• Tín thác vào Chúa-Lm. Jude Siciliano, OP
  • Thi ca Cầu nguyện-Lm. Việt Hùng
  • Hiệp sống tin mừng-Lm. Đan Vinh
  • Vào khung cửa hẹp-Đtgm. Giuse Ngô Quang Kiệt
  • Cầu nguyện kiên trì-Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái
  • Cầu nguyện với sự kiên trì<strong><em>-</em></strong> Cha Mark Link, S.J.
  • Lại quấy rầy-JM. Lam Thy ĐVD.
  • Để phán quyết công bằng-Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
  • Cầu nguyện chuyên nghiệp-Trần Bình An

TÍN THÁC VÀO CHÚA

Lm. Jude Siciliano, OP

CHÚA NHẬT 29 TN (C) 16-10-2016

Xuất Hành 17: 8-13;Tvịnh 120; 2 Timôthê 3: 14- 4:2;

Luca 18: 1-18                                  

 TÍN THÁC VÀO CHÚA THÁNH THẦN, CHÚNG TA LUÔN TRỞ NEN NGƯỜI RAO GIÃNG LỜI CHÚA

Hôm nay, bài trích thỏ thánh Phaolô gỏ̉i ông Timôthê là một bài đáng quý cho các vị giảng thuyết. Đó là điều rất hệ trọng cho nhủ̃ng ai liên quan đến việc rao giảng. Chúng ta không xem điều thánh Phaolô giao cho ông Timôthê là chuyện vặt. Chắc thánh Phaolô không nghĩ nhủ vậy khi thánh Phaolô bảo ông Timôthê: “Trủỏ́c mặt Thiên Chúa và Đù́c Giêsu Kitô, Đấng sẽ phán xét kẻ sống và kẻ chết… Hãy rao giảng Lỏ̀i Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng nhủ lúc không thuận tiện….”.

Rao giảng chắc là việc không phải luôn luôn “thuận tiện”. Đôi khi chúng ta phài nói nhủ̃ng điều mà chúng ta biết thính giả không muốn nghe, nhủng chúng ta có “bổn phận” phải nói lên. Lại còn có điều “không thuận tiện” khác về việc rao giảng liên quan đến thế gian. Người giảng thuyết thủỏ̀ng lệ cần phải làm nhiều việc vào nhủ̃ng lúc không thuận tiện và bận rộn. Có bao nhiêu điều khác nhau khiến người thuyết giảng phải lo lắng, và có thể lơ đểnh trong sự cố gắng của bản thân, không có chủ đề, và không chú trọng trong việc soạn bài giảng. Đối vỏ́i nhủ̃ng người thuyết giảng thông thủỏ̀ng, thì rao giảng chỉ là một việc làm thêm buộc phải làm trong nhủ̃ng ngày bận rộn vỏ́i công việc, nên họ có thể tự cho phép kinh qua việc cầu nguyện và soạn bài giảng đôi chút, vì phải tính toán nhủ̃ng việc mục vụ phải làm hằng ngày, rồi mỏ́i đến bài giảng.

Vậy thì phần đông chúng ta, nhủ̃ng kẻ không là người thuyết giảng, nghĩ gì về bài đọc 2 hôm nay? Chúng ta có tránh khỏi đủọ̉c  không? Không đâu. Thánh Phaolô mời gọi tất cả tín hủ̃u. Thánh Phaolô khuyến khích tất cả các Kitô hủ̃u phải hành động. Sau khi nghe thỏ thánh Phaolô hôm nay, chắc có ngủỏ̀i vội chạy ra khỏi nhà thỏ̀ để rao giảng tủ̀ đầu đủỏ̀ng đến xó chợ. Và họ cũng vội vả đổ xô ghi tên học các khoá học về rao giảng. Chắc họ sẽ yêu cầu cho họ một cách học riêng; Và nói là họ vì còn phải bận rộn vỏ́i công chuyện gia đình trủỏ́c đã.

Dù vậy, mỗi ngủỏ̀i trong chúng ta đều đã chịu phép rủ̉a để nên ngôn sủ́, tiên tri và là vương đế trong Chúa Kitô. Mỗi ngủỏ̀i trong chúng ta đều có kinh nghiệm riêng về Chúa Kitô trong đỏ̀i sống của mình. Và trong nhủ̃ng trủỏ̀ng họ̉p riêng của mỗi ngủỏ̀i, chúng ta đủọ̉c thánh Phaolô “giao cho” trách nhiệm và lẽ cố nhiên là bỏ̉i Chúa Thánh Thần để “rao giảng Lỏ̀i Chúa”.

Đó là điều các tín hủ̃u tiên khỏ̉i đã làm. Họ đã gặp và đồng hành vỏ́i Thiên Chúa trong đỏ̀i sống họ qua Chúa Giêsu Kitô. Qua Chúa Giêsu Thiên Chúa đã gặp họ và thay đổi đỏ̀i sống họ. Làm sao mà họ lại không bắt đầu nói về kinh nghiệm đó, nhủ thánh Phaolô đã nói đến, và làm sao mà họ lại không “rao giảng Lỏ̀i Chúa?”. Chúng ta không cần phải đủ́ng sau bục giảng để rao giảng. Đối vỏ́i phần đông chúng ta, chúng ta không có ỏn gọi làm nhủ thế. Nhủng, điều đó không có nghĩa là chúng ta ngồi lại và để nhủ̃ng vị giảng thuyết đã chịu chủ́c làm tất cả mọi việc. Chúng ta có thể học được rất nhiều về lỏ̀i thánh Phaolô nói vỏ́i ông Timôthê hôm nay.

Thánh Phaolô là thầy dạy của ông Timôthê làm việc mục vụ. Thánh Phaolô nhắc ông Timôthê nhỏ́ là tủ̀ thỏ̀i thỏ ấu ông ta đã đủọ̉c biết “Sách Thánh”. Phaolô tin chắc là Sách Thánh là một ỏn huệ, đã dạy cho Timôthê sụ̉ khôn ngoan để trở nên ngôn sủ́, để đủọ̉c ỏn củ́u độ và lòng tin vào Đủ́c Giêsu Kitô. Chúng ta không tin đủọ̉c sụ̉ khôn ngoan đó ỏ̉ nỏi nào khác phải không? Chắc chắn là không bỏ̉i thế gian, hay đáng tiếc hỏn là không bỏ̉i nỏi nào mà dân chúng tìm đến. Trong khi thánh Phaolô ca ngọ̉i cội rễ của khôn ngoan trong Sách Thánh có nhiều ngủỏ̀i không hiểu biết gì về Sách Thánh. Dù vậy, Phaolô nhấn mạnh và nhắc nhỏ̉ chúng ta nhỏ́ là “tất cả các sách trong Kinh Thánh là bỏ̉i từThiên Chúa linh ủ́ng “.

Phaolô không kêu gọi chúng ta hãy nên như nhủ̃ng ngủỏ̀i thông hiểu Sách Thánh theo văn chủỏng. Sách Thánh là Lỏ̀i của Thiên Chúa nói vỏ́i chúng ta là nhủ̃ng phàm nhân; qua lỏ̀i của phàm nhân. Công Đồng Vatican II nói: “Thiên Chúa nói vỏ́i chúng ta theo lỏ̀i của ngủỏ̀i phàm” Nói cách khác, Thiên Chúa không đọc để thủ ký viết tủ̀ng chủ̉ trong Sách Thánh. Nhủng, theo chúng ta đọc qua Sách Thánh, Thiên Chúa mặc khải chính Ngài qua sụ̉ tủỏng quan vỏ́i ông Môsê. ông Abraham và các ngôn sủ́ v.v…, và qua các hoàn cảnh lịch sủ̉ nhủ Xuắt Hành, Giáng Sinh và các lỏ̀i giảng dạy của giáo triều. Thiên Chúa mặc khải hoàn toàn chính Ngài qua chính Chúa Giêsu Kitô, sụ̉ sống, sụ̉ chết và sụ̉ sống lại của Ngài là lỏ̀i muôn thuỏ̉.

Nhủ̃ng ngủỏ̀i đầu tiên có kinh nghiệm việc củ́u chuộc của Thiên Chúa qua Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng về nhủ̃ng hành động đó của Thiên Chúa. Nhủ̃ng ̣điều họ viết ra gom góp lại thành sách và rồi cộng đoàn tín hủ̃u quyết định nhủ̃ng điều họ viết ra đủọ̉c gìn giủ̃ thành Kinh Thánh là nhủ̃ng sách chính của cộng đoàn.

Giáo Hội tin tủỏ̉ng là Chúa Thánh Thần hiện diện trong tất cả các việc đó tủ̀ lúc bắt đầu gặp Chúa Kitô cho đến sách cuối cùng. Phaolô tin tủỏ̉ng là Chúa Thánh Thần hiện diện trong các việc rao giảng, viết sách, và chọn sách làm cho Phaolô nói “Tất cả nhủ̃ng gì viết trong Sách Thánh đều do Thiên Chúa linh hủ́ng, và có ích cho việc giảng dạy, biện bác, sủ̉a dạy, giáo dục để trỏ̉ nên công chính”.

Phaolô viết cho ông Timôthê là ngủỏ̀i có trách nhiệm lãnh đạo trong giáo hội. Đối vỏ́i nhiều ngủỏ̀i trong chúng ta, việc lãnh đạo đó gồm có việc giảng dạy và tổ chủ́c, lo các hình thủ́c phụng vụ, mục vụ cho ngủỏ̀i đau ốm, ngủỏ̀i hấp hối, nghủỏ̀i nghèo, và ngủỏ̀i trong lao tù v.v… Phaolô tha thiết khuyên ông Timôhtê hãy lỏ́n lên trong đủ́c tin, và hãy trung kiên vỏ́i nhủ̃ng điều ông ta đã học và đã tin. Phaolô khuyên bảo rằng cội rễ của sụ̉ lỏ́n lên trong đủ́c tin là Sách Thánh. Nhủ̃ng điều gì ủ́ng dụng cho đủ́c tin của Timôthê  đều ủ́ng dụng cho đủ́c tin của chúng ta.

Lỏ̀i Phaolô khuyên nhủ gởi cho Timôthê cũng là cho mỗi ngủỏ̀i trong chúng ta. Qua cách này hay cách khác, mỗi ngủỏ̀i trong chúng ta đều đủọ̉c mỏ̀i gọi nên người rao giảng. Mỗi ngủỏ̀i đều đủọ̉c ỏn gọi loan báo Tin Mủ̀ng. Hôm nay Phaolô nói vỏ́i chúng ta là Sách Thánh là nguồn gốc sụ̉ khôn ngoan cho chúng ta, và qua chúng ta, nhủ̃ng ngủỏ̀i khác đủọ̉c thu hút bởi sụ̉ khôn ngoan đó.

Đối vỏ́i nhủ̃ng ngươi rao giảng hằng ngày trong thế giỏ́i, Sách Thánh phải là căn bản đầu tiên của lỏ̀i kinh nguyện của chúng ta. Một cách nguyện ngắm Sách Thánh đã đủọ̉c áp dụng vào truyền thống các dòng tu gọi là “Lectio Divina” hay là “nguyện gẫm Sách Thánh”. Đó là việc đọc và suy ngẫm chậm rải và cầu nguyện theo Sách Thánh. Nếu chúng ta áp dụng phủỏng pháp này vào việc nghe Lỏ̀i Chúa trong đỏ̀i sống hằng ngày của chúng ta, thì chúng ta sẽ đủọ̉c Lỏ̀i Chúa thúc đẩy chúng ta đi ra ngoài để loan báo Lỏ̀i đó qua lỏ̀i nói và việc làm của chúng ta. Nhủ Phaolô nói, chúng ta sẽ lỏ́n lên trong kinh nghiệm đủ́c tin và việc đó sẽ giúp chúng ta giảng dạy, biện bác, và sủ̉a dạy.

Đôi khi, trong lỏ̀i văn chính, nhủ̃ng tủ̀ ngủ̃ của Sách Thánh có ý nghĩa sâu xa và thi thỏ. Nên khi Phaolô nói “Tất cả nhủ̃ng gỉ viết trong Sách Thánh đều do Thiên Chúa Linh hủ́ng”. Cụm tủ̀ “linh hủ́ng” có nghĩa chính là “Thiên Chúa thổi hỏi vào”. “Thổi hỏi” là việc Thiên Chúa tạo dụ̉ng, khi Ngài tạo dụ̀ng con ngủỏ̀i đầu tiên. Phaolô nói việc đó là việc Thiên Chúa làm nên Lỏ̀i, và bỏ̉i đó Lỏ̀i có thể cho chúng ta hỏi thỏ̉ của sự sống mỏ́i. Sự sống mỏ́i thúc đẩy đỏ̀i sống tầm thủỏ̀ng, thói quen kinh nguyện hằng ngày, và làm cho chúng ta thêm ham muốn chia sẻ điều chúng ta đã nghe vỏ́i nhủ̃ng ngủỏ̀i khác. Và đó chính là điều thánh Phaolô bảo chúng ta làm hôm nay:

“Trủỏ́c mặt Thiên Chúa và Đủ́c Kitô Giêsu, Đấng sẽ phán xét kẻ sống và kẻ chết, Đấng sẽ xuất hiện và nắm vủỏng quyền, tôi tha thiết khuyên anh hãy rao giảng Lỏ̀i Chúa”.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

 

29th SUNDAY -C- October 16, 2016

Exodus 17: 8-13; Psalm 121; 2 Timothy 3: 14- 4:2;

Luke 18: 1-18

by Jude Siciliano, OP

Today’s reading from 2 Timothy is a favorite among us preachers. It is very challenging for those involved in the many facets of preaching. We don’t take Paul’s “charge” to Timothy lightly. He certainly doesn’t, as he directs Timothy, “In the presence of God and of Christ Jesus who will judge the living and the dead… Proclaim the word; be persistent whether it is convenient or inconvenient….”

