• Niềm Vui Của Lòng Thương Xót Chúa- lm. Tạ Duy Tuyền
  • Anh em hãy tự hoán cải-Lm Jude Siciliano, OP
  • Mùa vọng: mùa màu hồng-ĐGM.  Giuse Vũ Duy Thống
  • Anh em hãy vui lên-Lm Antôn Nguyễn Văn Độ
  • Chúa đã đến-AM Trần Bình An
  • Nhẫn nại chờ đợi Chúa đến trong niềm vui-Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
  • <span lang=
  • <span lang=
  • Phi thường-Thiên Phúc

NIỀM VUI CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT

Tạ Duy Tuyền

 

Chúa nhật 3 mùa vọng, năm A.

Cuộc đời là một chuỗi những ngày đi tìm hạnh phúc. Hạnh phúc luôn được tìm kiếm qua từng lứa tuổi. Từng ngày trôi qua ta vẫn mong chờ hạnh phúc đến. Con người sống dường như không thể thiếu hạnh phúc. Họ luôn khao khát. Họ luôn mong chờ. Họ luôn tìm kiếm. Nhưng dường như hạnh phúc vẫn không trọn vẹn. Hạnh phúc cũng chợt đến, chợt đi khiến con người vẫn lao đao tìm kiếm.

Có một chàng trai luôn đặt câu hỏi này với những người mà chàng cho rằng quan điểm của họ có thể giúp chàng đi đúng hướng trên con đường gian nan đi tìm hạnh phúc.

– Hạnh phúc là gì?

– Hạnh phúc là tiền bạc – người thương gia giàu có đáp.

– Hạnh phúc là sự nổi tiếng – một ca sĩ trả lời.

– Hạnh phúc là một gia đình hòa thuận, trên dưới một lòng – một người cha đáng kính đáp.

– Hạnh phúc là một công việc làm tốt, thân thể khỏe mạnh không bệnh tật – một anh công nhân nói.

Và còn vô số những định nghĩa mà thoạt đầu chàng đều cho là có lý và chàng cố gắng làm theo.

Năm tháng trôi qua, chàng đã có một công việc ổn định, một người vợ đảm đang cùng 2 đứa con xinh xắn, khôn ngoan. Chàng không bệnh tật gì, trái lại còn có một sức khỏe rất tốt. Chàng đã bắt đầu có tiếng trên thương trường và tiền bạc không còn là một nỗi băn khoăn gì cả.

Thế nhưng chàng vẫn chưa thỏa mãn, chàng vẫn chưa cảm thấy hạnh phúc hoàn toàn. Và chàng tiếp tục săn tìm lời giải cho câu hỏi:

– Hạnh phúc là gì?

Và một hôm tình cờ chàng thấy một ông lão ăn xin áo quần tả tơi đi trong mưa gió. Chàng dừng lại trao cho ông chiếc áo khoát của chàng. Chàng che dù cho ông. Vừa đi vừa nói chuyện. Tâm hồn chàng tự dưng cũng vui lên. Chàng chợt nhận ra hạnh phúc chính là biết giúp đỡ tha nhân. Biết cho đi mới là hạnh phúc.

Chúa Giê-su đã đến trần gian để hát khúc hát yêu thương. Ngài đã tìm niềm vui trong đời sống phục vụ. Cuộc đời Ngài cũng trở thành niềm vui cho nhân thế. Có biết bao mảnh đời bất hạnh nay tìm thấy ủi an, nâng đỡ nơi Đấng Messia. Đây chính là dấu chỉ của triều đại Nước Thiên Chúa đang đến. Một dấu chỉ tràn đầy tình thương khi những mảnh đời bất hạnh được yêu thương. Người mù được nhìn thấy. Người điếc được nghe tin mừng. Người câm nói được. Người què nhảy nhót như nai.

Như vậy triều đại của Đấng Messsia sẽ tràn ngập niềm vui cho những mảnh đời bất hạnh lầm than. Nước Chúa hiển trị cũng đồng nghĩa với việc con người sống hạnh phúc hơn khi được quan tâm chia sẻ với nhau. Trong Nước của Thiên Chúa sẽ không còn tiếng khóc của khổ đau, nghèo đói. Không còn cảnh chiến tranh loạn lạc mà tiên tri Isaia từng loan báo: người ta sẽ lấy gươm mà rèn thành lưỡi cày và mọi người sẽ hát khúc hoan ca thanh bình.

Cuộc sống sẽ đẹp hơn khi con người đùm bọc chia sẻ với nhau. Biết sống yêu thương để không ai nghèo đói trong cộng đoàn của mình. Biết sống nâng đỡ nhau để không ai ngã quỵ mà không có bàn tay cảm thông nâng đỡ. Một xã hội biết sống đùm bọc nâng đỡ nhau sẽ mang lại niềm vui hạnh phúc cho mọi phận người.

Hôm nay gọi là Chúa nhật hồng. Phụng vụ cho chúng ta thấy khuôn mặt của Đấng Messia tràn đầy tình thương của Lòng Thương Xót. Lòng Thương Xót Chúa sẽ dành cho mọi phận người. Chính Ngài khi cư ngụ giữa chúng ta sẽ mang lại niềm vui và hạnh phúc cho con người. Qua đây, Giáo hội cũng muốn chúng ta hãy rao giảng về lòng thương xót của Chúa cho anh em. Rao giảng bằng đời sống yêu thương và phục vụ. Rao giảng bằng lời nói đi đôi với việc làm. Rao giảng không phải là truyền cho họ một mớ lý thuyết mà là diễn tả lòng thương xót của Chúa qua chính đời sống của mình.

Xin cho chúng ta đủ niềm tin để phó thác vào lòng Thương Xót Chúa , đồng thời cũng trở thành nhân chứng cho Lòng Thương Xót của Chúa giữa thế gian mà lòng quảng đại, sự dấn thân vô vị lợi đang thiếu dần, ngõ hầu làm cho triều đại Chúa luôn rạng rỡ trên thế gian. Amen

ANH EM HÃY TỰ HOÁN CẢI

Lm Jude Siciliano, OP

CN III VỌNG -A- 11-12-2016

Isaia 35: 1-6a, 10; T.vịnh 145; Giacôbê 5: 710;

Mátthêu 11: 2-11

Lm. Jude Siciliano, OP

 

ANH EM HÃY TỰ HOÁN CẢI CON NGƯỜI CHÚNG TA NÊN CÓ ÍCH CHO BẢN THÂN VÀ CỘNG ĐOÀN THEO Ý CHÚA

Nếu bạn ngồi trong lao tù, bạn khó lòng biết nhủ̃ng gì xãy ra bên ngoài thành lao tù và ngoài cỗng đi vào. Tôi có một ngủỏ̀i bạn làm tuyên uý, đi thăm một ngủỏ̀i tù, nỏi phòng anh ta, trong trại St. Quentin. Ngủỏ̀i ta đủa ngủỏ̀i tù này đến St. Quentin vào nủ̉a đêm, nên anh ta không trông thấy khung cảnh xung quanh lao tù. Anh ta hỏi vị tuyên úy bạn tôi: “Bên ngoài lao tù này có nhủ̃ng gì vậy Cha?”

Bạn tôi dùng một tỏ̀ giấy và vẽ trên đó hình vịnh San Francisco và vùng lân cận: “đây là San Francisco, đây là Oakland, đây là hai đảo Angel và Alcatraz, đây là cầu Golden Gate, và cầu Richmond San Rafael mà anh đi qua ban đêm tủ̀ lao tù Folsom để đến lao tù này, St Quentin. “Ngủỏ̀i tù cám ỏn vị tuyên úy.

Nhủng sau khi vị tuyên úy lái xe về phía đông Vịnh và trông thấy mặt trỏ̀i lặn bên kia cầu Golden Gate. Ánh mặt trỏ̀i lặn chiếu vào các đám mây lỏ lủ̉ng trên nền trỏ̀i làm vị tuyên úy tụ̉ nghĩ. Ngủỏ̀i tù trong lao chỉ có chút khái niệm về quang cảnh ỏ̉ vùng Vịnh San Francisco, nhủng anh ta không có khái niệm gì về quang cảnh thụ̉c sụ̉ nhủ lúc này: cảnh Vịnh tuyệt đẹp và ánh sáng mặt trỏ̀i lặn nỏi vùng Vịnh.

Thật không có gì bằng kinh nghiệm thụ̉c sụ̉. Ông Gioan Tẩy Giả ngồi trong lao tù vì nhủ̃ng lỏ̀i giảng dạy củ́ng rắn của ông ta. Ông ta có nhiều kẻ thù có quyền uy chống đối ông ta. Nhất là vua Hêrođê, mà ông ta chỉ trích về tội ngoại tình. Nhủ Chúa Giêsu nói về ông Gioan: ông Gioan không phải là một cây gậy phất phỏ trủỏ́c gió; ông ta không ăn mặc gấm vóc lụa là nhủ ngủỏ̀i ỏ̉ trong cung điện ngồi trên ngai. Ông Gioan là một sủ́ giả dọn đủỏ̀ng cho Đủ́c Giêsu, đủỏ̀ng cho Đấng Mêsia, vỏ́i lỏ̀i nói hùng biện và kêu gọi dân chúng nên sám hối.

Ông Gioan đầy tin tủỏ̉ng và vủ̃ng vàng, nhủng bị bắt vào tù, và bây giỏ̀ nhủ̃ng hy vọng của ông ta cũng bị giam nhủ ông ta. Ông ta nghe nói về Đủ́c Giêsu, ông ta bắt đầu đâm ra do dụ̉, không phải về quang cảnh bên ngoài lao tù, mà về quang cảnh về Đủ́c Giêsu. Đủ́c Giêsu không hùng biện nhủ ông Gioan mong đọ̉i. Đủ́c Giêsu cũng không là ngủỏ̀i đe dọa sụ̉ trủ̀ng phạt của Thiên Chúa.

