• Video đáp ca-tam linh vao doi
  • Sách lời chúa hôm nay tháng 4-2017-thanlinh.net
  • Lazaro sống lại-Lm Giuse Nguyễn hưng Lợi, Dcct
  • Mở cửa mộ – ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt
  • Nối kết với Chúa Giêsu là Nguồn ban Sự Sống-Lm Ignatiô Trần Ngà
  • Niềm tin tín thác – Lm Giuse Tạ Duy Tuyền
  • Lưỡi hái hay chìa khóa vàng?-R. Veritas
  • Tuần 5 mùa chay-Năm A- Lm. Anthony Trung Thành
  • Chúa Kitô là sự sống lại và là sự sống-Lm Anton Nguyễn Văn Độ
  • Suy tư tin mừng-Mai Tá phỏng dịch
  • chuyện phiếm-trần ngọc mười hai
  • Sống thật-Am Trần Bình An
  • Ða số các vận động viên đều khóc-Lm. Mark Link S.J.
  • Theo Chúa sẽ tới được sự sống-Lm Carolo Hồ Bạc Xái
  • Quyền Năng và Yêu Thương-Lm Giuse Nguyễn Hữu An
  • Từng Bước-Lm Vũđình Tường
  • Chôn cất-Lm Vũđình Tường
  • thi ca cầu nguyện-Lm. Giuse Trần Việt Hùng
  • Niềm tin tín thác-Lm. Jos Tạ duy Tuyền
  • Title 2
  • Title 3

VIDEO ĐÁP CA

tam linh vao doi

Kính gởi quý vị – đặc biệt là quý ca trưởng

Lời dẫn và Đáp ca bằng Video

Chủ Nhật 5 Mùa Chay Năm A

https://www.youtube.com/watch?v=9pEtxVGXBgg

Và bài Thánh ca của LM La Thập Tự

Rất quý mến

Tamlinhvaodoi

SÁCH LỜI CHÚA HÔM NAY THÁNG 4-17

thanlinh.net

Thanhlinh.net xin kính gởi ***Sách Lời Chúa Hôm Nay 04/2017*** dạng Word và  Acrobat để tùy nghi  sử  dụng.  Riêng sách dạng Acrobat pdf đã sắp sẵn  để  in  ra 2 mặt, xếp đôi lại thành sách nhỏ. Ngoài ra, Quí vị cũng có thể vào đây đề download:

http://thanhlinh.net/node/112303

Trân trọng,

Thanhlinh.netT

LAZARO SỐNG LẠI

Lm Giuse Nguyễn hưng Lợi, Dcct

Chúa Nhật V Mùa Chay, năm A Ga 11,1-14

Lazarô sống lại

Nói đến cái chết, con người từ cổ chí kim đều lo âu sợ hãi. Do đó, đã có nhiều vị Vua chúa, nhiều nhà giầu có. Nhiều đại gia đã cố đi tìm loại thuốc kéo dài sự sống. Tuy nhiên, ai cũng phải chết là một định luật bất di bất dịch: không ai được miễn trừ cái chết ! Chúa Nhật V mùa chay cho chúng ta đọc bài Tin Mừng của thánh Gioan nói về việc Chúa Giêsu làm phép lạ cho Lazarô chết chôn trong mồ bốn ngày được sống lại. Phụng vụ chuẩn bị cho chúng ta đi vào cái chết và phục sinh của Chúa Giêsu. Đức Giêsu Kitô cũng đã chết và đã sống lại, chúng ta cũng sẽ phải chết và được sống lại với Chúa.

Thực tế, khi nói về sự sống lại nhiều người xem ra khó tin, đặc biệt những người không phải là Kitô hữu. Nhiều bản điều tra của những người có đạo cho thấy rằng dù họ tin Chúa nhưng nói về cái chết và sự sống lại sau cái chết, họ tỏ vẻ ngần ngừ, do dự. Sở dĩ có sự do dự bởi vì có thể khi con người sung túc, giầu sang, dư ăn, dư mặc, tiền tài chất đống, con người dễ lìa xa Thiên Chúa hoặc khi con người nghèo túng, khốn cùng, họ cũng dễ đi đến chỗ tuyệt vọng, khó lòng tin cậy vào Thiên Chúa. Do đó, giầu có quá và nghèo khó cùng cực cũng dễ đẩy con người xa cách Thiên Chúa.

Tin mừng Ga 11,1 – 45 tường thuật lại việc Chúa Giêsu mạc khải cho gia đình chị em Matta, Maria và Lazarô về sự sống vĩnh cửu, sự sống đời đời :” Ta là sự sống lại và là sự sống; ai tin Ta, sẽ không chết đời đời “ ( Ga 11, 25a.26 ). Vâng, Chúa đã mạc khải sự thực căn bản này cho gia đình của Matta, Maria và Lazarô tại làng Bêtania. Đáng lẽ Chúa phải đến sớm hơn khi Lazarô đang đau nặng, đang cần sự có mặt của Chúa. Mặc dầu Chúa biết gia đình của Lazarô đang rất cần sự giúp đỡ của Chúa, nhưng Chúa không đáp lại lời mong đợi của họ :” Nếu Thầy có mặt ở đây thì em con không chết”. Giờ này, Lazarô đã chết, đã được chôn trong mồ bốn ngày rồi, chị em Matta và Maria cùng mọi người đang hoang mang, bối rồi, Chúa lại đến. Sự có mặt của Chúa lúc này, theo sự suy nghĩ của gia đình Matta là để an ủi, động viên để họ vượt qua cơn thử thách lớn lao, nặng nề này. Tuy nhiên, Chúa không an ủi, động viên, khích lệ gia đình nhà tang theo lẽ thường tình, ở đây Chúa lại nói về sự thật căn bản của sự sống đời đời :” …ai tin vào Ta sẽ không chết bao giờ “. Sự thật này đã được Chúa Giêsu minh xác nhiều lần:” Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi ban Con Một mình; tất cả ai tin ở Ngài, sẽ sống đời đời “ ( Ga 3, 16 ) hay “ Đây là ý của Cha Ta, là hễ sự gì Người đã ban cho Ta, Ta chẳng để hư mất, nhưng ngày sau hết, Ta sẽ cho nó sống lại “ ( Ga 6, 39 ) hoặc “ Đây là ý của Cha Ta, là hễ ai tin vào Chúa Con, thì được sống đời đời, và ngày sau hết, Ta sẽ cho nó sống lại “ (Ga 6, 40 ).

Chúa Giêsu đã mạc khải về sự sống lại, sự sống trường sinh giữa lúc Matta và Maria, cùng đại gia đình của họ đang rất lạc lõng, bối rối. Hai chị em của Matta lúc đó và hai người Do Thái đến chia buồn với Maria và Matta đang xem Chúa Giêsu có thể làm một cái gì chăng thay đổi hoàn cảnh tang thương lúc đó ! Tuy nhiên, Matta và Maria đã ra khỏi con người thường của mình để tin thật vào Chúa là Đấng đang nói với họ :” Ta là sự sống lại…”. Matta đã tuyên xưng mạnh mẽ :” Lạy Thầy, con tin “. Maria và cả Matta đã tin như tông đồ trưởng Phêrô đã tuyên xưng :” Lạy Thầy, Thầy là Con Thiên Chúa…”. Lời tuyên xưng của Matta lúc này và tại nơi Chúa đang có mặt là một lời tuyên xưng thẩm sâu vào Chúa là “ Đường, là Sự thật và là Sự sống “. Chính niềm tin của Matta, của Maria, Chúa Giêsu đã làm cho Lazarô sống lại sau khi được chôn trong mồ bốn ngày.

Khi làm phép lạ cho Lazarô sống lại, Chúa cũng làm cho cả Matta và Maria sống lại. Chính nhờ niềm tin mà Chúa đã làm cho Lazarô sống lại. Thực tế, có nhiều Kitô hữu còn sống đã mất niềm tin vào Chúa, nên họ cũng mất niềm tin vào sự sống lại. Thánh Phaolô đã xác tín mạnh mẽ khi Ngài viết :” Nếu chúng ta cùng chết với Chúa Kitô, thì chúng ta sẽ cùng sống với Người; nếu chúng ta kiên tâm chịu đựng, chúng ta sẽ thống trị với Người “ ( 2 Tim 2, 11-12a ) hoặc “ Quê hương chúng ta ở trên trời, nơi đó chúng ta mong đợi Đấng Cứu Chuộc là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta “ ( Phil 3, 20 ).

Biến cố Chúa làm cho Lazarô sống lại chuẩn bị cho chính việc lạ lùng, kỳ diệu là chính cái chết và sống lại của Chúa Giêsu mà chúng ta mừng trong Tuần Thánh. Chúa chết và sống lại để hoàn thành mạc khải Chúa đã loan báo, cứu chuộc loài người, cứu độ con người và cho con người được sống lại với Chúa :” Ta là sự sống lại và là sự sống, ai tin vào Ta, dầu có chết cũng sẽ được sống. Và kẻ nào sống mà tin vào Ta, sẽ không chết bao giờ. Con có tin điều đó không ? “. Matta thưa :” Thưa Thầy : vâng, con đã tin Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống đã đến trong thế gian “ ( Ga 11, 26-27 ).

Chắc hắn Chúa cũng sẽ hỏi chúng ta như Chúa đã hỏi Matta và Maria xưa :” Ta là sự sống lại và là sự sống “, con có điều đó hay không ?

Lạy Chúa, Chúa đã chết và đã sống lại, xin cho chúng con luôn xác tín mạnh mẽ chúng con chết và sẽ được sống lại với Chúa. Xin Chúa ban cho chúng con luôn sẵn sàng tỉnh thức để đón chờ Chúa đến. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Chúng ta có tin vào sự chết và sống lại hay không ?

2.Chúa đã mạc khải với Martha điều gì ?

3.Martha đã thưa gì với Chúa Giêsu ?

4.Tại sao Chúa lại không an ủi Martha và Maria khi Lazarô đã chết ?

MỞ CỬA MỘ

ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt.

Tai họa ngày 11 tháng 09 năm 2001 trên đất Mỹ đã trở thành một nỗi ám ảnh đối với mọi người. Trong phút chốc, hai tòa tháp chọc trời đổ sập xuống, trở thành ngôi mộ khổng lồ chôn vùi mấy ngàn sinh mạng. Ngôi mộ gieo tang thương. Ngôi mộ gieo kinh hoàng. Ngôi mộ làm rung chuyển thế giới.

 

Ngôi mộ không chỉ hiện hữu từ khi toà tháp đôi đổ xuống. Trước đó ngôi mộ đã hiện diện trong trái tim của những người khủng bố. Sau đó ngôi mộ vẫn phủ màn u ám trên cuộc sống thân nhân bạn bè.

 

Như thế, ngôi mộ không chỉ xây bằng gạch đá. Nó được xây bằng những lực lượng chết chóc như sự hận thù, sự áp bức, sự độc ác… Ngôi mộ không chỉ chôn vùi sự sống. Nó chôn vùi cả niềm tin, cả niềm hy vọng.

Nhưng hôm nay, Chúa Giêsu đã dõng dạc mở cửa mộ và truyền cho người chết chỗi dậy bước ra. Việc Chúa Giêsu mở cửa mộ cho Lagiarô mở ra những chân trời mới cho đời sống con người.

 

Khi mở cửa mộ, Người đã mở cánh cửa sự sống. Thông thường, ngôi mộ là vương quốc của tử thần. Cửa mộ là cửa mở vào thế giới chết chóc. Ai đã vào đó chẳng còn hy vọng thoát ra. Nhưng hôm nay, Chúa Giêsu đã mở cửa mộ để Lagiarô không phải bước vào sự chết nhưng bước vào sự sống. Khi mở cửa mộ, Người phá tan sào huyệt Thần Chết. Khi tháo những dải băng liệm cuốn quanh thân thể Lagiarô, Người giải phóng ông khỏi dây trói ràng buộc của tử thần.

Khi mở cửa mộ, Người đã mở cánh cửa niềm tin. Trước đó, niềm tin của Mácta chỉ là một niềm tin mơ hồ, chung chung của đa số người Do thái thời ấy. Nhưng sau khi thấy Lagiarô sống lại, niềm tin của bà trở nên cụ thể, sống động và vững vàng. Trước đó, nhiều người Do thái chưa tin vào Chúa Giêsu. Nhưng sau khi được chứng kiến Lagiarô từ cõi chết sống lại, họ không thể nào không tin. Tảng đá lấp cửa mồ tung ra cũng làm bật tung tảng đá nghi ngờ che lấp trái tim, đưa họ tới tin nhận Chúa là Thiên Chúa.

 

Khi mở cửa mộ, Người mở ra cánh cửa niềm vui. Chết chóc gieo tang tóc u buồn. Ngôi mộ bao giờ cũng gợi lên nỗi buồn. Buồn ly biệt. Buồn mất mát. Buồn thất bại. Cái buồn vốn hay lây. Nước mắt người thân dễ làm cay mắt ta. Nên Chúa Giêsu không ngăn được dòng lệ. Nhưng khi Lagiarô bước ra, cả một trời vui. Đám tang bỗng biến thành đám hội. Lời chia buồn đổi thành lời chúc mừng. Thiên Chúa đã biến tang tóc thành niềm vui. Niềm vui ấy trọn vẹn.

 

Khi mở cửa mộ, Chúa Giêsu mở cánh cửa hy vọng. Thiên Chúa đến biến đổi số phận con người. Con người không còn bị giam hãm trong thân phận hay chết, nhưng được thênh thang tự do trong cõi sống. Con người không sinh ra để chết đi nhưng để sống, sống mãi, vì Chúa là “sự sống”, “ai tin sẽ sống đời đời”. Con người không sinh ra để tàn lụi, nhưng để triển nở đến vô biên.

Trong mỗi người chúng ta có nhiều nấm mộ. Chúng ta bị giam hãm trong những nấm mộ tội lỗi, gian tham, ích kỷ, bất công, đam mê, ghen ghét hận thù, nghèo đói, thất học… Có những nấm mộ kiên cố, tự sức mình không thể phá nổi. Ta hãy xin Chúa đến mở những cửa mộ, lăn những tảng đá đè nặng đời ta, để ta được sự sống dồi dào của Chúa nuôi dưỡng. Đồng thời, ta cũng phải tiếp tay với Chúa, phá đi những nấm mộ vây bọc anh chị em chúng ta, để mọi người được sống và sống dồi dào như lòng Chúa mong ước, như định mệnh Chúa dành cho ta, những người con cái Chúa.

 

GỢI Ý CHIA SẺ

1-Tôi còn bị giam cầm trong những ngôi mộ nào?

2-Tôi còn muốn xây những ngôi mộ nào để chôn vùi anh em?

3-Hôm nay tôi phải làm gì để mở cửa mộ cho tôi và cho anh em?

4-Việc Chúa cho Lagiarô chết bốn ngày sống lại có ảnh hưởng gì trên tôi?

NỐI KẾT VỚI CHÚA GIÊSU LÀ NGUỒN BAN SỰ SỐNG

Lm Ignatiô Trần Ngà

Sự sống vô cùng quý báu

Mạng sống hơn đống vàng. “Thà là một con chó (đang) sống còn hơn là một con sư tử chết.” (nhà văn Jack London)

Ai cũng khao khát sống, sống lâu sống khoẻ, trẻ mãi không già. Người ta mưu cầu sự sống bằng đủ mọi cách, với bất cứ giá nào. Nếu có phương thuốc trường sinh, thì dù phải mua với giá cao ngất, thậm chí phải bán cả gia tài mới đủ, người ta cũng quyết mua cho bằng được.

Thế nhưng, cuộc sống lại quá mỏng giòn

Thực tế cho thấy cuộc sống hiện tại thật mỏng giòn, mong manh, tạm bợ. Như quả bóng bóng xà phòng do một em bé thôi lên, trông long lanh hấp dẫn, óng ánh muôn màu. Nhưng rồi, bụp một cái! Nó tan biến hết, chẳng còn gì!

Vì thế mà một nhà thơ Việt nam, ông Nguyễn công Trứ than rằng: “Ôi, nhân sinh là thế, như bóng đèn, như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao…”

+++

Cái chết của Ladarô nói lên thân phận mong manh kiếp người

Cuộc đời của Ladarô cũng mong manh như thế. Đang nửa chừng xuân, đang tuổi còn dồi dào sức sống, Ladarô vội vã từ giã cuộc đời, để lại vô vàn đau thương tiếc nuối cho thân nhân cũng như bè bạn.

Đó là một mất mát vô cùng lớn lao mà không gì trên đời bù đắp nổi. Mất gì người ta cũng có thể kiếm lại được và có thể tậu lại cái mới tốt hơn; còn mất mạng sống là mất tất cả và dường như chẳng còn cách nào phục hồi lại được!

Chính vì thế mà khi Lagiarô chết đi, bà con họ hàng vô cùng thương tiếc. Cho dù Lagiarô đã an nghỉ trong mộ bốn ngày rồi mà hai người chị là Matta và Maria vẫn còn ngậm ngùi thổn thức… Ngay cả Chúa Giêsu khi đến thăm mộ cũng không cầm được nước mắt trước cái chết của người thanh niên còn xuân trẻ nầy.

Khát vọng lớn nhất của nhân loại là khát sống. Cho dù cuộc sống hôm nay chỉ là tạm bợ, nay có mai không, có nhiều đắng cay cơ cực, có nhiều vất vả muộn phiền, nhưng ai ai cũng khát khao được sống.

 

Chúa Giêsu đem lại sự sống đời đời cho nhân loại

Vậy phải tìm đâu cho có sự sống lâu bền? Phải làm gì để biến đổi đời sống mau qua trở thành vĩnh cửu?

Qua Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta bí quyết. Ngài tỏ cho Matta và Maria biết bí quyết nầy: “Ta là sự sống lại và là sự sống. Ai tin Ta thì dù có chết cũng sẽ được sống”. Nếu chỉ nói suông thì lời nói đó chẳng có giá trị gì. Điều quan trọng là lời khẳng định của Chúa Giêsu được củng cố bằng sự việc kèm theo. Dù Lagiarô đã chết và được mai táng trong mộ bốn ngày rồi, thân xác bắt đầu sình lên và đã nặng mùi, thế mà khi Chúa Giêsu kêu gọi: “Lagiarô, hãy ra đây!” thì người chết bắt đầu vươn vai chỗi đậy, bước ra khỏi mồ theo lời Chúa truyền dạy trước sự kinh ngạc của những người chứng kiến, trước sự hoan hỉ khôn tả của thân nhân họ hàng. Sự kiện Chúa Giêsu làm cho Lagiarô sống lại, kèm theo sự kiện chính Ngài đã tự mình sống lại sau khi đã chết trên thập giá và mai táng trong mồ… chứng tỏ rằng Ngài là Đấng hằng sống và có thể ban sự sống cho mọi người.

 

Hãy kết nối với Chúa Giêsu để nhận được sự sống đời đời

Chúa Giêsu là Nguồn ban sự sống. Muốn sống đời đời thì hãy nối kết với Chúa Giêsu. Bóng đèn muốn được toả sáng thì phải được nối kết với nguồn điện. Cành nho muốn được trổ sinh hoa trái phải được tháp nhập vào thân nho. Bàn tay muốn sống còn và hoạt động thì phải liên kết với cơ thể. Con người muốn được sống dồi dào và vĩnh cửu thì phải nối kết với Nguồn ban sự sống là Chúa Giêsu.

