• thánh vịnh đáp ca video
  • Yêu thương ngay cả kẻ thù-Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
  • Nhất tự luật-Trầm Thiên Thu
  • Tình yêu đáp lại hận thù-<a name=
  • Sống bằng yêu thương-Hồ bạc Xái
  • Hãy yêu thương kẻ thù-Lm Đinh lập Liễm
  • Luôn sống và đối xử nhân hậu với mọi người-Lm. Jude Siciliano, OP
  • Hãy Yêu Kẻ Thù-Lm. John Nguyễn
  • Lòng Khoan Dung-Lm.Jos Tạ duy Tuyền
  • Tình yêu không phải là “thiện cảm” mà là “thiện chí”-Sợi Chỉ Đỏ
  • Tiệc nước trời-Lm Vũđình Tường
  • Vạn nẻo yêu thương để nên hoàn thiện-Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
  • <span style=
  • Yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét mình-Lm Đan Vinh
  • <strong><span style=
  • Hãy sống yêu thương và nên trọn lành- Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  • Luật yêu thương-AM Trần Bình An
  • Tình yêu đáp lại hận thù-Đtgm  Ngô Quang Kiệt
  • Lm Kevin O’Shea CSsR biên-soạn-Mai Tá lược dịch
  • Luật mới-trần ngọc mười hai
  • Title 3

Kính gởi quý vị – đặc biệt là quý ca trưởng

Lời dẫn và Đáp ca bằng Video

Chủ nhật 7 Thường niên – Năm A

https://www.youtube.com/watch? v=0_C1DebQWmI

Và bài Thánh ca của LM La Thập Tự

Rất quý mến

Tamlinhvaodoihttps://www.youtube.com/watch?v=0_C1DebQWmI

YÊU THƯƠNG NGAY CẢ KẺ THÙ

Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

 

Chúa nhật VII Thường niên , năm A Lc 19, 1-2.17-18 1 Co 3, 16-23 Mt 5, 38-48

Yêu thương ngay cả kẻ thù

Ở đời thường chúng ta có cảm tình với những ai hợp chúng ta, ủng hộ, giúp đỡ, yêu thương chúng ta. Ít khi chúng ta yêu những kẻ chống phá, hận thù, ghen ghét chúng ta. Tuy nhiên, Chúa Giêsu, Đấng thiết lập đạo Công Giáo lại có một cái nhìn, một đạo lý hoàn toàn khác, hoàn toàn siêu nhiên “ yêu kẻ thù “.

Vâng, khi Chúa Giêsu dạy giới răn này, đã có nhiều người và rất nhiều người cho rằng đó là chuyện không thể. Yêu bạn hữu, yêu ngay cả kẻ yêu, kẻ đồng môn với mình đã là khó, huống chi yêu thương kẻ thù thì thật khó mà yêu.Tuy nhiên, đó lại là cốt lõi của đạo Công Giáo, đạo tình thương.

Yêu kẻ thù là một thái độ anh hùng. Bởi vì Chúa dạy không được báo thù, không được ăn miếng trả miếng. Luật Cựu Ước dạy :” Hãy yêu đồng loại và ghét kẻ thù “. Trong cách cư xử ở đời, người ta thường phân biệt bạn và thù. Bạn chúng ta là người yêu thương chúng ta, nên chúng ta thường yêu thương họ. Kẻ thù là người chúng ta có quyền ghét bỏ và tiêu diệt vv…Đối xử và phân biệt như vậy vẫn chưa ổn, còn khiếm khuyết, còn bất toàn và còn tạo thêm thù oán. Bởi vì, luật Cựu Ước dạy :” Mắt thế mắt. Răng đền răng “. Chúa Giêsu đến làm cho lề luật trở nên hoàn thiện. Chúa dạy :” Hãy yêu kẻ thù, hãy cầu nguyện cho những người ngược đãi anh em “. Đây là một giới luật tuyệt đỉnh của đạo Công Giáo, tuyệt đỉnh của đức bác ái Kitô giáo. Đây là cốt lõi của Tin Mừng, của đạo tình thương. Chúa dạy chúng ta phải yêu thương mọi người, không được phân biệt đối xử, yêu cả những người thù ghét, bách hại chúng ta. Chúa muốn chúng ta trở nên hoàn thiện như Cha trên trời, Đấng cho mặt trời mọc lên soi sáng cho những người lành cũng như những kẻ bất lương, mưa xuống cho kẻ tốt cũng như kẻ xấu. Chúa còn dạy chúng ta phải sống siêu nhiên, sống cao thượng mới có công phúc, mới được Chúa chúc lành. Bởi vì, nếu chúng ta chỉ yêu thương những người yêu chúng ta thì thật quá dễ, quá thường. Chúng ta phải yêu cả những kẻ không có cảm tình, những kẻ chống phá chúng ta, những kẻ làm hại chúng ta mới thực tốt, thực có phúc. Phần khác nữa như Chúa nói :” Nếu chúng ta chỉ chào hỏi bạn bè, những người thân của chúng ta, chúng ta đâu có hơn được những người ngoại giáo. Chúng ta chỉ yêu những ai thuộc phe chúng ta, thuộc đạo chúng ta, đó chỉ là tình cảm tự nhiên đâu có gì là siêu nhiên, cao quý.

Yêu kẻ thù là dấu chỉ chúng ta là con Thiên Chúa. Chúa yêu thương mọi người, chúng ta là con cái Thiên Chúa, chúng ta cũng phải yêu thương kẻ thù. Mỗi lần yêu thương kẻ thù, tha thứ cho họ là chúng ta càng trở nên giống Thiên Chúa.

Một trong những cách thế tốt đẹp nhất, phương thế hoàn hảo nhất để tiêu diệt hận thù là tha thứ cho những kẻ ghét chúng ta. Biến thù thành bạn. Càng biến thù thành bạn, chúng ta càng giống Thiên Chúa. Chúa đã tha thứ ngay cho những kẻ giết mình, đóng đinh mình vào Thập giá. Chúa đã biến thù thành bạn, thành người thân của mình. Chỉ có tình thương mới xóa bỏ được hận thù. Chỉ có tình thương mới nối kết mọi người lại với nhau. Chúa Giêsu đã sống và thực hiện điều đó. Hận thù sẽ làm chúng ta mất bình an. Tha thứ giúp chúng ta sống hòa bình, sống an bình. Henri Dunant đã sáng lập Chữ Thập Đỏ để xoa dịu nỗi đau thương cho nhiều người không phân biệt bạn và thù.

Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con biết đem yêu thương vào nơi oán thù, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem niềm vui vào chốn ưu sầu vv… Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã yêu thương chúng con khi chúng con đang là tội nhân. Xin giúp chúng con biết vượt khỏi con người ích kỷ của mình, xóa hận thù, đem lại yêu thương cho mọi người không phân biệt bạn và thù, đặc biệt những kẻ làm khổ chúng ta, hận thù, hiềm khích với chúng ta, để chúng ta càng ngày càng trở nên hoàn thiện giống như Cha ở trên trời. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Luật Cựu Ước dạy làm sao đối với kẻ thù ? 2,Chúa Giêsu dạy thế nào về kẻ thù ? 3.Chúa biến lề luật trở nên thế nào ? 4.Muốn biến thù thành bạn phải làm sao ? 5.Hận thù biến chúng ta trở nên thế nào ?

NHẤT TỰ LUẬT

Trầm Thiên Thu

(Chúa Nhật VII TN, năm A)

Tác giả Thánh Vịnh nhận định: “Luật pháp Chúa quả là hoàn thiện, bổ sức cho tâm hồn. Thánh ý Chúa thật là vững chắc, cho người dại nên khôn” (Tv 19:8). Thật là trên cả tuyệt vời!

Luật Chúa tóm tắt thành Thập Giới (Mười Điều Răn), nhưng cũng có thể tóm gọn trong một chữ YÊU – và xin được gọi là Nhất Tự Luật. Thánh Vịnh 119 là Bản Trường Ca đề cao Luật Chúa. Tuân giữ Luật Chúa là một trong các mối phúc: “Hạnh phúc thay ai sống đời hoàn thiện, biết noi theo luật pháp Chúa Trời. Hạnh phúc thay kẻ tuân hành ý Chúa, hết lòng hết dạ kiếm tìm Người” (Tv 119:1-2).

Quốc gia nào cũng có luật pháp, ngay cả một nhóm nhỏ cũng cần có luật pháp – thường gọi là quy luật, quy ước, nguyên tắc, nội quy,… Người đời có luật riêng, Giáo Hội có luật riêng – giáo luật.

Bản chất của luật pháp phản ánh bản chất của nhà nước đặt ra nó, nhà nước kiểu nào thì luật pháp kiểu đó. Chính vì vậy, luật pháp có tính giai cấp. Luật pháp còn có tính xã hội, vì nó chứa đựng các chuẩn mực chung được đa số ủng hộ, nếu không thì luật pháp sẽ bị chống đối. Luật pháp cũng có tính dân tộc, nghĩa là phù hợp với truyền thống, tập quán, giá trị đạo đức của các dân tộc trong đất nước. Bản chất này cho phép luật pháp gần gũi với dân, được dân ủng hộ, do đó mà có hiệu quả điều chỉnh đối với các quan hệ xã hội. Luật pháp cũng có tính thời đại, nghĩa là phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của đất nước, có khả năng hội nhập với luật pháp quốc tế.

Nói về luật pháp, văn hào Victor Hugo (1802-1885, Pháp quốc) xác định: “Với nhân dân, quyền lực duy nhất là luật pháp; với cá nhân, quyền lực duy nhất là lương tâm”. Luật pháp không hề đơn giản, nhà lãnh đạo Mahatma Gandhi (1869-1948, Ấn Độ) nói: “Luật lệ bất công tự nó đã là một dạng bạo lực”.

Văn sĩ Honoré de Balzac (1799-1850, Pháp quốc) đề cập một thực tế phũ phàng: “Luật pháp là mạng nhện mà ruồi lớn thì bay qua còn ruồi con thì mắc kẹt”. Cuộc đời là thế, như tục ngữ Việt Nam cũng nói: “Miệng nhà giàu có gang, có thép”. Cướp giật vài ổ bánh mì vì đói thì bị kết án tù, cướp hàng tỷ đồng thì chỉ “bị” làm kiểm điểm và rút kinh nghiệm; mua hai thớt gỗ thì bị kết tội “phá rừng”, phá cả khu rừng thì được coi là “đại gia”; hại một người thì bị kết án tù, giết cả triệu người thì cho là “vĩ đại”. Những dạng luật pháp như vậy người ta gọi là “luật rừng”. Kinh khiếp quá! Còn chính khách Benjamin Franklin (1706-1790, Hoa Kỳ) lại đề cập tính bất cập: “Luật pháp nghiêm khắc nhất đôi khi là sự bất công trầm trọng nhất”.

Luật pháp của con người chỉ là tương đối, còn luật pháp của Thiên Chúa tuyệt đối và bất biến, đúng như Chúa Giêsu nói rõ: “Trước khi trời đất qua đi,  một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành” (Mt 5:18).

Luật pháp có hai dạng chính: CẤM làm và PHẢI làm hoặc KHUYÊN làm (dạng “phải” thì bắt buộc, dạng “khuyên” thì tùy ý – làm thì có lợi, không làm thì bất lợi). Ngày xưa, Đức Chúa truyền điều này cho ông Môsê: “Hãy nói với toàn thể cộng đồng con cái Ít-ra-en và bảo chúng: Các ngươi PHẢI thánh thiện, vì Ta, Đức Chúa, Thiên Chúa của các ngươi, Ta là Đấng Thánh” (Lv 19:1-2). Rõ ràng “nên thánh” là dạng bắt buộc chứ không tùy ý, và chắc chắn rằng không làm thánh thì làm quỷ. Chỉ có thể chọn MỘT trong hai, không có cách chọn lựa thứ ba.

Đức Chúa mạnh mẽ truyền lệnh thêm: “Ngươi KHÔNG ĐƯỢC để lòng ghét người anh em, nhưng PHẢI mạnh dạn quở trách người đồng bào, như thế, ngươi sẽ KHỎI MANG TỘI vì nó. Ngươi KHÔNG ĐƯỢC trả thù, KHÔNG ĐƯỢC oán hận những người thuộc về dân ngươi. Ngươi PHẢI yêu đồng loại như chính mình. Ta là ĐỨC CHÚA” (Lv 19:17-18). Các mệnh lệnh “không được” (cấm) và “phải” (bắt buộc) rất rõ ràng, rất rạch ròi. Chúng ta không có cách nào để tự biện hộ. Và rồi chỉ có cách YÊU thương để nên THÁNH, rút gọn cho dễ nhớ là YÊU – THÁNH.

Chỉ có một cách, một lối, một hướng, một quyết định, nhưng không có nghĩa là bị triệt buộc, vì Thiên Chúa vẫn cho chúng ta hoàn toàn tự do chọn lựa. Hiểu được như vậy thì không thể không yêu. Tác giả Thánh Vịnh đã yêu nên không thể im lặng, mà phải chia sẻ và mời gọi người khác cùng yêu, cùng tôn vinh Thiên Chúa: “Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi, toàn thân tôi, hãy chúc tụng Thánh Danh! Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi, chớ khá quên mọi ân huệ của Ngài. Chúa tha cho ngươi muôn ngàn tội lỗi, thương chữa lành các bệnh tật ngươi. Cứu ngươi khỏi chôn vùi đáy huyệt, bao bọc ngươi bằng ân nghĩa với lượng hải hà” (Tv 103:1-4). Vâng, Thiên Chúa quá tốt lành hơn mức chúng ta có thể tưởng tượng. Kỳ diệu quá chừng!

Thật vậy, “Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Ngài chậm giận và giàu tình thương” (Tv 103:8), mặc dù chúng ta luôn nổi loạn và vô ơn bạc nghĩa. Chỉ có ý sám hối là Ngài tha thứ ngay, và “Ngài không cứ tội ta mà xét xử, không trả báo ta xứng với lỗi lầm” (Tv 103:10). Chúng ta có tha cho ai lầm lỗi nào thì nhớ dai lắm, đôi khi còn “nhắc đi nhắc lại” để chứng tỏ mình tốt bụng, nhưng Thiên Chúa không như vậy, Ngài tha rồi quên luôn, không còn biết quá khứ của chúng ta thế nào, Ngài chỉ biết hiện tại của chúng ta là người đã sám hối và mong tương lai của chúng ta sẽ trong sạch. Về tội lỗi trong quá khứ của chúng ta, Thiên Chúa có cách quên thế này: “Như đông đoài cách xa nhau ngàn dặm, tội ta đã phạm, Chúa cũng ném thật xa ta. Như người cha chạnh lòng thương con cái, Chúa cũng chạnh lòng thương kẻ kính tôn” (Tv 103:12-13). Tội nhân bỗng trở thành chính nhân, sống đời chính nhân chính là trở nên thánh nhân. Nhưng được như vậy là nhờ hồng ân thương xót của Thiên Chúa, chứ chúng ta chẳng làm được gì “đáng công”, vì thế đừng vội khoe mẽ khi làm được điều gì đó có vẻ “hơn” người khác một chút!

Tại sao phàm nhân chúng ta PHẢI nên thánh? Thánh Phaolô đặt vấn đề: “Nào anh em chẳng biết rằng anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa, và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao?” (1 Cr 3:16). Cách nói nghi vấn đã có câu trả lời, đó là dạng xác định mạnh mẽ. Bảo vệ một cái cây không chỉ là không phá hại mà còn phải chăm sóc, vui xới. Với Đền Thờ bằng vật chất cũng vậy, ngoài việc bảo trì chúng ta còn phải tu sửa. Thánh Phaolô nói rõ: “Vậy ai phá huỷ Đền Thờ Thiên Chúa thì Thiên Chúa sẽ huỷ diệt kẻ ấy. Vì Đền Thờ Thiên Chúa là nơi thánh, và Đền Thờ ấy chính là anh em” (1 Cr 3:17). Câu này cũng có thể hiểu về việc bảo vệ sự sống (phò sinh – pro-life). Phá thai, giết người hoặc hành hạ người khác là phạm tội phá hủy Đền Thờ Thiên Chúa, và chắc chắn Thiên Chúa sẽ hủy diệt bất cứ ai dám phá hủy sự sống.

Thánh Phaolô khuyên: “Đừng ai tự lừa dối mình. Nếu trong anh em có ai tự cho mình là khôn ngoan theo thói đời thì hãy trở nên như điên rồ, để được khôn ngoan thật. Vì sự khôn ngoan đời này là sự điên rồ trước mặt Thiên Chúa, như có lời chép rằng: Chúa bắt được kẻ khôn ngoan bằng chính mưu gian của chúng. Lại có lời rằng: Tư tưởng kẻ khôn ngoan, Chúa đều biết cả: thật chỉ như cơn gió thoảng ngoài” (1 Cr 3:18-23). Thánh nhân bảo chúng ta đừng ảo tưởng, đừng sống trên mây trên gió, đồng thời cũng bảo chúng ta đừng giả hình, mà hãy sống thực tế với đức tin của chính mình.

Trong trình thuật Mt 5:38-48, Chúa Giêsu dạy chúng ta hai điều: [1] CHỚ trả thù (tương đương Lc 62:9-30), [2] PHẢI yêu kẻ thù (tương đương Lc 6:27-28, 32-36). Một điều CẤM và một điều BẮT BUỘC.

Phần một, Mt 5:38-42 đề cập điều cấm: “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Mắt đền mắt, răng đền răng. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: ĐỪNG chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa. Nếu ai muốn kiện anh để lấy áo trong của anh thì hãy để cho nó lấy cả áo ngoài. Nếu có người bắt anh đi một dặm thì hãy đi với người ấy hai dặm. Ai XIN thì hãy CHO; ai muốn vay mượn thì ĐỪNG ngoảnh mặt đi”.

Chúa Giêsu CẤM trả thù, tức là PHẢI tha thứ. Gương tha thứ điển hình là Thánh Maria Goretti đã tha thứ cho Alessandro, kẻ đã sát hại mình; và Thánh GH Gioan Phaolô II, khi còn sinh thời, ngài đã bị Mehmet Ali Ağca – thành viên của tổ chức Grey Wolves (Sói Xám, thuộc nhóm Hồi giáo cực đoan) – ám sát tại quảng trường Thánh Phêrô hồi năm 1981, sau đó ngài đã đích thân đến tận nhà tù để tha thứ cho hắn. Tất nhiên gương tha thứ vĩ đại nhất là Chúa Giêsu: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23:34).

Tha thứ là điều không dễ, nhất là khi vấn đề nghiêm trọng, thế nhưng PHẢI tha thứ cho nhau, có như thế thì mới có thể nên thánh. William Arthur Ward (1921–1994, nhà giáo dục người Mỹ) nhận định: “Trước khi cầu nguyện, hãy tha thứ – Before you pray, forgive”. Ý tưởng rất phù hợp với ý Chúa, vì Chúa Giêsu đã có lần cảnh báo: “Nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình” (Mt 5:23-24).

Phần hai, Mt 5:43-48 đề cập điều bắt buộc: “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy YÊU kẻ thù và CẦU NGUYỆN cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính. Vì NẾU anh em yêu thương kẻ yêu thương mình thì anh em nào có công chi? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao? Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, anh em có làm gì lạ thường đâu? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao? Vậy anh em hãy nên HOÀN THIỆN như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện”.

Rõ ràng, rạch ròi, chi tiết. Tha thứ cũng chưa đủ, còn phải yêu thương và cầu nguyện cho những người ghét mình, đối lập với mình. Kể cũng “căng” lắm đấy, nhưng các thánh đã làm được, dù các ngài cũng là phàm nhân như chúng ta, thế thì chúng ta cũng làm được – nếu thực sự muốn nên thánh.

Thánh Luật của Thiên Chúa là Nhất Tự Luật: YÊU. Và Luật Yêu cũng là Đệ Nhất Luật. Thật vậy, Kinh Thánh đã xác định: “Yêu thương là chu toàn lề luật” (Rm 13:10). Điều này cũng được đề cập trong Rm 13:8, Gl 6:2, Gc 2:8.

Lạy Thiên Chúa là Tình Yêu vĩnh hằng, xin giúp con biết chạnh lòng thương bằng cách thức thưng xót của Ngài, xin giúp con cố gắng trở nên khí cụ yêu thương và bình an để Ngài sử dụng theo Tôn Ý Ngài. Con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu, Đấng cứu độ nhân loại. Amen.

TÌNH YÊU ĐÁP LẠI HẬN THÙ

Đtgm Ngô Quang Kiệt.

Ngày Lễ Lá cho ta chứng kiến những đổi thay bất ngờ của cuộc đời và của lòng người. Dân chúng vừa mới hân hoan cầm cành lá đón tiếp Chúa đã lập tức quay lại la ó kết án Chúa. Chúa Giêsu vừa mới long trọng vào thành như một ông vua nay đã phải đứng trước toà Philatô như một tử tội. Giuđa vừa ăn chung một bánh, uống chung một chén với Thầy đã vội vàng ra đi nộp Thầy. Các môn đệ vừa mới ngồi đồng bạn với Thầy nay đã bỏ trốn. Phêrô vừa mới hăng hái thề sống chết bên Thầy đã mau chóng hèn nhát chối Thầy.

Những biến cố dồn dập, những đợt sóng thù hận giận dữ dâng cao đến tột đỉnh như muốn nghiền nát Chúa Giêsu. Nhưng Người vẫn luôn giữ được tâm hồn bình an thanh thản, thái độ quan tâm ân cần và trái tim chan chứa yêu thương.

Trước hết ta thấy Người thanh thản và chủ động bước vào cuộc Thương khó khi Người nói với các môn đệ: “Thầy ước ao dự bữa tiệc Vượt qua với các con”. Trước cái chết ai cũng run sợ. Nếu chết là hết thì cái chết thật là đáng sợ. Nhưng với Chúa Giêsu, chết là về cùng Chúa Cha. Người yêu mến Chúa Cha, khao khát kết hiệp với Chúa Cha, nên Người thanh thản bước vào cuộc khổ nạn để được về cùng Cha.

Quân lính hung hãn đến bắt Chúa Giêsu, nhưng Người vẫn hiền hoà không kháng cự. Bị vây bọc trong bầu khí sát máu, Người vẫn cư xử với lòng nhân hậu khoan dung. Không lo cho an nguy của bản thân, giữa lúc khó khăn khốn đốn vẫn mở rộng bàn tay nhân ái chữa lành vành tai bị đứt của người đày tớ vị thượng tế.

Khi Giuđa đến hôn mặt Chúa Giêsu, Người vẫn đối xử một cách lịch sự, tế nhị. Đối lại tội phản nghịch tày trời, Người chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở, hy vọng đánh thức lương tâm người học trò mê tiền mà đi đến phản bội.

Lúc đang xét xử, dù phải chịu nhục nhã cay đắng, Người vẫn quan tâm đưa mắt nhìn Phêrô. Vị đại diện các môn đệ, sau khi chối Thầy, đã nhận được ánh mắt âm thầm của Thầy. Ánh mắt hiền dịu mà đau khổ. Ánh mắt trách móc thì ít mà tha thiết van xin thì nhiều. Ánh mắt nhân từ tha thứ đã khiến Phêrô ray rứt khôn nguôi.

Trên đường lên Núi Sọ, dù vai phải mang cây thánh giá nặng nề, dù bản thân yếu mệt và tủi nhục, Người vẫn còn đứng lại an ủi những người phụ nữ khóc lóc, an ủi đám dân đã tố cáo, đã kết án Người.