Preaching certainly isn’t always “convenient.” Sometimes we have to say things we know people do not want to hear – but we are “charged” to speak anyway. There is another “inconvenience” about preaching and it is more mundane. To be a regular preacher requires work at the most inconvenient and busy times. Because there is so much else for preachers to tend to we can slack off in our diligence, get sloppy, or perfunctory in our preparation. For the regular preacher preaching can become just one more thing we must do in our busy day, so we might let necessary prayer and preparation slide as we anticipate among our many daily ministerial tasks, “still one more preaching.”

So what about most of us who hear this reading today who aren’t preachers? Are we let off the hook? No, Paul is speaking to all Christians. In his directives he is urging everyone in the Christian community to action. After hearing Paul today most likely no one will rush out the church doors and start preaching up and down the street. Nor will they rush to register to take courses in evangelism. They will, they claim, have their own concerns and family issues to address first.

Still, each of us has been baptized into the prophetic priesthood of Christ. We each have our own experience of Christ in our lives and, in our particular life settings, we are “charged” by Paul, and of course the Holy Spirit, to “proclaim the word.”

That’s what those first disciples did. They had personally encountered the presence of God in their lives through Jesus Christ. In him God had reached out to them and changed their lives. How could they not begin to talk about that or, as Paul suggests, how could they not “proclaim the word?” We don’t have to do it from a pulpit. For most of us that’s not our calling; but that doesn’t mean we can sit back and let the “official” ministers do it all. We can learn a lot from what Paul says to his pupil Timothy.

Paul was Timothy’s mentor for ministry. He reminds him that since his childhood he has been trained and has “known the sacred Scriptures.” Paul was convinced that the Scriptures are gifts of wisdom, making us wise in the ways of God. Where else can we get that wisdom? Certainly not from the world or, unfortunately, from the other places people go searching for it. While Paul extols the source of wisdom found in Scriptures, the level of biblical illiteracy in the church is high. Still, he insists and reminds us all, “All the Scripture is inspired by God….”

He is not calling us to be fundamentalists or biblical literalists. The Bible is the Word of God spoken to us in human words through human agents. Vatican II said, “God speaks to us in human fashion” (“Dei Verbum: Dogmatic Constitution on Divine Revelation, #12). In other words, God did not dictate a book to a scribe who wrote each word down. Rather, as we glean from the biblical texts, God reveals God’s self through personal encounters (Moses, Abraham, the prophets etc.) and through historical events (Exodus, Nativity, the apostolic preachings). God fully revealed God’s self through the person, the life, the death and the resurrection of Jesus Christ – God’s eternal Word.

Those who first experienced God’s saving acts in Jesus began to preach about them. Their writings were gathered into collections and eventually the community of believers decided which of those writings were to be preserved as canonical, the normative texts for the community.

The church believes the Holy Spirit was present in the whole process, from the first encounters with Christ, right up to the final selection of those texts. It is Paul’s confidence in the Spirit’s involvement in the preachings, writings and choice of texts that urges him to say, “All Scripture is inspired by God, and is useful for teaching, for refutation, for correction and for training in righteousness.”

Paul is writing to Timothy who has responsibility for leadership in the church. For many of us such leadership takes the shape of preaching, administration, liturgical functions, ministry to the sick, dying, poor, imprisoned etc. Paul advises Timothy to grow in faith and remain faithful to what he has learned and believed. He advises that growth has its roots in the Scriptures. What is applicable to Timothy’s faith is applicable to our own.

Paul’s admonition to Timothy is meant for each of us. In one form or another each is called to be a preacher, each called to spread the good news. The Scriptures, Paul tells us today, are to be our source of wisdom so that through us, others are drawn to that wisdom.

For the everyday preacher in our everyday world, Scripture must first be the basis of our prayer. One way to pray the Scriptures is adapted from our monastic tradition and is called “Lectio Divina.” It is a reflective, slow and prayerful reading of the Scriptures. If we adapt this method of listening to God’s Word in our daily lives we will be moved by that Word to go out and proclaim it by our words and actions. We will grow in personal skills that enable us, as Paul instructs, to teach, refute and correct.

Sometimes, in their original language, biblical terms carry a deep and even poetic meaning. So, when Paul says “All Scripture is inspired by God,” the word for “inspire” literally means, “God breathed.” (J. Peter Holmes, “Preaching the Revised Common Lectionary: Feasting on the Word, Year C, Vol 4, page 187) “Breathed” – that’s what the Creator did in the creation of the first human. That, claims Paul, is what God does into the word and so the word can give us the breath of new life. It can revive our humdrum, routine prayer life and give us the desire to share what we have heard with others. That’s what Paul is telling us to do today:

I charge you in the presence of God and of Christ Jesus, who will judge the living and the dead, and by his appearing and his kingly power; proclaim the word.

THI CA CẦU NGUYỆN

Lm. Việt Hùng

CHÚA NHẬT 29 THƯỜNG NIÊN. C

(Luca 18: 1-8)

 

CẦU NGUYỆN

Kiên tâm cầu nguyện không ngừng,

Thân tâm kết hợp, vui mừng phó dâng.

Dụ ngôn Chúa dậy xin vâng,

Chớ đừng chán nản, đỡ nâng phận người.

Một người thẩm phán biếng lười,

Coi thường đạo lý, nhạo cười người ta.

Minh oan chẳng xét nhiều ca,

Thời gian trì hoãn, thật là bất công.

Thương thay bà góa chết chồng,

Nài van kêu cứu, thông đồng ém đi.

Ngày qua tháng lại hoài nghi,

Thành tâm kiên nhẫn, ngại gì thời gian.

Quấy rầy nhức óc quí quan,

Yêu cầu thẩm phán, giải oan sớm chiều.

Bất lương cũng phải biết điều,

Định ngày minh xử, đừng khiêu khích lòng.

Các con cầu khẩn trông mong,

Thành tâm phó thác, ẩn trong tâm hồn.

Một lòng thờ phượng kính tôn,

Chúa thương chúc phúc, ơn khôn đổ tràn.

Bài Phúc âm nói về người đàn bà góa xin ông thẩm phán minh oan cho khỏi tay kẻ thù. Qua một thời gian lâu dài, ông không đáp lời nhưng vì sự nài nỉ quấy rầy của bà, ông đã giải quyết cho bà. Qua câu truyện kiên tâm chờ đợi của người đàn bà góa, Chúa dạy chúng ta bài học kiên trì trong sự cầu nguyện. Cầu nguyện là tâm tình và thưa truyện với Chúa.

Muốn có sự liên hệ thông cảm lẫn nhau, chúng ta cần có những cầu nối. Giữa dòng điện nối tiếp nhau, chúng ta có cầu giao và cầu chì. Giữa con người với nhau chúng ta cũng cần bắc một chiếc cầu, gọi là cầu thông cảm. Giữa con người với các thánh nhân, chúng ta có sự liên hệ gọi là cầu bầu, cầu khẩn hay cầu xin. Giữa Thiên Chúa và con người có một khoảng cách xa vời, muốn đến với Chúa, chúng ta có thể bắc một chiếc cầu bằng những kinh nguyện, gọi là cầu nguyện.

Chúa Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện qua Kinh Lạy Cha. Kinh Lạy Cha là mẫu mực của tất cả các kinh nguyện. Qua đó chúng ta có thể thân thưa với Chúa. Cầu nguyện không phải là kể lể hay kinh kệ dài dòng mà được nhiều ơn. Cốt lõi của sự cầu nguyện là gặp gỡ thân mật với Chúa. Chính Chúa Giêsu là mẫu gương của sự cầu nguyện. Chúa thưa truyện với Chúa Cha hằng ngày, đặc biệt trong những biến cố lớn như chọn lựa các Tông đồ, Chúa cầu nguyện thâu đêm. Thường khi cầu nguyện chúng ta qùi gối khiêm hạ cầu xin hoặc ngước nhìn lên Chúa, đó là thái độ trút bỏ mọi sự để hướng lòng lên cùng Chúa. Gặp gỡ Chúa phải là sự gặp gỡ thực sự, thân mật và nội tâm.

Khi cầu nguyện, chúng ta sẽ thấy lòng ta lắng xuống và tâm hồn thư thái nhẹ nhàng vì Chúa chính là nguồn ủi an, là suối an bình và là nguồn tươi mát cho tâm hồn. Chúng ta có thể cầu nguyện mọi nơi mọi lúc. Có một anh hỏi rằng: Khi cầu nguyện có được hút thuốc không? Tôi trả lời: Không nên, vì cầu nguyện là chúng ta tâm sự với Chúa nhưng trái lại, trong khi anh hút thuốc anh vẫn có thể cầu nguyện. Chúng ta có thể cầu nguyện khi đi bộ, khi lái xe, khi chờ đợi, khi làm việc, trong công xưởng, ngoài đường, tại nhà và tốt nhất cầu nguyện chung trong nhà thờ. Chúng ta nhớ thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã cầu nguyện trong mọi viêc làm hằng ngày, từ những mái chổi quét nhà tới việc giặt quần áo nhỏ mọn.

Hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn. Cầu nguyện liên lỉ đừng chán nản. Chúa Giêsu nói rằng: Vậy Thiên Chúa lại không minh xử cho những kẻ Người tuyển chọn hằng kêu cứu với Người đêm ngày mà khoan giãn với họ mãi sao?

THỨ HAI, TUẦN 29 THƯỜNG NIÊN

(Lc 12, 13-21).

GIA TÀI

Có người thưa Chúa xin rằng:

Lạy Thầy xin bảo, công bằng phân chia.

Gia tài cha mẹ đã lìa,

Anh em gây gỗ, của kia dự phần.

Ai nên quan xét nợ nần,

Hồi môn chia cắt, đòi phần hơn thua.

Chúa rằng của cải phân bua,

Coi chừng mọi thứ, tranh đua ở đời.

Tham lam gom góp của hời,

Giầu sang phú quí, cũng rời xa ta.

Một người phú hộ sa đà,

Chất đầy kho lẫm, đường tà vui chơi.

Nghỉ ngơi ăn uống thú đời,

Linh hồn an hưởng, một thời sướng thay.

Hỡi người ngu dại thế này,

Bạc vàng chất đống, đêm nay gọi hồn.

THỨ BA, TUẦN 29 THƯỜNG NIÊN

(Lc 12, 35-38).

TỈNH THỨC

Các con tỉnh thức đợi chờ,

Thắt lưng đứng sẵn, vào giờ không hay,

Cầm đèn cháy sáng trong tay,

Như người đợi chủ, mở ngay cửa chào.

Chủ về gõ cửa bước vào,

Phúc cho đầy tớ, việc trao chu toàn.

Cuộc đời chi phối lo toan,

Trăm công nghìn việc, đa đoan phân trần.

Mỗi người trách nhiệm một phần,

Chu toàn bổn phận, tinh thần tỉnh tao.

Canh ba canh bốn có sao,

Chăm nom săn sóc, việc trao hoàn thành.

Kẻ nào trung tín thi hành,

Vui thay đầy tớ, phúc lành trao ban.

Cuộc đời muôn nỗi gian nan,

Ai mà thức tỉnh, bình an tâm hồn.

THỨ TƯ, TUẦN 29 THƯỜNG NIÊN

(Lc 12, 39-48).

SẮN SÀNG

Các con học biết điều này,

Hãy luôn tỉnh thức, hăng say nhiệt tình.

Tâm thần sáng suốt bình sinh,

Tương lai hiện tại, anh minh rạng ngời.

Sự gì xảy đến trong đời,

Mấy ai dự liệu, mọi nơi sẵn sàng.

Chúa thương dậy bảo dân làng,

Coi chừng kẻ trộm, nó đang khoét tường.

Con Người sẽ đến bất thường,

Ngày giờ không biết, tứ phương ngóng chờ.

Là người quản lý đúng giờ,

Phân chia lúa thóc, trông nhờ gia nhân.

Chủ về quan sát trong dân,

Hoàn thành trách nhiệm, chia phần quản cai.

Phúc thay đầy tớ miệt mài,

Thưởng công thăng chức, hiền tài phát huy.

THỨ NĂM, TUẦN 29 THƯỜNG NIÊN

(Lc 12, 49-53).

LỬA THIÊNG

Thầy đem lửa xuống trần gian,

Mong sao lửa cháy, tràn lan mọi miền.

Lửa thiêng nung nấu triền miên,

Xả thân cứu độ, cửa thiên đón mời.

Hoàn thành phép rửa trong đời,

Biết bao khắc khoải, cao vời hiến thân.

Thầy đem phân rẽ trong dân,

Năm người chia rẽ, thành phần mỗi nơi.

Hai ba chống đối, hỡi ơi,

Con trai chống lại những lời của cha.

Tính tình con gái kiêu sa,

Nàng dâu chống mẹ, chạm va gia đình.

Hy sinh đòi hỏi hiến mình,

Bước đi theo Chúa, tâm linh rạng ngời.

Tu thân cắt bỏ sự đời,

Hãm mình dẹp xác, gọi mời chứng nhân.

THỨ SÁU, TUẦN 29 THƯỜNG NIÊN

(Lc 12, 54-59).

DẤU CHỈ

Phía Tây mây nổi dật dờ,

Cơn dông sắp tới, mây mờ trở mưa.

Gió Nam thổi đến giữa trưa,

Khi trời nóng bức, lại vừa nắng oi.

Các ngươi nhận diện ngắm coi,

Chuyển vần trời đất, rạng soi cận kề.

Giả hình hiểu biết mọi bề,

Tiến trình thời đại, chẳng hề lưu tâm.

Tận tình suy nghĩ trầm ngâm,

Nhận ra dấu chỉ, đường lầm tránh xa.

Nước Trời xuất hiện bên ta,

Quyền uy dấu lạ, mưa sa phúc lành.