Bỏ̉i thế, hình nhủ ông Gioan dùng một tỏ̀ giấy để đặt câu hỏi  đủa cho các môn đệ đến thăm ông ta: Đây, anh em viết xuống và hỏi Đủ́c Giêsu: “Thủa Thầy, Thầy có phải là Đấng phải đến hay không, hay là chúng tôi còn phải đọ̉i ai khác?”

Ông Gioan muốn có một ngủỏ̀i đến để lật đổ quyền uy chính trị và tôn giáo, nhủ một cỏn sóng thần quét sạch các tệ đoan và các điều vô tín ngủỏ̉ng. Ông ta muốn có một ai củỏ̉i ngựa xông vào nhủ một ngủỏ̀i trong trận diễn hành và loan báo Triều Đại hùng mạnh của Thiên Chúa.

Nhủng, trái lại, tin tủ́c đủa đến cho ông ta nói rằng Đủ́c Giêsu ngồi bàn ăn vỏ́i nhủ̃ng ngủỏ̀i thu thuế là nhủ̃ng ngủỏ̀i thu thuế cho Đế Quốc La mã. Đủ́c Giêsu không loại bỏ, không buộc tội phủỏ̀ng tội lỗi. Trái lại, Đủ́c Giêsu ngồi vào bàn ăn vỏ́i họ và làm cho ỏn tha thủ́ của Thiên Chúa sẵn sàng cho họ, thật là điều quá ủ dễ dàng theo ông ta nghĩ. Đủ́c Giêsu lại còn khuyến khích tha thủ́ cho kẻ thù địch, kể cả ngủỏ̀i La mã. Mọi sụ̉ không xãy ra nhủ ông Gioan mong đọ̉i, và bây giỏ̀ ông ta ngồi tù chỏ̀ chết.

Khi môn đệ ông Gioan đến gặp Chúa Giêsu vỏ́i câu hỏi của ông Gioan. Chúa Giêsu không trả lỏ̀i ngay vào câu hỏi. Nhủng Chúa Giêsu bảo các môn đệ ông Gioan hãy về thuật lại nhủ̃ng điều mắt thấy tai nghe: ngủỏ̀i mù xem thấy kể què đủọ̉c đi, ngủỏ̀i cùi đủọ̉c sạch, kẻ điếc đủọ̉c nghe, ngủỏ̀i chết sống lại và kẻ nghèo đủọ̉c nghe Tin Mủ̀ng.

Điều căn bản là: Chúa Giêsu giúp đỏ̃ nhủ̃ng ngủỏ̀i cần đủọ̉c giúp đỏ̃ nhiều nhất, nhủ̃ng ngủỏ̀i không có ai giúp đỏ̃ hay nhủ̃ng ngủỏ̀i không thể giúp đỏ̃ họ. Thật ra, Chúa Giêsu không đến nhủ ông Gioan mong mỏi, để phá tan nhủ̃ng ngủỏ̀i ác đủ́c, nhủng Chúa Giêsu lại đến nâng đỏ̃ họ dậy, cho họ đủọ̉c dịp thủ́ hai để thay đổi. Chúa Giêsu mỏ̀i ngủỏ̀i ngu dốt, ngủỏ̀i tội lỗi và ngủỏ̀i điên cuồng trỏ̉ về đủỏ̀ng lối thênh thang của Thiên Chúa là đủỏ̀ng lối ngay thật.

Ngay hôm nay, có ngủỏ̀i vẫn còn không chấp nhận Đấng Mêsia mà Chúa Giêsu đang thể hiện. Nhủ̃ng ngủỏ̀i bảo thủ, có thể là vài ngủỏ̀i trong chúng ta, không muốn chấp nhận nhủ̃ng ngủỏ̀i khác họ. Họ tụ̉ cho họ là nhủ̃ng ngủỏ̀i đáng đủọ̉c tôn trọng, và họ biết một số ngủỏ̀i không đáng  đủọ̉c chấp nhận nhủ; nhủ̃ng ngủỏ̀i thuộc tôn giáo khác, nhủ̃ng ngủỏ̀i vủ̀a mỏ́i trỏ̉ lại đạo, nhủ̃ng ngủỏ̀i đồng tình luyến ái, hay cả nhủ̃ng ngủỏ̀i nhủ ngủỏ̀i tù ỏ̉ San Quentin.

Đây là mùa mong đọ̉i, Mùa Vọng. Đây là mùa trẻ con và cả ngủỏ̀i lỏ́n nghĩ đến nhủ̃ng điều họ muốn lãnh nhận trong dịp lễ Giáng Sinh. Nhủng, đối vỏ́i chúng ta, Mùa Vọng có ý nghĩa nhiều hỏn là nhủ̃ng ý nghĩ đó. Chúng ta mong đọ̉i và hy vọng một sụ̉ thay đổi, và một lối sống đậm đà, thâm sâu hỏn về đủ́c tin trong nhủ̃ng lúc suy ngẫm trong mùa vọng này. Chúng ta mong đọ̉i Chúa Giêsu đến để giải thoát chúng ta

-để ban cho chúng ta ánh sáng để chúng ta trông thấy nhủ̃ng điều chúng ta không thấy được vì sụ̉ mù loà.

-để mỏ̉ tai chúng ta để nghe nhủ̃ng điều chúng ta không hề nghĩ đến.

-để rủ̉a sạch chúng ta thoát khỏi nhủ̃ng điều trong quá khủ́ đang đè nặng trên chúng ta.

-để làm cho chúng ta nên tin mủ̀ng cho ngủỏ̀i nghèo đang cần chúng ta giúp đỏ̉.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

3rd SUNDAY OF ADVENT (A) DEC.11,2016

Isaiah 35: 1-6a, 10; Psalm 146; James 5: 7-10;

Matthew 11: 2-11

by Jude Siciliano, OP

 

It’s hard when you’re in prison to know what’s going on outside the locked gates and beyond the walls. A chaplain friend of mine was visiting an inmate at San Quentin prison at his cell. The inmate had been brought to the prison in the middle of the night and had not seen any of the scenery around the prison. So he asked my friend, “What’s on the other side of the walls?”

Using a felt tip pen and a scrap of paper, the chaplain drew a rough map of the San Francisco Bay Area and with dots he indicated: “Here’s San Francisco – here’s Oakland – this is where Angel Island and Alcatraz islands are – here’s the Golden gate Bridge – and this is the Richmond San Rafael bridge that you drove over at night coming from Folsom Prison.” The inmate thanked the chaplain for the information.

But, later as the chaplain drove back to the East Bay, and saw the setting sun through the Golden Gate, and the low hanging pink clouds, colored by the fading sun, he thought to himself, “The inmate had some information about the Bay, but he had no idea what the real thing was like, this beautiful Bay – the brilliant setting sun.”

There’s nothing like first-hand experience.

John the Baptist was locked up in prison. His blunt preaching had made him powerful enemies, especially Herod, whom he had criticized for committing adultery. As Jesus said about John: he was no swaying reed in the wind; he wasn’t royalty dressed up, perched on a throne. He was the messenger who was preparing Jesus’ way; the way of the Messiah, with fiery rhetoric and hot warnings to repent.

John was confident and bold, but then got himself locked up and now his hopes are locked up as well – closing down on him. From what he has been hearing about Jesus, he’s beginning to have doubts – not about the landscape outside his prison walls, but about the landscape of this person Jesus. Jesus isn’t fiery, as John expected. Nor is Jesus spewing warnings about God’s wrath.

John was a great preacher and prophet, but his expectation of the coming Messiah didn’t fit Jesus. So, it’s as if John has a scrap of paper and, from his prison cell, says to his visiting disciples, “Here, write this down and ask Jesus, ‘Are you the one who is to come or should we look for another?”’

John wanted someone who would turn the religious and political order upside down; like a tidal wave, sweeping away the irreligious and the corrupt. He wanted someone to come riding in as head of a triumphant parade and proclaim God’s mighty kingdom.

Instead, the news funneling back to the confused, jailed and fiery prophet of God, was that Jesus was eating with the tax collectors who worked to collect taxes to support Rome. Jesus wasn’t castigating and condemning sinners instead, he was sitting down to meals with them and making God’s forgiveness easily available to them – in John’s eyes, too easily available. Jesus was even encouraging people to forgive their enemies – including their Roman enemies! Things hadn’t worked out the way John expected and now he’s locked up in prison facing death.

When John’s disciples arrive with their questions in hand, Jesus doesn’t give direct answers. But he tells John’s disciples to go back and give their own testimony about what they see and hear around them: the blind receive sight, the lame walk, lepers are cleansed, the deaf hear, the dead are raised and the poor have good news preached to them.

Bottom line: Jesus was helping those in most need, those who didn’t have anyone else to help them, or anyone who could help them. Turns out, Jesus didn’t come, as John had hoped, to destroy the wicked, but to restore them; to give them the possibility of a second chance. Jesus was inviting the ignorant, the sinners and the foolish back to God’s highway – the right way.

Even today, some people still take offense at the kind of Messiah Jesus turned out to be. Some fundamentalists, perhaps even some of us, want him to close the door on anyone different from themselves. They consider themselves respectable and they have a long list of those who shouldn’t make it in: people of other religions, last-minute converts, gays, or even people like that prisoner at San Quentin.