Trên thập giá, lúc đớn đau đã thấm vào đến tận xương tuỷ, lúc sức lực đã cạn mòn, Người vẫn còn quan tâm lắng nghe người trộm lành.

Còn hơn thế nữa, Người tha thứ cho những sĩ quan, những binh lính đã hành hàn. Người không chỉ tha thứ mà còn cầu nguyện xin Chúa Cha tha cho tất cả mọi người có dính líu vào việc xử án Người.

Tình yêu thương của Người là làn ánh sáng xé tan bóng đêm thù hận, chiếu soi cả những người ghét ghen. Tình yêu thương của Người giống như loài gỗ quý nhuốm cả hương thơm vào lưỡi búa đã đốn ngã nó (Fulton Sheen). Tình yêu của Người như đoá hoa sen. Bùn lầy có dậy lên cũng không nhiễm được vào đoá hoa tinh khiết thánh thiện. Tình yêu của Người là tình yêu nguyên tuyền không vẩn một chút oán hờn giận ghét, vượt lên trên tất cả những hận thù, nhỏ nhen, hèn nhát, phản bội. Giữa những hung hãn tàn bạo, Người vẫn yêu thương. Giữa những phản bội, Người vẫn tha thứ. Tình yêu của Người đã thắng.

Lạy Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhường trong lòng, xin uốn lòng con nên giống Trái Tim Chúa. Amen.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

  1. Thời nay người ta thay đổi tất cả thật nhanh chóng. Thay đổi quần áo, giầy dép, điện thoại và cả bạn bè, vợ chồng nữa. Bạn có bị cuốn theo nếp sống thay đổi nhanh chóng này không?
  2. Tình yêu của Chúa Giêsu đã chiến thắng. Bạn hiểu điều này thế nào qua cuộc thương khó của Chúa?
  3. Đạo Công giáo là đạo bác ái. Bạn sống đạo như thế nào khi bị phản bội, bị oan ức và thiệt thòi?

SỐNG BẰNG YÊU THƯƠNG

Hồ bạc Xái

  1. DẪN VÀO THÁNH LỄ

Anh chị em thân mến

Ở đời này, và cả ở đời sau, không có gì quan trọng cho bằng tình yêu. Hạnh phúc chính là yêu và được yêu lại. Nhưng chắc gì chúng ta đã hiểu đúng về tình yêu. Trong Thánh Lễ này, Lời Chúa sẽ dạy chúng ta điều quan trọng đó. Chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta hiểu và thực thi yêu thương trong cuộc sống chúng ta.

  1. GỢI Ý SÁM HỐI

– Chúng ta yêu thương một số người, nhưng đồng thời cũng ghét bỏ nhiều người khác.

– Chúng ta muốn người ta yêu thương mình, nhưng mình lại không yêu thương người khác.

– Đặc biệt chúng ta nuôi dưỡng lòng ganh ghét, hận thù, là điều hoàn toàn đi ngược lại lời dạy của Chúa.

III. LỜI CHÚA

  1. Bài đọc I(Lv 19,1-2.17-18) :

Sách Lêvi là một bộ sưu tập những khoản luật rất cổ xưa, trong đó các chương từ 17 đến 25 (đoạn được trích đọc hôm nay nằm trong phần này) được gọi là “Bộ luật về sự thánh thiện”.

Vấn đề căn bản được đặt ra trong bộ luật này là : Thiên Chúa là thánh, con người là tội lỗi. Vậy làm thế nào con người tội lỗi như chúng ta có thể đến gần Thiên Chúa thánh thiện được ?

Câu trả lời tuy rất đơn giản nhưng lại rất sâu sắc : Hãy sống yêu thương như chính Thiên Chúa đã yêu thương. Sách Lêvi diễn tả cuộc sống yêu thương theo hai phương diện :

– Phương diện tiêu cực là “Ngươi sẽ không thù ghét anh em ngươi… Ngươi sẽ không báo oán, không cưu thù với con cái dân ngươi”.

– Phương diện tích cực là “Ngươi hãy yêu mến đồng loại ngươi như chính mình ngươi”.

Chúng ta hãy chú ý : đối tượng của lòng yêu thương là “anh em ngươi, con cái dân ngươi, đồng loại ngươi”. Những kiểu nói đó đều chỉ về dân Israel. Điều này có nghĩa là lòng yêu thương trong Cựu Ước còn giới hạn nơi những người Israel với nhau.

  1. Đáp ca (Tv 102) :

Thánh vịnh này ca tụng tình thương của Thiên Chúa, thể hiện qua những nét : ban ân huệ, tha thứ, cứu chữa, chuộc mạng, thương xót và nhân ái. Ngài yêu thương loài người như Cha thương con cái.

  1. Tin Mừng(Mt 5,38-48) :

Đức Giêsu đã nói ở phần đầu bài giảng trên núi là giáo huấn của Ngài hoàn thiện Luật cũ. Trong bài đọc I, chúng ta đã thấy Luật về sự thánh dạy phải yêu thương, nhưng lòng yêu thương ấy chỉ giới hạn trong những người Israel với nhau. Còn trong bài Tin Mừng này, Chúa Giêsu dạy phải mở rộng yêu thương đến kẻ thù nữa.

– Theo tinh thần Cựu Ước, người ta có quyền trả đũa “Mắt đền mắt, răng thế răng”. Còn theo giáo huấn của Đức Giêsu thì đừng trả đũa nhưng hãy nhường nhịn.

– Theo tinh thần Cựu Ước, người ta chỉ yêu thương người đồng bào. Còn theo giáo huấn của Đức Giêsu thì hãy yêu thương thù địch và lấy ơn để báo oán.

Lý do của lòng yêu thương bao la ấy là chúng ta phải noi gương Thiên Chúa là Cha chúng ta ở trên trời, “Đấng làm cho mặt trời mọc lên trên người lành cũng như kẻ dữ, làm cho mưa xuống trên người công chính lẫn kẻ bất lương”.

Như thế, giáo huấn về yêu thương của Đức Giêsu thể hiện đúng nguyên tắc mà Luật về sự thánh trong sách Lêvi đã đề ra : “Các ngươi hãy nên thánh, vì Ta là Đấng Thánh”.

  1. Bài đọc II(1 Cr 3,16-23) (Chủ đề phụ) :

Ôn lại những đoạn được trích đọc các Chúa nhựt trước : Tín hữu Côrintô tự hào mình khôn ngoan nên chia rẽ nhau, nhóm thì theo Phaolô, nhóm khác theo Apollô, nhóm khác nữa theo Kêpha (tức Phêrô).

Thánh Phaolô nói cho họ biết rằng tất cả là Đền thờ của Thiên Chúa, một thể thống nhất liên kết với nhau. Do đó họ không nên dựa vào sự khôn ngoan để kình chống nhau, làm hại đến tính thống nhất của giáo đoàn.

  1. GỢI Ý GIẢNG
  2. Thế nào là thánh?

Trong các bài đọc hôm nay, chúng ta nghe được hai lời kêu gọi nên thánh như Thiên Chúa : “Các ngươi hãy nên thánh, vì Ta là Đấng Thánh” (bài đọc I) ; “Các con hãy nên trọn lành như Cha các con ở trên trời là Đấng trọn lành” (Bài Tin Mừng).

Thánh là thế nào ?

Người ta thường hình dung vị thánh là một người khổ hạnh, xa lánh thế gian, chuyên chăm đọc kinh cầu nguyện… Vì hình dung như thế, người ta ngưỡng mộ các vị thánh nhưng không thích làm thánh.

Bài đọc I và bài Tin Mừng hôm nay hình dung vị thánh một cách rất dễ thương, dễ thích : Thánh là người cố gắng giống Chúa. Mà vì Chúa là tình yêu cho nên thánh là người sống yêu thương, chẳng những yêu thương những người thân cận với mình, mà còn yêu thương cả những kẻ thù ghét mình.

Một vị thánh như thế, ai mà không thích ? Hình ảnh một vị thánh như thế, ai mà không muốn trở thành ? Và những người thánh như thế, xã hội nào mà không cần đến ?

  1. Mắt đền mắt, răng thế răng

Toàn văn của khoản luật trả đũa được ghi trong sách Xuất hành (Xh 21,24) như sau : “Mắt đền mắt, răng đền răng, tay đền tay, chân đền chân, phỏng đền phỏng, bầm đền bầm, sưng đền sưng”. Mục đích của khoản luật này là tuy cho phép trả đũa nhưng giới hạn sự trả đũa đúng mức bị gây hại : kẻ thù làm mình hư một mắt, mình có thể trả đũa làm cho nó hư lại một mắt (không được hai) ; nó đánh mình bầm, mình có thể đánh nó bầm lại (không được hơn)…

Một điều đáng buồn là ngay trong thời đại Tân Ước này, nhiều người chẳng những chưa giữ được giới hạn tối thiểu của luật Cựu Ước mà còn tệ hơn thế nhiều. Họ sống theo luật “Hòn đất ném đi, hòn chì ném lại”. Hãy nhìn tình hình xung đột bên Trung Đông giữa Palestine và Israel : một người của bên này bị bắn tỉa chết là liền sau đó một làng của bên kia bị máy bay bên này ném bom. Trên bình diện nhỏ hơn : hai đứa trẻ đánh nhau kéo theo hai gia đình xung đột với nhau ; khi hai người cãi nhau, người này chửi một câu thì người kia đáp lại ba câu ; người này nói “Cha mầy” thì người kia đáp lại “Tổ tiên sư mầy”…

Làm thế nào để chấm dứt xung đột ? Cách giải quyết “Mắt đền mắt răng đền răng” rất khó dừng lại ở giới hạn hợp lý mà thường có khuynh hướng leo thang trả đũa. Còn nếu giải quyết bằng cách “Hòn đất ném đi hòn chì ném lại” thì xung đột càng leo thang nhanh hơn.

Đến đây chúng ta mới thấy giáo huấn của Đức Giêsu rất khôn ngoan. Xung đột chỉ chấm dứt được khi một bên chịu nhường nhịn. Nhường nhịn không có nghĩa là mình yếu, mình thua, nhưng là mình đang cố gắng nên thánh như Thiên Chúa ở trên trời là Đấng thánh.

  1. Yêu thương kẻ thù không phải là thiện cảm, mà là thiện chí

Martin Luther King là một mục sư da đen, người đã đấu tranh để người da đen không còn bị người da trắng ngược đãi. Ông có một cách hiểu rất dễ chấp nhận về lời Chúa Giêsu dạy “Hãy yêu thương kẻ thù”, như sau :

“Trong Tân Ước, chúng ta thấy từ Agapè được dùng để chỉ tình yêu. Đó chính là tình yêu dồi dào không đòi một đáp trả nào hết. Các nhà thần học nói đó là tình yêu Thiên Chúa được thực hiện nới tâm hồn con người. Khi vươn lên một đỉnh tình yêu như vậy, chúng ta sẽ yêu hết mọi người, không phải vì chúng ta có thiện cảm với họ, cũng không phải vì chúng ta đánh giá cao lối sống của họ. Chúng ta yêu thương họ vì Thiên Chúa yêu thương họ. Đó chính là ý nghĩa lời Đức Giêsu dạy “Anh em hãy yêu thương kẻ thù”. Phần tôi,tôi sung sướng vì Ngài đã không nói “Anh em hãy có thiện cảm với kẻ thù của anh em” bởi vì có những người mà tôi khó có thiện cảm nổi. Thiện cảm là một xúc cảm. Tôi không thể có xúc cảm với người đã ném bom vào gia đình tôi. Tôi không thể có thiện cảm với người bóc lột tôi. Tôi không thể có thiện cảm với người đè bẹp tôi dưới sự bất công. Không, không thể có một thiện cảm nào đối với người đêm ngày đe dọa giết tôi. Nhưng Đức Giêsu nhắc tôi rằng tình yêu còn lớn hơn thiện cảm, rằng tình yêu là thiện chí biết cảm thông, có tính sáng tạo, cứu độ đối với hết mọi người” (Trích bởi Fiches dominuicales, Năm A, trang 201)

  1. Mảnh suy tư

– Khi đọc lịch sử người ta rất buồn, không phải buồn vì những tội ác mà những kẻ ác đã phạm, cho bằng vì những sự trừng phạt mà người lành phải gánh chịu ; và một cộng đoàn trở nên hung ác không phải do những tội ác thỉnh thoảng xảy ra cho bằng do thói quen xử dụng hình phạt. (Oscar Wilde)

– Tha thứ giống như cái gì ? Giống như mùi hương mà bông hoa tỏa ra khi nó bị giẫm nát.

  1. Lời cầu nguyện cuối ngày

Lạy Chúa

mỗi ngày khi chúng con đi ngủ là đi vào một cái chết nho nhỏ

để chịu một cuộc phán xét nho nhỏ về một ngày vừa qua.

Ước gì khi đó từng điều lầm lỗi của chúng con đều đã được tha thứ,

và từng điều không thánh thiện của chúng con đều đã được thánh hóa.

Xin đừng để còn một điều gì đi theo chúng con vào giấc ngủ mà chưa được tha thứ và thánh hóa.

Có như thế chúng con mới luôn sẵn sàng cho cuộc tái sinh vào cõi đời đời,

chúng con dám nhìn về phía trước với ánh mắt chan chứa tình yêu và hy vọng

và có thể đứng vững trước mặt Chúa là Đấng vừa là quan tòa vừa là Đấng cứu độ chúng con, một quan tòa thánh thiện và một đấng cứu độ yêu thương. (Đức Giám Mục Appleton)

  1. Chuyện minh hoạ

a/ Trả thù

Một thanh niên trong làng bị lăng mạ cách thậm tệ. Anh vội vàng đến mục sư kể cho ông nghe và muốn đi trả thù ngay.

– Tốt hơn, con nên về nhà.

– Nhưng con bị nhục mạ.

– Vậy thì con càng nên về nhà ngay lúc này. Sự nhục mạ cũng giống như bùn.

– Đúng thế. Con sẽ làm sạch nó.

– Này con, có một điều con có thể học hỏi tốt ngay bây giờ và sau này : Bùn được gạt sạch dễ dàng khi nó khô.

b/ Tiêu diệt kẻ thù

Một hoàng đế Trung hoa tuyên bố sẽ tiêu diệt hết các kẻ thù. Nhưng ít lâu sau, thần dân thấy nhà vua đi lại, ăn uống với kẻ thù trước kia.

– Chẳng phải ngài đã từng nói là sẽ tiêu diệt hết kẻ thù ?

– Đúng, ta đã tiêu diệt hết kẻ thù, vì ta đã biến họ thành bạn bè của ta.

  1. LỜI NGUYỆN CHO MỌI NGƯỜI

CT : Anh chị em thân mến

Chúng ta hãy cầu xin Chúa dùng tình yêu Đức Kitô mà thiêu đốt lòng chúng ta. Và chúng ta hãy dâng lên Chúa những lời cầu xin tha thiết sau đây :

1- Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho Hội Thánh luôn luôn dùng tiếng nói tình thương để giới thiệu Đức Kitô là Đấng Thiên sai, là Người Tôi Tớ đau khổ và là Con Thiên Chúa.

2- Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho ánh sáng Chúa Kitô được chiếu tỏa trên mọi dân tộc và mang ơn cứu độ đến cho mọi người.

3- Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho mọi kitô hữu đã lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần, luôn luôn theo sự hướng dẫn của Ngài mà bền tâm theo tiếng gọi trọn lành của Chúa.

4- Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho việc tham dự Thánh lễ Chúa nhật hôm nay trở nên nguồn mạch tình thương và ơn cứu độ cho tất cả mọi người trong xứ đạo chúng ta.

CT : Lạy Chúa, Ngài hằng ban phát mọi ơn lành. Xin nghe lời chúng con khẩn nguyện mà soi dẫn cho biết những gì là ngay chính, và giúp cho đủ sức thi hành những việc ấy. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.

HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ

Lm Đinh lập Liễm

  1. DẪN NHẬP

Ngày xưa, Thiên Chúa đã truyền cho ông Maisen nói với dân chúng :”Các ngươi phải nên thánh vì Ta là Đấng thánh”, vì Israel là dân ưu tuyển của Thiên Chúa nên họ phải nên thánh thì mới xứng đáng với danh hiệu ấy. Ngày nay, qua bí tích rửa tội chúng ta trở thành dân Israel mới, dân thánh của Thiên Chúa, nên Đức Giêsu phán :”Các con hãy nên hoàn thiện như Cha các con trên trời là Đấng hoàn thiện”. Đó là mệnh lệnh Đức Kitô đòi buộc chúng ta phải thi hành. Một khi đã trở nên con cái Thiên Chúa, chúng ta phải tìm cách nên giống Ngài.

Phải chăng đây là một thách thức khó khăn ? Thật vậy, chúng ta không thể nào hoàn thiện như Thiên Chúa nhưng Chúa không đòi hỏi chúng ta  phải làm điều quá sức vì theo nguyên tắc :”Nemo ad impossibile tenetur” :  không ai bị buộc phải làm điều không có thể.   Điều Ngài muốn, đó là chúng ta cố gắng tiến gần đến sự hoàn thiện theo sức của mình. Hãy gắng sức thực thi những điều phải làm nhất là trong lãnh vực yêu thương tha nhân.

Trong Cựu ước cũng như trong Tân ước đều có luật yêu thương tha nhân : “Hãy yêu tha nhân như chính mình ngươi”. Hôm nay, Đức Kitô nói với chúng ta hãy theo gương Ngài, thúc đẩy tình yêu ấy đến mức độ anh hùng : đặc biệt là tha thứ cho kẻ thù và lấy ân báo oán. Như vậy “Các con sẽ là con Cha trên trời, Đấng cho mặt trời chiếu soi kẻ dữ cũng như người lành, và cho mưa trên người công chính cũng như kẻ bất lương”.

  1. TÌM HIỂU LỜI CHÚA   

 

Bài đọc 1 : Lv 19,1-2.17-18  

Sách Lêvi là bộ sưu tập những khoản luật rất cổ xưa, trong đó các chương từ 17 đến 25 (đoạn được trích đọc hôm nay nằm trong phần này) được gọi là “Bộ luật về sự thánh thiện”.

Tác giả sách Lêvi nhắc nhở cho người Do thái biết rằng họ là dân riêng của Thiên Chúa, dân được ưu tuyển, họ được kêu mời phải nên thánh vì “Thiên Chúa là Đấng thánh”. Lời kêu gọi nên thánh này buộc họ phải sống yêu thương tha nhân như chính mình, tình yêu thương không được giới hạn trong dân tộc mình mà phải lan tỏa đến các dân tộc khác nữa.

Sách Lêvi diễn tả cuộc sống yêu thương theo 2 phương diện :

– Phương diện tiêu cực là “ngươi sẽ không thù ghét anh em ngươi… ngươi sẽ không báo oán, không cưu thù với anh em ngươi”.

– Phương diện tích cực là “ngươi hãy yêu mến đồng loại như chính mình ngươi”.

Điều luật này đã được Đức Kitô lấy lại và đưa tới chỗ hoàn hảo là dạy yêu thương cả kẻ thù.

Bài đọc 2 : 1Cr 3,16-23  

Một số người ở cộng đoàn Corintô tự cho mình là kẻ khôn ngoan, có đường lối riêng biệt với những lời hoa mỹ, nên đã gây ra sự chia rẽ trong cộng đoàn.

Thánh Phaolô nhắc nhở cho các tín hữu Corintô nhớ rằng cộng đoàn của họ là đền thờ thiêng liêng có Chúa Thánh Thần vẫn hoạt động.  Vậy phải coi chừng đừng để cho các lý thuyết sai lạc phá vỡ tính hiệp nhất và sự đoàn kết, gây hoang mang bất ổn cho cộng đoàn.

Bài Tin mừng : Mt 5,38-48 

Đức Giêsu đã khẳng định Ngài đến không phải để phá bỏ Lề Luật và giáo huấn các tiên tri, nhưng đến làm cho nó được hoàn hảo và mới mẻ hơn (Bài Tin mừng tuần trước), Vì thế Đức Giêsu đòi hỏi các môn đệ phải biết yêu thương, gạt bỏ tính thù oán và thay vì lấy ác báo ác thì hãy lấy ân đền oán.

Ngài bắt đầu bằng cách kết án luật công bình tức luật trừng phạt cân xứng :”Mắt đền mắt, răng đền răng”, mặc dầu nó tôn trọng sự công bình chặt chẽ. Người Kitô hữu phải vượt lên trên sự câu nệ lề luật.

Hơn thế nữa, Ngài đòi buộc các môn đệ, không chỉ đừng thù oán, nhưng còn phải yêu kẻ thù và còn làm ơn cho họ nữa.  Lý do lòng yêu thương bao la ấy là chúng ta phải noi gương Thiên Chúa là Cha chúng ta ở trên trời “Đấng làm cho mặt trời mọc lên trên người lành cũng như kẻ dữ, làm cho mưa xuống trên người công chính lẫn kẻ bất lương”.

 

  1. THỰC HÀNH LỜI CHÚA

Hãy sống đời hoàn thiện

  1. GIỚI LUẬT YÊU THƯƠNG  

1- Luật yêu thương trong Kitô giáo  

  1. a)Trong Cựu ước: Luật cũ Lêvi 19,18 dạy yêu tha nhân. Theo quan niệm của người Do thái, tha nhân là những người đồng chủng, nghĩa là chỉ người Do thái. Còn tất cả mọi người khác là ngoại bang, là kẻ thù, không được thương mà cũng không được giúp.

Trong luật không dùng tới chữ “ghét” (ghét thù địch) song dễ hiểu như vậy. Việc ghét thù địch này suy diễn ra tữ những bản văn khuyên xa tránh dân ngoại (Đnl 20,13-17; 23,4-5; 25,17-19). Người Do thái từ chối mọi liên đới với người không cắt bì, vì cho rằng họ không có bổn phận gì về công bằng với người ngoại. Có thể đánh lừa, ăn trộm, mà không phải áy náy gì hết.

  1. b) Trong Tân ước: Đức Giêsu đã tuyên bố Ngài đến không phải để phá bỏ luật cũ nhưng đến để kiện toàn nó, làm cho nó nên hoàn hảo hơn. Vì thế, theo giáo huấn của Đức Giêsu về luật yêu thương tha nhân, thì sự bao dung đại lượng còn phải đi tới chỗ yêu thương  thù địch nữa.

Luân lý của người Do thái xưa chỉ buộc yêu thương những người gần gũi, nghĩa là những người đồng chủng, đồng bào, đồng tín ngưỡng với mình.  Nhưng nay Đức Giêsu dạy phải yêu thương hết mọi người, vì mọi người là anh em với nhau như người ta thường nói :”Tứ hải giai huynh đệ” : bốn bể anh em một nhà.

  1. Luật Talion (luật báo thù)  

 

Ngày xưa dân Do thái cũng như dân ngoại đối xử với nhau quá mức trong việc trả thù. Ví dụ : Cain báo thủ 7 lần, Lamek báo thù 70 lần 7 (St 4,15; 4,17-24) : vì bị thương, ta giết một người; ta trầy da, một nam nhi toi mạng (Kn 4,23-24).

Nhưng khi luật Talion ra đời, luật này qui định một hình phạt tương đối với thiệt hại đã gây ra.

Đức Giêsu khởi sự bằng cách trích dẫn luật cổ nhất thế gian : mắt đền mắt, răng đền răng, luật ấy gọi là  Lex talionis (luật báo thù).  Nó xuất hiện trong bộ luật cổ nhất gọi là luật của Hammurabi, vị hoàng đế trị vì Babylon từ năm 2285-2242 TC.