Thức thời nhận biết thi hành,

Cảm thông hòa giải, tranh dành bỏ qua.

Khôn ngoan tính toán trước tòa,

Công bằng xá giải, thứ tha lỗi lầm.

THỨ BẢY, TUẦN 29 THƯỜNG NIÊN

(Lc 13, 1-9).

HỐI CẢI

Có người tự thuật truyện này,

Tế sinh các vật, hòa ngay máu đào.

Số người bị giết hôm nao,

Nhục hình khinh dể, khơi mào gớm ghê.

Nghĩ rằng ngược đãi ê chề,

Là người tội lỗi, bội thề xấu xa.

Chúa khuyên nhắc nhủ người ta,

Ăn năn hối cải, xin tha lỗi lầm.

Si-lô đổ xuống chôn ngầm,

Số người mười tám, chết bầm xót xa.

Không phải tội lỗi hơn ta,

Nếu không hối cải, cả nhà suy vong.

Trong vườn cây vả hằng mong,

Sinh hoa kết quả, trong lòng vui thay.

Cây nào không trái năm nay,

Bón phân tưới nước, cơ may sống còn.

 

Lm. Giuse Trần Việt Hùng

Bronx, New York

HIỆP SỐNG TIN MỪNG

Lm. Đan Vinh

CHÚA NHẬT 29 THƯỜNG NIÊN C

Xh 17,8-13 ; 2Tm 3,14-4,2 ; Lc 18,1-8

HÃY KIÊN TRÌ CẦU NGUYỆN

I.HỌC LỜI CHÚA

1.TIN MỪNG : Lc 18,1-8

(1) Đức Giêsu kể cho các môn đệ dụ ngôn sau đây, để dạy các ông phải cầu nguyện luôn, không được nản chí. (2) Người nói: “Trong thành kia, có một ông quan tòa. Ông ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì. (3) Trong thành đó, cũng có một bà góa. Bà này đã nhiều lần đến thưa với ông: “Xin ngài bênh vực tôi chống lại kẻ kiện tôi”. (4) Một thời gian khá lâu, ông không chịu. Nhưng cuối cùng, ông ta nghĩ bụng: “Dầu rằng ta chẳng kính sợ Thiên Chúa mà cũng chẳng coi ai ra gì. (5) Nhưng mụ góa này quấy rầy mãi, thì ta bênh vực mụ cho rồi, kẻo mụ ấy cứ đến hoài, làm ta nhức đầu nhức óc”. (6) Rồi Chúa nói: “Anh em nghe quan tòa bất chính ấy nói đó ! (7) Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không bênh vực những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người, dù Người có trì hoãn ? (8) Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau chóng bênh vực họ. Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng ?”

2.Ý CHÍNH :

Tin mừng Luca kể ra dụ ngôn ngôn của Đức Giêsu về bà góa và ông quan tòa nhằm dạy các môn đệ: “phải cầu nguyện luôn, không được nản chí”. Một người bất lương như ông quan tòa mà còn phải chịu thua lòng kiên trì nài xin của bà góa nghèo. Phương chi Thiên Chúa là Cha nhân lành lại không mau chóng bênh vực những kẻ hằng kêu xin Người đêm ngày hay sao? Tuy nhiên có nhiều kẻ vì thiếu kiên trì khi gặp phải gian nan thử thách nên đã sớm bị mất đức tin. Vì thế Đức Giêsu đã phải thốt lên lời than phiền như sau: “Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?”.

3.CHÚ THÍCH:

-C 1-3 : +Đức Giêsu kể cho các môn đệ dụ ngôn… : Câu dẫn nhập này báo trước ý nghĩa của dụ ngôn : Đức Giêsu muốn nhấn mạnh đến thái độ kiên trì và liên lỉ cầu nguyện để chuẩn bị cho ngày Người tái lâm. +Trong thành kia có một ông quan tòa : Ông này bị coi là bất lương vì ông chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng nể nang người đời. Những quan tòa như thế có nhiều trong dân Ítraen và nhiều lần đã bị các Ngôn sứ lên án (x. Is 1,23; Gr 5,28; Am 5,7). +Trong thành đó cũng có một bà góa : Bà góa là một mẫu người nghèo thường được đề cập tới trong Thánh kinh. Các bà không có chồng bảo vệ nên dễ bị kẻ xấu chèn ép bóc lột. +“Xin ngài bênh vực tôi chống lại kẻ kiện tôi” : Bà góa này xin quan tòa giúp minh oan trước kẻ đang kiện cáo mình.

-C 4-5 : +Một thời gian khá lâu, ông không chịu… : Lúc đầu ông quan tòa hành động vì ích kỷ, nhưng cuối cùng ông cũng đành phải chịu thua lòng kiên trì của bà góa nghèo để đứng ra bênh vực bà, hầu tránh khỏi bị bà quấy rầy mãi.

-C 6-8 : +Rồi Chúa nói : Luca nêu tước hiệu “Chúa” 20 lần trong các bài tường thuật. Qua đó ngài muốn người đọc lưu ý đến vương quyền mầu nhiệm của Đức Giêsu. +“Anh em nghe quan tòa bất chính ấy nói đó: Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không bênh vực những kẻ Người đã tuyển chọn…” : Mục đích so sánh Thiên Chúa với quan tòa bất chính là để làm nổi bật sự tương phản giữa lối hành xử bất lương của viên quan tòa với lòng nhân từ vô biên của Thiên Chúa. Một con người ngang ngược ích kỷ vô tín mà còn biết bênh đỡ người yếu thế để tránh sự quấy rầy như vậy, phương chi Thiên Chúa nhân từ lại có thể nhẫn tâm từ chối lời cầu xin của những kẻ tin tưởng đầy lòng cậy trông nên đã được Người tuyển chọn hay sao? +Dù Người có trì hoãn : Chắc chắn Chúa sẽ can thiệp, nhưng theo cách thức của Người. Mỗi khi cầu xin mà lâu vẫn chưa được như ý, chúng ta hãy nhớ lại trường hợp Đức Giêsu trong vườn cây Dầu: đã cầu xin Chúa Cha cho khỏi uống chén đắng và đã không được Cha ưng thuận, nhưng nhờ đó mà loài người chúng ta mới được hưởng ơn cứu độ nhờ cuộc khổ nạn và phuc sinh của Đức Giêsu. Trong thực tế, có nhiều điều chúng ta cố nài xin Chúa ban cho mình, vì tưởng là điều tốt cho mình, nhưng thực ra lại có hại cho phần rỗi đời đời của ta, nên vì tình thương mà Chúa đã không ban theo ý ta như Đức Giêsu đã nói :”Có ngừoi cha nào đứa con xin bánh mà lại cho nó hòn đá ?….”. Trật tự thế giới này sẽ ra sao nếu các ước muốn ngông cuồng ấu trĩ của mọi người đều được Chúa chấp nhận ?  +Người sẽ mau chóng bênh vực họ : Ở đây cũng như ở nhiều nơi khác (x. Mt 9,1; 13,30). Đức Giêsu báo trước sẽ có một cuộc phán xét để bênh vực những kẻ Người tuyển chọn (x. Lc 17,22-37). +Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng? : Trong cơn thử thách, những kẻ được tuyển chọn cũng vẫn có thể trở thành vô tín nếu không kiên trì (x. Mc 13,20-22). Vì thế Đức Giêsu khuyên các môn đệ tránh lối sống buông thả, nhưng phải vững tâm cầu nguyện, giống như bà góa trong dụ ngôn đã luôn kiên trì cầu xin trước thái độ thờ ơ của vị quan tòa bất lương. Trong thời gian dài từ khi Đức Kitô về trời đến khi Người lại đến vào ngày tận thế, các tín hữu phải “tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người” (Lc 21,36).

  1. CÂU HỎI : 1)Câu nào trong Tin mừng cho thấy bài học Đức Giêsu muốn dạy môn đệ về sự tin tưởng vào lòng nhân từ của Thiên Chúa ? 2)Phải giải thích thế nào nếu Thiên Chúa trì hõan không nhận lời cầu xin xem ra chính đáng của chúng ta ? 3)Câu nào cho thấy vào ngày tận thế nhiều người có thể mất đức tin vì đã không kiên trì cầu nguyện khi gặp gian nan thử thách ? 4)Chúa đã hứa :”Hãy xin sẽ được…”, vậy tại sao tôi cầu xin hoài mà vẫn không được Chúa ban như ý của mình ?
  2. SỐNG LỜI CHÚA:
  3. LỜI CHÚA: “Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không bênh vực những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng đến kêu cứu với Người, dù Người có trì hoãn ?” (Lc 18,7).
  4. CÂU CHUYỆN :

– CỨ KIÊN TRÌ CẦU NGUYỆN THÌ CHẮC SẼ ĐƯỢC CHÚA CHẤP NHẬN :

Một nhân viên bưu điện phi ngựa tới một ngôi nhà cửa đóng kín để phát thư. Ông gõ cửa nhưng không thấy ai ra mở cả. Ông biết trong nhà có người, vì đã thấy bóng họ thấp thóang qua khung cửa sổ. Do đó, ông vừa la lớn vừa đập mạnh vào cánh cửa. Sau khi ông đập cửa tới 5 lần thì một lỗ nhỏ trên cánh cửa được mở ra và có tiếng người trong nhà hỏi: “Ông muốn gì ?”. Ông trả lời: “Muốn gì ư ? Tôi đã kêu cửa mấy phút rồi mà không thấy ai ra mở cửa để lấy thư cả !” Bấy giờ người trong nhà mới vặn chốt mở rộng cửa ra và giải thích như sau : “Xin ông thông cảm cho. Mỗi ngày chúng tôi phải chịu đựng lũ trẻ hàng xóm đến phá quấy : Chúng cứ tới đập cửa ầm ầm, rồi khi chúng tôi ra mở cửa thì lại chẳng thấy ai cả. Khi nãy lúc đầu chúng tôi cứ tưởng là lũ trẻ đến phá rối như mọi khi, nên không ra mở cửa. Nhưng về sau thấy cửa cứ bị đập hòai, nên chúng tôi biết là có khách đến thăm thực sự”.

– LỜI CẦU XIN ĐÃ ỨNG NGHIỆM SAU NHIỀU NĂM :

Tạp chí Hướng Đạo có đăng một câu chuyện thú vị về một cô giáo trẻ. Câu chuyện được tóm tắt như sau: Cô giáo Meri được điều về dạy ở một trường học nọ. Trong lớp cô phụ trách có một học sinh ngỗ nghịch tên là Bill. Em này thường gây cho cô giáo trẻ sự bực bội và biến lớp học thành một nơi bát nháo. Một buổi sáng kia, cô Meri đến lớp sớm hơn và ngồi ở bàn thầy giáo hí hoáy viết tốc ký lên một trang giấy, thì bất ngờ Bill xuất hiện. Cậu bé tiến lại gần bàn cô giáo và nói: “Cô đang viết gì vậy?” Meri đáp: “Cô viết lời cầu nguyện với Chúa đó”. Bill chế giễu: “Chúa có thể đọc được chữ tốc ký hay sao?” Meri đáp: “Người có thể làm được mọi sự. Ngay cả việc nhậm lời cầu xin này của cô!”. Nói xong, cô để mảnh giấy kia vào trong cuốn Kinh thánh, và quay lên viết bài học trên bảng cho cả lớp. Lợi dụng lúc cô giáo loay hoay viết, Bill đã lén lấy cắp mảnh giấy có ghi lời cầu nguyện của cô giáo và bỏ vào trong cuốn tập của cậu. Hai mươi năm sau, Bill đã trở thành giám đốc của một công ty lớn. Một hôm ông ta lục tìm một đồ vật cũ để trên gác xép ngôi nhà xưa của cha mẹ ông. Bill tình cờ cầm lên một cuốn sổ ghi bài học thuở nhỏ và đột nhiên thấy một mảnh giấy vàng ố rơi xuống sàn. Đó là mẩu giấy có ghi chữ tốc ký. Bill không hiểu nội dung những dòng chữ ấy. Ông gấp tờ giấy kia lại, mang đến văn phòng nhờ cô thư ký đọc giúp. Cô ta đã viết lời dịch vào một tờ giấy khác và đưa cho Bill. Ông nhận ra đó là lời cầu nguyện của cô giáo Meri năm xưa, nội dung lời cầu ấy như sau: “Lạy Chúa, xin đừng để con bị thất bại trong nghề giáo của con. Con không thể làm cho lớp con đang dạy vào khuôn khổ kỷ luật được, vì có một cậu học trò tên là Bill hay phá bĩnh. Xin Chúa hãy uốn nắn tâm hồn cậu bé này. Vì theo con nhận xét: Cậu bé ấy có thể trở thành một người hoặc rất tốt hoặc rất xấu sau này”. Câu cuối cùng như một nhát búa nện vào đầu Bill, bắt ông phải suy nghĩ. Thật ra chỉ vài giờ trước đó, Bill có dự tính lao vào một vụ làm ăn buôn lậu, hy vọng sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty. Ông cầm tờ giấy kia lên gấp lại cho vào chiếc ví để trong túi quần. Rồi trong suốt một tuần lễ kế tiếp, mỗi khi có dịp là ông lại lôi tờ giấy kia ra đọc đi đọc lại nhiều lần. Cuối cùng thì lời cầu nguyện của cô giáo được viết trước đó hai mươi năm đã phát huy tác dụng và làm thay đổi ý định buôn lậu của Bill. Mấy tuần sau, khi có dịp ngang qua nhà cô giáo cũ, ông đã tìm đến thăm cô và kể cho cô nghe về lời cầu nguyện của cô cách đây 20 năm đã có sức mạnh làm thay đổi cuộc đời hiện tại của ông ra sao.