This is the season of expectation – Advent. It is a when children and adults too, make lists of what they would like to receive for Christmas. But Advent means more than that to us. We anticipate and hope for renewal and deepening of our faith during this reflective time – we are looking for the coming of Jesus to set us free:

-to give us sight where we are blind

-to open our ears to what we have been ignoring

-to cleanse us of the past that weighs us down.

-to make us good news to the poor who need us.

MÙA VỌNG: MÙA MÀU HỒNG

ĐGM.  Giuse Vũ Duy Thống

Nếu khởi đầu Mùa Vọng là một màu xanh của những tâm hồn biết rằng Thiên Chúa hằng hy vọng vào mình và hành trình Mùa Vọng là một màu tím của những cuộc đời sám hối, thì ở giữa lòng Mùa Vọng, đời người đã được đặt vào một vận hành mới với một năng lực mới cho một cuộc đời mới.  Những cái mới ấy Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay diễn tả bằng một niềm vui và lễ phục minh họa bằng một tông màu bất ngờ tươi sáng để cùng với Giáo Hội, Chúa Nhật hôm nay xin được gọi tên Mùa Vọng là mùa màu hồng.

Vâng!  Màu hồng.  Nhưng không phải là một thứ ửng hồng e lệ của tình yêu buổi đầu gặp gỡ, cũng không phải là thứ bột hồng điểm trang của hương phấn trong ngày lễ hội, mà chính là màu hồng của niềm vui chan hòa và những chí bền chiến đấu đã làm nên sức sống và sức mạnh không ngừng gieo hưng phấn trên hành trình đức tin.

Qua cách gọi tên Mùa Vọng là mùa màu hồng, xin được gợi ý về hiệu quả của niềm hy vọng.

1) Niềm hy vọng đem lại cho đời tín hữu một niềm vui chan hòa.

Không phải vô cớ mà thánh Phaolô năm xưa đã kêu gọi các tín hữu của mình “Hãy vui lên!” cũng chẳng phải tình cờ khi Phụng Vụ gọi Chúa Nhật thứ ba Mùa Vọng là Chúa Nhật của niềm vui, mà tất cả đã là một hữu ý dàn dựng để làm nổi bật lên nỗi vui mừng và niềm hy vọng không phải như hai nỗi niềm đặt cận kề nhau, mà như hai yếu tố tương tại vào nhau của cùng một nỗi niềm duy nhất kết nên đời sống Kitô hữu.  Có hy vọng là có niềm vui.

Bởi có hy vọng nên đời tín hữu cũng có một vũ trụ quan tươi vui: Họ không chấp nhận cuộc đời theo kiểu “cũng liều nhắm mắt đưa chân” trôi nổi vật vờ theo dòng nước cuốn, mà là đón nhận cuộc đời bằng một phong thái thanh thản vui tươi.  Họ không chấp nhận nhìn môi trường mình đang sống như những sự kiện bên lề mà biết nhận ra đó chính là nơi mình được kêu gọi đến để thể hiện ơn gọi làm người và làm con Chúa.  Cho dẫu cuộc đời có thế nào cũng vẫn có đó niềm hy vọng vươn cao.  “Trong khi chưa có được điều mình thích, hãy bắt đầu bằng cách thích những điều mình đang có.”  Tôi muốn một cuộc đời rộng đẹp nhưng trước mắt tôi vẫn chỉ là những mảnh đời chật hẹp thì trong niềm hy vọng, tôi phải bắt đầu bằng cách nới rộng đời mình ra.

Bởi có niềm hy vọng nên đời tín hữu cũng có một nhân sinh quan chan hòa.  Trong đại dương không ai là một hòn đảo.  Trong chuyến đi cuộc đời chẳng ai là người lữ khách cô đơn.  Thế nên, trong tinh thần liên đới, tín hữu là những kẻ đồng hành và đồng hành cũng có nghĩa là biết cho đi và nhận về.  Cũng giống như tình yêu, hy vọng là rộng mở, là biết cho đi.  Trong đổi chác, không ai có thể cho cái mình không có, nhưng trong niềm hy vọng, không ai có thể có được điều mà mình không biết cho đi.  Bởi lẽ bạc tiền cho đi sẽ có lúc vơi cạn, nhưng niềm hy vọng biết cho đi thì ngược lại, bỗng trở nên phong phú lạ thường.  Nỗi vui cho đi sẽ thành nỗi vui lớn hơn của kẻ cho và người nhận gộp lại, và niềm hy vọng biết cho đi sẽ nên niềm hy vọng vĩ đại của một sự sống triển nở sinh sôi.

Rõ ràng là với niềm hy vọng, cuộc sống đã biến thành niềm vui, cho dẫu niềm vui ấy chưa ở độ tinh ròng mà vẫn còn đan xen với những nỗi niềm riêng tư hay nỗi lo đại cuộc, nhưng đã hồng hào lên một sức sống tươi trẻ vì đó chính là thành quả của niềm hy vọng.

Chắc cộng đoàn còn nhớ Đức Thánh Cha Gioan Phaolô I.  Triều đại Giáo Hoàng của ngài chỉ có ba mươi ba ngày nhưng hình ảnh của ngài thì thế giới khó mà quên.  Đó là hình ảnh của một Giáo Hoàng với nụ cười thật tươi, nụ cười trong hồn và nụ cười ngoài miệng.  Chính ngài là người đã lập lại quan điểm của thánh Tôma để chủ trương: vui vẻ là một nhân đức.  Và Mẹ Têrêsa Calcutta, một trong mười phụ nữ được xếp vào hàng vĩ nhân hiện đại, khi người ta hỏi Mẹ xem phải làm gì cho cuộc sống tốt hơn, Mẹ bảo: “Hãy mỉm cười.  Cười là thông điệp hòa bình.  Cười là nếm cảm thực tại Thiên Chúa”.

2) Niềm hy vọng đem lại cho đời tín hữu một chí bền chiến đấu.

Những lúc an bình, niềm hy vọng mở ra một cuộc sống tươi vui nhưng khi gặp phải thử thách, niềm hy vọng lại trở nên sức mạnh kiên cường.  Chính vì thế, hy vọng không chỉ được xem là nhân đức của nụ cười mà còn được khẳng định là nhân đức của sự chiến đấu trước những thách đố không thiếu trong đời.

Có những thách đố đến từ những nghịch lý trong đời sống đức tin thể hiện qua những câu hỏi “tại sao?” khó mà trả lời nếu không có niềm hy vọng.  Như câu hỏi tại sao của Cựu Ước: “Tại sao kẻ lành thường gặp hoạn nạn còn kẻ dữ lại cứ phây phây?”  Như câu hỏi của thánh Phaolô: “Tại sao điều tốt muốn làm tôi lại chẳng làm, còn điều xấu muốn tránh tôi lại hay vấp phải?”  Như câu hỏi về Giáo Hội: “Tại sao Giáo Hội bản chất là duy nhất mà trong lịch sử vẫn cứ mãi ghi dấu bằng những cuộc phân ly?”  Như câu hỏi của các bạn trẻ Tây Ban Nha đặt ra cho Đức Gioan Phaolô II năm 1982: “Tại sao Thiên Chúa tốt lành mà trong tạo thành của Ngài lại có quá nhiều tội ác?”  Như câu hỏi của báo chí: “Tại sao người ta cứ phải lo đề phòng đối phó mà không biết yêu thương nhau?”  Hay như câu hỏi mỗi người thường đặt ra với lòng mình: “Tại sao nhân đức như lúa tốt chăm hoài vẫn khó mọc còn nết xấu như cỏ dại nhổ mãi vẫn cứ còn?”  Những câu hỏi ấy được đặt ra và còn được đặt ra mãi mãi.  Sẽ là hoang mang chao đảo nếu không tìm được giải đáp; nhưng sẽ không có câu trả lời đích thực nếu không nại đến niềm hy vọng vào điều toàn bích vốn chỉ có nơi Thiên Chúa và trong cuộc sống mai sau.

Có những thách đố đến từ những nghịch biến trong lối sống đạo như sự ly thân giữa giáo lý tốt lành của đạo với đời sống kèn cựa của người tín hữu, như cách sống thực dụng của một số thành phần có đạo, như xu hướng tục hóa đang có nguy cơ tràn lan, và phổ biến nhất vẫn là thái độ “mackeno” dửng dưng với đạo của một số kẻ tự nhận là có đạo mà thực tế chẳng tốt hơn ai.  Sẽ là dị ứng co cụm nếu chỉ thở dài thất vọng, nhưng sẽ là bản lĩnh hy vọng nếu biết vươn lên khẳng định niềm tin.

Và cũng có những thách đố đến từ những nghịch cảnh trong cuộc đời như tai nạn bất ưng, như sức khỏe yếu kém, như hoàn cảnh không thuận lợi cho ngành nghề, như những thất bại nhiều mặt.  Sẽ là thất vọng nếu cúi gập trên nỗi đau của mình, nhưng sẽ là hy vọng nếu biết vươn lên, cho dẫu hoàn cảnh có tuyệt vọng đi nữa thì ở đó vẫn cứ sáng rỡ một niềm cậy trông.