+++

Lạy Chúa Giêsu, qua bí tích Rửa Tội, Chúa đã nối kết chúng con nên một với Chúa, để được trở thành chi thể của Chúa.

Qua bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu cho chúng con được trở nên đồng huyết nhục với Chúa và từ đó, sự sống thần linh của Chúa được thông truyền cho chúng con.

Tiếc thay, khi phạm tội trọng, chúng con đã tự cắt lìa mình ra khỏi Chúa như cành nho lìa thân nho, như bàn tay bị cắt lìa khỏi cơ thể và như thế chúng con đánh mất sự sống đời đời.

Xin cho chúng con sớm giao hoà với Chúa qua bí tích Giải Tội, để được nối kết lại với Chúa và để cho sự sống thần linh của Chúa tiếp tục thông truyền cho chúng con.

NIỀM TIN TÍN THÁC

Lm Giuse Tạ Duy Tuyền

Cuộc đời có đau khổ, có hạnh phúc. Đau khổ và hạnh phúc hoà quyện vào nhau làm thành một cuộc đời đầy thi vị và ý nghĩa. Tựa như chanh và đường có vị ngọt vị chua. Cuộc đời cũng có ngọt ngào của hạnh phúc và có cả chua cay của khổ đau. Thế nhưng, nhiều người lại sợ hoà những vị chua, vị cay vào kiếp người. Họ sợ đau khổ. Họ sợ bất hạnh. Họ sợ nghi nan. Đối với họ, Thiên Chúa là lá bùa hộ mệnh để đảm bảo cho họ một cuộc đời an vui hạnh phúc. Họ cho rằng, dấu chỉ sự hiện hữu của Thiên Chúa là đẩy lùi sự dữ ra khỏi cuộc đời của họ. Có Chúa thì không thể có bất hạnh, không thể có khổ đau.

Đó là điều mà Matta và Maria đã từng nghĩ như thế! Các bà đã trách Thầy “nếu Thầy ở đây thì em con không chết”. Thế nhưng, Lagiaro đã chết! Phải chăng hai bà cũng ngầm trách Chúa, lúc đó Thầy ở đâu? Lúc mà Lagiaro đang ốm nặng? Lúc mà tình thế có thể được cứu vãn? Nếu Thầy đến nhanh hơn một chút thì có lẽ đã chẳng có thảm cảnh hôm nay.

Thực vậy, khi Chúa Giêsu đến nhà Matta và Maria thì Lagiaro đã chết và đã chôn cất được 4 ngày rồi. Một thời gian đủ để thân xác có thể bắt đầu tan rã để hoà trộn với bùn đất. Dầu vậy, ở đây chúng ta thấy đức tin trổi vượt của Matta, một đức tin không lay chuyển trước thử thách để có thể thưa lên với Chúa rằng: “nhưng bây giờ con biết. Bất cứ điều gì Thầy xin cùng Thiên Chúa, Người cũng sẽ ban cho”. Quả là một đức tin tinh tuyền, tuyệt đối, không lay chuyển trước sóng gió cuộc đời. Matta là một con người thật chân thành, bộc trực. Bà trách Chúa nhưng lòng bà vẫn tin vào quyền năng của Chúa. Trong đau khổ bà vẫn không tuyệt vọng. Thế nên, Chúa đã nói cùng bà: “Em con sẽ sống lại”. Matta ngạc nhiên hơn là cảm động. Bà không hiểu nổi và chỉ ú ớ tuyên xưng: “Con biết em con sẽ sống lại khi kẻ chết sống lại trong ngày sau hết”. Lúc này Chúa Giê su làm nổ tung một bí ẩn, chiếu sáng đức tin và đòi hỏi một lòng tin tín thác: “Thầy là sự sống và là sự sống lại. Ai tin Thầy thì dù có chết cũng sẽ sống lại, chị có tin được như thế không? Matta thưa: “Thưa Thầy con tin. Con tin Ngài là Đức Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến trong thế gian”. Cuối cùng, Chúa đã nói với Matta và Maria và những người đang đứng đó: “nếu tin, thì sẽ thấy vinh quang Thiên Chúa”. Và rồi Ngài đã gọi Lagiaro trong mồ bước ra trước sự ngỡ ngàng, sửng sốt của gia đình Matta, của dân chúng làng Bêtania.

Kính thưa quý Ông Bà Anh Chị Em,

Trong cuộc sống đầy bon chen để kiếm miếng cơm manh áo, chúng ta thấy cuộc đời sao khổ quá! Nhất là trong thời kỳ gạo quế củi châu, lạm phát gia tăng, kiếm đồng tiền đổi lấy chén gạo bát canh đã khó lại càng khó khăn hơn. Rồi cuộc đời đâu mấy khi bình yên. Sóng gió tư bề. Đau khổ bệnh tật. Thiên tai lũ lụt, hạn hán hoành hành. Năm nay, Việt Nam còn hứng chịu cái lạnh kéo dài khiến cho hàng trăm con trâu bò bị chết cóng, hàng trăm ngàn hecta đất không thể trồng cấy đúng mùa. Dịch bệnh lan tràn. Người dân nghèo lại càng nghèo thêm. Cái lạnh của trời đất hoà với cái lạnh của tình người khiến cho cái đói, cái khổ cứ lận vào cả một kiếp người. Đặc biệt là trân động đất gây nên sóng thần tại Nhật Bản đã khiến hơn 10 ngàn người thiệt mạng, hàng trăm ngàn người không có nhà cửa và biết bao khu phố phồn thịnh nay chỉ còn là đống hoang tàn.

Đứng trước một viễn cảnh đầy những khổ đau như thế, nhiều người đã thầm trách Chúa, Chúa ở đâu sao để cuộc đời luôn giăng đầy những sầu đau? Chúa có nhìn thấy những bất hạnh mà con đang gặp phải trong cuộc đời vốn dĩ lắm nổi trôi lại nhiều phiền muộn này? Bài phúc âm hôm nay, mời gọi chúng ta đặt niềm tín thác vào Thiên Chúa. Thiên Chúa vẫn luôn quan tâm đến chúng ta. Người luôn đi bước trước để an ủi, nâng đỡ chúng ta. Người cũng đang mời gọi chúng ta đặt niềm tin vào Chúa như Matta để trong những biến cố đau thương nhất của cuộc đời chúng ta vẫn có thể thưa lên cùng Chúa. Con tin rằng: Chúa có thể làm những điều tốt đẹp nhất cho con.

Đau khổ là một sự dữ. Bất hạnh của cuộc đời là đêm tối của đức tin. Tuy nhiên qua những biến cố này, niềm tin lại toả sáng trong cuộc đời chúng ta. Chính trong những bất hạnh đó, chúng ta mới thấy con người thật nhỏ bé, tầm thường, chúng ta mới thấy sự bất toàn của kiếp người để đặt niềm tín thác vào Thiên Chúa. Con người luôn bất lực trước sự dữ, nhưng nếu Thiên Chúa muốn, Ngài có thể giải thoát chúng ta ngay bây giờ khỏi mọi điều sự dữ. Xin Chúa cho mỗi người chúng ta luôn biết đặt niềm tin tưởng cậy trông vào Chúa ngay giữa những gian nan của dòng đời và ngay giữa những bất hạnh của cuộc đời chúng ta. Amen.

+++

Sống và chết là hai việc hoàn toàn mâu thuẫn, chống đối nhau. Tâm lý con người ai cũng muốn sống và không muốn chết: ham sống sợ chết là tâm lý tự nhiên của con người. Lòng ham sống thúc đẩy con người phải bám vào nhiều thứ, nhất là của cải, tiền bạc, chẳng hạn như ông nhà giàu trong Tin Mừng: thâu hoạch lúa thóc đầy tràn, ông phải xây thêm nhà kho, tự cho đời sống mình như thế thật là bảo đảm, tha hồ ăn chơi sung sướng. Nhưng Chúa bảo ông: thật là hạng khờ dại, vì đêm nay ông chết, của cải có bảo đảm được mạng sống ông không? Ông còn nắm giữ được của cải không? và quả thực ông đã vỡ mộng khi đối diện với cái chết. Mỗi ngày trên thế giới có khoảng 30 ngàn người chết, bao nhiêu người bị Chúa cho là “hạng khờ dại”, vì lúc chết, tay buông xuông, người ta không còn có thể bám vào một vật gì cả: “Vua Ngô ba mươi sáu tấn vàng, chết xuống âm phủ chẳng mang được gì”. “Trăm năm nào có gì đâu, chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì”. “Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy, cảnh phù du trông thấy cũng nực cười”.

Nếu nghèo là không có, hoặc có rồi mà mất đi, như không có tiền bạc là nghèo vật chất, mồ côi cha mẹ là nghèo tình thương, dốt nát là nghèo về trí thức, bệnh tật là nghèo về sức khỏe, thì cái chết đưa người ta đến cái nghèo cùng cực. Người khoẻ mạnh hay còn trẻ chưa cảm thấy rõ điều này. Nhưng chúng ta cũng biết cái chết nói lên sự bất lực của y khoa, của mọi thứ khả năng tự vệ trên cõi đời này: quyền hành nhất trần gian cũng chết, giàu có nhất nhân loại cũng chết, sung sướng tất cả đời cũng chết. Mọi người đều bó tay trước cái chết.

Trước định luật nghiêm khắc ấy, con người lo âu, bồn chồn, và người ta cố níu kéo sự sống lâu chừng nào hay chừng ấy, dẫu vẫn biết là bất lực. Bởi thế mới có những quảng cáo về thuốc “trường sinh” hay “bất tử”. Có một câu chuyện như sau: Thời chiến quốc, có một người đem dâng vua nước Sở một vị thuốc “bất tử”. Người ấy mang vị thuốc này vào hoàng cung, viên quan canh cửa quát hỏi: “Vị thuốc này có ăn được không?”. Người ấy đáp: “Dạ, ăn được”, tức thì viên quan giật lấy vị thuốc và ăn. Truyện đến tai vua, vua truyền bắt viên quan đó đem giết. Viên quan xin vào gặp vua và kêu van rằng: “Tâu hoàng thượng, hạ thần đã hỏi người đem dâng thuốc, người ấy nói: ăn được, nên hạ thần mới dám ăn, thế là hạ thần vô tội mà lỗi ở người dâng thuốc, hơn nữa, người đem thuốc nói là thuốc bất tử, ăn vào thì không chết nữa, thế mà hạ thần mới ăn, đã sắp phải chết. Vậy là thuốc tử chứ sao gọi là bất tử được? Hoàng thượng giết hạ thần thực là bắt tội một người vô tội, trong khi thiên hạ dối gạt hoàng thượng mà hoàng thượng vẫn tin”. Nhà vua nghe nói có lý nên tha tội chết cho viên quan ấy.

Hiện nay các nhà bác học đang cố tìm ra một thứ thuốc làm cho con người khỏi chết. Được chăng? Chúng ta cứ hy vọng. Đó là vấn đề còn trong giả thuyết, nhưng theo Kinh Thánh thì không thể nào có được, vì Chúa đã phán với ông bà nguyên tổ: “ngươi sẽ trở về bụi đất”. Từ đó, chết là một định luật Chúa ra cho loài người, loài người không thể phá nổi định luật này. Nói khác đi, con người đã mắc phải một chứng bệnh nan y không thể nào chữa khỏi, đó là bệnh chết. Cái án chết áp dụng cho hết mọi người: hữu sinh hữu tử: có sinh có chết là một điều tất yếu.

Nhưng qua cái chết và sự sống lại của Ngài, Chúa Giêsu đã loan báo cho con người một tin mừng: cái chết không còn là một ngõ cụt hay tận cùng nữa mà là cửa ngõ dẫn vào một cuộc sống mới, một cuộc sống trong Đức Kitô và cùng với Đức Kitô trong cõi vĩnh hằng. Vì thế, thánh Tê-rê-xa Hài Đồng Giêsu đã nói: “Nếu một mai bạn thấy tôi nằm chết, bạn đừng buồn, vì chính Cha chung của chúng ta là Thiên Chúa đã đến đón tôi đi, đơn giản vậy thôi”. Hoặc như thánh Phaolô đã nói: “Đối với tôi, sống là Đức Kitô và chết là một mối lợi”. Làm thế nào để được như thế? Chúng ta hãy sống theo câu nói của một bà mẹ kia đã khuyên bảo đứa con trai sắp bước vào đời: “Con ơi, ngày con mở mắt chào đời, mọi người đều tươi cười, còn con thì khóc. Con hãy sống thế nào đề ngày cuối đời, một mình con tươi cười, mà mọi người lại tràn lệ”.

LƯỚI HÁI HAY CHÌA KHÓA VÀNG?

Radio Veritas

(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)

Thánh Charles Borrômê sống ở Italia trên 400 năm trước đây (1538-1584). Khi còn trẻ, Borrômê đầy những tước vị, danh vọng. Nhưng một lúc Borrômê đã nhận ra ngày nào đó, Ngài sẽ phải bỏ tất cả. Ngài muốn ghi khắc điều đó, nên nhờ một họa sĩ nổi tiếng vẽ bức bích họa trong tư thất để diễn tả cái chết. Bức họa hoàn thành: họa sĩ trình bày thần chết theo lối cổ điển: một bộ xương người nắm chặt lưỡi hái trong tay.

Borrômê ngạc nhiên: “Tại sao họa sĩ hình dung cái chết bằng chiếc lưỡi hái?”

Họa sĩ đáp: “Vì thần chết cắt hái mọi cuộc sống. Cái chết hủy hoại mọi cuộc đời.”

“Đồng ý”, Borrômê nói, “nhưng thần chết cũng mở cửa Nước Trời nữa chứ. Cái chết là cửa ngõ vào đời sống tốt đẹp hơn. Vì thế, tôi đề nghị họa sĩ xóa chiếc lưỡi hái đi và đặt vào tay thần chết chiếc chìa khóa vàng.”

Phải, Chúa Kitô đã chết và đã sống lại. Thập giá là chìa khóa Nước Trời. Thần chết đã buông lưỡi hái và cầm lấy chiếc chìa khóa vàng. Cửa Trời đã mở ra cho con người vào Nhà Cha.

Anh chị em thân mến,

Chúa Giêsu đã tuyên bố: “Tôi là sự sống lại và là sự sống”. Lời tuyên bố của Chúa Giêsu trước khi làm cho Lagiarô sống lại là một trong những lời “lạ tai” nhất đối với người thời đại cũng như bao người ngoài Thiên Chúa giáo và những người không tin ngày nay. Nhưng đối với chúng ta, lời tuyên bố đó chính là nền tảng và hy vọng của cuộc đời.

Chúa Giêsu tuyên bố: “Tôi là sự sống. Ai đang sống mà tin tôi sẽ không bao giờ chết”. Chúa không nói đùa. Chúa không thể đùa với sự chết, vì nó hoàn toàn trái nghịch với Ngài. Là sự sống và đến để đem lại sự sống, Chúa không thể muốn sự chết cho con người. Phép lạ cho ông Lagiarô sống lại làm chứng rằng Ngài có quyền ban sự sống. Không phải sự sống như đám đông bao quanh Ngài thầm nghĩ – sống một thời gian rồi chết – cũng không phải sống lại ngày tận thế mà thôi, như Matta tin tưởng, mà là sống ngay bây giờ và sống đời đời, như Ngài đã nói: “Ai nghe lời Tôi và tin vào Đấng đã sai Tôi thì được sống đời đời và khỏi bị xét xử, nhưng được từ cõi chết mà qua cõi sống” (Ga 5,24).

Vậy là có một sự sống khác. Có một sự sống thật. Sự sống ấy đã bắt đầu từ bí tích Rửa Tội và tiếp tục mãi đến đời đời. Sự sống thật này không mất đi khi con người chết, nhưng chỉ mất đi bởi tội lỗi (Ga 8,21). Tội lỗi mới là cái chết thật. Và ngược lại, cái mà chúng ta coi là sống chưa hẳn là sống. Chỉ khi nào sống bằng chính sự sống của Chúa thông ban cho, lúc đó mới là sống thật và bảo đảm sống đời đời ngan qua cái mà chúng ta gọi là chết.

Thánh Phaolô, trong bài đọc 2 hôm nay (Rm 8,8-11) đã nói đến tình trạng những người “sống mà như chết” và “chết mà vẫn sống” đó: “Ai sống theo xác thịt, tội lỗi, thì dù có sống cũng như chết; ngược lại, ai sống theo Thánh Thần thì dù có chết cũng vẫn sống; hơn nữa, một ngày kia, Đấng đã cho Đức Kitô phục sinh cũng sẽ cho thân xác của những kẻ sống theo Thánh Thần được sống lại”.

Thưa anh chị em,

Một người nhắm mắt xuôi tay từ giã cõi đời này được coi là chết. Nhưng nhiều người đang sống vẫn tự coi mình đã chết. Vì sống mà không có hy vọng, sống không tình thương, sống mà bị đời bạc đãi, phản bội, sống không ra con người, và nhất là sống trong tội ác. Sống như vậy, con người không cần đợi đến chết mới là chết. Chúng ta khóc thương người chết, nhưng biết đâu người sống lại chẳng đáng khóc thương hơn?

Bất cứ ai đã thoát khỏi tội lỗi và sống trong ân sủng thì đang sống trong sự sống đời đời rồi. Sự chết thể xác không làm gián đoạn được sự sống thân thiết với Thiên Chúa trong Nước Trời. Sự sống lại ngày tận thế, sự sống vinh quang đời sau đã bắt đầu ở hiện tại như cây trái đã bắt đầu trong hạt giống.

Từ Lời Chúa hôm nay, chúng ta mới có được một cái nhìn lạc quan hơn về thân phận con người chúng ta. Là tội nhận, là loài người phải chết, nhưng chúng ta đã được Con Thiên Chúa xuống thế làm người mạc khải tình yêu thương của Thiên Chúa cho chúng ta và Ngài đã thực hiện công việc cứu chuộc của Thiên Chúa giữa chúng ta và cho chúng ta. Cuối cùng, bằng chính cái chết và cuộc Phục Sinh của Ngài, Ngài đã giải thoát chúng ta khỏi chết đời đời và cho chúng ta được tham dự vào sự sống bất diệt của Thiên Chúa.

Như thế, đối với chúng ta, những người đã tin nhận Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, là Đấng Cứu Thế và đang cố gắng sống Lời Chúa dạy, thì sống hay chết, không thành vấn đề, mà chỉ có một thực tại duy nhất là sống, sống trong Chúa, sống cho Chúa, sống thuộc về Chúa. Cái chết chẳng qua chỉ là bước vượt qua từ đời sống trần gian đến đời sống vinh quang vĩnh hằng với Chúa Cha trên trời. Chính vì có sự liên tục giữa hai cuộc sống mà đời sống trần gian này mới có ý nghĩa và mới quan trọng, đòi hỏi mỗi người chúng ta phải sống làm sao cho cuộc sống trần gian này là khởi điểm, là bảo đảm, là dấu chứng cho cuộc sống mai sau.

