• Gặp gỡ Chúa Giêsu-Lm Giuse Nguyễn Hữu An
  • Gặp Gỡ Đức Kitô Biến Đổi Cuộc Đời Mình Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  • Cơn khát-trầm thiên thu
  • Chuyện Phiếm-Trần Mười Hai
  • Chúa nhật 3 mùa chay-Lm. Anthony Trung Thành
  • Sám hối-Gm Giuse Vũ Văn Thiên
  • Chúng Ta Bị Ma Quỷ Đánh Lừa!-lm Jos. Tạ Duy Tuyền
  • Nước trường sinh-Am Trần Bình An
  • Video đáp ca-La thập Tự
  • Chúa hiện diện đó, khi ta khát-ẩn danh
  • Trong Thánh Thần và Chân Lý-ẩn danh
  • Quảng cáo hấp dẫn quá-Lm Tạ Duy Tuyền
  • Nhịp cầu thiêng liêng – ĐTGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  • Cơn khát đam mê-Lm. Jos. Tạ Duy Tuyền
  • Cái khát của con người-Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
  • Khao khát nước hằng sống-Lm Đinh Lập Liễm
  • Từ một tội nhân-Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL
  • Thiên Chúa cội nguồn của sự sống – Hãy thường xuyên múc lấy-Lm Jude Siciliano OP
  • Cái khát của con người-Lm Giuse Nguyễn văn Nghĩa
  • Nước hằng sống-Lm Nguyễn hưng Lợi, Dcct
  • Suy Tư Tin Mừng-Mai Tá dịch
  • Nước trường sinh-lm Việt Hùng
  • Hiệp sống tin mừng-Lm Đan Vinh
  • Ta Khát !-Huệ Minh

GẶP GỠ CHÚA GIÊSU

Lm Giuse Nguyễn Hữu An  Chúa Nhật 3 Chay A-2017

“Niềm Vui Tin Mừng tràn ngập tâm hồn và toàn thể đời sống của những người gặp gỡ Chúa Giêsu, những người để cho mình được Người cứu độ và giải thoát khỏi tội lỗi, sầu khổ, trống rỗng nội tâm và cô lập” (Tông Huấn “Niềm Vui Tin Mừng”, số 1).

Trong cuộc sống hàng ngày, ai ai cũng có những cuộc gặp gỡ khác nhau. Có những lần gặp gỡ như gió thoảng mây trôi…thoáng qua không để lại dấu ấn nào. Và cũng có những lần gặp gỡ đã làm thay đổi cả một đời người.

Tin Mừng hôm nay thuật lại cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và người phụ nữ Samari bên giếng nước Giacop. Nhân việc xin nước uống, Chúa đã hứa ban nước trường sinh cho chị.

1. “Cho tôi xin nước uống.” (Ga 4,7).

Bài Tin Mừng kể lại một cuộc gặp gỡ nhìn qua rất bình thường giữa một khách bộ hành khát nước và một phụ nữ đi múc nước. Người phụ nữ Samaria mỗi ngày ra giếng kín nước. Tổ phụ Giacóp đã phát hiện ra giếng nước, nơi mà sau này người ta đặt tên là giếng Giacóp, như một tài sản quý giá cho con cháu ông đến đây lấy nước để uống và sinh hoạt. Giếng Giacóp sâu 39m nên việc múc nước cho người và gia súc uống rất khó nhọc. Tại Palestina, một đất nước khô khan, cằn cỗi thì nước cũng quý hóa như lúa, như gạo, nước là nguồn sống cơ bản của con người. Dân Israel ngày xưa đi trong sa mạc, không có nước uống, đã cảm thấy cái nguy sắp phải chết, nên kêu trách ông Môsê, bài đọc 1 kể lời trách móc đó: “Ông đưa chúng tôi ra khỏi Ai cập để làm gì? Có phải là để chúng tôi, con cái chúng tôi và súc vật của chúng tôi bị chết khát hay không?”.

Thế nhưng, cuộc gặp gỡ bên bờ giếng Giacóp thật lạ lùng. Sau một cuộc hành trình xa dưới nắng nóng, mệt mỏi, Chúa Giêsu khát nước, đến giếng nước và gặp người kín nước. Giếng nước có liên hệ tới vài câu chuyện trong Cựu ước. Ở miền Cận Đông thời xưa, giếng nước là nơi tốt nhất để gặp gỡ. Sách Sáng Thế cho hai ví dụ xảy ra ở giếng nước đều đánh dấu một biến cố quan trọng trong lịch sử dân Israel: người lão bộc của ông Abraham gặp cô Rêbêca vào trao nhẫn cưới, hỏi vợ cho Isaac (St 24,10-27); Ông Giacóp và cô Rakhen gặp nhau tại giếng nước và nên duyên vợ chồng (St 29,1-14).

Chúa Giêsu mở đầu cuộc đối thoại bằng một lời nài xin. Xin nước uống là tạo dịp gặp gỡ, là bắc một nhịp cầu qua vực sâu ngăn cách hai dân tộc Samaria và Do thái vốn dĩ đã thù ghét và xa lánh nhau từ ngàn xưa. Chẳng ai hiểu nổi một bậc thầy như Chúa Giêsu lại nói chuyện và xin nước một phụ nữ Samaria. Chúa Giêsu đã phá bỏ những hàng rào ngăn cách để xây dựng một cuộc đối thoại đích thực và bình đẳng.

Khát nước và xin nước uống là một điều tự nhiên bình thường. Nhưng ở đây không phải Chúa khát nên xin nước uống mà chỉ là dịp để Ngài đề cập đến một vấn đề quan trọng hơn. Chúa muốn nói cho người phụ nữ biết: chính chị là người đang khát, và Chúa cũng muốn nói cho chị biết: Ngài là ai, là người sẽ làm cho chị hết khát: “Ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa”. Từ việc xin nước uống, Chúa Giêsu đã cho người phụ nữ Samaria biết Ngài là Đấng Cứu Thế khao khát nhân loại “Ngài là người đến tìm chúng ta trước. Ngài xin ta cho Ngài nước uống, vì Thiên Chúa khao khát chúng ta” (GLCG # 2560).

2. “Nước vọt lên đem lại sự sống đời đời” (Ga 4,14).

Những cuộc gặp gỡ đối thoại với Nicôđêmô, Matta và Maria, Lêvi, Giakêu… Chúa Giêsu đều giúp họ thay đổi cuộc đời.

Bài tường thuật cho thấy một quá trình thay đổi nhận thức của người phụ nữ về Chúa Giêsu. Trước hết chị ta nhận thấy Ngài là một khách bộ hành lạ mặt, một người Do Thái (câu 9). Nhưng khi Chúa Giêsu tỏ ra thấu hiểu cuộc đời riêng tư của chị, thì chị nhận ra đó là một vị Ngôn Sứ (câu 19). Cuối câu chuyện, chị được biết thêm Ngài là Đấng Kitô (c.25–26). Sau đó dân làng Samaria tuyên xưng “Người thật là Đấng cứu độ trần gian” (c.42). Người phụ nữ Samaria cũng thay đổi trong ngôn ngữ khi nói chuyện với Chúa. Lúc đầu chị gọi Chúa Giêsu là Ông, kế đó là Thưa Ngài, rồi từ việc nhận thức Ngài là một tiên tri đến Đấng Thiên Sai.

Khi đã khám phá được con người của Chúa Giêsu, người phụ nữ Samaria cũng khám phá ra được thứ nước mà Ngài muốn ban tặng. Lúc đầu, khi nghe nói đến nước, người phụ nữ nghĩ tới thứ nước trong giếng Giacóp. Nhưng rồi, từ thứ nước bên ngoài ấy, Chúa Giêsu đã dẫn người phụ nữ đi tìm thứ nước nằm ngay trong lòng con người, thứ nước đem lại sự sống đời đời. Thứ nước ấy chính là Thần khí và Sự thật.

Giống như Philipphê khi đã gặp được Chúa Giêsu liền đi tìm Nathanaen để loan báo Tin Mừng; bà Maria Mađalêna đã vội vã đi tìm các môn đệ và loan báo là đã gặp thấy Chúa; người phụ nữ Samaria không còn quan tâm đến giếng nước và vò nước nữa, chị chạy một mạch về làng, thông báo về nước hằng sống vừa khám phá: “Đến mà xem: có một người đã nói với tôi tất cả những gì tôi đã làm. Ông ấy không phải là Đấng Kitô sao?”. Mọi người tin lời chị, họ đến gặp Chúa Giêsu và họ cũng tin Ngài. Sau khi gặp Chúa, người phụ nữ đã tin và làm chứng cho Ngài giữa những người Samaria trong làng. Chị đã dẫn đưa bà con trong làng đến gặp Đức Kitô, nguồn nước hằng sống. Dân làng sau khi gặp Chúa, đã xin Ngài ở lại với họ, và hân hoan tuyên xưng rằng: “Không còn phải vì lời chị kể mà chúng tôi tin. Quả thật, chính chúng tôi đã nghe và biết rằng Người thật là Đấng cứu độ trần gian”.

Giếng nước Giacóp là nơi gặp gỡ kỳ diệu làm biến đổi dân chúng cả làng Samaria. Giếng nước đã là nguồn gợi hứng cho một phương pháp truyền giáo rất hiệu quả. Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII dùng hình ảnh xứ đạo với giếng nước đầu làng, từ nơi ấy mọi người có thể giải khát, tìm được sự tươi mát của Tin Mừng.

Sứ điệp Thượng Hội đồng Giám mục thế giới tháng 10 năm 2012, có đề nghị mô hình giếng nước đầu làng. Các nghị phụ đã liên hệ hình ảnh Chúa Giêsu bên bờ giếng Giacóp để nói về trách nhiệm của Giáo Hội hôm nay trước một thế giới đang khát khao chân lý. Giáo Hội có sứ mạng hướng dẫn và giới thiệu Chúa Giêsu là nguồn nước hằng sống. Chỉ có Ngài mới có thể lấp đầy cơn khát của nhân loại.“Như Chúa Giêsu bên giếng nước Xykha, Giáo Hội cũng cảm thấy phải ngồi cạnh những người nam nữ thời nay, để làm cho Chúa hiện diện trong cuộc sống của họ, nhờ đó họ có thể gặp Chúa, vì chỉ mình Ngài mới là nước ban sự sống vĩnh cửu đích thực” (số 1). Trong thánh lễ ngày 18-5-2003, tại Đại chủng viện thánh Giuse Sài gòn, Đức Hồng Y GB Phạm Minh Mẫn ban huấn từ cho các vị đang phục vụ trong các Hội đồng mục vụ Giáo xứ toàn Giáo phận, ngài mong muốn giáo xứ cũng phải trở nên như một giếng nước đầu làng.

3. “Thờ phượng trong thần khí và sự thật” (Ga 4,23).

Trong bài đọc II, thánh Phaolô so sánh ơn Chúa Thánh Thần với một thứ nước kỳ diệu mà Thiên Chúa đổ vào lòng các tín hữu. Đó là Thánh Thần tình yêu. Thánh nhân viết: “trông đợi như thế (nghĩa là trông đợi hưởng vinh quang với Chúa), ta sẽ không thất vọng, vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần Người ban cho ta”.

Nước Hằng Sống mà Chúa Giêsu ban tặng chính là Thánh Thần tình yêu. Từ nay nhân loại thờ phượng Thiên Chúa trong thần khí và sự thật. Để giải thích điều này, Chúa Giêsu nói: “Thiên Chúa là thần khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật”. Nếu Thiên Chúa là thần khí, thì để gặp Ngài, con người cũng phải dùng thần khí của mình tức tâm hồn mình để gặp Ngài. Vì chỉ có thần khí mới gặp được và hòa nhập được với thần khí. Như vậy nghĩa là phải gặp Ngài trong chính tâm hồn mình. Thật vậy, nơi dễ gặp gỡ Thiên Chúa nhất, chính là cung lòng của mỗi người chúng ta. Không gì linh thánh bằng con người, hay tâm hồn con người, vì “con người là hình ảnh của Thiên Chúa” (St 1,26-27; 9,6; Kn 2,23). Và cũng không nơi nào linh thiêng bằng cung lòng con người: “Nào anh em chẳng biết rằng anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa, và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao? Đền Thờ Thiên Chúa là nơi thánh, và Đền Thờ ấy chính là anh em” (1Cr 3,17; 6,19). Có gặp được Thiên Chúa ở ngay cung lòng mình, thì mới có thể gặp gỡ Thiên Chúa trong Thánh Thể, trong nhà thờ, trong tha nhân, trong thiên nhiên. Thiên Chúa ở ngay cung lòng mình mà mình không gặp được, thì mong gì gặp được Thiên Chúa ở bên ngoài. Thánh Augustinô đã từng than thở: “Con đã tìm Chúa ở ngoài con, nên con đã không gặp được Chúa của lòng con”. Muốn thật sự gặp gỡ Thiên Chúa, còn phải gặp Ngài trong sự thật. Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa của sự thật, vì thế, người gian dối, không thành thật thì không thể gặp được Ngài.

Lời mạc khải của Chúa Giêsu bên giếng Giacóp mời gọi chúng ta hãy tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi. Thờ phượng “trong thần khí” là thờ phượng theo hướng dẫn của Chúa Thánh Thần; thờ phượng “trong sự thật” là thờ phượng với tâm tình kết hợp với Chúa Giêsu, Đấng là Đường là Sự Thật và là Sự Sống. Thờ phượng Chúa Cha, dưới tác động của Chúa Thánh Thần và được nuôi dưỡng bằng mọi chân lý đến từ Chúa Giêsu. Khi tụ họp với nhau hay khi làm việc thờ phượng cách riêng rẽ, chúng ta đều được Thánh Thần trợ giúp để có thể cầu nguyện, ngợi khen, thờ phượng, cảm tạ, tuyên xưng Chúa Kitô và Thiên Chúa.(x. Ep 5,18-20; 6,18; Rm 8,26-27; Cl 3,16-17).

Hãy tin vào Chúa Giêsu để lãnh nhận nước hằng sống, hầu mang lại sự sống đời đời là chính là Thánh Thần tình yêu của Thiên Chúa. Tin là gặp gỡ Chúa Giêsu như người phụ nữ Samaria và những người đồng hương của chị đã gặp và đã khám phá ra nguồn nước trường sinh. Niềm tin vào Chúa Giêsu là điều kiện cần thiết để được ơn cứu độ, và niềm tin ấy là hoa quả của Thánh Thần (x. Ga 5,22; 1Cor 1,9). Con người có niềm tin viên mãn cũng là con người đầy Thánh Thần (Cv 6,5; 11,24). Sứ vụ của Thánh Thần là củng cố, làm cho niềm tin phát triển và trở nên viên mãn. Thánh Thần làm cho chúng ta trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô là Con Thiên Chúa.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn biết khao khát, tìm kiếm và sống các mầu nhiệm đức tin trong cuộc sống hằng ngày. Amen.

GẶP GỠ ĐỨC KITÔ BIẾN ĐỔI CUỘC ĐỜI MÌNH

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

Suy niệm Chúa nhật III Mùa Chay – năm A

(Ga 4, 5 – 42)

Bước vào Chúa nhật III Mùa Chay, chúng ta nghe lại cuộc đối thoại nổi tiếng của Ðức Giêsu với người thiếu phụ Samaria, được tường thuật bởi Thánh Sử Gioan. Người thiếu phụ hằng ngày đi lấy nước từ một giếng nước cổ xưa, có từ thời của tổ phụ Giacóp. Và ngày hôm ấy, chị gặp Ðức Giêsu đang ngồi trên bờ giếng, mệt mỏi sau một chặng hành trình đường xa (x. Ga 4,5-42). Chúa Giêsu chính là Nước Hằng Sống, Người đến làm cho con người khỏi khát nước Thánh Thần.

Chúa Giêsu là Nước Hằng Sống

Vào những thế kỷ đầu của Kitô giáo, Các Giáo phụ đã sớm nhận ra nới « nước hằng sống » biểu tưởng của phép Rửa tội, mà Đức Kitô là chính Nguồn Nước ấy (9). Chúa Giêsu xin người đàn bà xứ Samaria nước uống, không phải lý do khát về thể lý cho bằng khát đức tin, khát sự sống đời đời, khát một linh hồn khô héo. Đấng Cứu Thế giả vờ khát nước đến xin người đàn bà nước để trao ban thứ nước ân sủng khỏi khát đời đời. Đó chính là nguồn nước mà Tin Mừng nói tới khi Người xin nước của người đàn bà xứ Samaria… Thực ra, nguồn nước ấy không bao giờ cạn, Đấng là Nước Hằng Sống không thể uống nước bị ô nhiễm ở vùng đất này. Câu hỏi được đặt ra :

Phải chăng Đức Kitô khát nước ?

Thưa, Người khát, nhưng không khát nước trên mặt đất này, hay khát thức uống của con người, mà khát các linh hồn, khát sự cứu chuộc nhân loại. Thánh Ephrem viết : “Khi khát nước, Chúa chúng ta đã ngó đầu vào miệng giếng; Ngài xin người đàn bà nước uống. Từ giếng nước, Ngài đã câu được một tâm hồn. Nhưng tâm hồn ấy đã lại câu tiếp được cả dân trong thành” (Thánh Thi Giáng sinh số 4, 43-44).

Tại sao Chúa Giêsu lại xin người đàn bà xứ Samaria nước uống khi bà đến kín đầy vò nước, không những thế, Người còn khẳng định mình có thể trao ban mạch nước dồi dào hơn từ giếng thiêng liêng nếu ai đến xin Người ?

Thưa, vì dân Samaria thờ ngẫu tượng, tâm trí họ hướng về địa giới, nên Chúa khát đức tin không chỉ của người đàn này mà cả và nhân loại. Chúa Giêsu nói : “Nếu bà nhận biết ơn của Thiên Chúa ban và ai là người đang nói với bà : ‘xin cho toi uống nước’, thì chắc bà sẽ xin Người, và Người sẽ cho bà nước hằng sống (…) Tất cả những ai uống nước này sẽ còn khát : nhưng ai uống nước Ta sẽ cho thì không bao giờ còn khát nữa ; vì nước Ta cho ai thì nơi người ấy sẽ trở thành mạch nước vọt đến sự sống đời đời” (Ga 4, 10-14). Đúng như lời Kinh Tiền Tụng thánh lễ hôm nay diễn tả  : “Lạy Chúa là Cha chí thánh … Khi người phụ nữ xứ Samari cho nước uống, Người đã ban cho bà đức tin. Vì Người tha thiết ước mong bà tin vững mạnh, nên đã đốt lên trong lòng bà ngọn lửa yêu mến Chúa…

Hình ảnh người tân tòng

Người đàn bà xứ Samaria là hình ảnh của người tân tòng, còn đang chịu sự ràng buộc của ma quỷ, năm đời chồng bà đã từ bỏ, người đàn ông thứ sáu đang sống với bà là tượng trưng. Giếng nước Giacóp thể hiện tiệc cưới của tâm hồn bà cử hành với Thiên Chúa đã được thanh tẩy bằng nước Rửa tội. Theo M. Dulaey thì : “Giữa thế kỷ thứ III, Origène giải thích rằng, giếng nước này là dấu chỉ giao ước giữa Thiên Chúa với dân Người và hiệp nhất tâm hồn với Thiên Chúa.” Từ nay, bà tuyên xưng đức tin trước mặt mọi người và đi loan báo Đức Kitô cho dân làng bà, kết quả là : “Một số đông người Samaria ở thành đó đã tin Người vì lời người đàn bà làm chứng rằng : Ông ấy đã nói với tôi mọi việc tôi đã làm” (Ga 4, 39). Theo Origène  “Vị Hôn Phu đích thực là Chúa Kitô (Ga 13, 181). Một khi người đàn bà này tìm thấy Ngài, bà liền chạy về loan báo cho dân làng biết; người đàn bà này là hình ảnh của người kitô hữu tuyên xưng đức tin của mình.”

Nguồn suối cứu độ là chính Đức Kitô

Đức Kitô, Đấng ngồi nghỉ trên miệng giếng chính là nguồn nước, từ cạnh sườn bên phải Ngài, tuôn trào suối nước trường sinh; một phụ nữ có sáu đời chồng đã được tẩy sạch bằng dòng nước hằng sống ấy. Thật ngưỡng mộ biết bao : một người phụ nữ nhẹ nhàng đến giếng Samaria kín nước, bà múc nước từ giếng Giêsu ! Tìm được nước, bà ra đi với sự tiết hạnh. Ngay lập tức bà xưng thú các lỗi mà Đức Giêsu ám chỉ, bà nhận ra Đức Mêssia và loan báo Đấng Cứu Thế. Bà để vò nước xuống, mang ơn sủng vào thành ; vai nhẹ bớt tội lỗi, nhưng tràn đầy sự thánh thiện… Đúng là ai đến trong tội lỗi sẽ trở về với sứ mạng tiên tri.

Nước hằng sống này đối với chúng ta là nguồn suối dâng trào sự sống đời đời. Nước này không phải là nước hòa với Máu Chúa Kitô, đã chảy ra từ cạnh sườn bị đâm thâu trên cây Thánh giá đó sao ? Đây không phải là các bí tích của Giáo hội mà Phép rửa trình bầy mầu nhiệm của nước ấy, để ám chỉ rằng nước đó phát sinh từ cái chết cứu độ của Đấng Cứu Thế đó hay sao? Trong mọi trường hợp, các Giáo phụ thấy nước tuôn chảy từ tảng đá do Môisen đập ra (Xh 17, 3-7) là hình ảnh tiên trưng của nước chẩy ra từ cạnh sườn Đấng Cứu Thế bị đóng đinh.

Mỗi người chúng ta đều có thể nhìn thấy chính mình nơi hình ảnh của người thiếu phụ Samari: Ðức Giêsu chờ đợi chúng ta, nhất là trong thời điểm của Mùa Chay, để đối thoại với chúng ta, nói với con tim của chúng ta. Người thiếu phụ Samari gặp được Chúa, bà xin Chúa, “Xin cho tôi nước ấy để tôi chẳng còn khát” (Mt 4, 15). Chúa đã cho bà, nhưng nước ấy, vò của bà không thể chứa được, bà phải để vò nước lại, đi loan báo cho dân làng, những người vẫn khước từ bà vì cái vò cũ (đời sống tội lỗi) nay bỏ vò đi họ liền đón nhận lời bà loan báo.

Phần chúng ta, để tiếp tục hành trình trong Mùa Chay Thánh, chúng ta cũng phải bỏ lại vò thói quen tội lỗi, chúng ta mới kín múc từ giếng Giêsu, Nước Hằng Sống, đựng vào trong tâm hồn trong sạch (vò đã được hoán cải), có thế, chúng ta mới kính múc được ân sủng của Thiên Chúa toàn năng. Như người đàn bà xứ Samria, chúng ta được mời gọi làm chứng cho người thời nay về niềm vui gặp gỡ Chúa, một cuộc gặp gỡ linh thiêng và cứu chuộc.

Lạy Ðức Nữ Ðồng Trinh Maria, xin giúp chúng con biết tận dụng cơ hội gặp gỡ này, là nơi chúng con có thể kín múc nguồn hạnh phúc đích thực cho cuộc đời chúng con. Amen.

CƠN KHÁT

Trầm Thiên Thu

CƠN KHÁT

 

(Chúa nhật III mùa Chay, năm A)

Cuộc đời phàm nhân có nhiều loại khát – khát về thể lý và khát về tinh thần. Mức độ khát cũng đa dạng và khác nhau. Cơn khát nào cũng cần được giải khát. Cơn khát của Chúa Giêsu là cơn khát đặc biệt, liên quan cả thể lý lẫn tinh thần: “Tôi khát!” (Ga 19:28).

Về thể lý, khát là trạng thái thiếu nước. Muốn hết khát thì phải có nước để làm cho hết khát, gọi là giải khát. Đồ uống cần gấp hơn đồ ăn, vì người ta có thể nhịn đói dài ngày hơn nhịn khát. Ngày nay, trên đường đi thường thấy có những nhà để bình “nước đá miễn phí” cho khách vãng lai sử dụng. Một nghĩa cử đẹp lắm! Tất nhiên nước đó chỉ có lợi cho những người lao động nghèo thôi, người giàu chẳng ai “để ý” làm chi.

Điều đó là động thái rất đơn giản và chỉ là “chuyện nhỏ”, nhưng lại thực sự cần thiết, nhất là vào những ngày hè nắng nóng, như tục ngữ Việt Nam ví von: “Nắng tháng Ba, chó già le lưỡi”. Việc nhỏ mà công to, chính Chúa Giêsu cũng chúc lành cho những việc làm “nhỏ bé” như vậy: “Ai cho một trong những kẻ bé nhỏ này uống, dù chỉ một chén nước lã thôi, vì kẻ ấy là môn đệ của Thầy thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu” (Mt 10:42). Thật là tuyệt vời!

Về tinh thần, cơn khát đa dạng hơn (hạnh phúc, tình yêu, danh vọng, sự nghiệp,…), và cũng cấp bách lắm. Plato (khoảng 427-347 TCN, triết gia cổ đại Hy Lạp) phân tích: “Hành vi của con người bắt đầu từ ba nguồn chính: khao khát, cảm xúc và tri thức”. Còn Denis Diderot (1713-1784, văn sĩ kiêm triết gia người Pháp) xác định: “Chỉ có một khát khao, khát khao hạnh phúc – Il n’y a qu’une passion, la passion du bonheur”.

Cơn khát thể lý cấp bách, nhưng cái khát về tâm linh còn cấp bách và mãnh liệt hơn nhiều. Hạn hán là “thiên tai” (có thể là “nhân tai” nhưng người ta đổ lỗi cho Ông Trời), không mưa nên thiếu nước, đất đai khô cằn, nguy hiểm lắm, nhưng hạn hán tâm linh càng nguy hiểm hơn, vì đó là “nhân tai” (chắc chắn cái này chỉ là “nhân tai” mà thôi). Và rồi chỉ có Mưa Giêsu mới khả dĩ cứu nguy con người khỏi hạn hán. Chúng ta phải thực sự khát Ngài.

CƠN KHÁT THỂ LÝ

Thời Cựu Ước, trong hành trình sa mạc, dân khát nước nên đã kêu trách ông Mô-sê: “Ông đưa chúng tôi ra khỏi Ai-cập để làm gì? Có phải là để cho chúng tôi, con cái chúng tôi, và súc vật của chúng tôi bị chết khát hay không?” (Xh 17:4). Nắng đồng bằng đã khó chịu rồi, nắng cao nguyên cũng ghê gớm lắm, nắng sa mạc thì hẳn là như lửa. Chịu không nổi cái nắng nóng nên dân muốn nổi loạn, ông Mô-sê cũng “ngán” lắm nên kêu lên cùng Đức Chúa: “Con phải làm gì cho dân này bây giờ? Chỉ một chút nữa là họ ném đá con!” (Xh 17:4).

Đá luôn có sẵn, vùng sỏi đá có khác, muốn “chơi” thì cứ việc lấy đá chọi thẳng tay ngay. Chả biết phải trái thế nào, lạng quạng là chết chắc. Kể cũng “ngại” thật! Thấy tội nghiệp, Đức Chúa phán với ông Mô-sê: “Ngươi hãy đi lên phía trước dân, đem theo một số kỳ mục Ít-ra-en; cầm lấy cây gậy ngươi đã dùng để đập xuống sông Nin, và đi đi. Còn Ta, Ta sẽ đứng ở đằng kia trước mặt ngươi, trên tảng đá ở núi Khô-rếp. Ngươi sẽ đập vào tảng đá. Từ tảng đá, nước sẽ chảy ra cho dân uống” (Xh 17:5-6). Ôi chao, thế thì còn gì bằng! Ông Mô-sê nghe vậy và làm y chang trước mắt các kỳ mục Ít-ra-en. Và điều kỳ diệu đã xảy ra. Ông đặt tên cho nơi ấy là Ma-xa và Mơ-ri-va, nghĩa là THỬ THÁCH và GÂY SỰ, vì con cái Ít-ra-en đã dám gây sự và thử thách Đức Chúa mà nói: “Có Đức Chúa ở giữa chúng ta hay không?” (Xh 17:7). Đặt vấn đề như vậy là nghi ngờ sự hiện hữu của Thiên Chúa. Chắc hẳn chúng ta cũng đã có lúc “đặt vấn đề” về đức tin như vậy!

Có lẽ chúng ta cho rằng dân Ít-ra-en “uống thuốc liều” quá chỉ định, vì dám gây sự và thử thách Chúa. Đúng là “bán trời không cần văn tự”. Tuy nhiên, chúng ta cũng chẳng hơn gì, có khi còn hơn họ nữa đấy. Thật vậy, khi gặp gian nan thử thách theo kiểu “mắc nối tiếp” như nối các bóng điện, dạng “họa vô đơn chí”, chắc hẳn cũng đã có những lần chúng ta bị “lung lay” về đức tin. Dù không nói ra nhưng các động thái của chúng ta cũng bộc lộ nghi vấn: “Có Chúa thật hay người ta chỉ ảo tưởng?”. Có những người còn liều hơn – kể cả người Công giáo, đã từng dám thốt thành lời: “Trời không có mắt, trời mù!”. Với các Kitô hữu, Trời là ai chứ? Như vậy không phải là chúng ta “liều mạng” hơn dân Ít-ra-en sao? Chẳng oan ức chi mô!

Việc ăn năn sám hối không là động thái chỉ được thực hiện trong Mùa Chay, Mùa Vọng, kỳ tĩnh tâm,… mà phải được thực hiện không ngừng trong suốt cuộc đời: Mùa nào cũng là mùa sám hối, ngày nào cũng là Mùa Chay, khi nào cũng là lúc tĩnh tâm (cấm phòng). Đó là sẵn sàng dầu đèn như 10 cô trinh nữ khôn ngoan đi đón chàng rể (x. Mt 25:1-13). Giáo Hội ấn định Mùa Chay như tiếng chuông cảnh báo để “đánh động” mạnh hơn, nhất là đối với những người còn “ngủ mê”, do đó mà có nghiêm luật: Xưng tội mỗi năm ít là một lần, đồng thời xưng tội và rước lễ trong Mùa Phục Sinh.

Chúng ta sẽ nhận ra Thiên Chúa khi nhìn vào vạn vật, thiên nhiên. Đơn giản nhất là không khí. Không có không khí thì không gì có thể sống được một lúc. Cái cực tiểu nhưng lại là cực đại. Còn những thứ khác như ánh sáng, không có ánh nắng thì ai cũng như mù vậy. Vì thế, hãy nghe lời tác giả Thánh Vịnh mời gọi: “Hãy đến đây ta reo hò mừng Chúa, tung hô Người là Núi Đá độ trì ta, vào trước Thánh Nhan dâng lời cảm tạ, cùng tung hô theo điệu hát cung đàn” (Tv 95:1-2). Thánh Vịnh này phổ biến, quen thuộc, vì được Giáo Hội sử dụng hằng ngày trong Giờ Kinh Phụng Vụ.

Không thể im lặng, tác giả Thánh Vịnh nói thêm: “Hãy vào đây ta cúi mình phủ phục, quỳ trước tôn nhan Chúa là Đấng dựng nên ta. Bởi chính Người là Thiên Chúa ta thờ, còn ta là dân Người lãnh đạo, là đoàn chiên tay Người dẫn dắt” (Tv 95:6-7a). Trong Mùa Chay, chúng ta thường xuyên được nhắc nhở câu này: “Ngày hôm nay, ước gì anh em nghe tiếng Chúa phán: Các ngươi chớ cứng lòng như tại Mơ-ri-va, như ngày ở Ma-xa trong sa mạc, nơi tổ phụ các ngươi đã từng thách thức và dám thử thách Ta, dù đã thấy những việc Ta làm” (Tv 95:7b-9). Và Thánh Phaolô cũng đã xác định: “Đây thời kỳ Chúa thi ân, Thời gian cứu độ dành phần cho ta” (2 Cr 6:2).

Khi đề cập Mơ-ri-va và Ma-xa tức là nhắc nhở chúng ta “đừng gây sự và thử thách Thiên Chúa”. Không dám làm vậy là chúng ta bắt đầu tin Chúa hiện hữu. Niềm tin là khởi đầu của mọi thứ: Tin Chúa (tín thác) → Thương người → Tha thứ (thương xót tha nhân) → Thánh ân (được hưởng) → Trắng án (sạch tội) → Trường sinh (nên thánh, làm công dân Nước Trời). Một chuỗi những chữ T kỳ diệu!

CƠN KHÁT TINH THẦN

Chấp nhận hay từ chối, đó là tin. Đức tin thật kỳ diệu, vì đó là một trong các “mối phúc ngoại lệ” (*), và vì đức tin có khả năng làm người ta nên công chính. Thánh Phaolô cho biết: “Một khi đã được nên công chính nhờ đức tin, chúng ta được bình an với Thiên Chúa, nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Vì chúng ta tin, nên Đức Giêsu đã mở lối cho chúng ta vào hưởng ân sủng của Thiên Chúa, như chúng ta đang được hiện nay; chúng ta lại còn tự hào về niềm hy vọng được hưởng vinh quang của Thiên Chúa” (Rm 5:1-2).

Để dễ hiểu và có thể hiểu thấu đáo, Thánh Phaolô giải thích: “Trông cậy như thế, chúng ta sẽ không phải thất vọng, vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta. Quả vậy, khi chúng ta không có sức làm được gì vì còn là hạng người vô đạo, thì theo đúng kỳ hạn, Đức Kitô đã chết vì chúng ta. Hầu như không ai chết vì người công chính, hoạ may có ai dám chết vì một người lương thiện chăng. Thế mà Đức Kitô đã chết vì chúng ta ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi; đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta” (Rm 5:8).

Khi đọc các thư của Thánh Phaolô, chúng ta thấy điều gì cũng được diễn tả rất chi tiết, mạch lạc. Quả thật, tình yêu của Thiên Chúa quá vĩ đại, quá cao thượng, và chúng ta gọi là Lòng Chúa Thương Xót. Đã có lần Chúa Giêsu minh định: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15:13). Thế nhưng đâu mấy ai! Tha thứ đã khó rồi chứ nói chi chết thay ai đó. Đó là dạng khát “không giống ai”, rất khác lạ. Sẵn sàng tha thứ là làm thánh rồi đấy!

Như một đoạn phim thú vị về tính nhân bản và niềm khát khao, trình thuật Ga 4:5-42 nói về phụ nữ Sa-ma-ri gặp Chúa Giêsu bên giếng nước và được Ngài ban cho loại nước trường sinh bất tử, uống vô hết khát liền.