Trọn trang Tin Mừng hôm nay là một thách đố không nhỏ mà Gioan Tẩy Giả đã gặp phải: rao giảng về một sự trừng phạt đến cận kề nhưng lại gặp phải sự chậm trễ; loan báo về Đấng Cứu Thế như một vị Chúa oai phong đáng sợ nhưng lại thấy Chúa Giêsu chan hòa nhân ái; công bố về thời mở cửa cứu độ nhưng chính mình lại bị cầm tù vào giữa lúc mọi người xôn xao hạnh phúc.  Đã có lúc nóng lòng chờ đợi như việc gửi môn đệ đến chất vấn Chúa Giêsu qua đoạn Phúc Âm hôm nay, nhưng từ những thách đố ấy, nơi Gioan Tẩy Giả đã chứng minh một niềm hy vọng kiên cường: ông không phải là cây sậy yếu mềm chao nghiêng trước gió mà chính là một tượng đài bất khuất của lẽ cậy trông.

Niềm hy vọng chính là sức mạnh hồng hào giúp Gioan Tẩy Giả và tất cả những ai đang gặp thách đố biết kiên vững kinh qua tất cả.

Tóm lại, với hiệu quả của niềm hy vọng là niềm vui chan hòa và chí bền chiến đấu, đời sống của tín hữu đã được đặt vào một vận hành mới vươn tới một điều còn lớn lao hơn cả chính nỗi niềm của mình.  Đó không chỉ là chân lý cho trí ta đong đầy, không chỉ là thiện hảo cho lòng ta mê thích, cũng không chỉ là nét đẹp cho mắt nhìn no thỏa mà chính là một Đấng, Đấng ấy là Thiên Chúa hằng hy vọng vào ta.

Và như thế, thiết tưởng đã đến lúc đặt ra vấn đề: liệu ta có niềm hy vọng ấy chưa?

Bài đọc thứ nhất nhắc nhở “Đừng sợ.”  Đừng sợ không có niềm hy vọng vì trước khi ta có thể hy vọng thì Chúa đã hy vọng vào ta.  Đó là một hồng ân.  Cũng đừng sợ mình mất niềm hy vọng như thể ta sống có một mình.  Có một Đấng cùng sống với ta và Đấng ấy không dễ gì để mất ta đâu.  Cũng đừng sợ niềm hy vọng của ta sao quá nhạt nhòa, bởi hy vọng là một công trình cả đời.  Điều đáng sợ đáng ngại và đáng đau khổ nhất là “thấy Thiên Chúa bị bóp chết trong một đời người”, nghĩa là người ta khước từ hy vọng, bóp nghẹt hy vọng nhân danh sự tự do hoặc danh lợi thú.

Bài đọc thứ hai khuyến khích “Hãy vui lên!” Vui vì ta là niềm hy vọng trong mắt nhìn cứu độ của Thiên Chúa và đồng thời cũng là niềm hy vọng thắp sáng cho anh em mình nữa, để không chỉ gây thắc mắc “nghĩ gì vui thế mà cười một mình” như Trần Tiến trong ca khúc “Thành phố trẻ,” mà còn để chuyển tải đến môi trường xung quanh một niềm vui chan hòa và chí bền chiến đấu.

Ai đã coi cuốn phim “Cuộc đời Chúa Cứu Thế” chắc còn nhớ lúc kết, sau khi đã có biến cố lên trời và lời trao sứ vụ đến với muôn dân, người ta cho xuất hiện trên màn ảnh một chân dung của Chúa Giêsu thật lớn tươi cười với chiếc răng khểnh đàng hoàng.  Không biết dụng ý của đạo diễn thế nào, nhưng phải nói là có tác dụng phấn khích, vừa đem lại nét tươi tắn cho cuốn phim, vừa đem đến niềm vui chan hòa hy vọng.

Mong rằng nụ cười thật lạ ấy cũng trở thành niềm vui cho ta trên nẻo sống đức tin và thể hiện niềm hy vọng.  Được như thế, Chúa Nhật hôm nay đích thực là Chúa Nhật của niềm vui, và Mùa Vọng cũng thêm sáng nghĩa là mùa màu hồng hy vọng thật đẹp thật tươi thật nhiều nụ cười cho người người hạnh phúc.

ANH EM HÃY VUI LÊN

Lm Antôn Nguyễn Văn Độ

 

Suy niệm Chúa Nhật III Mùa Vọng – A

(Mt 11, 2-11)

Bước vào Chúa nhật thứ I Mùa Vọng, Lời Chúa mời gọi chúng ta : “Hãy tỉnh thức” (Mt 24, 44). Sang Chúa nhật thứ II, tiếng hô lớn của Gioan Tẩy Giả vọng vang : “Hãy ăn năn thống hối, vì nước trời gần đến”. Chúa nhật thứ III hôm nay, Phụng vụ Giáo hội đang màu tím chuyển sang hồng như Chúa nhật IV Mùa Chay, đánh dấu một giai đoạn sám hối, nay nghỉ một chút để nhìn lại chặng được đã qua với niềm vui vì những gì đã đạt được, và lấy thêm đà mới chuẩn bị mừng (Chúa Giáng Sinh), nên Giáo hội mời gọi con cái mình “Gaudete” Hãy vui lên.

Vui lên, vì theo tiên tri Ôsê loan báo: “Với Ít-ra-en Đức Giêsu sẽ như làn sương mai làm nó vươn lên như bông huệ ” (Os 14, 6). Chúng ta tỉnh thức, làm việc lành chứng tỏ lòng thống hối nhưng không buồn rầu, trái lại vui tươi “anh em hãy vui luôn trong Chúa…vì Chúa đã gần đến”  (Ph 4,4-5). Với những lời trên của thánh Phaolô Tông Đồ làm tâm hồn chúng ta rạo rực hẳn lên. Niềm vui này nảy sinh từ cuộc gặp gỡ với con người sinh động là Chúa Giêsu.

Gaudete” là chủ đề của Chúa nhật này; “Anh em hãy vui luôn trong Chúa! Tôi nhắc lại một lần nữa: anh em hãy vui lên!” (Ph 4,4-5). Lời nguyện nhập lễ hôm nay đưa chúng ta vào chính niềm vui thiêng thánh ấy: “Lạy Chúa, xin đoái xem, này dân Chúa đem tất cả niềm tin đợi chờ ngày lễ Sinh Nhật Đấng Cứu Thế. Xin hướng niềm vui chúng con về chính nguồn hoan lạc của mầu nhiệm Giáng Sinh cao cả để tâm hồn chúng con hoàn toàn đổi mới mà họp mừng ngày cứu độ đã gần kề”.

Chúng ta bước vào mầu nhiệm của niềm vui ơn cứu độ: “Các tầng trời, hãy trổ hoa công chính, và ngàn mây hãy mưa ơn cứu độ! Hỡi ngươi là kẻ đưa tin mừng cho Sion, hãy trèo lên núi cao! Hỡi ngươi là kẻ đưa tin mừng cho Giêrusalem, hãy mạnh dạn cất tiếng! Hãy cất tiếng cao đừng sợ, hãy nói cho các dân thành thuộc chi họ Giuđa rằng: Đây Thiên Chúa các ngươi, đây Chúa là Thiên Chúa các ngươi sẽ đến trong quyền lực” (Is 40, 9).

Làm sao không thể không vui khi nghe những lời loan báo đầy niềm vui của Isaia: “Hãy nói với những kẻ nhát gan: “Can đảm lên, đừng sợ! Thiên Chúa của anh em đây rồi; sắp tới ngày báo phục, ngày Thiên Chúa thưởng công, phạt tội. Chính Người sẽ đến cứu anh em.” (Is 35, 4) Và làm sao không thể không mừng khi “nơi hoang địa cằn cỗi sẽ vui mừng, cõi tịch liêu sẽ hân hoan và nở bông dường như khóm huệ, sẽ nẩy chồi non và hoan hỉ vui mừng” (Is 35, 1). Lại nữa : “Bấy giờ mắt người mù sẽ nhìn thấy, và tai những người điếc sẽ được nghe. Bấy giờ người què sẽ nhảy nhót như nai, những người được Chúa cứu chuộc, sẽ trở về, và đến Sion với lời khen ngợi; và trên đầu họ mang hoan hỉ triền miên, họ sẽ được vui mừng khoái trá, họ sẽ không còn đau buồn; rên siết sẽ trốn xa” (Is 35, 6).

Đọc trang Tin Mừng hôm nay, chúng ta bắt gặp một nhân vật có vai trò đặc biệt trong việc chuẩn bị đón Chúa Giêsu giáng sinh đến với nhân loại là  Gioan Tẩy Giả. Ngài xuất hiện trong tư cách là vị tiên tri cuối cùng của Cựu Ước, là hy vọng cuối cùng của một dân tuyệt vọng. Ngài được các tiên tri báo trước : “Này Ta sai sứ thần Ta đi trước mặt con, người sẽ dọn đường cho con đi ” (Mt 11, 10). Chúng ta đang vui sẵn, sự xuất hiện của ngài làm cho chúng ta vui thêm, vì lời hứa đã trở thành hiện thực. Việc ngài sai các môn đệ đến hỏi Đức Giêsu có phải là Đấng phải đến không cho chúng ta câu trả lời đầy niềm vui vì Chúa đã đến thật rồi.