Anh chị em thân mến,

Trước khi bước vào Tuần Thánh là đỉnh cao của mầu nhiệm Khổ Nạn Phục Sinh, Giáo Hội đọc bài Tin Mừng hôm này nhằm kêu gọi chúng ta tin vào Đấng là sự sống lại và là sự sống. Niềm tin ấy thắp sáng lên trong chúng ta một hy vọng mà trần gian này dù đen tối đến đâu cũng không thể nào dập tắt được. Đức tin không chuẩn chước cho chúng ta khỏi những tang chế đau thương, những chia ly mất mát hay sự sợ hãi khi đối diện với cái chết. Nhưng đức tin là chấp nhận hiểu và sống các biến cố hiện tại dưới ánh sáng của sự sống siêu việt mà Đức Giêsu Kitô, Đấng là nguồn cội sự sống đã loan báo.

“Tôi là sự sống lại và là sự sống. Ai tin Tôi sẽ không chết bao giờ”. “Matta, con có tin điều đó không?”, Chúa Giêsu hỏi. “Vâng, thưa Thầy, con tin”. Matta nói lên niềm tin của chị cũng là niềm xác tín của chúng ta: “Con tin Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống đã đến trong thế gian”.

Chớ gì khi tuyên xưng: “Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau”, trong kinh Tin Kính chúng ta sắp đọc, niềm tin ấy không chỉ được phát biểu cách máy móc ngoài môi miệng, nhưng sẽ trở nên sức mạnh giúp chúng ta đứng vững trước mọi đau khổ thử thách, ngay cả cái chết. Đồng thời niềm tin ấy thúc đẩy chúng ta đến với anh em, để góp phần mang lại sự sống dồi dào cho anh em.

Có một câu chuyện huyền thoại kể lại rằng: hàng năm bộ lạc kia phải hiến tế một người con gái cho thủy thần. Vị tộc trưởng của bộ lạc là một người rất yêu quý gia đình, có một người con gái duy nhất lại bắt trúng thăm phải làm vật hiến tế. Ông vô cùng đau khổ, nhưng không thể vi phạm tục lệ của bộ lạc được. Phải làm sao bây giờ khi ngày phận số đã gần đến và chính ông tộc trưởng cũng không thể nào chủ tọa nổi nghi thức hiến tế này. Những người có uy tín trong bộ lạc nghĩ rằng ông sẽ không đủ can đảm hoàn thành trách nhiệm của mình. Sau cùng, ngày đó đã đến, người ta đoán rằng hoặc là họ sẽ phải cử hành nghi thức hiến tế mà không có mặt của ông tộc trưởng, hoặc là truyền thống sẽ bị hủy bỏ. Họ đặt người con gái xinh đẹp của ông tộc trưởng vào một con thuyền nhỏ, rồi đẩy ra dòng sông. Khi con thuyền bồng bềnh trôi nổi trên dòng sông, với sự kinh ngạc, họ trông thấy một con thuyền khác ẩn nấp trong những bụi cây cũng từ từ trôi ra dòng sông. Và trong ánh sáng mập mờ, họ đã nhận ra người ngồi trong thuyền kia chính là ông tộc trưởng của họ, cha của cô gái. Ngay lập tức, cả hai chiếc thuyền bị cuốn hút mạnh mẽ vào dòng nước đang chảy xiết ra giữa sông. Cả hai cha con đã cùng rơi xuống con thác chung với nhau!

SUY NIỆM CHÚA NHẬT V MÙA CHAY-Năm A

 Lm. Anthony Trung Thành Bệnh tật, chết chóc là những nỗi khổ của con người. Nhưng có khi qua bệnh tật, chết chóc con người lại nhận được những bài học có giá trị cho cuộc sống. Chúng ta có thể thấy được điều này qua “sự cố” của ông Ladarô mà câu chuyện Tin Mừng hôm nay kể lại.

1. Bài học thứ nhất: Sự liên đới và quan tâm giúp đỡ Đó chính là tình liên đới giữa Đức Giêsu với ba chị em Martha, Maria và Ladarô: Xét về phạm vi tự nhiên, giữa Đức Giêsu và ba chị em của Martha có một mối tương quan tình bạn gần gũi, thân thiện và trong sạch. Hiện diện với nhau khi vui, có mặt với nhau khi buồn, đồng cảm với nhau trong mọi hoàn cảnh. Trong một xã hội mà con người dễ bị cám dỗ sống dửng dưng với nhau như hôm nay, thì tình liên đới tốt đẹp giữa Đức Giêsu với ba chị em nhà Martha là mẫu gương cho mỗi người chúng ta noi theo.

Đó là tình liên đới giữa các thành viên trong gia đình: Khi biết Ladarô bị bệnh, hai chị em Martha và Maria đã cho người nhắn tin cho Đức Giêsu: “Người Thầy yêu đau nặng” (Ga 11,3). Việc làm này thể hiện sự quan tâm của Martha, Maria đối với em là Ladarô. Trong cuộc sống, chúng ta cần có sự liên đới giúp đỡ nhau, nhất là giữa những người thân thuộc trong gia đình. Khi một ai đó trong gia đình bị bệnh, những thành viên khác cần quan tâm giúp đỡ, nhất là tìm thầy chạy thuốc, để người ốm đau được khám chữa bệnh một cách chu đáo hầu mong chóng khỏe lại.

2. Bài học thứ hai: Làm Sáng Danh Chúa

Trong bài Tin Mừng Chúa Nhật tuần trước, khi các môn đệ hỏi Đức Giêsu về trường hợp anh mù từ khi mới sinh. “Anh ta bị mù là do tội anh ta hay do tội của cha mẹ anh ta?” Đức Giêsu trả lời: “Không phải anh ta, cũng chẳng phải cha mẹ anh ta đã phạm tội. Nhưng sở dĩ như thế là để thiên hạ nhìn thấy công trình của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh” (Ga 9, 3). Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, khi Martha và Maria sai người đến báo tin cho Đức Giêsu biết “Người Thầy yêu đau nặng.” Đức Giêsu cũng trả lời rằng: “Bệnh này không đến nỗi chết, nhưng để làm sáng danh Thiên Chúa và do đó Con Thiên Chúa sẽ được vinh hiển” (Ga 11,4). Và sau đó, diễn biến của câu chuyện Tin Mừng thực sự đã làm sáng danh Thiên Chúa. Bởi vì, qua câu chuyện Tin mừng này niềm tin của các Tông đồ được cũng cố, chính Đức Giêsu đã nói: “Ladarô đã chết. Nhưng Thầy mừng cho các con, vì Thầy không có mặt ở đó để các con tin. Vậy chúng ta hãy đi đến nhà ông”(Ga 11,14). Không những niềm tin các Tông đồ được cũng cố mà niềm tin nơi các người hiện diện cũng được cũng cố. Chính Martha thưa với Đức Giêsu khi Ngài hỏi về niềm tin rằng: “Thưa Thầy, vâng, con đã tin Thầy là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống đã đến trong thế gian” (Ga 11, 27). Và nhiều người Do thái cũng đã tin vào Đức Giêsu khi chứng kiến phép lạ này (x. Ga 11,45).

3. Bài học thứ ba: Giúp mọi người hiện diện tin vào sự sống đời sau

Phép lạ Đức Giêsu cho ông Ladarô sống lại báo trước sự phục sinh của Ngài sau này, đồng thời hé mở cho chúng ta thấy viễn tượng sống lại trong ngày sau hết như chúng ta tuyên xưng trong Kinh Tin Kính “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại, tôi tin hằng sống vậy.”

Thật vậy, con người có hai sự sống: sự sống thể xác và sự sống linh hồn. Trong bài đọc II, Thánh Phaolô gọi là sự sống phần xác và sự sống theo Thần Khí. Cũng vậy, con người có hai cái chết: chết về phần xác và chết về phần linh hồn.

Đối với phần xác: Có ngày khai sinh, có ngày khai tử. Không ai sống mãi ở trên cõi đời này. Người trẻ cũng chết. Người già cũng chết. Người giàu cũng chết. Người nghèo cũng chết. Người có quyền cao chức trọng cũng chết. Người thường dân cũng chết. Ladarô trước khi được Đức Giêsu cho sống lại cũng đã chết 4 ngày và chắc chắn sau đó ông cũng phải chết. Đức Giêsu vì mang bản tính con người cho nên Ngài cũng chết. Nhưng đức tin kitô giáo dạy chúng ta “xác loài người ngày sau sẽ sống lại.”

Ngoài phần xác, con người còn có phần linh hồn. Linh hồn nhận được sự sống của Thiên Chúa khi lãnh nhận Bí tích Rửa Tội. Linh hồn được nuôi dưỡng nhờ Bí tích Thêm sức, Giao Hòa, Thánh Thể, Xức dầu… Sự sống linh hồn sẽ được kéo dài vĩnh viễn bên Chúa khi con người chết trong ơn nghĩa Chúa. Chúng ta gọi là chết lành. Đó là trường hợp của ông Ladarô trong “dụ ngôn nhà phú hộ và ông Ladarô” (x. Lc 16,19-31), đó là tình trạng của năm cô khôn ngoan trong “dụ ngôn mười trinh nữ” (x. Mt 25,1-13), đó là tình trạng của những người đứng bên hữu Đức Giêsu trong ngày phán xét (x. Mt 25, 31.46). Đó là tình trạng của các thánh trên Thiên đàng. Chính Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã nói: “Nếu một mai bạn thấy tôi nằm chết, bạn đừng buồn, vì chính Cha chung của chúng ta là Thiên Chúa đã đến đón tôi đi, đơn giản vậy thôi.”

Nhưng sự sống linh hồn cũng có thể bị chết do tội lỗi. Khi con người cố tình phạm tội trọng thì coi như linh hồn đã chết. Nếu tình trạng đó kéo dài sau khi chết cả phần xác thì sẽ lâm vào tình trạng chết đời đời. Chúng ta gọi là chết dữ. Đó là tình trạng của nhà phú hộ trong “dụ ngôn người phú hộ và ông Ladarô,” năm cô trinh nữ khờ dại trong “dụ ngôn mười trinh nữ” và những người đứng bên tả Đức Giêsu trong ngày cánh chung.

Tóm lại, sự cố của ông Ladarô là cơ hội để con người thể hiện sự quan tâm và tình liên đới với nhau. Đặc biệt đây là dịp để làm sáng danh Chúa và củng cố niềm tin vào sự sống đời đời của chúng ta.

Lạy Chúa, chúng con cám tạ Chúa đã cho chúng con có đức tin, nhất là đức tin về sự sống đời sau. Xin cho mỗi người chúng con không chỉ tuyên xưng niềm tin mà còn thể hiện niềm tin đó trong cuộc sống để ngày sau chúng con được sống mãi với Chúa trên Thiên Đàng. Amen.

CHÚA KITÔ LÀ SỰ SỐNG LẠI VÀ LÀ SỰ SỐNG

Lm Anton Nguyễn Văn Độ

Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật V Mùa Chay – năm A

(Ga 11, 1-45)

Với Chúa nhật của Niềm Vui (Lætare) vừa qua, màu hồng Phụng Vụ của Giáo hội là màu của bình minh, hé mở ánh sáng huy hoàng của Đại Lễ Phục Sinh sắp tới. Dù còn hai tuần nữa, nhưng niềm vui ấy đã ló rạng trong các bài đọc Chúa nhật hôm nay, tuy không nói về sự sống lại của Chúa Giêsu vì đó là điều tất yếu, nhưng nói về sự phục sinh của chúng ta, chính Chúa Kitô ban cho chúng ta : trỗi dậy từ trong cõi chết.

Phục sinh Lagiarô báo trước cái chết của Chúa Giêsu

Sự kiện Lagiarô sống lại như một bi kịch giữa Sự Sống và Sự Chết, giữa Đấng được Chúa Cha sai đến là Đức Giêsu Kitô, Chúa của Sự Sống, và thủ lãnh sự chết tiềm ẩn nơi : bệnh tật, cái chết của Lagiarô, cũng như các âm mưu chống lại Chúa Giêsu.

Ngay từ đầu, Chúa Giêsu cho thấy những thử thách về bệnh tật của bạn mình, cũng như cái được cái mất trong cuộc thương khó của Ngài : “Bệnh này không đến nỗi chết, nhưng để làm sáng danh Thiên Chúa ” (Ga 11, 4). Chúa Giêsu biết rõ, Lagiarô chết và việc của Ngài nên nói với các môn đệ : “Lagiarô đã chết” ( Ga 11, 14). Nhưng Ngài sẽ cho sống lại, vì “sáng danh Thiên Chúa” ( Ga 11, 4).

Đây là phép lạ thứ bẩy và cuối cùng thu hút sự chú ý nhất của dân chúng vào Chúa Giêsu trước khi Ngài bị bắt. Khi loan báo cho các môn đệ biết về ý muốn trở lại Giuđêa của Chúa Giêsu để gặp Lagiarô đã chết, các ông hết sức ngạc nhiên và lo lắng nên nói: “Thưa Thầy, mới đây người Do thái tìm ném đá Thầy, mà Thầy lại trở về đó ư ? “(Ga 11, 8). Quả thật, các nhà lãnh đạo Do thái đã để mất Chúa Giêsu vào dịp này: “Bởi vậy từ ngày đó, họ quyết định giết Người” (Ga 11, 53 ). Nhưng phản ứng của Chúa Giêsu là: “Lagiarô đã chết, chúng ta hãy đi với anh ta” (Ga 11, 15), Ngài sẽ đánh bại sự chết, cứu con người khỏi chết và ban cho sự sống.

Niềm hy vọng của chúng ta

Trọng tâm của Tin Mừng hôm nay là câu : “Ta là sự sống và là sự sống, ai tin Ta, dầu có chết cũng sẽ được sống. Và kẻ nào sống mà tin Ta, sẽ không chết bao giờ” (Ga 11, 25-26). Nếu chúng ta đặt niềm tin vào Chúa Giêsu, Chúa Cha “Đấng đặt Thánh Thần của Ngài trong chúng ta, và chúng ta đang sống” sự sống của Người (Ez 1, 13) thì chúng ta sẽ được Thiên Chúa cho sống lại ngày sau hết.

Chúa cho Lagiarô sống lại như Ngài đã làm cho con gái ông Giairô, con trai của bà góa thành Naim trở lại sự sống tự nhiên lần thứ hai trong một thời gian ngắn. Trái lại, “Ðức Kitô sống lại từ cõi chết, không còn chết nữa, sự chết không còn bá chủ được Ngài nữa” (Rm 6, 9) vì Ngài sống sự sống của Thánh Thần Thiên Chúa. Nhưng “nếu Thánh Thần của Đấng đã làm cho Đức Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại ở trong anh em, thì Đấng đã làm cho Đức Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại cũng cho xác phàm hay chết của anh em được sống, nhờ Thánh Thần Người ngự trong anh em” (Rm 8,11). Sao chúng ta không thể hy vọng được.

Phần lớn chúng ta mong đợi trở lại cuộc sống tự nhiên. Chắc chắn chúng ta sẽ chết, bởi vì “thân xác chúng ta đã chết vì tội lỗi” (Rm 8, 10) nhưng “nếu Đức Kitô ở trong chúng ta” và chúng ta ở trong Ngài với đức tin sống động, thì linh hồn chúng ta sẽ sống bằng sự sống của Thiên Chúa và được tham dự vào sự bất tử của Ngài. Hơn nữa: chúng ta tin vào phép rửa “Vậy nhờ thanh tẩy, ta đã được mai táng làm một với Ngài trong sự chết, ngõ hầu như Ðức Kitô, nhờ bởi vinh quang của Cha, mà được sống lại từ cõi chết, thì cả ta nữa, ta cũng bước đi trong đời sống mới“. (Rm 6, 4).

Thật là đại tin mừng: “Nơi Ngài là sự Sống, và sự Sống là sự Sáng cho nhân loại.  Và sự sáng rạng trong tối tăm, và tối tăm đã không tiêu diệt được sự sáng” ( Ga 1, 4-5). Nếu như tác giả Tin Mừng đã hai lần thuật lại điều Martha và Maria than với Chúa về đau khổ của hai bà: “Thưa Thầy, nếu Thầy có mặt ở đây thì em con không chết“,  há không phải muốn nhấn mạnh rằng, từ nay, tiếng khóc không còn nữa đó sao? Chúa Giêsu thổn thức và xúc động. Người hỏi: “Đã an táng Lagiarô ở đâu?” Nước mắt Chúa như mưa, Lagiarô như hạt giống, và ngôi mộ như một thửa đất. Chúa Giêsu hô lớn tiếng, tiếng Ngài làm cho sự chết run sợ, Lagiarô đã bung lên như hạt giống, anh bước ra khỏi mồ và tôn thờ Đấng đã cho anh sống lại.

Mãnh lực của sự chết đã thống trị Lagiarô bốn ngày. Chúa Giêsu đã đánh bại sự chết ngày thứ ba, đúng như lời Ngài đã hứa rằng, Ngài sẽ sống lại ngày thứ ba sau khi chết (x. Mt 16, 21).

Hãy đẩy tảng đá ra” (11, 39). Cái gì vậy, Đấng đã làm cho kẻ chết sống lại, nay không thể mở cửa mồ hay phán một lời để di chuyển tảng đá đóng cửa mồ hay sao ? Chắc chắn, Ngài có thế khiến tảng đá lăn ra khỏi mồ bằng lời Ngài phán, khi Ngài bị treo trên thập giá, Ngài đã từng chẻ đôi tảng đá và mở tung các cửa mồ (Mt 27,51-52 ).

Hãy cởi ra cho anh ấy đi“(11, 44).  Chúa bảo người chung quanh cởi cho anh để họ nhận ra chính anh là người họ đã bọc vào trong khăn an táng, thân xác đã phân hủy, nay sống lại nhờ quyền năng Chúa.

Hình ảnh báo trước và là lời hứa phục sinh cho các dự tòng

Là người thật, Ðức Kitô đã khóc Lagiarô, bạn hữu Người; là Thiên Chúa hằng sống, Người đã truyền cho Lagiarô sống lại ra khỏi mồ. (Kinh Tiền Tụng ). Hôm nay Chúa cũng tuyên bố: “Ta là sự sống lại và là sự sống” và hỏi “Con có tin điều đó không?” Cùng với Martha chị của Lagiarô các anh chị em dự tòng thưa: “Thưa Thầy, vâng, con đã tin Thầy là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống đã đến trong thế gian” (Ga 11,). Chúa phục sinh Lagiarô là hình ảnh báo trước sự phục sinh cho các dự tòng là những người mong đợi trong Đêm Vọng Phục Sinh. Khi dìm mình trong nước nước Rửa tội, người dự tòng được giải thoát khỏi sự chết và sống lại với Chúa Kitô. Sự sống lại này, như lời tiên tri Êgiêkiêl : Ta sẽ mở cửa mồ cho các người, Ta sẽ kéo các người ra khỏi mồ (Ez 37, 12-14). “Ta đặt thần khí ta vào tâm hồn anh em (Ez 37, 6): nhờ Phép Rửa tội, Thần Khí Đức Kitô ngự vào trong chúng ta (Rm 8, 8-11), Thần Khí kết hợp người chịu phép rửa trong tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con ; khi đón nhận, chúng ta được tham dự vào tình yêu này của Ba Ngôi Thiên Chúa. Amen.