  1. SUY NIỆM:

Trong Tin Mừng hôm nay Đức Giêsu đã dạy các môn đệ: “Phải cầu nguyện luôn, không được nản chí” (Lc 18,1). Người muốn các tín hữu chúng ta cũng phải kiên trì cầu nguyện để được Chúa ban ơn cứu độ. Nhưng tại sao chúng ta lại phải cầu nguyên và phải cầu nguyện như ào?

1) Sự kiện động đất: Trong một vụ động đất lớn khiến nhiều nhà cửa trong thành phố bị sụp đổ. Có ba người bị kẹt trong văn phòng một tòa nhà của một công ty xây dựng. Bấy giờ văn phòng bị tối thui vì cúp điện và một khối bê-tông lớn từ tầng trên rơi xuống đã chắn ngang cửa sổ và cửa ra vào văn phòng. Trước tình huống này, người thứ nhất là trưởng phòng không có đức tin và đã bỏ không đến nhà thờ từ lâu. Ông ta bực tức không ngừng chửi rủa viên kỹ sư thiết kế và là chủ thi công công trình tòa nhà đã không chịu gia cố thêm sắt thép khi xây dựng chân móng và đà cột, khiến tòa nhà dễ dàng sụp đổ khi bị động đất mạnh. Người thứ hai là nhân viên vệ sinh của công ty  có lòng đạo đức bình dân, khi bị kẹt trong văn phòng liền quỳ gối lần chuỗi kinh mân côi thật sốt sắng cầu xin Đức Mẹ thương ra tay cứu giúp. Người thứ ba là nhân viên bảo trì máy móc của công ty là người có đức tin trưởng thành đã tỏ ra bình tĩnh khi gặp sự cố. Anh ta âm thầm đối thoại cầu xin Chúa như sau: “Lay Chúa, Chúa muốn con làm gì để thoát khỏi hoàn cảnh này?” Sau đó anh lấy ra búa và đục trong giỏ đồ nghề luôn mang theo và bắt đầu đục phá khối bê-tông bít lối ra vào kia. Cứ sau một lúc làm việc, anh dừng tay nghỉ mệt và lại thầm thĩ thưa chuyện với Chúa: “Lạy Chúa, xin giúp con đủ sức đục bể khối bê-tông này để cả ba người chúng con mau thoát ra ngoài”. Cuối cùng anh ta đã phá được một mảng lớn bê-tông và cả ba người đã chui ra ngoài an toàn.

2) Ba thái độ đức tin:

Câu chuyện trên cho thấy ba thái độ biểu lộ đức tin:

Người thứ nhất do không có đức tin: Khi gặp sự cố anh ta không cầu nguyện vì nghĩ rằng cầu nguyện vừa mất thời giờ lại vừa vô ích, và chỉ biết đổ lỗi cho hoàn cảnh và tha nhân.

Người thứ hai có đức tin thụ động: Khi gặp sự cố chỉ biết khoanh tay đọc kinh để cầu xin phép lạ, thay vì chủ động giải quyết vấn đề. Có lẽ đại đa số các tín hữu vẫn đang có thứ đức tin thụ động này.

Người thứ ba có đức tin tích cực chủ động: tuy tin vào quyền năng của Chúa, nhưng đồng thời cũng ý thức phải sử dụng các phương tiện Chúa ban để giải quyết sự cố, đồng thời không quên cầu xin Chúa ban ơn trợ giúp. Đây là cách cầu nguyện đúng đắn đẹp lòng Chúa mà các tín hữu cần phải áp dụng trong cuộc sống đời thường.

3) Về sự cần thiết của lời cầu nguyện:

Bài đọc Một ghi lại câu chuyện xảy ra trong thời kỳ Xuất Hành: khi dân Ítraen vượt qua sa mạc trong thời gian 40 năm để về tới Đất Hứa dưới quyền lãnh đạo của ông Môsê. Khi tới nơi, dân Ítraen còn phải giao chiến với các dân đang định cư trong miền đất đó. Trong một trận chiến với quân Amaléc, ông Môsê đã trao trách nhiệm cho tướng Giôsuê trực tiếp giao chiến, còn ông Môsê thì ở trên núi giang tay cầu xin Đức Chúa ban ơn trợ giúp. Bao lâu Môsê còn giang tay cầu nguyện thì quân Ítraen thắng thế; Ngược lại khi ông mỏi mệt xuôi tay xuống thì quân Ítraen lại bị thua. Bấy giờ người ta để Môsê ngồi lên một tảng đá, rồi cử hai ông Aharon và Hur đỡ hai tay ông Môsê, để ông có thể giang tay cầu nguyện lâu giờ. Cuối cùng quân Ítraen đã toàn thắng. Qua đó cho thấy chiến thắng của quân Ítraen không những do sức mạnh chiến đấu của họ, mà còn nhờ vào sự phù trợ đắc lực của Đức Chúa do ông Môsê cầu xin.

Cuộc đời thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu kính ngày 1/10 hằng năm cũng cho thấy sự cần thiết phải cầu nguyện cho công cuộc rao giảng Tin Mừng. Từ năm 15 tuổi vào dòng kín và trong suốt chín năm tu luyện, Teresa đã không giảng đạo cho một người nào. Hằng ngày chị chỉ âm thầm hy sinh hãm mình để cầu nguyện cho các vị thừa sai và cho công cuộc rao giảng Tin Mừng của Hội Thánh, thế mà Hội Thánh đã đánh giá cao lời cầu nguyện của Têrêsa, tôn ngài lên làm thánh tiến sĩ của Hội Thánh và đặt ngài Hội Thánh làm bổn mạng các xứ truyền giáo, ngang hàng với thánh Phanxicô Xaviê, là người đã dành suốt cả đời đi giảng đạo tại các miền đất thuộc Châu Á.

4) Về ích lợi của sự cầu nguyện:

Cầu nguyện được ví như dầu làm cho ngọn đèn đức tin được luôn cháy sáng. Cầu nguyện sẽ mang lại nhiều hoa trái thiêng liêng là đức tin, đức cậy và đức mến như sau:

– Hoa trái của sự cầu nguyện làm cho đức tin đức cậy ngày một gia tăng.

– Hoa trái của đức tin đức cậy là làm gia tăng đức mến đối với tha nhân.

– Hoa trái của đức mến đối với tha nhân sẽ dẫn đến thái độ khiêm tốn phục vụ.

– Và hoa trái của phục vụ là tâm hồn sẽ cảm nhận được sự bình an và niềm vui.

5) Chúng ta phải làm gì ?

– Phải kiên trì cầu nguyện: Trong Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu đã dạy các môn đệ: “Phải cầu nguyện luôn, không được nản chí” (Lc 18,1). Người muốn các tín hữu chúng ta phải kiên trì cầu nguyện noi gương bà goá bị oan ức đã kiên trì xin ông quan toà “vốn không tin Chúa mà cũng chẳng kiêng nể người đời” minh oan cho bà. Nhờ biết kiên trì mà cuối cùng bà đã được ông thẩm phán minh oan (Bài Tin Mừng). Mỗi người chúng ta cũng phải kiên trì cầu nguyện, cả những lúc xem ra Chúa im lặng không đáp ứng các yêu cầu chính đáng của chúng ta với lòng tín thác cậy trông vào quyền năng và tình thương cùa Chúa như lời Đức Giêsu: “Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không bênh vực những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người, dù Người có trì hoãn ? Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau chóng bênh vực họ” (Lc 18,7-8a).

– Không được đòi hiệu quả tức thời: Khi cầu nguyện, chúng ta tin chắc Chúa sẽ đáp lời cầu xin của chúng ta. Nhưng Ngài không ban lập tức theo ý riêng của chúng ta, mà ban vào thời gian và cách thức nào đó có lợi nhất cho chúng ta. Thời gian Chúa nhậm lời có thể kéo dài lâu hơn chúng ta nghĩ và cách Ngài ban ơn cũng có thể khác với ước nguyện của chúng ta, nhưng bao giờ cũng thích hợp nhất và hữu hiệu nhất cho phần rỗi đời đời của chúng ta.

– Phải biết cầu xin theo ơn Thánh Thần soi dẫn: Thánh Phaolô đã dạy: “Chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải, nhưng chính Thần Khí sẽ cầu thay nguyện giúp cho chúng ta… theo đúng thánh ý Thiên Chúa” (Rm 8,26-27). Như thế, cầu nguyện không phải là chỉ biết xin ơn cách vụ lợi của chúng ta, cũng không phải là bản liệt kê những nhu cầu để yêu cầu Chúa ban theo ý của ta. Nhưng cầu nguyện là cuộc đối thoại với Thiên Chúa, trong đó, chúng ta kể ra các nhu cầu về thể xác và tinh thần của mình, và xin Ngài ban ơn theo thánh ý của Ngài, noi gương Đức Giêsu đã cầu xin Chúa Cha trước cuộc khổ nạn: “Cha ơi! Nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26,39). Tuy nhiên con người vốn yếu đuối dễ nản chí, nên Đức Giêsu đã cảnh báo: “Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng ?” (Lc 18,8).

  1. THẢO LUẬN: 1) Bạn cần đọc kinh dự lễ như thế nào để tránh bị lo ra chia trí và để lời cầu nguyện của bạn xứng đáng được Chúa chấp nhận? 2) Ngoài việc đọc kinh dự lễ, bạn cần làm gì để biến đời bạn trở thành một lời cầu nguyện liên lỉ?
  2. NGUYỆN CẦU

– LẠY CHÚA CHA giàu lòng từ bi thương xót. Cha hằng nhận lời cầu xin của chúng con. Qua dụ ngôn hôm nay, Đức Giêsu đã dạy chúng con rằng: Ông quan tòa dù là kẻ bất chính và ích kỷ mà còn sẵn sàng đáp lại lời cầu xin kiên trì của một bà góa nghèo. Phương chi là Cha, Đấng giàu lòng từ bi thương xót, hằng thương yêu săn sóc con cái như gà mẹ ấp ủ đàn con dưới cánh. Chúng con tin tưởng vào tình thương quan phòng của Cha. Xin Cha thương nâng đỡ và ban muôn ơn lành hồn xác cho chúng con.

– LẠY CHÚA GIÊSU. Điều làm cho Chúa đau lòng là nhiều người đã bị mất đức tin, trong đó có thể có cả chúng con nữa. Nhiều lúc chúng con đã không tin vào hiệu lực của lời cầu xin: Khi gặp khổ đau hoạn nạn, chúng con thường than thân trách phận, mà không cầu xin Chúa ban ơn nâng đỡ. Cũng có những lúc chúng con chỉ biết dựa vào sức riêng của mình, dựa vào thế lực của tiền bạc hay những kẻ quyền cao chức trọng… mà không biết cậy dựa vào ơn Chúa giúp. Nhiều lúc chúng con tỏ ra chán nản thất vọng vì cầu xin mãi mà không được Chúa ban theo ý chúng con. Xin giúp chúng con kiên trì cầu nguyện và đừng bao giờ nản chí buông xuôi. Xin cho chúng con luôn ý thức rằng: “Những ai tin cậy vào Chúa, sẽ không bao giờ phải thất vọng hổ ngươi” (Tv 34,6; Sir 2,10).

  1. X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON

VÀO KHUNG CỬA HẸP

Đtgm. Giuse Ngô Quang Kiệt

Cn 29 c

Trong mùa thi vào đại học vừa qua, có nhiều bạn học sinh đã bị chứng suy dinh dưỡng, mất ngủ, thậm chí bị tâm thần.  Lý do là các bạn phải học rất nhiều, phải phấn đấu để được vào đại học.  Đại học hiện tại là một khung cửa hẹp.  Trường lớp có ít mà số lượng sinh viên mỗi năm mỗi tăng.  Thế nên các học sinh phải hết sức phấn đấu mới được vào.

Cảnh các thí sinh chen chúc trước các cổng trường đại học làm tôi nhớ đến bài Tin Mừng hôm nay.  Ai muốn vào Nước Trời cũng phải đi qua khung cửa hẹp.

Cửa hẹp không phải vì Nước Trời chật hẹp.  Nước Trời rộng mênh mông, có thể đón tiếp tất cả mọi người.  Nhưng không phải tất cả mọi người vào được, vì vào Nước Trời đòi có những điều kiện cần thiết.  Cửa hẹp chính là để tuyển lựa những người có phẩm chất thích hợp với Nước Trời.  Ai muốn vào Nước Trời phải phấn đấu.

Trước hết phải phấn đấu hạ mình xuống.  Ở đời người ta thường phấn đấu để vươn lên.  Người ở địa vị thấp phấn đấu để được địa vị cao.  Người hèn kém phấn đấu để được trọng vọng.  Người phải phục vụ phấn đấu để được người khác phục vụ mình.  Nhưng trong Nước Trời thì ngược lại.  Phải phấn đấu để đi xuống.  Phải phấn đấu để tìm chỗ thấp hèn nhất.  Phải phấn đấu để phục vụ anh em.  Như lời Chúa dậy: “Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống.  Ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên” (Lc 14, 11).  “Khi anh được mời, hãy ngồi vào chỗ cuối” (Lc 14, 10).  “Ai lớn nhất trong anh em, thì phải nên như người nhỏ tuổi nhất, và kẻ làm đầu thì phải nên như người phục vụ” (Lc 22, 26).  “Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa với tâm hồn một trẻ em, thì sẽ chẳng được vào” (Mc 10, 15).

Sau đó phải phấn đấu để bé nhỏ lại.  Thông thường ở đời người ta phấn đấu để to ra.  Ai có nhà nhỏ phấn đấu để có nhà lớn hơn.  Ai có ruộng vườn nhỏ cũng phấn đấu để vườn ruộng lớn rộng thêm.  Ai cũng phấn đấu để có nhiều của cải hơn, có nhiều bằng cấp hơn, có nhiều đặc quyền đặc lợi hơn.  Trái lại, người muốn vào Nước Trời phải phấn đấu để trở nên bé nhỏ.  Phải phấn đấu để trở nên nghèo.  Phải phấn đấu để bỏ bớt của cải đi.  “Hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời.  Rồi hãy đến theo tôi” (Mt 19, 21).  “Phúc thay ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5, 3).

