 25 triệu người mất hết tài sản.

– 45 triệu người phải di tản hoặc lánh nạn hoặc đi đầy.

Tất cả những người chết đó có tưởng mình sẽ chết không ? Nếu tài sản chúng ta mất quá dễ dàng như vậy thì hãy tìm bám vào những cái bền vững hơn.

Không ai muốn chết, ai cũng muốn sống mãi, nhưng thực tế không cho phép. Kẻ trước người sau mỗi người sẽ phải ra đi khỏi cõi đời này như kinh nghiệm của Văn Thiên Trường ngày xưa đã nói :”Nhân sinh tự cổ thùy vô tử, lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh”: con người từ xưa đến nay ai mà không chết, phải cố mà giữ lấy tấm lòng thanh.

Ngày xưa, có một người pha trò trong cung đình. Trong nhiều năm liền đã giúp việc mua vui cho nhà vua và triều đình. Nhưng rồi ông đã phạm phải một hành động thiếu suy xét và bị kết tội chết. Trước khi bản án được thi hành, nhà vua gọi ông ta đến và nói :”Vì nhiều lần ngươi đã đem lại cho trẫm những giờ phút vui vẻ trong bao năm qua, nên trẫm sẽ ban cho ngươi được chọn cách mà ngươi phải chết”.

Người pha trò suy nghĩ một lúc rồi đáp :”Thưa Hoàng thượng, ngài thật là chí lý, kẻ tôi tớ này xin chọn cách chết bởi tuổi già”

Nhà vua thấy rất vui vì lời đáp ấy đến nỗi ngài đã chiếu cố đến lời cầu xin của ông ta.

Phần lớn chúng ta đều muốn chọn lựa như thế. Nhưng chúng ta không biết liệu chúng ta có được hay không.

  1. Phải tỉnh thức thế nào ?

Thái độ cơ bản của người Kitô hữu là tỉnh thức. Người Kitô hữu phải tỉnh thức vì biết rằng mỗi khoảnh khắc đều mang một ý nghĩa đối với một giai đọan hoặc cần thiết cho sự trưởng thành, mỗi biến cố đều mang nặng sự hiện diện và tác động của Thiên Chúa.

Tỉnh thức là tình trạng đang luôn luôn làm nhiệm vụ. Thi sĩ Tagore nói: “Tôi nằm ngủ và mơ thấy đời sống là một niềm vui. Tôi thức dậy và tôi thấy đời là bổn phận. Tôi hành động và tôi thấy bổn phận là niềm vui”.

Khi ông Dag Hammarskjold bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai của chức vụ Tổng thư ký Liên hiệp quốc, ông đã đọc một bài diễn văn cảm tạ. Trong bài diễn văn ấy, ông trích dẫn câu thơ của một thi sĩ Thụy điển:”Phải chăng sẽ đến ngày mà niềm vui sẽ lớn và nỗi buồn phiền sẽ nhỏ”. Và ông nói thêm câu trả lời của riêng ông :”Đến ngày mà chúng ta cảm thấy mình sống với một bổn phận đã hoàn thành và đáng làm, ngày ấy niềm vui sẽ lớn và chúng ta có thể coi sự buồn phiền là chuyện nhỏ”.

Chúng ta không biết và không đoán được giờ chết của chúng ta vì giờ chết được giấu kín. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng không phải là chúng ta chết lúc nào và như thế nào mà là chúng ta sống như thế nào. Chúng ta có cố gắng sống viên mãn và nhiệt tình và không chờ khi bệnh tật hoặc tai họa mới nhận ra bản chất bấp bênh của đời sống con người.

Tỉnh thức là biết sống mọi giây phút hiện tại cho đầy đủ, đừng để phí đi một giây phút nào qua đi trong vô ích vì thời giờ là cái vốn mà Chúa ban cho chúng ta để làm sinh sôi nảy nở ra các việc lành phúc đức. Một tác giả nào đó đã cho chúng ta những lời khuyên chân thành và thực tế về giá trị của những giây phút hiện tại trong cuộc sống trần gian như sau :

Để nhận ra giá trị của một năm : Hãy hỏi một học sinh thi rớt cuối năm.

Để nhận ra giá trị của một tháng : Hãy hỏi một người mẹ sinh con thiếu tháng.

Để nhận ra giá trị của một tuần : Hãy hỏi người chủ bút của tờ tuần báo.

Để nhận ra giá trị của một ngày : Hãy hỏi công nhân lao động phải nuôi 10 đứa con.

Để nhận ra giá trị của một giờ : Hãy hỏi những tình nhân phải chờ đợi nhau.

Để nhận ra giá trị của một phút : Hãy hỏi người vừa trễ chuyến xe lửa, hay xe búyt.

Để nhận giá trị của một giây : Hãy hỏi người vừa thóat khỏi tai nạn.

Để nhận ra giá trị của một sao : Hãy hỏi nhà thể thao Olympic được huy chương bạc.

Và sau cùng để nhận ra giá trị của một đời người : Hãy hỏi, ai sẽ khóc trong buổi tang lễ của bạn (Nguyễn văn Thái).

  1. Đã chuẩn bị sẵn sàng chưa ?