Luật Hammurabi phân biệt cách đối xử kỳ lạ giữa người quí phái và công nhân :  nếu một người gây cho người quí phái mất con mắt thì người ấy sẽ phải mất một mắt.  Nếu người ấy làm thương tật người quí phái thì người ta sẽ làm thương tật người ấy. Nếu người ấy làm cho người nghèo mất một mắt hoặc phá hoại một tứ chi của người nghèo, người ấy phải trả một mina bạc… Nếu người nào làm cho người ngang hàng gẫy răng, thì người ta cũng làm cho người ấy rụng lại một răng. Nếu người nào làm một người nghèo gẫy một răng thì người ấy phải trả một phần ba mina bạc !  Nguyên tắc thật rõ ràng và rất đơn giản : nếu ai làm cho người khác bị thiệt hại điều gì thì người ấy bị thiệt hại tương đương.

Luật ấy trở thành một phần nhỏ của đạo đức Cựu ước.  Trong Cựu ước luật ấy được đề cập không dưới ba lần :

Còn nếu có sự thiệt hại chi , thì ngươi sẽ lấy mạng đền mạng, lấy mắt đền mắt, lấy răng đền răng, lấy tai đền tai, lấy chân đền chân, lấy phỏng đền phỏng, lấy bầm đền bầm, lấy thương đền thương”(Xh 21,23-25).

 

“Khi người nào làm thương tích  cho kẻ lân cận mình, thì người ta phải làm thương tích cho người đó lại như chính người đó đã làm, gẫy đền gẫy, mắt đền mắt, răng đền răng. Người ta sẽ làm cho người ấy đồng một thương tích như người ấy đã làm cho người khác”(Lv 24,19-20).

“Mắt ngươi chớ có thương xót, mạng đền mạng, mắt đền mắt, răng đền răng, tay đền tay, chân đền chân” (TL 19,21).

 

Chúng ta nhận thấy rằng luật Talion đã có sự tiến bộ. Trước hết luật này có ý  hạn chế luật báo thù. Luật qui định chỉ người gây thương tích mới bị hình phạt và hình phạt không được thái quá, mà chỉ tương đương với sự thiệt hại mà người ấy đã gây ra mà thôi.

Thứ đến, luật này cũng không cho cá nhân nào quyền tự trả thù, dù chỉ là một cái tát. Luật bao giờ cũng là một hướng dẫn cho quan án trong việc khoản phạt cho bất cứ hành động bất công hay vũ phu nào.

Sau cùng, luật không được áp dụng theo nghĩa đen vì có sự chênh lệch, ví dụ răng tốt hay răng xấu, mắt tốt hay mắt xấu. Nên về sau  sự thiệt hại gây ra  được định theo giá tiền.  Và luật Do thái (Baba Kamaa) đã ấn định cẩn thận cách đánh giá sự thiệt hại.

  1. HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ  

Đức Giêsu đã phán :”Các con cũng đã nghe dạy rằng :”Hãy yêu thương tha nhân, và ghét thù địch”. Còn Thầy, Thầy bảo các con :”Các con hãy yêu thương thù địch và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi các con”(Mt 5,43-44). 

  1. Kẻ thù là ai ? 

Chắc Đức Giêsu không có ý nói kẻ thù là kẻ đang gây gỗ, lăng nhục, làm hại hay chém giết ta, nhưng kẻ thù đây có một biên độ và ý nghĩa rộng lớn hơn nhiều, nghĩa là  bao giờ tất cả những ai cố tình làm hại ta  về mọi mặt như phẩm giá, của cải vật chất, gia đình thân thuộc mà ta biết rõ. Như thế có nhiều hạng, nhiều cấp bậc kẻ thù, nên bảo ta yêu thương tha thứ cho họ không đến nỗi quá khó khăn hay lực bất tòng tâm.

2- Chúa dạy ta yêu kẻ thù  

Dù sao theo bản tính hư hèn yếu đuối thì việc yêu kẻ thù luôn gây cho ta nhức nhối khó chịu vì nó đi ngược lại tình cảm thông thường. Nó đòi hỏi ta phải có một sự cố gắng không ngừng.

Để thực hiện luật yêu thương này, Đức Giêsu đơn cử ra hai việc thực hành :

  1. a)“Hãy làm lành cho những kẻ ghét các con”.  Ở đây muốn nói : Tình yêu thương tha nhân không phải thôi  không giận hờn, không báo oán nữa nhưng phải tỏ ra bằng hành động cụ thể qua những cử chỉ rõ ràng là những việc lành như : giao tiếp, giúp đỡ, bác ái, cầu nguyện…
  1. b) “Và cầu nguyện cho những kẻ bắt bớ”. Đây là thái độ biểu lộ tình yêu tha nhân cách tích cực : lấy điều lành đền đáp lại điều dữ.

Ta có bổn phận phải thương yêu bạn hữu. Song chỉ yêu bạn thì đâu có gì đáng thưởng. Vì cho được thưởng đời đời thì nhân đức phải bắt nguồn từ suối siêu nhiên. Vì thế :

-Làm sự dữ để trả ơn lành là ma quỉ.

-Làm sự lành để trả ơn lành là nhân loại.

-Làm sự lành để trả sự dữ là Thiên Chúa

Vậy người Kitô hữu không được đứng ở chỗ nhân loại, mà phải tiến xa hơn đến chỗ Thiên Chúa. Như thế mới xứng đáng là con cái Chúa, Đấng làm ơn lành cho kẻ ghét Ngài.

Truyện : Tổng thống Nelson Mandela

 

Ông Nelson Mandela đã trải qua 27 năm trong nhà tù Nam Phi. Sau cùng, khi ông được phóng thích, ông đã có mọi lý do  để cảm thấy chua cay, và tỏ ra quyết tâm trả thù những người đã cướp đoạt tự do của ông một cách bất công. Thay vì như thế, ông tỏ ra tươi cười và cố gắng hòa giải với những nhà lãnh đạo của chế độ đã bắt giam ông. Do đó ông trở thành viên đá góc tường của nước Nam Phi mới. Nếu ông nuôi dưỡng sự cay đắng uất hận, ai biết được điều gì đã xảy ra ?

Trong cuốn tiểu sử tự thuật “Hành trình đến tự do” (1994), ông nói với chúng ta :

“Tôi biết rằng dân chúng chờ đợi tôi nuôi dưỡng sự giận dữ  đối với người da trắng. Nhưng tôi đã không làm thế.  Trong nhà tù, sự tức giận của tôi với người da trắng giảm xuống, nhưng lòng thù ghét hệ thống xã hội đã tăng lên. Tôi muốn thấy đất nước Nam Phi thấy tôi yêu thương  cả những kẻ thù của tôi trong khi tôi thù ghét hệ thống đã khiến chúng ta  chống đối lẫn nhau.  Tôi đã thấy sứ mạng của tôi là rao giảng sự hòa giải hay chữa lành những vết thương lâu đời và xây dựng một nước Nam Phi mới” (McCarthy,  Chúa nhật và lễ trọng năm A, tr 359-360).

3.Nhiều người đã thực hiện  

  1. a) Học thuyết của Khổng Tử : Trong vấn đề cư xử, học thuyết của Đức Khổng Phu Tử còn giống luật báo oán của Cựu ước. Ngài dạy học thuyết :”Dĩ trực báo oan”. Nhưng sau này, các đồ đệ của ngài muốn đi xa hơn, họ đã thêm vào học thuyết của ngài câu :”Dĩ đức báo oán”.

 

  1. b) Đức Phật Thích Ca: Ngài tìm phương thế giải thoát con người  ra khỏi vòng đau khổ. Ngài chủ trương giáo thuyết TỪ BI, lấy từ bi làm phương châm cho mọi hoạt động, mà đã từ bi thì phải hỉ xả, do đó, ngài không chấp nhận luật công bình, mà chỉ chấp nhận luật tha thứ. Ngài nói :”Lấy oán báo oán, oán ấy chập chồng. Lấy đức báo oán, oán ấy tiêu tan”.
  1. c) Ông Gandhinói :”Luật vàng của xử thế là sự tha thứ lẫn nhau”. Ông đã dùng thuyết bất bạo động để giải phóng dân tộc Ấn độ khỏi ách thống trị của người Anh.
  1. d) Mục sư Luther King: Trong tác phẩm của ông “Chỉ có một cuộc cách mạng”, ông nói :”Trong Tân ước, chúng ta thầy từ “Agapè” được dùng để chỉ tình yêu. Đó chính là tình yêu dồi dào không đòi một đáp trả nào hết. Các nhà thần học nói  đó là tình yêu Thiên Chúa  được thực hiện nơi tâm hồn con người. Khi vươn lên đến một tình yêu như vậy, chúng ta sẽ yêu hết mọi người, không phải vì chúng ta có thiện cảm với họ, cũng không phải vì chúng ta  đánh giá cao lối sống của họ, chúng ta yêu thương họ vì Thiên Chúa yêu thương họ”.

 

Đó chính là ý nghĩa lời Đức Giêsu: “Các con hãy yêu thương kẻ thù”. Phần tôi, tôi sung sướng  vì Ngài đã không nói :”Anh em hãy có thiện cảm với kẻ thù của anh em”  bởi vì có những người mà tôi khó có thiện cảm nổi.  Thiện cảm là một xúc cảm. Tôi không thể có xúc cảm với người đang ném bom vào gia đình nhà tôi. Tôi không có thiện cảm với người bóc lột tôi. Tôi không có thiện cảm với người đè bẹp tôi dưới sự bất công. Không, không thể có một thiện cảm nào đối với người đêm ngày đe dọa giết tôi.  Nhưng Đức Giêsu nhắc tôi rằng tình yêu còn lớn hơn thiện cảm, rằng tình yêu là thiện chí biết cảm thông, có tính sáng tạo, cứu độ đối với hết mọi người”.

 

4.Phải chăng tha thứ là nhu nhược ?  

 

Giới răn của Đức Giêsu “Hãy yêu thương kẻ thù” là một sự từ bỏ triệt để bạo lực. Thay  thế tình yêu cho thù hận  là một việc khó khăn nhất trên đời. Ý tưởng ấy rất cao và rất khó  nhưng nó tạo nên ý nghĩa.

Là những Kitô hữu, chúng ta đứng về phái bất bạo động. Tuy nhiên đó không phải là một chọn lựa sự nhu nhược hay thụ động. Chọn lựa bất bạo động có nghĩa tin tưởng mạnh mẽ vào sức mạnh của chân lý, của công bằng và tình yêu hơn là sức mạnh của chiến tranh, vũ khí và hận thù… Chúng ta phải cố gắng dùng điều tốt nhất để đáp lại điều xấu nhất.

Là những Kitô hữu, chúng ta phải cố gắng học theo lòng quảng đại của Thiên Chúa, sẵn sàng tha thứ, không đòi trả thù và oán hận chống lại người khác. Nếu các Kitô hữu không cố gắntg bắt chước tình yêu không phân biệt của Thiên Chúa, họ sẽ không tốt hơn những người khác.

Chính sự tha thứ sẽ giải phóng con người, còn nếu nuôi lòng hận thù báo oán thì con người sẽ chuốc lấy sự đau khổ. Một người vô danh đã nói rất đúng :”Khi chúng ta ghét kẻ thù là chúng ta cho họ quyền áp đảo chúng ta – quyền lực này xâm chiếm giấc ngủ chúng ta, khiến chúng ta bị tăng huyết áp và đe dọa luôn cả sức khỏe lẫn hạnh phúc của chúng ta. Kẻ thù của chúng ta  hẳn sẽ nhảy múa vui mừng nếu họ biết được sự căm ghét đã xâu xé chúng ta đến thế. Lòng căm ghét của chúng ta chẳng gây thương tổn cho họ chút nào cả. Nó chỉ khiến chúng ta  ngày đêm bị rơi vào hỗn loạn địa ngục”.

Nói cách khác, viên đạn căm thù  chỉ có thể làm thương tổn kẻ thù  chúng ta  sau khi đã xuyên qua thân xác chúng ta trước.  Người Hy Lạp cổ thường ví von như sau :”Người khôn ngoan thà chịu đựng sự ác hơn là làm điều ác”.

Truyện : Ông Hammelmann tha thứ

 

“Tôi đã bị bắt, cảnh sát đã tìm thấy tôi. Tôi vốn là con người hiếu sát. Tôi đã giết bà Hammelmann và tôi cũng bắn chết luôn 4 người con của bà, tôi thấy họ nằm chết trên vũng máu.

Bây giờ tôi bị giam trong khám của Đức. Tôi đã ở trong khám  trải qua 20 năm. Sau khi cảnh sát bắt được tôi và tôi bị đưa ra tòa; quan tòa đã tuyên án :”Anh đã làm một việc vô cùng tàn bạo, anh phải ngồi tù 20 năm”.

Đang khi ở trong tù, tôi có nhận được một lá thư.  Đây là một bức thư hết sức lạ lùng của ông Hammelmann, ông đã viết thư này cho tôi vì ông đã nhận được một tin là chính quyền Polish sẽ không cho phép tôi sau khi được tự do trở về quê hương của tôi là Poland.  Ngay cả chính quyền Đức  cũng đã nói rằng :”Chúng tôi không muốn anh sống tại nước Đức”.

Bức thư của ông Hammelmann viết :”Tôi tha thứ cho anh về việc anh giết vợ và 4 con tôi.  Tôi cũng đang vận động với chính quyền Đức để họ cho phép anh được sống tại Đức. Tôi đã nói với chính phủ Đức là anh có thể ở trong nhà tôi và tôi sẽ giúp anh sống một cuộc đời lương thiện”.

“Tại sao tôi lại muốn giúp đỡ anh ? Tại sao tôi có thể tha thứ cho anh  về tội anh tàn sát gia đình tôi ?  Tôi có thể làm điều này vì Đức Chúa Trời đã làm một điều lạ cho tôi. Ngài đã ban cho tôi Thánh Linh của Ngài. Thánh Linh của Đức Chúa Trời bây giờ dẫn dắt đời sống tôi và Ngài ban thêm sức cho tôi để tôi có thể tha thứ cho anh”.

Bây giờ tôi biết được rằng Thánh Linh của Đức Chúa Trời phải có một quyền năng siêu việt.  Ngài đã cất mối tử thù khỏi lòng một người và ban cho ông ta một tấm lòng muốn giúp đỡ tôi, mặc dầu tôi đã giết vợ và 4 đứa con của ông ta (Thánh Kinh Nguyệt san, số 367, tháng 8/1969, tr 16).

III. HÃY SỐNG ĐỜI HOÀN THIỆN

 

Trong bài đọc 1, Thiên Chúa phán với ông Maisen :”Hãy nói với toàn thể cộng đồng con cái Israel và bảo chúng : Các ngươi phải thánh thiện, vì Ta, Đức Chúa, Thiên Chúa của các người, Ta là Đấng thánh” (Lv 19,1-2). Dân Do thái là dân thánh, là dân ưu tuyển của Thiên Chúa, cũng phải sống thánh thiện mới xứng đáng là dân riêng của Ngài.

Chúng ta là dân Israel mới, nhờ bí tích rửa tội, chúng ta trở thành dân thánh của Thiên Chúa. Vì vậy, trong bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu cũng khuyên bảo chúng ta :”Các con hãy nên hoàn thiện, như Cha các con trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5,48).

Chúng ta biết chỉ một mình Thiên Chúa là Đấng hoàn thiện, tốt lành vô cùng, chúng ta không thể trọn hảo như Ngài được. Nhưng chúng ta phải nên trọn lành như ý Ngài muốn, theo mẫu gương thánh thiện của Ngài, là Đấng làm cho mặt trời mọc lên trên người lành cũng như kẻ dữ.

Vì vậy, Đức Giêsu khuyên ta  phải trọn lành bằng cách yêu thương thù địch cũng như yêu thương bạn bè, đừng ăn miếng trả miếng, đừng sống theo nguyên tắc :”Hòn đất ném đi, hòn chì ném lại(Tục ngữ) Tình thương trọn lành không nên phân biệt đối tượng và không có ranh giới.

Truyện : Tha thứ cho kẻ thù.

Một ông bố giầu có, cảm thấy già yếu gần đất xa trời, bèn gọi ba đứa con trai lại chia gia tài đồng đều cho chúng,  duy còn lại một viên kim cương gia bảo quí giá không thể chia cắt được.

Ông ta giải quyết bằng cách  nói với các con rằng :”Ta sẽ trao viên kim cương cho đứa nào thực hiện được một việc lành tốt đẹp nhất. Vậy các con hãy ra đi và thực hiện cho được điều kiện đó”.

Ba đứa con lên đường và ba tháng sau trở về. Người con cả nói với bố :

-Một người ngoại quốc đã giao toàn bộ tài sản cho con và con đã thủ tín  trả lại đầy đủ.

Người cha tuyên bố :

-Con đã làm phận sự của con rất tốt đẹp.

Đến lượt đứa con thứ trình :

-Thưa cha, con đã xả thân cứu được  một em bé sắp chết đuối.

Người cha khen anh ta. Rồi quay sang nhìn đứa con út . Cậu ấp úng bẩm :

– Thưa cha, trong một cuộc hành trình con thấy địch thù con đang ngủ say bên một bờ vực sâu.  Con nghĩ con có thể xô nó xuống vực dễ dàng, nhưng con không làm. Trái lại con đánh thức nó dậy và cứu nó.

Nghe xong, người cha ôm hôn cậu út và tuyên bố :

– Viên kim cương gia bảo thuộc về con, vì con đã làm một việc lành vĩ đại biểu lộ một tấm lòng nhân ái chân thực là yêu thương tha thứ cho kẻ thù mình.

LUÔN SỐNG VÀ ĐỐI XỨ NHÂN HẬU VỚI MỌI NGƯỜI

Lm. Jude Siciliano, OP

Chúa nhật VII Thường niên- A Lêvi 19: 1-2, 17-18; 1 Côrintô 3: 16-23; Matthêu 5: 38-48

Luôn sống và đối xử nhân hậu với mọi người

Trước đoạn phúc âm hôm nay Chúa Giêsu dạy “Vậy Thầy bảo cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các Kinh Sư và người Pharisêu, thì sẽ chẵng dược vào Nước Trời” (Mt 5: 20). Trong phúc âm hôm nay Chúa Giêsu cho thêm thí dụ cụ thể về ý nghĩa việc các môn đệ ăn ỏ̉ công chính “hỏn các Kinh sủ và ngủỏ̀i Pharisêu”. Lỏ̀i dạy này tiếp theo một lỏ̀i “anh em đã nghe Luật dạy rằng… Còn Thầy, Thầy bảo anh em…”

Đôi khi tôi muốn giảng về tủ̀ “nhủng” trong phúc âm. Nhất là khi ngủỏ̀i ta đang ỏ̉ trong tình trạng khó xủ̉, hay có điều gì khó khăn đòi hỏi chúng ta, thì dùng tủ̀ “nhủng” trong câu chuyện. Từ “nhủng” chỉ dấu điều gì Thiên Chúa sẽ làm. Tôi nghĩ đủ́c tin của chúng ta nên dành chỗ cho từ “nhưng”. Thiên Chúa sẽ đến để làm điều gì mà chúng ta không thể tụ̉ chúng ta làm đủọ̉c. Hãy nghĩ đến một trủỏ̀ng hợp khó khăn trong đỏ̀i sống chúng ta, rồi qua đủ́c tin, hãy nghĩ lại để Thiên Chúa làm chúng ta ngạc nhiên vỏ́i từ “nhủng”.

Bài phúc âm hôm nay gồm hai đoạn cuối của lỏ̀i Chúa Giêsu dạy vỏ́i phần “đối chiếu nhau” về vấn đề trả thù (câu 38-42) và về sụ̉ liên hệ vỏ́i kẻ thù của chúng ta (câu 43-48). Ngay cả nhủ̃ng ngủỏ̀i không thông hiểu gì về sách Kinh Thánh cũng chú thích đoạn văn trong Cụ̉u Ủỏ́c “mắt đền mắt, răng đền răng” nhủ là để chủ́ng tỏ việc trả thù “đồng đều” vỏ́i ngủỏ̀i đã xúc phạm ngủỏ̀i khác. Họ còn chú thích lỏ̀i đó để có lý do cho án tủ̉ hình. Họ có thể không biết điều đó, nhủng họ đã chú thích sách Xuất Hành đoạn 21 câu 22.

Câu sách Xuất Hành đó gọi là “lex talionis” chỉ định sụ̉ trả thù đúng lẽ. Nói cách khác, là nói về giỏ́i hạn sụ̉ trủ̀ng phạt quá đáng và gây tổn thủỏng không ngừng để đáp lại những vi phạm đối vỏ́i cộng đoàn hay một gia đình. Điều này không có ý nói đến những vi phạm hay chống đối riêng cá nhân. Đây là một lỏ̀i chỉ dẫn để thụ̉c hành sụ̉ công bằng. Chúa Giêsu đòi hỏi các môn đệ Ngài không nên tìm cách trả thù khi có ai xúc phạm đến họ, và không nên tìm cách trả thù “đồng đều”. Chúa Giêsu bảo chúng ta nên hành động một cách tụ̉ do, và không để thái độ của ngủỏ̀i xúc phạm mình làm cớ cho hành động của mình.

Khó mà hiểu đoạn sách phúc âm này theo ánh sáng của các việc chúng ta đang bàn cãi trong nước Hoa Kỳ về sự an ninh. Hãy tưởng tượng sụ̉ đáp lại của nhiều ngủỏ̀i về việc đó. Hãy sống sụ̉ thật, hãy ngẫng đầu lên, hãy nhìn ngay vào sụ̉ thật. Dù vậy, Chúa Giêsu vẫn cho thí dụ về việc không nên chống đối một ngủỏ̀i làm sụ̉ dủ̃, và Ngài còn mời gọi chúng ta không nên đối đáp đồng đều vỏ́i bạo tàn. Mặc dù là một cái tát trong phòng xủ̉ kiện, hay khi chúng ta đang bị căng thẳng tinh thần. Đối vỏ́i ngủỏ̀i gây bạo lực vỏ́i chúng ta, chúng ta phải đáp lại một cách tủ̉ tế. Chẳng phải đó là một thách thức hay sao?

Thật ra, khi bạo lực xãy ra cho chúng ta, chúng ta không nhủ̃ng không nên trả oán, mà phải hành động tích cụ̉c đối vỏ́i ngủỏ̀i xúc phạm chúng ta. Có lẽ điều đó giúp chúng ta không sống một cách tiêu cụ̉c. Chúng ta tụ̉ động dùng sự lành để đáp lại sụ̉ dủ̃. Vậy thì thái độ không trả oán có thể hàn gắn hành động của ngủỏ̀i hung dữ hay không? Có thể đủọ̉c mà cũng có thể không, nhủng ít ra là chúng ta hành động vì danh Chúa Giêsu. Chúng ta không làm hại. Hành động chúng ta đem đến tình yêu thủỏng, và chủ̉a lành cho một trủỏ̀ng họ̉p tiêu cụ̉c. Đó có phải là điều Chúa Giêsu dạy cách đây hai tuần khi Ngài nói chúng ta hãy là “muối cho đỏ̀i” và là “ánh sáng cho thế gian”, “một thành xây trên núi” phải không?

Hành động đáp ủ́ng một cách trái vỏ́i thói thủỏ̀ng của thế gian thật ra sẽ là dấu chỉ của muối và ánh sáng chiếu soi xung quanh chúng ta. Nếu chúng ta hành động nhủ Chúa Giêsu dạy bảo, chúng ta sẽ khó lòng tránh khỏi, khó lòng bỏ qua nhủ Chúa Giêsu đã sống, nhủ Ngài đã chỉ đủỏ̀ng. Ngài đã bị xúc phạm, nhủng Ngài không chọn trỏ̉ thành ngủỏ̀i bị vi phạm. Trái lại, Ngài tụ̉ do chọn tiếp tục giảng dạy và làm phép lạ vì chúng ta. Ngài tụ̉ do hy sinh mạng sống Ngài cho chúng ta.