“Gaudete” Hãy vui lên, chúng ta lặp lại lời thánh Phaolô lần nữa: “Anh em hãy vui lên!”  (Ph 4,4). Niềm vui chân thực không phải là kết quả sự vui chơi giải trí, nhưng gắn liền với một cái gì sâu xa hơn, đó là quan hệ với Thiên Chúa. Ai đã gặp được Chúa Kitô trong cuộc đời, người ấy sẽ cảm nghiệm sự thanh thản và niềm vui trong tâm hồn mà không một ai hoặc hoàn cảnh nào có thể tước mất. Thánh Augustinô đã hiểu điều đó rất rõ. Trong cuộc tìm kiếm của ngài đối với chân lý, an bình và mừng vui, sau khi đã kiếm tìm trong nhiều sự mà không có kết quả, thánh nhân đã kết luận với câu thời danh rằng : “Tâm hồn bất an của con người chỉ tìm được thanh thản và an bình cho đến khi được an nghỉ trong Chúa” ( Le Confessioni, I,1,1). Niềm vui đích thực không phải chỉ là một tâm trạng chóng qua, cũng chẳng phải là điều ta đạt tới bằng sức riêng của mình, nhưng là một hồng ân, nảy sinh từ sự kiện ta dành chỗ cho Chúa trong chúng ta, Trong Mùa Vọng này, chúng ta hãy củng cố xác tín Chúa đã đến giữa chúng ta và tiếp tục đổi mới sự hiện diện an ủi, yêu thương và vui mừng của Ngài. Chúng ta hãy tín thác nơi Chúa; như thánh Augustinô cũng đã quả quyết, do kinh nghiệm của ngài: “Chúa gần chúng ta hơn chúng ta gần chính mình” (Le Confessioni, III, 6,11).

Chúng ta hãy phó thác hành trình của chúng ta cho Ðức Maria, thần trí của Mẹ đã vui mừng trong Chúa là Ðấng Cứu Thế. Xin Mẹ hướng dẫn tâm hồn chúng ta trong sự vui mừng chờ đợi Chúa Giêsu đến, một sự chờ đợi đầy kinh nguyện và việc lành. Amen.

CHÚA ĐÃ ĐẾN

AM Trần Bình An

Chia sẻ Tin Mừng CN 3 MV NA 2016 (Mt 11, 2-11)

Chúa đã đến

Ông Nguyễn Hữu Cầu sinh năm 1947, quê quán ở Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Nguyên là Đại úy Chủ Lực Quân, xuất thân khóa 6/68. Sĩ quan trừ bị Thủ Đức, ra trường về phục vụ tại Tiểu Khu Quảng Nam, thuộc vùng 1 chiến thuật, quân đội Việt Nam Cộng Hoà.  Ông bị bắt làm tù binh, sau khi Vùng 1 chiến thuật thất thủ vào đầu tháng 4/1975. Sau 30/4/1975 chuyển thành học tập cải tạo và được thả về vào cuối năm 1980, sau hơn 5 năm bị tù cải tạo.

Sau đó, do làm đơn tố giác hai cán bộ đảng viên CS của tỉnh Kiên Giang hãm hiếp một số nữ thuyền nhân, ông bị đưa ra xét xử vào năm 1983 và bị kết án tử hình với tội danh “Chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam, bằng chứng dựa vào những bài thơ và các ca khúc do ông sáng tác. Bản án được giảm xuống thành tù chung thân đày biệt giam ở khu tù chính trị, phân trại K2, Z30A, Xuân Lộc, Đồng Nai, sau khi xử phúc thẩm năm 1985.

Trải qua tất cả 37 năm bị giam cầm, ông luôn giữ vững lập trường, cương quyết không nhận tội, không xin ân xá trước một bản án, mà ông cho là vô lý. Dưới áp lực của Ủy ban Nhân quyền Quốc tế (Human Rights Watch), báo chí quốc tế, và do sức khỏe của ông ngày càng suy giảm: tim yếu, tai gần như điếc, một mắt bị mù lòa không còn thị lực, cuối cùng ông đã được nhà cầm quyền trả về nhà vào 9 giờ tối ngày 21 tháng 3, 2014. (Wikipedia)

Ông Gioan Baotixita Nguyễn Hữu Cầu, tù nhân lương tâm bị giam lâu nhất ở Việt Nam, đã hạnh phúc tìm thấy ánh sáng đức tin ngay trong chốn tối tăm, được vinh dự làm con Chúa qua Bí tích Thánh Tẩy của Linh mục Giuse Nguyễn Công Đoan vào lễ Phục Sinh 1986. Trong Tin Mừng Chúa nhật hồng hôm nay, Thánh Gioan Baotixita cũng đang bị giam cầm trong ngục thất tăm tối, cũng muốn chuyển lửa tin yêu cho các môn đệ, nên sai các ông đến gặp gỡ Đức Giêsu, để trực tiếp lãnh hội mạc khải.

 

“Thầy có phải là Đấng phải đến chăng, hay chúng tôi còn phải đợi Đấng nào khác?” Không trực tiếp trả lời, Đức Giêsu chỉ nhắc họ, về thuật lại những gì nghe và thấy Người làm, như ngôn sứ Isaia đã từng cụ thể giới thiệu sứ mạng của Đấng Mêsia. (Is 26, 19; 29, 18; 61,1)

Và phúc cho ai không vấp ngã vì Ta.” Người còn kín đáo dặn đò, đừng ngộ nhận trông chờ một Đấng Mêsia xuất chúng, đến với vinh quang, chiến thắng về chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội. Sau đó, Người tôn vinh ngôn sứ Gioan Tiền Hô khiêm hạ, trong sạch, dũng cảm, kiên trung ơn gọi, vâng lời Thánh Ý.

Ngôn sứ bé mọn

 

“Các ngươi đi xem gì ở hoang địa? Ba lần liên tiếp hỏi dân chúng, vào hoang địa xem gì, Đức Giêsu muốn nhấn mạnh, đề cao nhân đức và sứ mạng của ông Gioan Tiền Hô. “Một cây sậy phất phơ trước gió ư?” Đức Giêsu không sánh ngài là đại thụ, như cây tùng, cây bách, hay cây bá hương trên núi Liban, mà chỉ ví von là cây sậy yếu ớt, tầm thường, xoàng xĩnh, trong đầm lầy sông Jordan.

“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại.” (Ga 3, 30). Ngôn sứ Gioan Tiền Hô đã công khai tự hạ mình trước Đấng Mêsia. Bé mọn, nghèo nàn, thấp kém, khiêm nhu, là đức tính đầu tiên mà Chúa ưu tiên tuyển chọn làm ngôn sứ, làm người thân cận, như Mẹ Maria, thánh Giuse và các tông đồ.“Cha đã giấu không cho những người hiền triết và khôn ngoan biết những điều ấy, mà lại mạc khải cho những kẻ bé mọn.”(Mt 11, 25) Khiêm hạ, nhu mì, ngôn sứ đích thực, chứng nhân đức tin, thường chịu thua thiệt, chịu bạc đãi, hà hiếp, xỉ vả, chịu vu oan cáo vạ, bắt bớ, kết án, tù đày, thảm sát.

Ngôn sứ trong sạch

 

“Vậy các ngươi đi xem gì? Một người ăn mặc lả lướt ư? Nhưng những người ăn mặc lả lướt thì ở nơi cung điện nhà vua.” Gioan Tiền Hô vẫn kiên  quyết giữ lòng thanh sạch, vẫn dứt khoát không dây dưa, nịnh nọt, luồn cúi, xin xỏ thế quyền, vua quan, đại gia, mặc dù nghèo khổ, thiếu thốn, chỉ “mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, lấy châu chấu và mật ong rừng làm thức ăn.”

Dứt khoát không thoả hiệp, cấu kết với quyền lực đen tối để tồn tại, để rao giảng. Cũng chẳng im lặng trước việc sai trái của thế quyền. Gioan Tiền Hô thẳng thừng lên tiếng tố cáo vua Hêrôđê loạn luân. Sẵn sàng chịu sự trả thù hèn hạ, gian nan, khốn khó. “Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an. Phúc thay ai khát khao nên người công chính,  vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng.” (Mt 5, 5-6)

Ngôn sứ vâng phục

 

“Vậy các ngươi đi xem gì? Một tiên tri ư? Phải, Ta bảo các ngươi, và còn hơn một tiên tri nữa.” Cao cả vì Gioan Baotixita chính là ngôn sứ tiền hô chân chính của Đấng Mêsia.“Này Ta sai sứ giả của Ta đến dọn đường trước mặt Ta.” (Ml 3, 1) Vâng Thánh Ý, ngài cương quyết làm trọn bổn phận và trách nhiệm, mặc dù đầy gian nan, khó khăn, nguy hiểm, thách đố, của ngôn sứ Tiền Hô dọn đường.

Cao cả vì ngôn sứ Tiền Hô can đảm, không hề khúm núm, sợ hãi, dám công kích hết sức nặng nề cả đến giới thần quyền, nhiều người phái Pharisêu và phái Sađốc giả hình, dối trá, tà tâm. “Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy?” (Mt 3, 7)

Nếu Chúa muốn con chịu sỉ nhục vì bổn phận, chính lúc ấy Chúa cho con vinh hiển vì Thánh giá Chúa.” (Đường Hy Vọng, số 29)

Lạy Chúa Giêsu, đã đến thế gian và sẽ trở lại khi mạt thế, xin giúp chúng con trở thành ngôn sứ trung kiên của Chúa, như thánh Gioan Tiền Hô, biết từ bỏ mình, trọn đời theo Chúa, dấn thân làm chứng nhân, dẫu muôn vàn khó khăn, trở ngại. Xin Chúa sẽ dìu dắt chúng con đến cùng.

Khấn xin Mẹ Maria cầu bầu chúng con thành tâm theo Chúa, đem Tin Mừng đến mọi người, nhất là yêu thương, phục vụ những người bé nhỏ, côi cút, đau khổ, bị bỏ rơi. Amen.