Thánh sử Gioan cho biết: Một hôm, Chúa Giêsu đến thành Xy-kha thuộc xứ Sa-ma-ri, gần thửa đất ông Gia-cóp đã cho con là ông Giuse và có giếng của ông Gia-cóp. Ngài đi đường mỏi mệt nên ngồi ngay xuống bờ giếng, còn các môn đệ vào thành mua thức ăn, vả lại lúc đó khoảng mười hai giờ trưa, nắng như lửa thiêu.

Lúc đó có một người phụ nữ Sa-ma-ri đến lấy nước. Đức Giêsu xin chị chút nước uống. Chị ngạc nhiên: “Ông là người Do-thái, mà lại xin tôi, một phụ nữ Sa-ma-ri, cho ông nước uống sao?”. (Vì kính trọng Chúa Giêsu khi dịch Kinh Thánh thôi, chứ Chúa Giêsu lúc đó còn trẻ măng, nếu là người Việt thì chắc là phụ nữ ngoại giáo kia sẽ dùng hai đại từ là Anh và Em hoặc Tôi). Tại sao chị ấy ngạc nhiên? Vì thời đó, người Do-thái không được giao thiệp với người Sa-ma-ri. Đức Giêsu xởi lởi: “Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban, và ai là người nói với chị: ‘Cho tôi chút nước uống’ thì hẳn chị ĐÃ xin, và người ấy ĐÃ ban cho chị nước hằng sống”. Chúa Giêsu dùng thì quá khứ trong khi Ngài nói là thì hiện tại. Điều đó cho thấy rằng những gì Ngài nói đều là sự thật, như Ngài khẳng định với Tổng trấn Phi-la-tô: “Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: LÀM CHỨNG CHO SỰ THẬT” (Ga 18:38).

Cô nàng vô danh người Sa-ma-ri còn thắc mắc rằng Chúa Giêsu không có gầu, giếng lại sâu, làm gì có được nước hằng sống mà cho. Chị không hiểu ý Chúa Giêsu. Rồi chị còn chứng minh rằng tổ phụ Gia-cóp với cả con cháu và đàn gia súc cũng xài nước ở giếng này. Đức Giêsu lại cười rất hiền, và trầm giọng: “Chị Hai à, ai uống nước này sẽ lại khát. Còn ai uống nước tôi cho sẽ không bao giờ khát nữa. Nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời đấy”. Chị gãi đầu và nghĩ thầm: “Chu choa! Lạ dữ nghen!”. Không lạ sao được, thế mới đáng nói chứ!

Ôi chao, từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, hết mắt tròn rồi mắt dẹt, cứ miệng chữ A rồi mắt chữ O, thế nhưng chắc hẳn chị cảm thấy tin tưởng “Anh Chàng” này nói thật, vì thấy có gì đó rất kỳ lạ. Và chị nói với Đức Giêsu: “Thưa ông, xin ông cho tôi thứ nước ấy, để tôi hết khát và khỏi phải đến đây lấy nước”. Chả bảo cho hay không cho, mà Ngài lại bảo chị ấy gọi chồng ra đó. Chị bảo rằng chị chỉ “mình ên” thôi, không chồng con chi cả. Đức Giêsu cười và bảo chị nói đúng. Ngài nói “toạc móng heo” là chị đã có tới năm đời chồng rồi, ngay cả người hiện đang sống với chị cũng không phải là chồng. Chắc đó là dạng “sống thử” hoặc “nửa nhân ngãi, nửa vợ chồng” đây. Chị hết hồn hết vía vì thấy Chúa Giêsu không phải thầy bói mà nói trúng phoóc. Ngại thì có ngại, nhưng chị cũng phải công nhận ngay trước mặt Chúa Giêsu: “Ông ơi, tôi thấy ông thật là một ngôn sứ”.

Và không chỉ có vậy, Chúa Giêsu còn nói điều “ngược đời” lắm. Ngài bảo không được thờ phượng Thiên Chúa trên núi nữa, mà Giêrusalem mới chính là nơi phải thờ phượng Thiên Chúa. Kể ra chị Hai ngoại giáo này cũng dễ tiếp thu “cái mới” đấy. Tốt lắm!

Sau đó, Đức Giêsu nghiêm sắc mặt và nói “dài hơi” chút xíu: “Này chị, hãy tin tôi: đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giêrusalem. Các người thờ Đấng các người không biết; còn chúng tôi thờ Đấng chúng tôi biết, vì ơn cứu độ phát xuất từ dân Do-thái. Nhưng giờ đã đến, và chính là lúc này đây, giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế. Thiên Chúa là thần khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật”. Chị Hai này hay thiệt, xem chừng giỏi Kinh Thánh nữa nghen, vì chị nghe Ngài nói vậy mà không “théc méc” chi ráo trọi, rồi chị còn nghiêm túc thưa: “Tôi biết Đấng Mê-si-a, gọi là Đức Kitô, sẽ đến. Khi Người đến, Người sẽ loan báo cho chúng tôi mọi sự”. Trúng phoóc. Giỏi dữ nghen! Và Đức Giêsu nói ngay: “Đấng ấy chính là tôi, người đang nói với chị đây”. Chị này diễm phúc quá xá luôn. Chị được gặp và nói chuyện với Đức Kitô. Sướng rơn!

Câu chuyện vừa tới đó thì đúng lúc các môn đệ đi chợ về, lỉnh kỉnh đồ ăn và thức uống. Các ông ngạc nhiên vì thấy Sư Phụ nói chuyện với một phụ nữ. Kỳ à nghen! Thế nhưng chẳng đệ tử nào dám hỏi nửa lời.

Sau đó, người phụ nữ phấn khởi đến nỗi bỏ vò nước lại, chạy vào thành và bảo người ta đến xem một “Người Lạ”, rất giống Đấng Kitô. Chị này tự nguyện làm nhân chứng sống. Thế là dân thành tuôn ra như trẩy hội. Được tận mắt thấy một “Dị Nhân” độc nhất vô nhị là cơ hội ngàn vàng chứ ít gì. Lạ mà vui! Chắc là ai cũng rất phấn khởi vì thỏa mãn niềm khát khao lâu nay, nhất là chị Hai ngoại giáo.

Đã quá trưa rồi, chắc là ai cũng đói meo, thế nên các môn đệ thưa: “Bạch Thầy, xin mời Thầy dùng bữa”. Ngài “bóng gió” với các ông: “Thầy phải dùng một thứ lương thực mà anh em không biết”. Các môn đệ lại gãi đầu và ngơ ngác nhìn nhau: “Đã có ai mang thức ăn đến cho Thầy rồi chăng?”. Họ tưởng Sư Phụ no xôi chán chè rồi, chả cần gì nữa. Các ông đâu ngờ Sư Phụ nói về loại “siêu lương thực” là THI HÀNH Ý CHÚA CHA và HOÀN TẤT CÔNG TRÌNH CỨU ĐỘ. Thì phải vậy thôi, trò sao hơn thầy được, bằng thầy cũng khá lắm rồi (x. Mt 10:24-25). Dĩ nhiên Ngài rất thông cảm cho các đệ tử của mình thôi. Thuận ngôn nào cũng gây nghịch nhĩ!

Thánh sử Gioan cho biết rằng, hôm đó có nhiều người Sa-ma-ri trong thành đã tin vào Đức Giêsu, vì lời người phụ nữ làm chứng: ÔNG ẤY NÓI VỚI TÔI MỌI VIỆC TÔI ĐÃ LÀM. Hiệu quả nhãn tiền của việc làm chứng thật. Vâng, chỉ có Thiên Chúa mới THẤU SUỐT MỌI SỰ, từ thuở hồng hoang tới tận thế, nói chi tới quá khứ và tương lai của một con người (Sbn 28:9; Gđt 8:14; Et 5:1; 2 Mcb 7:35; 2 Mcb 9:5; 2 Mcb 12:22; 2 Mcb 15:2; G 28:27; Tv 139:2; Cn 16:2; Cn 21:2; Cn 24:12; Kn 1:6; Kn 7:23; Hc 23:19; Hc 42:20; Gr 11:20; Gr 20:12; 1 Cr 12:4-6).

Ngày hôm đó, dân Sa-ma-ri xin Ngài ở lại với họ, chắc hẳn Ngài rất vui nên đã ở lại đó hai ngày. Và rồi số người tin lời Đức Giêsu còn tăng thêm nhiều. Họ bảo chị Hai ngoại giáo: “Không còn phải vì lời chị kể mà chúng tôi tin. Quả thật, chính chúng tôi đã nghe và biết rằng Người thật là Đấng cứu độ trần gian”. Chả có vấn đề gì, chị Hai không hề buồn, chị chỉ muốn người ta cũng tin như chị thôi. Chúng ta là những người được Chúa tuyển chọn, cách này hay cách khác – giáo sĩ, tu sĩ, cán bộ hoặc hội viên các hội đoàn,… Liệu chúng ta có cảm thấy mắc cở, xấu hổ? Thiên Chúa có tuyển chọn chị Hai ngoại giáo? (Chỉ có mỗi người TỰ TRẢ LỜI được thôi).

Khi đề cập niềm khát khao, chúng ta còn nghe văng vẳng tiếng kêu thảm thiết của Chúa Giêsu từ trên Thập Giá trên Đồi Sọ năm xưa: “Tôi khát!” (Ga 19:28). Đó là nỗi “khát tình”. Ngài khát yêu thương, muốn thương xót mọi người, nhưng người ta không lưu ý. Ngài còn có cái khát khác thường là “khát đau khổ”, Ngài bằng lòng uống “chén đắng”, không chỉ vui vẻ uống mà còn say sưa uống. Thế mà chúng ta lại nhẫn tâm đối xử tệ bạc với Ngài, chẳng khác bọn thủ ác cho Ngài nếm giấm chua (Ga 19:29), và ứng nghiệm lời tác giả Thánh Vịnh than thở thuở xưa: “Thay vì đồ ăn, chúng trao mật đắng, con khát nước, lại cho uống giấm chua” (Tv 69:22).

Trong Mùa Chay, ước gì mỗi người đều biết thực sự khát khao điều công chính, luôn tin kính Đức Kitô y như chị Hai Sa-ma-ri và dân thành Xy-kha, đồng thời luôn xác tín: “Linh hồn con khao khát Chúa Trời hằng sống” (Tv 42:3). Chị Hai và dân thành Xy-kha tin vào “Người-Lạ” là rất hợp lý, là “đúng ý Chúa”. Chúng ta đều là tội nhân bất xứng, không đáng tiếp cận Ngài, nhưng Ngài vẫn rộng lòng “hỉ xả” với chúng ta: “Nếu như Ngài chấp tội, nào có ai đứng vững được chăng?” (Tv 130:3). Và tất nhiên chúng ta không thể không “hỉ xả” với người khác.

Thánh LM Thomas Aquinas (1225–1274, Tiến Sĩ Giáo Hội) đã soạn kinh nguyện chuẩn bị Thánh Lễ thế này: “Con bệnh tật tìm đến Bác Sĩ Sự Sống, con không tinh tuyền tìm đến Giếng Nước Lòng Thương Xót, con mù lòa tìm đến Ánh Sáng chói lọi đời đời, con nghèo nànthiếu thốn tìm đến Chúa Tể Càn Khôn”. Ước gì chúng ta cũng có “cơn khát” như thánh nhân!

Lạy Thiên Chúa là ĐẤNG HẰNG SINH (Xh 3:14; Đnl 5:26; Gs 3:10; Tl 8:19; R 3:13; 1 Sm 14:39 và 45; 1 Sm 17:26 và 36; 1 Sm 19:6; 1 Sm 20:3 và 21; 1 Sm 25:26 và 34; 1 Sm 26:10 và 16; 1 Sm 28:10; 1 Sm 29:6; 2 Sm 2:27; 2 Sm 4:9; 2 Sm 12:5; Tv 42:3; Tv 84:3; Mt 16:6; Mt 26:63; Ga 6:57; Ga 8:24b; Cv 14:15; 2 Cr 3:3; 2 Cr 6:16; 1 Tx 1:9; 1 Tm 3:15; 1 Tm 4:10; Dt 7:24-25), con không biết xin Ngài điều gì, chỉ xin Ngài là “tất cả của đời con”. Lạy Chúa các Chúa, xin giúp con luôn biết khát Ơn Cứu Độ của Ngài (Tv 119:174), biết can đảm bỏ chiếc-bình-tội-lỗi bên giếng-đời, dám đốt chiếc-áo-tội-lỗi-quá-khứ để mặc chiếc-áo-tín-thác-mới-tinh, và xin Thần Khí Ngài tác động để con biết mau mắn đáp lại lời kêu khát của Chúa Giêsu hiện thân nơi những con người bé nhỏ trên đường đời mà con gặp. Con cầu xin nhân Danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên Chúa Cứu Độ của nhân loại. Amen.

TRẦM THIÊN THU

————————

(*) Ngoài Tám Mối Phúc “nòng cốt” (Mt 5:3-11; Lc 6:20-23), còn nhiều các “mối phúc” khác được đề cập trong Kinh Thánh: Lc 7:22-23; Lc 11:28; Lc 14:15; Ga 20:29; Rm 4:7-8; Rm 14:22; Tv 1:1-2; Tv 33:12; Tv 112:5-6; Tv 106:3; Tv 119:1-2; Tv 144:15; Tv 146:5; Cn 3:13; Cn 8:32; Cn 8:34; Hc 28:19; G 5:17; Is 56:2; Gr 17:7; Gc 1:12; Gc 5:11; Kh 1:3; Kh 19:9; Kh 20:6.

CHUYỆN PHIẾM

Trần Mười Hai

Chúa nhật 3 mùa chay, năm A-2017

Chuyện Phiếm Đọc Trong Tuần thứ 3 mùa Chay năm A 19/3/2017

“Yêu nhau một thời xa nhau một đời Lệ này em sẽ khóc ngàn sau…”

(Từ Công Phụng – Giọt Lệ Cho Ngàn Sau) (Mt 4: 10-11) Đôi khi, ta cũng nên bắt đầu bài phiếm bằng một truyện kể nhè nhẹ nào đó, cho dễ nghe và dể đọc chứ, phải thế không bạn, phải thế không tôi? Nếu thế thì, đây là truyện kể thật không dễ, mỗi khi nghe:

“Truyện kể là truyện kể rằng:

Hôm đó, có buổi tham-vấn giữa thày trò chú tiểu đồng và hoà-thượng ở ngôi chùa không nổi tiếng với bá tánh, chỉ nổi danh thiên-hạ ở Tây Tạng về tính thân-thương thày trò khi học hỏi. Vốn là buổi học để hỏi và có nhiều câu hỏi cũng rất dễ, nên Lão hoà-thường bèn cất tiếng hỏi chú tiểu:

-Nếu bước lên trước một bước là tử, lùi lại một bước là vong, con sẽ làm thế nào?

Chú tiểu trả lời nhanh như chớp, không do dự:

-Con sẽ đi sang bên cạnh!”

Và người kể truyện từ đó rút ra bài học để đời rằng: “Khi gặp khó khăn, hãy đổi góc độ mà suy nghĩ, có thể ta sẽ hiểu được rằng: bên cạnh vẫn có con đường đế tiến hoặc thoái, không hề hấn…”

Vâng. Đúng thế. Trong đời người, cũng có rất nhiều bài học nên rút tỉ để mà sống. Sống hiên-ngang không vương-vấn, bận tâm hoặc nề hà chuyện gì. Dù, đó có là chuyện triết-học hoặc thần-học chốn cao sang vời vợi ấy.

Truyện nghe rồi, nay mời bạn và mời tôi, ta đi thẳng vào chủ-đề để suy-nghĩ. Suy và nghĩ, chứ đừng cãi vã hoặc tranh-luận để làm gì cho thêm mệt. Chủ đề, là luận-đề thật không dễ, xin trình làng để bà con ta hôm nay bàn tán cho rộng đường dư-luận rồi con có quyết tâm mà sống đời mạnh-mẽ rất không thôi. Chủ-đề cũng nhè nhẹ như mọi đề-luận rất triết và cũng rất thần như mọi bữa.

Thế nhưng, trước khi đi vào câu chuyện để bàn luận cho rõ một/hai, mời bạn và tôi, ta cứ nhè nhẹ ngâm nga câu hát cứ vang-vọng mãi không thôi, như bên dưới:

“Lối rêu xưa sẽ mờ dấu chân người, người buồn cho mai sau, cuộc tình ta tan mau. Thoáng như chiếc là vàng bay, mùa thu qua, mùa thu qua hững hờ. Nhìn nhau cho thêm đau, nhìn nhau cho mưa mau. Mưa trên nụ cười mưa trên tình người, lệ nào em sẽ khóc ngàn sau.

Với đôi tay theo thời gian tôi còn, một trời mây lang thang, một mình tôi lang thang. Lá vẫn rơi bên thềm vắng, từng thu qua, từng thu qua võ vang. Nhìn nhau cho thêm đau, nhìn nhau cho mưa mau. Mưa trên cuộc đời mưa như nghẹn lời lệ này em sẽ khóc ngàn sau … (Từ Công Phụng – bđd)

Thôi thế, cũng xong một bài hát. Nay, ta tiến vào vùng trời luận phiếm với những ý-tưởng về triết/thần đặt ra như sau:

“Điểm nhấn khi vẽ Chân-dung Đức Giêsu ở Tin Mừng là ngang qua danh-xưng: Đấng Chữa lành/Trừ tà hoặc Bậc Thày Vô-địch của Vương Quốc Nước Trời, nhất nhất đều là mấu chốt lịch-sử mà tác-giả Tân-Ước cứ từ-từ che-đậy, gây mờ nhạt.

Nhiều sự-kiện cho thấy Đức Giêsu có được mọi người công-nhận là Đấng Thiên-Sai hay không, Ngài vẫn khởi-đầu tiến-trình phức-tạp thiêt-lập nền thần-học dài những ba thế kỷ tập-trung vào việc nâng-cấp Bác Thợ Mộc làng Nadarét lên hàng quan-trọng bậc nhì nơi Ba Ngôi linh-thánh.

Nói cách khác, hiện có lo-ngại bảo rằng: việc đưa ra các chứng-cớ thấy có ở Tân-Ước đã hỗ-trợ cho các sử-gia tài-ba xoay sở, để các ngài tái định-vị Đức Kitô của Tin Mừng. Đức Giêsu của ông Máccô cũng bị giấu nhẹm, cốt để biến Ngài thành con người phàm-tục cứ rảo bộ suốt trên con đường sỏi đá đầy bụi bặm ở Galilê vào thế-kỷ thứ nhất sau Công nguyên.

Phải chăng khi ấy, ta mới thấy là tác-giả Tin Mừng đã phục-hồi toàn bản-vị Đức Giêsu Nadarét vượt quá “tầm tay với” của mọi người? Tựa hồ thế-hệ học-giả, tôi cũng đã tỏ-bày nỗi u-sầu về sự việc Tin Mừng đã để mất đi chứng-cớ rõ ràng khi các ngài viết về Đức Giêsu như thể chính Ngài đã tỏ-lộ mọi sự để các ngài viết và/hoặc tóm-tắt lập-trường tư-tưởng do Ngài đề-xướng và hiện-thực.

Rủi thay, nội-dung các bản văn thiếu tính học-thuyết này, lại thấy một số vị cứ quả-quyết rằng: mọi sự được Đức Giêsu chuyển cho vua Abgar Edessa ở Lưỡng Hà Địa hồi thế-kỷ đầu rồi. Rõ ràng là, điều đó đã nguỵ-tạo hoặc giả-mạo rất dễ. Và, chẳng tài-liệu nào vốn dĩ tồn-tại để rồi, qua đó, những người như tôi lại có hy-vọng tìm được bằng-chứng rất như thế.

Cách hay nhất để ta biến-cải Đức Giêsu thành nhân-vật sống-động, khả dĩ lôi cuốn mọi người ở thế-giới Do-thái-giáo hôm nay cho bằng tái-tạo lại môi-trường sống giống thời Ngài. Có làm thế, may ra mới bắt chụp được lằn sáng cũng như tầm nhìn nào đó để thấy rõ bản-vị đích thật của Ngài.

Thành thử, ở đây, thiết tưởng ta cũng nên tìm cách tái tạo lại bầu không-khí mà Ngài hít thở, cùng với ý-tưởng và lý-tưởng lại đã khiến cho những người sống ở Palestine vào thế-kỷ đầu thêm sống động mới là việc phải lẽ.

Đặc-biệt, vùng nước lặng ở Galilê nơi đó mọi ước-mộng đạo-giáo cũng như các ganh-tương vặt-vãnh của người xưa và nhất là những người Galilê, lại là: lòng mến của bà con ta vẫn co-dãn từ sự tự-do mong thoát khỏi thể-chế do người La Mã cũng ảnh-hưởng lên hàng tư-tế ở Giuđêa và tạo co-dãn do bởi giai-cấp trí-thức có đại-diện là đám người Pharisêu nòng-cốt thống-trị.” (X. Gs Geza Vermes, Khuôn Trăng Diện Mạo Ngài Thay Đổi, nxb Tôn Giáo 2017)

Như người nghệ-sĩ vẫn cứ hát những ca-từ rõ mồn một, những là: “Sống buông xuôi theo ngày tháng, từng thu qua vời trông theo đã mờ, lệ rơi trên tim tôi, lệ rơi trên đôi môi…” thế mà người nghe vẫn cứ thích. Thích nghe và thích hát, dù ca-từ ấy đã khiến mình ngẫm nghĩ lại, thấy không đúng.

Nói về chuyện đúng/sai ở địa-hạt triết/thần, thật sự cũng khó nói. Khó đến độ, khi hát xuống đến những câu cuối mới thấy sững-sờ, ngờ ngợ như sau:

“Một mai khi xa nhau, người cho tôi tạ lỗi, dù kiếp sống đã rêu phong rồi.

  Giọt nước mắt xót xa. nhỏ xuống trái tim khô một đời tôi tê tái. Lắng nghe muôn cung sầu hắt xuống đời. Một trời tôi thương đau, một trời em mưa mau. Sống buông xuôi theo ngày tháng, từng thu qua vời trông theo đã mờ. Lệ rơi trên tim tôi, lệ rơi trên đôi môi. Yêu nhau một thời xa nhau một đời. Lệ này em nhỏ xuống hồn tôi. Yêu nhau một thời xa nhau một đời. Lệ này em nhỏ xuống hồn tôi…”

(Từ Công Phụng – bđd)

Chẳng biết người viết nhạc, khi hát vang ca-từ ở trên có thấy sợ hay không, cũng chẳng rõ. Chỉ rõ có một điều là: hát những lời như: “Yêu nhau một thời, xa nhau một đời, Lệ này em nhỏ xuống hồn tôi.” Là, nói lên tâm-trạng của những người từng xót xa khi xa nhau. Và, khi đã “xa nhau một đời” rồi, thì khi ấy mới thấy “Lệ này nhỏ xuống hồn tôi”. Lệ nhỏ xuống hồn, là vì tôi và em từng “Sống buông xuôi theo ngày tháng, từng thu qua vời trông theo đã mờ” nên mới nhớ.

Nhà Đạo mình, đôi lúc cũng thấy mình sống giống hệt như thế. Sống xa cách nhau nhiều, mới thấy rằng: những cãi-tranh, biện-luận về triết/thần chỉ khiến người trong cuộc “dễ xa nhau” mà thôi. Và khi đã xa nhau rồi, mới thấy là: “Giọt nước mắt xót xa nhỏ xuống trái tim khô một đời tôi tê tái. Và nhất là: “Lệ này em nhỏ xuống hồn tôi” đến chết thôi.

Hôm nay đây, lại cũng thấy có đôi giòng lệ be bé cứ “nhỏ xuống hồn tôi”, hồn em và hồn của nhiều người, như đấng bậc chóp bu trong Đạo lại đã giảng-giải những điều rất thông-thường như sau:

“Satan là tên vô-lại đã nói dối rồi còn lừa đảo, hứa hão đủ mọi chuyện để rồi khi nó rời khỏi hiện-trường rồi, người đối-thoại với nó thấy là mình trần-truống, trơ trụi.” Trên đây, là ý/lời trong bài chia sẻ Tin Mừng được Đức Giáo Hoàng Phanxicô tỏ bày trong thánh-lễ sáng ngày 10/2/2017 tại nguyện-đường thánh Martha, ở Rôma.

Trong bài chia-sẻ hôm ấy, ngày 10/2/2017, Đức Phanxicô đã cho thấy sự tương-phản giữa cung-cách do người nữ đầu đời là Eva tương-tác với con rắn trong vườn Địa Đàng và cách-thức Đức Giêsu phản-ứng lại với ác-thần/sự dữ sau 40 ngày ở chốn hoang-vu, sa mạc.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói: “Đối với Eva, “sư tổ của sự dối-trá đã” cho thấy y ta đúng là chuyên-gia trong việc lừa-đảo con người. Trước nhất, y ta làm cho Eva cảm thấy thoải-mái cái đã, sau đó y ta bắt đầu cuộc đối-thoại với bà, từng bước và từng bước đem bà đến nơi đến chốn mà hắn muốn bà ta đến.

Đức Giáo-Hoàng còn bảo: Hắn ta là tay lừa-đảo chánh-hiệu. Hắn hứa hẹn quí vị đủ mọi điều và rồi khi rời bỏ hiện-trường, quí vị mới nhận ra là mình trần-truồng, trơ-trụi một mình.

Đức Giêsu thì khác. Ngài không đi vào cuộc đối-thoại với ác-thần/sự dữ, nhưng Ngài đáp trả lại cơn cám-dỗ bằng cách trích-dẫn Kinh Sách. Đức Giáo Hoàng Phanxicô lại nói thêm: Con rắn tượng-trưng cho ác-thần/sự dữ lại tinh-khôn, ranh mãnh đến độ quí vị không thể nào đối-thoại với hắn ta được. Chúng ta đều biết thế nào là cám-dỗ, chúng ta đều biết tất cả những điều như thế là bởi chúng ta đều có tất cả những thứ cám-dỗ như: phù hoa, kiêu-hãnh, tham-lam, thèm muốn.

Đức Giáo Hoàng nói tiếp: Con người, thay vì nghe lời ác-thần/sự dữ rồi trốn chạy khỏi Đức Chúa, khi ta rơi vào cơn cám-dỗ, thì việc tốt nhất ta cần làm là: cầu nguyện. Khi ấy, hãy thưa với Chúa rằng: “Lạy Chúa xin giúp con. Con thật yếu đuối. Con không muốn trốn chạy khỏi Ngài đâu!” Cầu nguyện, là dấu-hiệu của sự can đảm, bởi lẽ giả như ta bị lừa vì thấy mình yếu kém đi nữa, ta cũng sẽ có can đảm để đứng lên mà tiến về phía trước xin Chúa thứ tha mọi yếu đuối lỡ lầm của mình, cũng được thôi.” (X. Cindy Wooden, Tin Mới Nhất tiếng Anh trong Catholic Herald 10/02/2017)

Đức Giáo Hoàng Phanxicô khi san-sẻ Lời Chúa ở nguyện-đường hôm ấy mới nói thế, chứ hỏi rằng: thời nay, Satan xuất-hiện ở đâu? Khi nào? Làm sao tránh được những kẻ như thế. Bởi, Satan nay rất khôn, chúng đội lốt dưới lằn áo của người an lành, hạnh đạo nữa, thì sao đây?

Lại nữa, bạn nghĩ sao khi nghe những câu như: “Đi với Hy Lạp thì như người Hy Lạp, với Do-thái thì như người Do-thái. Nói nôm na, là nói như người Việt mình vẫn bảo: “Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”, là như vậy.

Dù, “Áo Dòng không làm nên thày tu” đi nữa, thật cũng khó. Khó, không chỉ với trẻ nhỏ, thôi; nhưng còn khó cả với ông già/bà cả nay cứ “ù ù cạc cạc” mỗi khi tiếp xúc với truyền-thông/vi-tính những là Twitter, Instagram, Face Time… và gì gì đi nữa, cũng đều thế.

Nói tóm lại, nói thì dễ thực-hành mới thật là khó. Bởi, nếu Satan không khôn-khéo, lanh-lẹ và biến-thái muôn mặt, ắt ta không thể nào gọi chúng là ác-thần/sự dữ được. Chửa biết chừng, các đấng bậc hiền-lành/hạnh đạo cho lắm có khi càng biến-chất thành đám “quỉ tha ma bắt”, cũng không chừng.

Bước vào vườn thượng-uyển đầy lời lành thánh có câu truyện được đấng thánh-hiền kể như sau:

“Bấy giờ, Đức Giêsu phán bảo nó:

“Xéo đi! Satan! Vì đã viết:

Ngươi phải bái lạy Chúa, Thiên Chúa của ngươi,

và chỉ thờ-phượng một mình Ngài mà thôi.”

Thế rồi, ma quỷ bỏ Ngài,

và này các Thiên-thần tiến lại hầu hạ Ngài.”

(Mt 4: 10-11)

Phiếm luận và phiếm “loạn” ngày đầu năm 2017, tưởng cũng nên về với ý-kiến/suy-tư của rất nhiều vị và nhiều người, trong đó có thiền-sư Đạo Bụt là Thích Tánh Tuệ về cuộc đời, như sau:

Ngẫm nghĩ về cuộc đời:

1- Nếu ai hỏi tôi, điều gì tôi biết ơn nhiều nhất?

Tôi sẽ nói rằng, tôi biết ơn những điều tốt đẹp cũng như những điều xui xẻo tôi trải qua trong cuộc đời. Vì qua đó luyện cho tôi tính bớt kiêu ngạo, cũng như sự nhẫn nhục. Ngày xưa dịp Xuân về, tôi hay xuất hiện trên sân khấu, từng hát những bài tình ca, dành cho tình yêu, dành cho quê hương, nhưng nay, Trời đã lấy mất đi của tôi giọng hát, khiến tôi ngẫm rằng, sức khỏe của con người mong manh như giữa có và mất, sống và chết chỉ cách nhau trong gang tất, từ đó tôi trân trọng sức khỏe, sự sống, những khả năng, bạn hữu còn lại của mình hơn.

2- Nếu ai hỏi tôi, điều gì đã giúp tôi vẫn còn nuôi hy vọng trong cuộc sống?

Tôi sẽ nói rằng, niềm hy vọng là một cái gì đó tuy mơ hồ nhưng luôn tiềm ẩn trong tâm hồn tôi. Sống mà không còn niềm tin yêu hy vọng là chết khi đang sống. Vì thế tôi thích gần cỏ cây, tôi yêu thương súc vật, tình yêu thiên nhiên ban cho tôi nghị lực để thắng những chông gai. Con người chẳng khác nào thân cây cỏ.

3- Nếu ai hỏi rằng, tôi sợ lời chỉ trích của ai nhất ? Của bạn thân hay từ kẻ ghét mình ?

– Tôi sẽ nói rằng, không sợ lời chỉ trích của ai cả ! Vì chính tôi đã từng động não, chất vấn với chính lương tâm mình trong từng lời nói. Từng hành động. Chính mình có trách nhiệm với những điều mình viết. Những gì mình làm. Tránh không làm tổn thương người khác.

4- Nếu ai hỏi tôi rằng, điều gì khiến cho tôi thất vọng ?

– Tôi học được bài học ở đời là: đừng nuôi tham vọng sửa đổi được người khác như ý mình muốn. Trên đời này không ai nghĩ giống ai, cho nên, bình an nhất cho mình là hãy chấp-nhận-họ-như-họ-vậy và đòi hỏi, họ-phải-chấp-nhận-lại-tôi-như- tôi-từng-là. Không ai chạm tự ái của ai hết. Có thế mới có hòa bình được. Vì nếu ai cũng háo thắng, ham danh, trách người mà không nhìn lại mình, chẳng khác nào cười chê Con Lừa có lưng gù xấu xí, trong khi mình cũng là một Con Lừa không khác chi nó.

5- Nếu ai hỏi tôi rằng: Tình yêu chân thật là gì ? Làm sao nhận diện được nó ?

CHÚA NHẬT 3 MÙA CHAY

Lm. Anthony Trung Thành

 

Suy Niệm Chúa Nhật III Mùa Chay – Năm A

Bài Tin mừng Chúa Nhật hôm nay là cuộc trò chuyện giữa Đức Giêsu với người đàn bà xứ Samaria được thánh sử Gioan tường thuật lại.

Câu chuyện xảy ra trong bối cảnh Đức Giêsu tới thành Sykar thuộc xứ Samaria. Sau một quảng đường mệt nhọc, Đức Giêsu dừng chân nghỉ tại giếng Gia-cóp. Có lẽ Ngài rất khát nước, vì đó là giờ thứ sáu. Nhưng làm sao để có nước uống, vì giếng thì sâu, Ngài lại không có dụng cụ để múc nước. May mắn thay, lúc đó có một người đàn bà xứ Samaria tới lấy nước. Đức Giêsu nói với người đàn bà: “Xin bà cho tôi uống nước” (Ga 4,7). Nghe vậy, người đàn bà Samaria ngạc nhiên, vì từ lâu người Do thái và người Samaria không giao thiệp với nhau. Thậm chí họ là kẻ thù của nhau. Chính vì thế, người đàn bà mới trả lời với Đức Giêsu rằng: “Sao thế! Ông là người Do-thái mà lại xin nước uống với tôi là người xứ Samaria?” (Ga 4,9).

Thực ra, việc xin nước uống chỉ là cái cớ để Đức Giêsu bắt chuyện với người đàn bà. Mục đích của Đức Giêsu không phải là xin nước, nhưng Ngài muốn mạc khải cho bà biết những điều quan trọng về Ngài. Vì thế, sau khi nghe người đàn bà thắc mắc, Đức Giêsu mới bắt đầu vào nội dung chính của câu chuyện, Ngài nói với người đàn bà rằng: “Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban và ai là người nói với chị : cho tôi chút nước uống với, thì hẳn chị đã xin, và người ấy ban cho chị nước hằng sống” (Ga 4,10). Nghe những lời Đức Giêsu vừa nói, người đàn bà càng thắc mắc nhiều hơn. Đó cũng chính là sự chờ đợi của Đức Giêsu. Vì thế, Ngài mạc khải tiếp: “Ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời”(Ga 4,4,14). Giờ thì không phải Đức Giêsu xin chị uống nước mà chính chị mới là người xin Đức Giêsu uống nước. Chị nói: “Thưa Ngài, xin cho tôi thứ nước ấy, để tôi hết khát và khỏi phải đến đây lấy nước”(Ga 4,15). Như vậy, Đức Giêsu đã mạc khải cho chị biết, chính Ngài là Đấng Kitô. Cho nên không phải ai khác, mà chính Ngài là người ban cho chị Nước Hằng Sống. Rồi Ngài còn mạc khải cho chị về việc tôn thờ Thiên Chúa trong tinh thần và chân lý. Ngài nói: “Đã đến giờ và chính là lúc này, những kẻ tôn thờ đích thực, sẽ thờ Chúa Cha trong tinh thần và chân lý. Đó chính là những người tôn thờ mà Chúa Cha muốn” (Ga 4, 23).