SUY TƯ TIN MỪNG

Mai Tá lược dịch

Trong tuần thứ 5 mùa Chay năm A 02/4/2017

 

Tin Mừng: (Ga 11: 3-7,17.20-27.33b-45)

Hồi đó, hai cô cho người đến nói với Đức Giêsu: “Thưa Thầy, người Thầy thương mến đang bị đau nặng.” Nghe vậy, Đức Giêsu bảo: “Bệnh này không đến nỗi chết đâu, nhưng là dịp để bày tỏ vinh quang của Thiên Chúa: qua cơn bệnh này, Con Thiên Chúa được tôn vinh.”

Đức Giêsu quý mến cô Mácta, cùng hai người em là cô Maria và anh Ladarô.

Tuy nhiên, sau khi được tin anh La-da-rô lâm bệnh, Người còn lưu lại thêm hai ngày tại nơi đang ở. Rồi sau đó, Người nói với các môn đệ: “Nào chúng ta cùng trở lại miền Giuđê! ”

Khi đến nơi, Đức Giêsu thấy anh Ladarô đã chôn trong mồ được bốn ngày rồi.

Vừa được tin Đức Giêsu đến, cô Mácta liền ra đón Người. Còn cô Maria thì ngồi ở nhà. Cô Mácta nói với Đức Giêsu: “Thưa Thầy, nếu có Thầy ở đây, em con đã không chết. Nhưng bây giờ con biết: Bất cứ điều gì Thầy xin cùng Thiên Chúa, Người cũng sẽ ban cho Thầy.” Đức Giêsu nói: “Em chị sẽ sống lại!” Cô Mácta thưa: “Con biết em con sẽ sống lại, khi kẻ chết sống lại trong ngày sau hết.” Đức Giêsu liền phán: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết. Chị có tin thế không?” Cô Mácta đáp: “Thưa Thầy, có. Con vẫn tin Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến thế gian.”

Đức Giêsu thổn thức trong lòng và xao xuyến. Người hỏi:”Các người để xác anh ấy ở đâu?” Họ trả lời: “Thưa Thầy, mời Thầy đến mà xem.” Đức Giêsu liền khóc.36 Người Do-thái mới nói: “Kìa xem! Ông ta thương anh Ladarô biết mấy!” Có vài người trong nhóm họ nói: “Ông ta đã mở mắt cho người mù, lại không thể làm cho anh ấy khỏi chết ư?” Đức Giêsu lại thổn thức trong lòng. Người đi tới mộ. Ngôi mộ đó là một cái hang có phiến đá đậy lại. Đức Giêsu nói: “Đem phiến đá này đi.” Cô Mácta là chị người chết liền nói: “Thưa Thầy, nặng mùi rồi, vì em con ở trong mồ đã được bốn ngày.” Đức Giêsu bảo: “Nào Thầy đã chẳng nói với chị rằng nếu chị tin, chị sẽ được thấy vinh quang của Thiên Chúa sao?” Rồi người ta đem phiến đá đi. Đức Giê-su ngước mắt lên và nói: “Lạy Cha, con cảm tạ Cha, vì Cha đã nhậm lời con. Phần con, con biết Cha hằng nhậm lời con, nhưng vì dân chúng đứng quanh đây, nên con đã nói để họ tin là Cha đã sai con.” Nói xong, Người kêu lớn tiếng: “Anh Ladarô, hãy ra khỏi mồ!” Người chết liền ra, chân tay còn quấn vải, và mặt còn phủ khăn. Đức Giêsu bảo: “Cởi khăn và vải cho anh ấy, rồi để anh ấy đi.”

Trong số những người Do-thái đến thăm cô Maria và được chứng kiến việc Đức Giêsu làm, có nhiều kẻ đã tin vào Người.

Đẹp lắm, trên đường những vấn vương

Chao ôi! Thiên lí một con đường.”

(dẫn từ thơ Lưu Trọng Lư)

Bởi vấn vương, nên đời người vẫn là con đường của thiên lý. Của, những vấn vương, thương tình bầu bạn rải khắp nhân gian, như trình thuật nay còn nói.

Trình thuật, nay thánh Gioan lại nói đến tình bạn, Chúa vấn vương nhiều tình thương. Lòng Chúa xót thương, vấn vương tình người bạn vừa mới còn đó nay khuất bóng đi vào chốn ngủ vùi, khiến Ngài phải ra tay chữa chạy. Nhưng thiên lý đời người vẫn phải đương đầu với nỗi chết, theo cung cách khác biệt. Khác biệt ở chỗ: người có kinh nghiệm về chết chóc lại đã đặt cuộc đời mình vào niềm tin vô bờ bến. Nhờ có tin, con người mới thấy được chân lý của sự sống đang đi dần vào chốn ngủ vùi rất miên viễn. Nhờ niềm tin, người người mới hiểu được nhiệm tích vượt qua là để sống lại. Sống, bằng một hành trình băng qua thế giới khác. Hành trình đó, là cởi bỏ những lớp vỏ bọc bên ngoài để rồi người người dám đón nhận nỗi chết đang trờ tới.

Không kể về yếu tố siêu nhiên, đạo giáo, người người sẽ nhận ra nỗi chết chính là con đường thiên lý rất tự nhiên buộc Lazarô khi xưa và nay là mọi người phải đi qua. Tựa như hạt cải có rơi xuống đất và chết mục, nó mới đạt được hành trình tiến triển để vươn thành cây cải cao lớn. Cứ sự thường, con người vẫn có khuynh hướng chối bỏ khiá cạnh bình thường/tự nhiên con đường thiên lý vốn dẫn tới nỗi chết dần mòn, ở con người.

Thiên Chúa ban cho mỗi người quà tặng quý giá là chính sự sống, để ta tôn trọng. Khi tặng ban, Ngài cũng kèm theo đó một hệ thống biến cải để hoàn thiện sự sống của mỗi người bằng việc chết dần mòn như một tiến trình tăng trưởng cần có, ở mọi loài. Quà Chúa ban, Ngài không chỉ ban tặng cho cá nhân riêng một ai để rồi mỗi người cứ khư khư giữ nó suốt đời mình. Quà Ngài ban, là ban tặng cả và trời đất vũ trụ, theo qui cách rất tự nhiên, thực tiễn. Quà Ngài ban, đã hiện tỏ cả vào lúc trước khi ta lọt lòng mẹ. Và, nơi quà tặng bình thường/tự nhiên ấy, luôn có qui luật của sự chết dần mòn ngõ hầu sẽ còn diễn tiến suốt đường thiên lý, của cuộc đời.

Là hữu thể sống, con người không mặc lấy cho mình qui trình khép kín, tự thấy mình đầy đủ, nhưng vẫn là qui trình mở để sống với hệ thống mở rộng khác còn lớn nhiều, là thiên nhiên. Chính vì thế mỗi cá nhân riêng lẻ tự thấy không thể tập trung mọi sự, kể cả sự sống, cho riêng mình. Tức, có sống là phải có chết. Ít ra, là chết dần mòn. Bởi, mỗi cá nhân là thành phần của cộng đồng vũ trụ, trong đó sự chết là chuyện bình thường, rất tự nhiên. Cá nhân con người không thể chối từ tính bình thường/tự nhiên của sự chết. Chí ít, là chết dần mòn.

Ở tuần thánh, tín hữu Đức Kitô thường suy tư cùng một kiểu như thế khi nghĩ về cái chết của Đức Giêsu. Đó là thói quen cho rằng: chắc vì sự cố nào đó xảy đến khiến Chúa mới bị bắt và bị bách hại cho đến chết, đến dần mòn. Có người còn nghĩ: Chúa chết là do bọn xấu tra tay làm chuyện tày trời để Ngài phải tức tưởi đi vào chốn ngủ vùi. Và, họ coi cái chết của Chúa là do lỗi tội của con người mà ra. Thực tình, ít ai hiểu được tính bình thường/tự nhiên của con đường “thiên lý” những chết dần Chúa chấp nhận. Ngài chấp nhận, để thực hiện ý Cha khi Cha muốn tạo dựng sự sống cho muôn loài.

Chúa chấp nhận liệt mình vào với những người bé nhỏ, rất dễ chết. Thực sự, Chúa chấp nhận đường thiên-lý-những-chết-dần chẳng vì bọn xấu dám ra tay trừ khử Ngài, cho bằng Ngài không muốn thay mặt loài người sửa đổi luật bình thường/tự nhiên mà Cha Ngài tạo ra. Ngài chết dần, là vì yêu thương con người. Ngài muốn trở thành giống hệt người phàm. Nhất quyết không rút lui khi thấy có khó khăn, bực bõ, chết chóc. Và, bằng vào việc chấp nhận đường-thiên-lý-rất-chết-dần như con người, Ngài mới tỏ cho mọi người thấy Ngài yêu thương họ biết chừng nào.

Ốm đau tật bệnh, cũng như thế. Bệnh là khủng hoảng cá nhân. Tật, là ngõ bí khó tránh thoát. Khi mắc phải tật/bệnh, ta không còn thấy mình là mình nữa, nhưng đã mất đi cái ‘mình’ ấy và cứ hy vọng sẽ đạt trở lại tính chất ‘riêng tây’ của cái “mình” ấy. Có thể đạt được hoặc không thì vẫn là chuyện bình thường, tự nhiên.

Người mắc phải tật/bệnh sẽ cảm thấy may mắn nếu có ai ở cạnh, không nói ra, những vẫn gửi cho mình thông điệp nào đó để nói rằng: sự việc xảy ra như thế là chuyện bình thường, dễ hiểu. Kinh nghiệm thương đau là cái gì có thật, ai cũng biết. Chẳng riêng gì chỉ mình thôi. Đến khi bạn bè hỏi han/thăm viếng mới vỡ lẽ ra rằng thông điệp của đường thiên-lý-rất-chết-dần được đón nhận rất thông suốt. Cũng chẳng có gì phải sợ. Chẳng sợ đau đớn, cô đơn cho đến chết.

Điều người bệnh cần, không phải ai cũng có thể tâm tình, dù riêng tư. Cũng chẳng do người chạy chữa đưa ra lý lẽ để “giải thích” về căn bệnh. Nhưng, chỉ cần người khẳng định: đó là tiến trình rất bình thường/tự nhiên của trời đất. Đã là người, ai ai cũng đều phải ngang qua con đường thiên-lý-chết-dần ấy.

Nhà thương, thường là nơi người người tìm đến giải pháp kỹ thuật y-tế cho mọi trường hợp tật bệnh. Nơi đó còn là cơ ngơi để giúp những người đang còn yếu hiểu được qui luật như thế. Nhuốm bệnh, là tình trạng không thể sống sót mà không có người giúp đỡ. Là, chết dần chết mòn suốt đoạn đường thiên lý, rất trớ trêu. Nhà thương, còn là nơi có người thương yêu chăm nom săn sóc cho người đau yếu thấy dễ chịu. Chăm nom săn sóc từ cái ăn thức uống, rất vệ sinh. Là nơi, để người đau yếu kềm chế cơn đau. Nơi, để người còn khoẻ chăm sóc liên tục, rất đặc biệt. Nơi, bảo đảm kỹ thuật nay an toàn.

Với tật bệnh, tuy vẫn cần giải pháp kỹ thuật để chữa chạy. Nhưng với con đường thiên-lý-rất-chết-dần, thì vô phương. Và, khi ấy quyết định có nên đưa người đau yếu vào nhà (để) thương hoặc viện (để) dưỡng lão hay không, lại là quyết định của người khoẻ, chứ không phải người đau yếu, tật bệnh. Người đau và yếu khi ấy đã mất đi khả năng kiểm-soát các quyết-định như thế. Và, bên dưới sự việc, thì chính thiên nhiên là kẻ trợ đắc tiến trình bình thường/tự nhiên, “thiên lý” ấy.

Người đau yếu đang rơi vào tiến trình rất “thiên-lý-chết-dần” tại nhà, hoặc ở nhà thương, là người đang thực hiện một sự việc bình thường/tự nhiên rất chết dần. Họ muốn được đối xử như sự việc bình thường. Và, họ vẫn muốn làm thành phần trái đất và không muốn để mất tiêu chuẩn hoặc bị đào thải khỏi chốn miền đầy yêu thương ấy. Họ không chối bỏ sự thật. Cũng chẳng muốn bạn bè quên đi sự việc là họ đang trên đường thiên-lý-rất-chết-dần. Và không muốn ai làm ầm ỹ. Nói tóm, họ là người bình thường muốn được bình tĩnh khi cái chết chợt đến, như chuyện bình thường/tự nhiên, trong đời.

Ta đang đi vào tuần thánh là tuần để suy tư về sự chết dần của Đức Chúa-làm-người. Phúc Âm trình bày việc Chúa đi vào cái chết là về lại cùng Cha. Ngài về lại, sau khi hoàn tất sứ vụ của Ngài ở nơi này. Nơi, con đường thiên-lý-có sự chết, trên trái đất. Và, ý tưởng của thánh Gioan hôm nay nói về tính bình thường/tự nhiên của sự chết Chúa chấp nhận. Điều đó áp dụng cho ta, cho người thân của ta nữa.

Tác giả Sarah Coakley có lần từng viết: “Đã có e ngại thời hiện đại lôi cuốn nhiều người hiểu rằng: chết dần mòn, sự tắt lịm của ‘lịch trình tiến hoá’ chính là điều tệ hại nhất xảy đến với mọi người, và mọi sự. Nếu là tôi, tôi sẽ biện luận rằng… cơn hấp hối sâu xa nhất của Đức Chúa là sự mất mát phí phạm thấy rõ trong tạo dựng của Thiên Chúa sẽ được đo lường bằng lời loan báo của Chúa Thánh Linh về một hy vọng sống lại.” (x. Harvard Divinity Bulletin, 2002)

Xem như thế, có chết “bất đắc kỳ tử” hoặc chết dần mòn, thì sự chết vẫn là để loan báo sự sống lại rất tự nhiên như qui luật bình thường của sự sống.

Với tư thế hướng về sự sống lại ngay khi chết, ta cũng nên về với lời thơ trên mà ngẫm nghĩ:

“Đẹp lắm! Trên đời những vấn vương,

Chao ơi! Thiên lí một con đường

Đi trong trời đất từ duyên ấy

Sớm tối không rời một chữ thương.” (Lưu Trọng Lư – Đi Giữa Vườn Nhân)

Cũng một chữ “thương” ấy, giải quyết hết mọi chuyện rất bình thường. Chuyện sống, chuyện chết và sống lại của Đức Chúa và con người trong trời đất thân thương. Bình thường. Tự nhiên.

Lm Kevin O’Shea CSsR biên-soạn –

Mai Tá lược dịch.

CHUYỆN PHIỆM ĐỌC TRONG TUẦN THỨ 5 MÙA CHAY

năm A 02/4/2017 -Trần ngọc mười hai

 

“Giòng đời trôi, bao tháng năm qua rồi,”

Chuyện buồn chuyện vui, cho tôi mãi mong chờ.

Lòng chờ mong không biết đến bao giờ được gặp Giêsu.

Maranatha! Maranatha!

Lòng chờ mong không biết đến bao giờ

được gặp Giêsu.”

(Nhạc: Maranatha – Lời: Lm Vũ Khởi Phụng DCCT – Mong Chờ Giêsu)

 

(Amos 4: 12 / Mt 8: 34)

 

Trên đây, là lời ca vãn có những yêu cầu kéo dài mãi đến vô cùng vô tận. Yêu cầu, là nỗi niềm mong mỏi “được gặp Giêsu”, đồng thời được gần cận mãi với tạo cho bạn bè/người thân, trong cuộc đời. Đó là trải-nghiệm có được khi nghe người anh em đồng môn đọc lời bạt do chính anh viết ở dĩa nhựa Chuyện Phiếm Đạo Đời số 8, trên “Sound Cloud”..

Và dưới đây, lại thêm một cảm-nhận chân-tình của người anh em khác cùng Dòng gửi đến bạn bè đồng song sau chuyến ra đi của thân mẫu, vừa xảy đến:

Quí anh chị rất mến thương,

Không có ngôn-từ nào có thể diễn tả đươc tấm lòng của gia đình trước nghĩa-cử thật yêu thương mà quí anh chị đã dành cho gia đình trong dịp tang lễ của mẹ vừa qua. Xin anh chị em nhận nơi đây lòng biết ơn thật sâu xa của bần đệ và gia quyến.

Lời cầu nguyện của anh chị em trong các Thánh lễ, nhất là những tâm tình chia sẻ trong giờ cầu nguyện tại nhà quàn đã nhắc cho bần đệ, các em và các cháu trong tang quyến được phép ngẩng đầu lên mà hãnh diện về mẹ. Và đây cũng là nguồn động-lực giúp gia đình từ từ vượt qua nỗi đau thương để đón nhận.

Xin anh chị em đã thương thì thương cho trót bằng cách là tiếp tục cầu nguyện với, cùng và cho linh hồn Anna.

Thân ái trong Chúa Cứu Thế.

(trích điện thư của Lm Mai Văn Thịnh, CSsR gửi anh em trong gia đình An-Phong qua anh Mai Tá lá thư đề ngày 04/3/2017)

“Vượt qua nỗi đau thương để đón-nhận..”, chính đó là ý-nghĩa và mục tiêu mà mọi người trong Đạo đều nhắm đến. Lời ca cảm-nhận hay câu vãn có yêu cầu, vẫn là những lời tụng ca đầy ý-nghĩa như còn thấy ở nhiều chỗ khác, có bài hát rất như sau:

“Giòng đời trôi theo nắng sớm mưa chiều.

Tìm gần tìm xa, nghe như vẫn tiêu điều.

Rồi ngày nao tôi sẽ yêu thương nhiều vì gặp Giêsu.

Maranatha! Maranatha!

Rồi ngày nao tôi sẽ yêu thương nhiều vì gặp Giêsu.

Cuộc trần ai đưa nát tan cho đời.

Người người biệt ly, bao sông núi chia lìa.

Rồi ngày nao từ bốn phương quay về gặp được Giêsu.

Maranatha! Maranatha!

Rồi ngày nao từ bốn phương quay về gặp được Giêsu.

Người ở đâu mang mác bốn phương trời.

ngàn trời mây, muôn hoa lá mong người.

Và hằng đêm tôi vẫn khêu ngọn đèn đợi chờ Giêsu.

Maranatha! Maranatha!

Và hằng đêm tôi vẫn khêu ngọn đèn đợi chờ Giêsu.”

(Nhạc: Maranatha – Lời: MONG CHỜ GIÊSU bđd)

“Rồi ngày nao tôi sẽ yêu thương nhiều vì gặp Giêsu”, đó còn là mục-tiêu mà mọi người “cần vượt qua để đón nhận”. Đón và nhận, sự-kiện “gặp Giêsu” nơi những người đang sống quanh mình vào mọi lúc. Không chỉ vào lúc cùng ta quây quần bên người thân thuộc vừa quá vãng mà thôi, nhưng còn là và phải là mọi lúc, trong đời người.