Đại tướng Marc Arthur sau đệ nhị thế chiếân, với tư cách của một tướng lãnh già dặn kinh nghiệm trong binh pháp, có nói :”Lịch sử của những thảm bại trong chiến tranh có thể tóm gọn trong hai chữ :”Quá muộn”. Quá muộn vì chưa sẵn sàng. Quá muộn vì chưa chuẩn bị đủ.

Có lẽ vị tướng này đã từng nghiền ngẫm câu nói của một danh tướng thời La mã xưa để làm cẩm nang cho việc điều hành chiến tranh :”Si vis pacem, para belluu” : Nếu muốn được bình yên, phải chuẩn bị chiến tranh.

Và thời xưa người Trung quốc cũng đã từng có tư tưởng như vậy :Bình thời luyện vũ, lọan thế độc thư” : Thời bình thì phải lo luyện võ, thời lọan thì phải lo đọc sách. Nói như vậy là người ta khuyến cáo họ, lúc bình yên thì đừng ngồi không đấy mà hưởng thụ, mà phải luyện võ, phải chuẩn bị chiến tranh, để khi chiến tranh xẩy đến thì đã sẵn sàng, đã chuẩn bị để đối đầu với mọi tình huống bất trắc có thể xẩy ra.

Đối với giờ chết cũng vậy, đang lúc sống thì phải nghĩ đến lúc chết để đề phòng. Nếu ai đã từng chuẩn bị cho giờ chết thì họ sẽ bình tĩnh trong giờ chết, họ bình tĩnh chờ đợi cho giờ ấy xẩy đến vì họ coi mình như nắm chắc được phần rỗi, vì người ta đã khẳng định rằng :”Sống sao chết vậy”.

Nhưng chúng ta hay có ảo tưởng rằng giờ chết còn xa, chưa cần phải chuẩn bị gấp, họ chưa hiểu được câu ngạn ngữ dân gian :”Sinh hữu hạn, tử bất kỳ”, vì thế họ cứ từ từ, chờ đến tuổi già mớùi chuẩn bị. Nhưng ai biết được chữ “ngờ”, ai ngờ được kẻ trộm đến lúc mình không tỉnh thức.

Một nhà văn hào kể một câu truyện giả tưởng. Satan họp đại hội thảo luận phương thức chiếm đọat các linh hồn. Nhiều ý kiến của các cấp quỉ được phát biểu. Nhưng ý kiến được đại hội tán đồng là của một quỉ già đầy kinh nghiệm. Đó là rỉ tai câu này : Gấp gì, còn kịp chán, để gần chết rồi ăn năn trở lại, hãy sống vui đã !

Chúng ta còn trẻ hay đã già, khỏe mạnh hay đau yếu, điều đó không quan trọng, nhưng quan trọng ở chỗ là chúng ta đang sống thế nào ? Đang tỉnh thức hay ngủ mê ? Có biết chu tòan nhiệm vụ được trao phó không ?

Truyện : Cứ tiếp tục họp

Một ngày nọ vào năm 1780 bỗng dưng cả vùng tiểu bang Connecticut bị tối hẳn lại. Ai nấy đều cho rằng đã đến ngày tận thế. Khi đó hội đồng lập pháp tiểu bang đang họp. Nhiều người yêu cầu hoãn cuộc họp để họ có thể về nhà cùng với gia đình chờ Chúa đến. Nhưng ông chủ tịch nói :”Không biết hôm nay có phải là tận thế không : nếu không thì không cần hoãn họp. Còn nếu phải thì chúng ta càng cần chu tòan nhiệm vụ hơn nữa. Xin thắp nến lên” (Drinkwater).

Ai cũng muốn chết trong sự bình an. Chớ gì những giây phút cuối cùng chuẩn bị đi vào đời sau, ta cảm thấy Chúa ở gần như người mẹ ấp ủ con. Lúc đó ta thưa với Chúa rằng :”In manus tuas , Domine, commendo spritum meum” : Lạy Chúa, con xin phó dâng hồn con trong tay Chúa. Chớ gì tâm hồn ta được bình an, thảnh thơi như đứa con nằm trong tay mẹ hiền để say trong giấc ngủ ngon lành.

Một bà mẹ kể : tối đó, khi tôi đang dọn giường cho đứa con nhỏ, nó thỏ thẻ : ”Mẹ ơi, mẹ ở với con khi con ngủ nhé”! Nghĩ đến bao việc nhà chưa làm sau một ngày ở sở, tôi đã tính ra ngoài để nó ngủ một mình. Chợt một ý tưởng nảy ra trong trí, tôi đến nằm bên con, đặt tay con trong tay mình. Và trong lúc đứa con chìm vào giấc mộng, ý tưởng đó biến thành lời nguyện :”Lạy Chúa, xin giúp con sống thế nào để khi bước vào hoàng hôn cuộc đời, con có thể âu yếm nói với Cha trên trời :”Cha ơi, Cha ở với con khi con ngủ nhé”

HAI SUY TƯ

Mai Tá

Suy-tư tuần 19 năm nay, thấy có lời thơ ngâm-nga rằng:

“Đợi ai về ngự sáng ngai Thơ”

“Người bạn đầu tiên thuở bấy giờ. 

Ước cũ: tái sinh ngày tận-thế,

Tìm nhau cùng nối mộng ban sơ.”

Thơ ngâm thế rồi, người lại hát:

“Chuyện tình tôi như muôn ngàn những chuyện tình xa xưa”

Lời thở than kia như hình bóng của niềm mộng mơ.