Ngủỏ̀i Kitô hủ̃u, mặc dù cũng bị xúc phạm nhủ thế và không nuốt hẵn sụ̉ vi phạm, nhủng bủỏ́c tỏ́i một bủỏ́c nủ̃a là, chọn đủa má bên kia cho ngủỏ̀i ta vả; chọn cởi thêm áo ngoài cho ngủỏ̀i đòi lấy áo trong; không chỉ đi một dặm đủỏ̀ng mà còn đi thêm một dặm nủ̃a. Vấn đề cho ngủỏ̀i ta vay thuộc về đề tài khác: Luật Môsê đòi hỏi cho ngủỏ̀i nghèo vay mà không lấy lãi ăn lỏ̀i nhủ trong sách Lêvi, đoạn 25 câu 36 và 37, Chúa Giêsu không khuyên các Môn đệ “cho vay” nhưng “cho hẵn”. Hình như Chúa Giêsu nói là các Môn đệ phải có thói quen sống rộng rãi. Thật ra, chúng ta phải hành động hơn sự đòi hỏi thường tình của lòng rộng lượng ở thế gian. Nếu chúng ta làm như thế, hành động của chúng ta sẽ nổi bật lên nhờ một sự khôn ngoan thách đố sự khôn ngoan của thế gian

Thật ra Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta hành động một cách lạ thường và đơn độc. Chúng ta không phân chia mọi người ra thành loại: người thích “sự tử tế của chúng ta” đối với “họ là người khác”. Chúng ta phải đối xử một cách đặc biệt với tất cả mọi người mà Chúa Giêsu đã tả trong Bài Giảng Trên Núi. Chúng ta không đối xử tử tế với người khác vì họ đối xử tử tế với chúng ta, hay vì họ trở nên ở cùng nhóm với chúng ta. Chúng ta không chỉ cho vay cho những người chúng ta nghĩ họ “nghèo khó đáng được giúp đỡ”. Là Môn đệ của Chúa Giêsu, hành động của chúng ta phải rất khác với hành động của thế gian, và điều đó sẽ thu hút và làm người khác chú ý đến chúng ta. Nhưng, đó không phải là điều chúng ta tìm kiếm. Và đó là thành quả tự nhiên của lối sống bình thường của chúng ta. Một ánh sáng nhỏ không đáng là gì, nhưng trong một thế gian âm u có thể trông thấy rõ ràng và gây nên sự đáp ứng. Sự đáp ứng ấy không luôn tich cực. Chúa Giêsu đã bảo cho chúng ta biết là chúng ta sẽ bị bách hại vì chúng ta theo lời Ngài, và sống theo đường lối của Ngài.

Chúng ta hành động với tình yêu thương đối với người không đáng được yêu vì chúng ta là con cái của đấng mà Chúa Giêsu gọi là “Cha”. Đấng làm cho mặt trời chiếu rọi vào kẻ dữ và kẻ lành, Đấng làm cho mưa xuống trên người công chính và người không công chính. Hành động của người khác không chí định hành động của Thiên Chúa đối với họ. Và đó cũng là sự thật cho chúng ta nữa. Thiên Chúa của chúng ta không thiên vị ai, và chúng ta cũng vậy.

Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta ngay khi chúng ta làm điều khó khăn. Chính Thần Khí đã thúc đẫy Chúa Giêsu sẽ ban tình thương yêu chan hoà của Người mà chúng ta đã lãnh nhận trong bí tích rửa tội. Thần Khí đó làm cho chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa, và làm cho chúng ta có thể yêu thương như Thiên Chúa yêu thương, và yêu thương theo đường lối Ngài yêu thương.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP

7th Sunday in Ordinary Time A Leviticus 19: 1-2, 17-18; 1Corinthians 3: 16-23; Matthew 5: 38-48

Previous to today’s passage Jesus taught, “For I tell you, unless your righteousness exceeds that of the scribes and Pharisees, you will never enter the kingdom of heaven” (v. 20). In today’s gospel passage Jesus gives further concrete examples on what it means for the disciples’ righteousness “to exceed that of the scribes and Pharisees.” This teaching follows a form: “You have heard that it was said…. But I say to you.”

I sometimes think I would like to preach a homily on the places “but” appears in the gospels. Just when people are in an impossible situation, or something difficult is asked of us, the “but” enters the story line. “But” signals something God is about to do. I think our faith needs to leave room for the “but” – God coming to do what we are definitely unable to do on our own. Name the difficult situation in our lives and then, in faith, step back and let God surprise us with, “But…”

Today’s text has the last two of Jesus’ “antithesis teachings”: on retaliation (vs. 38 – 42) and relations with our enemies (vs. 43 – 48). Even people not literate in biblical texts quote the Old Testament passage, “An eye for an eye, a tooth for a tooth,” as justification for “getting even” with someone who has offended them. They also quote it to justify the death penalty. They may not know it, but they are quoting Exodus 21:22.

It’s called the “lex talionis,” which prescribes a retaliation in kind. In other words, it set limits on punishment; the punishment was not to exceed the crime. It was a way of restricting excessive cruelties and endless bloodletting in response to offenses against the community, or a family. It was not meant for personal grudges and conflicts. It was a guide for administering justice. Jesus is requiring his disciples not to seek revenge when someone has offended, not to “get even.” He’s asking us to be free and not to let the behavior of someone who harms us determine our actions.

This passage is hard to hear in the light of our national debate about security. Imagine the response many would make to it. “Get real! Get your head out of the sand and face reality!” Still, Jesus gives specific examples about not resisting an evildoer and so challenges us not to respond in kind to violence: whether it be to a slap – in a court room – or when we are under duress. Someone initiates violence against us, but we respond in kindness. Quite a challenge, isn’t it!

Indeed, when evil is done us we not only don’t retaliate, we act positively towards the offender. Maybe that’s what keeps us from being passive doormats. We take the initiative to return evil with good. Will our non-retaliatory behavior have a healing effect on the aggressor? It may, or may not, but at least we are acting in Jesus’ name. We do no harm, we act to bring love and healing to a negative situation. Is that what he meant two weeks ago when he told us we are the “salt of the earth” and “light of the world, a city built on a mountain?”

Acting so contrary to the world’s usual way of responding will certainly be a salty sign and a bright, visible light in our environs. If we act as Jesus instructs us we will be hard to miss; hard to ignore, just as he was. Jesus has shown us the way. He was victimized, but he chose not to be a victim. Instead, he freely chose to continue his preaching and miracle working for our sake. He freely laid down his life for us.

The Christian, though seemingly victimized, doesn’t wallow in the hurt, but goes a step further, choosing to turn the cheek; not only surrender to the demand for the tunic, but hand over the cloak as well; not only go the mile, but choose to go the extra mile. Lending to a borrower comes under a different rubric. Mosaic teaching required lending to the poor, without charging them interest (Exodus 22:5; Leviticus 25:36 – 37). Jesus doesn’t urge his disciples to “lend,” but to “give.” He seems to be calling for a habit of generosity from his disciples. Indeed, we are to exceed the normal expectations of generosity. If we do so, our actions would stand out, characterized by a wisdom that challenges the world’s wisdom.

What unique and unusual behavior Jesus asks of us! We are not to separate people into categories; preferring “our kind” to “them.” We are to treat all in the exceptional way Jesus describes in his Sermon. We are not kind to people because they are kind to us, or because they come from the same group we come from. We don’t just lend to those we judge the “deserving poor.” No. As disciples of Jesus our actions are so different from the ways of our world that we can’t help but draw attention to ourselves. It is not something we seek, but is the result of our unusual way of living. A small light may seem insignificant, but in a dark world it is easily seen and stirs up a response. And the response won’t always be positive. Jesus has warned us that we will be persecuted because we follow him and his ways (v 5: 11).

We act lovingly towards even the unlovable because we are children of the one Jesus has called “Father,” who “makes his sun rise on the evil and on the good and sends rain on the righteous and the unrighteous” (5:45). God loves all and blesses both the good and bad, the just and the unjust. The conduct of others does not determine God’s ways towards them. That’s true for us as well. Our God’s love does not play favorites, nor should we.

Jesus is not asking us to do something difficult on our own. The very Spirit that moved Jesus to be so expansive in his love has been given us at our baptism. That Spirit makes us children of God, able to love those God loves – in the way that God loves.

HÃY YÊU KẺ THÙ

Lm. John Nguyễn

Chúa nhật 7 thường niên, năm A Tình yêu đáp lại tình yêu. Tình yêu là điều kỳ diệu, tình yêu là phép mầu, tình yêu mang lại một sức sống mới, và tình yêu là bến bờ của hạnh phúc. Tình yêu luôn cho và nhận từ người mình yêu. Thế giới trở này nên tốt đẹp hơn khi con người sống thương yêu nhau. Tình yêu đó không chỉ trên bình diện vợ chồng, nhưng còn là tình yêu thương giữa con người với nhau. Tình yêu càng trở nên vĩ đại hơn khi người ta yêu thương kẻ thù, điều này chúng ta được nghe từ lời dạy của Chúa Giêsu, “Anh em hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em”. Với bản tính tự nhiên, con người chỉ yêu thương người mình yêu. Chẳng ai lại đi yêu kẻ thù. Phải chăng lời giáo huấn này đi ngược lại với cách suy nghĩ và hành xử con người trong thời đại này.! Chẳng ai điên dại lại thương yêu và làm phúc cho kẻ nhẫn tâm làm hại đời mình. Ngay cả trong đạo luật của người Do thái ngày xưa cũng bảo rằng, “Mắt đền mắt; răng đền răng”. Luật ăn miếng trả miếng. Chẳng ai dại gì đưa má cho người ta vã. Phải chăng lời giáo huấn này chỉ là lý thuyết trừu tượng.Thế thì tại sao Chúa Giê-su muốn chúng ta sống và thực hiện sứ điệp này? Ngài muốn chúng ta hãy đi ra khỏi bản năng của con người, bước lên một bậc cao hơn, đó là yêu kẻ thù và làm phúc cho họ. Ngài nói: “Anh em đã nghe luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em…” Quả thật, Chúa Giêsu làm một cuộc cách mạng về giới luật mà trên thế gian này không có sách luật nào dạy như thế. Đó là yêu kẻ thù. Đối với Ngài, tình yêu thì không có loại trừ, không giết chết và hủy diệt. Trái lại, Ngài luôn đi tìm và cứu vớt kẻ tội lỗi để cho họ có con đường trở về với cái thiện và trở về với Thiên Chúa, Ngài là Đấng giàu lòng thương xót vì Thiên Chúa là tình yêu. Tình yêu đó được chứng minh bằng cái chết, bằng sự hy sinh tủi nhục trước tòa án Philato và trên cây thập giá. Ngài đã thực hiện đức yêu thương đó khi Ngài nhìn thấy Mathêu, Gia-kêu để họ còn có cơ hội để trở về với chân lý và với tình yêu con người. Tình yêu đó khi bị treo trên thập giá, Ngài vẫn nói lời tha thứ cho kẻ giết Ngài,” Lạy Cha! Xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm”. Tình yêu đó được thể hiện qua hình ảnh người cha nhân từ trong dụ ngôn Người Con Hoang Đàng, và người phụ nữ ngoại tình đã được giải thoát và cứu chữa. Vì thế, yêu thương kẻ thù được coi như là một giới luật quan trọng nhất cho người Ki-tô hữu, mang danh Chúa Giê-su, và là một mệnh lệnh rất cần thiết trong cuộc sống con người. Thế giới này sẽ như thế nào khi con người chỉ sống trong sự hận thù. Lời Kinh Hòa Bình đã dạy chúng ta: “Hãy đem thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi làm.” Lời kinh này là vũ khí giúp cho lòng hận thù của chúng ta được tẩy rửa bằng tình yêu thương và tha thứ. Hơn nữa, nó có sức mạnh làm thay đổi não trạng, thành kiến và cái tâm gian ác của con người, thay vào đó là một tình yêu vị tha và quảng đại. Yêu thương kẻ thù là cách thế giúp cho con người thoát khỏi đau khổ và hàn gắn vết thương trong lòng vì muốn trả thù. Đồng thời nó giúp cho chúng ta thoát khỏi sự dữ và sự ác. Chính tình yêu và sự tha thứ sẽ làm cứu chữa vết thương tâm hồn. Lấy tình yêu đáp lại oán thù. Lấy cái nhân làm sửa đổi tâm tà. Lấy cái thiện làm mối tương giao, vì chân lý cùng cuối cùng vẫn là tình yêu. Tình yêu mang lại sự hòa bình và hạnh phúc cho con người. Với quan niệm mắt đền mắt răng đền răng thì con người trong thế giới này chẳng bao giờ sống trong hòa bình và hạnh phúc, con người tự hủy diệt lẫn nhau và chiến tranh chẳng bao giờ chấm dứt. Nếu con người cho rằng yêu kẻ thù là điên dại, thì đối với Thiên Chúa, Ngài điên dại vì yêu thương chúng ta. Khi nào chúng ta nhìn thù địch với cái nhìn của Chúa, thì gia đình này, thế giới này sẽ không còn chiến tranh, nhân loại sẽ sống trong hòa bình và yêu thương nhau hơn. Đây là điểm nổi bậc về lề luật trong Tân Ước khác với lề luật của Cựu Ước. Chúa Giêsu đến để kiện toàn lề luật là thế. Tin Mừng hôm nay đưa chúng ta vào thế giới yêu thương hoàn hảo vượt lên trên bản năng tự nhiên của con người. Nếu người ta hành xử theo luật mắt đền mắt; răng đền răng, thì thiên đàng chỉ toàn là những kẻ đui mù và súng răng.! Nếu như Chúa xét xử chúng ta như thế thì chắc gì chúng ta sống được chăng! Dù tội con đó đỏ như son nhưng Chúa vẫn thứ tha. Lạy Chúa, xin cho con biết yêu thương như Chúa yêu thương con. Chỉ có tình yêu của Chúa mới làm biến đổi trái tim chay lì của con để mở ra với tha nhân. Yêu như Chúa yêu là không chỉ yêu những người con yêu thương mà là yêu cả những người đang ghét con. Thật là khó. Khó vì tình yêu của con chưa đủ lớn, khó vì con chưa vượt qua khỏi cái tôi ích kỷ hẹp hòi, vì con yêu chính mình hơn yêu tha nhân. Lạy Chúa, xin Chúa xót thương con. Amen.

LÒNG KHOAN DUNG

Lm Jos Tạ duy Tuyền

Khoan dung nói thì dễ mà thực hiện lại có mấy ai đã làm được? Khoan dung là không nhận xét dèm pha người khác một cách bất công. Khoan dung là cắt nghĩa tốt về lỗi lầm của tha nhân. Khoan dung khó nhất vẫn là học được chữ nhịn khi người khác làm nhục hay làm tổn thương đến chúng ta. Bởi vì trong con người ai cũng có cái tôi quá lớn đến nỗi không nhịn được sự tổn thương từ người khác mang tới. Xem ra Khoan dung với người khác không phải là đức tính tự nhiên mà có. Nó là kết quả của sự vun đắp dài lâu thông qua sự làm gương và những lời chỉ bảo của cha mẹ, của bề trên và sự nỗ lực tập luyện của bản thân.

Tôi nhớ hồi còn đi học có lần các bạn mách cô giáo về một bạn có tính táy máy, hay lấy đồ của các bạn trong lớp. Nhưng cô giáo đã khuyên chúng tôi: “Bạn ấy nhà nghèo mà lại ham đọc sách, thế là rất quý. Con đừng trách bạn. Một người ăn trộm sách không phải là kẻ trộm quá xấu. Con cứ nói với bạn ấy rằng đọc xong trả lại, con sẽ cho bạn ấy mượn thêm những cuốn khác nữa ”.

Quả nhiên bạn ấy đã bỏ được tính táy máy mà còn là người luôn thân thiện với mọi người.

Và có lần tôi chứng kiến một bạn trai vì bênh vực ngưòi yêu mà có lời không được lễ phép lắm với cha mẹ. Thấy tôi ái ngại ông bố đó đã ôn tồn nói rằng: “Khi người ta yêu, thì người yêu là nhất. Ai ngăn cản, tự nhiên sẽ trở thành kẻ thù. Ngày trước bọn mình yêu nhau, ông bà nội cũng không đồng ý. Có lúc hận ông bà và nghĩ sẽ bỏ nhà ra đi. Tuổi trẻ bồng bột. Sẽ có lúc nó nghĩ lại khi sóng tình đã dịu. Phải tập sống khoan dung để cho con cái có cơ hội sửa đổi”.

Nếu trong cuộc sống ai cũng biết nghĩ tích cực và nói những điều tích cực sẽ không có tổn thương, không ân oán oan gia. Nếu trong cuộc sống ai cũng biết nhịn nhường lẫn nhau thì không có lời cay đắng nói xấu hay kết án lẫn nhau. Cuộc sống sẽ là thiên đường nếu ai cũng nhường nhịn và “chín bỏ làm mười” với nhau.

Hôm nay Chúa dạy chúng ta về lòng bao dung ky-tô giáo. Chúa dạy chúng ta đừng bao giờ có kẻ thù. Hãy dùng tình yêu mà xóa bỏ hận thù. Hãy yêu kẻ thù của mình như Chúa đã từng cầu xin cho kẻ làm hại mình bằng một lời rất từ bi: “xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm”. Chúa còn bảo chúng ta nếu không yêu tha nhân như chính mình thì chúng ta không xứng đáng là môn đệ của Chúa. Chúa còn mời gọi chúng ta hãy vì Chúa để sống cho thanh sạch, cho công bằng và yêu mến sự thật. Chúa không chấp nhận là người ky-tô hữu mà gây nên gương mù gương xấu cho người khác vì tội lỗi của mình. Nhất là vì sống thiếu tình yêu thương với đồng loại trong lời nói và hành động.

Đó chính là bài học mà Chúa đã dạy chúng ta bằng cả cuộc sống của Ngài. Chính Chúa đã sống một cuộc đời yêu thương. Yêu thương đến nỗi cho đi cả tính mạng của mình. Tình yêu thương đó Chúa trải rộng trên người lành kẻ dữ. Chúa không kết án tội của Lê-vi, tội của người phụ nữ ngoại tình. Chúa đến để thu phục người tội lỗi bằng chính hành động bao dung của mình. Chúa bẻ bánh và trao cho các môn đệ trong đó có cả Giu-đa. Chúa cúi xuống rửa chân cho các môn đệ từ Phê-rô cho tới Giu-đa. Chúa đã nêu gương yêu thương đến quên cả chính mình, và Ngài cũng mời gọi chúng ta hãy vì Chúa mà yêu tha nhân. Hãy vì Chúa mà đối xử tốt với nhau. Hãy vì Chúa mà quên đi cái tôi ích kỷ để sống vị tha và nhân ái với nhau.

Có ai đó nói rằng: “Nếu cứ áp dụng luật “mắt đền mắt” thì mọi người đều trở nên mù lòa”. Cuộc đời sẽ là thảm họa nếu thiếu lòng bao dung và yêu thương. Xin Chúa cho mỗi người chúng ta biết quên đi cái tôi để đón nhận mọi người trong yêu thương tha thứ. Xin cho cuộc đời ky-tô hữu của chúng ta luôn sáng ngời bài ca đức ái để xây dựng tình hiệp nhất yêu thương, để đẩy lùi những khổ đau và mang lại hạnh phúc cho nhân thế hôm nay. Amen

TÌNH YÊU KHÔNG PHẢI LÀ “THIỆN CẢM” MÀ LÀ “THIỆN CHÍ”

Sợi Chỉ Đỏ

Toàn văn của khoản luật trả đũa được ghi trong sách Xuất hành (Xh 21,24) như sau: “Mắt đền mắt, răng đền răng, tay đền tay, chân đền chân, phỏng đền phỏng, bầm đền bầm, sưng đền sưng”. Mục đích của khoản luật này là tuy cho phép trả đũa nhưng giới hạn sự trả đũa đúng mức bị gây hại: kẻ thù làm mình hư một mắt, mình có thể trả đũa làm cho nó hư lại một mắt (không được hai mắt hay mắt rưỡi ; nó đánh mình bầm, mình có thể đánh nó bầm lại, chứ không đổ máu).

Một điều đáng buồn là ngay trong thời đại Tân Ước này, nhiều người chẳng những chưa giữ được giới hạn tối thiểu của luật Cựu Ước mà còn tệ hơn thế nhiều. Họ sống theo luật “Hòn đất ném đi, hòn chì ném lại”. Hãy nhìn tình hình xung đột bên Trung Đông giữa Palestine và Israel; một người của bên này (Israel) bị bắn tỉa chết là liền, sau đó một làng của bên kia (Palestine) bị máy bay bên này ném bom. Trên bình diện nhỏ hơn : hai đứa trẻ đánh nhau, quả là chuyện nhỏ, nhưng đã kéo theo hai gia đình xung đột với nhau; khi hai người cãi nhau, người này chửi một câu thì người kia đáp lại ba câu; người này nói “cha mầy” thì người kia đáp lại “Tổ tiên sư cha mầy”…

Làm thế nào để chấm dứt xung đột ? Cách giải quyết “Mắt đền mắt răng đền răng” rất khó dừng lại ở giới hạn hợp lý mà thường có khuynh hướng leo thang trả đũa. Còn nếu giải quyết bằng cách “Hòn đất ném đi hòn chì ném lại” thì xung đột càng leo thang hơn nữa.

Đến đây chúng ta mới thấy giáo huấn của Đức Giêsu rất khôn ngoan. Xung đột chỉ chấm dứt được khi một bên chịu nhường nhịn. Nhường nhịn không có nghĩa là mình yếu, mình thua, nhưng là mình đang cố gắng nên thánh như Thiên Chúa ở trên trời là Đấng Thánh.

Martin Luther King là một mục sư da đen, người đã đấu tranh để người da đen không còn bị người da trắng ngược đãi. Ông có một cách hiểu rất dễ chấp nhận về lời Chúa Giêsu dạy “hãy yêu thương kẻ thù”, như sau: “Trong Tân ước chúng ta thấy từ Agapè được dùng để chỉ tình yêu. Đó chính là tình yêu dồi dào không đòi một đáp trả nào hết. Các nhà thần học nói đó là tình yêu Thiên Chúa được thực hiện nới tâm hồn con người. Khi vươn lên tới đỉnh tình yêu như vậy, chúng ta sẽ yêu hết mọi người, không phải vì chúng ta có thiện cảm với họ, cũng không phải vì chúng ta đánh giá cao lối sống của họ. Chúng ta yêu thương họ vì Thiên Chúa yêu thương họ. Đó chính là ý nghĩa lời Đức Giêsu dạy: ‘Anh em hãy yêu thương kẻ thù’. Phần tôi, Luther King nói, tôi sung sướng vì Chúa Giêsu đã không nói: ‘Anh em hãy có thiện cảm với kẻ thù của anh em’ bởi vì có những người mà tôi khó có thiện cảm nổi.”

Thiện cảm là một xúc cảm. Tôi không thể có xúc cảm với người đã ném bom vào gia đình tôi. Tôi không thể có thiện cảm với người bóc lột tôi. Tôi không thể có thiện cảm với người đè bẹp tôi dưới sự bất công. Không, không thể có một thiện cảm nào đối với người đêm ngày de dọa giết tôi. Nhưng Đức Giêsu nhắc tôi rằng tình yêu còn lớn hơn thiện cảm, rằng tình yêu là thiện chí biết cảm thông, có tính sáng tạo, cứu độ đối với hết mọi người.