Và, “ngày nao tôi sẽ yêu thương nhiều vì được gặp Giêsu.” Ôi! Đây chính là ý-nghĩa của cuộc sống vào dạo trước và cả vào thời mai hậu, như lời khẳng định của thần-học-gia tên tuổi là Edward Schillebeeckx từng nói đến như sau:

“Bản thân con người phàm-trần bao giờ cũng mang tính-chất sử-học, đưa vào lịch-sử để làm nên lịch-sử. Vì thế nên, hành trình mà con người còn rong ruổi lại chính là hành-trình được thiết-lập với Thiên-Chúa. Bởi lẽ, con người là tạo-vật do Thiên-Chúa thiết-dựng. Nhưng, có thể đó cũng là hành-trình không có Chúa đi cùng hoặc vào thời-điểm con người cứ mải kình-chống Thiên-Chúa nữa.

Con người là hữu-thể phàm-tục có chất sử luôn sống trong tương-quan với Thiên-Chúa vĩnh-cửu. Tương-quan đây, là hành-trình rong ruổi được thể-hiện giữa bản-thể con người với Thiên-Chúa vĩnh-cửu đã dấy lên vấn-đề cánh-chung-luận. Bởi lẽ, cuộc sống con người là sự sống phụ thuộc vào thứ gì có khởi-đầu và kết-đoạn hẳn-hoi.

Vậy nên hỏi rằng: con người có thể tồn-tại mãi không? Ta thấy những gì được thêm vào đây? Có chăng sự sống sau khi chết? Có chăng thiên-đàng dành cho những người làm điều tốt lành? Có chăng luyện-ngục là nơi chốn dành cho những người luôn làm việc gian-ác?

Vấn-đề này được lịch-sử đặt ra cho con người phàm-trần. Cánh-chung-luận là câu đáp trả của Đạo Chúa với những câu hỏi đại-loại như thế. Sự sống vĩnh-cửu không là thứ gì dính-liền với bản-chất của hữu-thể hạn hẹp và bất ngờ. Cả ở trường hợp bản-thể người có linh-hồn thiêng-liêng, ta cũng không thể nào bảo là: tính-chất thần-thiêng nơi linh-hồn con người lại là nền-tảng của sự sống sau khi chết…” (X. Lm Edward Schillebeeckx, I Am a Happy Theologian, SCM Press Ltd 1994, tr. 63)

 Rõ ràng là, thần-học-gia Schillebeeckx những muốn chứng-tỏ trong cuốn “Tôi là nhà thần-học phúc-hạnh” vốn dĩ bảo rằng: sự sống và nỗi chết của con người vẫn cứ là trạng-huống của hữu-thể hạn-hẹp, chứ không là khúc/đoạn của không gian và thời, bao giờ hết.

Bản thể “người” luôn ưu-tư/quan-ngại về những hạn-chế của không-gian và thời-gian, nên mới sáng-tạo ra các phạm-trù đầy ấm-ức bằng các cụm-từ như: thiên đàng, luyện-ngục, trần-gian hoặc chốn vĩnh-hằng.

Thế nhưng, thực sự thì các phạm-trù đó có ý-nghĩa gì đáng để ta lưu-tâm, bàn-thảo hay không? Đáp trả bằng những quan-niệm vững chãi, lại xin mời bạn và mời tôi, ta tiếp-tục đi vào giòng chảy đầy phân-tích của thần-học-gia tên tuổi ở trên, đã xác định bằng những ý-tưởng sau đây:

“Thiên-đàng và hoả-ngục là những sự, những việc có thể xảy đến với con người. Tôi thường biện-bạch rằng: ta luôn có tính-chất rất đối-xứng giữa ý-niệm về thiên-đàng và quan-niệm về hoả-ngục: cả hai đều không thể đặt chung vào cùng lãnh-vực được. Giả như nền-tảng của sự sống sót là tương-quan sống động như thế với Thiên-Chúa, tôi vẫn tự hỏi xem những gì xảy đến khi tương-quan với Thiên-Chúa không sống-động cách nào hết, nghĩa là: khi người nào đó làm chuyện gian ác cố ý đến cùng tột.

Ta không thể biết được là có hay không những người làm điều gian-ác theo cung-cách nhất-định, bác-bỏ mọi ân-huệ Chúa tha thứ cho họ, nữa. Và, đây chỉ là giả-thuyết bảo rằng: nếu trên đời này lại có những người không có tương-quan thần-thánh với Thiên-Chúa, thì những người như thế sẽ không có nền-tảng về sự sống vĩnh-cửu.

Và, hoả-ngục là kết-đoạn cho những ai làm điều gian ác theo cung-cách nhất-định, thì cái chết thể xác và kết đoạn cuộc đời nơi họ sẽ là điều tuyệt-đối. Thành thử, từ một quan-điểm cánh-chung-luận, ta nói được là chỉ có thiên-đàng mà thôi.” (X. Lm Edward Schillebeeckx, I Am a Happy Theologian, SCM Press Ltd 1994, tr. 64)

Nếu thế thì, các phạm-trù ở trên được sáng-chế là để đề-nghị ta và mọi người hãy cùng nhau nghe lại khẳng-định làm nền nơi ca-từ đã trích có những lời vang vọng mãi:

“Giòng đời trôi, bao tháng năm qua rồi,”

Chuyện buồn chuyện vui, cho tôi mãi mong chờ.

Lòng chờ mong không biết đến bao giờ được gặp Giêsu.

Maranatha! Maranatha!

Lòng chờ mong không biết đến bao giờ

được gặp Giêsu.”

(Maranatha – Vũ Khởi Phụng DCCT – bđd)

Nếu thế thì, trọng-tâm cuộc sống hay nỗi chết vẫn cứ là “đợi chờ để được gặp Giêsu”, một khẳng-định được tác-giả Marcus J. Borg lại cũng quả-quyết như sau:

“Tất cả mọi người chúng ta, trước đây đều đã gặp gỡ Đức Giêsu. Phần đông chúng ta gặp Ngài hồi còn thơ ấu. Điều này, hà tất là chuyện có thật, đối với những ai được nuôi dưỡng trong lòng Giáo-hội và nhất là những người lớn lên ở vùng trời có nền văn-hoá Tây phương. Ở đó, mọi người đều có cùng một ấn-tượng về Đức Giêsu, theo cách nào đó như ảnh-hình về Ngài tuy lu-mờ nhưng rất đặc-biệt.

Với nhiều người, ảnh-hình về Đức Giêsu mà họ có từ thời ấu-thơ, vẫn hoàn-hình cả vào lúc trưởng-thành. Với người khác, ảnh-hình này được giữ gìn bằng những xác-tín đậm-sâu, đôi khi còn nối-kết cả với lòng sủng-mộ tư-riêng đầm ấm và nhiều lúc còn kết chặt vào với lập-trường đầy học-thuyết cứng ngắc, nữa.

Một số người khác, cả ở bên trong lẫn bên ngoài Giáo-hội, thì ảnh-hình về Đức Giêsu thời ấu-thơ còn trở-thành vấn-đề, tạo nên nhiều bối rối/ phức-tạp và ngờ-vực, có khi lại dẫn đến tình-huống dửng-dưng đối với Giáo-hội hoặc chống-đối cái Giáo-hội của thời con trẻ mà họ từng sống.

Quả là, đối với nhiều tín-hữu Đạo Chúa, đặc-biệt là các thành-viên Giáo-hội chính-cống, có lúc xảy ra thời-kỳ trong đó ảnh-hình Đức Giêsu thời son trẻ không còn mang ý-nghĩa gì to tát cả. Và, rất nhiều người trong số đó, không cảm thấy cần thay thế nó. Với họ, gặp gỡ Đức Giêsu thêm một lần nữa lại sẽ như chỉ mới gặp Ngài lần đầu tiên, tức là lúc họ cảm thấy tràn-ngập ảnh-hình mới mẻ về Ngài.

Thật sự mà nói, ý-niệm nền-tảng sẵn có trong đầu nhiều người là sự nối kết mạnh mẽ giữa ảnh-hình Đức Giêsu và nét phác hoạ về đời sống tín-hữu Đạo Chúa thật rõ nét. Nối kết đây, là sự tương-giao giữa những điều mọi người người nghĩ về Đức Giêsu và những gì mọi người trong chúng ta suy-tư về cuộc sống phải có của người đi Đạo. Ảnh-hình ta có về Đức Giêsu vẫn luôn tạo ảnh-hưởng lên nhận-thức ta có về cuộc sống của người tín-hữu theo hai cách: một, là cung-cách tạo nên hình-dạng cuộc sống người tín-hữu Đạo Chúa; và cách kia, là quyết-tâm biến Đức Chúa trở-thành đạo-giáo đáng tin hoặc không đáng tin.

Xem như thế, thì người đi Đạo lâu nay nhiều ít vẫn cứ tin Đức Giêsu mà mình được gặp tựa như ảnh-hình mình duy-trì từ thời niên-thiếu. Dù ảnh-hình ấy có do Giáo-hội nhồi nhét vào đầu óc son trẻ của mình hay không.” (X. Marcus J. Borg, Meeting Jesus Again for the First Time, HarperCollins1994, tr. 1-2)

Lòng chờ mong không biết bao giờ được gặp Giêsu, lại là sự mong chờ được gặp Đức Giêsu của thời trưởng-thành. Ảnh-hình của một Đức Giêsu-thực vừa là người thực như ta, vừa là Đấng được toàn-thể Hội-thánh nâng-nhấc lên thành Ngôi Hai Thiên-Chúa.

Chờ mong một gặp gỡ như thế để làm gì? Phải chăng là để như lời hiền-nhân ngôn-sứ khi xưa trong Cựu Ước từng khuyên-bảo như sau:

“Hỡi Israel,

ngươi hãy chuẩn bị

đi gặp Thiên Chúa của ngươi.”

(Amos 4: 12)

Đó là người đời thời Cựu ước. Còn thời Tân Ước, sau khi chứng kiến Đức Giêsu làm việc lạ lùng, khi trừ tà, người trong làng lại cũng tụ-tập để gặp Ngài sau đó thì mời Ngài ra đi như Tin Mừng Mát-thêu còn nói rõ:

“Bấy giờ,

cả thành ra đón Đức Giêsu,

và khi gặp Ngài,

họ xin Ngài rời khỏi vùng đất của họ.”

(Mt 8: 34)

Thành ra, cũng là chờ mong/mong chờ “được gặp Giêsu”, nhưng mỗi thời và mỗi người lại có ý khác nhau. Chờ và mong “được gặp Giêsu” như bài hát trên lại mang một ý-nghĩa khác hẳn:

“Rồi ngày nao tôi sẽ yêu thương nhiều vì gặp Giêsu.

Cuộc trần ai đưa nát tan cho đời.

Người người biệt ly, bao sông núi chia lìa.

Rồi ngày nao từ bốn phương quay về gặp được Giêsu.

Maranatha! Maranatha!

Rồi ngày nao từ bốn phương quay về gặp được Giêsu.

Người ở đâu mang mác bốn phương trời.

ngàn trời mây, muôn hoa lá mong người.

Và hằng đêm tôi vẫn khêu ngọn đèn đợi chờ Giêsu.

Maranatha! Maranatha!

Và hằng đêm tôi vẫn khêu ngọn đèn đợi chờ Giêsu.”

(Nhạc: Maranatha/Lời: Lm Vũ Khởi Phụng DCCT – bđd)

Có mong/có chờ rồi mới thấy. Có chờ và có đợi rồi sẽ hay. Duy, có điều là: khi gặp Ngài rồi, thì bản thân người chờ đợi cũng như người xục xạo kiếm tìm sẽ ra sao? Có mãn nguyện không? Người mãn-nguyện rồi, lại sẽ có quyết-tâm như thế nào? Phải chăng như lời lẽ người anh em vừa viết trong bức thư tâm-tình đầy tri-ân, vang vọng mãi rằng: “Những tâm tình chia sẻ trong giờ cầu nguyện tại nhà quàn đã nhắc cho bần đệ, các em và các cháu trong tang quyến được phép ngẩng đầu lên mà hãnh diện về mẹ.” (X. tâm-thư trích-dẫn ở trên)

Với mẹ ruột, mà người con còn hãnh-diện đến độ “sẽ ngẩng đầu lên” như thế. Thì, với Đức Giêsu được nâng-nhắc thành Thiên-Chúa Ngôi Hai, chắc người người sẽ còn ngẩng cao đầu ghi dấu ấn đến mãn đời, nữa mới phải.

Dấu ấn ấy. Cảm-nghiệm đây, còn là và sẽ là những cảm và nghiệm của đời người vẫn có niềm vui bất tận của những người đã và đang trên đường kiếm tìm hoặc từng mong chờ nay được gặp. Tâm tình ấy, nay hoà-đồng vào với tình-tiết của câu truyện kể đầy cảm-tính như dưới đây:

“Một chuyến tàu ngoài khơi gặp bão và bị đắm. Có hai người giạt đến một hoang đảo. Cả hai đã nhiều lần làm thuyền nhưng không lần nào thành công. Cuối cùng, họ đồng ý với nhau là cùng ngồi cầu nguyện. Mỗi người sẽ ở một nửa hòn đảo xem lời cầu nguyện của ai sẽ linh nghiệm.

Đầu tiên, người thứ nhất cầu nguyện có được thức ăn. Sáng hôm sau, người thứ nhất tìm thấy một cây có nhiều quả rất ngon nên anh ta không còn phải lo lắng đi tìm thức ăn nữa. Ở phần bên kia hòn đảo, đất vẫn khô cằn và người thứ hai không tìm được gì cả.

Hết một tuần, người thứ nhất cầu nguyện cho có bầu bạn. Chỉ sau một ngày, ở bên đảo của người thứ nhất có một chiếc tàu khác bị đắm và một người phụ nữ giạt vào. Hai người chuyện trò cho bớt cô đơn, còn ở phần bên kia hòn đảo, người thứ hai vẫn không có gì khác.

Liên tục những ngày sau đó, người thứ nhất cầu nguyện được căn nhà, quần áo ấm và nhiều thức ăn hơn. Phép mầu lại xảy ra. Những gì anh ta ước thường xuất hiện ngay vào buổi sáng ngày hôm sau. Tuy nhiên, vẫn không có gì khác xảy ra ở phần đảo của người đàn ông thứ hai.

Cuối cùng, người thứ nhất và người phụ nữ – nay đã là vợ anh ta- cầu nguyện có một chiếc tàu. Sáng hôm sau, một chiếc tàu lớn xuất hiện trên bãi biển. Người thứ nhất dẫn vợ mình lên tàu và quyết định bỏ người thứ hai ở lại trên đảo. Anh ta nghĩ rằng người kia không đáng được nhận bất kỳ thứ gì anh ta có được từ những lời cầu nguyện riêng của anh ta.

Khi chiếc tàu chuẩn bị rời bến, bỗng người thứ nhất nghe thấy có tiếng nói vang lên từ không trung: “Tại sao con lại bỏ bạn mình?” Người thứ nhất thản nhiên cao giọng: “Tất cả mọi thứ đều do tôi cầu nguyện mà có. Anh ta cầu nguyện nhưng chẳng được gì cả nên không xứng đáng để đi cùng với tôi.”

“Con lầm rồi” – giọng nói vang lên  – “Từ đầu đến cuối, anh ta chỉ ước có một điều và Ta đã thực hiện cho anh ta điều ước ấy.” Người thứ nhất rất ngạc nhiên: “Anh ta đã ước gì?”

“Anh ta đã ước rằng những lời cầu nguyện của con được biến thành sự thật!” (truyện do St sưu tầm)

Tâm tình của người chờ mong, nay được gặp Đấng mà mình mong ước, lại sẽ hằn in nơi ca-từ nhè nhẹ được nghe thêm một lần nữa làm kết-đoạn cho bài luận-phiếm về một “chờ mong/mong chờ được gặp Giêsu” rất hôm nay. Câu hát nhẹ ấy, cứ từ từ đi vào lòng người nghe với những lời lẽ gọn gàng như sau:

Rồi ngày nao từ bốn phương quay về gặp được Giêsu.

Người ở đâu mang mác bốn phương trời.

ngàn trời mây, muôn hoa lá mong người.

Và hằng đêm tôi vẫn khêu ngọn đèn đợi chờ Giêsu.

Maranatha! Maranatha!

Và hằng đêm tôi vẫn khêu ngọn đèn đợi chờ Giêsu.”

(Nhạc: Maranatha/Lời: Lm Vũ Khởi Phụng DCCT – bđd)

Trần Ngọc Mười Hai

Với những tình-tự hằn in nơi tâm-khảm

Khi nghe bài

“Giòng đời trôi” với lời ca

Lã chã, êm ả, rất mong chờ

Được gặp Giêsu.

SỐNG THẬT

AM Trần Bình An 

Chia sẻ Tin Mừng CN 5 MC NA 2017 (Ga 11, 1-45)

Sống thật-Am Trần Bình An

Hơn 1000 năm trước, một nhà sư Nhật Bản có tên Kukai tự ướp xác bản thân ở ngôi chùa trên núi Koya, tỉnh Wakayama. Theo  Epoch Times, nghi thức ướp xác Sokushinbutsu sẽ dẫn tới cái chết và bảo tồn cơ thể hoàn chỉnh.

Kukai (774-835) là một nhà sư, công chức, học giả, nhà thơ, nghệ sĩ, đồng thời là người sáng lập của giáo phái bí truyền Shingon (kết hợp các yếu tố từ Phật giáo, Đạo Shinto, Đạo giáo, và nhiều tôn giáo khác). Cuối đời, Kukai đi vào trạng thái thiền định sâu, không sử dụng thực phẩm và nước, dẫn đến cái chết tự nguyện. Kukai được chôn trên núi Koya ở tỉnh Wakayama. Sau khai quật, các chuyên gia phát hiện thân xác nhà sư giống như một người đang ngủ, làn da không thay đổi và tóc mọc dài ra. Kể từ thời điểm đó, nghi thức ướp xác Sokushinbutsu bắt đầu phát triển. Một số tín đồ của giáo phái Shingon tự ướp xác, nhưng không xem đây là hành động tự sát mà như một hình thức giác ngộ.

Quá trình tự ướp xác trải qua nhiều bước nghiêm ngặt và đau đớn. Trong 1000 ngày đầu tiên, họ có chế độ ăn đặc biệt gồm hạt và trái cây, thực hiện nhiều hoạt động thể chất để đẩy chất béo ra khỏi cơ thể.

Họ chỉ ăn vỏ cây và rễ cây trong 1000 ngày tiếp theo và bắt đầu uống trà độc làm từ nhựa cây Urushi, gây nôn mửa và nhanh chóng làm mất các chất dịch của cơ thể, ở giai đoạn gần cuối. Chất độc đóng vai trò như một chất bảo quản, hạn chế vi khuẩn có thể làm phân hủy cơ thể.