Một ngày vui trong bao ngày khóc thương,

Còn gần nhau đã nghe lòng nhớ mong.

được nhìn nhau trong giây nào khác…

Thôi thì, có ngâm thơ hay hát nhạc, cũng để nói lên tâm tình “tái sinh” với “lời thở than kia như hình bóng của niềm mộng mơ“… Mơ, một điều rất đáng nhớ, là: có được “một ngày vui trong bao ngày khóc thương“, “nhớ nhau” và “nhìn nhau trong giây nào khác.

Thế đó, là tinh tự xin được gửi đến người anh, người chị trong Hội thánh Nước Trời, rất hôm nay.

Mai Tá

từ Sydney luôn cảm kích tình-tự của mọi người ở thánh hội Nước Trời.

Suy Tư Tin Mừng Tuần thứ 19 thường niên năm C 07/8/2016

Tin Mừng (Lc12: 32-48)

Một hôm Đức Giêsu nói với các môn-đệ rằng: “Hỡi đoàn chiên nhỏ bé, đừng sợ, vì Cha anh em đã vui lòng ban Nước của Ngài cho anh em.

“Hãy bán tài-sản của mình đi mà bố thí. Hãy sắm lấy những túi tiền không hề cũ rách, một kho tàng không thể hao hụt ở trên trời, nơi kẻ trộm không bén mảng, mối mọt không đục phá. Vì kho tàng của anh em ở đâu, thì lòng anh em ở đó.

“Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn. Hãy làm như những người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ vừa về tới và gõ cửa, là mở ngay. Khi chủ về mà thấy những đầy tớ ấy đang tỉnh-thức, thì thật là phúc cho họ. Thầy bảo thật anh em: chủ sẽ thắt lưng, đưa họ vào bàn ăn, và đến bên từng người mà phục-vụ. Nếu canh hai hoặc canh ba ông chủ mới về, mà còn thấy họ tỉnh-thức như vậy, thì thật là phúc cho họ. Anh em hãy biết điều này: nếu chủ nhà biết giờ nào kẻ trộm đến, hẳn ông đã không để nó khoét vách nhà mình đâu. Anh em cũng vậy, hãy sẵn-sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến.”

Bấy giờ ông Phêrô hỏi: “Lạy Chúa, Chúa nói dụ-ngôn này cho chúng con, hay cho tất cả mọi người?” Chúa đáp: “Vậy thì ai là người quản-gia trung-tín, khôn-ngoan, mà ông chủ sẽ đặt lên coi sóc kẻ ăn người ở, để cấp-phát phần thóc gạo đúng giờ đúng lúc? Khi chủ về mà thấy đầy tớ ấy đang làm như vậy, thì thật là phúc cho anh ta. Thầy bảo thật anh em, ông sẽ đặt anh ta lên coi sóc tất cả tài-sản của mình. Nhưng nếu người đầy tớ ấy nghĩ bụng: “Chủ ta còn lâu mới về”, và bắt đầu đánh đập tôi trai tớ gái và chè chén say sưa, chủ của tên đầy tớ ấy sẽ đến vào ngày hắn không ngờ, vào giờ hắn không biết, và ông sẽ loại hắn ra, bắt phải chung số-phận với những tên thất-tín.

“Đầy tớ nào đã biết ý chủ mà không chuẩn-bị sẵn-sàng, hoặc không làm theo ý chủ, thì sẽ bị đòn nhiều. Còn kẻ không biết ý chủ mà làm những chuyện đáng phạt, thì sẽ bị đòn ít. Hễ ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều, và ai được giao phó nhiều thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn.

“Đợi ai về ngự sáng ngai Thơ”

“Người bạn đầu tiên thuở bấy giờ.

Ước cũ: tái sinh ngày tận-thế,

Tìm nhau cùng nối mộng ban sơ.”

(dẫn từ thơ Vũ Hoàng Chương)

Đợi ai về ngự sang ngai Thơ”, ư? Ngai Thơ, có sáng hay chăng thì nhà thơ vẫn chỉ đợi mỗi “người bạn đầu tiên thuở bấy giờ”, mà thôi? Nhà Đạo hôm nay cũng bảo nhau: hãy tỉnh-thức mà đợi mà chờ. Nhưng, lại chỉ đợi chỉ chờ mỗi “Người Chủ” lúc ông về, để hưởng phúc. Phúc lộc Ông ban cũng bõ công đợi chờ nhiều tỉnh-thức, chốn Nước Trời.

Phúc Âm hôm nay, có lời dặn của Đức Chúa khuyên ta hãy tỉnh-thức, lúc chủ về. Tỉnh-thức với tất cả sự thận-trọng cần-thiết. Tỉnh-thức, vì không biết giờ nào và thái-độ của chủ sẽ ra sao, khi ông trở về. Tỉnh-thức và đề-cao cảnh-giác, kẻo kẻ trộm đến bất-thần, lúc nửa đêm.

Chẳng cần nói ta cũng biết, phần đông mọi người đều kinh-nghiệm rằng: vì không tỉnh-thức, nên mỗi lần kẻ trộm đến nhà, thường có mất mát. Mất tiền mất của, mất niềm tin-tưởng vì thiếu thận-trọng. Có khi mất cả báu vật – người thân, và có khi mất cả chính mình nữa, vì thiếu cảnh-giác. Thành thử, biết tỉnh-thức như lời Chúa dặn, không những không bị mất mát, mà còn được hiệp-thông sự sống với toàn-thể nhà Đạo. Hiệp-thông với con dân ngoài đời, ở chung quanh.