Câu chuyện Tin mừng đến đây cho chúng ta thấy, Đức Giêsu đã đáp ứng niềm khát vọng sâu xa của người đàn bà. Bà đã biết về Đức Giêsu và tin nhận Ngài là Đấng Mêsia. Còn chúng ta: Đâu là niềm khát vọng của chúng ta? Chúng ta đã thực hiện sứ mạng đem “Nước” cho những người khác như thế nào?

  1. Đâu là niềm khát vọng của chúng ta?

Trước hết, mỗi chúng ta cũng có những khát vọng thuộc lãnh vực tự nhiên: Khát nước, khát cơm ăn áo mặc, khát tình cảm, khát chân lý, khát tự do, khát yêu thương, khát công bằng, khát hạnh phúc… Nhưng những khát vọng này của chúng ta không bao giờ được thỏa mãn một cách tuyệt đối. Vì: uống nước rồi vẫn khát, ăn rồi vẫn đói; tình cảm không bao giờ đong đầy. Ngoài ra, với tâm lý “được voi đòi tiên” của con người thì sự thỏa mãn càng không bao giờ đủ. Chính người đàn bà xứ Samaria hằng ngày vẫn đến giếng Giacóp lấy nước. Bà đã có 5 đời chồng rồi, nhưng hiện vẫn sống với người chồng thứ 6. Hơn nữa, con người vẫn mong muốn những cái tuyệt đối, mà ở trần gian này không có cái gì là tuyệt đối: Tình yêu, công lý, tự do, hạnh phúc…chỉ là tương đối mà thôi.

Thứ đến, mỗi chúng ta cũng có những khát vọng thuộc lãnh vực siêu nhiên như: Khát đức tin, khát Chúa, khát Nước hằng sống, khát hạnh phúc Thiên đàng…Sự khát khao thuộc lãnh vực siêu nhiên này chúng ta chỉ được thỏa mãn nơi Chúa. Vì, “Chỉ trong Thiên Chúa mà thôi, hồn tôi mới được nghỉ ngơi yên hàn” (Tv 61,2). Chính Đức Giêsu cũng đã nói với người đàn bà: “Ai uống nước này, sẽ lại khát. Còn ai uống nước tôi cho sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời” (Ga 4, 13-14).

Chính vì vậy, Mùa chay, Giáo hội kêu mời chúng ta khỏa lấp lòng khao khát sự sống siêu nhiên bằng việc gặp gỡ Đức Giêsu:  qua Lời của Ngài, qua các Bí tích, nhất là Bí tích Giao hòa và Bí tích Thánh Thể. Chúng ta cũng có thể khỏa lấp lòng khao khát sự sống siêu nhiên bằng đời sống cầu nguyện và sự chia sẻ cơm áo cho tha nhân.

  1. Chúng ta có sứ mạng đem “Nước Hằng Sống” cho những người khác?

Sau khi người đàn bà được Đức Giêsu “cho uống nước hằng sống,” bà đã chạy về thành và kêu gọi mọi người “Mau hãy đến xem, có một ông đã nói với tôi tất cả những gì tôi đã làm. Phải chăng ông đó là Ðấng Kitô?” (Ga 4,29). Dân chúng tuôn nhau ra khỏi thành và đến cùng Ngài. Nhiều người tin vào Đức Giêsu do lời chứng của người đàn bà. Họ mời Đức Giêsu ở lại với họ hai ngày. Sau đó, họ nói rằng: “Giờ đây, không phải vì những lời chị kể mà chúng tôi tin, nhưng chính chúng tôi đã được nghe lời Người và chúng tôi biết Người thật là Ðấng Cứu Thế” (Ga 4,42).

Sứ vụ của người đàn bà cũng là sứ vụ của mỗi người chúng ta. Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu đã nói cho các môn đệ biết về công việc của Ngài: “Lương Thực của Thầy là làm theo ý Ðấng đã sai Thầy và chu toàn công việc của Ngài”(Ga 4,34). Công việc của Đức Giêsu là loan báo Tin mừng. Đó cũng là công việc của các Tông đồ và là công việc của mỗi người chúng ta. Công việc đó luôn có tính cấp bách. Chính Đức Giêsu đã cho biết: “Các con chẳng nói: còn bốn tháng nữa mới đến mùa gặt đó ư? Nhưng Thầy bảo các con hãy đưa mắt mà nhìn xem đồng lúa chín vàng đã đến lúc gặt. Người gặt lãnh công và thu lúa thóc vào kho hằng sống, và như vậy kẻ gieo người gặt đều vui mừng. Ðúng như câu tục ngữ: Kẻ này gieo, người kia gặt. Thầy sai các con đi gặt những gì các con không vất vả làm ra; những kẻ khác đã khó nhọc, còn các con thừa hưởng kết quả công lao của họ” (Ga 4,35-38).

Để loan báo Tin mừng có hiệu quả, chúng ta cần phải luôn chủ động, đi bước trước để đến với tha nhân. Đức Giêsu đã luôn làm như thế. Ngài đã đi bước trước qua việc bắt đầu câu chuyện bằng việc xin nước người phụ nữ. Rồi sau đó, Ngài đã mời gọi người phụ nữ uống Nước Hằng Sống. Ngài đi bước trước đến bàn thu thuế và mời gọi ông Lêvi đi theo Ngài. Ngài đi bước trước để đến với ông Giakêu khi ông đang ở trên cây sung để cho ông biết “hôm nay tôi đến trọ nơi nhà ông.” Ngài đi bước trước đến đồng bàn với những người thu thuế và tội lỗi để mời gọi họ bỏ quá khứ tội lỗi để trở về với Ngài…

Chúng ta cũng phải noi gương Đức Giêsu, đi bước trước đến với những người cần đến chúng ta. Đặc biệt là những người đang gặp khó khăn trong đời sống đức tin. Những người gặp khó khăn trong đời sống gia đình. Những người bỏ Chúa và Giáo hội lâu năm. Những người đang bất hòa với chúng ta. Thậm chí là những người đang hằn thù, ghen ghét chúng ta. Chúng ta cần đi bước trước để bắt chuyện với họ, giúp họ nhận ra con người thật của mình, cần đến Chúa để họ trở về với Chúa và Giáo hội.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho mỗi người chúng con biết từ bỏ tội lỗi, trở về với Chúa. Xin cho chúng con luôn biết khỏa lấp những khát khao trong cuộc sống bằng chính Chúa. Từ đó, chúng con trở thành những sứ giả đem Chúa đến với anh chị em và đem anh chị em trở về với Chúa.  Amen.

SÁM HỐI

Gm Giuse Vũ Văn Thiên

Phút suy tư-Sám hối

Mỗi khi Mùa Chay về, lời mời gọi sám hối lại vang lên, như tiếng nhắc nhở thúc giục chúng ta canh tân thay đổi cuộc đời. Sám hối là hành vi nhận ra những lỗi lầm thiếu sót của mình, đồng thời trở về với Chúa để nối lại tình thân nghĩa với Ngài. Sám hối cũng giúp chúng ta trở về với anh chị em để sống trong hòa thuận an vui. Thực ra, người tín hữu được mời gọi sám hối mỗi ngày, bởi lẽ họ sống trong cuộc đời đầy những cám dỗ bon chen tính toán. Tuy vậy, Mùa Chay là “mùa thuận tiện” để chúng ta sám hối chân thành, nhờ đó, nhận được ơn tha thứ của Chúa. Sám hối, chay tịnh và nguyện cầu, đó là ba thực hành truyền thống có liên quan mật thiết với nhau, đồng thời diễn tả vẻ đẹp của đức tin và tính toàn vẹn của đời sống người Kitô hữu, trong mối tương quan hướng về Chúa và tha nhân.

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta phải đối diện với biết bao cám dỗ. Trước những mời gọi ngọt ngào mà chứa đầy nọc độc nguy hiểm, chúng ta dễ bị ngã gục và đánh mất chính mình. Nói cách khác, chúng ta dễ phạm tội xúc phạm đến Chúa và mất lòng anh chị em. Sám hối là chân thành thẳng thắn nhìn nhận những tội lỗi của mình, nghiêm túc theo ánh sáng của lương tâm soi rọi vào tâm hồn, để lượng giá những hành vi cử chỉ là tốt hay xấu. Giáo lý công giáo dạy chúng ta, khi phạm tội, chúng ta không chỉ xúc phạm đến những người bị thiệt thòi xung quanh, nhưng còn xúc phạm đến Chúa. Bởi lẽ Chúa dạy chúng ta hãy làm điều lành, tránh những điều dữ, nhưng chúng ta thường có khuynh hướng làm ngược lại điều Chúa dạy. Một khi thẳng thắn nhận ra những khuyết điểm của mình, chúng ta mới có thể đón nhận ơn tha thứ của Chúa cũng như sự thông cảm của anh chị em, đồng thời thay đổi cuộc sống, từ bỏ tội lỗi và nên hoàn thiện. Chân thành nhận ra lỗi lầm của mình cũng giống như một bệnh nhân đến gặp thày thuốc. Thiếu sự chân thành, thày thuốc không thể đoán bệnh và đề nghị một phác đồ chữa trị hiệu quả.

Sám hối không chỉ dừng lại ở một tình trạng tâm lý hối tiếc về những điều xấu đã làm, nhưng lòng sám hối đích thực được thúc đẩy bằng lòng yêu mến Chúa. Khi chúng ta cảm nhận được sự tốt lành của Chúa, chúng ta càng đau buồn vì đã xúc phạm đến Ngài. Tâm trạng hối tiếc này cũng giống như cảm nhận về sự lạm dụng lòng tốt của một người làm ơn cho mình, đi ngược lại với ý muốn và đã phản bội người đó. Giáo lý truyền thống phân biệt ăn năn tội “Con-tri-xong – Contritio” (ăn năn tội cách trọn) và ăn năn tội “A-tri-xong – Attritio” (ăn năn tội cách chẳng trọn). Ăn năn tội cách trọn là hối tiếc về những lầm lỗi, vì nhận ra Chúa tốt lành vô cùng. Ăn năn tội cách chẳng trọn là cảm thấy sợ hãi vì những hình phạt của Chúa sẽ giáng xuống trên những ai đã phạm tội. Nói cách khác, ăn năn tội cách trọn là hành vi được thúc đẩy bằng lòng mến, và cố gắng xa lánh tội để chuộc lỗi và để thể hiện lòng mến Chúa. Ăn năn tội cách chẳng trọn là sợ hãi Chúa và hình phạt của Ngài. Lối phân biệt này hiện nay không còn thông dụng nữa, nhưng thiết tưởng, chúng ta có thể coi đó như từng bước của tiến trình sám hối. Trước hết là sợ hãi, sau đó là mến yêu. Trước đó thuần túy là tình trạng tâm lý, sau đó là sự sám hối chân thành, với thiện ý chừa bỏ tội lỗi.

Sám hối không chỉ là một công thức hay một thói quen chiếu lệ, nhưng là một thực hành đạo đức, đi liền với tâm tình cầu nguyện, việc xưng thú tội lỗi và hứa với Chúa sửa lại những lỗi lầm. Giáo lý truyền thống nhắc đến 4 bước của lộ trình hòa giải: Một là xét mình, hai là ăn năn dốc lòng chừa, ba là xưng tội, bốn là đền tội (Kinh Bản hỏi). Như thế, hành vi sám hối chỉ mang lại những hiệu quả thiết thực, khi chúng ta thành khẩn xưng thú với Chúa qua thừa tác viên của Bí tích Hòa giải, đồng thời hứa với Chúa chừa bỏ tội lỗi và những cơ hội có thể dẫn đến việc phạm tội. Khái niệm “đền tội” lâu nay cũng bị nhiều người hiểu lầm. Khi một hối nhân xưng tội, các cha giải tội thường chỉ dẫn việc đền tội. Mục đích của việc đền tội là để làm nguôi cơn giận của Chúa, đồng thời sửa lại những lỗi lầm đã xúc phạm hoặc những thiệt hại lỗi công bằng đối với người bị thiệt thòi. Thông thường, các cha giải tội thường khuyên hối nhân đọc một vài kinh như kinh Lạy Cha, kinh Mười Điều răn hay kinh Tin Kính… Trong suy nghĩ của nhiều người, việc đọc kinh đó là “đền tội”. Vô tình chúng ta coi việc thân thưa với Chúa những lời kinh lại là những hình phạt. Tâm tình con thảo đối với Cha hiền trở thành một gánh nặng. Hơn nữa, nếu lăng mạ người khác hoặc lỗi công bằng với những người xung quanh, mà chỉ đọc một hai kinh như vậy, thì quá dễ dàng! Điều này đã gây nên quan niệm sai lạc nơi một số tín hữu. Họ cho rằng cứ phạm tội, thậm chí những tội trọng như phá thai, trộm cắp, rồi xưng tội và chỉ đọc vài kinh đền tội là xong, quá nhẹ nhàng và dễ dãi! Thực ra, nếu hối nhân được đề nghị đọc một vài kinh sau khi xưng tội, thì đó chỉ là những gợi ý cầu nguyện để xin ơn tha thứ, đồng thời thể hiện thiện chí của mình. Xin đừng coi lời cầu nguyện là “hình phạt”, nhưng đó là tâm sự thân thiết của chúng ta với Chúa, như tâm tình của một người con thảo với cha hiền, để giãi bày lòng yêu mến biết ơn chân thành. Việc đền tội đúng nghĩa, đó là sửa lại những lỗi lầm, đền bù những thiệt hại về tinh thần cũng như vật chất, làm hòa với những người mình đã lỡ xúc phạm. Bí tích Hòa giải giúp chúng ta lãnh nhận ơn tha thứ của Chúa vì các tội chúng ta đã phạm, nhưng còn hậu quả của tội (ta thường gọi là vạ, hoặc hình phạt do tội), chúng ta có được tha hay không còn tủy thuộc mức độ thành tâm và thiện chí sửa lại hậu quả tội lỗi của chúng ta.

Nơi não trạng của một số tín hữu ngày nay, việc lãnh nhận Bí tích Hòa giải bị lơ là, thậm chí coi thường. Xin nhắc lại Luật của Giáo Hội “xưng tội trong một năm ít là một lần”. Trả lời câu hỏi trong cuộc phỏng vấn của Radio Renascença ngày 14-9-2015: “Đức Thánh Cha xưng tội bao lâu một lần?”, Vị Giáo Hoàng mang tên Phanxicô đã trả lời: Mỗi 15 hay 20 ngày. Tôi xưng tội với một cha người Pháp, cha Blanco, người ân cần đến đây và nghe tôi xưng tội. Và tôi chưa bao giờ phải gọi xe cứu thương để đưa cha về nhà, trong trường hợp cha sốc vì nghe các tội của tôi cả”. Những bậc thày về tu đức cũng khuyên chúng ta thường xuyên giao hòa với Chúa qua Bí tích này, nhờ đó, chúng ta tìm được tâm hồn thanh thản, an vui, vì “phúc cho những ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn xem Thiên Chúa” (Mt 5,8). Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định: tòa giải tội không là tòa để lên án, nhưng là nơi trải nghiệm lòng thương xót và ơn tha thứ. Ngài nói với các linh mục: “Truyền thống dạy cho chúng ta biết, khi ngồi tòa giải tội, anh em có hai vai trò, vai trò bác sĩ và vai trò quan tòa. Bác sĩ để chữa lành, quan tòa để xá tội”.

Như đã nói ở trên, sám hối không chỉ là thực hành đạo đức của Mùa Chay, nhưng là việc làm hằng ngày của người tín hữu. Cụ thể, trước khi cử hành thánh lễ, chủ sự cùng với cộng đoàn phụng vụ, đều khiêm tốn nhìn nhận những lỗi lầm của mình qua kinh “Thú nhận” và kinh “Thương xót”. Thanh tẩy tâm hồn trước khi tế lễ là một nghi thức có thể thấy trong nhiều tôn giáo, tín ngưỡng. Nghi thức này giúp cho con người trở nên tinh tuyền, xứng đáng trình diện trước các vị thần linh. Một khi tâm hồn được thanh tẩy, lòng thành của con người được Thượng đế chứng giám và những ước nguyện của họ được Ngài chấp nhận. Người nào nghiêm túc xét mình và năng sám hối sẽ dễ dàng tiến thân trong hành trình hoàn thiện. Họ dễ dàng lượng giá những hành vi và lối sống hiện tại của mình, nhận ra con đường của mình đang đi là đúng hay sai, kịp thời sửa lại nếu có những lạc lối và bước đi trên con đường ngay thẳng chính trực.

CHÚNG TA BỊ MA QUỶ ĐÁNH LỪA!

lm Jos. Tạ Duy Tuyền

Chúa nhật 3 mùa chay, năm A

Có người nói đùa rằng: Chúa đã tạo nên thế gian chứ không phải “thế ngay” nên ở đâu cũng thấy sự gian dối lừa gạt. Và xem chừng sự lừa dối cũng tăng tốc theo đà tiến của nhân loại. Thế giới càng văn minh thì sự lừa dối lại càng tinh vi.

Ngày hôm nay ở môi trường nào cũng có sự lừa dối. Lừa dối trong kinh doanh hàng hóa bằng hình thức đa cấp, bằng mẫu mã, bao bì, bằng sự ngon miệng… Lừa dối trong tôn giáo bằng việc sống hai mặt, giả nhân giả nghĩa, đánh bóng chính mình . . . Hầu hết các vụ lừa dối thường có lợi cho bản thân nhưng thiệt hơn rất lớn về tài sản, về danh dự cho tập thể và cá nhân người bị hại. Có những trường hợp lừa dối ở mức siêu đẳng đến nỗi ai họ cũng lừa được và môi trường nào cũng bị họ lừa. Thế nên, sống trong một môi trường thực hư lẫn lộn điều khôn ngoan là phải tỉnh thức và suy xét để không bị lừa dối.

Trong chuyện cổ học Trung Hoa có kể rằng: Chu Cổ Dân rất thích văn học lại có tài năng, một hôm ông ta đến nhà của Thang tiên sinh, Thang tiên sinh nói:

– “Mọi người đều nói anh rất có tài đánh lừa người khác, giả như anh có thể đánh lừa tôi đi ra bên ngoài cửa, thì tôi mới phục anh là người có tài”.

Chu Cổ Dân cười cười nói:

– “Làm sao có thể như thế được, bên ngoài gió rất lạnh anh làm sao có thể dám đi ra chứ ? Giả như anh đi ra ngoài cửa còn tôi ở trong nhà, thì nhất định tôi có thể dùng kế để lừa anh đi vào”.

Thang tiên sinh cho là có lý, thế là đi ra ngoài cửa, nói với Chu Cổ Dân:

– “Dùng phương pháp của anh để lừa tôi đi vào chứ ?”

Lúc ấy, Chu Cổ Dân cười, nói:

– “Tôi đã lừa ông đi ra ngoài cửa rồi đấy nhé”.

Trong đời sống thiêng liêng ta cũng dễ bị ma qủy đánh lừa bằng biết bao cám dỗ ngọt ngào. Nó mời chào bằng những hình thức quảng cáo thật hấp dẫn. Nó đi vào lòng người từng ngày và chiếm trọn hồn ta. Hằng ngày biết bao người bị cám dỗ qua sách báo phim ảnh xấu. Nó làm cho con người có nhu cầu thèm khát. Từ thèm khát đến nghiện ngập lúc nào mà ta chẳng hay. Hằng ngày cũng có biết bao những giao tiếp làm chúng ta từng xao xuyến đi vào con đường xấu. Có người vì mối làm ăn mà xa Chúa. Có người vì chỉ muốn thử một lần cho biết để rồi trở thành con nghiện . . . Đó là lúc ma quỷ đang gieo vào lòng chúng ta những cơn đói khát để ta chỉ biết tìm kiếm thỏa mãn nhu cầu thế xác mà quên đi gìn giữ nét đẹp linh hồn là hình ảnh của Chúa.

Người phụ nữ Samria đã từng lao vào cơn thèm khát dục tình. Chị thèm khát và đã lạng quạng kiếm chác tới năm người đàn ông một lúc mà vẫn không thỏa mãn đam mê. Chị vẫn thèm khát, vẫn khắc khoải trong cơn nghiện trần tục.

Thánh Gioan đã nói “vì chị đã có 5 đời chồng”. Nói 5 đời chồng không có nghĩa là một mình thiếu phụ đã đi lập gia đình năm đời chồng liên tiếp. Nhưng có lẽ là 5 mối tình bất chính. Năm mối tình nhưng vẫn không thỏa mãn cơ mê. Cho tới khi chị gặp được Đức Giê-su, Đấng có thể hiểu thấu lòng chị. Đấng đã cho chị biết cơn khát dục vọng sẽ không bao giờ làm ta thỏa mãn, chỉ khi biết tự chủ cơn khát bằng nguồn ơn thánh của Chúa sẽ giải thoát chị khỏi nô lệ xác thịt. Vì chưng, chính Chúa Giê-su đã nói: “Ai uống nước này sẽ không còn khát nữa”.

Mùa chay mời gọi chúng ta hãy tự kiểm điểm lại đời sống của mình: tôi đang khao khát những gì? Tôi đã tìm được chúng chưa? Tôi thường tìm thoả mãn về những điều gì? Điều đó có giúp ta nên thánh hay đang huỷ hoại mình trong những cơn đói khát bất chính?

Lời Chúa vẫn mời gọi chúng ta: “ai uống nước này sẽ không còn khát nữa”, chúng ta có tin và sống như thế hay không? Hay chúng ta vẫn đói khát của cải danh vọng, quyền thế để khi không được, chúng ta lại trách Chúa như dân Do Thái hồi ở Masa trong sa mạc năm xưa?

NƯỚC TRƯỜNG SINH

Am Trần Bình An

Chia sẻ Tin Mừng CN 3 MC NA 2017 (Ga 4, 5-42)

Nước Trường Sinh

Giữa mênh mông đồi núi nóng bỏng của vùng sa mạc Negev ở miền nam Israel, chốc chốc lại hiện ra những ốc đảo, những nhà kính trồng rau tươi tốt, những cánh đồng mầu xanh mát mắt của cây trái trĩu cành.

Nguồn nước tự nhiên như biển hồ nước ngọt Galilee và nước ngầm đang ngày càng cạn kiệt; lượng mưa giảm và không bù được lượng nước bốc hơi. Người Israel đã bù đắp sự thiếu hụt này chủ yếu bằng các nhà máy lọc nước biển; tái chế nước thải; quản lý, sử dụng nước hiệu quả; phát triển các công nghệ về nước và nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề nước.

Nằm cách Tel Aviv 50 km về phía bắc, bên bờ Địa Trung hải là nhà máy khử mặn nước biển Hadera có công suất 127 triệu m3 nước ngọt chất lượng cao mỗi năm. Đây là tổ hợp lớn nhất trong bốn nhà máy sản xuất nước sinh hoạt từ nước biển ở Israel.

Ông Abraham Tenne, phụ trách lĩnh vực khử mặn nước biển thuộc Cơ quan quản lý nước (Water Authority) của chính phủ Israel, cho biết nhà máy Hadera sử dụng điện để xử lý nước biển theo hai chu trình, trong đó áp dụng công nghệ màng lọc nhiều lớp thẩm thấu nước ngọt, thải muối trở lại biển. Nước lọc từ các nhà máy khử mặn này còn được bổ sung nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe, sau đó được cung cấp làm nước sinh hoạt cho cả nước theo mạng lưới đường ống nước quốc gia.

Tuy giá thành nước khử mặn của Israel vào hàng thấp nhất thế giới, chỉ 0,55 USD (hơn 11.000 VND)/m3, nhưng chi phí như vậy cũng rất lớn, không thể ào ạt xây thêm các nhà máy khử mặn. Do vậy biện pháp hiệu quả tiếp theo là tái chế nước sinh hoạt.

Với công suất mỗi ngày xử lý 370.000 m3 nước thải, Shafdan là nhà máy lớn nhất trong hơn 100 tổ hợp tái chế nước thải sinh hoạt ở Israel. Nước và chất thải của 2,3 triệu dân ở 23 thành phố, khu dân cư vùng Gush Dan được dẫn về nhà máy Shafdan qua mạng lưới đường ống lớn. Ngoài nước, mỗi ngày còn có hơn 40 tấn cặn được xử lý thành phân bón cung cấp miễn phí cho nông dân. Các kỹ sư ở tổ hợp Shafdan đã không đùa khi nói rằng mỗi giọt nước ở Israel được sử dụng hai lần.

Chính người Israel đã sáng tạo ra công nghệ tưới nước nhỏ giọt, áp dụng vào nông nghiệp trong nước từ giữa thập kỷ 1970. Ngày nay, 100% mùa màng ở Israel được tưới nước, trong đó 75% được tưới theo phương pháp nhỏ giọt. Hệ thống nhỏ giọt không chỉ tưới nước, mà còn dẫn phân bón, thuốc trừ sâu, trừ cỏ đến tận rễ cây, như lời một nông dân vùng sa mạc Negev nói: “Đưa vào tận miệng; tưới cây chứ không tưới đất.” Nhờ phương pháp tưới tiên tiến, từ năm 1975 đến 2010, sản lượng nông nghiệp ở Israel đã tăng 12 lần, nhưng lượng nước tưới không tăng. Áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, năng suất cây trồng ở Israel tăng gấp đôi và hơn 80% các nông phẩm từ phương pháp này được xuất khẩu. (Mai Hương, Israel: Những giải pháp cho một đất nước khô cằn)

 

Nước là tài nguyên sống còn của Israel giữa vùng cận sa mạc cháy bỏng. Nên rất có ý nghĩa khi Đức Giêsu muốn dùng nước để ám chỉ phương tiện cứu vãn cuộc sống viên mãn, trong Tin Mừng Chúa nhật thứ ba Mùa Chay. Từ xưa, Cựu Ước từng tôn xưng Thiên Chúa là suối nguồn sống (Tv 36, 9) và là mạch nước trường sinh (Gr 17, 13). Qua câu chuyện với một phụ nữ Samaria, Đức Giêsu đã dẫn dắt chị và tất cả mọi người đến Nước Trường Sinh.

 

Ban cho ai thành khẩn, khiêm tốn

“Ở đấy, có giếng của ông Giacóp. Người đi đường mỏi mệt, nên ngồi ngay xuống bờ giếng. Lúc đó vào khoảng mười hai giờ trưa.” Chi tiết tường thuật rất chính xác về trạng thái, không gian và thời gian, cho biết Đức Giêsu đến giếng trước, chờ đợi người nào đến kín, để xin nước giải khát. Người luôn chủ động chờ đợi và chủ động gần gũi, cũng như luôn ân cần chờ đợi bên ngoài cánh cửa tấm lòng mỗi con người. “Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ được mở cho. Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì sẽ thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho.” (Mt 7-8)

Hoá giải sự mâu thuẫn dân tộc, bước qua sự lãnh đạm, Đức Giêsu gây thiện cảm, khéo léo hoán chuyển vai trò, từ người đi xin thành người cho đi, dịu dàng dẫn dắt người phụ nữ vào chủ đề : “Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban, và ai là người nói với chị: “Cho tôi chút nước uống”, thì hẳn chị đã xin, và người ấy ban cho chị nước hằng sống.” Ban đầu, người phụ nữ còn lầm lẫn hai thứ nước, sau hiểu ra, liền mau mắn van xin: “Thưa ông, xin ông cho tôi thứ nước ấy,…”

Ban dồi dào nhưng không

“Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban.” Đức Giêsu đã khơi mào ơn Chúa luôn sẵn sàng trao ban. Chỉ cần nhận ra hồng ân Chúa ban nhưng không, để xứng đáng lãnh nhận. “Ai khát, hãy đến với tôi, ai tin vào tôi, hãy đến mà uống!”Như Kinh Thánh đã nói: Từ lòng Người, sẽ tuôn chảy những dòng nước hằng sống. (Ga 7, 37-38)

Dân Do Thái trong sa mạc đã yêu cầu ông Môsê: “Xin cho chúng tôi nước để chúng tôi uống.” (Xh 17, 2) Chúa phán ông lấy gậy đập vào một tảng đá, sẽ vọt nước ra cho dân. Nay phụ nữ Samari cũng xin như vậy, Đức Giêsu liền rộng lượng dào dạt trao ban. Khiến chị hân hoan, bỏ lại vò nước, bỏ lại những gì vướng víu cõi trần, những cám dỗ, dục vọng, chạy về báo tin vui cho dân làng.

Nước trường sinh dồi dào, mãnh liệt, tâm hồn thanh thoát, Kitô hữu không còn khao khát sự đời hư vong. “Trông cậy như thế, chúng ta sẽ không phải thất vọng, vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta.” (Rm 5, 5)

Ban sự sống vĩnh cửu

 

Nước trường sinh còn là nguồn mạch sự sống đời. Nhờ vậy, không quyền lực đen tối nào có thể chia lìa người Kitô hữu ra khỏi vòng tay yêu thương của Thiên Chúa.“Cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, chiều cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Ðức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta.” (Rm 8, 38-39)

Tâm hồn thấm đẫm nước trường sinh, chị Samaria công khai tuyên xưng đức tin: “Tôi biết Ðấng Mêsia, gọi là Ðức Kitô, sẽ đến. Khi Người đến, Người sẽ loan báo cho chúng tôi mọi sự.” Rồi sau đó, chị trở nên chứng nhân Tin Mừng cho cả dân làng. Họ được mời gọi đến đón rước Đức Giêsu. “Số người tin vì lời Ðức Giêsu nói còn đông hơn nữa.” Người dừng chân lưu lại giảng dạy hai ngày liền.

“Xin nước bà Samaritana, mượn lừa cỡi vào thành Jerusalem, mượn thuyền ngồi giảng, mượn phòng lập phép Thánh Thể, nhìn đồng tiền bà góa bỏ vào hòm cúng; chủ nhân đâu ngờ việc không đâu mà mình được hân hạnh đến thế!” (Đường Hy Vọng, số 825)

Lạy Chúa Giêsu, xin giải thoát chúng con khỏi những cơn khát của cải, danh vọng, thèm muốn những thứ phù vân, mà không bao giờ cảm thấy thoả mãn. Xin Chúa thương ban chúng con nước trường sinh, để được tỉnh ngộ, buông bỏ mọi sự, vinh hạnh rước Chúa vào tâm hồn.

Khấn xin Mẹ Maria cầu bầu cho chúng con sáng suốt phân biệt đâu là sự thật, đâu là chân lý trong đời, để chúng con biết chọn Chúa, đón nhận nguồn nước trường sinh, trở nên chứng nhân của Tin Mừng giữa thế gian. Amen.

VIDEO THÁNH VỊNH ĐÁP CA

LM La Thập Tự

Kính gởi quý vị – đặc biệt là quý ca trưởng

Lời dẫn và Đáp ca bằng Video

Chủ Nhật 3 Mùa Chay Năm A

https://www.youtube.com/watch?v=7Md7kdWMIYM

Và bài Thánh ca của LM La Thập Tự

Rất quý mến

Tamlinhvaodoi

CHÚA HIỆN DIỆN ĐÓ, KHI TA KHÁT

(Trích trong ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’)

Chúng ta đang chứng kiến Chúa Giêsu khởi đầu đời sống công khai. Người rời xứ Giuđêa, vì ở đó sự thành công của Người làm cho nhóm Biệt phái tức giận. Trong giai đoạn này, Chúa không muốn đi vào cuộc tranh chấp mà bọn họ sửa soạn cho Người, nên Người đi qua Samaria để lên Galilêa. Tại Samaria xảy ra một cuộc gặp gỡ mở màn cho việc rao giảng cho dân ngoại toàn thế giới. Chúa Giêsu dừng chân ở núi Garidim. Từ 400 năm, đó là Núi Thánh của dân bản xứ. Vì kình địch với người Do Thái, họ đã biến ngọn núi này thành một nơi cạnh tranh với Giêrusalem. Đi đường xa mệt mỏi, Chúa Giêsu ngồi xuống bên bờ giếng Giacóp, trong lúc môn đệ đi vào làng mua thức ăn. Trong cuộc đối thoại với người đàn bà ra giếng múc nước, ta thấy ngay ý Người muốn dùng nước làm biểu tượng để mặc khải sứ mệnh và danh tính Người. Câu chuyện người đàn bà xứ Samaria thường được dẫn ra làm tỉ dụ về khoa sư phạm tuyệt vời của Chúa đối với con người. Chúa thâm nhập vào trong tâm trí con người, để làm nổ tung các giới hạn của nó, mở nó ra đón nhận chân lý cao cả hơn bắt nguồn từ Thiên Chúa, chớ không phải từ con người.

Đầu hết, Chúa Giêsu gợi óc tò mò tìm hiểu của người phụ nữ. Muốn thế, người đặt mình vào mức tầm thường của đời sống hằng ngày, vào mức của công việc múc nước vất vả. Người làm cho linh cảm rằng không phải chỉ cần có thứ nước đó để sống mà thôi, không phải chỉ có những thực tại vật chất mới là quan trọng trong đời sống. Do đó phản ứng đầu tiên của người đàn bà Samaria là: xin ông cho tôi thứ nước ban sự sống. Phản ứng lẫn lộn vừa ước muốn thoát khỏi sự vất vả thường ngày vừa lòng khao khát biết Chúa Giêsu muốn nói gì.

Chúa làm cho bà thắc mắc hoàn toàn khi thấy rằng Người nhìn tận đáy lòng bà. Bà hãy về gọi chồng lại đây. Hoàn cảnh bây giờ trở nên nan giải cho người phụ nữ, và bà lái câu chuyện sang hướng khác. Phản ứng rất tự nhiên.

Về việc thờ phượng tại Giêrusalem thì sao? Chúa Giêsu theo bà ‘đi vòng quanh’, lợi dụng cơ hội để nói thế nào là tôn thờ thật sự. Càng lúc càng thắc mắc thêm, bà nghĩ còn có cách nói tới việc Đấng Cứu Thế sẽ đến để thoát khỏi cuộc đàm luận này. Đó là lúc Chúa Giêsu chọn để tự mặc khải mình ra. Chính Ta đang nói với ngươi đây, Ta là Đấng ấy. Bấy giờ bà tin vào Chúa Giêsu và thuật lại điều đã xảy tới, đó là Tin Mừng rồi.

Chúa hiện diện gần gũi với đời sống cụ thể thường nhật của ta. Ta có biết nhận ra Người không? Có chấp nhận đối thoại với Người không? Có chấp nhận rằng không phải chỉ có những của cải vật chất mới là quan trọng chăng? Ta có cố gắng không để cho mình bị vật chất hóa chăng? Không phải chỉ có nước uống nuôi xác, còn có nước chảy vọt ra thành sự sống đời đời. Đời sống ta có được nuôi dưỡng bằng kinh nguyện và thờ lạy không?