Sau khoảng sáu năm, các nhà sư tự nhốt mình trong một ngôi mộ bằng đá chỉ lớn hơn cơ thể một chút và đi sâu vào trạng thái thiền định, trong tư thế ngồi thiền “hoa sen” cho đến khi qua đời. Ống khí nhỏ sẽ cung cấp oxy cho ngôi mộ, trong khi nhà sư sẽ rung chuông để mọi người bên ngoài biết ông vẫn còn sống. Khi tiếng chuông không còn, ống dẫn khí oxy sẽ được gỡ bỏ và ngôi mộ bị bịt kín trong 1000 ngày. Sau khi mở ngôi mộ và xác nhận quá trình ướp xác thành công, nhà sư sẽ được tôn là Phật và thờ phụng trong chùa. Nếu cơ thể bị phân hủy, họ sẽ được chôn lại xuống đất.

Hàng trăm nhà sư được cho là đã tự ướp xác, nhưng chỉ có 28 người thành công. Phương pháp tự ướp xác kéo dài đến khoảng thế kỷ thứ 19. (Lê Hùng, Nhà sư Nhật tự ướp xác như thế nào, Vnexpress)

Chay tịnh để chuẩn bị chết, trở thành xác ướp, mai này thành Phật, được sùng bái. Nhà sư Kukai đã diệt được bản năng sống, nhưng chưa diệt nổi tam độc, tham, sân si, háo danh lợi. Như thế chỉ là sống vọng tưởng, chưa thể giác ngộ. Còn sống đúng với phận làm con Chúa, ngay bây giờ và tương lai, mới thiệt sự giá trị, hữu lý và xứng đáng đầu tư trọn vẹn cuộc đời tin theo Chúa.

Chuẩn bị bước vào Tuần Thánh, Tin Mừng Gioan hôm nay tường thuật phép lạ Chúa cho Lazarô sống lại, sau bốn ngày chết trong mồ, hướng Kitô hữu đến cùng đích cao quý cuộc đời. Hai người chị đã hoàn toàn tin cậy Đức Giêsu: “Lạy Thầy, người Thầy yêu đau liệt.” Nhưng Người muốn thử thách những người thân yêu.

Theo Chúa, cái chết chỉ là giấc ngủ

“Ladarô bạn chúng ta đang ngủ, dầu vậy Ta đi đánh thức ông.” Dẫu người bạn Lazarô đã giã biệt người thân, chôn trong mồ, Đức Giêsu vẫn coi như Lazarô chỉ mới thiếp vào giấc ngủ ngắn ngủi, rồi sẽ thức dậy sống cuộc đời mới.

Khi người tín hữu Kitô được nhận phép Thánh Tẩy, liền được hồi sinh, được nhận lãnh ân sủng Đức Chúa Thánh Thần với những hoa trái: “Bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ.” (Gl 5: 22-23) Nhưng tội lỗi, thói xấu, đam mê xác thịt lại xiềng xích, trói buộc con người vào lại sự chết.

Theo Chúa, được giải thoát khỏi cái chết

Dẫu trầm luân trong ngục tù sự dữ tối tăm, ai tin theo Chúa, sẽ được giải thoát khỏi phận nô lệ, được thanh thoả, tự do làm con Chúa, nhờ ơn Cứu Chuộc của Đức Giêsu Kitô. Cả hai bà chị Martha và Maria đều tuyên xưng niềm tin, niềm cậy trông chân thật, mạnh mẽ, vững chãi vào Đức Giêsu, dù lòng đang xót xa, đau buồn.“Thưa Thầy, nếu Thầy có mặt ở đây thì em con không chết.”

Mặc dù chú em Lazarô đã chết bốn ngày trong mồ, nhưng hai bà chị vẫn không hề chao đảo, nghi ngờ, khủng hoảng niềm tin, sói mòn niềm hy vọng. “Tuy nhiên, ngay cả bây giờ, con biết Thầy xin gì cùng Thiên Chúa, Thiên Chúa cũng sẽ ban cho Thầy.”

Theo Chúa, sống viên mãn

Nhân cứu thoát Lazarô ra khỏi cái chết xác thịt, Đức Giêsu mạc khải cho nhân loại biết Người chính là Đấng Ban Sự Sống: “Ta là sự sống lại và là sự sống, ai tin Ta, dầu có chết cũng sẽ được sống. Và kẻ nào sống mà tin Ta, sẽ không chết bao giờ.” Cái chết phần hồn đời đời mới đáng sợ hơn cái chết phần xác phù du. Chỉ duy nhất Đức Giêsu mới có thể giải cứu con người khỏi trầm luân vĩnh viễn.

Sống theo Chúa, lắng nghe và thực hiện Lời Chúa thì chắc chắn được Chúa thương cứu rỗi, sống vinh phúc bên Chúa.“Ai tuân giữ lời tôi, sẽ không bao giờ phải chết.” (Ga 8, 51) Người luôn ao ước mọi người đều trung kiên sống theo Người, để có thể chiến thắng và vượt qua sự chết.”Cha của anh em, Ðấng ngự trên trời, không muốn cho một ai trong những kẻ bé mọn này phải hư mất.” (Mt 18, 14)

Vào tuần 5 Mùa Chay, Đức Giêsu đang mong chờ tín hữu Kitô chân thành sốt sắng ăn năn, sám hối, can đảm từ bỏ bản thân, thế gian và ma quỷ, để trở về với Đấng Hằng Sống. Người từng tận tình nhắn nhủ: “Tôi nói cho các ông biết, không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy.”(Lc 13, 3)

Không phải tin một Chúa xa xôi mơ hồ, nhưng tin như Phêrô:    “Thày là Con Thiên Chúa hằng sống,” tin như Gioan: “Thiên Chúa là Tình Yêu.” (Đường Hy Vọng, số 277)

Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm đức tin cho chúng con can đảm bỏ mình và mọi sự thế gian, quyết tâm theo Chúa, nghe Chúa, thực hành Lời Chúa, để chúng con được sống viên mãn.

Khấn xin Mẹ Maria luôn cần bầu cho chúng con tràn đầy ba ơn trụ Tin, Cậy, Mến, để chúng con vững bền theo Chúa đến trọn đời. Amen.

THEO CHÚA SẼ TỚI ĐƯỢC SỰ SỐNG

Lm Carolo Hồ Bạc Xái

CHÚA NHẬT V MÙA CHAY

THEO CHÚA SẼ TỚI ÐƯỢC SỰ SỐNG (Ga 11,25)

I-DẪN VÀO THÁNH LỄ

Chúng ta đang ngày càng đi sâu vào Mùa Chay. Trong thời gian này, nhiều tín hữu đã sám hối trở lại cùng Chúa, nhiều dự tòng đang chuẩn bị đón nhận cuộc sống mới. Chúng ta có thực sự tin rằng Ðức Giêsu Kitô đã chết và sống lại vì chúng ta không?

Hy vọng rằng qua Thánh lễ này Ngài sẽ ban thêm đức tin cho chúng ta, một đức tin đủ mạnh để chúng ta can đảm đối diện với những khó khăn trong cuộc sống này và dẫn chúng ta đến cõi sống muôn đời.

II-GỢI Ý SÁM HỐI

– Chúng ta là những người tội lỗi vì đã nhiều lần hoài nghi tình thương của Chúa khi chúng ta gặp những khó khăn trong cuộc sống.

– Chúng ta là những người tội lỗi vì đã coi trọng sự sống phần xác hơn sự sống linh hồn.

III-LỜI CHÚA

  1. Bài đọc Cựu Ước: Êd 37,12-14

– Dân Israel đang bị lưu đày bên Babylon, tâm trạng chán chường tuyệt vọng. Họ nói “Xương chúng tôi đã khô. Hy vọng tiêu ma”. Nói “xương” nhưng phải hiểu là toàn thể con người. Cho nên câu này có 2 nghĩa: a/ Họ bị chết về tinh thần: hoàn toàn tuyệt vọng rồi. b/ Thân xác của họ cũng như chết luôn, vì sống nô lệ thì cũng như chết mà thôi.

– Thiên Chúa bảo ngôn sứ Êdêkien an ủi họ: “Ta sẽ đem các người lên khỏi mồ, hỡi dân Ta. Ta sẽ dẫn các ngươi về lại thửa đất của Israel… Ta sẽ ban Thần khí của Ta xuống trong các ngươi và các ngươi sẽ được sống”. Câu này là một lời tiên tri hứa ban sự phục sinh và cũng mang 2 nghĩa: a/ Phục sinh tinh thần: họ sẽ được hồi hương; b/ Phục sinh thể xác.

– Lịch sử sau này cho thấy Thiên Chúa đã thực hiện ý nghĩa thứ nhất: họ đã được hồi hương vào năm 539. Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy Ðức Giêsu sẽ thực hiện luôn ý nghĩa thứ hai.

  1. Ðáp ca: Tv 129

Trong cơn gian nan, tác giả Thánh vịnh tưởng như mình bị rơi xuống một vực thẳm tối tăm. Tác giả còn tưởng mình như đã chết. Nhưng tác giả tin tưởng Thiên Chúa sẽ kéo mình lên và ban lại cho mình sự sống.

  1. Bài Tin Mừng: Ga 11,1-45

– Ðức Giêsu thực hiện lời hứa phục sinh theo nghĩa thứ hai: phục sinh thể xác.

– Việc cứu sống Ladarô là sự phục sinh thể xác cho chính Ladarô, và còn báo trước sự phục sinh thể xác của Ðức Giêsu và của mọi người.

– Hai bài đọc Cựu Ước và Tân Ước cho thấy: Thiên Chúa “là sự sống lại và là sự sống” (câu 25a); và “ai tin vào Ngài thì dù đã chết cũng sẽ được sống” (câu 25b).

  1. Bài Thánh Thư: Rm 8,8-11

Thánh Phaolô triển khai giáo lý về sự sống:

– “Anh em không bị tính xác thịt chi phối, mà được Thần khí chi phối” (c 9): con người có hai sự sống: sự sống theo xác thịt và sự sống theo Thần khí. Sự sống theo Thần khí quan trọng hơn.

– “Nếu Ðức Kitô ở trong anh em thì dù thân xác anh em có phải chết vì tội đã phạm, Thần khí cũng ban cho anh em được sống” (c 10)

– “Ðấng đã làm cho Ðức Kitô sống lại từ cõi chết, cũng sẽ dùng Thần khí của Ngài đang ngự trong anh em mà làm cho thân xác anh em được sự sống mới” (c 11): sự sống thần khí có thể chết vì tội, nhưng có thể sống lại nhờ Thiên Chúa.

IV-GỢI Ý GIẢNG

1-Sự sống của thể xác:

– Hầu hết những quan tâm của chúng ta đều là lo cho cuộc sống thể xác: ăn uống, tiền bạc, thuốc men, sung sướng. Và rất nhiều tội ta phạm cũng vì quá lo cho cuộc sống thể xác này.

– Thánh Phaolô nói sự sống thần khí quan trọng hơn sự sống thể xác; và chúng ta vẫn tuyên xưng “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại”. Nhưng hình như ta không sống đúng theo niềm tin ấy. Nếu ta thực sự tin như thế thì: Ta đâu có quá sợ chết Ta đâu có quá bám víu vào những thứ nuôi cuộc sống thân xác này

– Ðức Giêsu nói “Ai dám liều bỏ sự sống (thể xác) thì sẽ được sự sống đời đời”.

2-Sự sống thần linh:

– Ðược ban ngày ta lãnh nhận bí tích Rửa tội.

– Ðược lớn dần lên nhờ cầu nguyện, nhờ Thánh Thể, nhờ kết hợp với Chúa hàng ngày.

– Ta có lo bồi dưỡng nó không?

3-Lời cầu nguyện của Ðức Giêsu trước mồ Ladarô đáng ta bắt chước:

– Thông thường, thứ tự của lời ta cầu xin là: a/ Trình bày nhu cầu của mình; b/ Xin Chúa giúp; c/ Nếu được Chúa ban thì ta cám ơn. Thứ tự lời Ðức Giêsu cầu nguyện ngược hẳn lại: a/ Tạ ơn “Lạy Cha, con cảm tạ Cha” (c 41a); b/ Không cần trình bày yêu cầu (vì hiểu ngầm Chúa Cha đã biết); c/ Tin chắc lời xin của mình đã được nhậm lời “vì cha đã nhậm lời con” (c 41b).

– Tại sao? Ðức Giêsu và Chúa Cha kết hợp mật thiết nên một: Ðức Giêsu muốn cũng là Chúa Cha muốn, người xin cũng là người ban, nên chắc chắn lời xin sẽ được thực hiện.

– Chúng ta có được như thế không? Ðược, nếu như ta cũng kết hợp mật thiết với Ðức Giêsu và qua Ngài với Chúa Cha, và do đó ta chỉ muốn điều Chúa muốn.

* Mùa Chay chuẩn bị chúng ta chia sẻ cuộc phục sinh của Ðức Giêsu. Cuộc sống thần linh của chúng ta có thể đã chết hay chưa sống dồi dào. Ta hãy kết hợp với Ðức Giêsu mà xin được phục sinh. Và hãy tin chắc ta sẽ được, miễn là ta thực sự muốn mình phục sinh.

4-Một người bạn đặc biệt

Ðức Giêsu là bạn thân thiết của Ladarô. Ðiều này hiển nhiên vì chính Ngài đã khóc trước mồ Ladarô, và dân chúng hôm đó đã xác nhận như thế (“Kìa xem, ông ta thương Ladarô biết mấy”).

Nhưng dù vậy, Ngài đã không làm gì để ngăn chận Ladarô khỏi chết: “Sau khi được tin ông Ladarô lâm bệnh, Ngài còn lưu lại thêm hai ngày tại nơi đang ở”. Thái độ của Ngài đã khiến Matta phiền trách: “Nếu có Thầy ở đây thì em con đã không chết”. Chúng ta cũng giống Matta: khi gặp gian nan, thử thách, khổ đau, chúng ta bị cám dỗ phiền trách Chúa, thậm chí nói phạm tới Ngài.

Tuy nhiên, không ngăn chận Ladarô khỏi chết không có nghĩa là để cho ông đi vào ngõ cụt, không có nghĩa là không cứu sống ông. Bài đọc I hôm nay cho thấy Thiên Chúa cũng hành xử như thế đối với dân Israel: Ngài không ngăn chận những diễn biến tất nhiên phải đến theo lôgic lịch sử cứu độ: họ đã bất trung, đã băng hoại nên đất nước họ sụp đổ, họ phải đi lưu đày. Thế nhưng con đường đó không phải là con đường dẫn đến ngõ cụt mà là con đường cứu độ: cuối cùng thì Israel đã được hồi hương và Ladarô được sống lại. Khoảng thời gian “chết” của Israel và của Ladarô chính là thời gian người ta học được rất nhiều bài học quý giá. Tác giả Tv 116 đã hiểu thế nên đã hát lên: “Quý thay trước mắt Yavê, cái chết của những ai thành tín với Ngài” (Tv 116,15).

5-Chết và sống

Chết và sống liên đới chặt chẽ với nhau: Ðức Giêsu đã làm cho Ladarô sống lại. Nhưng chính sự sống lại của ông lại là cớ khiến Ðức Giêsu phải chết (x. Ga 11,47-50: sau chuyện này, Thượng Hội Ðồng Do Thái quyết định giết Ðức Giêsu).

Chúa chết để chúng ta được sống. Phần tội lỗi trong con người chúng ta phải chết để cho phần thần linh sống mạnh.

“Ai muốn cứu mạng sống mình (mạng sống thể xác) thì sẽ mất mạng sống (mạng sống thần linh); còn ai liều mất mạng sống mình (mạng sống thể xác) vì Thầy thì sẽ tìm được mạng sống (mạng sống thần linh)” (Mt 16,25).

6-Giêsu là ai?

Là một nhà diễn thuyết hấp dẫn: “Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Ngài, vì Ngài giảng dạy như một đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư” (Mc 1,21).

Là một vĩ nhân đầy quyền phép: “Mọi người đều kinh ngạc đến nỗi họ bàn tán với nhau: Thế nghĩa là gì?.. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh” (Mc 1,27).

Nhưng không phải chỉ có thế, bài Tin Mừng này cho ta biết thêm Ngài chính là sự sống: “Ta là sự sống lại và là sự sống. Ai tin Ta thì dù có chết cũng sẽ được sống. Ai sống và tin Ta thì sẽ không phải chết bao giờ” (câu 25-26). Sau khi tuyên bố như thế, Ðức Giêsu hỏi Matta: “Con có tin như thế không?” (câu 27). Ðó cũng chính là câu Ngài hỏi chúng ta.

7-Tôi tin vào sự chết

Tôi tin vào sự chết Tôi tin rằng sự chết là một phần của sự sống Tôi tin rằng chúng ta được sinh ra để chết, chết để có thể sống trọn vẹn hơn. Tôi tin rằng chúng ta được sinh ra để chết, mỗi ngày chết một phần: một phần ích kỷ, một phần tự phụ, một phần tội lỗi.

Tôi tin rằng mỗi khi chúng ta bước từ giai đoạn này sang giai đoạn khác của cuộc đời, thì đều có một cái gì đó chết đi và một cái gì đó mới sinh ra.

Tôi tin rằng chúng ta nếm mùi sự chết trong những lúc cô đơn, phiền muộn, thất vọng, thất bại, bị ruồng bỏ.

Tôi tin rằng mỗi ngày chính chúng ta tạo ra cái chết cho mình bằng cung cách chúng ta sống.

Với đức tin của người tín hữu, tôi tin rằng cái chết không dập tắt được ánh sáng, mà chỉ là tắt đèn đi ngủ (Anon, “I believe in death”)

V-LỜI NGUYỆN CHO MỌI NGƯỜI

CT: Anh chị em thân mến Ðức Giêsu là sự sống lại và là sự sống. Ai tin Người thì dù đã chết cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Người thì sẽ không bao giờ phải chết. Tin tưởng vào mầu nhiệm kẻ chết sống lại, chúng ta cùng dâng lời cầu xin.

  1. Ðức Kitô đã hiến mình trên thập giá / lấy máu cùng nước từ cạnh sườn mà thanh tẩy và thánh hoá Hội Thánh / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho Hội Thánh không ngừng canh tân / và mãi mãi tinh tuyền / nhờ lòng thống hối ăn năn.
  2. Chết chóc gây ra biết bao cảnh chia ly làm tan nát cõi lòng / đem đến vô vàn đau khổ cho những người còn đang sống / lắm lúc còn làm cho đức tin của người kitô hữu bị lung lay dữ dội / Chúng ta hiệp lời cầu xin / cho những anh chị em đang gặp tang tóc buồn phiền / biết luôn vững tin vào tình thương và sự quan phòng của Chúa.
  3. Ðối với người kitô hữu / chết không phải là hết mà là bước sang một thế giới khác / và cuộc sống trần gian hôm nay quyết định số phận mai ngày của những ai tin Chúa / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các tín hữu / biết tích cực chuẩn bị cho cuộc sống đời sau / bằng một nếp sống thắm đượm tình bác ái yêu thương.
  4. “Vui với người vui và khóc với người khóc” / phải là những việc làm thường xuyên của người kitô hữu / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / biết cố gắng sống theo lời dạy của vị tông đồ dân ngoại.

CT: Lạy Chúa Giêsu, vì yêu thương nhân loại, Chúa đã hiến thân chịu khổ hình thập giá. Xin ban ơn trợ giúp để chúng con biết noi gương Chúa mà hết lòng yêu thương anh chị em chúng con. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời.