Điều Chúa nhắn-nhủ hãy tỉnh-thức, vẫn là chuyện hệ-trọng. Hệ trọng, không chỉ vì mức-độ của mất mát với “biến động”, mà thôi. Nhưng, hệ-trọng còn vì phẩm-chất của sự sống, nữa. Phẩm-chất sự sống, điều mà Tin Mừng căn dặn, bao gồm năm đặc-điểm:

-Trước nhất, khi tỉnh-thức, người tín-hữu Đức Kitô luôn hiệp-thông san-sẻ cả nỗi ưu-tư lẫn những gì mình đang có với người túng thiếu, rất cần.

-Kế đến, khi thận-trọng tỉnh-thức, con dân nhà Đạo luôn ăn ở cho công bằng, phải phép với hết mọi người.

-Và, khi đã thức-tỉnh không còn nhiều “biến-động”, người nhà Đạo sẽ nhận ra sự hiện-diện của Đức Chúa, trong đời thường.

-Khi cảnh-giác về sự hiện-diện của Ngài, ta không sách-nhiễu phiền-hà bất cứ ai. Ngược lại, sẽ sống hiền-hòa, bình-lặng cùng mọi bằng-hữu chốn Nước Trời.

-Và, có thận-trọng tỉnh-thức, người nhà Đạo sẽ nhận ra là: Đức Chúa sẽ quang-lâm đến lại, vào mọi lúc.

-Bởi vậy, đời sống người tín-hữu Đức Kitô nên cảnh-giác quan-tâm đến linh-đạo cần-thiết cho đời mình.

Hơn hai thiên niên kỷ vừa qua, dân con nhà Đạo vẫn chờ đợi ngày Chúa quang-lâm đến lại. Nhưng, điều đáng buồn là: trong lúc chờ đợi, người người vẫn sống đời bon chen phức-tạp, đến độ hành-vi của mình đi ngược lại lời dặn của Đức Chúa.

Chính vì thái-độ sống như thế, mà ta chuốc lấy vào người sự mất mát lớn. Mất mát về một hạnh-phúc đích-thật. Buồn thay, mất mát ấy lại là bi-kịch của cuộc sống. Do có bi-kịch mất mát, ta hãy nên xét lại phương-cách sử-dụng quà tặng Chúa ban, như một bài học để mà đổi-thay.

Thiếu xem xét. Thiếu cảnh-giác. Thiếu thận-trọng tỉnh-thức, nên thảm-kịch mất mát vẫn xảy đến với cuộc đời, bằng mọi hình-thức rất đa-dạng. Lời dặn dò “hãy tỉnh-thức”, còn được thánh Phao-lô bổ sung thêm, ở bài đọc thứ hai.

Thánh-nhân qui về chuyện của Abraham coi đó như mẫu-mực cho mọi thức-tỉnh. Thánh-nhân nhấn mạnh: nhờ niềm tin-yêu có cảnh-giác, mà Abraham mới tuân theo lời Yavê Thiên Chúa kêu gọi làm cuộc hành-trình dựng-xây trời mới/đất mới. Trời mới/Đất mới này, có sự kế-thừa mà Yavê tặng ban cho riêng ông, cho đông đảo lớp hậu duệ .

Quả thật, hành-trình mà thánh Phaolô muốn cộng-đoàn tín-hữu Đức Kitô để tâm bắt chước ông Abraham không phải là để ra đi làm một cuộc du-hành vào chốn không định-hướng. Nhưng, là tìm ra phương-cách thoả-đáng có giá-trị trong cuộc đời. Hành-trình mà thánh Phaolô đề-nghị, bao gồm các kinh-nghiệm ta sẽ trải qua. Đó chính là cách-thế ta xử-sự, đối với nhau, và với Đạo.

Hành-trình, là hành-trình sống. Hành-trình, là nhờ đó ta tìm gặp người anh/người chị cùng đồng-hành với ta. Hành-trình, là đáp lại Lời Chúa dặn-dò. Và hành-trình Ngài vẫn dặn, còn là đá tảng thôi-thúc chính mình đi vào với thăng-tiến cá-nhân. Thăng-tiến hướng thượng, để rồi sẽ gặp gỡ Đức Chúa.

Thăng-tiến bản thân, như người người vẫn làm. Làm chung một hành-trình cùng với bạn hữu gặp thấy trên đường. Thăng-tiến, sẽ giúp bản thân mình đáp-ứng lời dặn dò của Đức Chúa. Đáp lại trong yêu thương tôn-trọng sự thật, vẫn ứng-xử, để cùng nhau đi vào cuộc sống có cảnh-giác. Cuộc sống luôn biết thận-trọng. Và khi đã đáp ứng có thận trọng – tỉnh thức, người người sẽ không còn “im lặng”. Nhưng, “sống một ngày vui không dễ nói ra lời”.