Cửa vào Nước Trời hẹp vì được làm theo kích thước của Chúa Giêsu.

Cửa này thấp vì Chúa Giêsu đã hạ mình thẳm sâu.  Là Thiên Chúa, Người đã tự nguyện trở nên người phàm.  Từ trời cao, Người đã tự nguyện xuống nơi đất thấp.  Là Thày, nhưng Người đã tự nguyện trở nên người phục vụ.  Vô cùng thánh thiện nhưng Người đã để bị đối xử như một đại tội phạm.  Người đã bị vùi dập xuống tận bùn đen.

Cửa này bé vì Chúa Giêsu đã trở nên bé nhỏ.  Người đã sinh ra nghèo, sống nghèo và chết nghèo. Người đã bị bóc lột hết, không phải chỉ quần áo mà cả uy tín và danh dự.

Chúa Giêsu đã mở đường về Nước Trời . Muốn vào Nước Trời chẳng có con đường nào khác ngoài con đường Chúa Giêsu đã đi.  Chẳng có cửa nào khác ngoài khung cửa hẹp mà Chúa Giêsu đã qua.  Ai muốn qua đó cũng phải noi gương Người phấn đấu hạ mình khiêm tốn, và từ bỏ hết cái tôi cồng kềnh ích kỷ mới qua được khung cửa hẹp mà vào Nước Thiên Chúa.

Lạy Chúa Giêsu, xin giúp con biết “từ bỏ mình, vác thập giá mình” mà theo Chúa.  Amen!

CẦU NGUYỆN KIÊN TRÌ

Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái

CHÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN

Chủ Ðề: Cầu nguyện kiên trì

I. Dẫn vào Thánh lễ

Anh chị em thân mến

Cầu nguyện và Tin luôn gắn liền với nhau: vì chúng ta Tin nên chúng ta cầu nguyện, và nhờ cầu nguyện nên đức tin của chúng ta được củng cố thêm. Bởi thế Chúa Giêsu dạy các tín hữu Ngài phải cầu nguyện luôn, nghĩa là không chỉ cầu nguyện khi gặp chuyện gì khó khăn, mà phải cầu nguyện trong mọi lúc.

Trong Thánh lễ này, chúng ta hãy xin Chúa dạy chúng ta biết cầu nguyện và giúp chúng ta cầu nguyện luôn, để đức tin của chúng ta ngày càng thêm vững mạnh.

II. Gợi ý sám hối

-Chúng ta thường mải mê với công việc mà lười biếng cầu nguyện.

-Tuy chúng ta có cầu nguyện nhưng chúng ta không cầu nguyện cách kiên trì.

-Nhiều khi chúng ta cầu nguyện mà trong lòng không mấy tin tưởng vào Chúa.

III. Lời Chúa

1. Bài đọc I (Xh 17, 8-13)

Chuyện này kể về thời dân Do Thái đang tiến vào Đất Hứa. Họ phải giao chiến với những dân đã định cư sẵn trong miền đất đó. Đoạn này thuật cuộc giao chiến với quân Amaléc:

-Môsê giao cho ông Giôsuê dẫn quân đi giao chiến. Phần ông thì ở trên núi giang tay cầu nguyện.

-Khi nào Môsê còn giang tay cầu nguyện thì quân Israel thắng thế; ngược lại khi Môsê mỏi mệt quá bỏ tay xuống thì quân Israel thua. Người ta mới lấy một tảng đá kê cho Môsê ngồi, lại cử thêm hai người giúp Môsê nâng tay lên. Nhờ đó Môsê có thể giang tay cầu nguyện lâu giờ, và kết quả là Israel đã toàn thắng.

Chuyện này muốn nói rằng chiến thắng không phải do sức mạnh của quân Israel, mà nhờ sự phù hộ của Chúa do lời cầu nguyện của Môsê.

2. Đáp ca (Tv 120)

Thánh vịnh này tiếp nối ý tưởng của bài đọc I: “Ơn phù trợ tôi bởi nơi nao? Ơn phù trợ tôi đến từ Đức Chúa là Đấng dựng nên cả đất trời”

3. Tin Mừng (Lc 18, 1-8)

Thánh Luca cho biết rõ ý nghĩa của dụ ngôn này là dạy “các môn đệ phải cầu nguyện luôn, không được nản chí”. Dụ ngôn có hai vai:

-BÀ GÓA: trong xã hội Do Thái, các bà góa chịu nhiều thiệt thòi và không ai bênh vực. Bà góa này có lẽ bị người ta ức hiếp nhưng vì không ai bênh vực nên chỉ còn biết chạy đến kêu cứu với thẩm phán.

-THẨM PHÁN: lẽ ra nhiệm vụ của ông là bênh vực những người bị ức hiếp. Nhưng ông thẩm phán này không bênh vực bà góa vì bà chẳng có lợi gì cho ông cả. Dù vậy, nhờ bà cứ kiên trì kêu xin nên cuối cùng ông cũng xử công bình cho bà.

* Bài học: một người bất công như viên thẩm phán mà còn phải chịu thua lòng kiên trì của bà góa. Huống chi Thiên Chúa tốt lành, Ngài sẽ mau chóng bênh vực kẻ kêu xin Ngài cách kiên trì.

Tuy nhiên, có nhiều kẻ không kiên trì nên đã mất lòng tin. Đó là ý nghĩa câu cuối cùng: “Nhưng khi Con Người ngự đến. liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?”.

4. Bài đọc II (2 Tm 3, 14–4, 2) (Chủ đề phụ)

Phaolô biết rằng mình sắp chấm dứt cuộc đời nên viết thư cho môn đệ mình là Timôtêô để khuyên ông này giữ vững những gì đã học được từ Sách Thánh.

IV. Gợi ý giảng

* 1. Vai trò của cầu nguyện

Không ai có thể sống đời Kitô hữu tốt mà không cầu nguyện. Nhưng chúng ta phải hiểu cầu nguyện là gì và cầu nguyện thế nào.

Có 3 người bị kẹt trong một căn phòng tối tăm và chẳng có cửa gì cả. Họ làm thế nào để thoát khỏi tình trạng bế tắc này?

– Người thứ nhất là một nhà văn. Anh không có đức tin. Anh ngồi đấy và luôn miệng nguyền rủa.

– Người thứ hai là một tín hữu sốt sắng. Anh đã quỳ gối cầu nguyện rất lâu, sau đó ngồi xuống chờ phép lạ.

– Người thứ ba cũng là một tín hữu làm nghề thợ xây, vừa đạo đức vừa thực tế. Sau khi cầu nguyện, anh lấy từ túi đồ nghề ra một cây búa và một chiếc đục, rồi bắt đầu đục tường. Công việc rất lâu lắc và cực nhọc. Bụi bắn vào mặt anh, vào cả mắt anh. Mồ hôi anh nhễ nhại. Nhưng anh vẫn kiên trì đục. Thỉnh thoảng dừng lại nói “Lạy Chúa, xin cứu giúp chúng con”.

Đang lúc đó người thứ nhất vẫn ngồi ở một góc, vừa hút thuốc vừa nguyền rủa; người thứ hai ở một góc khác tiếp tục cầu nguyện.

Cuối cùng người thứ ba đã mở được một lỗ lớn trong vách tường và cả 3 người đã thoát ra khỏi căn phòng.

Trên đây là 3 thái độ khác nhau đối với sự cầu nguyện:

– Người thứ nhất coi cầu nguyện là mất giờ. Vì anh không có đức tin nên thái độ của anh cũng hợp lý thôi. Nếu bạn không tin Chúa thì cầu nguyện với Ngài sao được?

– Người thứ hai coi cầu nguyện là một sự thay thế cho làm việc, vì thế sau khi cầu nguyện xong người ấy ngồi chờ Chúa giúp. Phải thành thật nhìn nhận rằng chúng ta cũng nhiều lần cầu nguyện cách này, đặc biệt là khi chúng ta cầu nguyện cho người khác. Chỉ là những lời nói, và những lời đó trở thành một cái cớ để ta khỏi làm việc.

– Người thứ ba tin tưởng vào hiệu quả của cầu nguyện, hiệu quả ấy không thay thế làm việc, mà là trợ lực cho làm việc. Cầu xin điều gì thì đồng thời cũng cố gắng làm bất cứ việc gì có thể để đạt được điều đó. Sự cầu nguyện này khơi lên niềm hy vọng và khuyến khích lòng can đảm. Nó cũng giúp ta cảm nhận rằng Chúa ở kề bên ta và không bỏ mặc ta trong cảnh khó khăn.

* 2. Cầu nguyện luôn

Đoạn Tin Mừng hôm nay bắt đầu như sau: “Chúa Giêsu dạy các môn đệ phải cầu nguyện luôn, không được nản chí”. Nhiều người chưa thấy giá trị của sự cầu nguyện liên tục. Họ nghĩ chỉ cần cầu nguyện khi có việc cần Chúa giúp, thế là đủ. Chuyện sau đây là câu trả lời cho những người ấy.

Có một thành phố nhỏ kia có đầy đủ mọi cơ quan và dịch vụ cần thiết như bệnh viện, trường học, nhà thờ, tòa án, chợ, tiệm may, tiệm ăn v. v. Chỉ thiếu một điều là không có thợ sửa đồng hồ. Bởi vậy các đồng hồ lớn đồng hồ nhỏ của những cư dân thành phố này dần dần cái thì hư, cái thì chạy sai. Một số người quẳng đồng hồ vào tủ. Một số khác cố gắng tự mình lau chùi, sửa chữa rồi tiếp tục dùng tạm mặc dù những chiếc đồng hồ ấy chạy không được chính xác lắm.

Một ngày kia có một người thợ sửa đồng hồ đến thành phố. Mọi người rất mừng, ai nấy đều mang đồng hồ đến nhờ anh sửa. Tuy nhiên anh nói thật: “Tôi chỉ có thể sửa những chiếc đồng hồ nào còn chạy. Còn những chiếc nào đã ngưng chạy từ lâu thì tôi không sửa nỗi vì chúng rỉ sét hết rồi”.

Cầu nguyện luôn cũng giống như giữ cho chiếc đồng hồ đời ta luôn luôn chạy.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu bảo chúng ta phải cầu nguyện luôn, vì:

-Sự cầu nguyện luôn soi sáng niềm hy vọng và những dự định của chúng ta.

-Sự cầu nguyện luôn giúp ta phân biệt được điều gì là quan trọng, điều gì là tầm thường.

-Sự cầu nguyện luôn giúp ta khám phá ra những ước vọng chân thật, những ray rứt lương tâm bị bóp nghẹt, những nỗi khát khao bị quên lãng.

-Sự cầu nguyện luôn chỉ cho ta thấy những lý tưởng cao đẹp cần vươn tới.

-Và nhất là sự cầu nguyện luôn giữ ta thường xuyên gần gũi với Chúa.

* 3. Hai tư thế cầu nguyện

Hồi còn bé, chúng ta được dạy chấp tay lại khi cầu nguyện. Khi tham dự Thánh lễ, chúng ta thấy Linh mục cầu nguyện giang tay. Đó là hai tư thế cầu nguyện.

Cầu nguyện chấp tay có nghĩa là chúng ta tạm dừng những hoạt động để chuyên tâm nghĩ đến Chúa. Còn cầu nguyện giang tay là để tỏ ra rằng chúng ta là những người nghèo nàn trước mặt Chúa, chúng ta làm như người ăn xin đưa hai bàn tay không ra để xin ơn Chúa.

Hai tư thế cầu nguyện trên đều tốt. Và ngay cả những khi đôi bàn tay hoặc đôi cánh tay chúng ta đều không chấp lại hay giang ra, chúng ta cũng đừng bao giờ quên ý nghĩa của hai tư thế ấy. (FM)

* 4. Cầu thay nguyện giúp

Một lá thư được viết nguệch ngoạc của một đứa trẻ gởi vào bưu điện, và địa chỉ tới là Chúa. Nhân viên bưu điện lấy làm lạ liền mở ra đọc. Thư viết rằng: “Chúa thân mến, con là Tommy, con sáu tuổi. Ba con đã chết và mẹ con phải cực khổ để nuôi sáu anh em con. Xin Chúa cho chúng con 30O đồng nhé”.

Đọc thư xong, anh nhân viên bưu điện rất xúc động và dưa cho các bạn đồng nghiệp xem. Họ quyết định quyên góp để giúp gia đình cậu bé. Số tiền tổng cộng là 100 đồng, và họ gởi tới địa chỉ cậu bé.

Vài tuần sau, họ nhận được lá thư thứ hai. Họ cũng mở ra đọc, thư viết như sau: “Lần tới, Chúa có thể gởi trực tiếp cho gia đình con, vì gởi qua bưu điện, họ giữ lại 200 đồng!”

***

Nghe xong câu chuyện, chúng ta phải bật cười vì sự ngây ngô của cậu bé, nhưng liền sau đó chúng ta lại cảm thấy hổ thẹn vì thấy bóng dáng mình thấp thoáng trong hình ảnh cậu bé: Chúng ta cầu nguyện và muốn được Chúa đáp lời tức thì theo yêu cầu chúng ta đề ra, nếu Người chậm đáp ứng hoặc đáp ứng chưa đủ “chỉ tiêu” chúng ta đưa ra, thì chúng ta lại khó chịu, và cũng chẳng thèm cám ơn Người.

Tin Mừng hôm nay Chúa dạy các môn đệ: “Phải cầu nguyện luôn, không được nản chí” (Lc 18, 1). Người muốn chúng ta hãy liên lỉ cầu nguyện và cầu nguyện cách kiên trì. Như Môsê quì giang tay suốt ngày cầu nguyện cho dân Do thái thắng trận, như bà goá suốt bao ngày tháng cầu xin quan toà minh xét cho bà, như thánh Mônica ròng rã 20 năm trường cầu nguyện cho người con là Augúttinô trở lại, chúng ta hãy cầu nguyện liên tục và bền chí, không hề nhàm chán, cả khi xem ra Chúa ngoảnh mặt làm ngơ.