VI-TRONG THÁNH LỄ

– Trước kinh Lạy Cha: Có người cha nào mà không thương con mình? Huống chi Thiên Chúa, người Cha vừa nhân lành vừa quyền năng của chúng ta. Chúng ta hãy hết lòng tin tưởng dâng lên Ngài những lời nguyện xin của chúng ta.

VII-GIẢI TÁN

Ðức Giêsu là sự sống lại và là sự sống. Chúc anh chị em ra về bình an trong niềm tin tuyệt vời ấy.

QUYỀN NĂNG VÀ YÊU THƯƠNG

Lm Giuse Nguyễn Hữu An

Chúa nhật V mùa chay, năm A

Chúa Giêsu là Ngôi Lời nhập thể làm người. Ngài đồng hành cùng mọi người trong đời sống trần thế. Ngài đã từng đến chia sẻ niềm vui trong đám cưới tại Cana (x. Ga 2,1). Ngài đã buồn sầu thương khóc Ladarô cùng với hai chị em cô Matta (x. Ga 11,32-38)…

Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật và là người thật. Tin Mừng các Chúa Nhật Mùa Chay kể chuyện rõ ràng, Ngài vừa là Thiên Chúa vừa là con người. Chúa Nhật I, Chúa Giêsu chịu cám dỗ trong thân phận con người. Chúa Nhật II, Chúa Giêsu Hiển Dung trong thần tính vinh quang trên núi Tabor. Chúa Nhật III, Chúa Giêsu là Nước Hằng Sống đem lại sự sống vĩnh cửu cho những ai tin vào Ngài. Chúa Nhật IV, Chúa Giêsu là sự sáng thế gian, ai đi theo Ngài sẽ bước đi trong ánh sáng. Chúa Nhật V, Chúa Giêsu là sự sống lại và là sự sống, ai tin Ngài thì được sống đời đời.

Nhiều lần Chúa Giêsu nói về sự sống đời đời. Với người phụ nữ Samaria bên bờ giếng Giacob, Ngài xác quyết: Nước Ta ban sẽ vọt lên đem lại sự sống đời đời. Sau phép lạ bánh hoá nhiều, Ngài nói với người Do thái: Ta là bánh ban sự sống. Nơi khác Ngài bảo: Ta là ánh sáng mang lại sự sống. Có lần Ngài khẳng định: Ta là đường, là sự thật và là sự sống. Chúa Giêsu đến thế gian để cho con người được sống và sống dồi dào.

“Thầy là sự sống lại và sự sống”, lời tuyên bố của Chúa Giêsu trước khi làm cho Ladarô sống lại là một trong những lời kỳ diệu nhất đối với người thời đại cũng như bao người ngoài Kitô giáo và những người vô thần ngày nay. Nhưng đối với chúng ta, lời tuyên bố đó là chính nền tảng, và là hy vọng của cuộc đời. Ladarô đau nặng, Matta và Maria sai người đến báo tin cho Chúa Giêsu hay : “Thưa Thầy, người Thầy thương mến đang bị đau nặng”. Chúa bảo: “Bệnh này không đến nỗi chết đâu, nhưng là dịp để bày tỏ vinh quang Thiên Chúa”. Cho dù Ladarô đã chết, nhưng Chúa Giêsu vẫn nói với các môn đệ: “Thầy mừng cho anh em, vì Thầy đã không có mặt ở đó để anh em tin”. Chúa Giêsu và các môn đệ lên đường tới Bêtania. Matta đón Ngài và biểu lộ niềm tin tưởng tuyệt đối: “Lạy Thầy, nếu Thầy có mặt ở đây thì em con không chết.

Nhưng bây giờ con biết: bất cứ điều gì Thầy xin cùng Thiên Chúa, Người cũng sẽ ban cho Thầy”. Ladarô đã chết nhưng Matta tin chắc chắn Chúa có thể làm cho em trai mình được sống bởi vì Ngài là Đấng quyền năng. Chúa Giêsu mạc khải: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy thì dù đã chết cũng sẽ sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết”. Với lời xác quyết vừa trang trọng vừa lạ lùng này, Chúa Giêsu đòi hỏi Matta phải xác tín: “Con có tin điều đó không?”. Matta tuyên xưng: “Thưa Thầy có, con vẫn tin Thầy là Đức Kitô Con Thiên Chúa, Đấng phải đến trong thế gian”. Matta biết Chúa Giêsu là Đấng quyền năng, Ngài có thể truyền lệnh cho sự chết cũng như Ngài đã truyền lệnh cho sóng gió phải im lặng. Chúa Giêsu đã thực hiện phép lạ. Ngài truyền cho Ladarô sống lại bước ra khỏi mồ, sau khi đã cầu nguyện và cảm tạ Chúa Cha. Trước sự thật hiển nhiên này, một số người đã tin theo Chúa. Một số khác, nhất là các Biệt phái và các Thượng tế lại chống đối cách quyết liệt hơn nữa. Họ hội họp với nhau và quyết định kết án tử hình cho Chúa.

Bài Tin Mừng hôm nay chứng minh cách tổng hợp, Chúa Giêsu vừa là Thiên Chúa quyền năng vừa là con người yêu thương. Quyền năng làm cho kẻ chết sống lại. Con người nhân ái đến thăm gia đình có người qua đời, trái tim rung động thổn thức. Chúa Giêsu khóc nức nở trước ngôi mộ của Ladarô khiến dư luận bàn tán: “Coi kìa. Ông ấy thương Ladarô biết dường nào!”. Thánh Gioan cũng thấy như vậy: “Đức Giêsu quý mến cô Mácta cùng hai người em là cô Maria và anh Ladarô”.

Ladarô đi vào đường hầm của sự chết. Chúa đã gọi anh quay trở lại: “Ladarô, hãy ra đây!… Người chết đi ra, chân tay còn quấn những mãnh vải…”. Ladarô xuất hiện với cùng một thân xác như khi đi vào mồ. Anh nằm trong mộ bốn ngày rồi, thối rữa ra rồi.Thế mà Chúa bảo hãy đi ra. Anh đi ra thật. Giải băng còn quấn cứng ngắc…Sự hoảng hốt bao trùm. Niềm vui bùng nổ. Hàng ngàn người lại nườm nượp tuôn đến. Đến để xem người chết sống lại. Ladarô sống lại là hiện thân của một biến cố lịch sử ngàn năm một thuở.

Trong Cựu Ước, ngôn sứ Êlia đã làm cho con trai của bà góa ở Sarépta sống lại (x.1V 17,17-24), ngôn sứ Êlisa cũng làm cho đứa con trai của bà Sunêm sống lại (x.2V 4,32-37). Trong Tân Ước, Phêrô đã làm cho bà Tabitha đã chết sống lại (x.Cv 9,39-42). Chúa Giêsu đã làm cho người chết sống lại ít nhất ba lần: cho con trai bà góa thành Naim (x. Lc 7,11-15), cho con gái một ông trưởng hội đường (x. Mt 9,18-26; Mc 5,35-43; Lc 8,49-56), và cho Ladarô. Cũng như những người được hồng ân sống lại từ cõi chết, Ladarô sau này sẽ lại chết, người thân phải mai táng anh lần nữa.

Chúa Giêsu đối đầu với sự chết ngay trong lãnh địa thần chết. Ngài vào và ra khỏi đó như một người chủ vì Ngài nắm giữ chìa khóa sự chết và âm phủ (Kh 1,18). Ngài đã chịu chết nên Thiên Chúa đã ban triều thiên vinh quang cho Ngài (Dt 2,9); Ngài trở nên “trưởng tử giữa các vong nhân” (Cl 1,18). “Nhờ sự chết của mình, Chúa Giêsu đã giao hòa chúng ta với Thiên Chúa” (Rm 5,10) “để chúng ta được lãnh gia nghiệp đã hứa cho” (Dt 9,15). Đối với người Kitô hữu, chính cái chết thân xác mang một ý nghĩa mới. Chết không còn là một định luật con người đành phải tuân theo, đành phải chấp nhận hay một hình phạt do tội lỗi gây ra. Người Kitô hữu “chết cho Chúa”, như đã sống cho Chúa (Rm 14,7; Pl 1,20). Nếu họ hy sinh đổ máu để làm chứng cho Chúa, cái chết của họ là một hy lễ tiến dâng lên Thiên Chúa (1Tim 4,6) và đáng được triều thiên sự sống (Kh 2,10; 12,11).

Chúa Giêsu là sự sống lại và là sự sống.Tin vào Ngài là thông hiệp vào sự sống lại sau khi chết, khiến cái chết không còn nghĩa lý gì nữa. Cái chết của Ladarô chỉ là một giấc ngũ (Ga 11,11), người tin Chúa sẽ coi nhẹ cái chết chỉ như một giấc ngũ, một chặng đường dẫn tới sự kết hợp vĩnh viễn với Chúa. Đức tin, nền tảng tư duy dẫn vào cuộc đổi mới đời mình và đổi mới cả môi trường trần thế đang là đất sống của con người tại thế. Từ chỗ là do định luật thiên nhiên đáng lo sợ, cái chết trở thành cõi phúc “Phúc thay những người chết trong Chúa” (Kh 14,13), để được sống đời sống mới và ở đó “không còn sự chết nữa” (Kh 21,4). Đối với những ai sống lại với Chúa Kitô sẽ không có “cái chết lần thứ hai” (Kh 20,6). Như thế đối với người Kitô hữu, chết là một phúc lợi vì được chính Chúa Kitô là sự sống (Pl 1,21).

Thiên Chúa là Đấng có quyền trên sự sống của con người. Chúa Giêsu hứa ban sự sống lại vào ngày sau hết cho những ai tin vào Ngài. Chúa Giêsu đã nối kết niềm tin vào sự sống lại của con người với niềm tin vào chính sự sống lại của Ngài: “Ta là sự sống lại và là sự sống” (Ga 11,25; 1Cor 15,16-19). Chúa Giêsu đã đưa ra một chiều kích hiện sinh mới, mở ra cho ta con đường tiến tới chân lý sự sống bằng sự chết mà Ngài đã thực hiện. Chính sự tử nạn và phục sinh của Ngài làm cho mọi cái chết trở thành Tin Mừng của sự sống.

Chúa Giêsu không chỉ yêu thương chúng ta bằng tình yêu thần linh của một vị Thiên Chúa, mà còn yêu bằng chính tình cảm đầy tính người của con người. Và dù mang tính con người, tình yêu ấy vẫn rất bao la, quảng đại và triệt để: “Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1b). “Đến cùng” ở đây là tới mức tận cùng của tình yêu con người, không ai có thể yêu hơn được nữa: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13).

Sự chết và sống lại của Chúa Giêsu Kitô không những đã chuộc lại những gì con người đã mất do tội lỗi nhưng còn là một cuộc sáng tạo. Nhờ sự chết và sống lại mà Ngài đã nối nhịp cầu hiệp thông liên kết giữa Thiên Chúa và con người, thiết lập một tương quan mới Cha con. Nhân loại từ đây không những được ơn tha thứ, được gột rửa sạch tội lỗi để khỏi án chết đời đời, nhưng còn được trở nên con cái Thiên Chúa, được gọi Người là Abba, Cha ơi (Rm 8,15). Sự sống mà Thiên Chúa ban cho con người khi sáng tạo là sự sống trong tương quan giữa Hoá Công và thọ tạo. Sự sống mà Chúa Kitô đem lại cho con người là sự sống trong tương quan giữa Thiên Chúa là Cha và loài người được nâng lên địa vị làm con. Sự sống “tự nhiên” là một thực tại khách quan. Sự sống mới hay sự sống “siêu nhiên” là một trạng thái ân tình mà con người phải đi vào để được thực sự thông hiệp với Thiên Chúa.

Tin và sống trong ân tình Chúa Kitô chính là chiến thắng sự chết, là mang trong mình mầm mống của sự sống đời đời. “Ai sống và tin vào Thầy thì sẽ không bao giờ chết” (Ga 11, 26; 1Ga,14). “Không bao giờ chết” là không bao giờ mất hiện hữu trong tương quan với Ba Ngôi Thiên Chúa, không bao giờ mất sự sống trong tương quan ân tình với Người.

Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm đức tin cho chúng con.

Xin cho chúng con được sống lại trong niềm tin vào Chúa để chúng con được sống dồi dào trong tình thương của Chúa. Amen.

TỪNG BƯỚC

Lm Vũđình Tường

Ba tuần qua chúng ta nghe nhiều về sự sống trường sinh. Đầu tiên là chuyện Đức Kitô đối thoại với người phụ nữ thành Samari tại bờ giếng. Nơi đó Đức Kitô xin chị nước uống. Với lòng thành chị nhận ra Ngài là Đấng ban nước hằng sống và chị đã nhận được nước trường sinh.

Tuần qua lại nghe chuyện Đức Kitô mở mắt người mù từ lúc mới sinh. Mắt thể xác anh được sáng và mắt đức tin của anh còn sáng hơn. Nhờ mắt đức tin mà anh nhận biết Đức Kitô là Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ trần gian. Tuần này chúng ta nghe về việc Đức Kitô làm cho Lazarô sống lại từ cõi chết. Bằng nhiều dụ ngôn khác nhau Đức Kitô dẫn chúng ta đi từng bước, giải thích về tình yêu Thiên Chúa và sự sống đời sau – Ban nước trường sinh cho người phụ nữ thành Samari- mở mắt cho người mù từ lúc mới sinh và ban sự sống cho Lazaro là chuẩn bị cho chúng ta hiểu về sự chết và Phục Sinh của chính Ngài.

Các dụ ngôn trên cho thấy tình yêu Thiên Chúa mạnh hơn sự chết. Vì yêu mà Đức Kitô hiến thân ban sự sống cho nhân loại.

Hiến mạng

Đức Kitô từ bỏ vùng đang rao giảng để thực hiện điều rao giảng. Đây là chuyến đi định mệnh. Đức Kitô chết để ta được sống. Nguyên nhân Đức Kitô chết vì Ngài yêu thương. Thí mạng sống vì đàn chiên. Con người muốn Ngài chết vì danh Ngài vang dội. Phúc Âm ghi lại án tử bằng câu. Từ ngày đó họ quyết định giết Đức Kitô Gn 11,53

Thì ra người ta giết nhau, thanh trừng nhau vì ghen. Sợ danh người khác lấn át danh mình. Muốn hơn tiếng phải thanh trừng, khai trừ. Án tử cho Đức Kitô đã định sẵn. Không còn phải thắc mắc. Nếu có chỉ là thời gian, tìm dịp thuận tiện để thi hành. Đức Kitô chết vì thực hiện điều rao giảng: bác ái, yêu thương, thứ tha. Vì bác ái bị người thù. Vì yêu người bị người ghét. Vì tha thứ bị người khai trừ. Vì sao? Vì nhân đức nghịch với khuynh hướng, lối sống và cách xử thế thế gian nên thế gian ghét những gì không thuộc về chúng. Bác ái, yêu thương, tha thứ thành trò cười cho thiên hạ chế diễu. Thể hiện qua lời móc méo của kẻ trộm và viên trưởng lãnh binh. Trước khi xỏ lưỡi đòng thâu tim, họ đã xiên lưỡi đòng tâm lí.

Hắn cứu được người khác mà không cứu được mình. Lc 23,35

Thiên Chúa không đáp lại lời châm biếm nhưng biến lời chế diễu thành lời rao giảng, tuyên xưng. Lời xỏ xiên kia xác nhận Đức Kitô ban sự sống cho người khác. Tự thú Ngài không sống cho chính Ngài nhưng sống cho tha nhân và phó mình làm giá chuộc muôn dân. Từ khởi nguyên ý định xuống thế cứu chuộc không hề lay chuyển. Ngài xuống trần gian không phải để làm theo ý riêng nhưng làm theo ý Chúa Cha. Mà ý Chúa Cha là muốn mọi người nhận ơn cứu rỗi. Đức Kitô thể hiện ý Chúa Cha, hoàn tất một cách trọn vẹn. Lời cuối trên thập tự thể hiện điều này: Mọi sự đã hoàn tất – Nói xong, Ngài tắt thở.

Bạn của Thiên Chúa

Mở đầu bằng hứa ban nước trường sinh cho người phụ nữ Samari tại bờ giếng. Một người dân ngoại. Đức Kitô còn kể dụ ngôn người dân ngoại thành Samarita nhân lành, cứu người bị nạn dọc đường, đưa vào quán trọ nhờ săn sóc Lc 10,25-37. Câu hỏi đặt ra cho mỗi người chúng ta người dân ngoại nhân lành đó là ai?

Là chính Đức Kitô và mỗi người trong chúng ta? Đối với lãnh binh đền thờ và thượng tế Đức Kitô là dân ngoại. Tệ hơn nữa còn bị quỉ ám. Chúng tôi bảo ông là người Samari và là người bị quỉ ám thì chẳng đúng lắm sao Gn 8,48

Vì mở mắt sáng cho người mù từ lúc mới sinh mà họ kết án Ngài

Chúng ta biết ông ấy là người tội lỗi Gn9,24 Vì ban sự sống cho bạn thân là Lazarô nên họ chủ trương giết Ngài. Ai là bạn hữu của Ngài? Câu trả lời thật rõ

Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dậy. Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu Gn 15,14

Để trở thành bạn Đức Kitô người đó cần nhận tội, sống yêu thương, tha thứ và thực thi đức ái. Khiêm nhường thú nhận tội lỗi, sống bác ái, yêu thương biến chúng ta thành bạn hữu Đức Kitô.Tình bạn không dành cho riêng ai mà trải dài, vươn rộng cho tất cả những ai tin vào Ngài

Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết Gn 11, 26

Tin vào Đức Kitô sẽ nghiệm thấy chết thể lí là biến đổi để bước vào sự sống trường sinh. Sự sống đó không cần phải đợi đến ngày kẻ chết sống lại mà khởi đầu ngay khi hồn lìa khỏi xác. Đây chính là ý nghĩa câu ‘sẽ không bao giờ phải chết’. Hồn lìa khỏi xác để đoàn tụ cùng Chúa, thể hiện điều Đức Kitô ước mong trong lời nguyện hiến tế

Lậy Cha Con muốn rằng Con ở đâu thì những người Cha đã ban cho Con cũng ở đó với Con (Gn 17,24)

Chúng ta cầu xin sống tinh thần khiêm nhường, thú tội, nhận biết, tin theo Đức Kitô. Sống theo lời Chúa dậy, đầy nhân hậu, giầu bác ái, nhiều tình thương, chậm bất bình và hay tha thứ.