Ngày vui không dễ nói thành lời, là cuộc hành-hương về với Chúa. Là, có một hành-trình như Abraham và giòng-tộc ông trước đây đã sống. Sống ở lều, nhưng lòng ông vẫn hướng về phía trước. Hướng về Đấng Giavê

Thiên Chúa. Sống thận trọng, luôn tỉnh thức. Hướng về Nước Trời được

Thiên-Chúa hứa ban. Nước Trời Chúa ban, là xã hội của những người công chính, sống rất an bình.

Trong tỉnh-thức đợi chờ Nước Trời Chúa phú ban, tưởng cũng nên về với thi-ca mà ngâm-nga đôi lời rằng:

“Ước cũ: tái sinh ngày tận-thế,

Tìm nhau cùng nối mộng ban sơ.

Cánh bằng siêu thoát hư-vô,

Sau lưng bỏ sụp cơ-đồ trần-gian.”

(Vũ Hoàng Chương – Duyên Mùa Tận Thế)

Nhà thơ đây, có thi-ca-hoá duyên tận thế đến mấy, cũng không làm người nghe ở ngoài đời “bỏ sụp cơ-đồ trần-gian” được. Bởi, cơ đồ ấy đã ăn sâu vào óc não của người đời. Chỉ có Nước Trời của nhà Đạo, mới xứng-đáng để ta tỉnh-thức trông chờ, rất nhiều năm.

Lm Richard Leonard sj biên-soạn  – Mai Tá lược dịch

Chuyện phiếm đọc trong tuần thứ 19 mùa thường niên C 07/8/2016

 

“Chuyện tình tôi

như muôn ngàn những chuyện tình xa xưa”

Lời thở than kia

như hình bóng của niềm mộng mơ.

Một ngày vui

trong bao ngày khóc thương,

Còn gần nhau đã nghe lòng nhớ mong.

được nhìn nhau trong giây nào khác…

(Nhạc Pháp: Histoire d’un amour –

(Rôma 8: 20-23)

Đúng thế đấy, bạn ạ! Đã là tình, thì đương nhiên tình ấy phải là “Tình thiên thu”. Với những: “lời thở than”, “nhớ mong”, “được gần nhau”, “nhìn nhau”, “trong giây nào khác”…

 Vâng. Quả như thế đấy, bạn của tôi ơi! Tình thiên thu, lại sẽ như “hình bóng của niềm mộng mơ”. Là, “ngày vui trong bao ngày khóc thương”, trong đó còn có lời lẽ như lửa đốt nóng ra, “chẳng làm ai bỏng”, hệt như ca-từ còn tiếp-tục những lời ca đầy ý-lực sau đây:

“Lửa tình-yêu ta nhưng lửa mát chẳng làm bỏng ai,

Tình là còn mơ khi còn thức chẳng cần ngủ say.

Tình là cây cao vươn mình đứng lên,

Nhựa đời căng trong da mềm ái ân.

Đợi ngày dâng về tới sau …này!”

(Lời Việt: Nguyễn Đình Toàn – Tình thiên thu)

 

Hễ nói đến “tình yêu”, “tình-tự và tình cảm dành cho nhau, đều là thứ tình thiên-thu đầy những lửa. Nhưng là thứ “lửa” làm mát rượi lòng người. Mát, cả hai người lẫn nhiều người người đang được lửa “tình yêu” thiêu-đốt nhưng không cháy bỏng. Chính thứ tình-thiên-thu này đã và đang giải-quyết được tình-trạng đau ốm, bệnh-tật như phát-giác mới đây của ngài David R. Hawkins vị tiến-sĩ y-khoa và tâm-lý-học từng bộc lộ như sau:

“Có thể bạn chưa tin nhưng nghiên cứu mới tại Mỹ cho thấy điều mà tế bào ung thư sợ nhất không phải là hóa trị hay bất kỳ loại thuốc trị ung thư nào.

 Sau khoảng thời gian tiếp xúc với nhiều bệnh nhân từ nhiều quốc gia trên thế giới, Tiến sĩ David Hawkins – một bác sĩ rất nổi tiếng tại Mỹ cho biết, chỉ cần nhìn thấy bệnh nhân là ông biết người đó vì sao bị bệnh. Bởi trên cơ thể người bệnh không xuất hiện chữ “yêu”, thay vào đó là “khổ, hận, phiền muộn”.

 Điều này có thể khiến nhiều người trong chúng ta không tin nhưng đây là kết luận hoàn toàn dựa trên cơ sở khoa học. Sau 20 năm nghiên cứu về cơ và vận động học, tiến sĩ Hawkins đã phát hiện ra “ý nghĩa của thang bậc chỉ số rung động trong cơ thể con người từ 1 đến 1000”. Tần số rung động chính là từ trường mà mọi người thường hay nói.

 Theo đó, những người có suy nghĩ tiêu cực thường rất hay bị bệnh. Đó là những người có chỉ số rung động dưới 200.

 Rất nhiều người bị bệnh vì không được yêu, ở họ chỉ thấy nỗi khổ và phiền muộn. Phát hiện mới tại Mỹ cho thấy điều mà tế bào ung thư sợ nhất chính là “tình yêu”. Từ góc độ y học ông cho rằng, ý niệm có ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe con người. TS Hawkins đã từng làm bệnh án cho hàng triệu người, các chủng loại người khác nhau trên toàn thế giới, tất cả đều cho một đáp án giống nhau.