NHẪN NẠI CHỜ ĐỢI CHÚA ĐẾN TRONG NIỀM VUI

Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

Chúa Nhật III MÙA VỌNG, năm A Is 35, 1-6.10 Gc 5, 7-10 Mt 11, 2-11

Nhẫn nại chờ đợi Chúa đến trong niềm vui

Nhẫn nại là một đức tính quan trọng của cuộc đời, của con người, của mỗi người. Thế giới ngày nay chạy theo đà tiến bộ của văn minh, các phương tiện điện máy, Internet, I phone làm choáng ngợp nhiều người. Con người luôn muốn cái gì cũng mau chóng.Các phương tiện vận chuyển cũng được cải thiện hết sức tân tiến. Cái gì người ta cũng tính thời gian. Càng mau, con người càng thích. Tuy nhiên, có những điều không thể tính theo thời gian được bởi vì “ đối với Chúa ngàn ngày cũng như một ngày vv và vv…”.Thánh Giacôbê khuyên các tín hữu :” Anh em hãy kiên nhẫn chờ ngày Chúa đến “.

Dựa vào Lời của Chúa qua các bài Sách Thánh hôm nay, chúng ta nhận ra rằng tất cả mọi sự thành công đều phải kiên nhẫn. Bài đọc I, ngôn sứ cho hay :” Dân Do Thái bị lưu đầy đã có lúc cảm thấy thất vọng, có khi tuyệt vọng. Họ nản chán vì chờ đợi quá lâu. Trong lúc nản chán, mất kiên nhẫn thì ngôn sứ Isaia xuất hiện, động viên, khích lệ dân chúng hãy vui lên, hãy can đảm vì “ Thiên Chúa của anh em đây rồi…Chính Người sẽ đến cứu anh em”. Lời của ngôn sứ Isaia đã đem lại sự hy vọng, niềm tin cho dân Chúa để họ nhẫn nại chờ đợi trong tinh thần vui tươi, phấn khởi. Thánh Giacôbê trong thư của Ngài đã khuyên nhủ dân chúng trong khi chờ đợi Chúa đến :” Hãy sống thuận hòa, yêu thương và hiệp nhất với nhau như những người nông chờ thời gian cho mùa lúa chín vàng. Hai bài đọc này đưa chúng ta đi vào cốt lõi của đoạn Tin Mừng của thánh Matthêu 11, 2-11. Gioan Tẩy Giả, vị ngôn sứ tuyệt vời nối Cựu Ước và Tân Ước, đã xuất hiện: ông sống trong hoang địa ăn chay, cầu nguyện, lương thực của ông dùng hằng ngày là châu chấu và mật ong rừng, ông mặc áo lông thú. Ông là tiếng kêu trong sa mạc để dọn đường cho Chúa Cứu Thế và chỉ cho môn đệ của mình, cũng như cho nhiều người biết Đấng Cứu Độ, Đấng Thiên Sai. Gioan Tẩy Giả đã kêu gọi người ta hoán cải, thay đổi đời sống vì Nước Trời đã đến gần. Đã có biết bao nhiêu người nô nức tuôn đến nghe Gioan Tẩy Giả rao giảng, và xin ông làm phép rửa để sám hối ăn năn, đã có nhiều người lầm tưởng Gioan Tẩy Giả là Đấng Cứu Thế. Gioan Tẩy Giả đã biết ai là Đấng Cứu Thế nhưng môn đệ của ông cứ đinh ninh ông là Đấng phải đến, ông là Đấng Thiên Sai. Do đó, ông đã kín đáo sai họ đến với Chúa Giêsu để họ mở mắt, thấy và tin Đấng Cứu Thế Giêsu. Ông sai phái họ đến và hỏi Chúa Giêsu :” Thầy có phải là Đấng phải đến, hay chúng tôi phải đợi Đấng nào khác nữa ?” . Chúa Giêsu không trực tiếp trả lời câu hỏi của các môn đệ của Gioan Tẩy Giả, nhưng Ngài đã nói họ hãy về thuật lại cho Gioan Tẩy Giả những điều mắt thấy, tai nghe, những phép lạ Ngài đã làm như cho người mù thấy được, kẻ điếc nghe được, ke câm nói được, người cùi được sạch, kẻ chết sống lại, người nghèo được nghe giảng Tin Mừng. Gioan Tẩy Giả đã khôn khéo, tài tình giới thiệu cho các môn đệ biết Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế muôn dân hằng trông đợi hằng biết bao ngàn năm và chỉ cho môn đệ nhận ra Chúa Giêsu nơi dòng sông Giorđăn, và xin Chúa Giêsu nhận họ đi theo Ngài, ở với Ngài và làm môn đệ của Ngài.

Gioan Tẩy Giả và các môn đệ của ông đã hiểu Chúa Giêsu chính là Đấng Thiên Sai của Thiên Chúa, nhưng là vị Thiên Sai của lòng nhân hậu, xót thương, một Đấng Cứu Độ hiền lành, khiêm nhường, một Đấng Cứu Tinh đầy quyền phép nhưng lại hiền hậu, đầy tình thương chứ không phải là Vị Cứu Tinh của quyền lực, thống trị và khắt khe.

Mùa vọng là mùa chờ đợi, mùa đòi hỏi thay đổi để đón chờ Chúa đến. Chúa Nhật III Mùa vọng nói lên niềm vui, vì các linh mục mặc áo mầu hồng gợi lên sự phấn khởi, vui vẻ của mọi người. Chúa Nhật này cũng hướng về ngày Chúa đến lại :” Anh em cũng vậy hãy kiên nhẫn và bền tâm vững chí, vì ngày Chúa Quang Lâm đã gần tới “ ( Gc 5, 8 ). Ca nhập lễ viết :” Anh em hãy vui luôn trong Chúa ! Tôi nhắc lại : Anh em hãy vui lên ! vì Chúa đã đến gần “( Pl 4,4.5 ), trong khi đó ca hiệp lễ lại khích lệ :” Hãy nói với những kẻ nhát gan ‘ can đảm lên, đừng sợ ! Này Thiên Chúa chúng ta sẽ ngự đến cứu độ chúng ta “ ( Is 35, 4 ).

Vâng, chúng ta đang sống trong thế giới văn minh tiến bộ, nhưng lại là một thế giới đang xa dần Thiên Chúa, nên muốn nhận ra bộ mặt đầy yêu thương, nhân hậu và chạnh lòng thương xót của Thiên Chúa, mọi Kitô hữu hãy thay đổi đời sống, đổi mới cách nhìn, cách nghĩ, hãy đẩy xa ra khỏi con người mình tính ích kỷ, xấu xa, chia rẽ, hãy quảng đại, yêu thương, làm nhiều việc từ thiện bác ái, noi gương Thầy Chí Thánh Giêsu để phục vụ, loan báo Tin Mừng như Chúa đã sống và đã phục vụ.

Lạy Thiên Chúa từ bi nhân hậu, này dân Chúa đem tất cả niềm tin đợi chờ ngày lễ Sinh Nhật Đấng Cứu Thế. Xin hướng niềm vui chúng con về chính nguồn hoan lạc của Mầu Nhiệm Giáng Sinh cao cả để tâm hồn chúng con hoàn toàn đổi mới, mà họp mừng ngày cứu độ đã gần kề . Amen “( Lời nguyện nhập lễ, Chúa Nhật III Mùa Vọng ).

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Chúa Nhật III Mùa vọng nói lên ý nghĩa gì ? 2.Tại sao các môn đệ của Gioan Tẩy Giả chưa nhận ra Đấng Cứu Thế ? 3.Muốn nhận ra chân dung của Đấng Cứu Độ, chúng ta phải làm gì ? 4.Vai trò của Gioan Tẩy Giả ? 5.ÔBACE phải làm gi trong Mùa Vọng ?

DUNG MẠO ĐỨC KITÔ

ĐTGM. Jos Ngô Quang Kiệt

Thánh Gioan Tiền Hô là một vị tiên tri cương trực. Ngài không hề run sợ trước thế lực, cường quyền. Ngài chỉ quan tâm một điều: làm chứng cho chân lý. Khi Hêrôđê Antipas cướp vợ của người anh, thánh nhân đã không ngần ngại lên tiếng công kích hành động vô luân của nhà vua. Vì thế mà thánh nhân bị bắt giam trong ngục Machéronte. Khi bị giam trong ngục, thánh nhân vẫn theo dõi những hoạt động của Chúa Giêsu. Hôm nay thánh nhân sai môn đệ đến hỏi Chúa Giêsu một câu hỏi gây ngỡ ngàng cho ta: “Ngài có phải là Đấng phải đến, hay chúng tôi còn phải chờ đợi một Đấng khác?”.

Thật lạ lùng đến khó hiểu. Người đi mở đường, người giới thiệu Đấng Cứu Thế nay lại nghi ngờ Người mà mình giới thiệu. Đó là bi kịch của thánh Gioan Tiền Hô. Câu hỏi cho thấy thánh nhân ở trong một tâm trạng hoang mang. Đức tin của ngài chao đảo. Nửa tin nửa ngờ.

Sự hoang mang của thánh Gioan Tiền Hô đến do hai nguyên nhân sau:

1) Nguyên nhân thứ nhất: Chúa Giêsu có những việc làm khác với lời Gioan loan báo.