Chúng ta không nên tìm kiếm hiệu quả tức thì. Chúa sẽ đáp lời chúng ta lúc nào và cách thức nào có lợi nhất cho chúng ta, theo như thánh ý nhiệm mầu của Người. Thời gian Chúa nhậm lời có thể sẽ lâu hơn chúng ta tưởng, cách thức Người ban ơn có thể sẽ khác với ước nguyện của chúng ta, nhưng bao giờ cũng là lúc thích hợp nhất cho linh hồn chúng ta, bao giờ cũng là cách hữu hiệu nhất cho hạnh phúc vĩnh cửu của mỗi người.

Thường chúng ta lầm tưởng rằng, hơn ai hết chúng ta là người biết rõ những điều mình cần xin. Nhưng thánh Phao lô dạy: “Chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải, chính Thánh Thần sẽ cầu thay nguyện giúp chúng ta theo đúng ý Thiên Chúa” (Rm 8, 21-27). Vì thế, Đức Tổng Giám Mục Fulton Sheen viết: “Pytago đã cấm môn sinh của ông không được cầu nguyện cho chính họ vì họ không biết điều gì là lợi ích cả”. Khôn ngoan hơn, Socrates dạy môn đồ ông chỉ xin những điều tốt lành, vì lẽ Thiên Chúa biết tường tận những gì là lợi ích. Dốt nát và yếu đuối nên chúng ta phải xin Thánh Thần soi sáng để chúng ta làm đẹp lòng Chúa trong lúc an bình cũng như khi xao xuyến.

Như thế, cầu nguyện không phải là việc xin ơn này ơn nọ, theo óc vụ lợi của chúng ta, cầu nguyện không phải là việc tránh né bổn phận để Thiên Chúa làm tất cả, cầu nguyện cũng không phải là việc liệt kê ước muốn để mong chờ Chúa thực hiện. Nhưng cầu nguyện đích thực chính là việc thực hành Đức Tin, nâng tâm hồn lên cùng Thiên Chúa để đối thoại với Người, van xin Người tiếp tục ban ơn để chúng ta đủ sức thực hiện thánh ý Người. Thấu hiểu sự yếu đuối của con người nên Chúa Giêsu than thở: “Khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?” (Lc 18, 8). Vậy, cầu nguyện không phải là độc thoại mà là đối thoại liên lỉ và kiên trì với Thiên Chúa trong Đức Tin để trung thành với Chúa cho tới khi Người lại đến.

****

Lạy Chúa, chúng con là những người yếu đuối, bất toàn và bất nhẫn, không biết phải cầu nguyện thế nào cho phải đạo.

Xin cho chúng con biết khiêm tốn, vâng theo ơn soi sáng của Thánh Thần, để chúng con biết sống theo Thánh ý Chúa, hầu bền đỗ trong đức Tin và trung thành theo Chúa đến cùng. Amen. (TP)

5. Mảnh suy tư

a/ Cầu nguyện là dầu giữ cho ngọn đèn đức tin luôn cháy sáng.

-Hoa trái của cầu nguyện là đức tin

-Hoa trái của đức tin là tình yêu

-Hoa trái của tình yêu là phục vụ

-Và hoa trái của phục vụ là bình an.

b/ Lời cầu nguyện của ta được Chúa đáp lời, không phải khi chúng ta có được điều chúng ta xin, mà khi chúng ta được Chúa ban cho ý thức Chúa đang gần gũi mình.

– Lời cầu nguyện của bệnh nhân được đáp lời, không phải khi anh khỏi bệnh, mà khi anh cảm nhận được Chúa vẫn ở cạnh mình, nhờ đó anh ý thức rằng cơn bệnh không phải là hình phạt của Chúa, cũng không phải là dấu Chúa đã bỏ anh.

– Có thể sự cầu nguyện không thay đổi thế giới, nhưng nó giúp ta có thể trực diện với thế giới.

c/ Hồi còn nhỏ, chúng ta đã được dạy cầu nguyện bằng cách đọc kinh. Bây giờ đã lớn, chúng ta hãy học cầu nguyện bằng cách mở rộng cõi lòng ra cho Chúa.

V. Lời nguyện cho mọi người

Chủ tế: Anh chị em thân mến, trải qua bao thế hệ, Đức Kitô đã muốn cho Hội thánh, nhiệm thể của Người, phải không ngừng tiếp tục đời sống cầu nguyện và lễ tế hy sinh mà Người đã khởi sự khi còn sống ở trần gian. Với quyết tâm tuân giữ lệnh truyền của Chúa, chúng ta cùng dâng lời cầu xin:

  1. Ngay từ đầu / các tín hữu đã chuyên cần nghe các tông đồ giảng dạy / luôn sống với nhau trong tình huynh đệ / siêng năng tham dự lễ bẻ bánh và cầu nguyện không ngừng / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho người Kitô hữu ngày nay / biết noi gương các tín hữu ngày xưa mà siêng năng nguyện cầu.
  2. Khiêm tốn và kiên trì khi cầu nguyện / là điều mà bài Tin mừng hôm nay muốn nói với tất cả mọi Kitô hữu / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các tín hữu / biết khiêm tốn dâng lên Chúa lời cầu khẩn thiết tha của mình.
  3. Hội thánh kêu mời mọi tín hữu cầu nguyện theo lối các Giờ Kinh Phụng vụ / kể cả những người mà luật không buộc phải cử hành Thần vụ / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho mọi tín hữu biết sốt sắng tham dự các Giờ Kinh Phụng vụ / vì đây là một trong những phương tiện giúp chúng ta nên thánh.
  4. Lời kinh tuyệt vời Chúa Giêsu đã để lại cho người Kitô hữu là kinh Lạy cha / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / biết vừa đọc vừa suy niệm / và sống tinh thần của lời kinh quan trọng nhất / trong đời sống đức tin của mình.

Chủ tế: Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã truyền cho chúng con: Phải cầu nguyện luôn và không bao giờ được chán nản. Xin Chúa cho mỗi người chúng con biết triệt để thực thi lệnh truyền của Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời.

VI. Trong Thánh Lễ

– Trước kinh Lạy Cha: Không lời cầu nguyện nào tuyệt vời bằng lời cầu nguyện chính Chúa Giêsu đã dạy chúng ta. Vậy chúng ta hãy cùng với Ngài cầu nguyện bằng những lời Ngài dạy.

VII. Giải tán

Chúng ta hãy ghi nhớ lời Chúa Giêsu dạy “Hãy cầu nguyện luôn, đừng bao giờ nản chí”. Chúc anh chị em được bình an nhờ làm theo lời Chúa dạy.

LẠI QUẤY RẦY

JM. Lam Thy ĐVD.

(CN XXIX/TN-C)

Trước đây Đức Ki-tô đã kể dụ ngôn “Người bạn quấy rầy” (CN XVII/TN-C – Lc 11, 5-8) nói về một người bạn đến xin bạn bánh vào nửa đêm. Dù cho người bạn có bánh trả lời: “Xin anh đừng quấy rầy tôi: cửa đã đóng rồi, các cháu lại ngủ cùng giường với tôi, tôi không thể dậy lấy bánh cho anh được?”; nhưng người xin “cứ lì ra đó” để cuối cùng người bạn “không dậy để cho người này vì tình bạn, thì cũng sẽ dậy để cho người này tất cả những gì anh ta cần, vì anh ta cứ lì ra đó.” Người xin bánh đạt kết quả nhờ anh ta biết kiên trì. Bài Tin Mừng hôm nay (CN XXIC/TN-C – Lc 18, 1-8), Đức Ki-tô lại kể một dụ ngôn về “quấy rầy”. Chuyện lần này không phải là bạn bè ngang vai phải lứa quấy rầy nhau, mà là chuyện một bà goá quấy rầy một ông quan toà. Quan hệ hai bên là quan hệ giai cấp, giữa một bên là giai cấp thống trị và bên kia là giai cấp bị trị. Không có chuyện bạn bè nể tình nhau, và đối tượng bị quấy rầy lại là kẻ “chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì” (Lc 8, 2). Vậy mà cuối cùng cũng đành thua cái đức “lì” của bà goá.

Có hai vấn đề cần suy gẫm: Thứ nhất là lòng tin và đức tinh kiên trì của bà goá. Trong xã hội Do-thái thời đó, các bà goá thường bị xã hội đối xử bất công, bị ức hiếp bóc lột tàn tệ. Chạy đến với quan toà vì bà nghĩ quan toà là những người chuyên xử án công minh và sẵn sàng bênh vực những kẻ cô thế cô thân. Nhờ niềm tin ấy, bà hy vọng sẽ đạt được ước nguyện, và đó cũng là lẽ thường tình. Vấn đề thứ hai là đối tượng mà bà goá đặt niềm tin và hy vọng, giả thử cũng là chỗ quen biết thân cận thì chắc chắn sẽ được nể tình giúp đỡ; nhưng ở đây lại là một quan tham bất chính, đã không coi ai ra gì thì chớ, lại còn bất kính với cả Thiên Chúa nữa. Mấu chốt chính ở điểm này: Với một quan phụ mẫu bất lương như thế, nhưng nhờ lòng tin và nhất là sự kiên trì “quấy rầy” của bà goá, việc bà kêu xin rốt lại cũng được giải quyết. Cũng vì đây là một dụ ngôn, nên phải hiểu ý nghĩa ẩn dụ trong đó: Bà goá đã nêu gương sáng cho vấn đề cầu nguyện.

Nói đến cầu nguyện là nói đến yếu tố sống còn của một tôn giáo. Cầu nguyện được ví như hơi thở, là hoạt động căn bản của đời sống tâm linh người tín hữu. Cầu nguyện đối với người Ki-tô hữu, chính là thể hiện niềm tin, phó thác cho sự an bài quan phòng của Thiên Chúa. Thực thế, “Cầu nguyện giúp người tín hữu tin, cử hành và sống mầu nhiệm đức tin trong tương quan sống động và thân tình với Thiên Chúa hằng sống và chân thật… Cầu nguyện là nâng tâm hồn lên Chúa hay cầu xin Người ban cho những ơn cần thiết. Khiêm nhường là tâm tình căn bản của cầu nguyện, “vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải” (Rm 8, 26). Khiêm nhường là tâm tình phải có để đón nhận được ơn cầu nguyện: trước mặt Thiên Chúa, con người chỉ là kẻ van xin (x. T. Au-gus-ti-nô, bài giảng 56, 6, 9.)… Thánh Kinh trình bày việc Áp-ra-ham và Gia-cóp cầu nguyện như một cuộc chiến đức tin để giữ lòng tín thác vào Thiên Chúa trung thành và xác tín rằng Người sẽ ban chiến thắng cho kẻ kiên trì.” (Giáo lý HTCG, số 2558-2559.2592).

Chính Đức Giê-su Ki-tô khi xuống trần thi hành sứ vụ cứu độ nhân loại, Người không những chỉ giảng dạy mà còn thực hiện việc cầu nguyện trong bất cứ một công việc hay một hoàn cảnh nào. Sách Giáo lý HTCG đã trình bày thật chi tiết về vấn đề Đức Giê-su cầu nguyện và dạy về cầu nguyện:

1- Đức Giê-su cầu nguyện (GL/HTCG số 2599-2606): Con Một Thiên Chúa khi trở thành Con Đức Trinh Nữ, đã học cầu nguyện (nơi Mẹ Maria) theo tâm tình nhân loại (Lc 1,49; 2,19; 2,51). Người đã học từ những lời kinh và những cách thức cầu nguyện của dân tộc, tại hội đường Na-da-rét và tại Đền Thờ. Đức Giê-su cầu nguyện trước những thời điểm quyết định của sứ vụ: trước khi Chúa Cha làm chứng về Người lúc Người chịu phép rửa (x. Lc 3,21) và Hiển Dung (x. Lc 9,28) ; trước khi hoàn thành ý định yêu thương của Chúa Cha nhờ cuộc khổ nạn. Người cũng cầu nguyện trước những thời điểm quyết định đối với sứ vụ của các tông đồ : trước khi chọn và gọi nhóm Mười Hai (x. Lc 6,12) ; trước khi Phê-rô tuyên xưng Người là “Đức Ki-tô của Thiên Chúa” (x. Lc 9,18-20) ; và cầu nguyện cho vị thủ lãnh các tông đồ khỏi mất lòng tin (x. Lc 22,32). Khi cầu nguyện trước các biến cố cứu độ mà Chúa Cha trao phó cho Người thực thi, Đức Giê-su khiêm tốn và tin tưởng hòa hợp ý chí nhân loại của mình với thánh ý yêu thương của Chúa Cha.

Đức Giê-su thường vào nơi thanh vắng để cầu nguyện một mình trên núi, thường là vào ban đêm. Vì đã làm người khi Nhập Thể, Đức Giê-su “mang lấy mọi người” trong lời cầu nguyện và dâng nhân loại lên Chúa Cha khi hiến dâng chính mình. Ngôi Lời “đã làm Người” đưa tất cả những gì “anh em Người” đang sống vào lời cầu nguyện (Dt 2, 12). Người đã cảm thông được những yếu đuối của họ để giải thoát họ. Chính vì thế Chúa Cha đã cử Người đến (x. Dt 2,15; 4,15). Những lời nói và việc làm của Người bộc lộ những gì Người cầu nguyện trong thầm kín. Tất cả những đau khổ của nhân loại ở mọi thời sống dưới ách nô lệ tội lỗi và sự chết, tất cả mọi lời van xin và chuyển cầu trong toàn lịch sử cứu độ, đều được quy tụ trong Tiếng Kêu Lớn của Ngôi Lời Nhập Thể (x. Mt 27,50; Mc 15,37; Lc 23,46; Ga 19,30b). Chúa Cha đã đón nhận tất cả và Người đã nhận lời vượt quá mọi hy vọng của chúng ta khi cho Chúa Con sống lại.