 Chỉ cần tần số rung động thấp hơn 200 là người đó sẽ bị bệnh. Trên 200 sẽ không bị bệnh, những suy nghĩ có tần số rung động trên 200 gồm có:

-quan tâm đến người khác,

-giàu lòng từ bi, nhân ái, hướng thiện,

-bao dung, độ lượng, v.v.

 Đây đều là những đức tính có tần số rung động rất cao, đạt đến mức 400 – 500.

-Mặt khác, người có tính căm ghét, phẫn nộ, hay chỉ trích, trách móc, đố kị, đòi hỏi người khác, luôn tư lợi cá nhân, ích kỷ, không màng đến cảm nhận của người khác sẽ có tần số rung động rất thấp. Tần số rung động thấp là nguyên nhân dẫn đến các bệnh như ung thư, tim v.v.

 Lý giải cho điều này, tiến sĩ Hawkins cho biết những người hay oán giận, chỉ trích, hận thù người khác, tần số của họ chỉ là 30, 40. Trong quá trình trách móc người khác sẽ làm tiêu hao rất nhiều năng lượng của họ vì thế tần số rung động sẽ giảm thấp hơn 200, những người này có nguy cơ bị mắc rất nhiều loại bệnh.

 Chỉ số rung động cao nhất là 1000, thấp nhất là 1. Tiến sĩ Hawkins cho biết trong cuộc đời của mình, ông chưa gặp ai có tần số rung động đạt ở mức cao nhất, 1000. Những người mà ông ấn tượng nhất cũng chỉ đạt mức 700. Năng lượng trong cơ thể họ rất dồi dào. Khi những người này xuất hiện, họ sẽ làm ảnh hưởng đến từ trường của cả khu vực xung quanh.

Nghiên cứu về chỉ số rung động của tiến sĩ David R.Hawkins.

 Lấy ví dụ, như khi Mẹ Têrêsa Calcutta lên nhận giải thưởng Nobel Hòa bình, thì không khí cả hội trường rất tốt, tần số rung động rất cao, từ trường của bà làm cho cả hội trường đều cảm nhận được năng lượng tràn ngập sự tốt đẹp và cảm động từ bà.

 Khi người có năng lượng cao xuất hiện, từ trường của họ sẽ làm cho vạn vật trở lên tốt đẹp hơn. Còn với người có suy nghĩ tiêu cực, không chỉ làm tổn hại chính họ mà còn làm cho từ trường xung quanh cũng bị xấu đi.

 Một trường hợp cụ thể nhất về tác động của tình yêu với các tế bào ung thư chính là nghệ sỹ chơi đàn Violoncelle Sean của Nhật Bản. Khi bị bệnh ung thư, ông đã không ngừng chiến đấu với bệnh tật nhưng xem ra tình trạng ngày một nặng hơn.

 Cuối cùng, ông quyết định thay đổi tâm trạng và chuyển sang yêu từng tế bào ung thư trong cơ thể mình. Ông lạc quan với cuộc sống, mọi việc ông đều luôn thấy vui vẻ và biết ơn các tế bào ung thư. Ông thấy cảm giác này rất tuyệt. Sau đó, ông đã quyết định yêu mọi thứ trong cuộc sống, bao gồm cả mỗi con người và mỗi sự việc.

 Kết quả hết sức bất ngờ và nằm ngoài sức tưởng tượng của tất cả mọi người, toàn bộ các tế bào ung thư đã không còn nữa. Sau này, ông trở thành bác sĩ trị liệu nổi tiếng tại Nhật Bản. Đây chính là bản chất của cuộc sống: Tình Yêu.

 Các nhà khoa học cho biết, căn nguyên của bệnh tật là do trong cơ thể người bệnh thiếu tình yêu thương. Bệnh tật bị đẩy lùi một cách vô điều kiện là nhờ ‘yêu và được yêu’. (Nhật Mỹ sưu tầm)

Nói như thế, tức bảo rằng: sống cuộc đời người nhiều lúc cứ tưởng rằng khó khăn, cần hiểu biết rất nhiều triết-thuyết mới làm nên; nhưng, thực sự thì chỉ cần “sống trước đã, triết-lý sau” là thành-công thôi.

Đàng khác, nếu đem tư-tưởng của Ts David R Dawkins vào thực-tế cuộc đời đi Đạo, hẳn là ta sẽ gặp sự trùng-hợp với lập-trường “cố hữu” của Đức Phanxicô, vừa qua, như sau:

“Sau ngày xảy ra vụ xe tải cán và bắn chết 84 người tham-dự ngày Quốc Khánh Pháp ở Nice, truyền-thông Âu Mỹ có chạy tít bài bình-luận thời-sự như sau:

 Cuộc tấn-công ngày Quốc Khánh Pháp lại đã dấy lên cuộc tranh-luận về khủng-bố và tôn-giáo.

 Các nhà lãnh-đạo tôn-giáo trên khắp thế-giới đều lên án cuộc khủng-bố này và bày-tỏ sự đoàn-kết liên-đới với Pháp sau khi số người chết vì bị xe tải xông vào đám đông cán và bắn chết 84 vào ngày Quốc Khánh Pháp 14/7/2016. Trong số các nhà lãnh đạo nói ở đây, có Đức Phanxicô của Đạo Công-giáo La Mã cùng với lãnh-tụ Hồi-giáo trong đó có Đạo-trưởng Shawqi Allarm đều quả-quyết đạo Hồi và Công-giáo đều bác-bỏ chủ-trương khủng-bố.