Thánh Gioan Tiền Hô đã loan báo một Đấng Cứu Thế uy nghiêm, đến để trừng phạt nhân loại. Trong Phúc Âm tuần trước, thánh nhân đã răn đe người Do Thái: Búa rìu đã để sẵn ở gốc cây, cây nào không sinh trái sẽ bị đốn cho vào lò lửa. Thiên Chúa đến cầm sàng mà rê thóc. Thóc sẽ được cho vào kho, còn rơm, trấu sẽ bị cho vào lò lửa đốt đi. Sứ điệp quả thật là dữ dội, bởi loan báo ấy đã gây xôn xao sợ hãi. Thế mà khi Chúa Giêsu đến, Người đã hành động khác hẳn. Không oai phong, quyền lực, Chúa Giêsu tỏ ra là Đấng Cứu Thế tràn đầy lòng nhân từ: “Người không bẻ gẫy cây lau bị dập, không dập tắt tim đèn còn khói”. Gioan Tiền Hô loan báo sự trừng phạt. Nhưng Chúa Giêsu lại đến để cứu chữa, tha thứ. Chúa Giêsu nói: “Con người đến không phải để lên án, nhưng để cứu chữa”. “Chỉ những người bệnh mới cần đến thầy thuốc”. Thật là trái ngược. Trách nào Gioan chẳng hoang mang.

 

2) Nguyên nhân thứ hai: Gioan bị giam trong tù.

Ông bị ngược đãi, tất nhiên. Hơn nữa ông cảm thấy mình thất bại. Đi rao giảng sự công chính nhưng chỉ gặp bất công. Đi rao giảng ơn giải thoát nhưng lại bị giam cầm. Hết rồi những sứ điệp rực lửa. Hết rồi thời hy vọng tràn đầy. Thê thảm hơn nữa, ông tự hỏi: Sao Đấng Cứu Thế không đến giải thoát mình? Sao Ngài để cho sứ giả của Ngài mòn mỏi trong tù? Sao Ngài để cho bạn hữu bị khinh miệt cười chê? Lời sấm của Isaia còn rành rành: “Đấng Cứu Thế sẽ mở cửa phóng thích tù nhân”. Thế mà sao chờ đợi hoài chẳng thấy. Và Gioan nghi ngờ: hay Ngài không phải là Đấng Cứu Thế. Bị giam cầm, bị ngược đãi, Gioan còn có thể chịu được. Nhưng mối nghi ngờ gặm nhấm, thiêu đốt tâm hồn ông. Ông e sợ mình đã lầm đường, lầm người. Không nén lòng được, ông đã sai môn đệ đến hỏi thẳng Chúa Giêsu: “Ngài có phải là Đấng Cứu Thế, hay chúng tôi phải chờ đợi một Đấng khác?” Câu hỏi táo bạo nhưng quan trọng, vì quyết định cả ý nghĩa cuộc đời Gioan.

Trước câu hỏi ấy, Chúa Giêsu không trả lời trực tiếp. Nhưng chỉ yêu cầu các sứ giả về thuật cho Gioan những việc Ngài làm: “Cho kẻ mù xem thấy, kẻ què đi được, người cùi lành lặn, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng”.

Với câu trả lời ấy, Chúa Giêsu nhắc Gioan nhớ lại lời sấm của Isaia về Đấng Cứu Thế. Đồng thời cũng thanh luyện cái nhìn của ông về dung mạo Đấng Cứu Thế.

  • Đấng Cứu Thế không phải là vị vua oai phong từ trời ngự xuống trên đám mây. Nhưng chỉ là một hài nhi bé nhỏ sơ sinh xuất hiện giữa loài người như một mầm cây bé bỏng.
  • Đấng Cứu Thế không phải là vị vua sang trọng ngự trong cung điện nguy nga. Nhưng chỉ là anh thợ mộc nghèo hèn sống trong một làng quê hẻo lánh.
  • Đấng Cứu Thế không phải là vị quan tòa oai nghiêm hét ra lửa, thở ra khói. Nhưng chỉ là một lương y hiền từ đến chữa lành những vết thương, an ủi những ưu sầu, nâng đỡ người yếu đuối, tha thứ kẻ tội lỗi.
  • Đấng Cứu Thế không đến trong vinh quang huy hoàng, trong chiến thắng rực rỡ. Nhưng chỉ âm thầm và tình nghĩa như một người bạn thân thiết.
  • Đấng Cứu Thế không đến trong hàng ngũ những người quý phái có địa vị cao trọng trong xã hội. Nhưng lui tới với những người bé nhỏ nghèo hèn, những thành phần bị gạt ra bên lề xã hội.

Câu trả lời của Chúa Giêsu khiến tôi tỉnh ngộ. Chúa Giêsu đã cho tôi một hình ảnh trung thực về dung mạo Đấng Cứu Thế. Qua câu trả lời đó, Chúa Giêsu cũng muốn nói với tôi rằng: Nếu con muốn Giáo Hội là hình ảnh đích thực nguyên tuyền của Thày, con hãy xây dựng một Giáo Hội không quyền lực, không tiền bạc, không phô trương. Hãy làm cho Giáo Hội mang dung mạo của Thày: một dung mạo khiêm tốn, nghèo hèn, bình dị, thân ái và nhân từ. Nếu con muốn tiếp tục sứ mạng của Thày, hãy chạy trốn quyền lực, hãy sợ hãi tiền bạc, hãy tránh thói phô trương. Hãy yêu thích những việc âm thầm bé nhỏ. Trước hết hãy đến với những người nghèo hèn. Hãy bắt đầu bằng tình thương. Vì chỉ có tình thương mới cứu được thế giới.

Ta đang chờ đón Chúa đến. Hãy cảnh giác. Chúa không đến trong một biến cố kinh thiên động địa. Chúa không có những pha biểu diễn ngoạn mục. Chúa không đến trong những thành công rực rỡ. Chúa không đến trong uy tín hay quyền lực. Chúa sẽ chỉ đến rất âm thầm, bé nhỏ nhưng đầm ấm tình người. Chúa sẽ đến trong một bàn tay kín đáo nâng đỡ. Chúa sẽ đến trong một nụ cười khích lệ. Chúa sẽ đến trong một cái bắt tay thân ái. Chúa đến chỉ thoáng qua. Nơi nào có dấu hiệu của tình thương, nơi đó đang vẽ nên dung mạo của Chúa.

 

Lạy Chúa Giêsu, xin cho con nhận ra dung mạo đích thực của Chúa, để con biết đón tiếp Chúa trong Mùa Giáng Sinh năm nay. Amen.

 

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

  1. Đức Thánh Cha đã khiêm nhường xin lỗi Trung Quốc. Bạn nghĩ sao về cử chỉ này? Cử chỉ của Đức Thánh Cha có làm tổn thương đến uy tín của Giáo Hội không?
  2. Bạn muốn một Giáo Hội yêu thương phục vụ hay một Giáo Hội cai trị quyền uy?
  3. Bạn nghĩ gì về những lầm lỗi trong Giáo Hội?
  4. Bạn phải làm gì để làm chứng cho Chúa. Bằng những việc lớn lao hay bằng những việc nhỏ bé hằng ngày?

VỞ KỊCH CÒN DANG DỞ

Lm. Mark Link

Chủ đề: Thánh Gioan tiền hô là sứ giả, còn Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai (Mêsia). Chúng ta phải hoàn tất công việc của hai Đấng.

 

Nathaniel hawthorne là một văn sĩ người Mỹ, vào năm 1864 ông mất đi mà trên bàn viết vẫn còn bản phác thảo của một vở kịch mà không may ông chưa hoàn tất được. Vở kịch này tập trung vào một nhân vật chưa hề xuất hiện trên sân khấu. Mọi người đều nói, đều mơ, đều chờ đợi nhân vật này đến nhưng vị ấy chẳng hề đến. Tất cả các nhân vật phụ đều đồng loạt mô tả nhân vật chính ấy. Họ kể cho mọi người nhân vật chính ấy sẽ như thế nào, sẽ làm những gì. Tuy nhiên nhân vật chính ấy đã chẳng xuất hiện.

Toàn bộ Cựu ước cũng giống như vở kịch của Nathaniel Hawthorne bỏi vì Cựu ước chấm dứt mà không có đoạn kết.

Trên dòng sông Giôđan có một khúc cạn nước, cách Biển Chết không xa. Như người ta còn ghi nhớ, đây là chỗ băng qua sống thuận tiện cho các đoàn tuần hành có xe ngựa kéo, các thương buôn và các du khách từ khắp nơi trên thế giới. Đây cũng là chỗ đại chúng thường gặp gỡ nhau để trao đổi đủ thứ tin tức từ khắp mọi nơi. Chính tại chỗ này, Gioan Tẩy Giả đã rao giảng và rửa tội cho dân chúng. Ông cũng bận áo da thú giống như các tiên tri thuở xưa. Và đám dân bắt đầu thắc mắc: “Ông này là ai vậy? Ông ta có phải là Đấng Mesia được Chúa hứa không? Hay ông là vị sứ giả dọn đừơng cho Đấng Mesia?”

Trong bài phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu sẽ trả lời cho những câu hỏi này. Ngài nói với dân chúng: “Gioan là kẻ mà Thánh Kinh đã nói: “Ta sẽ sai sứ giả Ta đi trước con để mở đường cho con”. Chúa Giêsu cũng trả lời câu hỏi khác mà đám môn đệ của Gioan Tẩy Giả đặt ra cho Ngài: “Có phải Ngài là Đấng mà Gioan bảo sẽ phải đến, hay chúng tôi còn phải mong chờ Đấng khác?” Để trả lời câu hỏi này, Chúa Giêsu liền trưng ra những lời của tiên tri Isaia trong bài đọc thứ nhất hôm nay. Khi nói về Đấng Mesia, Isaia bảo rằng những dấu hiệu sau đây sẽ là bằng cứ xác nhận lai lịch vị ấy: “Người mù sẽ thấy được và người điếc sẽ nghe được. Kẻ què sẽ nhảy múa và người câm sẽ reo vui”. Chủ ý của Giêsu thực là rõ ràng. Ngài trình bày ra những phép lạ Ngài đã làm – cho người mù thấy, kẻ điếc nghe, người què bước, kẻ câm nói được. Đây là những dấu hịêu mà các lời tiên tri báo trước rằng sẽ phải ứng nghiệm khi Đấng Mesia đến. Như vậy, bài Phúc Âm hôm nay muốn nói gì cho anh chị em cũng như cho tôi? Xin thưa đó là sứ điệp sau: Chúa Giêsu là Đấng Mesia đã được các vị ngôn sứ tiên báo và Ngài đã thiết lập vương quốc Thiên Chúa trên trần gian đúng như các tiên tri báo trước. Tuy nhiên Chúa Giêsu uỷ thác cho chúng ta nhiệm vụ hoàn tất vương quốc ấy. Ngài giao phó cho chúng ta việc xây dựng nước Chúa trên trần gian này. Vào lúc thế mạt, Chúa Giêsu sẽ trở lại để phán xét chúng ta về công việc này.