TRONG THÁNH THẦN VÀ CHÂN LÝ

Ẩn danh

Trong một câu chuyện ngụ ngôn “Những Sinh Vật của Thói Quen”, kể rằng có hai vợ chồng bác nông dân kia cảm thấy cần phải sửa chữa cái chuồng gia súc cũ. Nóc chuồng thì dột, một vài tấm ván ghép tường bị mục, còn sàn chuồng bằng đất lại lồi lõm nên bị đọng nước mỗi khi trời mưa. Thế rồi chuồng mới được xây lên và chuồng cũ bị phá hủy trước khi mùa đông đến. Sáng hôm sau, trước khi đi phố mua thêm đồ dùng, bác cho gia súc ra đồng cỏ và để cửa chuồng mở phòng hờ nhỡ khi thời tiết đổi xấu. Mà thật, thời tiết trở nên xấu thậm tệ. Nhiệt độ xuống thấp dần, mưa bắt đầu rơi và nước mưa chuyển thành băng. Bác nông dân cảm thấy rất vui khi nghĩ mấy con vật giờ đang được ấm áp trong căn chuồng mới. Khi bác về tới nhà liền đi thẳng ra chuồng thú vật, nhưng căn chuồng trống rỗng chẳng có con vật nào cả. Bác vội chạy ra ngoài tìm kiếm và thấy một cảnh thật lạ lùng. Đó là mấy con vật trông thật tội nghiệp, chúng nép vào với nhau và trên lưng chúng thì phủ đầy băng tuyết; đồng thời chúng lại đứng trên cái nền chuồng cũ, cảnh ấy thật là Những Sinh Vật của Thói Quen.

Chúng ta thờ Chúa không phải chỉ làm những việc theo thói quen như đi nhà thờ hay đọc kinh nhưng phải thờ Chúa trong cả đời sống chúng ta.

Vào thời Chúa Giêsu thì người Samaritanô là những người xưa ly khai và tách mình khỏi dân tộc Do thái. Không như người Do thái thờ Thiên Chúa tại đền thờ trên núi Sion ở Giêrusalem, người Samaritanô đã thờ Chúa Trời tại đền thờ trên núi Garizim. Bởi đó phụ nữ kia đã nói với Chúa Giêsu: “Tôi thấy Ngài là một tiên tri, vậy xin Ngài hãy nói với tôi tại sao cha ông chúng tôi thờ Chúa Trời trên núi này trong khi những người Do thái các ông lại nói phải thờ tại Giêrusalem?” Chúa Giêsu trả lời: “Hãy tin Ta, vì khi giờ đến thì người ta không còn thờ phượng Chúa Cha trên núi này hay tại Giêrusalem… Nhưng khi giờ đến, mà thật sự nó đã đến rồi, thì những người thật sự thờ Thiên Chúa sẽ tin thờ Chúa Cha trong tinh thần và chân lý; đó chính là điều Chúa Cha muốn” (Ga 4, 20.21.23).

“Thờ Chúa Cha trong tinh thần và sự thật”, qua những lời đó Chúa Giêsu đã hướng quan niệm về việc thờ phượng Thiên Chúa từ nơi chốn sang tính cách. Tức là việc tôn thờ Thiên Chúa hệ tại không phải là “ở đâu” nhưng là “thế nào”. Người ta sẽ không còn cho rằng Thiên Chúa chỉ ẩn mình trong những bức tường của đền thờ thế gian, hay Ngài chỉ quanh quẩn đâu đấy như trên đỉnh núi chẳng hạn. Thật sự, người ta sẽ thờ Chúa trong tinh thần và chân lý, và Nhà của Chúa được tìm thấy trong tâm hồn con người. Người ta không dựa vào thói quen nhưng mặc lấy tinh thần của Chúa. Thánh Phaolô đã nhắc nhớ chúng ta phải tẩy sạch một số thói quen. Ngài nói, “Anh em hãy vất bỏ tất cả những gì thuộc về thế gian: gian dâm ô uế, đam mê sai trái, dục vọng xấu xa, tham lam ăn uống, giận dữ, nóng nảy, thù hận, chửi thề và ngôn từ lăng loàn… anh em hãy dứt khoát với mọi thói quen ấy” (Col 3:5-7). Kể cũng lạ, vì có rất nhiều trong chúng ta đi nhà thờ, đọc Thánh Kinh, bàn về đạo lý nhưng vẫn cứ để cho những tính xấu ấy làm chủ đời mình.

Hơn nữa, Thánh Phaolô nói rằng chúng ta cần phải thay đổi những tập quán xấu bằng những tập quán tốt. Ngài nói, “Hãy mặc lấy, hỡi những người được Chúa tuyển chọn, lòng quan tâm trắc ẩn, tốt lành, khiêm nhường, quảng đại, nhẫn nại, chia sẻ nỗi buồn, tha thứ mọi lỗi lầm anh em xúc phạm tới ngươi, và trên hết hãy mặc lấy tình yêu” (Col 3:12-14). Xin cho chúng con thật sự thờ Chúa trong tinh thần và chân lý, trong cả cuộc sống chúng con.

QUẢNG CÁO HẤP DẪN QUÁ

Lm Jos. Tạ Duy Tuyền

CN 3 Mùa Chay, năm A

Người Việt mình có câu “thấy vậy mà không phải vậy”. Đây là câu nói nhằm cảnh giác chúng ta trước một sự kiện đừng đánh giá, nhận xét vội vàng. Hãy kiểm chứng kẻo thiệt thân. Nhất là trên phương diện quảng cáo. Người ta quảng cáo một cách tùy tiện và vô tội vạ. Bạ đâu cũng quảng cáo. Hoàn cảnh nào cũng quảng cáo. Kể cả lợi dụng bia mộ để quảng cáo.

Chuyện kể rằng : Ông bố của một người thợ đục đá ốm nặng. Trước khi qua đời, ông dặn người con khắc một tấm bia cắm trên mộ. Người con sau đó mang hết tâm huyết khắc một tấm bia thật đẹp với dòng chữ: “Mộ cụ Phạm X. cha của thợ đá Phạm Y. Chuyên khắc bia mộ, đục cối đá, cối xay bột. Bảo đảm. Giá rẻ”.

Có rất nhiều người “há miệng mắc quai”, hay ngậm bồ hòn bởi tin vào quảng cáo. Vì quảng cáo thường nói thêm mắm thêm muối, quảng cáo thường tìm cách thuyết phục người tiêu dùng bằng mọi cách. Thế nên, nhiều khi tin vào quảng cáo mà “tiền mất tật mang” hay ân hận suốt đời.

Một nhà kinh doanh kia chẳng may chết trong một tai nạn ôtô. Ông ta đến cửa thiên đàng và gặp Thánh Phê-rô ở đó:

– Thánh Phê-rô nói: Để ta cho ngươi xem cái này. Ngươi sẽ chọn được nơi ở thích hợp với mình.

– Thánh Phê-rô dẫn ông ta đến một bãi cỏ lớn. Ở đó, hàng trăm thiên thần thổi sáo véo von và hàng nghìn người tha thẩn đi qua đi lại, chốc chốc họ lại ngáp ngắn ngáp dài.

– Thánh Phê-rô giải thích: Đó là thiên đường. Còn bây giờ ta sẽ cho ngươi xem địa ngục.

– Họ đến một cuộc hội hè lớn, náo nhiệt, điên loạn. Tất cả đều nhảy nhót và sự hoan hỉ hiện rõ trên khuôn mặt từng người.

– Đó là địa ngục! Ngươi chọn nơi nào?

– Ngài hỏi gì mà ngốc nghếch thế! Tất nhiên là tôi chọn địa ngục rồi.

– Liền đó, hai con quỷ dữ tợn lôi kẻ mới đến về phía vạc dầu sôi sùng sục.

– Ấy ấy! nhà kinh doanh kêu thất thanh – Thánh lừa tôi! Địa ngục không phải như tôi vừa trông thấy lúc nãy!

– Thánh Phê-rô vừa nói vừa bỏ đi: Ồ! Cảnh ta cho ngươi xem lúc nãy là quảng cáo ấy mà!

Có thể nói ngày nay ra đường là gặp quảng cáo, mở mắt ra là gặp tiếp thị. Dường như quảng cáo, tiếp thị được tận dụng trong mọi môi trường, trong mọi thời cơ. Quảng cáo và tiếp thị luôn tạo ra niềm tin rằng cứ mua mấy thứ sản phẩm đó là thế nào cũng ngon lành hạnh phúc. Trong quảng cáo, ai cầm lon nước Coca uống cũng vui vẻ yêu đời quá sức; ai dùng loại xà bông gội đầu đó thì tóc cũng óng mượt bay bay như mây trời.

Đây là lý do khiến chúng ta thường mua những thứ dư thừa. Thấy quảng cáo hay là hoa mắt, là mua liền mà chẳng cần suy tính có cần thiết để mua hay không?

Trên phương diện luân lý, ma quỷ hằng ngày vẫn tiếp thị cho chúng ta biết bao danh lợi thú. Nó khiến ta mê mệt. Tâm hồn chao đảo vì những thứ ấy thật quyến rũ. Nhưng có ở “trong chăn mới biết chăn có rận”. Có đi vào thực tế mới thấy sự thật phũ phàng. Có mấy ai công thành danh toại bởi cờ bạc hay chỉ là “bác thành bần” đến thân tàn ma dại, thế nhưng nhiều người đã hoa mắt vì tiền để rồi lao vào cuộc đỏ đen . . . Có mấy ai thỏa mãn trong những thú vui trần tục hay chỉ cảm thấy mệt mỏi, chán chường sau những lần vụng trộm và trụy lạc, thế nhưng nhiều người vẫn bị mê hoặc bởi ái tình lăng nhăng.

Người phụ nữ trong bài Tin mừng hôm nay, bà đã lao vào vòng xoáy của đam mê nhục dục. Bà tìm thỏa mãn xác thịt với 5 người đàn ông không phải chồng mình. Nhưng xem ra bà đã bị ma quỷ phỉnh lừa. Thú vui xác thịt không làm cho bà thỏa mãn. Cơn khát của đam mê không bao giờ cho bà hạnh phúc. Lòng bà vẫn còn một điều gì đó băn khoăn. Tâm hồn bà vẫn xao động ngổn ngang trăm bề. Bà ngụp lặn trong đam mê xác thịt nhưng tâm hồn bà bị dày vò bởi một cơn khát vượt lên trên tính xác thịt ấy. Cơn khát của hạnh phúc vô biên. Cơn khát của chân thiện mỹ.

Chúa Giê-su đã cho bà thấy thực trạng đời bà là một bất hạnh. Điều con người cần là hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc không có trong những đam mê trụy lạc. Hạnh phúc chỉ có khi ta làm chủ được những ham muốn xác thịt. Hạnh phúc thực sự là khi ta được tự do sống mà không phải làm nô lệ cho tính xác thịt lôi kéo đi nghịch lại với luân thường đạo lý.

Con người luôn có những khát khao lôi kéo. Khát khao về tình, về tiền, về quyền. Cơn khát về danh lợi thú chẳng bao giờ mang lại thỏa mãn cho con người. Chỉ trong Thiên Chúa mới làm ta thỏa mãn những khát khao. Chỉ nơi Thiên Chúa mới lấp đầy chỗ trống trong tâm hồn chúng ta. Xin cho chúng ta biết khao khát tìm kiếm Nước Trường Sinh để chúng ta không còn khát mà luôn hạnh phúc an vui trong phận mình. Amen

NHỊP CẦU THIÊNG LIÊNG

ĐTGM. Jos Ngô Quang Kiệt

Từ khi cầu Mỹ Thuận được đưa vào sử dụng, con đường về miền Tây như ngắn lại, đôi bờ sông Tiền gần gũi nhau hơn. Đời sống thần linh và đời sống phàm trần cũng như hai bờ sông cách xa vời vợi. Cần có những nhịp cầu nối liền dòng sông thiêng liêng giúp con người đi về gặp gỡ Thiên Chúa.

Hôm nay, khi mở đầu câu chuyện với người phụ nữ Samaria, Đức Giêsu đã bắc những nhịp cầu nối liền dòng sông ngăn cách. Thái độ gần gũi của Người là nhịp cầu xoá đi biên giới ngăn cách chủng tộc, tôn giáo. Lời Người chính là nhịp cầu dẫn vào đời sống thần linh.

Đức Giêsu gặp người phụ nữ bên bờ giếng nước. Người phụ nữ nhìn Đức Giêsu bằng ánh mắt khinh miệt. Dưới mắt chị, đó chỉ là một gã Do Thái bẩn thỉu. Còn tệ hơn thế, anh chàng Do Thái này nghèo mạt rệp, đang đói khát, mệt mỏi rã rời, chỉ chờ chực xin ăn, xin uống. Chị hợm mình, vì chị có tất cả. Chị có giếng nước của tổ tiên. Đối với người Sêmít, có nước là có tất cả. Ở giữa vùng sa mạc mênh mông, nơi nào có nước, nơi ấy có sự sống. Vì nhờ có nước, cây cỏ mọc lên xanh tươi, gia súc có lương thực, con người mới sống được. Ai chiếm được nguồn nước, người ấy lập tức trở nên giàu có.

Người phụ nữ có giếng nước, có cả bình múc nước. Chị còn có gia đình. Chị còn có đền thờ vững chắc xây dựng trên núi Garidim, trách nào chị chẳng hợm mình.

Nhưng Đức Giêsu đã phá tan sự an thân giả tạo của chị. Người cho chị thấy giếng nước của chị chỉ là phù du, vì giếng nước ấy không cho nước hằng sống. Người cho chị thấy hạnh phúc gia đình mà chị đang có chỉ là hư ảo, vì hạnh phúc ấy xây dựng trên chỉ một mối duyên hờ. Người cho chị thấy niềm tin của chị vào đền thờ chỉ là ngụy tín, vì đền thờ chỉ là gạch đá vô hồn, không có Chúa ngự bên trong. Trong phút chốc, chị trở nên thật nghèo nàn. Trước kia chị tưởng mình có tất cả. Nay chị thấy mình trắng tay. Trước kia chị tưởng mình giàu có. Nay chị nhận thức rõ mình thật nghèo nàn. Bóc đi tất cả những lớp vỏ phù du bọt bèo, chị thấy mình trơ trụi, khốn cùng. Nhưng từ đáy vực khốn cùng ấy một niềm tin nhen nhúm, một mạch suối trào dâng. Chị chợt tỉnh ngộ. Những thứ mà trước kia chị tưởng là thành lũy che chở cuộc đời, hoá ra chỉ là những tảng đá ngăn chặn nguồn suối. Tháo gỡ đá đi rồi, mạch suối dào dạt trào tuôn.

Những thứ mà trước kia chị tưởng là nơi nương tựa êm ấm, hoá ra chỉ là tổ kén giam kín đời sâu. Trút bỏ được lớp vỏ xù xì cũ kỹ, sâu nay hoá bướm đẹp lộng lẫy, tự do bay tung tăng khắp chốn. Thì ra, của cải, dục vọng, tôn giáo vụ hình thức là những tấm màn che mắt, không cho chị nhận ra Đấng Cứu Thế. Ta hãy trở lại phút đầu tiên, khi Đức Giêsu ngỏ lời xin nước. Lúc đó, bị các tấm màn che mắt, chị chỉ thấy một anh chàng Do Thái xấu xa, đói rách: “Ông là Do Thái mà lại xin nước tôi ư? “. Nhưng Lời Chúa như lưỡi gươm sắc bén, phá tan màn mây mù che mắt chị. Nhát gươm thứ nhất vung lên, một mảnh vảy mắt rơi xuống. Chị nhìn ra người đối diện “cao cả hơn tổ phụ Giacóp”. Nhát gươm thứ hai vung lên, một mảnh vảy nữa rơi xuống. Chị nhận ra Người là “một tiên tri”. Một nhát nữa vung lên, mảnh vảy cuối cùng rơi xuống. Chị nhận biết Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế. Và chị tin vào Người.

Niềm tin trào dâng. Hạnh phúc trào dâng. Chị quên cả múc nước, quên cả bình, chạy về làng báo tin vui. Chị để quên chiếc bình, vì chiếc bình từ nay trở nên vô dụng. Cùng với chiếc bình, chị bỏ lại cả giếng nước, cả người chồng hờ, cả ngôi đền thờ trống rỗng.

-Lời Chúa như lưỡi gươm sắc bén chẻ đôi đời chị. Mảnh đời cũ để lại bên giếng, kho tàng của trần gian. Mảnh đời mới ngụp lặn trong dòng suối đức tin, kho tàng thiên quốc.

-Lời Chúa là ngọn đèn soi đường. Nên chị bước đi những bước lẹ làng, vững chắc hướng về sự sống mới.

-Lời Chúa là chiếc cầu đưa chị vào đời sống thần linh. Chị bỏ lại bên này cầu chiếc bình múc nước, vì bên kia cầu chị đã có mạch nước trường sinh. Chị bỏ lại bên này cầu mối duyên hờ, vì bên kia cầu chị đã găp được tình yêu đích thực. Chị bỏ lại bên này cầu ngôi đền thờ trống rỗng, vì bên kia cầu chị gặp được Đấng chị phải tôn thờ trong tinh thần và chân lý. Chị như cánh đại bàng bay bổng trên trời cao với những đường bay rất đẹp.

Về đại bàng, Cha Anthony de Mello kể một câu chuyện rất sâu sắc. Một người nông dân vào rừng, lượm được một trứng đại bàng. Anh đem về cho ấp chung với trứng gà. Ít lâu sau đại bàng nở ra cùng lũ gà con. Nó cứ tưởng mình là gà. Suốt ngày theo gà mẹ bới đất mổ sâu. Nó cứ sống kiếp gà như thế cho đến lúc già. Một hôm nó thấy trên trời xanh một con chim lớn khủng khiếp, cánh giang rộng như che kín cả bầu trời. Con chim bay thật cao và có những đường lượn thật là đẹp đẽ. Đại bàng ta kinh khiếp hỏi bác gà trống: “con gì mà khủng khiếp quá nhỉ”. “Đó là đại bàng. Đại bàng thuộc về trời cao. Chúng ta thuộc về đất thấp. Chúng ta chỉ là gà”. Đại bàng cứ sống kiếp gà như thế cho đến chết.

Người phụ nữ là cánh đại bàng. Chị đã trút bỏ mọi gánh nặng kéo trì đôi cánh, nên chị bay vút lên cao. Còn ta vẫn chỉ là loài gà. Ta vẫn còn bên này cầu. Những gì người phụ nữ bỏ lại, ta ôm lấy mang về. Ta vẫn còn ôm ấp những giấc mơ trần tục. Của cải, dục vọng vẫn là những tảng đá ngăn chặn dòng nước đức tin. Những ngụy tín, những ảo tưởng, những thứ đạo đức hình thức, giả hiệu vẫn còn che chắn không cho ta nhận biết chính mình. Và vì thế ta không bao giờ gặp được Chúa.

Xin lời Chúa như lưỡi gươm tách bạch trắng đen, để ta dứt lìa tội lỗi, thoát khỏi thói an tâm giả tạo, thói đạo đức hình thức. Xin lời Chúa tháo đi những tảng đá trì trệ, để dòng suối tin yêu khai thông, để nước mắt sám hối tuôn trào rửa sạch hồn ta. Và để tình yêu bừng nở đem cho ta hạnh phúc chân thật.

GỢI Ý CHIA SẺ

1-Đức Giêsu đã thành công trong việc đưa người phụ nữ Samaria về nhận biết chân lý. Ta có thể học hỏi được gì ở nơi Người để thành công trong việc truyền giáo?

2-Đang thoả mãn với vật chất, người phụ nữ Samaria chợt thấy thiếu thốn về mặt tâm linh. Đây là một cuộc hoán cải quan trọng, là một ơn Chúa ban. Bạn đã bao giờ được ơn sám hối để thấy khao khát đời sống tâm linh chưa?

3-Đã bao giờ bạn cảm thấy Đức Giêsu là nguồn suối trong lành, là nguồn mạch hạnh phúc của bạn?

CƠN KHÁT ĐAM MÊ

Lm. Jos. Tạ Duy Tuyền

Người ta kể rằng: có một người thợ đào vàng chết và lên thiên đàng. Ngay ở cổng thiên đàng, thánh Phê-rô hỏi:

-Ở trần gian con làm nghề gì?

-Anh ta thưa: Con làm nghề đào vàng.

-Thánh Phê rô nói: Trên thiên đàng đã có quá nhiều thợ đào vàng rồi.

-Anh ta đáp: Thưa ngài, xin cứ cho con vô, để con cai trị bọn nó, kẻo chúng tham lam mà gây náo loạn thiên cung, làm sao dẹp loạn.

Nhờ dẻo miệng anh ta cũng được thánh Phêrô cho vào thiên đàng. Anh ta đảo một vòng thiên đàng thì quả thật có rất nhiều tay thợ đào vàng đang ở thiên đàng. Anh ta liền rỉ tai rằng: ở hoả ngục vừa phát hiện ra một mỏ vàng mới. Các anh mau xuống đó mà đào. Thế là một thoáng qua đi, các tay đào vàng đã bỏ thiên đàng, vác cuốc, vác xẻng nhảy bổ xuống hoả ngục tìm vàng. Nhìn quanh nhìn quẩn chỉ còn lại một mình, anh cũng cảm thấy đứng ngồi không yên. Anh liền xin phép thánh Phêrô cho anh xuống tham quan một vòng hoả ngục xem sao. Thánh Phêrô mới bảo anh: đừng có mà ảo tưởng. Chẳng có mỏ vàng nào ở hoả ngục đâu! Chỉ có sự chết mà thôi! Nhưng anh ta nói: thưa ngài, chính con là người phao tin đồn đó, nhưng biết đâu ở đó lại có vàng thật thì sao? Vì bọn kia đã ra đi mãi mà chẳng thấy đứa nào quay trở lại. Chắc là có vàng thật! Nói xong, anh liền nhảy luôn xuống hoả ngục. Thế là cả đống, cả chùm ở dưới hoả ngục. Lòng tham của con người thật khôn cùng, sẵn sàng hy sinh cả hạnh phúc đời đời để thoả mãn cái khát vọng thấp hèn trần gian mau qua.

Có thể nói, đói khát vàng bạc, giầu sang chỉ là một trong muôn vàn cơn đói khát đang hành hạ và giết chết hàng vạn người. Có biết bao cơn khát của đam mê lầm lạc, của thú vui xác thịt, của tiền tài danh vọng đã đẩy bao người vào hố sâu của vực thẳm. Càng ngụp lặn trong vực thẳm, càng làm cho họ trở nên điên rồ đánh mất nhân cách, đánh mất tính người. Họ đã lầm. Vì tất cả những thứ đó không bao giờ làm thoả mãn cơn khát trong lòng họ. Vì được voi đòi tiên. Vì lòng tham vô đáy. Họ chỉ bắt được bóng chứ không bắt được mồi. Giếng sâu của lòng tham chỉ làm cho con người thất vọng, chán chường. Con người vẫn khao khát một điều gì đó vượt lên những ảo ảnh trần gian.

Người thiếu phụ bên bờ giếng Giacob hôm nay cũng thế. Mỗi ngày, chị phải ra giếng kín nước. Nhưng uống nước này là tự đầy đoạ mình. Dù chưa nhận ra, nhưng chị vẫn thao thức và bị dày vò vì một cơn khát nào đó mà những mối tình trần tục đã không giải khát nổi, đã không làm dịu đi sự thèm khát chút nào, càng đi sâu vào biển tình, chị càng thấy thiếu thốn.

Thánh Gioan đã nói “vì chị đã có 5 đời chồng”. Nói 5 đời chồng không có nghĩa là một mình thiếu phụ đã đi lập gia đình năm đời chồng liên tiếp. Nhưng có lẽ là 5 mối tình bất chính. Và cả người thứ sáu cũng không thực sự là chồng. Như vậy, chị đã quan hệ bất chính một lúc với sáu người đàn ông nhưng không ai thực sự là chồng của chị. Chị là một phụ nữ trắc nết, bị xóm ngõ khinh miệt, loại trừ, chị phải đi kín nước vào giữa trưa hè nắng thay vì ban sáng hay chiều hôm như bao phụ nữ khác. Chị đi vào giờ này là để tránh gặp hàng xóm láng giềng. Nhưng không ngờ chị lại gặp Chúa Giê su. Lần gặp này đã thay đổi vận mạng cuộc đời của chị. Chúa Giê su đã mở lối thoát cho chị thật nhẹ nhàng, khi Chúa nói: “Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban và ai là người nói với chị cho tôi xin nước uống, thì hẳn chị đã xin, và người ấy ban cho chị nước hằng sống. Ai uống nước này sẽ không còn khát nữa”.

Chúa Giê su đã dẫn dắt chị đi từ ý niệm cụ thể vật chất đến siêu nhiên. Từ việc chính Chúa khát nước giữa trưa hè nắng đổ lửa đến một sự khát bỏng của tâm hồn khô cạn ơn thánh. Người thiếu phụ này hằng khao khát hạnh phúc và chị đã tìm sự thoả mãn trong lạc thú với nhiều người đàn ông một lúc, thế nhưng vẫn không thoả mãn cơn khát trong lòng chị.

Cuộc đời của thiếu phụ này là một thất bại dài đầy nghiệt ngã thất vọng. Cho đến khi gặp được Đấng Ky tô, chị ta mới nhận ra. “Còn ai uống nước tôi ban sẽ không bao giờ khát nữa”. Nước Chúa ban là nước trường sinh. Nước này không có cặn bã của tham lam bất chính, của dục vọng đen tối, của đam mê lầm lạc. Nguồn nước ân thánh tinh khiết có khả năng chữa lành các thương tích của tâm hồn và làm hồi sinh những tâm hồn đang chết trong đam mê tội lỗi. Người ta nói trong thất bại thường có sự may mắn. Chị là người may mắn đầu tiên được lãnh nhận nguồn nước ân thánh đó. Thế là tâm hồn chị được tha thứ, được rửa sạch và đã khát, chị chẳng cần đến giếng Giacob và nước nữa, chị thoăn thoắt chạy vào thành báo tin cho dân làng biết có thứ nước hằng sống, nước trường sinh mà mọi người đang khao khát, đó là Đấng Ky tô là Thiên Chúa cứu độ, là Đấng Messia họ đang mong đợi. Vì chính Đấng ấy đã nói với chị: “Chính tôi là Đấng đang nói với chị đây”.

Hôm nay Chúa viếng thăm người thiếu phụ Samaria và bà đã được tỉnh ngộ. Bà đã làm lại cuộc đời. Hằng ngày Chúa cũng đến thăm chúng ta qua thánh lễ, qua Lời Chúa và các bí tích, nhưng liệu chúng ta đã tìm được nguồn suối ân sủng của Ngài hay ta vẫn còn loay hoay ngụp lặn trong những ảo ảnh trần gian?

Mùa chay mời gọi chúng ta hãy tự kiểm điểm lại đời sống của mình: tôi đang khao khát những gì? Tôi đã tim được chúng chưa? Tôi thường tìm thoả mãn về những điều gì? Điều đó có giúp ta nên thánh hay đang huỷ hoại mình trong những cơn đói khát bất chính?

Lời Chúa vẫn mời gọi chúng ta: “ai uống nước này sẽ không còn khát nữa”, chúng ta có tin và sống như thế hay không? Hay chúng ta vẫn đói khát của cải danh vọng, quyền thế để khi không được, chúng ta lại trách Chúa như dân Do Thái hồi ở Masa trong sa mạc năm xưa?

CÁI KHÁT CỦA CON NGƯỜI

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa

(Chúa Nhật III Mùa Chay A)

Phụng vụ Lời Chúa của Chúa Nhật III mùa Chay, đặc biệt bài đọc thứ nhất (Xh 17,3-7) và bài Tin Mừng (Ga 4,5-42) hướng chúng ta đến chủ đề “nước”. Đi trong sa mạc, dân Chúa xưa đã nổi loạn với Môsê vì thiếu nước và Thiên Chúa đã ban cho họ nước chảy ra từ tảng đá tại Horeb. Trên đường truyền giáo, Chúa Giêsu đã dừng chân bên giếng nước Giacob, Người đã xin một phụ nữ Samaria chút nước và Người hứa ban cho chị ta nước trường sinh.

Nói đến nước là nói đến một trong những nhu cầu căn bản của con người xét như loài có sự sống. Thiếu nước là như sự chết đang cận kề. Người ta có thể vượt qua những thiếu thốn của cải, tiện nghi… và người ta cũng có thể chịu đựng cái đói trong một thời gian khá dài, trên dưới một tháng, thế nhưng không một ai có thể cầm cự với cái khát quá dăm bảy ngày. Chính vì thế mà việc đáp ứng nhu cầu khát nước trở thành một việc cấp thiết mang tính sống còn. Vượt trên các loài sinh vật bậc thấp, loài người chúng ta ngoài cái khát tự nhiên là khát nước thì còn có nhiều nổi khát xuất phát từ nhu cầu của sự phản tỉnh hay sự tự nhận biết về hiện hữu của mình.

  1. Những cái khát của kiếp nhân sinh:
  2. Khát mong được nhìn nhận: Tôi là một con người. Đây là một chân lý hiển nhiên. Thế mà vẫn đã từng có, trong quá khứ và ngay cả hôm nay, rất nnhiều người chưa được nhìn nhận như là một con người. Đó là trẻ em, phụ nữ, người nô lệ, người bất hạnh, quả phụ, cô nhi, ngoại kiều, người nghèo hèn, kém phận… Đọc Cựu Ước, chúng ta thấy rõ hiện tượng này. Các Ngôn sứ đã không ngừng lên tiếng về đề tài này. Người phụ nữ bên bờ giếng Giacob phải chăng không là ngoại lệ. Dù đã năm đời chồng và hiện đang sống với người thứ sáu, thế mà có thể chị chưa được nhìn nhận như là một người vợ? Phải chăng chị vẫn còn bị xem như một thứ “sở hữu” của người chồng?

Khi sinh thời mẹ Têrêxa thành Calcutta gặp gỡ rất nhiều người bất hạnh, xấu số. Sau khi gặp mẹ, họ đã từng tâm sự rằng: họ mãn nguyện vì cho dẫu chưa được sống như một con người thì họ cũng đã được chết như một con người. Chúa Kitô mạnh mẽ tuyên bố rằng không cần đã giết người thì mới bị đoán phạt, nhưng nếu loại bỏ tha nhân từ trong tâm trí và lối ứng xử của ta tức là không nhìn nhận tha nhân như là một con người thì ta cũng đã đáng bị trừng phạt (x.Mt 5,21-22).

Người ta không chỉ khát khao được nhìn nhận như một con người mà con mong được nhìn nhận như là một người khác. Điều này nói lên sự độc lập, khác biệt của tha nhân đối với ta. Ngay cả trong đời sống hôn nhân, dù nỗ lực làm cho “mình với ta tuy hai mà một” nhưng họ vẫn phải luôn ý thức để tôn trọng sự thật “ta với mình tuy một mà vẫn là hai”. Quả thật người ta sẽ chẳng còn là chính mình một khi bị đồng hóa do bởi một ai đó hay bởi một thế lực nào đó.

  1. Khát mong được chấp nhận và được đón nhận: Được nhìn nhận như là một con người, như là một người khác vẫn chưa đủ nếu ta không được kẻ khác chấp nhận và đón nhận. Từ đáy sâu thẳm của từng người, luôn có đó khát mong được tha nhân chấp nhận và đón nhận mình như mình đang là, đang có. Một trong những lẽ sống của con người là khi thấy mình còn có giá trị, đang còn hữu ích cho ai đó. Và điều này được chứng thực khi tha nhân chấp nhận và đón nhận ta. Khi tìm hiểu nguyên nhân khiến cho nhiều người, kể cả giới trẻ tìm đến cái chết bằng sự tự vẩn thì người ta nhận ra một trong những nguyên nhân chính đó là vì họ mang mặc cảm bị người chung quanh khước từ.

Con người chúng ta thường bị cám dỗ chấp nhận hay đón nhận kẻ khác“với điều kiện”. Người ta phải thế này, phải thế kia thì tôi mới nhận, mới tiếp. Có những điều kiện mang tính khách quan, nhưng cũng không thiếu những điều kiện mang tính chủ quan hoặc duy ý chí. Điều này mặc nhiên nói lên rằng ta sẽ chỉ nhận nhau khi hội đủ điều kiện theo ý mình và nếu vì lý do gì đó mà không đủ điều kiện thì sẽ bị loại trừ.

  1. Chúa Kitô: Đấng giải khát cho nhân loại:

“Chị cho tôi xin chút nước uống”. Khi mở miệng xin người phụ nữ chút nước, Chúa Giêsu nhìn nhận sự hiện hữu của chị và cả sự cần thiết của chị. Tin mừng tường thuật Chúa Giêsu đi đường mỏi mệt, Người đang cần nước uống và Người không có gầu. Như thế việc Người xin chị phụ nữ cho chút nước là một việc tự nhiên, rất thật của đời thường. “Ông là người Do Thái mà lại xin tôi, một phụ nữ Samaria, cho ông nước uống sao?”. Không đơn thuần là câu hỏi vặn ngược mà thực chất là lời khẳng định của chị: Dù là Samaria, dù là phụ nữ, thì tôi cũng là một con người như ông và ông đang cần tôi. Chị Samaria đã được giải khát, môt cái khát nền tảng của kiếp nhân sinh là được nhìn nhận.

“Đến mà xem: có một người đã nói với tôi tất cả những gì tôi đã làm”. Lời giới thiệu của chị phụ nữ với dân làng đã nói lên sự thỏa khát vô bờ của chị. Chị đã được Chúa Giêsu đón nhận như chị đang là, dù chị đã trãi đời với năm người đàn ông và đang chung sống bất chính với người thứ sáu. Mà chắc gì người thứ sáu này sẽ nhận chị! Chúng ta đừng quên thời bấy giờ hiếm có chuyện đàn bà bỏ đàn ông mà ngược lại.

Các Ngôn sứ thường lên án tội lỗi của dân Chúa xưa và loan báo các hình phạt họ phải chịu. Thế nhưng sau đó lại gợi mở về sự khoan dung tha thứ của Chúa. “Dân Ta cứ miệt mài buông theo bội tín, chúng được kêu mời hãy vươn lên, mà chẳng một ai ngóc đầu dậy! Hỡi Ephraim, Ta từ chối ngươi sao nỗi! Hỡi Israel, Ta trao nộp ngươi sao đành!…Trái tim Ta thổn thức, ruột gan Ta bồi hồi” (Hs 11,7-8). Mọi người và mỗi người đều có chỗ đứng trong Trái Tim Cực thánh của Đấng Cứu Độ. Không một ai là đồ bỏ đi. Bất cứ ai cũng đều được Thiên Chúa đón nhận, chỉ trừ khi họ cố tình khước từ. Vì đó là tội phạm đến Chúa Thánh Thần (x.Mt 12,32).