 Đức Phanxicô đã bày-tỏ sự kinh-tởm đối với vụ tấn công trên. Ngài nói:

“Chúng tôi mạnh mẽ lên án bất cứ hành-động bạo-tàn, hờn-căm và mọi hình-thức khủng-bố cách rồ-dại chống lại nền hoà-bình. Phát-ngôn-viên Toà thánh là Lm Federico Lombardi có nói: Thay mặt Đức Giáo Hoàng Phanxicô, chúng tôi muốn bày-tỏ tình đoàn kết thắt chặt với các nạn-nhận đang đau-khổ và toàn thể dân chúng Pháp Quốc ngày hôm ấy lẽ đáng phải là ngày lễ lớn để mọi người được vui.”

 Tổng Giám Mục Canterbury Justin Welby cũng nói với truyền-thông báo chí và phê-phán sự giết-hại tàn-bào này, khi ông nói: “Trong lúc toàn dân nước Pháp vui vẻ mừng ngày lễ trong tự-do, thì những con người đầy ác-tâm đã giết chết thường dân vô tội một cách dã man. Chúng ta hãy cùng khóc với các nạn-nhân của thảm-hoạ này và hãy cùng nhau đứng lên mà cầu nguyện cho Nice.

 Trong khi đó, Tổng Giám Mục Westminster, Hồng y Vincent Nichols cũng viết trên trang Twitter, rằng: “Lời nguyện-cầu từ tâm can tôi xin được gửi đến tất cả các nạn-nhân đã bỏ mạng hoặc bị thương-tật trong vụ tấn-kích thảm-khốc ở Nice. Cũng xin cầu cho gia-đình nạn-nhân và toàn-thể dân-chúng Pháp vào giai-đoạn đau buồn và mất mát này.” (X. Bản tin National Catholic Review 15/7/2016)

Những tâm-tình của các lãnh-đạo trong Đạo/ngoài đời thì như thế. Nhưng, ở tư-thế bàn dân thiên-hạ ở dưới trướng, lại có câu hỏi bảo rằng: “phải chăng sự bình-an/hoà hoãn” chỉ xảy ra trên báo chí/sách vở hoặc trong đầu trong óc các vị lãnh-đạo mà thôi? Phải chăng các nhà lãnh-đạo chủ-trương cuộc sống lý-tưởng, chứ không sống thực-tế như bà con ở dưới trướng, không?

Để có câu trả lời thoả-đáng cho câu hỏi khá gay-go, xin mời bạn mời tôi, ta đi vào thực-tế cuộc đời mà người viết ở dưới nhận-định về cái-gọi-là “5 chuyện lạ ở Nhật-Bản, sau đây:              

   “Dường như người Nhật-Bản rất thấm-nhuần và áp-dụng giáo-lý đạo Phật trong cuộc sống hằng ngày, cho nên họ quí-trọng xem con người đều bình đẳng vì cùng có Phật-tánh như nhau, chứ không dựa vào dáng vẻ giàu nghèo bên ngoài, thường-xuyên làm chuyện có lợi-ích cho người khác, cũng như không trộm cắp, hại người, để được nghiệp-quả tốt.

 Chuyện thứ nhất: Trung thực

 Ở Nhật, bạn khó có cơ-hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các bác tài sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng-dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.

 Sự trung thực của người Nhật in đậm nét ở những “mini shop không người bán” tại Osaka. Nhiều vùng ở Nhật không có nông-dân. Ban ngày họ vẫn đến công-sở, ngoài giờ làm họ trồng-trọt thêm. Sau khi thu-hoạch, họ đóng gói sản-phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh. Người mua cứ theo giá niêm-yết mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền về nhà. Nhẹ-nhàng và đơn-giản. Các con đường mua sắm, các đại siêu-thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka… cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ, túi xách.

 Quầy thanh-toán cũng không đặt ngay cổng ra vào. Người Nhật tự-hào khẳng-định động-từ “ăn cắp vặt” gần như đã biến mất trong từ-điển. Nếu bạn đến Nhật, toàn bộ các cửa hàng sẽ tự-động trừ thuế, giảm 5 – 10% khi biết bạn là khách nước ngoài.                  

 Chuyện thứ hai: Không ồn-ào chốn công-cộng

 Nguyên-tắc không gây tiếng ồn được áp-dụng triệt-để tại Nhật. Tất cả đường cao tốc đều phải xây-dựng hàng rào cách-âm, để nhà dân không bị ảnh-hưởng bởi xe lưu-thông trên đường. Osaka bỏ ra 18 tỷ USD xây hẳn 1 hòn đảo nhân-tạo để làm sân-bay rộng hơn 500ha ngay trên biển. Lý-do đơn-giản chỉ vì “người dân không chịu nổi tiếng ồn khi máy bay lên xuống”.

 Tại các cửa hàng mua sắm, dù đang vào mùa khuyến-mãi, cũng không cửa hàng nào được đặt máy phát tiếng ồn. Tuyệt-đối không được bật nhạc làm ồn sang cửa hàng bên cạnh. Muốn quảng-cáo và thu hút người mua thì cách duy-nhất là thuê một nhân-viên dùng loa tay, quảng-cáo với từng khách.                