 

Người Roma xưa có thời một vị thần tên là Janus. Từ đó chúng ta có danh từ January (tháng giêng). Vị thần này được các hoạ sĩ mô tả bằng hình đầu người có hai mặt: một mặt nhìn về đằng sau, mặt kia nhìn về đằng trước. Mùa vọng cũng tương tự như thế. Nó nhìn về hai phía: một đàng nhìn lại lần giáng sinh đầu tiên của Chúa Giêsu trong lịch sử, đằng khác là hướng đến cuộc tái giáng của Ngài vào cuối lịch sử.

Anh chị em cũng như tôi đang đứng ở giữa hai biến cố lịch sử trọng đại này. Phận vụ chúng ta không phải là cứ lè phè ngồi chơi trên đỉnh đồi ngoái cổ về đằng sau và ngóng trông về đằng trước, mà phải xăn tay áo lên dấn thân vào công việc Chúa Giêsu đã trao phó cho chúng ta khi Ngài đến lần đầu tiên trong lịch sử. Nói một cách cụ thể, điều này có ý nghĩa gì? Nghĩa là chúng ta phải xây dựng nước Chúa trên trần gian, phải đem yêu thương lắp đầy ganh ghét, đem thứ tha che phủ hận thù, đem chân lý thay cho giả trá, đem sự cảm thông Kitô giáo thay cho sự vô cảm lạnh lùng. Tóm lại, chúng ta phải xây dựng một kiểu thế giới mà chính Chúa Giêsu sẽ dụng xây nếu Ngài ở vào vị trí chúng ta. Đó chính là sứ điệp trong các bài đọc hôm nay. Sứ điệp ấy minh chứng Chúa Giêsu là Đấng Mesia, Ngài sẽ trở lại vào chung cục lịch sử và sẽ phán xét chúng ta về việc chúng ta đã xây dựng nước Chúa trên trần gian này như thế nào.

Vậy chúng ta hãy kết thúc với lời tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu, là Đấng Mêsia cũng là Đấng Cứu Độ chúng ta:

 

  • Lạy Chúa Giêsu, Chúng con tin Chúa đã đến trần gian đầy ganh ghét này để giúp chúng con xây dựng nó thành thế giới của tình yêu.
  • Lạy Chúa Giêsu, Chúng con tin rằng Chúa đã đến với chúng con để giúp chúng con cũng biết đến kẻ khác.
  • Lạy Chúa Giêsu, Chúng con tin rằng Chúa hiểu chúng con, ngay cả khi chúng con không hiểu được chính mình.
  • Lạy Chúa Giêsu, Chúng con tin rằng Chúa luôn luôn ở với chúng con cho dù chúng con không luôn luôn sống với Chúa.
  • Lạy Chúa Giêsu, Chúng con tin rằng Thiên Chúa là Cha chúng con, bởi vì chính Chúa đã đối xử với chúng con như anh chị em của Chúa.

PHI THƯỜNG

Thiên Phúc

(Trích trong “Như Thầy Đã Yêu” của Thiên Phúc)

Tể tướng lưng gù là một câu chuyện huyền thoại về một vị tể tướng có hình thể dị dạng bị gù lưng, nhưng rất anh minh trong việc trị nước.

Chuyện xảy ra vào đời nhà Thanh: Lưu Dung là con của một thầy giáo, sở học và thú đánh cờ đều giỏi như nhau. Tiểu thư Hà là con gái của vị tể tướng trong triều vừa xinh đẹp, vừa cao thủ cờ tướng, được rất nhiều người yêu mến, trong đó có cả nhà vua. Tiểu thư lá ngọc cành vàng ấy chỉ lấy làm chồng người nào vô địch trong cuộc tỉ thí cờ do cô mở ra. Đúng lúc Lưu Dung về kinh thi trạng nguyên và chàng đã lấy được người đẹp. Sau đó lại thi đỗ trạng nguyên, được làm tể tướng.

Tuy hình thù dị dạng nhưng tể tướng họ Lưu là một người coi trọng công bằng và chính nghĩa. Ông đã lật tẩy nhiều thói hư tật xấu của bọn tham quan, hương lý. Ông trở thành vị cứu tinh của dân nghèo, những người bị hà hiếp và bị đàn áp. Tuy ở địa vị tể tướng nhưng ông lại dùng mưu lược nhiều hơn là vũ lực để đối nhân xử thế, nên ông được dân chúng đặt trọn niềm tin.

Tin Mừng giới thiệu cho chúng ta một Gioan Tẩy giả có cuộc sống rất dị thường nhưng lại làm được những việc phi thường: Ông chỉ mặc áo lông lạc đà, ăn châu chấu và mật ong rừng. Con người khổ hạnh ấy lại kiên quyết ngăn cản vua Hêrôđê không được lấy chị dâu là nàng Hêrôđia làm vợ. Chính vì lòng can đảm thi hành vai trò ngôn sứ ấy, mà ông đã bị bạo chúa Hêrôđê bắt giam trong tù.

Hôm nay, từ chốn lao tù ông đã sai các môn đệ của mình còn ngờ vực về sứ mạng Thiên Sai của Đức Giêsu, để hỏi Người rằng: “Thầy có đúng là Đấng phải đến, hay chúng tôi còn phải đợi Đấng nào khác?” (Mt 11,3). Đức Giêsu không muốn chứng minh sứ mạng của mình bằng lời nói, nhưng Người đã trả lời bằng việc làm, mà chính việc làm này đã ứng nghiệm lời tiên tri Isaia nói về Đấng Thiên Sai: “Người mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo khó được loan báo Tin Mừng”. Đây chính là một cuộc hành trình đức tin của Gioan, của các môn đệ ông, và cũng là của mỗi người chúng ta. Con đường đến với đức tin không phải là con đường tơ lụa, mà là con đường đau khổ. Con đường ấy đi từ vùng tối tăm tới miền ánh sáng, từ dấu chỉ hữu hình đến thực tại vô hình, từ các phép lạ đến quyền năng siêu việt của Thiên Chúa, nơi Đức Giêsu. Con đường không dẫn người ta đến Rôma vinh hiển, Athêna thông thái, Babylon kiều diễm, hay Giêrusalem thành thánh… Nhưng đưa họ đến một góc nhỏ của thôn nghèo Nadarét, để thấy một con người khiêm hạ, một cuộc đời ẩn dật, một trái tim yêu thương, và một cái chết ô nhục trên thập giá: “Phúc cho ai không vấp ngã vì Ta”.

Trước dáng vẻ bề ngoài xem ra tầm thường đó, có một con người không những chẳng hề vấp phạm; trái lại, can đảm bất khuất đóng xuất sắc vai trò tiền hô cho Người: “Chính ông là người Kinh Thánh đã nói tới khi chép rằng: “Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con đến” (Mt 11,10). Đó chính là Gioan Tẩy Giả, người được Đức Giêsu khen ngợi: “Trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ chưa từng có ai cao trọng hơn ông” (Mt 11,11a). Ông cao trọng vì ông là ngôn sứ chuẩn bị gần nhất cho Tân Ước, vì ông đã được nhìn thấy Đấng Cứu Thế và tin vào các việc Người làm, và nhất là vì ông mang một sứ mạng cao cả. Tuy nhiên, Gioan vẫn còn ở bên bờ của Cựu Ước, nên Đức Giêsu mới nói tiếp: “Kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời còn cao trọng hơn ông” (Mt 11,11b). Đây chính là một niềm vinh hạnh cho chúng ta, những người sống trong thời Tân Ước, vì Cựu ước chỉ là thời chuẩn bị, còn Tân Ước mới là lúc ban ơn cứu độ.

Được may mắn sống trong thời cứu độ của Tân Ước cũng có nghĩa là chúng ta đang mang trên vai sứ mạng cứu rỗi.

  • Nếu Đấng Cứu Thế đã đến với chúng ta trước để cứu độ chúng ta, lẽ nào chúng ta lại không tận tình cứu giúp anh em.
  • Nếu Đấng Cứu Thế đã muốn xây dựng thế giới này thành một cộng đoàn yêu thương, lẽ nào chúng ta lại sống trong hận thù ganh ghét.
  • Nếu Đấng Cứu Thế đã luôn ở với chúng ta mặc dù chúng ta không luôn luôn sống với Người, lẽ nào chúng ta lại không sống thuận hòa với nhau.

Sống Mùa Vọng có nghĩa là trong trí ta phải thấy một rừng lửa rực cháy yêu thương, và trong tim ta phải vang lên một tiếng gọi lên đường.


[/fruitful_tabs]
[/fruitful_tabs]

 

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*