“Ai khát, hãy đến với tôi, ai tin vào Tôi, hãy đến mà uống! Như Kinh Thánh đã nói: Từ lòng Người, sẽ tuôn chảy những dòng nước trường sinh” (Ga 7,38). Biết bao con người đang khát ở quanh ta. Là Kitô hữu, ước gì chúng ta góp phần giải khát cho tha nhân khi nhìn nhận nhau, chấp nhận nhau và đón nhận nhau ngay trong hiện trạng của nhau.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa

Ban Mê Thuột. 2011

KHAO KHÁT NƯỚC HẰNG SỐNG

Lm Đinh Lập Liễm

CHÚA NHẬT 3 MÙA CHAY A

KHÁT KHAO NƯỚC HẰNG SỐNG.

+++

  1. DẪN NHẬP.

Trong sa mạc khô cháy, nước là một nhu cầu khẩn thiết cho cuộc sống. Dân Israel thiếu nước trầm trọng trong sa mạc. Thiên Chúa đã thỏa mãn nhu cầu của họ bằng cách truyền cho ông Maisen lấy gậy đập vào tảng đá, nước tuôn trào lai láng cho dân và đàn gia súc giãn cơn khát (Bài đọc 1). Tuy nhiên, nước đó mới là nước vật chất làm thỏa mãn thể xác được chốc lát, Đức Giêsu tại bờ giếng Giacóp còn giới thiệu cho người phụ nữ Samaria một thứ nước khác, một thứ nước uống vào sẽ không bao giờ khát nữa, nước đó là Nước Hằng Sống. Chúa sẽ ban thứ nước ấy cho những ai biết tin nhận Đức Giêsu vì chính Ngài là nguồn nước trường sinh.

Ai trong chúng ta mà không khát nước ? Không có nước con người không thể sống được. Vì vậy người ta đang có nỗ lực tạo ra những nguồn nước sạch cung cấp cho cuộc sống hằng ngày, và nhu cầu tiêu thụ nước càng ngày càng tăng, càng cấp bách. Nhưng đó chỉ là nước vật chất nhằm thỏa mãn nhữnng cơn khát của thân xác, uống vào vẫn còn khát.

Ngòai ra, người ta còn những cơn khát khác, đó là khát vọng tinh thần, những khát vọng vô biên, cần phải được thỏa mãn. Như trường hợp người phụ nữ Samaria, mặc dù ở bên giếng nước mà cõi lòng vẫn còn khát và cơn khát ấy chỉ có thể được thỏa mãn bằng một thứ nước siêu nhiên là nước Hằng sống mà Chúa Giêsu ban cho. Chúng ta cũng hãy khao khát đi tìm Chúa là nguồn nước hằng sống để được thỏa mãn cơn khát vọng vô biên, như đàn nai tìm đến suối nước trong, vì chính Chúa mới có thể thỏa mãn được mọi khát vọng của con người :

Chỉ trong Thiên Chúa mà thôi

Hồn tôi mới được nghỉ ngơi yên hàn.

(Tv 61,2)

B-TÌM HIỂU LỜI CHÚA.

+ Bài đọc 1 : Xh 17,3-7.

Thiên Chúa yêu thương dân Israel, đã chọn họ làm dân riêng của Ngài, nên đã giải phóng họ khỏi ách nô lệ của người Ai cập. Trên cuộc hành trình về Đất hứa, Ngài đã nuôi dân bằng manna và chim cút, nhưng sau đó dân chúng thiếu nước uống. Họ cằn nhằn trách móc ông Maisen, họ nổi lọan định ném đá ông và định quay trở về Ai cập. Chúa đã can thiệp cho dân có nước uống. Theo lệnh của Chúa, ông Maisen lấy gậy đập vào tảng đá ở Horeb, nước liền chảy ra lai láng, dân chúng và đàn vật được uống thỏa thuê. Cũng chính nơi này, ông Maisen gọi là Meriba và Massa, có nghĩa là nơi dân Israel đã nổi lọan và thử thách Chúa.

Nhờ sự kiện này mà dân tin tưởng là Thiên Chúa luôn hiện diện bên họ, nâng đỡ họ, bênh vực họ và đưa họ về Đất hứa chảy sữa cùng mật.

+ Bài đọc 2 : 5,1-2.5-18.

Trong thư gửi cho tín hữu Rôma thánh Phaolô cho biết : Tình yêu Thiên Chúa là nền tảng niềm cậy trông. Dù gặp bao gian nan thử thách trong cuộc sống, ngài luôn tin tưởng vào Đức Kitô, chấp nhận tất cả để chỉ có một khát vọng là loan báo Tin mừng cho lương dân… Khi đã được trở lại với Chúa, Ngài chỉ còn biết sống cho Chúa Kitô, đồng lao cộng khổ với Ngài, cố gắng trở nên đồng hình đồng dạng với Ngài nên đã nói :”Tôi sống, nhưng không phải là tôi, mà Đức Kitô sống trong tôi”. Với Đức Kitô sống trong mình, thánh Phaolô đã trở nên một nguồn nước phong phú cứ muốn vọt ra. Niềm khao khát rao giảng Đức Kitô cho người khác đã thúc bách Ngài :”Caritas Christi urget me”.

+ Bài Tin mừng : Ga 4,5-42.

Bản văn Tin mừng hôm nay là một trong những đọan hay nhất và đẹp nhất của Tin mừng theo thánh Gioan. Ở đây ghi lại một cách thi vị và đầy tình người cuộc gặp gỡ giữa Đức Giêsu và người phụ nữ ở giếng Giacóp. Không ngờ, ban đầu Đức Giêsu xin người phụ nữ Samaria cho nước uống, rồi qua câu chuyện trao đổi, Ngài lại mạc khải cho chị ta một thứ nước uống, uống vào sẽ không bao giờ khát, đó chính là nước Trường sinh :”Ai uống nước này sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên đem lại sự sống đời đời”(Ga 4,13).

Qua lời hứa trên, Đức Giêsu cho biết Thiên Chúa không phải là một kẻ đối diện, không chỉ ở núi Garazim hay trong đền thờ Giêrusalem nữa, mà ở ngay trong chính con người chúng ta, làm thành một nguồn nước vọt ra sự sống đời đời. Hãy tin tưởng và trông cậy vào Ngài vì chính Ngài là nguồn nước trường sinh.

Qua câu chuyện trên, không những chị phụ nữ Samaria đã nhận biết Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế, chị còn loan báo cho dân làng nhận biết Đức Giêsu là Đấng mang lại ơn cứu độ, vì họ đã được mắt thấy tai nghe, không cần phải dựa vào lời chị phụ nữ nữa. Chúng ta cũng phải đi loan báo Đức Giêsu cho những người khác như vậy.

C-THỰC HÀNH LỜI CHÚA.

Niềm khát vọng của chúng ta.

  1. ĐỨC GIÊSU HỨA BAN NƯỚC HẰNG SỐNG.

1-Tình hình tại vùng Samaria.

Vào thời Đức Giêsu, xứ Palestina kéo dài từ bắc xuống nam dài gần 200 cây số, chia thành ba vùng : phía bắc là Galilea, phía nam là Giuđêa, và giữa hai phần đó là Samaria. Con đường ngắn nhất từ Giuđea đến Galilea là đi ngang qua xứ Samaria, mất khỏang ba ngày. Nếu muốn tránh Samaria thì phải đi đường vòng qua sông Giorđan thì xa gấp đôi. Đức Giêsu đã chọn đi con đường ngắn này.

Người Samaria nguyên gốc là người Do thái, nhưng do cuộc sống chuyển biến, họ có nhiều liên hệ với ngọai bang nên bị người Do thái cho là lai căng, thậm chí là bội giáo, và thường khinh thị, không muốn giao tiếp. Vì thế, luật sĩ Do thái quen nói :”Nước người Samaria ô trọc hơn tiết heo”.

Nghe tin Gioan Tẩy giả bị bắt giam, Đức Giêsu quyết định rời Giuđea, vì người biệt phái tỏ ra ghen tức, nghi kỵ, phản kháng (Ga 4,1). Ngài đã dùng con đường ngắn nhất để đi đến miền Galilêa là đi ngang qua Samaria. Đức Giêsu đã làm một cuộc hành trình đi Galilêa theo như Gioan viết :”Đức Giêsu tới thành gọi là Kikha thuộc xứ Samaria, gần phần đất Giacóp đã cho con là Giuse, ở đó có giếng Giacóp, Đức Giêsu đi đường mệt, nên ngồi nghỉ trên miệng giếng, lúc đó vào khỏang giờ thứ sáu”(Ga 4,5-6).

2-Đức Giêsu xin nước uống.

Giếng Gacóp này sâu 32 mét, phải có dây và gầu mới múc được nước. Đức Giêsu đang ngồi nghỉ mệt trên miệng giếng thì có một người phụ nữ ra múc nước. Ngài nói với chị ta :”Cho tôi chút nước uống”. Câu nói này có vẻ tự nhiên, nhưng theo tục lệ lúc bấy giờ thì thật lạ tai đối với nhiều người và không thể chấp nhận được. Đức Giêsu biết thế Ngài điềm nhiên phá bỏ tập tục đó. Đây là lần đầu tiên, song không phải là lần cuối. Các tông đồ cũng ngạc nhiên về chuyện này.

Còn đối với chị phụ nữ này, lời nói của Đức Giêsu cũng làm cho chị ta kinh ngạc, quay lại hỏi :”Tôi là người Samaria và ông là người Do thái, sao ông lại xin tôi cho ông uống nước”? Tác giả Gioan giải thích cho những độc giả Hy lạp của ngài rằng : người Do thái và Samaria vốn không giao tiếp với nhau. Đức Giêsu đã trả lời với chị ta :”Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban và ai là người nói với chị : cho tôi chút nước uống với, thì hẳn chị đã xin, và người ấy ban cho chị nước hằng sống”.

3-Đức Giêsu ban nước hằng sống.

Chị phụ nữ còn đang thắc mắc về câu nói của Ngài, Đức Giêsu trả lời tiếp cho chị :”Ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời”(Ga 4,4,14). Chị ta nói với Đức Giêsu :”Thưa Ngài, xin cho tôi thứ nước ấy, để tôi hết khát và khỏi phải đến đây lấy nước”(Ga 4,15).

Qua câu chuyện trao đổi giữa Đức Giêsu và chị phụ nữ này, Ngài đã tiết lộ cho chị : chính Ngài là Đấng Messia, gọi là Đức Kitô. Chính Ngài sẽ ban cho chị và mọi người nước hằng sống. Ngòai ra, Ngài còn mạc khải một điều mới mẻ về việc tôn thờ : việc tôn thờ Thiên Chúa này khác với quan niệm của biệt phái và quan niệm của người thời bấy giờ :”Đã đến giờ và chính là lúc này, những kẻ tôn thờ đích thực, sẽ thờ Chúa Cha trong tinh thần và chân lý. Đó chính là những ngưởi tôn thờ mà Chúa Cha muốn” (Ga 4, 23).

4-Mục đích của câu truyện.

Phải chăng thánh sử Gioan dùng mẩu truyện người phụ nữ này cốt ý cho mỗi người chúng ta đặt lại vấn đề đức tin của cá nhân mình. Mỗi người chúng ta, dù nam hay nữ, dù trong trạng thái nào của cuộc sống, có thể là một người phụ nữ Samaria, chúng ta cần gặp và trực diện với Đức Giêsu.

Có một câu nói trong sách của Hồi giáo như sau :”Khát thì tìm nước, nhưng nguồn nước cũng đi tìm người khát”. Đức Giêsu là nguồn nước sự sống Người tìm đến với mọi người chúng ta. Để tiến sâu vào con đường khám phá đức tin, chúng ta phải vượt qua được hiện cảnh của mình, như người phụ nữ, đào sâu vào quá khứ tội lỗi, nhận thực ra mình là ai. Và đó là giây phút được giải thóat, được thứ tha, được yêu thương, được nhận ra nguồn sống mới. Muốn bắt đầu cuộc hành trình đức tin thực sự, chúng ta phải cất bước đi tới.

II-NIỀM KHAO KHÁT CỦA TÂM HỒN TÔI.

1-Khao khát nước uống thường ngày.

Kinh nghiệm cho thấy nước vô cùng thiết yếu cho đời sống. Thiếu nhà cửa, quần áo, người ta vẫn sống được, thiếu thức ăn người ta cũng có thể sống được một thời gian dài, nhưng không có nước, người ta sẽ chết sau một vài ngày.

Khi dựng nên vườn địa đàng, Sách Thánh cho chúng ta biết, Thiên Chúa đã làm nên một con sông chẻ ra bốn nhánh để tưới tiêu cho sinh vật. Ông bà tổ tiên Adong Evà đã dùng nước ngọt ấy cho đến khi phạm tội thì mất, đất đai lại trở nên khô cằn.

Theo những số liệu thu thập được, hiện nay nguồn nước lòai người thừa hưởng trên hành tinh này thật phong phú, vào khỏang 1,3 tỉ đến 1,4 tỉ kilômét khối, trong đó nước mặn ở đại dương chiếm 98,77%, hai băng đảo (Bắc và Nam cực) chiếm 1,19%, nước trên mặt đất liền chiếm 0,017%, nước ngầm chiếm 0,007% và hơi nước trong khí quyển 0,001%.

Theo báo cáo của Tổng Thư ký Liên hiệp quốc, hiện nay có 1,2 tỉ người (1/4 dân số thế giới) không có đủ nước sạch để uống. Hằng năm có khỏang 15 triệu trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển vì bệnh mà nguyên nhân trước tiên là dùng nước bẩn.

Nước uống đối với nhiều nước trên thế giới đang có nguy cơ bị thiếu vì việc lãng phí nước uống trở thành nghiêm trọng. Đặc biệt là nhiều bể nước ngọt bị các phế thải công nghiệp làm ô nhiễm. Nước uống tại một số nước châu Âu được cho vào chai lọ để bán, Hà lan đã phải nhập nước uống từ Thụy điển.

Các nhà khoa học cho rằng tới năm 2000, số dân tăng nhanh, sẽ dùng hết một nửa tổng số nước ngọt có trên quả đất. Và có thể năm 2040, với việc tăng dân số lên gấp đôi, tòan số nước ngọt dự trữ sẽ không còn nữa (Báo Đại Đòan Kết, số 8, th 3/97, tr 6).

Hiện nay Việt nam chúng ta cũng thiếu nước sạch bởi vì nhiều nguồn nước đã bị các chất thải của các nhà máy công nghiệp làm ô nhiễm, nhiều nơi đã trở nên trầm trọng. Để giải quyết cấp thời, nhiều người đã sản xuất nước tinh khiết đóng chai đem bán trên thị trường, cung cấp nước sạch để tránh bệnh tật. Việc uống nước tinh khiết đóng chai, đóng thùng hiện nay đã trở nên phổ biến, ngay cả vùng nông thôn.

2- Những khát vọng tinh thần.

Con người muốn vươn lên, muốn đạt tới hạnh phúc nhưng hạnh phúc còn xa tầm tay. Đồng ý rằng đã có những mảnh hạnh phúc, mỗi người có thể hưởng hạnh phúc ấy trong hòan cảnh cụ thể của mình như “được hoa mừng hoa, được nụ mừng nụ”, nhưng con người chưa thỏa mãn được những thứ hạnh phúc ấy, muốn vươn lên tới hạnh phúc tuyệt đối vĩnh cửu. Vì vậy, con người luôn có nhiều khát vọng, muốn cho mọi sự tốt đẹp được xẩy ra như :

-Khát khao chân lý vì cuộc sống đầy gian dối.

-Khao khát tự do trong một xã hội nhiều trói buộc.

-Khao khát công bình trong một môi trường đầy dẫy bất công.

-Khao khát yêu thương trong cuộc đời nhiều thù hận.

– Khao khát hạnh phúc trong cảnh sống bất hạnh.

-Khao khát niềm tin giữa cảnh đời đầy nghi kỵ.

– v.v….

Tất cả những khao khát đó đều là biểu hiện của một khát vọng thâm sâu “Linh hồn con khao khát Chúa Trời hằng sống”.

Chúng ta hãy nhìn vào phụ nữ Samaria, mặc dù đang ở bên giếng nước nhưng cõi lòng vẫn khát khao. Nàng thèm khát một tình nghĩa đậm đà. Nàng tưởng rằng tình đời sẽ thỏa mãn được cơn khát ấy nên nàng đã lăn xả vào những cuộc phiêu lưu tình ái. Nhưng đã trải qua 5 đời chồng rồi, nay đã là đời chồng thứ sáu mà nàng vẫn còn khát. Chỉ sau khi được gặp Đức Giêsu, trò truyện với Ngài và được Ngài ban cho thứ nước siêu nhiên là tình nghĩa với Chúa thì nàng mới hết khát. Nàng còn chạy vào làng rủ thêm nhiều người đến với Đức Giêsu, nguồn nước hằng sống đích thực (Lm Carôlô, Sợi chỉ đỏ A, tr 114).

Truyện : Erman Coen.

Erman Coen được mệnh danh là Augustinô của thời đại chúng ta. Ngài là một người Do thái rất giầu có. Thời trai trẻ, ngài chỉ biết ăn chơi và chạy theo thế gian. Ngày kia, ngài từ chối tất cả và xin vào tu viện…

Trong buổi giảng Mùa Vọng tại nhà thờ Đức Bà Cả ở Paris, Ngài nói :

“Tôi đã đi khắp mặt đất, tôi đã yêu thế gian, tôi đã biết thế giới, và tôi đã học được rất nhiều : không có hạnh phúc ở trên thế gian này. Nhưng tôi cũng như nhiều người khác đã vào tìm nó nơi không có. Tôi đã tìm nó ở những nơi tôi tưởng nó có, ở những nụ cười, ở những cuộc giải trí, ở những ngày lễ, ở nơi vàng bạc, ở nơi sắc đẹp…

Ôi lạy Chúa, điều con mong ước mọi giờ, mọi ngày con đã tìm ở đâu ? Và con đã tìm được nó trong Chúa và tình yêu Chúa”.

3-Khao khát đi tìm Chúa.

Ước vọng của con người không bao giờ được thỏa mãn vì con người vẫn muốn vươn lên đến cái gì tuyệt đối, mà ở trần gian này không có cái gì là tuyệt đối, tất cả chỉ là tương đối, hay nói đúng hơn : Tất cả là hư vô ! Tìm trong hư vô thì chẳng tìm được gì cả !

Tác giả Thánh vịnh 42 đã mô tả lòng con người luôn muốn hướng về Chúa, muốn tìm đến Chúa để được thỏa mãn tâm hồn như đàn nai giải khát bên dòng suối :

Như nai rừng mong mỏi

Tìm về suối nước trong.

Hồn con cũng trông mong

Tìm đến Ngài, lạy Chúa.

Thánh Augustinô đã đi tìm Chúa trong mọi nơi mà không thấy, tâm hồn ngài bị chao đảo như con thuyền giữa sóng gió biển khơi. Sau khi đã trở lại với Chúa, Ngài đã phải nói :”Lạy Chúa, Chúa dựng nên con cho Chúa, linh hồn con luôn khắc khỏai cho đến khi được nghỉ yên trong Chúa”. Chỉ có Chúa mới thỏa mãn được những khát khao của con người. Đúng như Thánh vịnh 61,2 nói :

Chỉ trong Thiên Chúa mà thôi,

Hồn tôi mới được nghỉ ngơi yên hàn.

Truyện : Thiên Chúa là gì ?

Nhiều người đến gặp một thiền sư nổi tiếng để trình bầy với ông ta rằng : chúng tôi được sai đến để xin ông nói cho chúng tôi biết rõ : Thiên Chúa là gì ?

Nhà hiền triết trả lời :

– Để tôi suy nghĩ rồi 8 ngày sau hãy trở lại.

Tám ngày trôi qua, họ trở lại thì vị thiền sư bảo :

– Hãy trở lại 8 ngày sau nữa.

Đúng 8 ngày sau họ quay trở lại và cũng nhận được câu trả lời như thế.

Cuối cùng quá bực mình vì cứ nghe một câu trả lời như nhau nên họ mới mỉa mai hỏi ông ta rằng:

– Cho đến lúc nào ông hết nói với họ câu : “Tám ngày sau hãy trở lại”.

Chính lúc đó vị thiền sư mới nghiêm mặt nói với họ :

– Tôi sẽ trả lời như thế mãi với các ông bao lâu còn hỏi tôi câu hỏi đó. Riêng tôi, tôi biết chắc rằng có Thiên Chúa. Người hiện hữu, nhưng tôi không thể và không bao giờ có thể nói được Ngài là gì (Quê Ngọc, Dấu ấn tình yêu, tr 18).

Thiên Chúa đâu có phải là đối tượng để lý trí con người tìm hiểu như một sự vật. Ngài là Đấng siêu việt, vượt trên mọi lý trí phàm nhân, Ngài là Đấng vô ngôn (ineffabilis) nghĩa là không thể dùng lời nói mà diễn tả được.

Ngay trong phạm vi tình yêu, người ta cũng chưa định nghĩa được tình yêu là gì, mà chỉ có thể cảm nghiệm được tình yêu. Cứ yêu đi thì mới biết tình yêu là gì như thánh Augustinô đã nói “ama et fac quod vis : cứ yêu đi rồi làm gì thì làm, nghĩa là sẽ hiểu được tình yêu.

Sở dĩ con người thời nay khó chấp nhận và khó tiếp cận được với thế giới siêu linh, với các chân lý tôn giáo là vì lòng trí họ chỉ muốn dừng lại trên những sự kiện vật chất bên ngòai để tìm hiểu tư duy hoặc chỉ dựa vào khả giác để lý giải mọi sự. Đó cũng là trường hợp của người phụ nữ Samaria khi nghe Chúa nói đến “nước hằng sống”, “nước siêu nhiên” thì chị ta không thể hiểu và chỉ nghĩ tới nước tự nhiên để uống. Hoặc các môn đệ đi mua thức ăn về mời Chúa dùng thì Chúa nói đến một thứ lương thực thiêng liêng cần hơn, các ông không hiểu và chỉ nghĩ đến các thức ăn thể xác. Do đó, với lối suy nghĩ quá vật chất, quá giới hạn trong không gian và thời gian thì con người mãi mãi cho các chân lý tôn giáo là phi lý, khó chấp nhận và không bao giờ có thể mở mắt nhận ra được sự hiện diện của Thiên Chúa.

Với con mắt xác thịt, không bao giờ chúng ta có thể tìm thấy Chúa vì Chúa là Đấng tuyệt đối siêu việt, Ngài không ở đó ở đây cho ta trông thấy, nhưng với con mắt đức tin chúng ta có thể tìm thấy Chúa trong tha nhân, vì tha nhân là Chúa. Ta xử đối thế nào với tha nhân là ta xử đối thế ấy với Chúa. Trong ngày chung thẩm Chúa sẽ xét xử chúng ta về điều này .

Truyện : Tha nhân là Chúa.

Một đêm trăng nọ, nhìn qua cửa sổ, một tu sĩ già bỗng nhìn thấy một thiên thần đang ngồi viết trên một cuốn sách vàng. Lòng tràn ngập hân hoan, vị tu sĩ rón rén đến gần và lớn tiếng hỏi:

– Ngài đang viết gì trong quyển sách này thế ?

– Ta đang ghi những ai yêu mến Thiên Chúa.

Vừa lo lắng vừa hồi hộp, vị tu sĩ mới hỏi xem tên mình có trong sách không. Thiên thần giở từng trang, chăm chú đọc từng hàng nhưng không thấy tên ông. Thế nhưng điều đó không làm cho vị tu sĩ thất vọng, Ông nói với thiên thần :

– Xin ngài vui lòng ghi tên tôi như một thầy dòng lúc nào cũng yêu mến tha nhân.

Thiên thần chiều ý ông. Thế là tên ông được ghi vào sổ vàng.

Sau khi vị tu sĩ già qua đời, xem lại nhật ký của ông, người ta thấy dòng chữ đầu tiên trong nhật ký chỉ là câu trích dẫn thư 1Ga 4,20:”Nếu ai nói mình yêu mến Chúa mà lại ghét anh em mình thì đó là kẻ nói dối, vì kẻ không yêu mến người anh em nó thấy đó, tất không thể yêu mến Thiên Chúa mà nó không thấy”. Tiếp theo lời trích dẫn vị tu sĩ ghi chú :”Tôi đi tìm kiếm linh hồn tôi, nhưng tôi không thấy; tôi đi tìm Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa vượt thóat khỏi tôi; tôi đi tìm người anh em, tôi đã gặp được Thiên Chúa và linh hồn tôi”(Trích Mỗi ngày một tin vui).

Lm Giuse Đinh lập Liễm

Giáo xứ Kim phát- Đà lạt

TỪ MỘT TỘI NHÂN

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL

Chúa nhật 3 mùa chay, năm A

Từ một tội nhân lẻ loi cô độc đột nhiên biến thành một ngôn sứ công khai

Sau hai Chúa Nhật 1 và 2 mở đầu cho Mùa Chay hơn 5 tuần lễ cho đến Tuần Thánh, Phụng Vụ Lời Chúa cho riêng chu kỳ phụng niên Năm A bắt đầu các bài Phúc Âm chủ đề theo Thánh Ký Gioan hơn là theo Thánh ký Mathêu là Phúc Âm vốn giành cho chu kỳ phụng vụ Năm A. Và loạt 3 bài Phúc Âm theo chủ đề của Thánh ký Gioan cho 3 Chúa Nhật 3, 4 và 5 Mùa Chay này hoàn toàn thích hợp cho tiến trình tái sinh của thành phần dự tòng Kitô giáo.

Vì nội dung của bài Phúc Âm Chúa Nhật 3 Mùa Chay liên quan đến mạch nước sự sống (bể nước rửa tội Thanh Tẩy), của bài Phúc Âm Chúa Nhật 4 Mùa Chay liên quan đến ánh sáng sự sống (nến sáng đức tin Công Chính), và của bài Phúc Âm Chúa Nhật 5 Mùa Chay liên quan đến sự sống bất tử (sự sống thần linh Thánh Sủng).

Bài Phúc Âm cho Chúa Nhật 3 Mùa Chay hôm nay liên quan đến mạch nước sự sống, và vì thế phụng vụ Lời Chúa hôm nay đều tập trung vào đề tài nước sự sống này.

Trước hết, ở Bài Đọc 1, được trích từ Sách Xuất Hành, mạch nước sự sống này: 1- xuất phát từ một tảng đá trong sa mạc; 2- khi tảng đá (ám chỉ Chúa Kitô là Đá tảng) được đập vào bởi cái gậy (ám chỉ đức tin là khả năng giao tiếp thần linh) của Moisen; 3- để dân Do Thái được giãn cơn khát.

Sau nữa, ở Bài Đọc 2, được trích từ Thư Thánh Phaolô gửi Kitô hữu giáo đoàn Rôma, mạch nước sự sống này được gói ghém trong lời Vị Tông Đồ Dân Ngoại, ám chỉ tình yêu của Thiên Chúa và Thánh Thần của Ngài: “tình yêu của Chúa đổ vào lòng chúng ta nhờ Thánh Thần là Ðấng đã được ban cho chúng ta”.

Sau hết, ở chính Bài Phúc Âm, mạch nước sự sống ấy được Chúa Kitô là Đấng Thiên Sai ban cho những ai tin vào Người, điển hình là người nữ Samaritanô ngoại lai tội lỗi, và mạch nước Người ban đây không phải là mạch nước tự nhiên được người phụ nữ này hằng ngày phải từ nhà mất công ra kín lấy tự dưới Giếng Giacóp, trái lại, mạch nước sự sống Người ban cho chị sẽ khiến chị “không bao giờ còn khát nữa” – Tại sao? – “vì nước Tôi ban cho ai thì nơi người ấy sẽ trở thành mạch nước vọt đến sự sống đời đời”.

“Mạch nước sự sống đời đời” đây là gì đã được chính Thánh ký Gioan chú thích ở đoạn 7 câu 39: “(Ở đây Người ám chỉ Thần Linh mà những ai tin vào Người được lãnh nhận…)”, Vị Thần Linh được ban cho họ qua cuộc phục sinh vinh hiển của Người (xem cùng đoạn chú thích này và ở đoạn 20:22). Đúng thế, con người được cứu chuộc bằng giá máu của Chúa Kitô tử giá, nhưng được công chính hóa bằng cuộc phục sinh của Người, nhờ Thánh Thần Người thông ban cho họ. Đó là lý do Giáo Hội Công giáo cử hành Phép Rửa cho thành phần dự tòng vào Thánh Lễ Vọng Phục Sinh hằng năm.

Hình ảnh “thần khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước” ngay từ ban đầu, trước khi Thiên Chúa tạo dựng nên mọi sự, cho thấy quả thực “không ai được vào Nước Trời nếu không được tái sinh bởi nước và Thần Linh” (Gioan 3:5), và muốn làm con cái của Thiên Chúa cần phải có Thánh Thần của Ngài:

“Quả thế, những ai được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn thì đều là con cái Thiên Chúa. Vì Thần Trí mà anh em đã lãnh nhận không phải là thứ thần trí nô lệ khiến anh em cảm thấy sợ sệt như trước; nhưng là Thần Trí làm cho anh em nên nghĩa tử, khiến chúng ta được kêu lên: ‘Abba! Cha ơi!’ Chính Thần Trí này chứng thực cho thần trí của chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa”. (Roma 8:14-16).

Vậy vấn đề được đặt ra ở đây là người nữ Samaritanô ngoại lai trong bài Phúc Âm hôm nay đã được Chúa Giêsu ban cho mạch nước sự sống này hay chưa, thứ nước mà chị chỉ mới hiểu một cách mơ hồ theo hướng lợi ích tự nhiên cho bản thân của chị nhưng vẫn cứ xin: “Thưa Ngài, xin cho tôi nước đó để tôi chẳng còn khát, và khỏi phải đến đây xách nước nữa”?

Căn cứ vào những diễn biến sau đó thì chị đã được Chúa Giêsu ban cho chị mạch nước sự sống này rồi, vì chính Người là mạch nước sự sống ấy, khi Người tỏ mình ra cho chị: “Ðấng ấy chính là Ta, là người đang nói với bà đây”. Đó là lý do, ngay sau khi Chúa Giêsu tỏ mình ra cho chị, tức ban cho chị mạch nước sự sống thì chị liền được biến đổi.

Ở chỗ, nếu trước đó, chị sợ dân làng bao nhiêu, nên không dám ra kín nước ban sáng cho mát, mà chỉ dám lén ra ban trưa dù nắng nóng cho an toàn, vì ai cũng biết chị là một người đàn bà lăng loàn, sống với 6 người đàn ông không phải là chồng của chị, thì ngay sau khi được gặp gỡ Chúa Giêsu và được Người tỏ mình ra cho như mạch nước sự sống, chị đã mạnh dạn hẳn lên, không còn sợ gì nữa, hoàn toàn được biến đổi, từ thân phận một tội nhân lẻ loi cộ độc đột nhiên thành một ngôn sứ công khai bằng chính lời loan báo và chứng từ của bản thân mình: “Bấy giờ người đàn bà để vò xuống, chạy về thành bảo mọi người rằng: ‘Mau hãy đến xem một ông đã nói với tôi tất cả những gì tôi đã làm. Phải chăng ông đó là Ðấng Kitô?'”

Như thế, lời Chúa Kitô phán với người đàn bà Samaritanô ở bờ giếng Giacóp này quả thực đã hoàn toàn ứng nghiệm và trở thành hiện thực: “Nước Ta cho ai thì nơi người ấy sẽ trở thành mạch nước vọt đến sự sống đời đời”, chẳng những nơi chính bản thân của chị, ở chỗ biến đổi con người tội lỗi của chị thành một vị ngôn sứ khả tín, sống động, hùng hồn đầy thuyết phục, mà còn nhờ vai trò làm ngôn sứ của chị mà “Nước” Người ban cho chị đã “vọt đến sự sống đời đời” nơi cả dân làng ngoại lai của chị nữa:

“Một số đông người Samaria ở thành đó đã tin Người vì lời người đàn bà làm chứng. Khi gặp Người, họ xin Người ở lại với họ. Và Người đã ở lại đó hai ngày, và vì nghe chính lời Người giảng dạy, số những kẻ tin ở Người thêm đông hẳn, họ bảo người đàn bà: ‘Giờ đây, không phải vì những lời chị kể mà chúng tôi tin, nhưng chính chúng tôi đã được nghe lời Người và chúng tôi biết Người thật là Ðấng Cứu Thế'”.

THIÊN CHÚA CỘI NGUỒN CỦA SỰ SỐNG

Lm Jude Siciliano OP

 

Chúa Nhật III Mùa Chay – A Xuất hành 17: 3-7; T.vịnh 94; Rôma 5: 1-2, 5-8; Gioan 4: 5-42

Thiên Chúa cội nguồn của sự sống – Hãy thường xuyên múc lấy

“Đủ́c Chúa có ỏ̉ giữa chúng ta hay không?” Không câu hỏi nào lại nói đến căn bản của đủ́c tin nhủ thế, phải không? Đó là câu nhủ̃ng ngủỏ̀i Israel oán trách gặng hỏi trong sa mạc. Đã có lần câu hỏi đó cũng là câu hỏi của chúng ta. Chúng ta hãy bắt đầu vỏ́i câu hỏi của ngủỏ̀i Israel, và câu trả lỏ̀i của Thiên Chúa, và hy vọng chúng ta sẽ đủọ̉c hiểu kỹ hỏn về chặng đủỏ̀ng đỏ̀i sống đủ́c tin của chúng ta, nhất là né́u chúng ta đang ỏ̉ giủ̃a sa mạc của chúng ta.

Thiên Chúa đã hành động mãnh liệt cho ngủỏ̀i Israel. Khỏ̉i đầu củ́u họ ra khỏi ách tù đày ỏ̉ Ai cập. Rồi một khi họ đã đủọ̉c củ́u thoát, và họ vủ̀a lên đủỏ̀ng đi qua sa mạc thì họ lại “…oán trách cằn nhằn vỏ́i ông Môsê và ông Aaron. Phải chi chúng tôi chết đi bỏ̉i tay Đức Chúa trong đất Ai cập… Thật các ông đã đem chúng tôi ra sa mạc này để làm cả lũ chết đói ỏ̉ đây”.(Xh 16: 2-3). Mặc dù nếu Thiên Chúa có làm một việc lỏ́n lao củ́u thoát họ trong sa mạc độc ác này, họ vẫn không tin tủỏ̉ng là Thiên Chúa sẽ tiếp tục lo lắng cho họ.