2- Đức Giê-su dạy cầu nguyện (GL/HTCG số 2607-2615): Khi Đức Giê-su nói với đám đông dân chúng đang theo Người, Người bắt đầu từ những gì họ đã biết về cầu nguyện theo Cựu Ước, rồi mở ra cho họ thấy nét mới mẻ của Nước Trời đang đến. Kế đó, Người mạc khải cho họ nét mới này qua các dụ ngôn. Sau cùng, đối với các môn đệ là những người sẽ phải dạy cầu nguyện trong Hội Thánh, Người nói rõ về Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Ngay từ Bài Giảng Trên Núi, Đức Giê-su đã nhấn mạnh đến việc hoán cải tâm hồn: phải làm hòa với anh em trước khi đến dâng lễ vật trên bàn thờ (x. Mt 5, 23-24), phải yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho kẻ bách hại mình (x. Mt 5, 44-45), phải “cầu nguyện cùng Chúa Cha, Đấng hiện diện nơi kín đáo” (x. Mt 6, 6). Khi cầu nguyện đừng lải nhải nhiều lời (x. Mt 6, 7), phải thật lòng tha thứ cho tha nhân (x. Mt 6, 14-15), giữ tâm hồn trong sạch và lo tìm kiếm Nước Trời (x. Mt 6, 21.25.33). Cuộc hoán cải này hoàn toàn hướng về Chúa Cha, đượm tình con thảo.

Khi lòng mình đã quyết tâm hoán cải, con người sẽ học biết cầu nguyện trong đức tin. Tin là gắn bó với Thiên Chúa bằng tình con thảo, vượt trên những gì thuộc giác quan và nhận thức. Chúng ta được như thế vì Con yêu dấu của Thiên Chúa đã mở đường cho ta đến cùng Chúa Cha. Chúa Con có quyền đòi chúng ta phải “tìm kiếm” và “gõ cửa”, vì chính Người là cửa và là đường (Mt 7, 7-11.13-14). Đức Giê-su cũng dạy cho chúng ta dạn dĩ như người con: “Tất cả những gì anh em xin khi cầu nguyện, anh em cứ tin là mình đã được rồi” (Mc 11, 24). Đó chính là sức mạnh của lời cầu nguyện: “cái gì cũng có thể, đối với người có lòng tin” (Mc 9,23 ); sức mạnh của một đức tin “không chút nghi nan” (Mt 21, 22). Đức Giê-su đã rất buồn khi thấy “đám bà con thân thuộc Người … không chịu tin” ( Mc 6, 6 ), và thấy các môn đệ “kém lòng tin” (Mt 8, 26 ). Trái lại người thán phục trước “lòng tin mạnh mẽ” của viên sĩ quan Rô-ma và người phụ nữ xứ Ca-na-an (Mt 8, 10; 15, 28 ).

Đức Giê-su dạy các môn đệ cầu nguyện với tâm tình muốn cộng tác với thánh ý Chúa (x. Mt 9, 38; Lc 10, 2; Ga 4, 34). Người dùng ba dụ ngôn chính để dạy về cầu nguyện: – Dụ ngôn thứ nhất, “người bạn quấy rầy” (Lc 11,5-13); – Dụ ngôn thứ hai, “Bà góa quấy rầy” (Lc 18,1-8); – Dụ ngôn thứ ba, “Người Pha-ri-sêu và người thu thuế”(Lc 18,9-14) Lúc dạy các môn đệ phải cầu nguyện với Chúa Cha, Đức Giê-su đã dạy một điểm mới là: “nhân danh Thầy mà cầu xin” (Ga 14, 13). Tin vào Người, các môn đệ sẽ nhận biết Chúa Cha, vì “chính Thầy là Con Đường, là Sự Thật và là Sự Sống” (Ga 14, 6 ). Đức tin này sẽ trổ sinh những hoa trái trong đức mến: giữ Lời Người, giữ các điều răn của Người, ở lại với Người trong Chúa Cha là Đấng yêu mến chúng ta trong Người đến độ ở lại với chúng ta. Trong Giao Ước mới này những lời khẩn cầu của chúng ta chắc chắn sẽ được Chúa Cha nhận lời vì dựa trên lời cầu khẩn của Đức Giê-su (Ga 14, 13-14). Hơn nữa, khi hiệp nhất lời nguyện của mình với lời cầu của Đức Giê-su, Chúa Cha “sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác, đến ở với anh em luôn mãi. Đó là Thánh Thần Chân Lý.” (Ga 14,16-17). Nét mới mẻ này và các điều kiện cần có khi cầu nguyện được Đức Giê-su đề cập đến trong diễn từ cáo biệt của Người (x. Ga 14, 23-26; 15, 7.16; 16, 13-15; 16, 23-27).

Trở lại với bài Tin Mừng hôm nay, sẽ thấy người đời đối với nhau còn không thể làm ngơ trước sự quấy rầy liên lỉ, huống hồ là Thiên Chúa đầy lòng nhân hậu, vốn dĩ đã coi những kẻ quấy rầy ấy là con cái. Cả hai dụ ngôn (“Người bạn quấy rầy” và “Quan toà bất chính và bà goá quấy rầy”) đều ngụ ý răn dạy: “cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở ra cho. Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì sẽ thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở ra cho.” (Mt 7, 7-8). Mà muốn xin thì tiên vàn phải có lòng tin, thứ đến là phải biết kiên nhẫn. Nói cách khác, khi xin ai một điều gì thì phải tin tưởng vào người ấy, đồng thời phải biết nhìn lại mình xem có thật sự là thiếu thốn, nghèo đói hay không và nhất là có thực sự tin tưởng vào người mà mình muốn cầu xin hay không. Một cách cụ thể khi cất tiếng cầu xin Thiên Chúa thì không những cần phải có đức tin vững mạnh, mà đồng thời còn phải biết nhìn lại con người tội lỗi, bất toàn của mình.

Tuy nhiên, nói là nói vậy, chớ đối với con người trong xã hội loài người thì nhiều khi cái đáng tin lại không tin mà cái đáng ngờ thì lại nhắm mắt tin. Cách chữa bệnh bằng cách liếm, rờ, hoặc dùng roi đánh bệnh nhân đến ngất ngư, ở VN không thiếu, nhưng khổ một nỗi người ta vẫn cứ tin và nườm nượp kéo nhau đến cho các thầy lang hiện đại chữa bệnh một cách quái dỊ như vậy. Ấy là chưa kể nhiều khi lại tin vào cái áo hơn là con người mặc cái áo đó. Nhìn cái vỏ, cái vẻ bề ngoài hào nhoáng, đã vội cho rằng đó là đặc sản, mà không biết bên trong tốt lành hay thối rữa. Chính Con Thiên Chúa thì lại không tin và cho là “Ông không phải là con bác thợ sao? Mẹ của ông không phải là bà Ma-ri-a; anh em của ông không phải là các ông Gia-cô-bê, Giô-xếp, Si-môn và Giu-đa sao? Và chị em của ông không phải đều là bà con lối xóm với chúng ta sao? Vậy bởi đâu ông ta được như thế?” (Mt 13, 55-56). Trong khi đó, thì lại tối mắt tối mũi tin vào những ông kinh sư ngồi trên toà ông Mô-sê. Phải chăng cuộc thế này đã “đến thời người ta không còn chịu nghe giáo lý lành mạnh, nhưng theo những dục vọng của mình mà kiếm hết thầy này đến thầy nọ, bởi ngứa tai muốn nghe. Họ sẽ ngoảnh tai đi không nghe chân lý, nhưng hướng về những chuyện hoang đường.” (2 Tm 3, 3-4) ?

Cũng vì thế, đọc bài TM hôm nay (Lc 18, 8), đến câu cuối (“Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?”) thấy mặn đắng cổ họng. Thật chua xót khi Người nói câu này lại là Người hiện diện trên mặt đất với mục đích thắp sáng lại niềm tin đã bị lu mờ cho nhân loại. Con Người ấy, từ cuộc sống vật chất đạm bạc nơi một làng quê hẻo lánh, đến cuộc sống tinh thần vô vàn phong phú bởi những Lời giảng dạy, những câu chuyện kể, những việc làm, thậm chí đến hy sinh cả tính mạng, chỉ nhằm mục đích củng cố lại niềm tin cho loài người để tiến tới mục đích tối hậu là cứu độ nhân loại cho khỏi sự chết đời đời. Con Người kỳ vĩ ấy chính là Con Thiên Chúa, là Thiên Chúa thật, đã đến thực thi sứ mệnh như vậy đó, nhưng những người được gặp, được tiếp xúc, được dạy dỗ… đã đón tiếp như thế nào, để đến độ Người phải thốt lên câu nói chua xót như vậy? Và quả nhiên đó là một lời tiên tri, bởi cho đến ngày hôm nay, số người được nghe lời chân lý vẫn chỉ là một thiểu số khiêm nhường so với con số người chưa được nghe rao giảng. Ngay trong số những người đã được nghe, được biết Tin Mừng cứu độ, thì chẳng hiểu những người thực lòng tin tưởng có được là bao nhiêu phần trăm ?

Chúa muốn dùng những hình ảnh thật quen thuộc, thật gần gũi và rất hiện thực trong cuộc sống đời thường để dạy dỗ các tín hữu, nên mới nói đến sự quấy rầy khi cầu xin để đạt hiệu quả. Thiên Chúa không phải là người bị quấy rầy trong dụ ngôn “người bạn quấy rầy”, lại càng không phải là quan toà bị quấy rầy trong dụ ngôn “quan toà bất chính và bà goá quấy rầy”. Tấm lòng Người Cha Nhân Hậu luôn rộng mở đối với con cái, chưa cần nghe lời cầu xin thì Người đã sẵn lòng minh xét, ban phát ân huệ. (“Người không coi thường lời khấn nguyện của kẻ mồ côi, hay tiếng than van của người goá bụa” – Hc 35, 14). Duy chỉ có một điều là con cái tội lỗi, bất toàn có thực lòng ăn năn, thực lòng tin, thực lòng cầu xin hay không, mà thôi. Lời dạy “kiên trì quấy rầy” của Người là muốn các tín hữu kiên trì trong đức tin.

Theo từ nguyên thì “Kiên trì” có nghĩa: Giữ vững không đổi ý (Kiên: cứng, chắc, vững mạnh, cứng cỏi; cương quyết, không nao núng, vững vàng. Trì: cầm, nắm, giữ gìn).  Bởi cuộc sống trần thế có muôn vàn khó khăn, thử thách lòng tin của con người, nên phải kiên vững trong đức tin trước đã, nhiên hậu mới nói đến kiên trì cầu nguyện. Và như thế thì còn lo gì “Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người sao?” (Lc 18, 7), “lại không ban những của tốt lành cho những kẻ kêu xin Người sao?” (Lc 11, 13). Cầu nguyện được ví như hơi thở, con người sống là nhờ hơi thở. Trong khi đó “một thân xác không hơi thở là một xác chết, cũng vậy, đức tin không có hành động là đức tin chết.” (Gc 2, 26). Rõ ràng người tín hữu đích thực cần thiết có hơi thở để duy trì sự sống cho thân xác như thế nào, thì cũng cần thiết sống đời cầu nguyện gắn liền với đức tin để vun đắp tài bồi đời sống tâm linh như vậy.

Cuối cùng thì chắc ai cũng đồng ý là Chúa dạy chúng ta đức tính kiên trì và nhẫn nại trong cầu nguyện. Kiên trì và nhẫn nại như tổ phụ Ap-ra-ham xin cho thành Xơ-đôm (St 18, 20-32), như chính Người Thầy Chí Thánh đã vì tội lỗi loài người mà kiên nhẫn đến độ bị đánh đòn, tra tấn, bị treo trên thập tự, đến gần tắt thở mà vẫn xin cùng Chúa Cha tha tội cho kẻ đóng đinh mình; kiên nhẫn đến độ đã tắt thở còn tiếp tục bị lưỡi đòng đâm thấu con tim. Kiên nhẫn ư? Từ Hán Việt “nhẫn” (忍) gồm 2 từ: “đao” (刀) ở trên và “tâm” (心) ở dưới, ngụ ý: nhẫn nại là chịu đựng như bị dao đâm vào tim. Lì chịu đánh, chịu đòn, chịu dao đâm vào tim, để xin Chúa Cha “tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”. Vâng, và chỉ có như vậy thì việc xin mới có kết quả, “Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì sẽ thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho.” (Lc 11, 10).

Ôi! “Lạy Chúa! Mũi đòng nào đâm thấu con tim, đinh nhọn nào còn loang máu đào, sỉ nhục nào còn vương trên mắt. Lạy Chúa! Những buớc nào gục ngã đau thương, bao roi đòn hằn vết thê lương, đường tình đó Ngài dành cho con. ĐK- Lạy Chúa! Xin cho con bước đi với Ngài, xin cho con cùng vác với Ngài thập giá trên đường đời con đi. Lạy Chúa! Xin cho con đóng đinh với Ngài, xin cho con cùng chết với Ngài, để được sống với Ngài vinh quang” (Văn Chi – “Con đường Chúa đã đi”). Amen

ĐỂ PHÁN QUYẾT CÔNG BẰNG

Lm. Jos Tạ Duy Tuyền

Chúa nhật 29 thường niên, năm C

Thẩm phán bước vào phòng xử án, gõ búa và nói:

– Trước khi tôi bắt đầu tuyên án, tôi muốn thông báo rằng, luật sư của bị cáo đã đưa cho tôi 15.000 đôla để tôi lái vụ án theo cách của ông ấy.