“Hãy hoàn thiện như Cha anh em trên trời là Đấng Hoàn Thiện” (Mt 5, 48).

LM. Anphong Nguyễn Công Minh OFM

TIỆC NƯỚC TRỜI

Lm Vũđình Tường

Đức Kitô giáo huấn con người học yêu thương và học tha thứ. Ngài không chỉ nói suông về tha thứ nhưng bằng hành động tha thứ. Ngài tự nguyện vác thập giá và chịu đóng đanh trên thập giá trên đỉnh đồi Calvary để đền tội thay nhân loại. Vì thế không thể tha thứ bằng lời nói suông mà cần hành động kèm theo. Tha thứ, thống hối đi chung với hành động biến tha thứ thành điều quí trọng và giá trị. Vác thập giá chết thay nhân loại, Đức Kitô cho biết khi con người phạm tội người đó cắt đứt quan hệ với Thiên Chúa, làm hại đến quan hệ tình cảm với tha nhân. Hành động tội lỗi nào, dù lớn hay nhỏ, đều tác hại đến nhân loại. Khi làm hại người khác kẻ gây sự ác cũng là nạn nhân, bởi chính họ cũng là một phần tử trong cộng đồng nhân loại. Tha thứ và thống hối đi kèm tái tạo mối liên hệ với Thiên Chúa và với tha nhân. Tội dù nặng đến đâu tình yêu Chúa cũng hoá giải được bởi tình Chúa cao trọng và có sức mạnh hơn tội lỗi ta phạm. Khi con người thống hối, Chúa ban ân sủng chan hoà giúp người đó tự tin hơn, mạnh dạn hơn, quyết liệt hơn trong việc thống hối.

Tiệc nước trời Đức Kitô thiết lập nơi trần thế trong bữa Tiệc Li dẫn con người vào tiệc vĩnh cửu trên thiên quốc. Vì thế trước khi tham dự tiệc nước trời người đó trước hết phải làm hoà với Thiên Chúa bằng hành động thống hối, ăn năn; kế đến nguời đó phải làm hoà với ngưới anh em mình xúc phạm. Làm tròn hai điều đó mới xứng đáng lãnh nhận thần lương nơi tiệc nước trời. Thiếu một trong hai điều trên mà cam tâm lãnh nhận thần lương chính là làm hại mình bởi không chuẩn bị đón nhận ơn thánh. Thiếu chuẩn bị đón nhận ơn thánh chính là coi thường ơn thánh và ân sủng Chúa. Khi đã coi thường sao còn lãnh nhận. Không gì nơi trần thế có thể làm giảm giá trị ơn thánh bởi ơn thánh thuộc về tình yêu Chúa ban cho con người. Ơn thánh cao hơn và không lệ thuộc vào điều kiện trần thế. Tuy nhiên người thiếu chuẩn bị ơn thánh mà đón nhận là tự làm cho mình trở nên hèn kém trong việc phán đoán.

Tiệc thiên quốc Thiên Chúa ban cho những ai sống đời sống ngay lành, hoà thuận với mọi người. Nếu lỡ bất hoà họ mau mắn tìm cách giao hoà và xin ơn tha thứ. Họ sống với mọi người và cầu nguyện cho những người không thích họ hoặc chủ trương làm hại họ. Họ luôn nài van, xin ơn Chúa cho những người chống đối, bách hại. Đức Kitô vâng lời Chúa Cha xuống trần thế để giao hoà nhân loại với Thiên Chúa. Bí tích Thánh Thể chính là bí tích giao hoà Đức Kitô thiết lập, ngài dù vô tội, nhưng nhận đền tội thay cho nhân loại. Đón nhận tiệc Thiên quốc với tâm tình thống hối, thứ tha và xin ơn sức mạnh từ lòng từ ái Chúa là việc làm xứng đáng và cần thiết cho tâm hồn.

Mỗi lần chúng ta tham dự tiệc Thánh Thể chúng ta đuợc mời gọi tham dự tiệc nước trời ngay nơi trần thế và hướng về trời. Mình và Máu Thánh Đức Kitô trở thành thần lương, tăng sức và nuôi dưỡng tâm hồn. Sự yếu đuối của ta trở nên mạnh mẽ, tan vỡ đuợc chữa lành, tội lỗi được rửa sạch bởi tình yêu Chúa mạnh hơn thần chết và tội lỗi. Con đường lên núi Calvary là con đường chết nay trở thành con đường hướng về trời. Mỗi lần chúng ta thành tâm thống hối chúng ta nhận được ơn tha thứ và mỗi lần chúng ta thành tâm làm hoà chúng ta nối kết tình người và mở rộng tâm hồn đón nhận tình yêu Chúa ban xuống cho tâm hồn. Con đường thống hối và thứ tha là con đường dẫn đến đón nhận ân sủng Chúa.

VẠN NẺO YÊU THƯƠNG ĐỂ NÊN HOÀN THIỆN Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa (Chúa Nhật VII TN A – Mt 5,38-48)

“Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”. Vì được nhận làm con cái nên Chúa Kitô truyền dạy chúng ta phải nên hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện. Một nét hoàn thiện của Cha trên trời mà Chúa Kitô mạc khải đó là giàu lòng từ bi, chậm bất bình và hết sức khoan dung, là luôn cho mưa rơi đều trên người lành lẫn kẻ dữ, cho mặt trời mọc lên soi sáng người công chính lẫn kẻ bất lương. Quả thật nếu chúng ta chỉ biết yêu thương những người dễ thương và thi ân cho những người thân thích thì có khác gì đâu nhiều anh em chưa biết Thiên Chúa và có khi còn chưa hơn gì những người được xem là tội lỗi. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để vượt qua mức công bình giao hoán kiểu “mắt đền mắt, răng đền răng…”, để sống yêu thương một cách quảng đại, vô điều kiện và đến cùng như Chúa Kitô mời gọi với kiểu nói “ngoa ngữ” là nếu bị vả má bên phải thì đưa cả má bên trái hoặc giả có ai muốn lấy áo trong của mình thì đưa luôn cho họ cả áo ngoài?

Trước hết cần phải hiểu rõ lối nói ngoa ngữ là kiểu nói phóng đại cốt chỉ nhằm muốn nhấn mạnh nội dung nói chứ không phải là dạy hình thức cách thế diễn tả. Khi bị bắt và bị điệu đến trước mặt Thượng tế Caipha, Chúa Giêsu đã bị một thuộc hạ ngài Caipha vả vào mặt thì Người đâu có đưa má bên kia cho anh ta vả thêm nhưng lại nghiêm giọng: “Nếu tôi nói sai, anh chứng minh xem sai ở chỗ nào; còn nếu tôi nói phải, sao anh lại đánh tôi?” (Ga 18,23). Với kiểu nói “má này, má kia; áo trong, áo ngoài, một dặm, hai dặm”, Chúa Kitô nhấn mạnh rằng nếu đã là yêu thì phải vô điền kiện, đã là yêu thì phải quảng đại và đi đến cùng. Và Người cho biết cái lý do duy nhất mà chúng ta được mời gọi sống yêu thương như trên đó là vì chúng ta đã được nhận làm con của Đấng là Cha của tất cả mọi người.

Nếu chúng ta tin nhận Đấng Toàn Năng là Cha của mình thì hệ quả tất yếu đương nhiên đến đó là phải nhận nhau và sống với nhau như anh chị em ruột thịt cùng chung một mái nhà. Cụm từ cùng chung một mái nhà muốn nói đến nghĩa tình huynh đệ, tỉ muội, khi còn ở trong vòng tay mẹ cha. Bởi chưng đã có đó chuyện lúc còn nhỏ thì anh bên em, khi có bánh anh lại chia, còn lớn lên có gia đình riêng thì ai giàu nấy ăn; lúc còn nhỏ thì chị ngã em nâng, nhưng khi đã lấy chồng thì có thể có trường hợp chị ngã, em lại đạp dìm luôn!

Thiết nghĩ rằng để có thể sống yêu thương nhau như lời truyền dạy của Chúa Kitô thì không gì hơn phải có niềm tin sâu sắc vào Đấng dựng nên chúng ta là Cha Toàn Năng chí ái và tiếp bước theo chân người Anh Cả Giêsu. Xin đừng quên những lời thắm thiết của Người đêm Tiệc ly: “Thầy truyền cho anh em giới răn mới là hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”(Ga 13,34).

Yêu thương các môn đệ, Chúa Kitô không chỉ bao bọc, chở che các ngài mà còn thẳng thắn răn bảo, sửa dạy các ngài và đã có khi quở mắng là Satan. Yêu thương người đương thời thì Chúa Giêsu không chỉ chữa lành bệnh tật mà còn xua trừ ma quỷ; Người không chỉ khoan dung tha thứ cho người tội lỗi hối cải mà còn lên án, cánh báo những người cố chấp chai lì trong tội; Người không chỉ hoá bánh ra nhiều nuôi ăn dân chúng mà còn bện dây thừng thành roi đánh đuổi những người đã biến Nhà Chúa thành hang trộm cướp hay thành nơi buôn bán… Như thế yêu thương nhau không phải chỉ là bao bọc chở che nhau mà còn phải sửa bảo nhau khi cần phải sửa dạy. Thương người có 14 mối, thế mà nhiều khi chúng ta chỉ thương nhau cách bất cập, nghĩa là còn nhiều thiếu sót có khi là đáng trách. Chỉ biết trao cho nhau cơm áo gạo tiền thì cũng chưa hẳn đã là yêu nếu không biết can đảm sửa dạy kẻ mê muội, không biết răn bảo kẻ có tội.

Lời Chúa trong sách Lêvi mà Giáo Hội trích đọc Chúa Nhật này có câu: “Người không được để lòng ghét người anh em, nhưng phải mạnh dạn quở trách người đồng bào, như thế, ngươi sẽ khỏi mang tội vì nó.” (Lv 19,17). Một sự thật mà lắm khi chúng ta vô tình hay hữu ý không dám trực diện, đó là khi người anh em lỗi phạm mà chúng ta không can đảm quở trách thì chúng ta một cách nào đó chúng ta đang “ghét” người anh em mình. Rất có thể chúng ta không minh nhiên ghét người anh em lỗi phạm nhưng chúng ta lại không dám thương họ như lời Chúa dạy vì sợ bị bách hại, sợ phải vác thập giá.

Dõi theo chân Chúa Kitô để sống yêu thương thì luôn có đó thập giá phải gánh vác. Ai không can đảm vác thập giá mình thì không xứng đáng làm môn đệ của Người. Yêu kẻ thù không phải là nhắm mắt làm ngơ hay tự bó tay chịu trận để kẻ thù mãi đắm chìm trong tội mà phải nỗ lực làm cho kẻ thù hoán cải, đổi thay. Cầu nguyện cho những người ngược đãi chúng ta không chỉ dừng lại ở động thái “lâm râm khấn vái” mà còn phải nắm tay lại giúp họ sửa đổi cung cách hành xử tàn nhẫn, bất công của họ. Tin mừng cho chúng ta hay rằng sau khi cầu nguyện thì Chúa Giêsu không ngồi đó mà chờ đợi nhưng mau mắn thực thi thánh ý Chúa Cha bằng cả mọi nỗ lực gắng công của mình, có khi sau đó lênh đênh trên thuyền giữa sóng biển mà vẫn ngủ thiếp say li bì, có khi phải toát cả mồ hôi pha lẫn máu và đến cả khi thân thể chẳng còn hình tượng người ta nữa với trái tim bầm dập nát tan.

Biên giới của tình yêu là một tình yêu không biên giới. Đã tin nhận Thiên Chúa chúng ta tôn thờ là Cha Toàn Năng thì phải nên hoàn thiện ngày mỗi hơn cho xứng với phận làm con.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột

YÊU THƯƠNG KẺ THÙ

Lm. Anthony Trung thành

Suy Niệm Chúa Nhật VII Thường Niên – Năm A

Một thiền sinh hỏi: “Thưa sư phụ, con đau khổ vì cha mẹ tàn nhẫn, người yêu con ruồng bỏ, anh em phản bội, bạn bè phá hoại… Con phải làm sao để hết oán hờn và thù ghét đây?”

Vị sư phụ đáp: “Con ngồi xuống tịnh tâm, tha thứ hết cho họ.”

Vài hôm sau, người đệ tử trở lại: “Con đã học được tha thứ cho họ sư phụ ạ. Thật nhẹ cả người! Coi như xong!”

Sư phụ đáp: “Chưa xong, con về tịnh tâm, mở hết lòng ra thương yêu họ.”

Người đệ tử gải đầu: “Tha thứ thôi cũng đã quá khó, lại phải thương yêu họ thì…Thôi được, con sẽ làm. Một tuần sau, người đệ tử trở lại, mặt vui vẻ hẳn, khoe với sư phụ là đã làm được việc thương những người mà trước đây đã từng đối xử tệ bạc với mình.”

Sư phụ gật gù bảo: “Tốt! Bây giờ con về tịnh tâm, ghi ơn họ. Nếu không có họ đóng những vai trò đó thì con đâu có cơ hội tiến hóa tâm linh như vậy.”

Người đệ tử trở lại, lần nầy tin tưởng rằng mình đã học xong bài vở. Anh tuyên bố: “Con đã học được và ghi ơn hết mọi người đã cho con cơ hội học được sự tha thứ!”

Sư phụ cười: “Vậy thì con về tịnh tâm lại đi nhé. Họ đã đóng đúng vai trò của họ chứ họ có lầm lỗi gì mà con tha thứ hay không tha thứ.”

Câu chuyện trên dạy chúng ta bài học về sự tha thứ, không những tha thứ mà còn thương yêu và làm ơn cho kẻ thù của mình. Lời dạy của vị sư phụ đối với đệ tử của mình rất phù hợp với Lời Chúa hôm nay. Thật vậy, tha thứ cho kẻ thù là lệnh truyền của Thiên Chúa, là lời dạy và gương sáng của Đức Giêsu, của các thánh và của rất nhiều vị hiền nhân. Vì thế, tha thứ cũng là bổn phận của mỗi người Kitô hữu chúng ta.

Thứ nhất, tha thứ là lệnh truyền của Thiên Chúa: Khi chúng ta tha thứ và yêu thương kẻ thù là chúng ta thi hành mệnh lệnh của Thiên Chúa. Bài đọc 1, trích sách Lêvi, Thiên Chúa phán với Mô-sê: “Ðừng giữ lòng thù ghét anh em, nhưng hãy răn bảo họ công khai, để khỏi mang tội vì họ. Ðừng tìm báo oán, đừng nhớ lại lời mắng nhiếc của kẻ đồng hương. Hãy yêu thương các bạn hữu như chính mình” (Lv 19,17-18). Khi chúng ta tha thứ và yêu thương kẻ thù là chúng ta nên giống Thiên Chúa là Cha chúng ta “Đấng cho mặt trời chiếu soi kẻ dữ cũng như người lành, và cho mưa trên người công chính cũng như kẻ bất lương”(Mt 5,45). Thật vậy, Thiên Chúa là người Cha yêu thương hết mọi người, không phân biệt người lành kẻ dữ. Ngài đã tha thứ cho Tổ Tông sau khi hai ông bà phạm tội. Không những thế, mà Ngài còn yêu thương và hứa ban Đấng Cứu Thế. Suốt chiều dài lịch sử cứu độ, biết bao lần dân Do Thái bất trung, nhưng mỗi lần biết thống hối quay đầu trở lại, Ngài đã tha thứ và ban ơn. Sự tha thứ của Thiên Chúa được ngôn sứ Isaia diễn tả rõ ràng rằng: “Tội các ngươi, dầu có đỏ như son, cũng ra trắng như tuyết; có thẫm tựa vải điều, cũng hoá trắng như bông” (Is 1,18).

Thứ hai, tha thứ là thực hiện lời dạy và làm theo gương sáng của Đức Giêsu: Đức Giêsu là hiện thân của Thiên Chúa. Ngài tiếp tục dạy cho nhân loại bài học về sự tha thứ. Bài Tin mừng hôm nay, Ngài dạy chúng ta: “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.”(Mt 5,44). Chính Ngài đã nói với Thánh Phêrô: “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy”(Mt 18,22). Ngài còn nói thêm: “Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi. Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao?”(Mt 5, 46). Ngài còn dùng nhiều câu chuyện liên quan đến vấn đề tha thứ và yêu thương để dạy cho dân chúng: Dụ ngôn cỏ lùng (x. Mt 13, 24,30.36-43); ba dụ ngôn về lòng thương xót của Thiên Chúa (x. Lc 15,1-32); câu chuyện về người đàn bà phạm tội ngoài tình (x. Ga 8,1-11)…

Đức Giêsu không chỉ dạy về sự tha thứ mà Ngài còn làm gương cho chúng ta: Biết Giu-đa phản bội, Ngài không những tiếp tục yêu thương mà còn cho ông ngồi đồng bàn, nhiều lần Ngài cảnh tỉnh để Giu-đa từ bỏ ý đồ xấu. Khi Giu-đa dẫn quân lính đến bắt Ngài, Ngài ôn tồn nói những lời yêu thương: “Giu-đa ơi, anh dùng cái hôn mà nộp Con Người sao?”(Lc 22, 48). Ngài tha thứ cho Phê-rô khi ông chối Thầy ba lần. Ngài tha thứ cho kẻ trộm lành. Ngài tha thứ cho Phao-lô khi ông bắt bớ và chém giết người Kitô hữu. Ngài tha thứ cho những kẻ bắt bớ, đánh đập và đóng đinh Ngài trên thập giá, bằng cách cầu nguyện với Chúa Cha rằng: “Lạy Cha, xin Cha tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm”(Lc 23, 34).

Thứ ba, các thánh và các hiền nhân đã dạy và làm gương cho chúng ta về sự tha thứ:

Gương của các thánh để lại: Gương của Thánh Vương Đa-vít tha thứ cho Saul; Gương của Thánh Stêphanô, đã yêu thương và cầu nguyện cho kẻ giết mình: “Họ ném đá ông Tê-pha-nô, đang lúc ông cầu xin rằng: Lạy Chúa Giêsu, xin nhận lấy hồn con. Rồi ông quỳ gối xuống, kêu lớn tiếng: Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội này. Nói thế rồi, ông an nghỉ”(Cv 7, 59-60). Gương của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II đến thăm và tha thứ cho Ali Agca, kẻ có ý giết Ngài; Thánh nữ Maria Goretti tha thứ cho Alexander…

Gương của các hiền nhân: Khổng Tử chủ trương: “Dĩ đức báo oán.” Đức Phật Thích Ca cũng dạy: “Lấy oán báo oán, oán ấy chập chồng. Lấy đức báo oán, oán ấy tiêu tan.” Còn ông Gandhi, vị anh hùng của dân tộc Ấn Độ thì cho biết: “Luật vàng của xử thế là sự tha thứ lẫn nhau”; “Bất bạo động là luật của loài người, bạo động là luật của loài thú.” Ngoài ra, còn biết bao nhiêu mẫu gương khác, không những chủ trương tha thứ mà còn tha thứ bằng lời nói và hành động cho những kẻ làm hại mình.

Thứ tư, tha thứ là bổn phận của mỗi người Ki-tô hữu: Theo tâm lý bình thường, thì chúng ta yêu thương kẻ yêu thương mình và chúng ta ghét kẻ thủ của chúng ta. Kẻ thù là những người bắt bớ, sỉ nhục, vu khống, đặt điều nói xấu và làm những điều bất công với chúng ta. Vì vậy, để yêu thương những kẻ chúng ta coi là xấu không phải là một việc làm dễ dàng. Nhưng vì là lệnh truyền của Thiên Chúa và lời dạy của Đức Giêsu, cũng như gương sáng của các thánh và của các hiền nhân nên người Ki-tô hữu chúng ta có bổn phận phải thi hành. Chúng ta không những tha thứ mà còn phải cầu nguyện cho họ để họ thay đổi đời sống. Đặc biệt, chúng ta phải làm ơn cho họ, giúp họ nhận ra sai trái để trở về nẻo chính đường ngay. Ngôn sứ Ê-dê-ki-en đã từng nghe Thiên Chúa phán: “Nếu ngươi không báo cho kẻ gian ác biết tội lỗi của nó, không cảnh cáo nó từ bỏ lối sống xấu xa, để nó được sống, thì chính kẻ gian ác sẽ phải chết vì tội lỗi của nó, nhưng Ta sẽ đòi ngươi đền nợ máu nó” (Ed 3,18).

Tóm lại, chúng ta có bổn phận tha thứ, yêu thương và làm ơn cho kẻ thù, vì đó là lệnh truyền của Thiên Chúa, là lời dạy và gương sáng của Đức Giêsu, của các thánh và của các hiền nhân qua mọi thời đại. Vậy chúng ta hãy đặt mình vào những hoàn cảnh cụ thể trong cuộc sống để xét mình xem chúng ta đã thực hiện lời dạy về sự tha thứ như thế nào?

Lạy Chúa, xin dạy chúng con biết tha thứ cho anh em như Chúa đã từng tha thứ cho chúng con. Amen.

YÊU KẺ THÙ VÀ LÀM ƠN CHO KẺ GHÉT MÌNH

Lm Đan Vinh HIỆP SỐNG TIN MỪNG Chúa Nhật 7 TN A

Lv 19,1-2.17-18; 1 Cr 3,16-23; Mt 5,38-48

YÊU KẺ THÙ VÀ LÀM ƠN CHO KẺ GHÉT MÌNH

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Mt 5,38-48.

38 “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Mắt đền mắt, răng đền răng. 39 Còn Thầy, Thầy bảo anh em: đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa. 40 Nếu ai muốn kiện anh để lấy áo trong của anh, thì hãy để cho nó lấy cả áo ngoài. 41 Nếu có người bắt anh đi một dặm, thì hãy đi với người ấy hai dặm. 42 Ai xin, thì hãy cho; ai muốn vay mượn, thì đừng ngoảnh mặt đi.

43 “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. 44 Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.45Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính. 46 Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao? 47 Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ thường đâu? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao? 48 Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.

2. Ý CHÍNH: Trong Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu dạy chúng ta phải yêu thương hết mọi người: kẻ thù của mình, kẻ ghét mình, kẻ ngược đãi và vu khống mình… để chúng ta được nên trọn lành giống như Chúa Cha trên trời, “là Đấng làm cho mặt trời mọc lên trên người lành cũng như kẻ dữ, và cho mưa trên người công chính cũng như kẻ bất lương.”

3. CHÚ THÍCH:

– C 38-39: + Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Mắt đền mắt, răng đền răng: Đây là luật hình sự dựa trên nguyên tắc đối trọng: ai đã gây thiệt hại, thì phải sửa chữa thiệt hại đã gây ra. (x. Xh 21,23-25; Lv 24,19-20; Đnl 19,21). + Còn Thầy, Thầy bảo anh em: đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa: Đức Giê-su dạy môn đệ khi bị kẻ khác xúc phạm, hãy đối xử từ bi nhân ái để biến thù thành bạn.

– C 41-42: + Nếu có người bắt anh đi một dặm, thì hãy đi với người ấy hai dặm: Có lẽ đây là một dịch vụ do người Rô-ma bắt buộc người Do thái phải làm, như trường hợp quân Rô-ma bắt ông Si-môn Ky-rê-nê vác đỡ thập giá của Đức Giê-su. + Ai xin, thì hãy cho; ai muốn vay mượn, thì đừng ngoảnh mặt đi: Ở bên đất thánh Pa-lét-ti-na, “cho vay” cũng giống như “bố thí” (x. Hn 29,1). Nghĩa là người Do thái không được cho người đồng chủng Do thái vay tiền để lấy tiền lãi (x. Xh 22,24).