Hình nhủ củ̉ chỉ oán trách cằn nhằn là lối sống của ngủỏ̀i Israel. Họ kêu trách ông Môsê là ngủỏ̀i thay mặt họ trủỏ́c Thiên Chúa. Ông Môsê chịu đụ̉ng sụ̉ kêu trách của họ, nhủng thật ra họ cằn nhằn về Thiên Chúa. Trủỏ́c hết họ kêu trách về thủ́c ăn, rồi bây giỏ̀ kêu trách về nủỏ́c uống. Thật ra thì họ cần nủỏ́c uống. Họ đang sống trong một nỏi hạn hán nhất trên thế giỏ́i. Họ kêu trách vỏ́i ông Môsê. Và nhủ thủỏ̀ng lệ ông Môsê quay về vỏ́i Thiên Chúa để xin Ngài giúp đỏ̃. Rồi lại một lần nủ̃a Thiên Chúa đến giúp ngủỏ̀i Israel. Tuy họ không tin tủỏ̉ng, nhủng qua sụ̉ can thiệp của ông Môsê, Thiên Chúa cho nủỏ́c chảy ra từ đá.

Cho đến nay Thiên Chúa đã cứu thoát dân Israel ra khỏi tù đày, cho họ thức ăn trong sa mạc, cho họ nước uống từ đá, và Ngài sẽ tiếp tục lo lắng cho họ và dẫn dắt họ trong chặng đường dài 40 năm trời. Còn dân Israel làm gì để đáp lại điều đó? Họ phải dựa vào những kinh nghiệm này để tín nhiệm vào Thiên Chúa. Nhưng, theo câu chuyện trong sa mạc, dân Israel tiếp tục cằn nhằn kêu trách và thiếu tín nhiệm vào Thiên Chúa.

Trong sa mạc dân Israel và chúng ta đã học được sự tin cậy vào Thiên Chúa. Đó không phải là điều chúng ta học hỏi chỉ một lần thôi. Trái lại, như Thiên Chúa đã lo cho chúng ta mỗi ngày, chúng ta được nhắc nhở đi lại về sự chúng ta dựa vào Thiên Chúa, và Thiên Chúa tỏ lòng rộng lượng với chúng ta. “Xin cho chúng con lương thực hằng ngày”. Đó là lời kinh chúng ta thường đọc và học hỏi qua kinh nghiệm từng ngày.

Hôm nay đoạn sách Xuất Hành là những câu chuyện liên tục về sự “oán trách kêu cầu”. Những câu chuyện đó không những nhấn mạnh sự thiếu tin tưởng của dân chúng, nhưng còn nhấn mạnh việc Thiên Chúa lo lắng cho họ. Nơi dân Israel kêu trách cằn nhằn trong sa mạc gọi là “Massah” nghĩa là “thử thách” và “Meribah” nghĩa là “không hài lòng”. Đã có lần chúng ta cũng ở nơi Massah và Meribah trong đời sống chúng ta. Đó là những lúc chúng ta bị đau khổ nặng nề, không sức nào chịu đựng nỗi. Chúng ta học hỏi qua sách Xuất Hành là Thiên Chúa kiên nhẫn chừng nào với chúng ta. Có lẽ chúng ta đã quên lòng thương yêu tốt lành của Thiên Chúa đối với chúng ta trong quá khứ, và bởi thế chúng ta bị đức tin lung lay, sợ sệt và nghi ngờ. Lời cầu kinh của chúng ta thêm năng lực như chúng ta được nhắc nhở qua sách Lêvi và Chúa Giêsu là Thiên Chúa thương xót vô cùng và yêu mến người tội lỗi.

Việc Thiên Chúa cho nước uống trong sa mạc tiếp tục vào câu chuyện Chúa Giêsu nói với người phụ nữ ở giếng Samari. Thời đó, một người nam Do thái tốt đạo không được phép nói chuyện, hay đứng một mình với một phụ nữ. Chúa Giêsu được coi là một người nam thánh thiện. Ngài nói với một phụ nữ Samari có thể làm cho Ngài mất danh giá, và có thể làm cho Ngài mất những người đi theo Ngài. Bởi thế, các môn đệ Chúa Giêsu tỏ thái độ rất ngạc nhiên khi họ đem thức ăn về và thấy Ngài nói chuyện với một phụ nữ. Dù vậy Ngài nói với người phụ nữ và hứa là Ngài có thể cho “nước sự sống”.

Chúa Giêsu không hứa cho một thứ nước ứ đọng, không có sự sống, nhưng thứ nước Ngài cho là nước trôi chảy của sông nguồn. Trong đời sống chúng ta, có những lúc đức tin chúng ta như nước ứ đọng. Hay có những lúc chúng ta gặp thử thách mới và chúng ta cố gắng tìm sự giúp đỡ qua đức tin, nhưng chúng ta gặp khô cạn. Nước cũ không thể nào giúp tăng cường một đức tin phải chiến đấu. Thiên Chúa bảo ông Môsê dùng cây gậy ông ta cầm rồi đánh vào tảng đá thì nước sẽ chảy ra. Chúa Giêsu là ông Môsê mới, mang nước hằng sống đến chúng ta mỗi khi chúng ta xin Ngài.

Nước Chúa Giêsu cho vọt lên cho chúng ta mỗi khi chúng ta cần. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy bỏ lại những gì ứ đọng trong đời sống chúng ta, những gì không mát mẻ tươi thắm không có sự sống để lãnh nhận điều Thiên Chúa ban cho là đời sống mới, luôn luôn tươi thắm như nước hằng sống.

Người phụ nữ Samari không ngồi yên khi chị ta nghe Chúa Giêsu nói. Chị ta thách đố lại Chúa Giêsu và nêu lên những gì giữ chị ta ở chỗ đó: “ông là người Do thái, mà lại xin tôi, một phụ nữ Samari, cho nước uống sao?” Nhưng Chúa Giêsu không để ý đến điều đó. Chúa Giêsu cho chị ta nước hằng sống trong khi Ngài nhắc đến đời sống của chị ta. Và kết thúc là chị ta chạy vào thành và nói với người ta là Chúa Giêsu đang ở ngoài giếng. Chị ta đã lãnh nhận ơn nước hằng sống. Và cũng như với lời Chúa Giêsu dùng để kêu gọi các môn đệ, chị ta gọi người trong thành “hãy đến mà xem”.

Chị phụ nữ là gương mẫu cho mỗi người trong chúng ta là những người đã được rửa trong nước hằng sống của phép rửa tội. Chị ta chia sẻ kinh nghiệm của chị ta với những người khác, và mời gọi họ đến gặp người cho “nước hằng sống”. Kết thúc của sự chứng kiến và mời gọi của chị ta, nhiều người Samari trong thành đã tin vào Chúa Giêsu. (câu 39).

Chắc chúng ta đã biết những người đang lang thang trong sa mạc đời sống của họ ra sao. Sao chúng ta lại không chia sẻ kinh nghiệm sự khác biệt của “nước hằng sống” trong đời chúng ta với họ như chị phụ nữ Samari đã làm. Bạn nói “tôi không phải là người loan báo phúc âm”. Chị phụ nữ Samari cũng không phải như bạn nói, cho đến khi Chúa Giêsu bỏ qua đời sống quá khứ của chị ta và ban cho chị ta một đời sống mới với nước hằng sống như Ngài đã làm cho chúng ta. Chị phụ nữ nói đến ơn huệ chị ta đã lãnh nhận. Đó cũng là điều chúng ta phải làm như chị phụ nữ đó.

Chú thích: Chúng tôi không muốn nói đến chị phụ nủ̃ Samari là một ngủỏ̀i tội lỗi. Đoạn sách phúc âm không nói nhủ thế, và Chúa Giêsu cũng không nói vỏ́i chị ta là đủ̀ng phạm tội nủ̃a, nhủ Ngài đã nói vỏ́i các ngủỏ̀i khác trong phúc âm. Vậy thì về 5 ngủỏ̀i chồng của chị ta thì sao? Trong phúc âm của thánh Gioan lỏ̀i văn bao hàm nhiều ý nghĩa trủ̀u tủọ̉ng. Có thể nói đến chị ta và nhủ̃ng ngủỏ̀i Samari đã chấp nhận 5 thần giá của ngủỏ̀i Assyria.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP

3rd Sunday of Lent (A) Exodus 17: 3-7; Psalm 95; Romans 5: 1-2,5-8; John 4: 5-42

“Is the Lord in our midst or not?” Questions of faith don’t get any more basic than that, do they? It is the question the disgruntled Israelites asked in the desert. At times it is our question too. Let’s start with the Israelites’ question and God’s response, hoping to also gain insight for our faith journey – especially if we are in the midst of our own desert.

God had worked powerfully on Israel’s behalf, starting with their deliverance from Egyptian slavery. Once freed they had no sooner set out across the desert when they “… grumbled against Moses and Aaron. Would that we had died at the Lord’s hand in the land of Egypt….But you had to lead us into this desert to make the whole community die of famine” (16:2-3). Even though God had performed a great act of liberation now, in the fearsome desert, the people did not trust that God would continue to care for them.

It seems grumbling was the Israelites’ way of life. They turn on Moses, their mediator with God. He gets the brunt of their wrath, but they are really murmuring against God. Previously they grumbled for food, now they need water. Of course they need water. They are in one of the driest spots in the world. They complained to Moses and, as he usually does, he turned to God for help. Once again God comes through for the Israelites. Despite their lack of trust, and through Moses’ mediation, God brings forth water from the rock.

So far God has freed the Israelites from slavery, fed them in the desert, given them water from a rock and will now continue to give them care and guidance during their 40-year journey. What must Israel do in return? She must draw on these experiences and learn to trust God. But as the desert narrative proceeds the people will continue to grumble and distrust God.

In the desert Israel and we learn to trust God. That’s not something we learn all at once. Instead, as God provides for us each day, we are reminded again and again of our dependence on God and God’s gracious generosity towards us. “Give us this day our daily bread.” It’s a prayer often said and learned through experience, one day at a time.

Today’s Exodus passage is one of a series of “murmuring stories.” They not only emphasize the distrust of the people, they also stress God’s prevailing care for them. The place in the desert where the grumbling took place was “Massah” – which means “testing” and Meribah – which means “dissatisfaction.” At one time or another we find ourselves in our own “Massah” or Meribah.” It’s when life presses down on us from many sides, too much to handle this day. We learn from Exodus how patient God is with us. We may have forgotten God’s goodness to us in the past and so we find our faith trembles with fear and doubt. Our prayers are strengthened as we are reminded by Leviticus and Jesus of God’s boundless compassion and love for sinners.

God’s providing water in the wilderness continues as we hear Jesus’ dialogue with the woman at the well. In the culture of the time a devout Jewish man would not be allowed to talk to or be alone with a woman. Jesus was considered a holy man. Talking with the Samaritan woman would have risked his reputation and resulted in the loss of his followers. Hence the reaction of his disciples when they returned: they were “amazed that he was talking to a woman.” Still, Jesus talked with the woman and made her a promise: he offered her “living water.”

He doesn’t offer a stagnant, lifeless water, but moving water from a stream or river. There are moments in our faith life that seem stagnant, “same old, same old.” Or, times when we face new challenges and we try to draw on our faith to help us, but come up dry. Old water can not refresh a struggling faith. God instructed Moses to strike the rock and water flowed forth. Jesus is the new Moses, providing living water for us when we ask – again and again.

The water Jesus gives bubbles up within us just when we need it. He invites us to leave behind the parts of our lives that are like stagnant, un-refreshing and lifeless waters and accept God’s offer of a new kind of human life, constantly refreshed by living water.

The Samaritan woman did not sit idly by when she heard what Jesus had to say. She challenged him and named the societal boundaries that kept her in her place. “How can you, a Jew, ask me a Samaritan woman, for a drink?” But Jesus puts these obstacles aside. He is giving her living water as he refreshes her spirit. As a result she rushes to her own people to announce Jesus’ presence with them. She has received living waters and, in the same words Jesus used to call his disciples, she calls her townspeople, “Come and see.”

She is an example to each of us who have washed in the living waters of baptism. She shares her experience with others and invites them to meet the one who gives “living waters.” As a result of her testimony and invitation many come to believe in Jesus (v. 39).

We certainly know people who are wandering through their own personal deserts. Why not share with them, as the woman did, the difference the “living waters” have made in our lives? You say, “I’m not an evangelist.” Neither was the Samaritan woman, until Jesus put aside her past and renewed her life with life-giving waters – just as he has done for us. She spoke out of the gift she had received. Which is what we are asked to do as well.

Note: we want to avoid assuming that the Samaritan woman was a sinner. The text doesn’t say this, nor does Jesus tell her not to sin anymore – as he says to others in the gospel. What about her five “husbands?” In John’s highly symbolic language this could be a reference to her and all Samaritans who accepted the five false gods of the Assyrians.

CÁI KHÁT CỦA CON NGƯỜI Lm Giuse Nguyễn văn Nghĩa (Chúa Nhật III Mùa Chay A)

Phụng vụ Lời Chúa của Chúa Nhật III mùa Chay, đặc biệt bài đọc thứ nhất (Xh 17,3-7) và bài Tin Mừng (Ga 4,5-42) hướng chúng ta đến chủ đề “nước”. Đi trong sa mạc, dân Chúa xưa đã nổi loạn với Môsê vì thiếu nước và Thiên Chúa đã ban cho họ nước chảy ra từ tảng đá tại Horeb. Trên đường truyền giáo, Chúa Giêsu đã dừng chân bên giếng nước Giacob, Người đã xin một phụ nữ Samaria chút nước và Người hứa ban cho chị ta nước trường sinh.

Nói đến nước là nói đến một trong những nhu cầu căn bản của con người xét như loài có sự sống. Thiếu nước là như sự chết đang cận kề. Người ta có thể vượt qua những thiếu thốn của cải, tiện nghi… và người ta cũng có thể chịu đựng cái đói trong một thời gian khá dài, trên dưới một tháng, thế nhưng không một ai có thể cầm cự với cái khát quá dăm bảy ngày. Chính vì thế mà việc đáp ứng nhu cầu khát nước trở thành một việc cấp thiết mang tính sống còn. Vượt trên các loài sinh vật bậc thấp, loài người chúng ta ngoài cái khát tự nhiên là khát nước thì còn có nhiều nổi khát xuất phát từ nhu cầu của sự phản tỉnh hay sự tự nhận biết về hiện hữu của mình.

A. Những cái khát của kiếp nhân sinh:

1. Khát mong được nhìn nhận: Tôi là một con người. Đây là một chân lý hiển nhiên. Thế mà vẫn đã từng có, trong quá khứ và ngay cả hôm nay, rất nhiều người chưa được nhìn nhận như là một con người. Đó là trẻ em, phụ nữ, người nô lệ, người bất hạnh, quả phụ, cô nhi, ngoại kiều, người nghèo hèn, kém phận… Đọc Cựu Ước, chúng ta thấy rõ hiện tượng này. Các Ngôn sứ đã không ngừng lên tiếng về đề tài này. Người phụ nữ bên bờ giếng Giacob phải chăng không là ngoại lệ. Dù đã năm đời chồng và hiện đang sống với người thứ sáu, thế mà có thể chị chưa được nhìn nhận như là một người vợ? Phải chăng chị vẫn còn bị xem như một thứ “sở hữu” của người chồng?

Khi sinh thời mẹ Têrêxa thành Calcutta gặp gỡ rất nhiều người bất hạnh, xấu số. Sau khi gặp mẹ, họ đã từng tâm sự rằng họ mãn nguyện vì cho dẫu chưa được sống như một con người thì họ cũng đã được chết như một con người. Chúa Kitô mạnh mẽ tuyên bố rằng không cần đã giết người thì mới bị đoán phạt, nhưng nếu loại bỏ tha nhân từ trong tâm trí và lối ứng xử của ta tức là không nhìn nhận tha nhân như là một con người thì ta cũng đã đáng bị trừng phạt (x.Mt 5,21-22).

Người ta không chỉ khát khao được nhìn nhận như một con người mà con mong được nhìn nhận như là một người khác. Điều này nói lên sự độc lập, khác biệt của tha nhân đối với ta. Ngay cả trong đời sống hôn nhân, dù nỗ lực làm cho “mình với ta, tuy hai mà một” nhưng họ vẫn phải luôn ý thức để tôn trọng sự thật “ta với mình, tuy một mà vẫn là hai”. Quả thật người ta sẽ chẳng còn là chính mình một khi bị đồng hóa do bởi một ai đó hay bởi một thế lực nào đó.

2. Khát mong được chấp nhận và được đón nhận: Được nhìn nhận như là một con người, như là một người khác vẫn chưa đủ nếu ta không được kẻ khác chấp nhận và đón nhận. Từ đáy sâu thẳm của từng người, luôn có đó khát mong được tha nhân chấp nhận và đón nhận mình như mình đang là, đang có. Một trong những lẽ sống của con người là khi thấy mình còn có giá trị, đang còn hữu ích cho ai đó. Và điều này được chứng thực khi tha nhân chấp nhận và đón nhận ta. Khi tìm hiểu nguyên nhân khiến cho nhiều người, kể cả giới trẻ tìm đến cái chết bằng sự tự vẩn thì người ta nhận ra một trong những nguyên nhân chính đó là vì họ mang mặc cảm bị người chung quanh khước từ hay loại bỏ.

Con người chúng ta thường bị cám dỗ chấp nhận hay đón nhận kẻ khác“với điều kiện”. Người ta phải thế này, phải thế kia thì tôi mới nhận, mới tiếp. Có những điều kiện mang tính khách quan, nhưng cũng không thiếu những điều kiện mang tính chủ quan hoặc duy ý chí. Điều này mặc nhiên nói lên rằng ta sẽ chỉ nhận nhau khi hội đủ điều kiện theo ý mình và nếu vì lý do gì đó mà không đủ điều kiện thì sẽ bị loại trừ.

B. Chúa Kitô: Đấng giải khát cho nhân loại.

“Chị cho tôi xin chút nước uống”. Khi mở miệng xin người phụ nữ chút nước, Chúa Giêsu nhìn nhận sự hiện hữu của chị và cả sự cần thiết của chị. Tin mừng tường thuật Chúa Giêsu đi đường mỏi mệt, Người đang cần nước uống và Người không có gầu. Như thế việc Người xin chị phụ nữ cho chút nước là một việc tự nhiên, rất thật của đời thường. “Ông là người Do Thái mà lại xin tôi, một phụ nữ Samaria, cho ông nước uống sao?”. Không đơn thuần là câu hỏi vặn ngược mà thực chất là lời khẳng định của chị: Dù là Samaria, dù là phụ nữ, thì tôi cũng là một con người như ông và ông đang cần tôi. Chị Samaria đã được giải khát, môt cái khát nền tảng của kiếp nhân sinh là được nhìn nhận.

“Đến mà xem: có một người đã nói với tôi tất cả những gì tôi đã làm”. Lời giới thiệu của chị phụ nữ với dân làng đã nói lên sự thỏa khát vô bờ của chị. Chị đã được Chúa Giêsu đón nhận như chị đang là, dù chị đã trãi đời với năm người đàn ông và đang chung sống bất chính với người thứ sáu. Mà chắc gì người thứ sáu này sẽ nhận chị! Chúng ta đừng quên thời bấy giờ hiếm có chuyện đàn bà bỏ đàn ông mà ngược lại.

Các Ngôn sứ thường lên án tội lỗi của dân Chúa xưa và loan báo các hình phạt họ phải chịu. Thế nhưng sau đó lại gợi mở về sự khoan dung tha thứ của Chúa. “Dân Ta cứ miệt mài buông theo bội tín, chúng được kêu mời hãy vươn lên, mà chẳng một ai ngóc đầu dậy! Hỡi Ephraim, Ta từ chối ngươi sao nỗi! Hỡi Israel, Ta trao nộp ngươi sao đành!…Trái tim Ta thổn thức, ruột gan Ta bồi hồi” (Hs 11,7-8). Mọi người và mỗi người đều có chỗ đứng trong Trái Tim Cực thánh của Đấng Cứu Độ. Không một ai là đồ bỏ đi. Bất cứ ai cũng đều được Thiên Chúa đón nhận, chỉ trừ khi họ cố tình khước từ. Vì đó là tội phạm đến Chúa Thánh Thần (x.Mt 12,32).

“Ai khát, hãy đến với tôi, ai tin vào Tôi, hãy đến mà uống! Như Kinh Thánh đã nói: Từ lòng Người, sẽ tuôn chảy những dòng nước trường sinh” (Ga 7,38). Biết bao con người đang khát ở quanh ta. Là Kitô hữu, ước gì chúng ta góp phần giải khát cho tha nhân khi nhìn nhận nhau, chấp nhận nhau và đón nhận nhau ngay trong hiện trạng của nhau.

Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột

NƯỚC HẰNG SỐNG

Lm Nguyễn hưng Lợi, Dcct

Chúa Nhật III Mùa Chay, năm A Ga 4, 5-42

Nước hằng sống

Cuộc gặp gỡ diệu kỳ giữa Chúa Giêsu và người phụ nữ Samari làm cho chúng ta tin tưởng bởi vì Chúa luôn tạo cho con người cơ hội gặp gỡ Người.Chúa Nhật III Mùa chay, năm A tường thuật về việc Đức Giêsu Kitô đã gặp gỡ người phụ nữ ngoại giáo Samari. Một cuộc gặp gỡ vô tiền khoáng hậu.Cuộc gặp gỡ không ngờ, và làm cho người phụ nữ Samari hết sức ngạc nhiên. Cuộc gặp gỡ theo quan niệm của người Do Thái lúc đó là bất hợp pháp. Người có đạo không được gặp người ngoại đạo. Đặc biệt, người đàn ông có đạo Do Thái lại càng bị cấm gặp người phụ nữ không có đạo.

Người phụ nữ Samari hằng ngày vẫn đi múc nước ở giếng Giacóp. Chị có ngờ đâu người đang ngồi nghỉ mệt bên bờ thành giếng lại là Đấng Thiên Sai, Đấng Cứu Độ. Chị đi múc nước bình thường như mọi ngày, chị đâu có biết Đấng đang ngồi nghỉ ở giếng nước là ai ? Chị cũng không hề có ý định gặp gỡ Chúa Giêsu. Do đó, khi thấy Chúa Giêsu xin nước để uống. Chị ngạc nhiên, và hết sức bối rối. Chị lo sợ người đàn ông này gặp mình có chuyện gì ! Chúa Giêsu không phải chỉ khát nước, xin chị cho uống nước ở giếng tổ phụ Giacóp để lại. Nhưng Chúa muốn tạo cơ hội xin nước, để trò chuyện, gợi ý và giới thiệu cho chị một việc hết sức quan trọng, một vấn đề chị chưa bao giờ được nghe, được biết. Chúa Giêsu muốn nói cho chị hay rằng chị mới là người đang khát và tỏ cho chị hay Ngài là ai, là Người sẽ làm cho chị hết khát, khỏi phải hằng ngày mệt mỏi, vất vả đi kín nước :” Ai uống nước Tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa “.

Vâng, nước Chúa nói đây là nước hằng sống. Nước ấy chính là Lời của Chúa. Lời bày tỏ sự kín nhiệm của Người và Lời ấy sẽ vạch rõ quá khứ, hiện tại và tương lai của con người. Chúa nói rõ về quá khứ của người phụ nữ rằng chị đã có năm đời rưỡi chồng. Chị đã nhận ra Ngài là một ngôn sứ. Cuối cùng, chị đã nhận ra Ngài là Đấng Mêsia. Đây là sự kỳ diệu, một sự lạ lùng tuyệt vời, một phép lạ đã được Chúa Giêsu vén lộ ra cho người phụ nữ Samari chứ không phải cho một người Do Thái đồng hương, hay cho một môn đệ thân yêu của Ngài :” Đấng ấy chính là Tôi, Người đang nói với chị đây “ ( Ga 4, 26 ). Người phụ nữ Samari thật hạnh phúc, chị tràn ngập niềm vui, một sự phấn khởi dạt dào như Mẹ Maria đã có :” Đấng toàn năng đã làm cho tôi việc kỳ diệu, Danh Ngài thật chí thánh chí tôn “. Chị đã vội vã chạy về thành và nói cho mọi người biết về Đấng Mêsia mà chị vừa gặp gỡ, Đấng thấu suốt cả quá khứ, hiện tại của chị. Đấng hứa cho chị thứ nước không hề khát. Chị muốn được uống thứ nước ấy và chị cũng muốn cho dân làng được uống thứ nước không hề khát ấy. Đấng ấy chính là Đức Giêsu Kitô, Đấng Mêsia, Đấng Thiên Sai mà chị mới được gặp. Đấng ấy sẽ ban cho loài người, cho con người, cho mỗi người nước hằng sống nếu con người thật lòng tin và tín thác nơi Người. Đấng ấy sẽ ban Lời của Người, nếu con người biết lắng nghe và sẵn sàng đón nhận, Ngài sẽ ban cho con người để con người được sống và sống dồi dào ( Ga 10, 10 ).

Các môn đệ của Chúa thán phục Ngài vì Ngài luôn làm theo ý Thiên Chúa Cha và hết lòng hiếu thảo đối với Cha của Ngài…Người phụ nữ Samari sau khi đã nhận ra Chúa, chị báo với dân làng về sự việc ấy và đã có nhiều người tin vào Chúa Giêsu “.

Cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với người phụ nữ Samari đã đạp đổ bức tường ngăn cách giữa người có đạo và người không đạo. Nó san bằng hố ngăn cách giữa bên này và bên kia, vực thẳm bên này và vực thẳm bên kia. Tương quan sự sống được mở ra. Nước hằng sống được trao ban…

Nhờ cuộc gặp gỡ này, Chúa cũng đã đi bước trước để gặp gỡ mỗi người chúng ta. Liệu chúng ta có mau mắn đến gặp gỡ Người hay không?. Chúa nói:” Này Ta đang đứng ngoài cửa mà gõ, ai nghe tiếng Ta và mở cửa thì Ta sẽ vào nhà kẻ ấy “. Cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và người phụ nữ Samari đã làm thay đổi cả cuộc đời của chị và của nhiều người dân trong làng. Chúa cũng đã biến đổi cả cuộc đời chúng ta khi chúng ta lãnh nhận bí tích rửa tội. Chúa mời gọi chúng ta hãy loan báo Tin Mừng và giới thiệu Đức Giêsu Kitô cho những người khác.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho mỗi người chúng con biết hạ mình, khiêm tốn trước mặt Chúa, trước mặt anh em để chúng con thiết lập mối tương quan tình yêu với Chúa và với anh chị em chúng con. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Nước Hằng sống mà Chúa nói đến là gì ?

2.Người phụ nữ Samari có tin vào Chúa không ?

3.Đức Thánh Cha Phanxicô trong sứ điệp Mùa chay năm 2017 nói :” Mùa chay là mùa thuận lợi để canh tân cuộc gặp gỡ với Chúa, để sống theo Lời Ngài, sống với các phép bí tích và sống với tha nhân …” có nghĩa gì ?

SUY TƯ TIN MỪNG

Mai Tá dịch

Tuần thứ 3 mùa Chay năm A 19/3/2017

 

Tin Mừng: (Ga 4: 5-42)

Khi ấy, Đức Giêsu đến một thành xứ Samari, tên là Xykha, gần thửa đất ông Gia-cóp đã cho con là ông Giuse. Ở đấy, có giếng của ông Giacóp. Người đi đường mỏi mệt, nên ngồi ngay xuống bờ giếng. Lúc đó vào khoảng mười hai giờ trưa.

Có một người phụ nữ Samari đến lấy nước. Đức Giêsu nói với người ấy:”Chị cho tôi xin chút nước uống!” Lúc đó, các môn đệ của Người đã vào thành mua thức ăn. Người phụ nữ Samari liền nói: “Ông là người Do-thái, mà lại xin tôi, một phụ nữ Samari, cho ông nước uống sao?” Quả thế, người Do-thái không được giao thiệp với người Samari. Đức Giêsu trả lời: “Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban, và ai là người nói với chị: “Cho tôi chút nước uống”, thì hẳn chị đã xin, và người ấy đã ban cho chị nước hằng sống.” Chị ấy nói: “Thưa ông, ông không có gầu, mà giếng lại sâu. Vậy ông lấy đâu ra nước hằng sống? Chẳng lẽ ông lớn hơn tổ phụ chúng tôi là Gia-cóp, người đã cho chúng tôi giếng này? Chính Người đã uống nước giếng này, cả con cháu và đàn gia súc của Người cũng vậy.” Đức Giê-su trả lời: “Ai uống nước này, sẽ lại khát. Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời.”

Người phụ nữ nói với Đức Giêsu:”Thưa ông, xin ông cho tôi thứ nước ấy, để tôi hết khát và khỏi phải đến đây lấy nước.”

Người phụ nữ lại nói với Ngài:”Thưa ông, tôi thấy ông thật là một ngôn sứ. Cha ông chúng tôi đã thờ phượng Thiên Chúa trên núi này; còn các ông lại bảo:Giêrusalem mới chính là nơi phải thờ phượng Thiên Chúa.” Đức Giêsu phán:”Này chị, hãy tin tôi: đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giêrusalem.Các người thờ Đấng các người không biết; còn chúng tôi thờ Đấng chúng tôi biết, vì ơn cứu độ phát xuất từ dân Do-thái. Nhưng giờ đã đến -và chính là lúc này đây- giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế. Thiên Chúa là thần khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật.” Người phụ nữ thưa:”Tôi biết Đấng Mêsia, gọi là Đức Kitô, sẽ đến. Khi Người đến, Người sẽ loan báo cho chúng tôi mọi sự.” Đức Giêsu nói: “Đấng ấy chính là tôi, người đang nói với chị đây.” Vậy, khi đến gặp Người, dân Samari xin Người ở lại với họ, và Người đã ở lại đó hai ngày. Số người tin vì lời Đức Giêsu nói còn đông hơn nữa. Họ bảo người phụ nữ: “Không còn phải vì lời chị kể mà chúng tôi tin. Quả thật, chính chúng tôi đã nghe và biết rằng Người thật là Đấng cứu độ trần gian.”

“Nước chảy mây tan, tình bất diệt,”

Tình theo bước khách bốn phương trời.”

(dẫn từ thơ Hồ Dzếnh)

Bốn phương trời, tình theo bước khách, phải chăng là bước chân âm thầm của Đấng Nhân Hiền hằng đưa dẫn mọi người về lại với Cha như trình thuật thánh sử, đà ghi chép?

Trình thuật thánh Gioan hôm nay ghi, là ghi về một đối thoại hãn hữu giữa Đức Giêsu và nữ phụ xứ Samari. Đây là biến cố ít khi thấy nơi người Do Thái, mọi thời đại. Do thái xưa, vẫn coi nữ phụ xứ Samari là kẻ vô dụng, về nhiều thứ. Phụ nữ muốn múc nước về dùng, đều phải ra giếng. Thông thường, muốn ra giếng Gia-cóp, phụ nữ phải đi thành đoàn. Trình thuật hôm nay, kể về nữ phụ hôm ấy, không chỉ một thân một mình đến múc nước giếng mà thôi, nhưng còn dám tiếp chuyện với Đấng lạ mặt, một nam nhân Do thái. Đó, là điều tối kỵ. Đó, chính là vấn đề.

Vấn đề nặng nề hơn, khi người tiếp chuyện với nữ phụ ngoài luồng giữa “thanh thiên bạch nhật”, lại là Đấng Nhân Hiền từng hành xử nghiêm minh, nhất mực. Thật hiếm khi thấy Đức Giêsu đối thoại cả với nữ phụ về nhiều vấn đề, ngay cạnh giếng Gia-cóp, tức chốn thánh thiêng truyền thống, rất gắt gao.

Cũng vì tính cách gắt gao/nghiêm túc ấy, nên cuộc đối thoại giữa Đức Giêsu và nữ phụ Samari đầy những chuyện ngoại lệ. Vì ngoại lệ, nên nữ phụ Samari cứ phân tâm nói chuyện khác, khiến Chúa cứ phải gạt sang một bên những chuyện không cần thiết. Vì, Ngài có một số điều quan trọng muốn nói và tặng ban để chị lưu tâm. Cuối cùng, Ngài đành chấp nhận ở vào cảnh huống có ngoại lệ.

Trình thuật hôm nay đưa ra một số điều ngoại lệ không mang ý nghĩa gì, như câu:“còn bốn tháng nữa mới đến mùa gặt”, “đồng lúa chín vàng chờ ngày gặt hái”, “kẻ này gieo, người kia gặt”, càng làm cho cuộc đối thoại giữa Chúa và người nữ phụ trở nên “ngoại lệ” hơn. Câu chuyện ngoại lệ còn thấy ở nhiều điểm khác, rất tinh tế.

Trước hết, là giới tính. Ngày nay, nam nhân được phép nói chuyện thẳng thắn, công khai với phụ nữ ở chốn đông người, đâu thành vấn đề. Khi xưa, thì không dễ. Và, đối thoại với nữ phụ Samari, Đức Giêsu như ngầm bảo: ta hiện diện nơi đây, cũng là chuyện bình thường, rất mọi ngày?

Và, một ngoại lệ khác, về sắc tộc. Cũng không hẳn là chuyện kỳ thị, nhưng hỏi rằng: người Do thái xưa có được nói chuyện dễ dàng với người Samari “ngoài luồng” không? Hoặc, vì luật cấm, nên đôi bên cứ phải tránh né nhau? Đối thoại với nữ phụ Samari, Đức Giêsu như ngầm chứng tỏ một luận cứ: nói chuyện với nữ phụ, không là vấn đề! Chúng ta đều là con người!

Rồi, ngoại lệ khác, về giáo dục. Chắc hẳn có người hỏi: các thày tư tế có được nói chuyện với người ít học không? Cuộc đối thoại với nữ phụ Samari, ra như Chúa muốn ngầm tỏ bày một nhận xét, là: xem ra chị cũng là người thông minh, dù chưa từng đến trường lớp để được học!

Ngoại lệ kế tiếp, là về lịch sử. Ngày nay, ta có nên suy tư về hiện tại và về con người ở đây, ngay thời này không? Hỏi là hỏi thế, chứ dường như Sách thánh chỉ kể về quá khứ với chuyện lão phu hay lão phụ đáng kính, mà thôi. Đối thoại được kể lại hôm nay, chừng như Đức Giêsu muốn ngầm nhắn với người đọc, rằng: bản thân TA cũng đâu muốn đem Kinh với Sách ra mà bàn. Thật sự, điều TA muốn đề cập chỉ là về chị, thôi.

Và, thêm một ngoại lệ nữa, về chốn phụng thờ. Có câu hỏi, rằng: thờ phượng Chúa nơi nào là thích hợp hơn cả? Với người Do thái, câu trả lời sẽ là: đền Giêrusalem. Với người Samaritanô, đương nhiên là núi thánh Gerizim, gần Sechem. Đối thoại với nữ phụ ngoài Đạo, dường như Đức Giêsu muốn ngầm bảo rằng: một ngày kia, TA đâu cần đền thờ nào nữa. Tất cả chỉ cần yêu kính Chúa, thế là đủ.