– Ôi, thật thế sao? – hàng chục người trong phòng xét xử xôn xao.

Vị thẩm phán tiếp lời:

– Còn luật sư của bên nguyên đơn lại đưa cho tôi 10.000 đôla để lái theo cách của cô ta.

Phòng xử im lặng lắng nghe.

– Vì vậy, để tránh trường hợp đưa ra những phán quyết không đúng và đảm bảo sự công bằng trong việc xét xử, tôi xin phép được trả lại 5.000 đôla cho bên bị cáo. Ai có ý kiến gì nữa không?

Ông thẩm phán trong câu chuyện trên đã rất thông minh và cũng rất công bằng. Ông trả lại cho bị cáo 5 000 đô la và vụ án vẫn diễn ra công bằng mà không ai có ý kiến gì. Nhưng thực ra ông thẩm phán này vẫn nhận được số tiền 20 000 đô la.

Ở đời sao tìm sự công bằng thật khó. Dầu rằng ai cũng muốn công bằng. Ai cũng đòi công bằng nhưng có vẻ như sự công bằng không phải lúc nào cũng được thực thi trong cuộc sống.

+ Đâu đó trong xã hội vẫn có những người lương thiện thiếu thốn, đói khổ lầm than, còn những kẻ xấu xa lại ung dung hưởng thụ cuộc sống an nhàn.

+ Đâu đó trong xã hội vẫn có những người chí thú làm ăn mà vẫn nợ trước trả sau còn kẻ lừa đảo lại ăn uống dư thừa.

+ Đâu đó trong xã hội vẫn có người liêm chính bị thiệt thòi, tù đầy còn kẻ tham quan tham nhũng lại sống vương giả giầu sang.

Phải chăng công lý vẫn là một giấc mơ của con người? Giấc mơ một xã hội không còn phân biệt giai cấp hay màu da? Giấc mơ một xã hội không còn tiếng khóc của oan khiên trái ngang?

Hôm nay Chúa bảo chúng ta hãy an tâm, vì “chẳng lẽ Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người sao ? Lẽ nào Người bắt họ chờ đợi mãi ? Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau chóng minh xét cho họ” (Lc 18,7).

Chúng ta hãy tin vào Thiên Chúa quyền năng và sự công minh chính trực của Ngài. Ngài sẽ ban lại công bằng cho chúng ta nếu chúng ta biết kêu xin Người. Ngài sẽ đòi lại công lý nếu chúng ta biết van xin Ngài. Ngài sẽ không để ai thất vọng hổ ngươi vì đã tin tưởng và cậy trông vào Ngài.

Kinh Thánh đã nhiều lần cho thấy Thiên Chúa đòi lại công bằng cho dân Ngài. Khi Cain giết Abel, Thiên Chúa đã nói “máu của Abel đã kêu thấu tới trời và từ nay vạn vật sẽ đứng lên chống lại con người. Khi dân israel bị áp bức bên Ai Cập, Thiên Chúa đã sai Mô-sê đến giải thoát dân Người và trừng phạt Pharao bằng biết bao tai ương hoạn nạn.

Sống giữa một xã hội đầy bất công Chúa mời gọi chúng ta hãy tin thác vào Chúa. Hãy kêu cầu Chúa vì Ngài là vị thẩm phán chí công. Ngài sẽ trả lại công lý cho dân Người. Hãy kiên trì trong cầu nguyện thì chắc chắn Chúa sẽ đáp ứng nguyện vọng cho ta vì Thánh Vịnh đã từng nói:  “Đấng gìn giữ Ítraen, lẽ nào chợp mắt ngủ quên cho đành!” (Tv 121:3-4). Chúng ta hãy tin vào sự công minh của Chúa, và Ngài sẽ “giữ gìn bạn khỏi mọi điều bất hạnh, giữ gìn cho sinh mệnh an toàn. Chúa giữ gìn bạn lúc ra vào, lui tới, từ giờ đây cho đến mãi muôn đời” (Tv 121:5-8).

Thiên Chúa thật tuyệt vời biết bao! Ước gì chúng ta hãy tín thác vào Chúa để Ngài sẽ mang lại hòa bình công lý cho chúng ta. Amen

CẦU NGUYỆN CHUYÊN NGHIỆP

Trần Bình An

Chia sẻ Tin Mừng Chúa nhật 29 TN NC 2016 (Lc 18, 1-8)

Cầu nguyện chuyên nghiệp

Đức Hồng Y Fx Nguyễn Văn Thuận thuật trong chứng từ: “Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là một người cầu nguyện, cầu nguyện không ngừng và tha thiết. Một ngày ngài vào Nhà Nguyện cầu nguyện đến bảy lần và nhất là cầu nguyện ban đêm. Vì Đức Giáo Hoàng là bạn của tôi. Nên hồi còn làm Linh Mục, Giám Mục, rồi Hồng Y, mỗi khi đến Roma thì ngài đến trọ ở nhà tôi. Nhưng có nhiều lần tôi gặp ngài ban đêm và thấy ngài cứ nằm sấp, hai tay giang ra như hình Thánh Giá như vậy, nằm trên sàn đá ở nhà nguyện. Tôi sợ ngài đau, hoặc bị cảm, sưng phổi, nên tôi phải làm cái nền Nhà Nguyện bằng gỗ cho ngài nằm!” Đức Hồng Y Thuận nhận xét: “Đức Giáo Hoàng cầu nguyện luôn như vậy, cầu nguyện nhiều lắm, hoàn toàn tín thác, tin tưởng nơi Đức Mẹ. Vì thế, ngài không tiếc gì và không sợ gì, dám làm những chuyện mà người khác không dám làm.”

Đức Hồng Y Fx Thuận kể thêm: “Có lần tôi đi qua bên Mêhicô năm 1999. Đức Thánh Cha tới trước. Ngài đến để công bố Tông Huấn “Giáo Hội tại Mỹ Châu” (Ecclesia in America) và ngày cuối cùng, 26.1.1999, Đức Thánh Cha có cuộc gặp gỡ giới trẻ ở sân vận động. Gặp xong, khi về nhà, Đức Thánh Cha nói với Đức Sứ Thần Tòa Thánh: “Mệt quá hè! Thôi đi ngủ!” Chính Đức Sứ Thần Tòa Thánh về sau thuật lại với tôi: “Lúc ấy tôi mệt quá sức, nên khi nghe Đức Thánh Cha nói: “Thôi đi ngủ!” Tôi mừng quá, vì tôi mệt rã người ra rồi… Tôi thì sợ không biết Đức Thánh Cha có thức dậy nổi không, nhưng ngài lại dặn dò tôi: “Sáng mai, nếu Đức Cha muốn đồng tế với tôi thì vào Nhà Nguyện, chúng ta đồng tế với nhau.”

Đức Sứ Thần kể tiếp với tôi: Tôi về phòng, ngủ một giấc, ngủ say, sáng hôm sau, thức rồi mà chưa muốn dậy nữa! Nhưng tôi phải lo, trước 8 giờ, tôi chạy tới phòng Đức Thánh Cha, thấy anh sĩ quan vệ binh Thụy Sĩ gác ở đó, tôi hỏi: Anh có thấy Đức Thánh Cha chưa?- Dạ có! – Anh thấy lúc nào?- Thưa con thấy Đức Giáo Hoàng lúc 12 giờ đêm… Tôi ngạc nhiên quá hỏi tiếp: Vậy ngài đi đâu?- Thưa đi Nhà Thờ? Tôi kinh ngạc hỏi lại: Ngài đi Nhà Thờ lúc 12 giờ đêm?- Dạ đúng, ngài đi lúc 12 giờ đêm.- Vậy ngài có về phòng không?- Dạ không! Ngài có dặn con rằng: Sáng mai, nếu Đức Sứ Thần Tòa Thánh đến tìm tôi, thì nói ngài vô Nhà Thờ, cha đợi ngài đồng tế! Đức Sứ Thần Tòa Thánh nói với Đức Hồng Y Thuận: Mình mệt như vậy, mà Đức Giáo Hoàng thì thức cả đêm! Lại vào Nhà Thờ ở với Chúa cả đêm. Và Đức Hồng Y Thuận kết luận: Đối với Đức Thánh Cha, cầu nguyện như thế là chuyện bình thường…(Chứng từ của ĐHY Fx Nguyễn Văn Thuận)

Tin Mừng thánh Luca hôm nay, “Đức Giêsu phán cùng các môn đệ một dụ ngôn, dạy các ông phải cầu nguyện luôn, đừng ngã lòng.” Cần kiên nhẫn cầu nguyện, tận tình như bà goá nọ, cứ mãi nài van ông thẩm phán thiếu lòng thương xót, minh oan cho bà. Tuy Thiên Chúa luôn tràn đầy Lòng Thương Xót, nhưng tín hữu cầu nguyện cần đúng đắn nhận thức thân phận thụ tạo, tự hạ, luôn bền chí, chuyên tâm, kiên cường, trong Tin Cậy Mến.

Thành tín cầu nguyện

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thường sấp mình cầu nguyện là tấm gương hạ mình sáng chói cho tất cả Kitô hữu noi theo. Tự hạ với lòng tin chân thành, nồng nhiệt, lời cầu nguyện mới xứng đáng dâng lên Thiên Chúa, chứ không phải chỉ khuya môi múa mép, hay tuân thủ nghi thức bên ngoài. Nếu không, thì thật đáng buồn, khiến Đức Giêsu lại phải trách: “Ngôn sứ Isaia thật đã nói rất đúng về các ông là những kẻ đạo đức giả, khi viết rằng: Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta.” (Mc 7, 6).

Thành tín là chìa khoá mở vào phòng cầu nguyện, là điều kiện tiên quyết để dâng lên Chúa tất cả tâm tình biết ơn, cảm tạ, chúc tụng, ngợi khen biết bao hồng ân Chúa, ban tặng cho tất cả mọi loài thụ tạo trong từng giây phút cuộc đời.Tất cả những gì anh em lấy lòng tin mà xin khi cầu nguyện, thì anh em sẽ được. (Mt 21, 22)

Thánh Giacôbê Tông đồ luôn khuyên nhủ tín hữu xác tín mà cầu nguyện: “Nhưng người ấy phải cầu xin với lòng tin không chút do dự, vì kẻ do dự thì giống như sóng biển bị gió đẩy lên vật xuống.” (Gc 1, 6)

Kính mến cầu nguyện

“Thiên Chúa là Tình yêu” (1Ga 4, 6 & 16), nên cầu nguyện còn là cuộc gặp gỡ nóng bỏng lòng mến của người con với Cha nhân từ. Ngài không bao giờ từ chối điều gì có lợi ích cho phần rỗi con cái. “Người cha nào trong các con có đứa con xin bánh mà lại cho nó hòn đá ư? Hay nó xin cá, lại cho nó con rắn thay vì cá sao? Hay nó xin quả trứng, lại cho nó con bọ cạp ư? Vậy, nếu các con là những kẻ gian ác, còn biết cho con cái mình những của tốt, phương chi Cha các con trên trời sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người.” (Lc 11, 11-13)

Kính mến Chúa qua việc lắng nghe, vâng phục tuân giữ Lời Chúa thực thi Thánh Ý. “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. (Ga 14, 23) Lời Đức Giêsu hằng mời gọi luôn tỉnh thức và cầu nguyên, hầu được cứu rỗi. “Hãy tỉnh thức luôn, cầu nguyện xin cho sức tránh thoát mọi điều sắp xảy đến, và được đứng vững trước mặt Con người”. (Lc 21, 36)

Trông cậy cầu nguyện

Cứ bền tâm vững chí, hoàn toàn phó thác, cậy trông vào quyền năng vô biên của Chúa, người Kitô hữu sẽ không phải chịu thất vọng, không bao giờ về tay trắng. Cứ kiên trì vững cậy.“Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho. Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho. (Lc 11, 9-10)

Đức Giêsu đã công khai hứa ban cho những ai nhân danh Người mà kêu xin, thì Người sẽ ban cho để Danh Chúa được cả sáng: “Bất cứ điều gì anh em nhân danh Thầy mà xin, thì Thầy sẽ làm, để Chúa Cha được tôn vinh nơi người Con. Nếu anh em nhân danh Thầy mà xin Thầy điều gì, thì chính Thầy sẽ làm điều đó. (Ga 14, 13-14)

Dẫu chịu khốn khó, thử thách liên tục, vẫn cứ mãi kiên trì cầu nguyện trong mọi hoàn cảnh, như thánh Phaolô khuyên nhủ tín hữu Roma hãy trung kiên: “Hãy vui mừng vì có niềm hy vọng, cứ kiên nhẫn lúc gặp gian truân, và chuyên cần cầu nguyện.” (Rm 12, 12)

“Chúa dạy đọc kinh để giúp con cầu nguyện, nhưng việc chính là gặp gỡ, nói chuyện giữa Cha và con: “Khi con cầu nguyện, đừng lo phải nói gì! Hãy vào phòng đóng cửa, cầu nguyện với Cha của con cách kín đáo, và Cha con thấy mọi sự, sẽ nghe lời con.” Không cần hình thức, chỉ cần tâm tình phụ tử.” (Đường Hy Vọng, số 127)

Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con lửa mến nồng nhiệt, niềm tin chân thành, lòng cậy vững bền, để chứng con luôn khao khát tìm đến với Chúa tâm sự, qua cầu nguyện liên lỉ suốt đời.

Khấn xin Mẹ dạy chúng con siêng năng cầu nguyện, để chúng con biết lắng nghe Lời Chúa, quyết tâm thực hành Thánh Ý, cũng như dâng lên Chúa tất cả niềm vui, nỗi buồn, thành công, lẫn thất bại, để được Chúa yêu thương an ủi, che chở và cứu độ. Amen.


[/fruitful_tabs]
[/fruitful_tabs]

 

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*