Chuyện thứ ba: Nhân-bản

 Vì sao trên các cánh-đồng ở Nhật, luôn còn một góc còn nguyên, không thu-hoạch? Không ai bảo ai, các nông-dân Nhật-Bản không bao giờ gặt hái toàn-bộ nông-sản nhưng họ luôn để phần 5 – 10% sản-lượng cho chim muông, loài thú sống tự nhiên.                 

 Chuyện thứ tư: Bình-đẳng

 Mọi trẻ đều được dạy về bình-đẳng. Không có tình-trạng phân-biệt giàu/nghèo ngay từ nhỏ, Tất cả trẻ em đều được khuyến-khích đi bộ đến trường. Nếu nhà xa, thì xe đưa đón của trường là chọn-lựa duy-nhất. Trường không chấp-nhận cho phụ-huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi.                  

 Việc mặc đồng phục “suit” màu đen từ người quét đường đến tất cả các nhân-viên, quan chức, cho thấy một nước Nhật không khoảng cách. Những ngày tuyết phủ trắng xoá nước Nhật, từ trên cao nhìn xuống, các công-dân Nhật trông như các chấm đen nhỏ di-chuyển nhanh trên đường. Tất cả là một nước Nhật chung ý-chí, chung tinh-thần lao-động.

 Văn-hóa “xếp hàng” thấm đẫm vào nếp sinh-hoạt hàng ngày của người Nhật. Không có bất cứ ưu tiên nào dành cho ai hết. Sẽ không có gì ngạc-nhiên nếu một ngày ở Nhật, bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình lại chính là Thủ-tướng.

 Chuyện thứ 5: Nội-trợ là một nghề.

 Ở Nhật, hàng tháng chính-phủ tự trích lương của chồng đóng thuế cho vợ. Do đó, người phụ-nữ ở nhà làm nội trợ, nhưng vẫn được hưởng các tiêu-chuẩn y như người đi làm. Về già, vẫn hưởng đầy-đủ lương-hưu.                 

 Độc-đáo hơn nữa, là nhiều công-ty áp-dụng chính-sách: lương của chồng sẽ nhập thẳng vào tài-khoản của vợ. Vai-trò người phụ-nữ trong gia-đình, vì thế luôn được đề-cao, tôn-trọng.” (Trích điện-thư trên mạng bạn bè gửi cho nhau, rất nhiều lần).

Tình-yêu cao cả và bao-dung là như thế, tức: cũng đem lại hạnh-phúc đến độ thế. Vậy mà, con người đôi khi lại đã quên nên mới gây nhiều tang thương như cuộc khủng-bố xảy ra ở Nice, nước Pháp hôm 14/7/2016. Và, cũng do từ tình-yêu mà người Nhật đã lập nên những “chuyện lạ” kỷ-lục được nêu ra ở trên. Và, cũng là tình-yêu đã khẳng-định về cuộc sống hài-hoà.

Biết thế rồi, đến đây tưởng cũng nên đi vào vườn hoa Thượng-Uyển gồm những lời chân-phương, thân-tình của bậc thánh-hiền khi xưa từng khuyên-nhủ, rất như sau:

“Muôn loài đã lâm vào cảnh hư ảo,

không phải vì chúng muốn,

nhưng là vì Thiên Chúa bắt chịu vậy;

tuy nhiên, vẫn còn niềm trông cậy

là có ngày cũng sẽ được giải-thoát,

không phải lệ-thuộc vào cảnh hư nát,

mà được cùng với con cái Thiên-Chúa

chung hưởng tự-do và vinh-quang.”

(Rôma 8: 20-23)

Nói cho cùng, cuộc sống thực-tế của người đời trong đời người, nếu biết sống có tình-yêu chân-phương, giản-dị, không trèo cao, không tham-vọng, rồi ra cũng được hưởng vinh-quang, phúc-hạnh cho mình và cho người.

Nói cho cùng, nếu bạn và tôi đồng-thuận nguyên-tắc trên, ta hãy hiên-ngang hướng đầu về phía trước mà hát những câu ca tuyệt-vời, đầy yêu-thương, sau đây:

“Ai đã từng yêu nhau đều biết:

Có chi đâu, những âu-sầu,

Thế nhưng, lòng nhiều khi đã chết.

 

Lúc duyên may đã khởi-đầu,

với những giờ cuộn trong tình thắm thiết,

phút ly-biệt lời chưa đành nói:

với những chiều quạnh-hiu buồn chất-ngất.

 

Sớm xôn-xao nghe tim rạt-rào

Dù thời-gian trôi qua lòng

Mãi tình sầu chẳng nguôi.

 

Đời nào ai yêu ai chẳng có một lần đổi thay,

Lệ tình tuôn như song chẳng hết đâu.

Còn làm cho bao nhiêu người đớn đau.

 

Và thành muôn lời hát ru nhau.

Chuyện tình tôi xôn xao trong gió…”

(Lời Việt: Nguyễn Đình Toàn – Tình thiên thu)

 Thế đó, là khẳng định về cuộc sống có tình-yêu rất chân-phương, chân-tình, ở mọi thời.

Trần Ngọc Mười Hai

Lại vẫn nghĩ

Về mối tình đẹp

rất thiên thu 

ở trong Đạo lẫn ngoài đời.

 

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*