– C 43-44: + Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em: Đức Giê-su muốn các môn đệ mở rộng tình thương đến các người dân ngoại và cả với những kẻ đối xử không tốt hoặc có hành vi ngược đãi mình.

– C 45-48: + Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện: Đức Giê-su dạy môn đệ phải có tình thương tột đỉnh noi gương Thiên Chúa Cha trên trời, đã không phân biệt đối xử khi ban ơn cho cả những kẻ xấu và kẻ bất lương.

4. CÂU HỎI: 1) Luật “Mắt đền mắt, răng đền răng” là luật gì và có nghĩa thế nào? 2) Đức Giê-su muốn dạy các môn đệ chúng ta điều gì qua bài Tin Mừng hôm nay: “Đừng chống cự người ác; sẵn sàng đi gấp đôi số dặm mà những kẻ mạnh thế bắt mình phải đi; quảng đại đáp ứng nhu cầu của kẻ ăn xin vay mượn; yêu kẻ thù…” ?

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: Chúa phán: “Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5,48).

2. CÂU CHUYỆN:

1) SỨC MẠNH HOÁN CẢI TỘI NHÂN CỦA LÒNG NHÂN ÁI:

Ngày kia thánh Clementê đi vào một tiệm ăn, ngửa tay ra và nói:

– Xin quý ông rộng lượng bố thí cho các em mồ côi một miếng cơm, một manh áo.

Tức thì các thực khách cười lên hô hố tỏ vẻ khinh bỉ. Sau đó, một anh thợ giày đã nói:

– Một miếng ư, được lắm.

Rồi anh ta uống một ngụm bia, phùng má trợn mắt phun thẳng vào mặt thánh nhân. Chúng ta thử tưởng tượng xem thánh nhân đã phản ứng thế nào? Có lẽ ngài sẽ giáng cho anh ta một cái tát tai. Nhưng không, ngài vẫn bình tĩnh, rút khăn lau mặt, rồi lại ngửa tay và nói:

– Thưa quý ông, đó là phần của tôi, còn phần của các em mồ côi đâu chưa thấy.

Anh thợ giày bỗng té nhào xuống đất như bị một cú đấm thôi sơn, vì anh ta không thể rằng trên cõi đời nham nhở này mà lại có người khí phách như vậy. Anh lồm cồm ngồi dậy và lắp bắp nói:

– Tôi… tôi sẽ gởi tặng cho các em.

Sau đó, anh đã dành một phần sản nghiệp và trao tận tay thánh nhân số tiền lớn để tạ lỗi.

2) GIÓ VÀ MẶT TRỜI AI MẠNH HƠN AI?

Một lần nọ, gió bão và mặt trời tranh cãi nhau xem ai có sức mạnh hơn. Cả hai đều kể lại những chiến tích oai hùng của mình để chứng minh mình có sức mạnh hơn đối phương. Vừa lúc đó có một khách bộ hành đang từ xa tới gần. Cả hai đồng ý kiểm tra sức mạnh bằng cách cố cởi cái áo choàng của người khách bộ hành đang mặc trong thời gian ngắn nhất.

Cơn gió bão đòi ra tay trước. Nó tạo ra một luồng gió xoáy dữ dội nhất từ trước đến giờ, và ngay từ lần cố gắng đầu tiên, gần như nó đã có thể xé rách cái áo choàng của người bộ hành. Nhưng người đàn ông kia đã dùng tay ôm chặt chiếc áo choàng, và còn nằm đè lên chiếc áo choàng, khiến gió bão dù tốn rất nhiều sức lực mà vẫn không làm cho chiếc áo bung ra khỏi người khách bộ hành được. Sau cùng cơn gió bão đành chấp nhận chịu thua.

Đến lượt mặt trời ra tay. Đầu tiên mặt trời xua tan những đám mây đen giăng kín bầu trời và rọi những tia nắng xuống đầu người khách bộ hành. Một vài phứt sau, cảm thấy mồ hôi xuất ra do nhiệt độ tăng đột ngột, người khách bộ hành vội vã cởi chiếc áo choàng ra phơi và đến chỗ cây có che bóng râm gần đó tránh nắng, và chung cuộc mặt trời đã chiến thắng gió bão.

Như vậy trong việc giáo dục con người, dùng tình thương thuyết phục sẽ có hiệu quả hơn dùng biện pháp đánh phạt chửi mắng.

3) TÔI ĐÃ TRẢ THÙ ĐƯỢC RỒI ! :

Có hai người đàn ông thổ dân nước Nam Phi rất thù hằn ganh ghét nhau. Ngày kia một trong hai người gặp thấy đứa con gái nhỏ của kẻ thù đang dạo chơi trong rừng, liền bắt cô bé chặt đứt ngón tay út rồi thả ra. Cô bé bị đau la khóc dùng tay còn lại ôm chặt bàn tay bị chặt đứt ngón út chạy mau về nhà chữa trị, đang khi tên hung thủ la to rằng: “Ta đã trả thù được rồi!”.

Mười năm sau, cô bé bị chặt ngón đã lấy được một người chồng Công Giáo giàu có trong vùng. Ngày kia, một kẻ ăn xin tới xin ăn, bà chủ nhà nhận ngay ra kẻ trước đây đã chặt ngón tay của mình. Bà vào trong nhà, sai gia nhân đem cơm thịt ra đãi người ăn xin. Khi kẻ thù đã ăn no, bà mới giơ bàn tay có ngón út bị cụt ra và nói: “Hôm nay tôi đã trả thù được rồi!”.

Tên ăn mày lập tức nhận ra người đàn bà đối xử tốt với mình không ai khác hơn là cô bé năm xưa đã từng bị hắn chặt đứt ngón tay để trả thù, nên hắn rất hối hận và đã quỳ gối cám ơn bà không những không chấp nhất tội hắn mà còn đối xử nhân hậu là cho hắn một bữa ăn ngon.

3. SUY NIỆM:

1) “ĐỪNG CHỐNG CỰ NGƯỜI ÁC…”:

– So sánh Luật đạo cũ với đạo mới: Luật Mô-sê đã tiến bộ hơn nếu so sánh với thời đại trước đó, vì về việc báo oán, Luật Mô-sê chỉ đòi kẻ tấn công bị đối xử ngang bằng điều xấu mà hắn đã gây ra cho nạn nhân. Thực vậy, sách Sáng thế ký đã ghi lại lời của La-méc: “Ca-in sẽ được báo thù gấp bảy, nhưng La-méc thì gấp bảy mươi bảy” (St 4,24), đang khi Mô-sê ra luật trả báo công bình như sau: “Nếu hai người đàn ông đánh nhau mà có gây tổn thương… , thì ngươi phải lấy mạng đền mạng, mắt đền mắt, răng đền răng, tay đền tay, chân đền chân, vết bỏng đền vết bỏng, vết thương đền vết thương, vết bầm đền vết bầm” (Xh 21,22-25). Tuy nhiên Đức Giêsu trong Tin Mừng hôm nay lại kêu gọi môn đệ nên hoàn thiện bằng thái độ nhẫn nhịn chịu đựng và lấy tình thương xóa bỏ hận thù như sau: “Nếu ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa… Nếu ai muốn kiện anh để lấy áo trong của anh, thì hãy để cho nó lấy cả áo ngoài… Nếu có người bắt anh đi một dặm, thì hãy đi với người ấy hai dặm… Ai xin thì anh hãy cho; ai muốn vay mượn thì anh đừng ngoảnh mặt đi” (c 39-42).

– Trước những lời dạy nầy của Đức Giê-su, những kẻ suy nghĩ nông cạn vội cho đây là thái độ của kẻ hèn nhát nhu nhược, khuyến khích kẻ gian ác lộng hành: “Chúng được đằng chân, sẽ lân đằng đầu”; Nhưng những người khôn ngoan lại công nhận đây là lối hành xử tối ưu để giải quyết tận gốc các xung đột xã hội và mang lại hòa bình lâu dài. Thực vậy, nếu bị kẻ ác đánh một cái mà ta đánh lại, thì chắc chắn chúng sẽ đánh tiếp và bạo lực sẽ ngày một gia tăng. Nhưng nếu ta chịu đựng và nói chuyện phải quấy thì có thể kẻ đó sẽ bị khuất phục. Chúng ta có thể ví bạo lực giống như sức mạnh của cây búa tạ trong tay thợ đập đá, tảng đá dù cứng rắn đến đâu, cũng sẽ bị bể tan! Đang khi hồ nước mềm mại có bị búa tạ bổ xuống vẫn không hề hấn gì, trái lại còn có thể nhấn chìm cây búa tạ kia xuống đáy hồ. Trước cơn bão táp cuồng phong, những cây cổ thụ cao lớn cứng cáp kháng cự lại sẽ bị gãy cành trốc gốc, đang khi rặng tre, lau sậy chịu uốn mình theo chiều gió nên vẫn được an toàn. Thế nên Lão tử đã dạy các môn sinh: “Lấy nhu thắng cương, nhược thắng cường”. Môn phái Judo cũng theo quy luật nầy dùng sự mềm dẻo để tự vệ, đánh bại đòn tấn công hung hãn của đối phương.

– Khi dạy các điều trên, chắc chắn Đức Giêsu không muốn duy trì tình trạng những người thân yếu thế cô phải cam chịu sự đàn áp của những kẻ tàn bạo gian ác. Nhưng nếu chủ trương lấy ác báo ác, thì con người sẽ lâm vào vòng xoáy bạo lực: Thay vì chỉ có một kẻ ác, giờ đây lại thêm kẻ ác thứ hai là người đang bị áp bức. Đức Giêsu muốn các môn đệ lấy thiện thắng ác, lấy tình yêu đáp trả hận thù để hóa giải và biến thù thành bạn. Nhưng giả như kẻ ác vẫn cố chấp thì bấy giờ mới xử lý, giống như Đức Giê-su trước Thượng Hội Đồng Do thái đã bị một tên gia nô của thượng tế Khan-na tát, đã không giơ má kia, nhưng hạch lại hắn: “Nếu tôi nói sai, anh chứng minh xem sai ở chỗ nào. Còn nếu tôi nói phải, sao anh lại đánh tôi?” (Ga 18,23).

2) HÃY YÊU KẺ THÙ VÀ CẦU NGUYỆN CHO NHỮNG KẺ NGƯỢC ĐÃI ANH EM:

– Thái độ thông thường của người đời chúng ta là yêu ai yêu mình, và ghét những kẻ ghét hại mình và chống lại Thiên Chúa như Sách Thánh đã ghi lại lời cầu nguyện của dân Do thái: “Lạy Chúa, ước chi Ngài tiêu diệt kẻ gian tà… Lạy Chúa, kẻ ghét Ngài, làm sao con không ghét? Con ghét chúng, ghét cay, ghét đắng, chúng trở thành thù địch của chính con” (Tv 139,19-22).

– Nhưng Đức Giê-su dạy các môn đệ phải vượt lên những điều bình thường này bằng cách yêu những kẻ ghét mình noi gương Chúa Cha: “Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời. Vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính” (Mt 5,44-45).

3) HÃY NÊN HOÀN THIỆN NOI GƯƠNG CHÚA CHA NHƯ ĐỨC GIÊ-SU:

– Đức Giê-su đã yêu thương tha thứ cho những kẻ thù ghét làm hại mình: Người nhẫn nhịn chịu đựng khi bị xét xử bất công, bị xỉ vả đánh đập, bị lột áo trong áo ngoài, bị hành hình đóng đinh tay chân vào thập giá giữa hai tên trộm cướp… Người đã cầu xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ làm khổ mình: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34).

– Chúng ta cũng phải tha thứ cho tha nhân: khi giận hờn, căm ghét người khác, tâm hồn chúng ta sẽ mất bình an, ta sẽ không còn thiết ăn uống vì dạ dày không làm việc, sẽ hay suy nghĩ thở dài và không ngủ yên giấc, bệnh tim mạch gia tăng và sẽ bị đột quỵ… trong khi kẻ bị ta thù ghét vẫn sống yên ổn! Như vậy sự giận ghét không những không làm hại kẻ thù mà còn quay ra làm hại chính ta và cắt ngắn tuổi thọ của ta. Vậy chúng ta còn đợi gì mà không tha thứ cho tha nhân theo lời Chúa dạy?

– Hãy cầu nguyện và làm điều tốt để đáp trả kẻ đang thù ghét làm hại mình: Thay vì nuôi lòng thù hận, chúng ta hãy cầu xin Chúa thay đổi lòng trí kẻ thù ghét ta. Hãy tìm dịp thuận tiện để khen ngợi nói tốt cho họ. Khi nghe ai chỉ trích nói xấu họ, thay vì “đổ dầu vào lửa”, chúng ta hãy làm trạng sư để bào chữa lỗi lầm cho họ…

4. THẢO LUẬN: 1) Bạn có đồng ý về các tai hại của thái độ giận ghét và ích lợi của thái độ khoan dung tha thứ các lỗi lầm cho tha nhân không? Tại sao? 2) Hãy tự xét xem hiện giờ bạn đang giận ghét người nào nhất? Bạn sẽ làm gì để thực hành lời Chúa dạy hôm nay?

5. LỜI CẦU:

Lạy Chúa Giê-su,

Hình ảnh đẹp nhất là hình ảnh của Chúa xưa kia trên núi Sọ: Dù đang bị đám đông thù ghét phỉ báng, hành hạ, đòi phải đóng đinh vào thập giá mà Chúa vẫn nhẫn nhịn chịu đựng và còn cầu xin Chúa Cha tha cho những kẻ làm hại mình. Xin ban cho chúng con tình yêu thương và lòng từ bi nhân hậu của Chúa, bằng thái độ bao dung cảm thông, sẵn sàng tha thứ cho những kẻ đã nói lời xúc phạm đến chúng con, hầu chúng con nên “con yêu dấu luôn làm đẹp lòng Chúa Cha” noi gương Chúa khi xưa.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON

ĐI HAI DẶM

 

Lm Mark Link, SJ

 

Một bệnh nhân bước vào phòng mạch của chuyên gia tâm thần nổi tiếng, Bs. Smiley Blanton, ông nhận thấy có cuốn Kính Thánh ở trên bàn của bác sĩ.

Bệnh nhân nói, “Tôi không nghĩ rằng vị y sĩ đại tài Blanton lại đọc Kinh Thánh”.

Bs. Blanton trả lời, Không những tôi đọc Kinh Thánh mà còn suy gẫm những điều trong đó. Kinh Thánh là một cuốn sách giáo khoa rất tốt về lối đối xử của con người hơn cuốn nào khác. Nếu người ta tuân theo các chỉ dậy trong Kinh Thánh, nhiều chuyên gia tâm thần có thể đóng cửa phòng mạch và đi câu cá.

Bs. Blanton muốn nói gì? Làm thế nào Kinh Thánh lại là sách giáo khoa về lối đối xử của con người? Làm thế nào sự giảng dậy trong Kinh Thánh lại là một hướng dẫn cho sức khoẻ tâm thần?

Trong bài phúc âm hôm nay có một sự hiểu biết sâu sắc khi Chúa Giêsu nói với các môn đệ: Đừng trả thù người đối xử xấu với anh em.

Là một thầy dậy nhân lành, sau đó Đức Giêsu tiếp tục đưa ra thí dụ về điều vừa nói. Người nói, Nếu có người trong đội quân xâm lăng ép buộc anh em phải vác ba lô của họ đi một dặm, hãy vác đi hai dặm.

Để hiểu thí dụ của Đức Giêsu, chúng ta cần biết một vài điều về hoàn cảnh ở Palestine trong thời kỳ của Đức Giêsu.

Các lực lượng của đế quốc La Mã xâm lăng và kiểm soát vùng Palestine. Họ duy trì một loại quyền lực sinh tử trên người dân Do Thái.

Thí dụ, nếu một sĩ quan La Mã dùng gươm vỗ vào vai một người Do Thái, người này phải thi hành bất cứ gì mà sĩ quan này ra lệnh.

Nói cách khác, các sĩ quan La Mã có thể sai khiến người Do Thái giống như cảnh sát sai khiến chiếc xe của chúng ta ngày nay, nếu cần.

Thí dụ, một sĩ quan La Mã có thể ra lệnh một người Do Thái mang vác đồ vật gì đó trong một quãng đường dài một dặm. Hãy nhớ lại ông Simon ở Xirênê. Một sĩ quan La Mã đã ra lệnh cho ông vác đỡ thập giá của Đức Giêsu. Mc 15:21

Khi đối diện với luật lệ của La Mã, Đức Giêsu nói với các môn đệ, Nếu có người trong đội quân xâm lăng ép buộc anh em phải vác ba lô của họ đi một dặm, hãy vác đi hai dặm.

Tại sao Đức Giêsu lại có lời khuyên kỳ quặc này?

Để trả lời câu hỏi này chúng ta hãy nhớ lại lời nói của Bs. Blanton về Kinh Thánh. Ông nói, Nếu người ta tuân theo các chỉ dậy trong Kinh Thánh, nhiều chuyên gia tâm thần có thể đóng cửa phòng mạch và đi câu cá.

Khi Đức Giêsu nói với các môn đệ hãy đi “hai dặm”, Người muốn nói rằng, Bất cứ khi nào người La Mã bắt anh em phải phục vụ, đừng để điều đó làm anh em tức giận. Đừng để điều đó làm anh em oán hận.

Tại sao Đức Giêsu lại nói điều này? Câu trả lời thật hiển nhiên.

Khi người ta ghét kẻ thù và phẫn nộ, rốt cuộc người ta gây thiệt hại cho chính mình hơn là thiệt hại cho kẻ thù.

Một tác giả giải thích câu nói đó như thế này:

Khi chúng ta oán ghét kẻ thù, chúng ta đã cho họ sức mạnh trên chúng ta – sức mạnh trên giấc ngủ… sức mạnh trên áp huyết máu, sức mạnh trên sức khoẻ và hạnh phúc của chúng ta.

Kẻ thù sẽ vui mừng nhảy múa khi biết rằng sự oán ghét đã xé nát chính chúng ta.

Sự oán ghét không làm kẻ thù bị thiệt hại một chút nào. Nó chỉ biến những ngày và đêm của chúng ta trở nên một xáo trộn khủng khiếp. Vô Danh

Nói cách khác, phương cách duy nhất mà viên đạn oán ghét có thể gây thiệt hại cho kẻ thù là hãy để nó xuyên qua thân thể chúng ta.

Thật không ngạc nhiên khi người Hy Lạp xưa thường nói, Người khôn ngoan sẽ luôn luôn chịu đựng sự đau khổ cách sai lầm hơn là thi hành điều sai lầm.

Nói cách khác, phản ứng tử tế đối với người xấu với chúng ta, không những nó giúp ích cho chúng ta mà còn cho chính họ. Ông Bruce Larson kể một câu chuyện vui về chính ông để minh hoạ điều này.

Vào một buổi chiều tối khi mọi người vội vã về nhà lúc tan sở, ông cũng nhanh chân đứng xếp hàng đón xe buýt. Bỗng dưng có một bà to béo chen vào đứng trước ông. Bà xô ông như muốn ngã xuống đất.

Ông Larson chế nhạo bà bằng câu mỉa mai, Xin lỗi bà nhé! Tôi không cố ý va vào bà như vậy đâu. Với cử chỉ mỉa mai của ông Larson, bà phản ứng một cách thật kinh ngạc. Bà thực sự nghĩ rằng ông ta muốn nói như vậy.

Khuôn mặt bà thay đổi, và mọi nếp nhăn trên khuôn mặt thay đổi vị trí. Bà ấp úng nói, Tôi xin lỗi ông. Không hiểu làm sao ông có thể lại tử tế với cử chỉ thô lỗ của tôi như vậy?

Bây giờ thì đến lượt ông Larson bối rối. Ông không biết nói gì. Người phụ nữ này đã phản ứng với sự tử tế giả dối của ông như thể điều đó có thật. Tối thiểu, trong một giây phút, bà đã thay đổi.

Ông Larson trấn tĩnh lại và lầu bầu, Không thiệt hại gì khi tử tế với người khác. Sau đó, trên đường về nhà, ông cảm thấy thẹn thùng và xấu hổ về thái độ nhỏ nhen và thiếu thành thật của mình.

Ông im lặng cầu nguyện, Lậy Chúa, Chúa muốn dậy con điều gì?

Và sau đó ông nghe như có tiếng trả lời, Này Larson, Ta đã từng cố gắng nói với con, và với những người của biết bao thế kỷ giống như con, rằng tình yêu luôn luôn kéo theo một chuỗi phản ứng tình yêu.

Ông bắt đầu thấy rằng phản ứng nhân ái đối với những người đối xử xấu với chúng ta sẽ có lợi cho cả hai hơn là phản ứng bằng sự oán ghét.

Khi chúng ta phản ứng với lòng nhân ái, chúng ta lan toả tình yêu ở những chỗ cần đến nó nhất. Chúng ta chặn đứng phản ứng xấu xa và đưa nó vào vị trí của chuỗi phản ứng tình yêu.

Và vì vậy chúng ta hãy trở lại với câu nói của Bs. Blanton: Nếu người ta tuân theo các chỉ dậy trong Kinh Thánh, nhiều chuyên gia tâm thần có thể đóng cửa phòng mạch và đi câu cá.

Chúng ta có thể tóm lược sự giảng dậy của các bài đọc hôm nay với những lời của Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Rôma: Đừng để sự dữ đánh bại anh chị em; thay vào đó, hãy chiến thắng sự dữ bằng sự thiện. 12:21

Chúng ta hãy kết thúc bằng lời nguyện xin Chúa Cha ban cho chúng ta ơn sủng và sự can đảm để sống những lời của Đức Giêsu trong Tám Mối Phúc:

Hãy yêu thương kẻ thù, hãy làm điều tốt cho những ai ghét bỏ anh em, hãy chúc lành cho những ai nguyền rủa anh em, và hãy cầu nguyện cho những ai xử tệ với anh em…. Hãy thương xót như Cha anh em là Đấng thương xót… Đừng kết án người khác, và Thiên Chúa sẽ không kết án anh em; hãy tha thứ cho người khác, và Thiên Chúa sẽ tha thứ cho anh em.

Luca 6:27-28, 36-37

HÃY SỐNG YÊU THƯƠNG VÀ NÊN TRỌN LÀNH

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

Suy niệm Chúa nhật VII thường niên – Năm A

(Mt 5,38 – 48)

Kết thúc “Bài giảng trên núi”, căn tính của người kitô hữu là muối là ánh sáng. Tiếp theo sau đó, Chúa Giêsu tiếp tục mạc khải cho khi dạy các môn đệ và cũng dạy chính chúng ta về thái độ cần phải có cũng như thực hành trong đời sống: “Các con đã nghe bảo… Còn Thầy, Thầy bảo các con “. Vậy nghe bảo gì? Và cụ thể giáo huấn của Chúa Giêsu cho các môn đệ mình ra làm sao?.

Khi Chúa Giêsu khi trích dẫn câu nói của người xưa về luật công bằng khi trả thù đã được ghi rõ trong Cựu Ước “Mắt đền mắt, răng đền răng ” ( Xh 21,24). Chúng ta phải thừa nhận rằng, đây là một bước tiến lớn trong tương quan hành xử giữa người với người so với thời Lamek, bởi Lamek đã từng nói với hai vợ : “Vì một vết thương, ta giết một người, (Ta) trầy da, một nam nhi toi mạng. Vì Cain sẽ được báo thù gấp bảy, nhưng La-méc thì gấp bảy mươi bảy! ” (St 4,23-24) Vậy là trả thù mãi mãi. Luật “Mắt đền mắt, răng đền răng” ( Xh 21,24) giúp con người khỏi rơi vào tình trạng thái quá. Trái lại, Luật của tình yêu phủ nhận sự đồng nhất với kẻ thù : “Còn Thầy, Thầy bảo các con: đừng chống cự lại với kẻ hung ác” (Mt 5, 39).