CHÔN CẤT

Lm Vũđình Tường

03/04/2014

Không phải hễ có chết là có an táng cả đâu. Rất nhiều trường hợp hết đời âm thầm, tàn lụi không an táng. Không ai an táng một tư tưởng ngay cả có thời nó được coi là vĩ đại. Không ai an táng một mối tình đứt quãng giữa đường. Chẳng ai an táng cái chết của một niềm tin, dù là niềm tin vào Đức Kitô. Ban sự sống lại cho Lazarô Đức Kitô ban nguồn sống mới cho các tông đồ và tăng thêm niềm tin cho những người từng quen biết Lazarô. Chính những người này thắc mắc vào quyền năng Thiên Chúa. Họ hỏi nhau ông Jêsu có thể mở mắt cho người mù mà không thể cứu sống được bạn mình sao. (c,38) Đức Kitô nhắc cho chị em Maria và Martha biết về quyền năng của Thiên Chúa khi Ngài phán bảo các cô Ngài là Thiên Chúa của sự sống. Mary và Martha tin vào quyền năng của Thiên Chúa vượt lên khỏi sự chết, đau khổ và bệnh tật và các cô, dù không hiểu hay hiểu rất mù mờ vẫn đặt trọn niềm tin vào Đức Kitô. Tin vào Đức Kitô không đòi hỏi chúng ta hiểu một cách cặn kẽ. Có lẽ điều cốt yếu cần học hỏi để tin nhiều hơn là học biết tình yêu Chúa dành cho con người cao xa, vượt khỏi tầm hiểu biết của ta.

Ban sự sống lại cho Lazarô Đức Kitô mặc khải sức mạnh tình yêu Chúa. Mặc khải sức mạnh tình yêu Chúa chính là làm sáng Danh Chúa. Đức Kitô cho biết sức mạnh tình yêu Chúa lớn hơn sự chết và Danh Chúa cả sáng biểu lộ qua tình thương bao la Ngài dành cho nhân loại. Đức Kitô đánh bại sự chết cho thấy ngay cả ‘thần chết’ cũng phải quy phục Ngài. Chết là chặng đường ta đi qua trước khi bước vào ngưỡng cửa Phục Sinh vinh quang.

Mary và Martha tin vào quyền năng Chúa nhưng vẫn mù mờ thắc mắc tại sao Thiên Chúa chậm chạp trong việc đáp lại lời ta cầu xin. Cả hai cô, dù không bàn với nhau trước nói với Đức Kitô cùng một câu. Nếu Thầy đến sớm thì em con sẽ không chết (c.21, 32)

Thiên Chúa có chương trình riêng của Ngài, không phải chương trình của ta. Khi nào Ngài đáp lời ta cầu xin là do Ngài chọn lựa thời gian, địa điểm. Việc chọn lựa này đặt căn bản trong việc thực hiện í Chúa Cha như Ngài từng phán Ta đến không phải để làm theo í Ta mà là làm theo í của Chúa Cha. Khi nào thỉ đến giờ Ngài thực hiện điều ta xin là quyền của riêng Ngài. Tiệc cưới Cana chứng tỏ điều đó khi Đức trinh nữ xin Ngài giúp gia chủ vì giữa tiệc hết rượu. Ngài đáp: Giờ Ta chưa đến.

Hai chị em Mary and Martha tin tưởng Đức Kitô sẽ cho Lazarô sống lại và ngày đó sẽ xảy ra trong ngày sau hết. Ngày sau hết khi nào chỉ mình Thiên Chúa định đoạt. Chúng ta cũng không quên Thiên Chúa làm chủ sự sống và Ngài làm chủ cả thời gian. Đối với chúng ta có sớm, có muộn vì chúng ta ảnh hưởng bởi thời gian. Thiên Chúa không ảnh hưởng bởi thời gian nên không có sớm, cũng không có muộn, cũng không có tương lai. Đối với Ngài thời gian luôn là hiện tại. Liên kết với Đức Kitô để được luôn sống trong hiện tại và ơn Phục Sinh thuộc về Ngài.

Hành trình đi từ cõi chết đến sự sống là hành trình mỗi người chúng ta đều trải qua. Chết về phần thân xác để sống vinh quang phần tâm linh. Hành trình này gây đau khổ, xót thương như hai chị em Maria và Martha đã trải qua trước khi đón nhận sự sống mới của Lazarô. với đức tin vào Đức Kitô chúng ta tin rằng chết thân xác chỉ là biến đổi từ xác phàm trước khi mặc lấy thân xác vinh hiển. Chết thân xác chỉ là tạm bợ vì tình yêu Chúa cao vời vĩ đại hơn tội lỗi con người.

THI CA SUY NIỆM CHÚA NHẬT TUẦN 5 MÙA CHAY, NĂM A

Lm. Giuse Trần Việt Hùng

28/03/2017

CHÚA NHẬT 5 MÙA CHAY. A (Ga 11:1-45) SỰ SỐNG.

La-gia-rô chết ba ngày, Mồ chôn xác rữa, ai hay phận người. Phàm nhân sống chết ở đời, Tự nhiên theo luật, ơn trời trao ban. Ma-ry tin nhắn nài van, Chúa về thăm bạn, bệnh nan khó lành. Vài ngày lưu lại trong thành, Biết rằng ông chết, du hành hỏi han. Họ hàng thân quyến khóc than, Mar-tha gặp Chúa, kêu van đôi lời, Em con vắn số cuộc đời, Ơn Thầy cứu giúp, chưa rời thế gian. Quyền Thầy cao cả trên ban, Em con đã chết, yên hàn tấm thân. Ra đi tới mộ sát gần, Giê-su thổn thức, thế trần lệ rơi. Thương thay kiếp sống con người, Ngước lên cầu nguyên, tuyệt vời ân thiên. Bước ra khỏi mộ nhãn tiền, La-gia-rô sống, nhân hiền trời ban. Người Ấn Độ có một suy tư nói rằng khi bạn mở mắt chào đời, bạn khóc và mọi người quanh bạn thì vui mừng. Bạn tiếp tục sống cuộc đời riêng tư. Khi bạn nhắm mắt lìa đời. Mọi người chung quanh sẽ khóc thương bạn, nhưng bạn lại vui trong an bình. Câu truyện của ông Lazarô trong bài Phúc Âm hôm nay nhắc nhớ về cuộc đời của mỗi người chúng ta. Có sinh ắt có tử. Sinh ra là chúng ta bắt đầu đi dần tới sự chết. Lazarô chia sẻ cuộc sống như mỗi người chúng ta. Có sinh ra, lớn lên, rồi bệnh hoạn và chết. Khi chết đi đã có nhiều người thương tiếc. Chính Chúa Giêsu và các tông đồ cũng nhớ thương đến nhỏ lệ. Đứng trước sự chết, con người đành bó tay. Một khi đã tắt hơi thở trở về cõi bên kia, khoa học văn minh cũng đầu hàng. Lazarô chết, có nhiều người đến viếng thăm. Người ta đã chôn xác ông ta được ba ngày rồi. Có nghĩa là theo luật tự nhiên xác đã đang rữa thối. Rất may mắn, nơi đây có sự hiện diện của Đấng ban sự sống. Chúa Giêsu chính là nguồn sống. Chúa đã dùng quyền phép mình cho Lazarô chết ba ngày được sống lại. Quyền năng của Chúa cao vượt trí khôn loài người. Không ai có thể hiểu được. Mọi người trố mắt nhìn xem, nhưng không hiểu. Thiên Chúa đứng cạnh bên mà người ta vẫn không nhận ra. Chính Chúa đã phán: “Ta là sự sống và là sự sống lai. Ai tin vào Ta sẽ không phải chết”. Chúng ta thường thấy trên các tấm bia mộ nơi nghĩa trang, đều có ghi tên tuổi và năm tháng ngày sinh và ngày từ trần. Các con số được ghi qua một gạch nối. Cuộc sống dài hay ngắn cũng chỉ có một gạch nối bẳng nhau. Gạch nối là biểu hiệu cho biết thời gian chúng ta đã sống bao lâu trên trần gian. Thật vậy, đời sống dài hay ngắn không quan trọng. Chỉ quan trọng là làm sao chúng ta sống một cuộc đời có ý nghĩa và để lại nhiều mến thương. Chúa Giêsu sau khi bị kết án tử hình trên thập giá và chôn trong mồ, Chúa đã sống lại vinh hiển. Đây chính là niềm hy vọng sống lại ngày sau hết của chúng ta. Chúa Giêsu là đầu chi thể, tất cả chúng ta là chi thể mầu nhiệm của Ngài. Chúa đi trước mở lối cho chúng ta bước theo. Đặt niềm tin tưởng nơi Chúa Kitô phục sinh, chúng ta cũng sẽ được phục sinh với Ngài.

THỨ HAI, TUẦN 5 MÙA CHAY (Ga 8, 1-11). PHẠM TỘI Quả tang phạm tội ngoại tình, Đặt nàng trước mặt, khảo hình xót xa. Thưa Thầy, xin xét tội bà, Có nên ném đá, để mà nêu gương. Giê-su cúi xuống bên đường, Ngón tay viết chữ, vấn vương sự đời. Người ta hạch hỏi đôi lời, Chúa đành lên tiếng, cao vời biết bao. Ai người sạch tội tự cao, Tự mình ném đá, khai mào trước đi. Lặng im tâm trí chai lì, Trẻ con người lớn, thực thi xét mình. Rút lui trật tự bình sinh, Những người tố cáo, thật tình ăn năn. Chúa nhìn thiếu phụ băn khoăn, Thầy không kết án, điều răn giữ tròn.

THỨ BA, TUẦN 5 MÙA CHAY (Ga 8, 21-30). THƯỢNG GIỚI Trời cao Chúa ngự thiên tòa, Hạ thân giáng thế, để mà độ nhân. Rao truyền sứ mệnh gian trần, Hy sinh chịu chết, vô ngần yêu thương. Ngày đi giờ đến khôn lường, Thực hành thiên ý, mở đường quang vinh. Thương nhìn hạ giới sinh linh, Chúa từ thượng giới, dủ tình thương yêu. Ngay từ nguyên thủy thiên triều, Suối nguồn sự sống, huyền siêu cao vời. Ngôi Lời mạc khải cho đời, Quan phòng cứu độ, cho người trần gian. Chúa Cha ân sủng thương ban, Mở đường dẫn lối, đổ tràn phúc ân. Đất trời hòa hợp canh tân Ngôi Con vinh thắng, triều thần hân hoan.

THỨ TƯ, TUẦN 5 MÙA CHAY (Ga 8, 31-42). TỰ DO Các ngươi cứ ở trong Ta, Tin vào sự thật, mưa sa phúc lành. Tâm hồn giải thoát lòng thanh, Tự do sinh sống, thực hành đại bi. Chúng tôi đâu phải nô tỳ, Nhóm dân đáp lại, lầm lì kiêu căng. Nếu ai phạm tội lăng nhăng, Trở thành nô lệ, Sa-tăng dẫn đời. Chúa Con giải thoát con người, Tự do đích thực, gọi mời dấn thân. Tự hào dòng dõi hiền nhân, Ab-ram tổ phụ, dự phần phúc vinh. Tại sao chống đối biểu tình, Ta là nhân chứng, kết tình yêu thương. Cha ông tín thác tựa nương, Mong ngày cứu độ, tán dương Chúa Trời.

THỨ NĂM, TUẦN 5 MÙA CHAY (Ga 8, 51-59). HẰNG HỮU Nếu ai vâng giữ lời Ta, Muôn đời được sống, bên Cha nhân hiền. Những người Do-thái ngạc nhiên, Tiên tri tổ phụ, qui tiên lìa đời. Ab-ram đã chết một thời, Bộ ông cao trọng, hơn người trần ai. Cho rằng thân phận là ai? Xưng mình cao cả, thiên sai từ trời. Các người không biết Ngôi Lời, Đến từ Thiên Chúa, mọi thời chờ mong. Phần Ta thông biết trong lòng, Nguôn ơn phúc cả, theo dòng thời gian. Cha ông nguyện ước miên man, Vui mừng chứng kiến, ơn ban bởi trời. Cha Ta hằng có đời đời, Ta là Con Một, rạng ngời thánh nhan.

THỨ SÁU, TUẦN 5 MÙA CHAY (Ga 10, 31-42). NGÔI CON Nhóm dân ném đá Ngôi Lời, Nhạo cười phỉ báng, tạo khơi mối thù. Lòng dân bao phủ mây mù, Bịt tai la hét, dập trù chính nhân. Chúa làm việc tốt cho dân, Cứu người chữa bệnh, xác thần giải vây. Dạy lời hằng sống dựng xây, Mở đường chân lý, đong đầy tin yêu. Người ta từ chối thiên triều, Cứng lòng phản phúc, đặt điều cáo gian. Diệt trừ nhân chứng Cha ban, Cùng nhau giết chết, mê man thế trần. Hóa thành nhục thể xác thân, Những lời mạc khải, xuất thần cao siêu, Con người dương thế tự kiêu, Chúa đành im lặng, vì yêu hiến mình.

THỨ BẢY, TUẦN 5 MÙA CHAY (Ga 11, 45-56). HY SINH Thành phần quản trị trong ban, Các thầy Thượng tế, họp bàn thực thi, Nhóm người Biệt phái phụ tùy, Đưa vào Công nghị, diễn suy tìm tòi. Đi tìm chứng cớ châm ngòi, Thực thi ý định, dẫn soi trí lòng. Chúng ta xử trí cho xong, Một người phải chết, thỏa lòng ghét ghen. Cai-pha thượng tế thấp hèn, Loại trừ Cứu Chúa, muối men cuộc đời. Xầm xì dư luận dậy khơi, Cố tìm tiêu diệt, kết đời sứ ngôn. Giê-su lặng lẽ ôn tồn, Chu toàn thánh ý, giữ hồn bình an. Xin vâng chén đắng Cha ban, Hiến mình hy tế, gian nan tội hình.

NIỀM TIN TÍN THÁC

Lm Jos Tạ duy Tuyền

Chúa nhật 5 mùa chay, năm A-2017

Người ta hay nói chơi rằng: “đời là bể khổ và qua được bể khổ là qua đời!”. Xem ra cuộc đời là một chuỗi năm tháng dài đầy những khổ đau và mất mát. Bể khổ cuộc đời cứ đan xen trong kiếp người đến nỗi mà cụ Nguyễn Du phải thốt lên rằng:

“Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”

Nhìn trò bãi bể nương dâu ấy con người thường ngậm ngùi nuối tiếc mà than thở:

“Khóc vì nỗi thiết tha sự thế

Ai bày trò bãi bể nương dâu”

Nhưng có người lại hỏi rằng: Đời có thật là “bể khổ” không? Hay chỉ những người nghèo mới khổ, người giầu có tiền rừng bạc biển, “có tiền là có tất cả”, dùng tiền mua được cả vua chúa, kẻ hầu người hạ, muốn gì được nấy, trong nhà thì chăn êm nệm ấm, ra ngoài thì mọi người nể sợ, cuộc đời sướng như thần tiên, có gì là khổ đâu?

Nếu hiểu bể khổ là nỗi đau của những mất mát, những thua thiệt thì giầu nghèo đều có nỗi đau ấy! Có người giầu sang nhưng một cơn gió thoảng họ cũng ra đi để lại tất cả. Có người bị nỗi đau của mất mát tài sản sau thời gian vất vả tiềm kiếm. Có người mải làm giầu mà mất vợ con. Có người bị nỗi đau của thất nghiệp, của nợ nần, của nghèo đói. Có người bị nỗi đau của bệnh tật, của chia ly . . .

Có người nhìn nỗi đau như Trời định để tự an ủi mình. Có người lại nhìn nỗi đau như Trời phạt hay bị Trời bỏ rơi nên oán trách trời đất. Dường như con người hay có cái nhìn đổ lỗi cho Trời. Tất cả cái xui xẻo đều do Trời không thương mình nên đầy đọa, bỏ rời mình. Nếu Trời ủng hộ thì ta đâu có bi cục của bãi bể nương dâu?

Đây cũng là cái nhìn của Matta. Bao lâu nay bà vẫn coi Chúa Giê-su là bạn tâm huyết thì đâu sợ gia đình gặp tai ương. Có Chúa thì đời bà sẽ tránh mọi rủi ro. Nhưng rồi em bà là Lagiaro lại chết. Cái chết tuổi xuân xanh của em khiến bà hụt hẫng mà trách Chúa. “Nếu Thầy ở đây thì em con không chết”. Tiếng bà nuốt nghẹn những nuối tiếc chia ly. Bà không cam lòng khi thấy em mình chết trẻ. Bà càng không hiểu tại sao Thầy Giê-su lại không đến giúp em mình khi nghe tin Lagiaro đau bệnh?

Ở đây chúng ta thấy thái độ của Chúa Giê-su rất điềm đạm và giầu tình thương. Ngài muốn qua biến cố này củng cố thêm đức tin cho Matta. Chúa nói với Matta rằng: “nếu ngay bây giờ con tin thì con vẫn thấy điều kỳ diệu xảy ra”. Việc người chết sống lại là không thể đối với loài người nhưng không khó đối với Thiên Chúa. Thiên Chúa có thể từ hư vô mà tạo thành vạn vật. Thiên Chúa có thể chuyển bại thành thắng. Thiên Chúa có thể phục sinh kể chết vì Ngài là Đấng quyền năng. Thế nên, hãy tín thác nơi Ngài. Ngài có thể giúp con người vượt qua mọi bể dâu cuộc đời.

Matta đã tin và đã thấy việc kỳ diệu. Matta càng xác tín hơn về niềm tin của mình khi bà thưa cùng Chúa: “Thưa Thầy con tin. Con tin Ngài là Đức Ky tô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến trong thế gian”. Và rồi chính nhờ đức tin ấy bà đã “thấy vinh quang Thiên Chúa”.

Cuộc đời hôm nay vẫn còn đó những cái khổ tột cùng của nghèo đói, bệnh tật, chết chóc. . . Con người luôn phải đương đầu với sự dữ. Những bất hạnh rủi ro luôn rình rập và đổ xuống trên cuộc đời chúng ta. Nhìn cuộc đời khổ nhiều hơn vui khiến chúng ta vẫn từng hỏi: Chúa ở đâu sao để cuộc đời luôn giăng đầy sầu đau? Chúa có nhìn thấy những bất hạnh mà con đang gặp phải trong cuộc đời vốn dĩ lắm nổi trôi lại nhiều phiền muộn này?

Bài phúc âm hôm nay, mời gọi chúng ta đặt niềm tín thác vào Thiên Chúa. Thiên Chúa vẫn luôn quan tâm đến chúng ta. Người luôn đi bước trước để an ủi, nâng đỡ chúng ta. Người cũng đang mời gọi chúng ta đặt niềm tin vào Chúa như Matta để trong những biến cố đau thương nhất của cuộc đời chúng ta vẫn có thể thưa lên cùng Chúa: Con tin Chúa có thể làm những điều tốt đẹp nhất cho con.

Đau khổ là một sự dữ. Bất hạnh của cuộc đời là đêm tối của đức tin. Chính trong những bất hạnh đó, chúng ta mới thấy con người thật nhỏ bé, tầm thường, để biết đặt niềm tín thác vào Thiên Chúa. Con người luôn bất lực trước sự dữ, nhưng nếu Thiên Chúa muốn, Ngài có thể giải thoát chúng ta ngay bây giờ khỏi mọi điều sự dữ. Xin Chúa cho mỗi người chúng ta luôn biết đặt niềm tin tưởng cậy trông vào Chúa ngay giữa những gian nan của dòng đời và ngay giữa những bất hạnh của cuộc đời chúng ta. Amen.

Tab 2 content place
Tab 3 content place

[/fruitful_tabs]
[/fruitful_tabs]
[/fruitful_tabs]
[/fruitful_tabs]
[/fruitful_tabs]
[/fruitful_tabs]

 

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*