Cuối cùng, là ngoại lệ thật rõ nét về bí nhiệm của cuộc sống trong quá khứ mà người người cứ tưởng rằng chẳng ai biết đến, dù là Chúa. Bí nhiệm cuộc sống riêng tư, như nữ phụ Samari được biết có đến năm bảy đời chồng. Và thêm nữa, ta có nên cho đó chuyện quan trọng bậc nhất, trong cuộc sống không? Đối thoại với nữ phụ Samari, Đức Giêsu như muốn nói: Tốt. TA biết tất cả mọi sự về con. Bởi thế nên, cũng đừng lo lắng gì về Ta, hết.

Đức Giêsu thật kiên nhẫn. Dù, nghe đủ thứ chuyện, nhưng Ngài lại không mấy quan tâm thích thú. Ngài chỉ muốn đem đến cho nữ phụ Samari, cũng như mọi người, thông điệp thật sự quí giá, đó là: sự sống là quà tặng. Và, khi nhận được quà, mọi người cũng nên cảm kích biết ơn, thế mới phải.

“Nếu chị nhận ra đó là quà tặng Chúa ban”, “Nếu chị biết rằng Chúa đang ban ơn cho chị”… chính là khẳng định rất chắc nịch. Khẳng định rằng: Tất cả là quà tặng, từ Chúa. Quà Ngài ban, vẫn đổ tràn xuống với mọi người. Quà ấy, là tình thương yêu trìu mến xuất từ Thiên Chúa. Tất cả những gì mà mọi người cho là mình sở hữu, tất cả những gì mình làm hoặc suy nghĩ, nhất nhất đều là quà tặng.

Chính đó là điều mà mọi người lâu nay vẫn tuyên tín. Vẫn tin vào một Thiên Chúa, Đấng tạo thành vạn vật. Đấng ban cho ta hết mọi thứ, như quà tặng không, biếu không. Và hiểu rằng, ý nghĩa quà tặng sự sống Chúa trao ban, làm cho cuộc sống của ta nên đáng sống. Nhưng oái oăm thay, đôi lúc ta cứ muốn độc lập hẳn với Chúa. Cứ suy nghĩ và hành động như thể mọi sự là của ta, do ta kiếm ra. Chứ chẳng phải của ai cho, hết.

Bởi thế nên, lắm lúc ta cứ hành xử như mình là chủ-nhân-ông đích thật mọi sự vật. Chủ, mọi sự vật cũng như tài sản mình đang nắm giữ. Rồi từ đó, lại có cảm giác cứ trách móc cho rằng Thiên Chúa không tạo dựng nên mọi sự cho ta sử dụng, ngay từ đầu. Sau các cơn địa chấn với sóng thần gây kinh hoàng ở đây đó, nhiều người xem ra mới mở mắt, biết rằng: những gì mình lâu nay sở hữu, thật sự không phải là của mình, do mình kiếm ra. Mà là, do Chúa tặng để mình tạm thời sử dụng, thôi. Sử dụng, theo cung cách rất độ lượng ngõ hầu mình có thể giùm giúp người khác, đang cần thiết hơn.

Quà tặng lớn nhất trong đời mọi người, chính là sự sống. Tựa hồ như giòng chảy ở trên sông. Như mạch suối ngầm trồi lên từ lòng đất. Như Chúa từng quả quyết: “Nước Ta ban, sẽ nên mạch suối trong đó có nước vọt, đem lại sự sống đời đời.” (Ga 4: 14)

Bởi thế nên, hãy dừng lại! Đừng hành xử như người ai oán, sầu thảm, chẳng biết ơn. Hãy ngưng trách móc người đời không còn nhớ đến mình. Không nhớ, để giúp tôi sung sướng, hạnh phúc. Trái lại, hãy trở thành động lực sinh động, trong thiên nhiên. Giống thiên nhiên. Và, hãy làm chút gì đó cho cuộc sống. Như, rao truyền niềm vui cho mọi người, ở mọi nơi chứ không chỉ tập trung vào chính mình. Hoặc, chỉ gia đình mình, mà thôi.

Sống, và cảm nhận rằng sự sống là quà tặng, tức: sống biết ơn. Sống như thế, không cần đến đền thờ, nguyện đường hay chùa chiền cho nhiều mà làm gì. Điều chính yếu, là biết nói lời cảm tạ, với mọi người. Ngừng suy nghĩ, nhưng đừng ngưng cảm tạ. Trái lại, hãy cùng nhau cảm nhận cùng biết ơn nhau. Đó, là điều cần suy tư, chiêm niệm. Đừng nên coi mọi chuyện như của cho-không/biếu-không, hoặc từ trời rơi xuống. Nhưng, cứ nhận quà tặng/ân huệ với lòng cảm kích, biết ơn. Và, tự hỏi: đã lâu chưa ngày mình nói lời “cảm tạ” người nào đó? Lâu rồi chứ, giây phút mà ai đó vẫn cảm ơn mình mãi.

Đã lâu chưa, ngày mình thưa: “Tạ ơn Chúa’, bên ngoài thánh lễ? Và khi nói “Tạ ơn Chúa” như thế, thực sự thì điều đó có nghĩa gì? Bởi, Lời Chúa hôm nay ghi rõ: “Nhưng giờ đã đến -và chính là lúc này đây- những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Cha trong Thần khí và sự thật, vì Cha chỉ tìm những ai thờ phượng Người như thế. Thiên Chúa là Thần khí, và kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong Thần khí và sự thật.” (Ga 4: 23-24)

Đức Giêsu ra như vẫn ngầm nói với nữ phụ Samari và mọi người, rằng: Ta ở đây, nơi này, là để loan tin vui về sự cảm kích biết ơn. Biết ơn, vì đã nhận được quà tặng sự sống gửi đến cho mỗi người. Nếu mọi người đồng ý, thì vai trò của mọi người hôm nay, là thực hiện điều đó, và chứng tỏ cho mọi người thấy, rằng: ta đây cũng có thể làm được nhiều điều khác biệt. Tựa như nữ phụ Samari xưa, biết nhận lĩnh vai trò Chúa uỷ thác, sẽ hành xử theo cung cách riêng:“Người phụ nữ để vò nước lại, vào thành và nói với mọi người…” rằng: vẫn có cung cách khác, để sống. Là, sống cảm kích, biết ơn.

Hội thánh chọn trình thuật này, giữa Mùa Chay, là để con dân mình biết mà đón mừng Phục Sinh. Bởi, Phục Sinh là quà tặng Chúa sống lại gửi đến cho ta. Để rồi, lời Chúa mời mọi người nói lời cảm kích biết ơn về quà tặng sống lại mà cái chết không tài nào lấy đi được, khỏi tay ta.

Sở dĩ, Hội thánh chọn Tin Mừng này là để: vào với Phục Sinh, ta sẽ cảm kích biết ơn nhiều hơn, vì đã lĩnh nhận ơn thanh tẩy. Bởi, chính đó là nước. Là, quà tặng sự sống. Sự sống mới trong Đức Kitô, để rồi ta sẽ không bao giờ quên sót thái độ cảm kích biết ơn. Và, đó cũng là lý do khiến ta có mặt ở Tiệc Thánh. Tiệc, là cung cách để ta nói lời cảm tạ đưa ra với Chúa. Với mọi người. Về tất cả mọi sự gửi đến cho ta.

Trong tinh thần cảm kích biết ơn quà tặng Chúa ban, cũng nên về với lời thơ trên mà ngâm tiếp:

“Mây nước vô tình, lãnh đạm trôi, Tình không giống nước, tình không xuôi;

bao lần lá thắm xuôi theo nước, nước chảy, tình duyên ở với người.” (Hồ Dzếnh – Nước Chảy Chân Cầu)

Nước, là giòng chảy sự sống. Vô tình là bản tính của nước, nhưng tình không giống nước, vì tình vẫn ở với nước, với đời. Để cùng đời cảm tạ Đấng Tạo Thành nước. Tạo ra đời. Rất khôn nguôi.

Lm Kevin O’Shea CSsR biên-soạn –            Mai Tá lược dịch.

NƯỚC TRƯỜNG SINH

Lm Việt Hùng

CHÚA NHẬT 3 MÙA CHAY. A

(Ga 4:5-42)

 

NƯỚC TRƯỜNG SINH.

Chúa ngồi bên giếng nước trong,

Nơi thành ngoại giáo, trong lòng hân hoan.

Một người phụ nữ lo toan,

Khoảng giờ thứ sáu, hoàn toàn vắng tanh.

Tông đồ môn đệ vào thành,

Một mình xách nước, giờ lành tránh dân.

Chúa xin nước uống cận lân,

Ngạc nhiên ‘sao thế’, khác phần dân ta.

Ông người Do-thái kia mà,

Không quyền giao thiệp, ông cha bao đời.

Ta cho nước uống bởi trời,

Trường sinh mạch sống, mọi thời Chúa ban.

Giếng sâu nước cạn khô khan,

Lấy đâu nước đó, đổ tràn khắp nơi.

Cho tôi nước uống từ trời,

Hồn thiêng giải khát, tuyệt vời biết bao.

Mở lòng đón nhận dạt dào,

Phụng thờ Thiên Chúa, khát khao tâm hồn

Tinh thần chân lý kính tôn,

Niềm tin  phó thác, ơn khôn ở đời.

Nước chính là nguồn sống. Tất cả mọi thụ tạo cần nước để sinh sống và phát triển. Từ những thực vật nhỏ li ti đến những loài động vật to lớn đều cần có nguồn nước để tiếp tục sinh xôi nẩy nở. Vì nước là một trong những nguyên tố chính để nuôi sống vạn vật. Đối với dân du mục ngày xưa, họ thường quây quần bên suối nước hoặc nơi có giếng nước. Đây cũng là nơi mọi người trong xóm làng tụ họp, gặp gỡ và truyện trò thông tin.

Câu truyện dài của người phụ nữ Samaritanô gặp gỡ Chúa Giêsu nơi giếng nước giúp chúng ta hiểu được sự quan trọng của nguồn nước. Chúa Giêsu có cơ hội trò truyện với người phụ nữ bên giếng nước. Chúa rất tế nhị trong đối thoại. Chúa gợi truyện xin cô ta cho nước uống và từ đó Chúa tìm cách dẫn cô ta ra khỏi con đường lầm lạc. Chúa cho cô ta nguồn nước trường sinh. Uống vào sẽ không bao giờ khát. Đó là nhận biết lòng nhân hậu của Chúa và sống trong ngồn chân lý đích thực.

Cuộc sống có biết bao khát khao. Người thì khao khát chân lý, kẻ thì khao khát tự do, công bình, người thì khao khát yêu thương và hạnh phúc. Tất cả những khao khát đó đều là biểu hiện của một khát vọng thâm sâu. Khao khát về chân, thiện và mỹ.

Từ khát nước bên bờ giếng, Chúa đã dẫn dắt người phụ nữ khát khao chân lý. Chúa giúp cô ta nhìn được con người thật của mình. Những khoái lạc trong cuộc sống bon chen càng làm cô khát. Khát khao một cuộc sống chân thật và an bình. Cô đã tìm thấy đường về để tôn thờ một Thiên Chúa trong tinh thần và chân lý. Chúa đã khơi dạy tâm hồn cô ta như khơi dạy một mảnh đất khô cằn. Có xới, có đau và có xót xa, nhưng nguồn nước mới có thể thấm nhuần và trổ sinh bông trái tươi tốt.

Mùa chay tiếp tục kêu gọi chúng ta tìm về nguồn. Nguồn của lòng từ bi thương xót. Nguồn của sự bình an. Chúa Giêsu đã nói với người phụ nữ: “Nếu cô nhận biết ân huệ của Thiên Chúa… Chúa sẽ ban cho cô nước hằng sống”. Cô đã nhận biết ân huệ và cô đã đáp trả ân huệ. Cô bắt đầu ra đi loan tin vui cho mọi người. Chúng ta đã lãnh nhận biết bao ân huệ Chúa ban, chúng ta hãy tiếp tục ra đi loan tin vui ơn cứu độ cho mọi người.

 

THỨ HAI, TUẦN 3 MÙA CHAY

(Lc 4, 24-30).

TIÊN TRI

Thành Na-za-réth hôm nay,

Hội đường Chúa đến, đắng cay muộn phiền.

Quê hương từ chối chủ chiên,

Giê-su Cứu Thế, nhân hiền viếng thăm.

Tiên tri xuất hiện bao năm,

Chẳng màng tiếp đón, xa xăm vọng chờ.

Ê-li-a đến nương nhờ,

Nơi nhà bà góa, bên bờ Si-đon.

Ê-li-sê đợi mỏi mòn,

Naa-man chữa trị, là con xứ người.

Dân làng hiểu ý từng lời,

Hội đường phẫn nộ, xin mời Chúa ra.

Triền đồi dân chúng hét la,

Xô Người xuống vực, mong là chết đi.

Tiến qua giữa họ mà đi,

Uy quyền Chúa tỏ, từ bi hải hà.

 

THỨ BA, TUẦN 3 MÙA CHAY

(Mt 18, 21-35).

THA THỨ

Phê-rô thưa Chúa nhân từ,

Anh em xúc phạm, tha như thế nào.

Con cần tha thứ ra sao?

Bao nhiêu mới đủ, khát khao bảy lần.

Chúa khuyên nhắn nhủ ân cần,

Bảy mươi lần bảy, tinh thần thảnh thơi.

Ông vua tính sổ đầy vơi,

Một người mắc nợ, vốn lời hụt ngân.

Không tiền trả nợ bán thân,

Thương tình tha thứ, thương dân khốn cùng.

Tên này rời khỏi tòa cung,

Dọc đường gặp bạn, nổi sung đòi tiền.

Bạn anh khất hẹn trả liền,

Tống giam ngục tối, gây phiền cho cân.

Vua rằng đầy tớ hư thân,

Bắt giam trả nợ, vạn lần tiểu tâm.

THỨ TƯ, TUẦN 3 MÙA CHAY

(Mt 5, 17-19).

KIỆN TOÀN

Chúa truyền môn đệ lời này,

Tiên tri, lề luật, ơn Thầy ghi tâm.

Kiện toàn lời dậy uyên thâm,

Mọi điều giới luật, gieo mầm tin yêu.

Hoàn thành bộ luật cao siêu,

Phụ đề chấm phẩy, mọi điều đã ghi.

Cho dù trời đất qua đi,

Không hề hủy bỏ, chi li từng phần.

Người nào chối bỏ một vần,

Thông tri người khác, dấn thân vào đời.

Là người nhỏ nhất Nước Trời,

Còn ai tuân giữ, gọi mời tín trung.

Kể là cao cả bao dung,

Thưởng công xứng đáng, thiên cung đón chào.

Chu toàn thiên ý trên cao,

Thi hành luật dậy, tuôn trào hồng ân.

 

THỨ NĂM, TUẦN 3 MÙA CHAY

(Lc 11, 14-23).

UY QUYỀN

Chúa trừ quỉ ám kẻ câm,

Toàn dân bỡ ngỡ, tưởng lầm quyền uy.

Mấy người trong bọn đa nghi,

Nghĩ rằng tướng quỉ, có khi nhúng vào.

Bê-el-giê-bút quyền cao,

Ông nhờ quỉ tướng, làm bao việc lành.

Người ta xúc phạm bạo hành,

Khinh thường quyền phép, chữa lành thế nhân.

Chúa bèn truyền dậy toàn dân,

Nước nào chia rẽ, từng phần nát tan.

Quyền ai trừ quỉ Sa-tan?

Bàn tay Thiên Chúa, đổ tràn mưa sa.

Ai không thu góp cùng Ta,

Là người phân tán, sa đà bất tuân.

Niềm tin vào Chúa từ nhân,

Hồng ân cao cả, muôn phần phúc vinh.

THỨ SÁU, TUẦN 3 MÙA CHAY

(Mc 12, 28b-34).

GIỚI RĂN

Mấy người Luật Sĩ bước vào,

Hỏi han thử Chúa, dựa vào giới răn.

Giới nào trọng nhất tự căn?

Chúa liền phán bảo, khuyên răn lời này.

Hãy yêu Thiên Chúa mê say,

Hết lòng, hết sức, tỏ bày trí khôn.

Thứ hai giới luật đồng môn,

Tha nhân yêu mến, dủ hồn chứng minh.

Thưa Ngài, đúng lắm, hợp tình,

Yêu người yêu Chúa, hết mình vị tha.

Hơn là của lễ trên tòa,

Toàn thiêu hiến tế, thịt thà hy sinh.

Chúa khen ý kiến chân tình,

Khôn ngoan thông hiểu, tâm linh rạng ngời.

Không xa Nước Chúa trên trời,

Thực hành điều dậy, tuyệt vời biết bao.

 

THỨ BẢY, TUẦN 3 MÙA CHAY

(Lc 18, 9-14).

KHIÊM NHƯỜNG

Dụ ngôn Thầy dậy rõ ràng,

Đừng nên khinh bỉ, họ hàng thân quen.

Vài người công chính ươn hèn,

Tự hào lên mặt, ghét ghen muộn phiền.

Hai người cầu nguyện luân phiên,

Một người đứng thẳng, huyên thuyên nhiều điều.

Ăn chay bố thí thiệt nhiều,

Công bằng chính trực, không siêu đường tà.

Còn người thu thuế đứng xa,

Khiêm nhường đấm ngực, xin tha lỗi lầm.

Cầu Ngài thương xót thân tâm,

Chữa lành hồn xác, âm thầm nguyện xin.

Người này gương sáng đức tin,

Ông về khỏi tội, xét mình tinh trong.

Người kia Biệt phái chờ mong,

Khoe khoang tự đắc, trong lòng rỗng không.

Lm. Giuse Trần Việt Hùng

Bronx, New York

HIỆP SỐNG TIN MỪNG

Lm Đan Vinh

CHÚA NHẬT 3 MÙA CHAY A

Xh 17,3-7 ; Rm 5,1-2.5-8 ; Ga 4,5-42

TRỞ NÊN MẠCH NƯỚC HẰNG SỐNG CHO THA NHÂN

  1. HỌC LỜI CHÚA
  2. TIN MỪNG: Ga 4,5-42

(5) Vậy Người đến một thành xứ Sa-ma-ri, tên là Xy-kha, gần thửa đất ông Gia-cóp đã cho con là ông Giu-se. (6) Ở đấy, có giếng của ông Gia-cóp. Người đi đường mỏi mệt, nên ngồi ngay xuống bờ giếng. Lúc đó vào khoảng mười hai giờ trưa. (7) Có một người phụ nữ Sa-ma-ri đến lấy nước. Đức Giê-su nói với người ấy: “Chị cho tôi xin chút nước uống !”. (8) Quả thế, các môn đệ của Người đã vào thành mua thức ăn. (9) Người phụ nữ Sa-ma-ri liền nói: “Ông là người Do thái, mà lại xin tôi, một phụ nữ Sa-ma-ri, cho ông nước uống sao ?” Quả thế, người Do thái không được giao thiệp với người Sa-ma-ri. (10) Đức Giê-su trả lời: “Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban, và ai là người nói với chị: Cho tôi chút nước uống, thì hẳn chị đã xin, và người ấy ban cho chị Nước Hằng Sống”. (11) Chị ấy nói: “Thưa ông, ông không có gầu, mà giếng lại sâu. Vậy ông lấy đâu ra Nước Hằng Sống ? (12) Chẳng lẽ ông lớn hơn tổ phụ Gia-cóp chúng tôi, là người đã cho chúng tôi giếng này ? Chính Người đã uống nước giếng này, cả con cháu và đàn gia súc của Người cũng vậy”. (13) Đức Giê-su trả lời: “Ai uống nước này, sẽ lại khát. (14) Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời”. (15) Người phụ nữ nói với Đức Giê-su: “Thưa ông, xin ông cho tôi thứ nước ấy, để tôi hết khát và khỏi phải đến đây lấy nước”. (16) Người bảo chị ấy: “Chị hãy gọi chồng chị, rồi trở lại đây”. (17) Người phụ nữ đáp: “Tôi không có chồng”. Đức Giê-su bảo: “Chị nói: Tôi không có chồng là phải, (18) vì chị đã năm đời chồng rồi, và hiện người đang sống với chị không phải là chồng chị. Chị đã nói đúng”. (19) Người phụ nữ nói với Người: “Thưa ông, tôi thấy ông thật là một Ngôn sứ… (20) Cha ông chúng tôi đã phờ phượng Thiên Chúa trên núi này. Còn các ông lại bảo: Giê-ru-sa-lem mới chính là nơi phải thờ phượng Thiên Chúa”. (21) Đức Giê-su phán: “Này chị, hãy tin tôi: đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giê-ru-sa-lem. (22) Các người thờ Đấng các người không biết; còn chúng tôi thờ Đấng chúng tôi biết, vì ơn cứu độ phát xuất từ dân Do thái. (23) Nhưng giờ đã đến và chính là lúc này đây, giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong Thần Khí và Sự Thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế. (24) Thiên Chúa là Thần Khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong Thần Khí và Sự Thật”. (25) Người phụ nữ thưa: “Tôi biết Đấng Mê-si-a, gọi là Đức Ki-tô sẽ đến. Khi Người đến, người sẽ loan báo cho chúng tôi mọi sự”. (26) Đức Giê-su nói: “Đấng ấy chính là tôi, người đang nói với chị đây”. (27) Vừa lúc đó, các môn đệ trở về. Các ông ngạc nhiên vì thấy Người nói chuyện với một phụ nữ. Tuy thế, không ai dám hỏi: “Thầy cần gì vậy ?” Hoặc “Thầy nói gì với chị ấy ?”.(28) Người phụ nữ để vò nước lại, vào thành và nói với người ta: (29) “Đến mà xem: có một người đã nói với tôi về tất cả những gì tôi đã làm. Ông ấy không phải là Đấng Ki-tô sao ?” (30) Họ ra khỏi thành và đến gặp Người. (31) Trong khi đó, các môn đệ thưa với Người rằng: “Ráp-bi, xin mời Thầy dùng bữa”. (32) Người nói với các ông: “Thầy phải dùng một thứ lương thực mà anh em không biết”. (33) Các môn đệ hỏi nhau: “Đã có ai mang thức ăn cho Thầy rồi chăng ?”. (34) Đức Giê-su nói với các ông: “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy, và hoàn tất công trình của Người”. (35) Nào anh em chẳng nói: Còn bốn tháng nữa mới đến mùa gặt ? Nhưng này, Thầy bảo anh em: Ngước mắt lên mà xem: đồng lúa đã chín vàng đang chờ ngày gặt hái !”.(36) Ai gặt thì lãnh tiền công và thu hoa lợi để được sống muôn đời. Và như thế, cả người gieo lẫn kẻ gặt đều hớn hở vui mừng. (37) Thật vậy, câu tục ngữ “Kẻ này gieo, người kia gặt” quả là đúng ! (38) Thầy sai anh em đi gặt những gì chính anh em đã không vất vả làm ra. Người khác đã làm lụng vất vả. Còn anh em, anh em được vào hưởng kết quả công lao của họ”. (39) Có nhiều người Sa-ma-ri trong thành đó đã tin vào Đức Giê-su, vì lời người phụ nữ làm chứng: “Ông ấy nói với tôi mọi việc tôi đã làm”. (40) Vậy, khi đến gặp Người, dân Sa-ma-ri xin người ở lại với họ, và Người đã ở lại đó hai ngày. (41) Số người tin vì lời Đức Giê-su nói còn đông hơn nữa. (42) Họ bảo người phụ nữ: “Không còn phải vì lời chị kể mà chúng tôi tin. Quả thật, chính chúng tôi đã nghe và biết rằng: Người thật là Đấng Cứu Độ trần gian”.

  1. Ý CHÍNH:

Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại cuộc đối thoại của Đức Giê-su với một phụ nữ Sa-ma-ri. Người đã từng bước đưa chị ta đón nhận mặc khải quan trọng: Người chính là Đấng Thiên Sai, ban Nước Hằng Sống cho những ai tin vào Người và họ sẽ biến thành mạch nước giúp người khác đón nhận sự sống đời đời.

  1. CHÚ THÍCH:

– C 5-9: + Đến một thành xứ Sa-ma-ri: Từ Giê-ru-sa-lem về Ga-li-lê ngang qua xứ Sa-ma-ri, Đức Giê-su đã tới giếng Gia-cóp gần thành Sy-kha (hay Si-khem) tại đất Ca-na-an (x. St 33,18; 48,22). Đây là đất mà tổ phụ Gia-cóp đã cho Giu-se và con cháu làm gia nghiệp (x. Gs 24,32). + Khoảng giờ thứ sáu: Tức khoảng mười hai giờ trưa. Người Do thái tính thời gian như sau: ban ngày có 12 giờ và ban đêm có 4 canh giờ. Ngày bắt đầu từ giờ Thứ Nhất (6g sáng) lúc mặt trời mọc, và kết thúc vào giờ Thứ Mười Hai (18g00) lúc mặt trời lặn. + “Chị cho tôi xin chút nước uống !”: Đức Giê-su chủ động xin nước uống để có cơ hội bắt chuyện, giúp người phụ nữ dần dần nhận ra Người là Đấng ban Nước Hằng Sống, đem lại ơn cứu độ cho loài người. + “Ông là người Do thái, mà lại xin tôi, một phụ nữ Sa-ma-ri, cho ông nước uống sao ?”: Từ sau khi đi lưu đày trở về, dân Do thái xây dựng lại Đền Thờ mà không cho người Sa-ma-ri cộng tác, nên họ đã xúi vua Ba-tư cản trở công cuộc tái thiết này (x. Er 4,1-16). Từ đó hai dòng giống Do thái và Sa-ma-ri tuy cùng một tổ tiên, sống sát bên nhau, nhưng lại có ác cảm và không giao tiếp với nhau. Ở đây, người phụ nữ này nhận ra Đức Giê-su là người Do thái qua giọng nói và cách ăn mặc nên đã tỏ ra ngạc nhiên và từ chối như vậy.

– C 10-15: + “Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban, và ai là người nói với chị: Cho tôi chút nước uống, thì hẳn chị đã xin, và người ấy ban cho chị Nước Hằng Sống”…: Nhân dịp này, Đức Giê-su cho người phụ nữ kia biết Người là Đấng ban Nước Hằng Sống. + “Thưa ông, ông không có gầu, mà giếng lại sâu. Vậy ông lấy đâu ra Nước Hằng Sống ?…: Người phụ nữ này chỉ hiểu lời nói của Đức Giê-su theo nghĩa thông thường là nước giếng tự nhiên, đang khi Đức Giê-su lại có ý nói đến Nước Hằng Sống là Ơn Cứu Độ. + “Ai uống nước này, sẽ lại khát. Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời”: Đức Giê-su so sánh nước giếng tự nhiên chỉ làm đã khát nhất thời, với Nước Hằng Sống mang lại sự sống đời đời mà Người sẽ ban, để khơi dậy sự khao khát nơi người này. + “Thưa ông, xin ông cho tôi thứ nước ấy, để tôi hết khát và khỏi phải đến đây lấy nước”: Đức Giê-su dẫn dắt người phụ nữ từ thái độ thù nghịch đến chỗ thân thiện. Từ vai một người xin nước đến chỗ là Đấng ban Nước Hằng Sống và chị ta đã xin Người ban thứ Nước ấy.

– C 16-22: + “Chị hãy gọi chồng chị, rồi trở lại đây”: Đức Giê-su tỏ ra là người lịch sự khi muốn nói chuyện với người phụ nữ trước mặt chồng chị ta, đồng thời Người cũng muốn chị ta ý thức về thân phận tội nhân của mình. + “Chị nói: Tôi không có chồng là phải, vì chị đã năm đời chồng rồi, và hiện người đang sống với chị không phải là chồng chị. Chị đã nói đúng”: Đức Giê-su cho người phụ nữ ý thức tình trạng hôn nhân bất hợp pháp của mình. Một số nhà chú giải còn nhìn thấy 5 đời chồng là hình ảnh tượng trưng dân Sa-ma-ri vừa kính sợ Đức Chúa, lại vừa phụng thờ 5 vị thần khác (x. 2V 17,29-34.41). + Thưa ông, tôi thấy ông thật là một Ngôn Sứ: Người phụ nữ sửng sốt khi thấy Đức Giê-su thấu suốt đời tư của mình, và tôn xưng Người là một Ngôn sứ. Đồng thời, chị ta xin Đức Giê-su chỉ dẫn phải tôn thờ Thiên Chúa trên núi Ga-ra-dim như người Sa-ma-ri, hay thờ Chúa tại Đền Thánh Giê-ru-sa-lem như người Do Thái ? + Đã đến giờ: Đức Giê-su dạy chị phụ nữ với tư cách vị Ngôn sứ: Đã đền giờ Người xuất hiện để thực hiện chương trình cứu độ. Người cho biết: việc thờ phượng tại núi này hay tại Giê-ru-sa-lem chỉ là hình bóng và đã qua rồi. Bây giờ là thời Thiên Sai, phải chầm dứt việc thờ phượng cũ để bắt đầu cách thờ phượng mới nơi bản thân Người. + Thờ Đấng mà các người không biết: Người Sa-ma-ri chỉ công nhận bộ sách Ngũ Kinh và không biết đến các sách khác, nhất là các Ngôn Sứ mặc khải về Thiên Chúa. + Còn chúng tôi thờ Đấng chúng tôi biết: Người Do thái tuân giữ toàn bộ các sách Thánh Kinh. Sau này, Tông đồ Phao-lô cũng nhấn mạnh về đặc ân đó của người Do thái (x. Rm 9,4).

– C 23-29: + Thờ phượng Chúa Cha trong Thần Khí: là tôn thờ Thiên Chúa dưới sự soi sáng và sức mạnh của Chúa Thánh Thần. + Trong Sự Thật: Thờ Thiên Chúa trong Đức Giê-su, Đấng là “đường, sự thật và sự sống” (Ga 14,6). Tóm lại, từ nay Đức Giê-su trở nên Đền Thờ mới sẽ thay Đền Thờ cũ trên núi Ga-ra-dim hay tại Giê-ru-sa-lem. + Thiên Chúa là Thần khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong Thần Khí và Sự Thật”: Đức Giê-su đã nêu ra một điều được cả người Do thái và người Sa-ma-ri chấp nhận là lời quả quyết: “Thiên Chúa là Thần Khí, và người ta phải thờ Người ở khắp mọi nơi, thờ chính Thiên Chúa chứ không phải thờ hình bóng của Người. Thiên Chúa là Đấng vô hình, nên Người đòi người ta phải thờ phượng Người trong tâm hồn. Một số người dựa vào câu này để từ chối thờ Chúa bằng những hình thức lễ nghi bên ngoài. Thực ra Đức Giê-su vẫn thường xuyên lên Đền thờ (x. Ga 2,13; 7,14; 11,55) và đến hội đường Do thái (x. Mt 1,21; Mt 13,54) để tham dự các nghi lễ thờ phượng Thiên Chúa. Người chỉ chống lại những nghi lễ vụ hình thức mà thôi (x. Mt 15,7-9; 21,12-13). + Đấng Mê-si-a, gọi là Đức Ki-tô sẽ đến: Dù chưa hiểu được ý nghĩa về lời giải thích trên đây, người đàn bà này cũng quan tâm đến tôn giáo. Bà hy vọng Đấng Ki-tô sẽ đến loan báo mọi sự. + Đấng ấy chính là tôi: Bình thường, Đức Giê-su không muốn tỏ ra là Đấng Thiên Sai vì sợ dân Do thái hiểu vai trò Thiên Sai theo nghĩa chính trị. Còn ở đây nói với người phụ nữ Sa-ma-ri, Người không sợ bị hiểu lầm nên đã tỏ mình chính là Đấng Thiên Sai. + Các ông ngạc nhiên vì thấy Người nói chuyện với một phụ nữ: Phong tục Do thái không cho phép đàn ông nói chuyện với phụ nữ nơi công cộng. Làm như vậy, Đức Giê-su đã bãi bỏ tục lệ này vì sứ mệnh rao giảng Tin Mừng quan trọng hơn thói tục của người đời. Người đến với tha nhân, bất kể họ là ai hay thuộc phái tính, dân tộc nào, để đem Tin Mừng cứu rỗi cho họ. + Đến mà xem: có một người đã nói với tôi về tất cả những gì tôi đã làm: Thực ra Đức Giê-su mới chỉ nói về những người chồng của người phụ nữ này chứ chưa nói về tất cả những gì chị đã làm. Nhưng khi nói với dân chúng, chị ta đã phóng đại lên để cho người ta dễ tin theo mà thôi.

– C 30-38: + “Thầy phải dùng một thứ lương thực mà anh em không biết”: Đức Giê-su muốn dựa vào của ăn phần xác mà các môn đệ mời Người để nói về của ăn thiêng liêng mà các ông chưa biết. + Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy: Đức Giê-su coi việc làm theo thánh ý Chúa Cha chính là lương thực của Người. + Đồng lúa đã chín vàng đang chờ ngày gặt hái !: Đức Giê-su dựa vào câu tục ngữ người nông dân hay nói: “Bốn tháng có qua, mùa gặt có tới”. Qua đó Người nói đến mùa gặt thiêng thiêng là cánh đồng truyền giáo đã chín vàng, vì dân Sa-ma-ri sắp kéo tới để gặp Người. Đây là hoa trái đầu mùa của mùa gặt Thiên Sai. + Đồng lúa đã chín vàng đang chờ ngày gặt hái! : Trong Cựu Ước, mùa gặt tượng trưng sự phán xét của Thiên Chúa, hoặc niềm vui ơn cứu độ (x. Is 9,2; Am 9,13, Tv 126,5). Trong Tân Ước, mùa gặt tượng trưng cho hoa quả của việc truyền giáo (x. Mt 9,37). Đức Giê-su gợi lên niềm vui và phần thưởng của thợ gặt là các tông đồ, khi các ông giúp nhiều người tin để được hưởng hạnh phúc Nước Trời. + Câu tục ngữ “Kẻ này gieo, người kia gặt” quả là đúng !: Câu tục ngữ này được hiểu như sau: Người gieo chính là Đức Giê-su và hạt giống là Tin Mừng (x. Lc 8,11); Thợ gặt là các môn đệ. Mặc dù các ông chưa được sai đi, nhưng Đức Giê-su đã thấy trước viễn ảnh tốt đẹp là hoa quả do việc truyền giáo mang lại. Việc Người sắp chịu chết trên thập giá giống như hạt giống, phải chết đi mới sinh ra nhiều hoa trái (x. Ga 12,24). Công việc truyền giáo là một việc tập thể mỗi người một nhiệm vụ: “Người gieo kẻ gặt”. Do đó khi việc tông đồ mang lại nhiều kết quả thì đừng nghĩ rằng đó là thành quả do công sức của riêng mình.