Theo Chúa Giêsu, yêu thương là vượt ra khỏi vòng tròn luẩn quẩn của cái ác và sống tình huynh đệ đại đồng, nên khi Ngài bảo chúng ta “đưa má bên kia cho nó nữa, ” là Ngài muốn chúng ta xây đắp tình hiệp thông anh em. Đưa má bên kia là cố tình giúp đối phương khám phá ra tình yêu và rằng thực hành bác ái là điều có thể. Đưa má bên kia còn muốn nói với kẻ ác rằng nó đã nhận được người anh em như nó là anh em. Một hành động đáng tin cậy như thế sẽ phá tan bạo lực.

Chúa Giêsu yêu cầu gia tăng thêm tình yêu và lòng tha thứ càng nhiều càng tốt! Vì tình yêu có sức mạnh giúp đối phương xích lại gần ta hơn bằng tình người. Như thế, bằng cách trao ban, chúng ta nhận nó là anh em.

 

Cho nó cả áo choàng, đi với nó hai dặm không phải một mà áp đặt, nhưng chứng minh con người luôn có sáng kiến về tình yêu. Vì đó là điều đẹp lòng Chúa, nên chúng ta từ bỏ điều có đi có lại và chủ động xây đắp tình hiệp thông trong tình yêu. “Ai xin, thì con hãy cho. Ai muốn vay mượn, thì con đừng khước từ ” (Mt 5, 44).

Tình yêu phải được thực hiện theo châm ngôn: “Hãy yêu thương thù địch các con, hãy làm lành cho những kẻ ghét các con, và cầu nguyện cho những kẻ bắt bớ và vu khống các con” (Mt 5, 44). Chúa Giêsu không chỉ lên án một hệ thống dùng bạo lực để trả thù cho cân, Ngài còn muốn chúng ta hủy bỏ luật ăn miếng trả miếng xưa. Tình yêu không gia tăng theo kiểu có đi có lại – người ngươi yêu mến là một người anh em ngươi, một người ngươi yêu mến là người bạn ngươi. Tình yêu là quà tặng, nhưng không dựa trên sự khác biệt tối thiểu. Sự khác biệt của tình yêu là không giống nhau, là người khác chứ không phải là người họ hàng, nhưng là người chúng ta cảm thấy gần. Như Chúa Giêsu đã nói : đó là người thân cận của ngươi. Tuy nhiên, Chúa Giêsu không bác bỏ sự phân biệt của chúng ta. Người khác không phải luôn là một người bạn, nó có thể trở thành kẻ thù. Điều quan trọng là tất cả mọi người là anh em với nhau.

Thật phù hợp để người kitô hữu khẳng định căn tính là con Thiên Chúa của mình khi thực hành lời Chúa Giêsu dạy để trở nên con cái của Cha trên Trời. Giới luật yêu thương mà Chúa Giêsu để lại đã mạc khải rõ về hồng ân yêu thương. Là con cái Thiên Chúa, chúng ta phải yêu thương ngay cả kẻ thù, kẻ muốn cắt đứt tương quan là con Thiên Chúa và anh em với ta. Luật ăn miếng trả miếng không còn tồn tại. Chỉ có tình yêu mới biến đổi được hận thù, tình yêu làm cho chúng ta trở nên con Thiên Chúa và thể hiện chức phận là con đối với Người.

Như thế, chúng ta đi đến cùng lời Chúa Giêsu dạy về thánh ý Thiên Chúa trong đời sống: “Các ngươi hãy thánh thiện, vì Ta là Đấng Thánh” (Lv 19,1). Bằng những lời này, Thiên Chúa mời gọi dân Israel và cả chúng ta ngày hôm nay thể hiện lòng trung thành với giao ước Thiên Chúa đã thiết lập, đồng thời đặt luật lệ xã hội trên giới răn “Ngươi phải yêu đồng loại như chính mình” (Lv 19,18). Tuy nhiên, phải đi xa hơn để tình yêu của chúng ta được phổ quát nhằm cho luật cũ được kiện toàn. Khi yêu như thế, ta đang thực hiện lời mời gọi của Chúa Giêsu: “Các con hãy nên trọn lành như Cha các con trên trời là Đấng trọn lành ” (Mt 5,48).

Nhưng ai có thể nên trọn lành? Sống trọn lành là thi hành thánh ý Chúa trong tư cách là con. Thánh Xip-ri-a-nô từng viết: “Cách hành xử của con cái Thiên Chúa phải tương hợp với tình phụ tử của Thiên Chúa bởi vì Thiên Chúa được tôn vinh và ca tụng từ những việc tốt lành của con người ” (De zelo et livore, 15: CCL 3a, 83). Như thế, con người có thể trở nên trọn lành khi sống tròn đầy cương vị làm con cái Thiên Chúa. Chúa Cha làm khác chúng ta là những người bỏ người này chọn người kia. Chúa Cha làm cho mặt trời mọc lên trên người lành cũng như kẻ dữ, và cho mưa trên người công chính cũng như kẻ bất lương. Chúa Cha quan tâm đến cả hai, người lành cũng như kẻ dữ ; con cái Thiên Chúa cũng phải trở nên trọn lành ” như Cha các con trên trời là Đấng trọn lành “(Mt 5, 48).

Xem ra có thể khó, nhưng Chúa Giêsu đã làm gương cho chúng ta trước khi nói: “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Ðấng ngự trên trời” (Mt 5, 44-45). Ai đón nhận Thiên Chúa trong đời sống mình và yêu mến Người hết lòng, người ấy có khả năng bắt đầu một chặng đường mới, có thể chu toàn thánh ý Thiên Chúa hầu hiện thực hoá một hiện hữu mới được nuôi sống bởi tình yêu và hướng đến sự vĩnh cửu. Tình yêu là điều vĩ đại, chúng ta đọc thấy trong sách Gương Chúa Giêsu, một điều tốt làm nhẹ đi những nặng nhọc và nâng đỡ những điều khó khăn. Tình yêu thôi thúc ta hướng lên cao mà không còn bị vướng bận vào bất cứ điều gì thuộc trần thế.

Lạy Chúa Thánh Thần, xin giúp chúng con luôn sống xứng đáng là con Cha trên Trời. Amen.

LUẬT YÊU THƯƠNG

AM Trần Bình An

Chia sẻ Tin Mừng CN 7 TN NA 2017 (Mt 5, 38-48)

Luật yêu thương

Câu chuyện bắt đầu từ thập niên 1920, khi 2 anh em nhà Dassler trở thành đối tác làm ăn tại công ty Dassler Brother Sports Shoe Company. Cá tính 2 người hầu như trái ngược nhau. Adolf (Adi) Dassler trầm lặng, ít nói. Anh phụ trách khâu thiết kế và làm ra các đôi giày. Còn người anh Rudolph (Rudi) lại rất nóng nảy, phụ trách kinh doanh. Họ đã chiêu dụ được vận động viên chạy nước rút người Mỹ gốc Phi Jesse Owens mang giày của họ, khi hoàn thành chặng đua và giành 4 huy chương vàng tại Thế Vận hội Olympic năm 1936. Chiến thắng của Owens đã mở đường cho thương hiệu giày của 2 anh em ra thế giới. Doanh số của Công ty Dassler từ đó tăng vụt.

Nhưng thành công này đã tạo ra những căng thẳng mới trong quan hệ của 2 anh em, vốn trước đó đã có nhiều xích mích giữa vợ của 2 người. Mặc dù không ai chắc là điều gì dẫn đến sự thù địch, nhưng nó được cho là do hiểu nhầm trong giao tiếp. Adi đã trú ẩn trong một hầm trú bom và Rudi cùng gia đình cũng đến trú tại đó. Lúc ấy, Adi đã thốt lên: “Bọn khốn kiếp đó lại trở lại rồi”, ý muốn ám chỉ máy bay đánh bom của quân Đồng Minh. Rudi lại tưởng rằng câu chửi ấy là nhắm vào mình và gia đình, nên đã rất tức giận. Mối thù nghịch giữa 2 anh em đã bắt đầu từ đó.

Mâu thuẫn càng leo thang khi 2 anh em chia tách công ty vào năm 1948. Nhân viên được tự do chọn phe. Adi đặt tên công ty là Adidas, ghép các ký tự đầu trong tên và họ của mình. Rudi cũng làm như thế. Mới đầu anh đặt tên công ty là “Ruda” nhưng cuối cùng lại đổi thành tên Puma để nghe cho thể thao hơn.

Sau khi chia tách công ty, cả 2 anh em cũng đoạn tình đoạn nghĩa, từ đó chưa bao giờ nói chuyện lại với nhau. Họ đã xây dựng các nhà máy ở 2 bên bờ sông Aurach. Các nhà máy này cạnh tranh với nhau và mỗi lần bên nào đưa ra công nghệ cải tiến mới là bên kia “phản kích” lại.

Vì cả thị trấn bị lôi vào cuộc chiến gia tộc Dassler, nên sự thù địch này cũng trở nên cực kỳ vô lý. Do người dân hay họ hàng đều làm cho Adi hoặc cho Rudi, nên họ buộc phải chọn phe. Dân cư Herzogenaurach chia rẽ do ảnh hưởng sự thù hằn giữa hai anh em ruột. Tuy nhiên, đau một nỗi là do quá lo cạnh tranh mà họ đã bỏ quên mất một đối thủ đáng gờm là Nike. Rốt cuộc, Nike đã dần thống lĩnh thị trường giày thể thao, bỏ xa Puma và Adidas.

Mãi đến tháng 9.2009, các nhân viên của 2 công ty mới kỷ niệm việc chấm dứt mối thù hằn kéo dài 60 năm, bằng một trận bóng giao hữu. Lúc đó cả 2 anh em nhà Dassler đều đã mất (mất cách nhau trong vòng 4 năm vào thập niên 1970). Thậm chí khi chết, mối hận vẫn tiếp tục, khi 2 người được chôn ở 2 đầu của nghĩa trang Herzogenaurach. Qua đời rồi nhưng họ vẫn muốn ở cách người kia càng xa càng tốt. (Mối thù anh em nhà Puma & Adidas, Nhịp cầu đầu tư)

Tuy hai anh em ôm mối hận thiên thu xuống tuyền đài, nhưng đã gây hệ luỵ rất đáng tiếc đến biết bao người. Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu giải thích cặn kẽ luật tình yêu, xoá bỏ thù hận, hoàn chỉnh Luật Môsê xa xưa. Người đòi hỏi những ai theo Chúa cần bỏ mình, khoan dung, quảng đại, tha thứ và yêu thương kẻ thù.

Bỏ mình & nhẫn nhục

Đức Giêsu phán dạy: “Đừng chống cự lại với kẻ hung ác; trái lại, nếu ai vả má bên phải của con, thì hãy đưa má bên kia cho nó nữa.” Đó là lấy nhu thắng cương, lấy tịnh khử động, lấy sức mạnh tinh thần chế ngự bản năng, nặng tính sinh tồn đáp trả lại “mắt đền mắt, răng đền răng,” như Luật cũ cho phép. (Xh 21, 23-25; Lv 24, 19-20)

Đức Giêsu mong muốn tín hữu tha thứ, cự tuyệt việc trả thù, hòng giữ lòng thanh thản, bình an, khỏi nhiễm độc sự gian ác, bạo lực xâm chiếm tâm hồn. Thánh Phêrô khuyên mọi người noi gương Đức Giêsu hành xử như Người đã giảng dạy: “Bị nguyền rủa, Ngài không nguyền rủa đáp lại, chịu nạn chịu chết, Ngài không để lời, nhưng Ngài đã phó thác cho Ðấng xét xử công minh.” (1Pr 2, 23)

Khoan dung & tha thứ

“Và ai muốn kiện con để đoạt áo trong của con, thì hãy trao cho nó cả áo choàng nữa. Và ai bắt con đi một dặm, thì con hãy đi với nó hai dặm.” Một khi làm chủ được bản thân, hoàn toàn xả kỷ, xoá đi hận thù, tấm lòng mới có thể rộng mở, khoan dung, nhân ái, từ bi, nhường nhịn, chia sẻ, quảng đại cho đi. “Ai xin, thì con hãy cho. Ai muốn vay mượn, thì con đừng khước từ.”

Thánh Phaolô cũng khuyên răn thái độ ân cần đối với kẻ thù: “Hãy chúc lành cho kẻ bắt bớ, chúc lành chứ đừng chúc dữ…Nếu kẻ thù ngươi đói, hãy cho nó ăn; nó khát hãy cho nó uống…Chớ để sự dữ thắng được ngươi, nhưng hãy lấy lành mà thắng dữ.” (Rm 12, 14, 20-21)

Yêu thương & vị tha

Đây là cao điểm tình yêu, xoá nhoà mọi ranh giới kỳ thị, phân biệt, ứng xử, cũng là điều vô cùng khó khăn cho bất cứ ai muốn theo Chúa.“Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em,

Tuy nhiên, muốn trở nên con cái Thiên Chúa, thì tiên vàn noi gương Ngài công bằng, chính trực, đầy lòng thương xót, khoan dung, độ lượng, không phân biệt đối xử đối với bất cứ ai. “Vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính.” 

Hơn nữa, Thiên Chúa còn biểu lộ lòng từ bi nhân hậu. “Còn Thiên Chúa thì lại thi thố lòng yêu mến của Người đối với ta là Ðức Kitô đã chết vì ta, ngay lúc ta còn là tội nhân!” (Rm 5, 8) Thiên Chúa yêu thương con người tội lỗi, đã cho Đức Giêsu nhập thể chịu chết thay, hà cớ sao mình lại đi chấp lỗi đồng loại vấp phạm? Do vậy, thay vì hiềm khích trả thù, thì tín hữu Kitô tỏ lòng nhân ái với kẻ thù bằng hành động cụ thể, như cầu nguyện, giúp đỡ, khuyên nhủ họ sám hối. Đây còn là bổn phận, nghĩa vụ mỗi người đối với tha nhân. “Nếu ngươi không báo cho kẻ gian ác biết tội lỗi của nó, không cảnh cáo nó từ bỏ lối sống xấu xa, để nó được sống, thì chính kẻ gian ác sẽ phải chết vì tội lỗi của nó, nhưng Ta sẽ đòi ngươi đền nợ máu nó” (Ed 3, 18)

Hãy yêu thương nhau không bằng lời nói mà bằng việc làm. Hãy yêu thương nhau bằng tay mặt mà tay trái không biết. “Hãy yêu thương nhau như Thày yêu thương chúng con.” (Đường Hy Vọng, số 755)

Lạy Chúa Giêsu, xin dạy chúng con biết yêu thương mọi người, dẫu bị đố kỵ, ganh ghét, thù địch, hãm hại. Xin cho chúng con theo gương Chúa, biết tha thứ, cho đi và làm phúc.

Khấn xin Mẹ cầu bầu cho chúng con luôn mở rộng con tim, yêu thương, làm lành và cầu nguyện cho những kẻ thù địch, để chúng con trở nên con cái  Chúa, Đấng trọn lành. Amen.

TÌNH YÊU ĐÁP LẠI HẬN THÙ

Đtgm  Ngô Quang Kiệt

Ngày Lễ Lá cho ta chứng kiến những đổi thay bất ngờ của cuộc đời và của lòng người. Dân chúng vừa mới hân hoan cầm cành lá đón tiếp Chúa đã lập tức quay lại la ó kết án Chúa. Chúa Giêsu vừa mới long trọng vào thành như một ông vua nay đã phải đứng trước toà Philatô như một tử tội. Giuđa vừa ăn chung một bánh, uống chung một chén với Thầy đã vội vàng ra đi nộp Thầy. Các môn đệ vừa mới ngồi đồng bạn với Thầy nay đã bỏ trốn. Phêrô vừa mới hăng hái thề sống chết bên Thầy đã mau chóng hèn nhát chối Thầy.

Những biến cố dồn dập, những đợt sóng thù hận giận dữ dâng cao đến tột đỉnh như muốn nghiền nát Chúa Giêsu. Nhưng Người vẫn luôn giữ được tâm hồn bình an thanh thản, thái độ quan tâm ân cần và trái tim chan chứa yêu thương.

Trước hết ta thấy Người thanh thản và chủ động bước vào cuộc Thương khó khi Người nói với các môn đệ: “Thầy ước ao dự bữa tiệc Vượt qua với các con”. Trước cái chết ai cũng run sợ. Nếu chết là hết thì cái chết thật là đáng sợ. Nhưng với Chúa Giêsu, chết là về cùng Chúa Cha. Người yêu mến Chúa Cha, khao khát kết hiệp với Chúa Cha, nên Người thanh thản bước vào cuộc khổ nạn để được về cùng Cha.

Quân lính hung hãn đến bắt Chúa Giêsu, nhưng Người vẫn hiền hoà không kháng cự. Bị vây bọc trong bầu khí sát máu, Người vẫn cư xử với lòng nhân hậu khoan dung. Không lo cho an nguy của bản thân, giữa lúc khó khăn khốn đốn vẫn mở rộng bàn tay nhân ái chữa lành vành tai bị đứt của người đày tớ vị thượng tế.

Khi Giuđa đến hôn mặt Chúa Giêsu, Người vẫn đối xử một cách lịch sự, tế nhị. Đối lại tội phản nghịch tày trời, Người chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở, hy vọng đánh thức lương tâm người học trò mê tiền mà đi đến phản bội.

Lúc đang xét xử, dù phải chịu nhục nhã cay đắng, Người vẫn quan tâm đưa mắt nhìn Phêrô. Vị đại diện các môn đệ, sau khi chối Thầy, đã nhận được ánh mắt âm thầm của Thầy. Ánh mắt hiền dịu mà đau khổ. Ánh mắt trách móc thì ít mà tha thiết van xin thì nhiều. Ánh mắt nhân từ tha thứ đã khiến Phêrô ray rứt khôn nguôi.

Trên đường lên Núi Sọ, dù vai phải mang cây thánh giá nặng nề, dù bản thân yếu mệt và tủi nhục, Người vẫn còn đứng lại an ủi những người phụ nữ khóc lóc, an ủi đám dân đã tố cáo, đã kết án Người.

Trên thập giá, lúc đớn đau đã thấm vào đến tận xương tuỷ, lúc sức lực đã cạn mòn, Người vẫn còn quan tâm lắng nghe người trộm lành.

Còn hơn thế nữa, Người tha thứ cho những sĩ quan, những binh lính đã hành hàn. Người không chỉ tha thứ mà còn cầu nguyện xin Chúa Cha tha cho tất cả mọi người có dính líu vào việc xử án Người.

Tình yêu thương của Người là làn ánh sáng xé tan bóng đêm thù hận, chiếu soi cả những người ghét ghen. Tình yêu thương của Người giống như loài gỗ quý nhuốm cả hương thơm vào lưỡi búa đã đốn ngã nó (Fulton Sheen). Tình yêu của Người như đoá hoa sen. Bùn lầy có dậy lên cũng không nhiễm được vào đoá hoa tinh khiết thánh thiện. Tình yêu của Người là tình yêu nguyên tuyền không vẩn một chút oán hờn giận ghét, vượt lên trên tất cả những hận thù, nhỏ nhen, hèn nhát, phản bội. Giữa những hung hãn tàn bạo, Người vẫn yêu thương. Giữa những phản bội, Người vẫn tha thứ. Tình yêu của Người đã thắng.

Lạy Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhường trong lòng, xin uốn lòng con nên giống Trái Tim Chúa. Amen.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

1-Thời nay người ta thay đổi tất cả thật nhanh chóng. Thay đổi quần áo, giầy dép, điện thoại và cả bạn bè, vợ chồng nữa. Bạn có bị cuốn theo nếp sống thay đổi nhanh chóng này không?

2-Tình yêu của Chúa Giêsu đã chiến thắng. Bạn hiểu điều này thế nào qua cuộc thương khó của Chúa?

3-Đạo Công giáo là đạo bác ái. Bạn sống đạo như thế nào khi bị phản bội, bị oan ức và thiệt thòi?

LUẬT MỚI

Lm Kevin O’Shea CSsR biên-soạn

Mai Tá lược dịch

Suy Tư Tin Mừng Trong tuần thứ 7 thường niên năm A 19/02/2017

 

Tin Mừng: (Mt 5: 17-37)

Hôm ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn. Vì, Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành. Vậy ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy, và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời.

“Vậy, Thầy bảo cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pha-ri-sêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời. “Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ giết người; ai giết người, thì đáng bị đưa ra toà. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt. Vậy, nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình. Anh hãy mau mau dàn xếp với đối phương, khi còn đang trên đường đi với người ấy tới cửa công, kẻo người ấy nộp anh cho quan toà, quan toà lại giao anh cho thuộc hạ, và anh sẽ bị tống ngục. Thầy bảo thật cho anh biết: anh sẽ không ra khỏi đó, trước khi trả hết đồng xu cuối cùng.

 “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Chớ ngoại tình. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi. Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục. Nếu tay phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy chặt mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân phải sa hoả ngục.

“Luật còn dạy rằng: Ai rẫy vợ, thì phải cho vợ chứng thư ly dị. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ là đẩy vợ đến chỗ ngoại tình; và ai cưới người đàn bà bị rẫy, thì cũng phạm tội ngoại tình.

 “Anh em còn nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ bội thề, nhưng hãy trọn lời thề với Đức Chúa. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: đừng thề chi cả. Đừng chỉ trời mà thề, vì trời là ngai Thiên Chúa. Đừng chỉ đất mà thề, vì đất là bệ dưới chân Người. Đừng chỉ Giêrusalem mà thề, vì đó là thành của Đức Vua cao cả. Đừng chỉ lên đầu mà thề, vì anh không thể làm cho một sợi tóc hoá trắng hay đen được. Nhưng hễ “có” thì phải nói “có”, “không” thì phải nói “không”.Thêm thắt điều gì là do ác quỷ.”

 

Nếu địa đàng, chẳng còn gì để nhớ”

“Hạt bụi rớt xuống đời, xin lẫn vào nhau…”

(dẫn từ thơ Bùi Thanh Tuấn)

 

Mt 5: 38-48

Địa đàng cuộc sống, là chốn miền để gợi nhớ. Hạt bụi tình người, là chất liệu để yêu thương. Thương yêu, điều Chúa nhắc nhở, ở Tin Mừng, vẫn được thánh sử ghi chú, vẫn lâu nay.

Nhiều người, rất lấy làm lạ khi được bảo: Tin Mừng thánh sử viết, là bản văn viết không vào thời Chúa hoạt động, hoặc ngay sau ngày Chúa sống lại, nhưng được viết vào nhiều thập niên sau, như: “Tin Mừng theo thánh Mátthêu” chẳng hạn, đã chỉ được ghi chép vào giữa thập niên ’80, ở thế kỷ đầu. Và, người ghi chép “Tin Mừng” này không phải là Mát-thêu-thu-thuế thời Chúa sống. Cũng không là một trong số mười hai tông đồ, gần gũi Chúa. Mátthêu đây là học giả Do thái hiểu biết nhiều tiếng Hy Lạp, xuất thân sinh sống tại một quận ở ngoại ô Giêrusalem, mà người thời ấy có thói quen gọi là “thày dạy”, hoặc đấng bậc “tư tế”.