– C 39-42: + Ông ấy nói với tôi mọi việc tôi đã làm: Lời chứng của người phụ nữ được coi là dấu chỉ, là giai đoạn đầu dẫn dân thành đến niềm tin vào Đức Giê-su. + Dân Sa-ma-ri xin người ở lại với họ, và Người đã ở lại đó hai ngày. Số người tin vì lời Đức Giê-su nói còn đông hơn nữa: Đức tin sẽ được tiếp tục triển nở nhờ lời giảng dạy của Đức Giê-su. + “Không còn phải vì lời chị kể mà chúng tôi tin. Quả thật, chính chúng tôi đã nghe và biết rằng: Người thật là Đấng Cứu Độ trần gian”:  Qua lời của dân thành Sa-ma-ri, chúng ta thấy đức tin trưởng thành không những dựa vào người khác như cha mẹ, vợ chồng, người thân hay theo số đông, mà do sự lắng nghe và thực hành lời Chúa.

  1. CÂU HỎI:

1) Cách tính giờ của người Do thái thế nào ? 2) Đức Giê-su chủ động xin nước uống với người phụ nữ Sa-ma-ri nhằm mục đích gì ? 3) Nước Hằng Sống mà Đức Giê-su hứa ban là thứ nước gì ? 4) Lời Đức Giê-su dạy thờ Thiên Chúa vô hình trong Thần Khí và Sự Thật phải chăng là Người bãi bỏ tất cả các lễ nghi thờ phương bề ngoài ? 5) Câu chuyện người phụ nữ Sa-ma-ri hôm nay dạy ta bài học gì về sứ mệnh loan báo Tin Mừng ? 6) Câu nói của dân làng cho thấy hiệu quả của Lời Chúa tác động thế nào nơi những người tin?

  1. SỐNG LỜI CHÚA
  2. LỜI CHÚA: “Ai uống nước này, sẽ lại khát. Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa” (Ga 4,13-14a).
  3. CÂU CHUYỆN:

1) ĐỨC GIÊ-SU – “NƯỚC HẰNG SỐNG” MANG LẠI HẠNH PHÚC ĐỜI ĐỜI:

Cách đây ít lâu, một số chị em người Bỉ khi suy niệm đoạn Tin mừng này, đã cùng nhau lập một tu hội tên là “Ô Vi” (Eau Vive) dịch là “Nước Hằng Sống”. Ngoài việc cầu nguyện trước Chúa Thánh Thần mỗi ngày, chị em còn mở quán ăn phục vụ khách. Trong quán, các chiêu đãi viên chính là các nữ tu. Châm ngôn của tu hội là “Phục vụ Chúa trong các thực khách”. Mỗi buổi tối vào giờ đóng cửa, chị em biến quán ăn trở thành nhà nguyện. Các thực khách được mời ở lại tham dự giờ chia sẻ Lời Chúa. Mọi người sẽ được nghe Lời Mặc Khải là Nước Hằng Sống như Đức Giê-su đã ban cho người phụ nữ Sa-ma-ri xưa.

2) SỨC MẠNH LÔI CUỐN CỦA LÒNG BÁC ÁI ĐÍCH THỰC:

Có một người đàn ông nọ mới xin theo đạo. Một hôm có người muốn thử đức tin của ông ta liền lên tiếng hỏi: “Ông theo đạo Công giáo, nhưng ông có biết Đức Giê-su là ai không?” Người tân tòng trả lời: “Dĩ nhiên là tôi biết chứ”. Người kia hỏi tiếp: “Thế Đức Giê-su sinh ra tại đâu ?” Người tân tòng im lặng không trả lời được. Người kia hỏi tiếp: “Đức Giê-su chết năm bao nhiêu tuổi ?” Một lần nữa, người tân tòng lại không thể trả lời. Người kia liền kết luận: “Ông chẳng hiểu biết gì về đạo. Vậy tại sao ông lại theo đạo ?” Bấy giờ người tân tòng mới nói: “Thú thật với ông: tôi biết rất ít về giáo lý. Nhưng điều tôi biết rất rõ là: Cách đây hai năm, do nợ ngân hàng không thanh toán được đúng hạn, nên gia đình tôi bị đuổi ra khỏi nhà phải lang thang nay đây mai đó. Trong thời gian ấy, tôi trở nên nghiện rượu và hay la mắng vợ con. Vợ tôi lúc nào cũng buồn sầu khóc lóc. Các con tôi thì luôn sợ phải gặp thấy bộ mặt ba của chúng. Nhưng sau đó một năm, tôi may mắn đã gặp được một linh mục tốt bụng. Ông đã tận tình giúp đỡ gia đình tôi vượt qua khó khăn: Ông giúp tôi có được việc làm ổn định, và giúp gia đình tôi trở nên con cái Chúa, còn giúp tôi sống tiết độ hơn. Hiện nay tôi đã lấy lại được căn nhà cũ. Vợ chồng tôi sống rất hòa hợp hạnh phúc. Các con tôi đều khỏe mạnh, học hành tiến bộ và ngoan ngoãn hiếu thảo. Tôi xác tín rằng: Chính Đức Giê-su đã biến đổi gia đình tôi từ khi tôi gặp được Người qua con người của một vị linh mục !”

Quả thật, đúng như lời Đức Giê-su đã phán trong Tin Mừng hôm nay: “Ai uống nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên đem lại sự sống đời đời” (Ga 4,14).

3) LÒNG MẾN CHÚA PHẢI THỂ HIỆN QUA SỰ YÊU NGƯỜI:

Vào một đêm trăng sáng, khi nhìn qua cửa sổ, vị tu sĩ già nhìn thấy một thiên thần đang ngồi trên một tảng đá trong khu vườn phía sau tu viện. Thiên thần cầm bút viết vào quyển sổ vàng để trước mặt. Lòng tràn ngập niềm vui, vị tu sĩ tiến lại gần thiên thần và lên tiếng hỏi: “Ngài đang viết gì vào sổ vàng thế ?” Thiên thần trả lời: “Ta đang ghi tên những tín hữu đủ điều kiện để được lên thiên đàng”. Vừa hồi hộp và lo lắng, vị tu sĩ liền hỏi thiên thần xem trong sổ vàng có ghi tên của mình chưa? Thiên thần liền lần giở từng trang sách ra dò, nhưng tìm mãi mà vẫn không thấy tên của vị tu sĩ. Thiên thần cho biết sở dĩ ông chưa được ghi tên vào sổ vàng, vì ông còn thiếu lòng mến Chúa. Bấy giờ vị tu sĩ lên tiếng hỏi thiên thần: “Tuy tôi chưa mến Chúa đủ, nhưng nếu tôi có tình thương tha nhân thì tôi có được ghi tên trong sổ vàng không?”. Nghe vậy, thiên thần đã đồng ý. Thế là từ hôm đó, vị tu sĩ đã nhiệt tình thực hành bác ái bằng việc hăng say phục vụ những người bệnh tật, đui mù và nghèo khổ bất hạnh.

Sau khi vị tu sĩ qua đời, anh em trong dòng đã tìm thấy cuốn nhật ký của vị tu sĩ. Tronh đó, ông đã viết ở trang đầu tiên như sau: ”Nếu ai nói mình yêu mến Chúa mà lại ghét anh em mình thì đó là kẻ nói dối, vì kẻ không yêu mến người anh em nó thấy đó, tất không thể yêu mến Thiên Chúa mà nó không thấy” (1 Ga 4,20). Tiếp theo là lời tâm tình của vị tu sĩ: ”Lúc đầu tôi đi tìm Thiên Chúa, nhưng tôi chẳng thể gặp được vì Ngài là Đấng thiêng liêng; tiếp đến, tôi đi tìm linh hồn tôi, nhưng tôi không tìm được, vì linh hồn có đặc tính vô hình; Rồi sau cùng, khi tôi quyết tâm tìm kiếm tha nhân và yêu thương họ, bằng việc chia sẻ và âm thầm phục vụ họ như phục vụ Chúa, thì tôi đã gặp cả Thiên Chúa và linh hồn mình” (Trích “Mỗi ngày một tin vui”).

4) LÒNG THAM SẼ DẪN NGƯỜI TA LẠC XA CHÚA LÀ HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC:

Có một anh thợ đào vàng mới chết và đến cổng Thiên Đàng xin thánh Phê-rô mở cửa cho vào. Thánh nhân hỏi: “Ở trần gian anh làm nghề gì?” Anh thưa: “Con làm thợ đào vàng”.

Thánh Phê-rô liền nói: “Trên thiên đàng hiện đã có quá nhiều thợ đào vàng rồi”. Nhưng anh ta vẫn nài nỉ: “Xin ngài cứ cho con vô, để con sẽ cầm đầu bọn nó, không để chúng do lòng tham mà tranh giành nhau làm mất an toàn trật tự trên thiên đàng”.

Sau đó anh chàng đã được thánh Phê-rô cho vào thiên đàng. Trước tiên anh ta đi tham quan một vòng quanh thiên đàng và đã gặp nhiều bạn bè đào vàng trước kia. Bấy giờ anh liền rỉ tai một người bạn và nói như sau: “Tớ nghe đồn là dưới hoả ngục có một mỏ vàng cực lớn. Chú mày hãy mau đi rủ bạn bè xuống dưới đó mà đào”. Thế là chỉ sau một thời gian ngắn, các tay thợ đào vàng liền bỏ thiên đàng, mang theo cuốc xẻng nhảy xuống hoả ngục đi tìm vàng.

Còn lại một mình, anh thợ đào vàng đứng ngồi không yên. Anh liền xin thánh Phêrô cho xuống hoả ngục để xem tình hình ra sao. Biết đâu ở đó đã thực sự có mỏ vàng thì sao? Vì anh thấy bọn bạn cũ của anh đã đi lâu rồi mà vẫn không thấy quay lại” Thánh Phê-rô liền khuyên anh: “Con đừng ảo tưởng! Dưới hỏa ngục làm sao có mỏ vàng được, trái lại, chỉ có đau khổ nước mắt và thói ganh ghét xấu xa mà thôi. Nhưng anh chàng kia không nghe lời khuyên, cứ quyết định leo rào ra ngoài để tìm đường đi xuống hỏa ngục.

Than ôi! Thế là chính vì lòng tham không đáy mà cả bọn thợ đào vàng đều bị mất hạnh phúc thiên đàng. Ngày nay trên trần gian, do lòng tham không đáy, mà nhiều người cũng hứa sẽ sẵn sàng hy sinh hạnh phúc riêng mình để chạy theo lòng tham vàng bạc vật chất, nhắm mắt phạm các tội ác nghiêm trọng như: cướp của, giết người… để rồi phải vào tù chịu hình phạt đau khổ ở đời này và còn chịu bất hạnh trong hỏa ngục đời sau.

  1. SUY NIỆM:

1) NHU CẦU NƯỚC SẠCH CỦA NHÂN LOẠI:

Ngày 22 tháng 3 hàng năm đã được Liên Hiệp Quốc chọn làm Ngày Nước Thế Giới – ngày để con người nhìn lại tầm quan trọng của tài nguyên quý giá bậc nhất trên Trái đất. Nước là tài nguyên chiếm 3/4 diện tích Địa cầu nhưng chỉ có khoảng 2,5% trong tổng số đó là nước có thể sử dụng được. Tổ chức Y tế Thế giới luôn cảnh báo về tình trạng thiếu nước sạch trên toàn thế giới. Hiện nay mỗi năm có khoảng 1,2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết vì thiếu nước sạch.

Riêng tại Việt Nam, nhiều người vẫn chưa được sử dụng nước sạch, kể cả tại những thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Hội. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu nước là do việc khai thác bừa bãi sông ngòi, sử dụng nước sạch cách phí phạm. Nguyên nhân trầm trọng hơn, đó là tình trạng ô nhiễm môi trường do con người gây ra. Các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất và các gia đình đã xả thẳng ra môi trường chất thải, hóa chất chưa được xử lý, khiến cho nguồn nước ngầm bị nhiễm độc do hóa chất và các kim loại nguy hiểm. Theo Bộ Y tế, tại Việt Nam, hàng năm có tới 10 ngàn người chết vì các chứng bệnh liên quan đến sử dụng nước ô nhiễm. Một trong các bệnh dễ thấy đó là ung thư và các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như đường ruột.

Ngoài cơn khát về nguồn nước cho thân xác, con người còn có sự khao khát về tâm linh cần được thỏa mãn. Đó là khát vọng hướng tới vô biên, mong tìm hạnh phúc… như lời Sách Thánh: “Như nai rừng mong mỏi, tìm về suối nước trong, hồn con cũng trông mong, tìm đến Ngài, lạy Chúa” (Tv 42). Thánh Au-gút-ti-nô cũng mang tâm trạng khát mong đi tìm thỏa mãn các đam mê lạc thú nơi loài thụ tạo nhưng đã không được như ý. Cuối cùng Au-gút-ti-nô đã  tìm thấy hạnh phúc nơi một mình Thiên Chúa như ngài đã cầu nguyện: ”Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con hướng về Chúa, linh hồn con vẫn còn khắc khỏai mãi cho đến khi nào con được nghỉ yên trong Chúa”. Và tác giả Sách Thánh Vịnh cũng đống quan điểm khi viết: “Chỉ trong Thiên Chúa mà thôi, Hồn tôi mới được nghỉ ngơi yên hàn” (Tv 61,2).

2) ĐỨC GIÊ-SU LÀ “NƯỚC HẰNG SỐNG” THỎA MÃN CƠN KHÁT CỦA NHÂN LOẠI:

Tin Mừng CN hôm nay tường thuật cuộc đối thoại tại bờ giếng Gia-cóp, giữa Đức Giê-su với người phụ nữ Sa-ma-ri tượng trưng cho dân ngoại. Qua đó, Người đã từng bước mặc khải cho chị ta về ơn cứu độ. Đức Giê-su đã chủ động xin chị ta nước uống vật chất, để sau đó hứa ban cho chị “Nước Hằng Sống”. Tiến trình đức tin nơi chị phụ nữ Sa-ma-ri trong Tin Mừng như sau:

– Đầu tiên Đức Giê-su đi bước trước mở lời: “Cho tôi chút nước uống” (c. 7). Xin nước không phải thực sự cần nước uống, nhưng nhằm bắc một nhịp cầu vượt qua hố ngăn cách giữa hai dân tộc Do thái và Sa-ma-ri. Tuy cùng là con cháu của tổ phụ Gia-cóp, nhưng do hoàn cảnh lịch sử đã phân thành hai dân tộc nghi kỵ nhau và không giao tiếp với nhau, như lời chị phụ nữ Sa-ma-ri nói với Đức Giê-su: “Ông là người Do thái mà lại xin tôi, một phụ nữ Sa-ma-ri cho ông nước uống hay sao ?” (c. 9). Sau đó, từ nước giếng vật chất, Đức Giê-su đã từng bước mặc khải cho chị ta về “Nước Hằng Sống” (c. 10).

– Chính do hiểu lầm hiềm khích mà hai dân tộc Do thái và Sa-ma-ri đã chia rẽ nhau về đức tin: Người Do thái chỉ thờ Đức Chúa tại Đền Thánh Giê-ru-sa-lem, đang khi người Sa-ma-ri lại muốn phải thờ Đức Chúa tại núi Ga-ri-dim! Còn theo Đức Giê-su: Người ta không được giới hạn Thiên Chúa tại đền thờ vật chất tại Giê-ru-sa-lem hay trên núi Ga-ri-dim. Thiên Chúa là Đấng vô hình như “Gió” và “Thần Khí”, sự thờ phượng đúng đắn nhất là phải thờ Thiên Chúa trong “Thần Khí” và “Sự Thật” (c. 20-24).

3) PHẢI THỜ CHÚA TRONG THẦN KHÍ VÀ SỰ THẬT:

Đức Giê-su nói về sự thờ phượng đẹp lòng Thiên Chúa: “Nhưng giờ đã đến,  và chính lúc này đây, giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế” (Ga 4, 23).

– Phải thờ Thiên Chúa trong Thần Khí:

Ðức Giê-su nói: “Thiên Chúa là Thần Khí, và những kẻ thờ phượng Ngài phải thờ phượng trong Thần Khí và Sự Thật”. Ngày nay nhiều người cũng đồng quan điểm khi chủ trương: “Đạo tại tâm”. Thánh Phao-lô cũng nói: “Nào anh em chẳng biết rằng anh em là Ðền Thờ của Thiên Chúa, và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao” (1 Cr 3,17). Mỗi người tín hữu chúng ta hôm nay cũng cần xin ơn Chúa Thánh Thần giúp ta thực thi đức tin bằng đức cậy tức là cầu nguyện dâng lễ; và bằng đức mến là phục vụ tha nhân.

– Phải thờ Thiên Chúa trong Sự Thật:

Sự thật là chính Đức Giê-su như Người đã tuyên bố: “Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6). Ma quỷ là cha của sự dối trá và các môn đệ của Đức Giê-su phải tránh dối trá như các đầu mục dân Do thái đã bị Đức Giê-su quở trách: “Cha các ông là ma quỷ, và các ông muốn làm những gì cha các ông ham thích. Ngay từ đầu, nó đã là tên sát nhân. Nó đã không đứng về phía sự thật, vì sự thật không ở trong nó. Khi nó nói dối là nó nói theo bản tính của nó, bởi vì nó là kẻ nói dối, và là cha sự gian dối” (Ga 8,44). Còn Thiên Chúa của chúng ta thờ là Thiên Chúa của sự thật, vì thế, những kẻ gian dối, sẽ không thể gặp được Ngài là Sự Thật. Do đó mỗi người chúng ta cần có một lương tâm ngay thẳng: “có thì nói có, không thì nói không” (Mt 5,36), không quanh co, lươn lẹo, gian dối, nói một đàng làm một nẻo… thì mới có thể gặp gỡ Ngài.

4) TRỞ THÀNH MẠCH “NƯỚC HẰNG SỐNG” VỌT ĐẾN HẠNH PHÚC ĐỜI ĐỜI:

Trong Tin Mừng hôm nay Đức Giê-su nói về sứ vụ của người tín hữu như sau: “Ai uống nước này, sẽ lại khát. Ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời”? (Ga 4,13-14).

Thực vậy, tông đồ Phi-lip-phê sau khi đã gặp và tin Đức Giê-su, liền đi tìm bạn mình là Na-tha-na-en để chia sẻ niềm tin (x. Ga 1,45); Ma-ri-a Mađalêna sau khi gặp Chúa Phục Sinh cũng vội vã đi tìm các môn đệ và loan báo Tin vui đã gặp Chúa Phục Sinh (x. Ga 20,18); Người phụ nữ Samaria trong Tin Mừng hôm nay sau khi gặp gỡ và tin Đức Giê-su, cũng chạy vội về làng loan báo cho mọi người: “Đến mà xem: có một người đã nói với tôi tất cả những gì tôi đã làm. Ông ấy không phải là Đấng Ki-tô sao?” (Ga 4,29). Mọi người nghe lời chị kéo nhau đến gặp Đức Giê-su và mời Người vào ở trọ trong làng của họ. Sau khi nghe Người giảng và đã tin Người là Đấng Thiên Sai, họ đã khẳng định niềm tin trưởng thành với chị phụ nữ như sau: “Không còn phải vì lời chị kể mà chúng tôi tin. Quả thật, chính chúng tôi đã nghe và biết Người thật là Đấng cứu độ trần gian” (Ga 4,42).

Trong những ngày Mùa Chay này, mỗi người chúng ta đã gặp gỡ Đức Giê-su bằng việc nghe lời Chúa trong thánh lễ và các buổi tĩnh tâm… Chúng ta một khi gặp được Đức Giê-su là nguồn suối Nước Hằng Sống,và được thỏa mãn cơn khát của tâm hồn, chúng ta cần làm gì để giúp bạn bè và người thân gặp gỡ tin yêu Chúa để cùng chia sẻ niềm vui cứu độ?

  1. THẢO LUẬN:

1) Chúng ta thường mong ước những điều gì và cảm thấy thế nào khi chiếm hữu được chúng ? 2) Bạn có cảm nghĩ gì về Lời Chúa hứa sẽ ban Nước Hằng Sống cho những ai tin và uống nước ân sủng của Người ?

  1. NGUYỆN CẦU:

– LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin hãy biến đổi chúng con trong Mùa Chay này. Xin cho chúng con được gặp Chúa trong thánh lễ, những buổi tĩnh tâm, qua những người nghèo khó cần được sự chăm sóc giúp đỡ… Nhờ đó, chúng con biết rõ con người thật của mình hơn. Xin cho chúng con được uống Nước Hằng Sống là những Lời Chúa phán. Nhờ đó, cuộc đời của chúng con sẽ nên vui tươi hạnh phúc hơn. Xin cho chúng con sẵn sàng bỏ đi cái nhìn hẹp hòi thành kiến về tha nhân, để nên giống Chúa: Quảng đại tha thứ, quên mình phục vụ và luôn đi bước trước đến với tha nhân, như Chúa đã mở lời nói chuyện với người phụ nữ Sa-ma-ri trong Tin Mừng hôm nay.

– LẠY CHÚA. Xin cho chúng con luôn ý thức rằng: chúng con được Thiên Chúa tạo dựng để qui hướng về Người, nên chúng con vẫn còn khắc khoải mãi, cho đến khi được nghỉ yên trong Chúa. Xin Chúa giúp chúng con năng chạy đến với Chúa và vâng nghe Lời Chúa dạy như Mẹ Ma-ri-a đã nói với các người giúp việc tại tiệc cưới Cana: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga 2,5b). Nhờ đó chúng con sẽ trở thành mạch nước đem Chúa đến với mọi người.

  1. X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.

LM ĐAN VINH –  HHTM

TA KHÁT!

Huệ Minh

Trang Tin Mừng Chúa nhật III Mùa Chay tới đây quả là tuyệt vời và để lại cho ta nhiều tâm tư suy nghĩ.

Chúa Giêsu, nhân câu chuyện bên bờ giếng nước Giacob và với cơn khát của thể xác đã gợi lên cơn khát của linh hồn, cơn khát Nước Hằng Sống chứ không phải là khát của cơ thể. Giản đơn, cơn khát của cơ thể dù được đáp ứng nhưng cũng chỉ tạm thời, chỉ cho cơ thể nhưng cơn khát Tâm Linh vẫn còn.

Con người có hay nói cách khác là sở hữu thể xác và tâm linh đời mình. Và rồi, nhiều lần nhiều lúc trong cuộc đời, con người chỉ chạy theo, chỉ tìm và có thể là giành giật, chụp giựt để thỏa mãn cơn khát của cơ thể mình, của ham muốn xác thịt mà quên lãng đi điều cần tìm nhất đó chính là cơn khát của Tâm Linh, cơn khát Nước Hằng Sống.

Chính Chúa Giêsu, trong thân phận làm người, Chúa Giêsu vẫn khắc khoải và vẫn khát cho đến giờ phút cuối cùng trên cây thập giá về Chúa Cha, về Nước Hằng Sống của đời mình. Hẳn, Chúa Giêsu cũng bị giằng co là bước xuống cây thập tự để thỏa mãn cơn khát của con người nhưng cũng bị giằng co chấp nhận vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết và chết trên cây thập tự.

Cuối cùng, Chúa Giêsu cũng đã chiến thắng nhờ kết hợp với Thần Khí và Ngài đã phó thác đời mình trong tay Thần Khí.

5 đời chồng của người đàn bà bên bờ giếng Giacob cũng không làm thỏa mãn cơn khát đời đời của bà.

Quyền lực phủ vây con người vẫn không làm thỏa mãn được cơn khát đời đời của mỗi người.

Dẫu quyền lực như một đức giám mục của Giáo Phận cũng phải khép lòng bàn tay lại và lại phải mở lòng ra để xin Chúa là Cha cho mình thỏa mãn cơn khát của Thần Linh.

Còn nhớ tâm tình rất hay của linh mục đại diện linh mục đoàn tâm tư trước linh cữu Đức Cố Giám Mục Giuse Vũ Duy Thống : “…Và trước linh cửu Ðức Cha hôm nay, đoàn con Phan Thiết xin nguyện hứa đón nhận Di Sản của Ðức Cha để lại, là “sống khó nghèo, hiền lành, khiêm nhượng, kết hiệp khổ đau với Chúa Giêsu, yêu mến Mẹ Maria, và chết đời mình đi vì hạnh phúc của mọi người”.

Chúng con xin tạ ơn Chúa. Chúng con xin hết lòng cảm ơn Ðức Cha. Chúng con xin Ðức Cha tha lỗi. Và cuối cùng, xin Ðức Cha cầu bàu cho Giáo phận Phan thiết nơi tòa Chúa, để đoàn chiên của Cha mỗi ngày thêm tuổi lớn, thêm khôn ngoan, thêm xinh đẹp nhờ biết noi gương nhân đức sáng ngời của Ðức Cha”.

Sự qua đi của một bậc vị vọng trong Giáo Hội, sự khép lại của một quyền lực mà Thiên Chúa đặt để nhắc nhớ cho ta cơn khát thật sự của cuộc đời này.

Ngày hôm nay, mỗi người chúng ta cũng không tránh khỏi cơn khát của thể xác nhưng rồi cũng không tránh khỏi cơn khát của linh hồn. Nhưng, đứng trước cùng đích của cuộc đời, ta hãy lắng đọng và trả lời thật tâm với Chúa rằng ta khát và ta khác cái gì ?

Ta khát Thiên Chúa hay ta khát quyền lực thế gian ?

Ta khát Thiên Chúa hay ta khát tiền bạc thế gian ?

Ta khát Thiên Chúa hay ta khác tình cảm chóng qua trần tục của cuộc đời ?

Ta khát tìm vinh quang Thiên Chúa hay ta khát tìm vinh quang của đời ta ?

Xin cho mỗi người chúng ta nhìn đến cùng đích của cuộc đời con người, nhìn đến sự ra đi của các đấng các bậc trong Hội Thánh hay ngoài Hội Thánh để nhìn ra căn tính thật sự của kiếp người để yêu thương nhau hơn, hiệp nhất với nhau hơn chứ không phải tranh giành quyền lực của nhau và với nhau.

Xin Chúa Giêsu là Đấng chịu đau khổ trong cuộc khổ đau cực đỉnh của phận người cho ta thấu hiểu quyền lực thực sự mà con người cần tìm, cơn khát cùng đích mà con người phải tìm.

Huệ Minh

KHÁT AI ? AI KHÁT ?

Nước là phần không thể nào thiếu trong cơ thể con người. Con người có thể nhịn ăn trong nhiều ngày nhưng không thể nào nhịn khát được. Như vậy, nước có thể gọi là thực phẩm thiết yếu hay có thể nói nữa quan trọng nhất cho cơ thể người.

Kinh nghiệm khát nước đó có nơi cuộc đời của mỗi người chúng ta.

Hôm nay, ta lại bắt gặp hình ảnh khó chịu của dân Do Thái trong hành trình sa mạc. Bực tức, khó chịu và gây sự với Chúa bởi đơn giản đang ở quê hương dù giàu, dù nghèo nhưng không phải đói và không phải khát như khi lang thang trong sa mạc.

Hẳn ta vừa nghe lời ai oán của dân dành cho Môsê : “Tại sao ông dẫn dắt chúng tôi ra khỏi Ai-cập, để cho chúng tôi cùng con cái và đoàn súc vật chúng tôi phải chết khát như vầy”. Và rồi, trước lời ai oán đó, Thiên Chúa đã làm cho dòng nước chảy ra từ phiến đá mà Môsê đã đưa gậy đập vào.

Tiếp tục trong hành trình sa mạc, dân vẫn đói và vẫn khát và vẫn tìm nguồn nước để mà nuôi sống mình. Thế nhưng, thứ nước nuôi dưỡng xác thịt con người không làm thỏa mãn cơn khát thật sự của đời họ. Họ khát thứ nước gọi là nước Trường Sinh, đó chính là dòng nước Cứu Độ không phải từ tảng đá trong sa mạc xưa mà là dòng nước Cứu Độ vọt ra từ chính thân mình Chúa Giêsu.

Hôm nay, ta bắt gặp hình ảnh rất dễ thương của hai con người trong thân phận làm người. Người phụ nữ đã ra kín nước ở bờ giếng làng gọi là giếng Giacob, và ở nơi đây, chị cũng gặp một người cần nước hay nói cách khác là khát nước như chị. Chị thì có gàu để kín nước và hiển nhiên chị có quyền để làm cho chị và cả người đối phương hết khát. Chị cũng tỏ ra cái thách thức vẻ : “Thưa Ngài, Ngài không có gì để múc, mà giếng thì sâu, vậy Ngài lấy đâu ra nước? “ Nhưng rồi từ cái quyền, tạm gọi là cái quyền mà chị đưa ra thì Chúa Giêsu lại hé mở cho chị cái quyền tối cao của Chúa đó chính là Chúa Giêsu mới là người mang lại khát vọng, mang lại thứ nước mà chị hết khát.

Rõ ràng rằng trong cuộc sống tạm gọi là thỏa mãn thể xác, thỏa mãn nhục dục, thỏa mãn đam mê, thỏa mãn niềm vui của chị với 5 đời chồng nhưng rồi vẫn chưa dừng được cơn khát. Giản đơn vì là con người, sống trong phận người, khát của thể xác, khát của đam mê, khát của dục vọng không bao giờ chấm dứt. Chỉ chấm dứt khi con người nhắm mắt xuôi đôi bàn tay mà thôi.

Từ cái khát thể xác, Chúa Giêsu đã gợi cho chị cái khát của linh hồn, cái khác thứ Nước Trường Sinh mà con người uống vào không bao giờ khát nữa. Chính trên Thập Giá, Chúa Giêsu vẫn còn khát cái gọi là khát Thần Khí Chúa và hoàn thành cuộc đời của mình khi phó thác trong tay Thần Khí.

Con người của Chúa Giêsu trong thân phận làm người vẫn khát Thần Khí, khát Thiên Chúa để rồi khi nhắm mắt lìa đời này Ngài mới thỏa được cơn khát mong thẳm sâu trong đời mình.

Nhìn lại cuộc đời của ta, chắc có lẽ ta có kinh nghiệm nhiều hơn ai khác về cơn khát của mình.

Ngày xưa, thời bao cấp, nhiều người trong chúng ta chứ không phải hết, sau ngày “đổi đời 30 tháng 4 năm 1975”, thèm có một chiếc xe chỉ là honda dame để chạy thôi nhưng vẫn khát vì không có. Đầu thập niên 80, vài ba chiếc xe “cánh én” nhập về và ai sở hữu nó có thể vênh mặt để nhìn người hàng xóm không có xe. Sau đó lại lên đời 81, 81 kim vàng giọt lệ, 94 quả địa cầu … Dream, Future … và bây giờ thì không biết gì gì nữa.

Có khi ta đã thỏa 5 đời xe gắn máy rồi nhưng cũng chưa thỏa.

Có khi ta cũng thay 5 đời xe oto con rồi nhưng vẫn không thỏa được cơn khát của lòng mình.

Có khi ta cũng đã có 5 cái bằng cấp to nhỏ trong tay rồi nhưng vẫn chưa thỏa cơn khát.

Có khi ta cũng đã đổi căn nhà đang ở đến căn thứ 5 rồi nhưng vẫn chưa thỏa.

Có khi ta làm bề trên 5 khóa nhưng vẫn chưa chịu dừng.

Có khi ta làm chánh xứ đó 5 lần 5 năm rồi nhưng vẫn chưa chịu di dời đi xứ khác cho giáo dân nhẹ thở …

Cơn khát của lòng người, cơn khát của lòng ta dường như mãi mãi không nguôi nghỉ.

Trong cái kinh nghiệm thực tế của đời mình đó, ta liên tưởng và nhớ đến cuộc đời của một vị thánh rất gần với chúng ta đó chính là thánh Augustino. Có thể nói rằng đêm nào không ngủ với gái thì coi như đêm đó không thỏa lòng … có thể nói rằng với biết bao nhiêu quyền lực trong tay nhưng cũng không thỏa mãn. Cho đến lúc một ngày kia, lòng chạm lòng, mắt chạm mắt, tâm chạm tâm đến Chúa thì thánh nhân hoàn toàn thay đổi. Ngài đã thốt lên : “Chúa đã dựng nên chúng con cho Chúa nên lòng chúng con khắc khoải cho đến khi nghỉ yên trong Chúa”.

Những ngày tháng gần đây, ít là một tháng vòng lại, ít nhiều gì chúng ta đã tận mắt chứng kiến được những sự ra đi của người này người kia, trong đó có 2 vị giám mục khả kính, một vị cựu giám đốc Chủng Viện Xuân Lộc, vài linh mục, vài nữ tu và vài ông bà cố … Qua những biến cố của cuộc đời, rất gần và rất thực với đời ta đó, dù la tu sĩ, linh mục hay giám mục cuối cùng cũng nằm xuống để xuôi tay. Bao nhiêu dự tính, bao nhiêu khát khao theo kiểu của con người trần tục cũng phải gác lại. Cuối cùng, tất cả chúng ta, trong niềm tin, chúng ta đều thốt lên với Chúa rằng : “Nhờ lòng thương xót Chúa, xin Chúa thương đón nhận linh hồn cha, sơ, đức cha … vào hưởng Nhan Thánh Chúa”.

Trong sâu lắng, chúng ta tự hiểu rằng cái gọi là Nhan Thánh Chúa mới chính là cái khát khao đích thực của đời con người, và, của chính mỗi người chúng ta.

Trong Mùa Chay Thánh, đặc biệt câu chuyện khát nước của dân Do Thái khi xưa trong sa mạc và câu chuyện bên bờ giếng Giacob hôm nay gợi lại cho ta cơn khát thực sự của đời ta. Trong sâu lắng, ta dừng lại và tự hỏi với lòng mình là ta khát cái gì và ta khát ai trong đời ta. Nên nhớ rằng nước uống, cơm ăn áo mặc, quyền lực cũng chỉ là thỏa mãn cơn khát nhất thời, cơn khát của con người nhưng cơn khát Nước Trường Sinh mới là cơn khát mà con người cần hơn cả. Xin cho ta mau mắn ngày mỗi ngày chạy đến không phải bên bờ giếng Giacob mà chạy đến bên Bàn Thờ Chúa để kín múc Nguồn Mạch Trường Sinh là Chính Mình và Máu Thánh Chúa. Khi và chỉ khi như thế, ta mới thỏa mãn cơn khát thực sự của người Kitô hữu mà thôi.

Huệ Minh


[/fruitful_tabs]
[/fruitful_tabs]
[/fruitful_tabs]
[/fruitful_tabs]
[/fruitful_tabs]
[/fruitful_tabs]
[/fruitful_tabs]

 

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*