Tác giả “Tin Mừng theo thánh Mátthêu”, là vị thức giả từng hồi hướng về với Đạo Chúa, ngang qua các thừa sai của Chúa.Thánh sử Mát-thêu học được nhiều điều, qua hành động và cuộc sống từ các Đạo hữu theo chân Chúa. Đặc biệt, là các vị có liên hệ mật thiết với thánh Phêrô tông đồ, thời tiên khởi. Khi ghi chép Tin Mừng theo thánh Mát-thêu, tác giả đã ở vào độ tuổi cao niên khá cứng, nhưng ông lại là người có tầm nhìn thông thoáng, thi vị. Ông đề cập nhiều đến những con người và người con có tâm tư chân phương, bình dị nhưng có tư cách.

Sử gia Mátthêu, là cây viết rất sáng giá. Thánh nhân, tuy chung đụng nhiều với người Do thái, nhưng dùng tiếng Hy Lạp để ghi chép Tin Mừng. Và, qua văn phong văn thể cùng lập trường chuyên chính rất Kitô, nên các nhà chú giải cho rằng tác giả là một trong các Kitô-hữu đầu tiên, ở thời ấy.

Tin Mừng do tác giả viết, lại gồm lời lẽ ân cần, gửi đến các đấng bậc khôn ngoan/thông thái ở Israel. Nên, nhờ đó ta học được rất nhiều điều qua các dạng thức, như: lời sấm, dụ ngôn, phương châm, hoặc tư vấn, nhất nhất đều nhấn mạnh đến điều Chúa giảng rao cho mọi người. Bởi thế nên, người đọc nhận ra những 73 lần tác giả lập đi lập lại cụm từ “tông đồ”, ở “Tin Mừng” này.

Và vì thế, người đọc cũng nên hiểu cụm từ “tông đồ” theo nghĩa các “đấng bậc khôn ngoan/uyên bác” chuyên học hỏi những điều hay lẽ phải, do từ Chúa phán ra. Và cũng vậy, người đọc đừng nên hiểu rằng tác giả “Tin Mừng” là nhà thức giả thuộc tầm cỡ đại học, chuyên ngồi trong phòng lạnh để viết. Hãy cứ tưởng tượng rằng: khi ghi chép “Tin Mừng theo thánh Mát-thêu” tác giả đã suy tư dưới ánh đèn dầu leo lét, với tâm tình nguyện cầu trong bầu khí ẩm ướt, nặc mùi khô cháy có lưới cá đang hơ hóng, ở đâu đó…

Nay có người hỏi: thánh sử Mát-thêu muốn chuyển tải điều gì mới mẻ, khi ghi chép Lời Chúa?

Hầu hết các cộng đoàn tin theo Chúa sống ở Giêrusalem, đều mang tính chất rất “Do thái”. Hết thảy đều thấy nơi Đức Giêsu một Môsê rất mới để các vị nghe lời. Vì, xét cho cùng, Ngài còn mới hơn cả chính tiên tri Môsê, bởi Ngài là Đấng luôn chủ trương những điều mới mẻ, nơi Lề Luật. Và, điều mới mẻ khác nữa, là: Ngài không cất bỏ đi yếu tố quan trọng sẵn có từ hậu duệ của Đavít. Và, mọi người còn nhận ra nơi Đức Giêsu, hệt như ở Môsê và Đavít, ảnh hình của Đấng Bậc Hiền Từ, rất đặc biệt. Đặc biệt, là bởi người người đều nhận thấy rằng: qua Ngài và ở nơi Ngài “Ơn Cứu Độ” đã đến, là đến với cả Dân ngoại nữa. Ngài đến, qua trung gian Israel hoặc những người Do thái, tức: những người lúc ấy vẫn ở trong tư thế cách xa và tách rời khỏi dân-được-chọn.

Và, họ coi đó như ân sủng riêng tư, nhận từ Chúa. Bởi thế nên, trở thành người hết lòng tin tưởng vào Đức Giêsu, phải là người Do thái tích cực, phóng khoáng, những người chủ trương tuân giữ Luật Torah rất Đạo. Từ đó, cộng đoàn dân Chúa đã thấy mọi người tập trung nhấn mạnh đến Luật Torah. Quyết tuân giữ Lề Luật cách kiên trì, nhưng thông thoáng. Tuân và giữ, theo tinh thần tự do của người con Đức Chúa, mới đúng.

Vốn đặt nền tảng vững vàng lên truyền thống rao giảng kiểu thánh Phaolô Tông đồ, Hội thánh Chúa khi ấy đã có tầm nhìn rất khác lạ về Lề Luật. Và, Hội thánh đã coi Đức Giêsu là Đấng Bậc rất Do thái, chủ trương giữ Luật Torah thật đúng qui cách nhưng tự do, phóng khoáng, cho đúng nghĩa. Kể từ đó, Hội thánh vốn có sẵn tinh thần giảng rao của thánh Phaolô, lại đã khám phá ra rằng: tự do con cái Chúa là một hiện hữu rất đích thực, khi ta tuân thủ Lề Luật, rất Torah.

Là người Do thái sống ở miền Bắc xứ Palestin thời tiên khởi, thánh sử Mát-thêu xuất xứ từ một quá trình cuộc sống, có lập trường khá bảo thủ. Chí ít, là truyền thống giữ luật đúng qui cách, như Chúa dạy. Thánh sử cũng lo rằng nhiều truyền thống có thể sẽ mai một đi nếu không có người bận tâm lo duy trì nó. Và, thánh sử còn một mối lo ngại nữa, cứ e rằng: rồi ra sứ vụ tông đồ rao giảng kiểu Phaolô thánh nhân, có thể sẽ khiến truyền thống của người Do thái trở thành thứ yếu, mất đi tầm quan trọng. Do đó, thánh sử gia đã cảm thông với tình huống mà cộng đoàn Hội thánh ở Giêrusalem đang sống, dù cho thánh sử không thuộc về cộng đoàn này.

Cũng vì thế, tác giả quyết tâm tái cấu trúc cộng đoàn theo kiểu cộng đoàn dân Chúa ở Giuđêa, nghĩa là: không chỉ rập theo khuôn phép cũ của người Do thái, nhưng còn phổ biến lối sống của cộng đoàn Hội thánh Giêrusalem, hoặc có khuynh hướng mục vụ rao giảng theo kiểu của thánh Phaolô. Bởi thế nên, người đọc nhận ra rằng: “Tin Mừng theo thánh Mát-thêu” cũng mang dáng vẻ bảo thủ qua việc đòi mọi người giữ luật cho đúng qui cách. Chí ít, là cải cách niềm tin của người Do thái theo khuôn khổ “chiên lạc rời khỏi ràn nhà Israel”. Thành thử, tinh thần của thánh sử và của cộng đoàn nơi thánh nhân sinh hoạt vẫn có khả năng duy trì mối liên kết chặt chẽ với đền thờ người Do thái.

Tuy nhiên, thánh sử Mát-thêu không quên rằng: chính Đức Kitô mới là Đấng ta cần tin vào Ngài. Thánh sử diễn tả lập trường này theo lối viết giản đơn, rất thông thường, rằng: thay vì ta áp dụng nguyên tắc đền và bù như: “mắt đền mắt”, “răng đền răng”, tác giả lại khuyên người đọc Tin Mừng của ngài, hãy nên sử dụng đường lối bất-bạo-động. Và, thay vì phòng thủ hoặc trả thù, thánh sử đề nghị ta nên khoan dung, độ lượng.

Thay vì lo cho riêng mình, hãy quan tâm ái ngại đến người khác. Với thánh sử Mát-thêu, đây không phải là lạc quan sáng suốt, cũng chẳng là đường lối tư riêng độc quyền của người Hy Lạp, nghĩa là đường và lối chỉ chú trọng vào cuộc sống tư riêng của người khác, thôi. Nhưng, là: hãy áp dụng luật Torah theo qui cách thương yêu, như Chúa đã khuyên dạy.

Điều cốt thiết mà thánh sử nhận ra nơi lời dạy của Chúa, là: Ngài là người giữ luật Torah, rất đúng cách. Tuy nhiên, Ngài chú trọng đến tinh thần, chứ không phải chữ viết của Luật. Nói cách khác, người đọc “Tin Mừng theo thánh Mát-thêu không thể hiểu Luật Torah cho đúng cách, nếu không thi hành lời dạy của Đức Giêsu cũng như cộng đoàn nhỏ bé của Ngài, là Hội thánh thời tiên khởi. Bởi, cộng đoàn Hội thánh mới là người sống thực Luật Torah theo tinh thần Chúa đề ra. Và, thánh sử lại thêm rằng: dân con thành thánh Giêrusalem không chắc đã nhận ra được điều này. Vì thế nên, người đọc “Tin Mừng” có thể kết luận rằng: tác giả “Tin Mừng theo thánh Mát-thêu” quả là phóng khoáng cũng rất đúng.

Vậy, người đọc hôm nay học hỏi được điều gì qua sự việc này?

So sánh kinh nghiệm của các thừa sai tông đồ thời tiên khởi với kinh nghiệm thời Hậu-Công Đồng Vatican II, dân con Hội thánh nhận ra được điều gì? Ta có nhận ra được năng lực và tự do con cái Chúa nơi cộng đoàn Hội thánh tiên khởi theo kiểu thánh Phaolô không? Phải chăng, so sánh kinh nghiệm về cố gắng ‘tái lập’ di sản được bảo tồn, đáng yêu từ một truyền thống rất đúng đắn? Truyền thống, có là qui cách mà tác giả “Tin Mừng theo thánh Mát-thêu” hằng cảnh báo Hội thánh hãy trở về với tính chất Do thái, ở lai thời không?

Nếu tác giả “Tin Mừng theo thánh Mátthêu” nay còn sống, hẳn ông sẽ yêu cầu các đấng bậc vị vọng trong Hội thánh hôm nay, hãy quan tâm nhiều hơn nữa đến việc tái tục truyền thống đã có từ thời tiên khởi? Và, Hội thánh cũng nên nhìn vào Đức Giêsu hơn là các truyền thống mà các ngài muốn duy trì, bảo vệ. Hẳn rằng thánh sử Mát-thêu cũng sẽ yêu cầu mọi thành viên Hội thánh hôm nay hãy có tầm nhìn phóng khoáng và cởi mở, tốt hơn là ở lại với truyền thống xưa/cũ. Như Đức Giêsu khi xưa, vẫn đứng về phía những người duy trì Luật Torah, bằng tinh thần chứ không theo từng chữ. Và, ảnh hình Chúa chấp nhận dìm mình thanh tẩy nơi sông Giođan, sẽ là bằng chứng điển hình cho việc tuân giữ Luật Torah, rất tự do lại có tinh thần thương yêu đúng qui cách.

Thật khó mà thiết-lập được quân bình cho cơn sóng dồn và sức ép từ Lề Luật, thế mà Ngài vẫn chấp nhận dầm mình dưới giòng sông Giođan để chứng tỏ tinh thần giữ Luật đúng cách. Nhưng, tác giả “Tin Mừng theo thánh Mátthêu” vẫn sẽ là vị học giả cao niên, chín chắn. Là vị thức giả hiểu rõ hơn ai hết tinh thần của người Do thái. Hiểu Đức Kitô và người nghèo, hơn ai hết. Tác giả “Tin Mừng theo thánh Mátthêu” chính là người có được nhận thức mới về sự khôn ngoan, thông suốt cho mỗi người chúng ta.

LUẬT MỚI

trần ngọc mười hai

Chuyện Phiệm Đọc Trong Tuần thứ 7 mùa Thường niên năm A 19/02/2017

 

“Từng ngày nao, nồng-nàn từng câu ca dao”,

Từng ngày lặng-lẽ sống với kỷ-niệm ngọt ngào.

Mình quên những giấc chiêm bao.

Qua rồi một thời yêu đương sớm tối

Giữa thênh-thang bầu trờ, nắng gió muôn nơi.”

(Nguyễn Hải Phong – Giòng Thời Gian)

(Mt 5: 12)

Với nhiều người, quả y như rằng: đời mình là như thế đấy. Với một số người khác, thì: cũng qua rồi “một thời yêu đương sớm tối giữa thênh-thang bầu trời”, rất khôn nguôi.

Với tất cả mọi người, thì: cuộc đời người thường có nghĩa: “giữa thêng-thang bầu trời”, người thời nay không còn nhìn thấy “một thời yêu thương sớm tối” nữa, thì làm sao thấy được cuộc sống xã hội hôm nay, ngày ngày gặp toàn chuyện trái khuấy, kỳ lạ như nhận-định của ai đó trên mạng vi-tính có những lời lẽ sau đây:

“Xã hội này lạ lắm! Con người nay vui lắm. Giới bác-sĩ, thì chỉ muốn con bệnh mình cứ bệnh mãi, bệnh hoài để còn tìm đến mà chữa-trị. Lớp kỹ-sư, lại cứ muốn đồ đạc trong nhà/ngoài ngõ cứ bị hư. Thợ làm răng, lại những muốn người bị bệnh rang sâu, sứt mẻ hoặc vỡ/bể để còn làm những bộ rang giả khá đắt tiền. Đến như thày/cô, lại vẫn cứ mong sao cho đám trẻ mãi mãi khờ-khạo cứ là dễ bảo, để dạy kèm tăng học-lực. Thợ xây-dựng, thì cứ muốn nhà cửa hư-hỏng suốt, để còn xây thêm và chữa mãi không thôi. Chủ tiệm áo quan vẫn muốn nhiều người chết tốt, để bán hòm. Duy, có mỗi tay ăn trộm lại cứ muốn mọi người khấm khá hơn xưa để có cơ-hội mà thăm viếng, kiếm chút cháo… Thế đó, là xã hội thời hôm nay và mai ngày, cứ thế mãi.”

 

Thế, Giáo hội phụng thờ Đức Chúa, thì sao?

Vâng. Đây là câu-hỏi tuy nghe nhiều vẫn thấy hay hay, nên trả lời cho đúng đắn! Trả lời vấn-nạn ở đây, quả thật không dễ. Không dễ chút nào, bởi: hôm nay đây, trong lòng Hội thánh Công-giáo được tiếng là “Giáo-hội duy-nhất, thánh-thiện và tông-tryền”, rày đã thấy có dấu-hiệu rạn-nứt/bất-đồng giữa một số hồng-y giáo-chủ và Giáo-hoàng cùng một gốc gác với Giáo Tông, Giáo . Không tin ư?

Vậy thì, mời bạn và tôi, ta cứ để mắt nhìn vào một vài sự-kiện mới xảy ra ở La Mã, rất Vaticăng.

 

Nhưng, trước khi đi vào tìm hiểu chi-tiết về một “rạn-nứt/bất-đồng trong Giáo hội, cũng mời bạn và tôi, ta nghe tiếp nhạc-bản vừa trích-dẫn để có hứng mà bàn cho kỹ. Nhạc bản “Giòng Thời-gian” lại có những ca-từ đầy thi-tứ như sau:

Thời gian qua đi… bộn bề nhiều lần suy nghĩ…

đời ngọt ngào thì đôi khi… Tình yêu nơi đâu…

vội vàng tìm hoài không thấu… Thôi… dừng làm chi… rồi lại đi… Bao nhiêu năm rồi làm gì và được gì…

ngày tháng sao vội đi đôi khi không như ý…

trôi qua bao nhiêu năm nữa có lẽ ta không ngây ngô… như bây giờ… Bao nhiêu cho vừa, từng ngày và từng giờ…

cành lá sao lặng im như thôi… không mong nhớ…

cho ta bao nhiêu năm nữa có lẽ bao nhiêu đây thôi… Cho ta nhìn thời gian trôi… “

(Nguyễn Hải Phong – bđd)

Rồi cứ thế, ca từ của bài hát cứ nhẩn nha đưa ta về cõi đường dài, “nhiều chông gai” có những “tháng ngày buồn ở lại”, ngày vui mau phai” có “cơn đau nặng nề”, “khốn khó lê thế”… rất như sau:

 

“Đường còn dài… và còn nhiều hơn chông gai… Rồi thì lặng lẽ những tháng ngày buồn ở lại…

ngày vui dễ lắng… mau phai… Mai về nhìn lại cuộc đời vui ghê…

về nhìn lại yêu thương vẫn thế…

giữa cơn đau nặng nề…

khốn khó lê thê… Thời gian qua đi…

bộn bề nhiều lần suy nghĩ…

đời ngọt ngào thì đôi khi… (Nguyễn Hải Phong – bđd)

Vâng. Cuộc đời người là như thế. Thế nhưng, bên trong Giáo hội Công giáo hôm nay, cũng thấy xuất-hiện “nhưng cơn đau nặng nề, lê thê, khốn khó. Khốn và khó, nhưng bài viết bên dưới từng bật mí những bí mật sau đây:

“Một lần nữa, Đức Giáo Hoàng Phanxicô lại khiến cho các viên chức Vaticăng ngỡ ngàng khi ngài chúc mừng Giáng sinh 2016 bằng lời loan báo sẽ có cải-tổ Giáo-triều Rôma và cái-gọi-là “những hành-xử đầy cởi mở”, “việc giấu diếm” và các loại ảnh-hưởng xấu xuất tự chống-đối đang gặp.

 

Ngỏ lời với các hồng-y và giới chức lão-thành của Giáo-triều Rôma tập-họp tại Vaticăng hôm ấy, Đức Phanxicô nói: sở dĩ có sự cải-tân Giáo triều này là do yêu-cầu của các hồng-y từng bàn-thảo trước mật-hội năm 2013. Đức Giáo-hoàng có liệt-kê 12 tiêu-chuẩn hướng-dẫn công-cuộc cải-tổ này và ngài cũng nói đến “ba thể-loại phản-chống” mà Giáo-hội đang gặp. Và, để trả lời với những người cho rằng cuộc cải-tổ này sẽ thành-tựu một cách không đáng kể và các vị ấy cũng chỉ đưa ra một số tiến triển không là bao.

 

Đây là năm thứ 3 qua đó vị Giáo Hoàng người Argentina này đi sâu vào khía cạnh chính cuộc sống của Giáo triều Rôma, tức dịch-vụ dân-sự của Giáo hoàng. Năm 2014, ngài có vạch ra “15 căn bệnh” hoặc “yếu điểm” mà các giới chức trong Giáo triều đang gặp. Năm 2015, ngài lại đưa ra các phương thuốc giải-trừ cho các tật bệnh này bằng cách liệt kê danh-sách các đặc-tính thiết-yếu mà Giáo-triều cần nắm vững để trau-dồi.

 

Năm nay 2016, Đức Phanxicô lại đóng khung cuộc nói chuyện của ngài quanh vấn-đề linh-đạo nhập-thể. Nhân lúc diễn-tả Giáng Sinh như lễ hội của “tình thương yêu khiêm-hạ của Thiên Chúa” đặt nặng lên lập-luận đầy khoa-học-tính của con người, ngài nhắc mọi người rằng: Thiên Chúa chọn sinh ra trong cảnh thấp hèn, vì Ngài muốn mọi người yêu mến Ngài” và vốn dĩ là người bé nhỏ, mỏng dòn, yếu ớt nên không ai cảm thấy xấu hổ khi đến với Ngài, không ai hãi sợ Ngài hết.

 

Đức Phanxicô nói: lập-luận đầy khoa-học của Thiên-Chúa hối-thúc lập-luận đầy lý lẽ của thế-gian, thứ lập-luận của quyền-lực, đội binh, rất Pharisêu, đầy cơ-hội hoặc xác-định. Đức Giáo hoàng còn nói rõ rằng đây là thứ lập-luận thật sự tạo sức sống cho Giáo-triều Rôma và củng-cố việc cải-tổ rất cần-thiết…    

      

Ngài nêu rõ: “Cải tổ” có nghĩa “thuận theo” tin vui an bình của Lời Chúa trong Phúc Âm vốn dĩ phải được công-bố một cách vui tươi đầy can-đảm cho hết mọi người, đặc-biệt là người nghèo và những người bị loại trừ khỏi xã-hội họ đang sống, “phù hợp với các dấu chỉ của thời-đại để ta có thể đáp trả một cách tốt đẹp với nhu-cầu của nam nhân và nữ phụ hôm nay. Điều đó còn có nghĩa “phù hợp” với thừa-tác-vụ của người kế vị thánh Phêrô và hỗ trợ ngài trong chức vụ quan-yếu này…

 

Đức Phanxicô còn cho biết: công-cuộc cải-tổ chỉ thành-tựu một cách hiệu-năng nếu được các giới chức đã “cải-tân” chứ không phải các quan-chức mới vào làm. Bởi lẽ, thay đổi nhân-sự không thôi cũng chưa đủ. Cần thiết phải “cải-tân các thành-viên của Giáo-triều cả về mặt linh-thiêng, nhân-bản lẫn chức-nghiệp” nữa. Nếu không có sự “hồi hướng trở về của các vị” này và nếu không chịu “thanh-sạch-hoá thường-xuyên”, thì không thể có cải-tổ được.

 

Trong cải tổ, ta luôn gặp các khó khăn, đó là chuyện bình thường và cũng an lành nữa; và ngày hôm nay những việc như thế đều gặp phải “nhiều thể-loại chống-đối” vừa theo cách cởi mở, công khai hoặc có ác ý cũng không chừng…” (X. Gerard O’Connel, Pope Francis speaks about the Reform of the Roman Curia and the Resistance to it, Dispatched 22/12/2016)

Nói cho cùng, thì: cải-tổ nào cũng gai góc, sơ cứng và đôi khi rất khó chịu. Riêng với Giáo hội Công-giáo, 50 năm về trước cũng đã có một cải tổ khá lớn rộng cả một giáo hội qua cái-gọi-là “Công Đồng Vaticăng 2”, chứ không chỉ mỗi Giáo triều Rôma mà thôi; thế nhưng, sau 50 năm có lẻ, mọi chuyện cứ “y nguyên”, vẫn như cũ.

Thành thử, cứ như ca từ của nhạc-bản ta vừa hát, cũng nên lập lại đôi ý-từ cùng ý-tứ những nhắn nhủ mọi người bằng giòng nhạc, cứ hát rằng:

“Tình yêu nơi đâu…

vội vàng tìm hoài không thấu… Thôi… dừng làm chi… rồi lại đi… Bao nhiêu năm rồi làm gì và được gì…

ngày tháng sao vội đi đôi khi không như ý…

trôi qua bao nhiêu năm nữa có lẽ ta không ngây ngô… như bây giờ… Bao nhiêu cho vừa từng ngày và từng giờ…

cành lá sao lặng im như thôi không mong nhớ…

cho ta bao nhiêu năm nữa có lẽ bao nhiêu đây thôi… Cho ta nhìn thời gian trôi…”

(Nguyễn Hải Phong – bđd)

Cứ “nhìn thời gian trôi”, rồi sẽ thấy nhiều thay-đổi. Cứ tìm “Tình yêu nơi đâu”, “vội vàng tìm hoài không thấu”, rồi cũng thấy “bao nhiêu năm rồi làm gì và được gì…” và cứ thấy “ngày tháng vội đi khi không như ý”,… Bởi, Giòng thời gian cứ thế trôi qua, dù con người có phản-chống, cải-tổ hoặc làm gì đi nữa.

Nói thế không để bảo rằng: ta cứ thế mặc kệ mọi chuyện ciễn tiến trong/ngoài xã-hội và giáo-hội. Nói thế, chỉ để nói rằng: thời gian cuộc đời người còn trôi nhanh hơn mọi người tưởng. Thế nên, hay nhất là ta cứ vui hưởng cuộc sống rất hiện tại, dù mai ngày có ra sao, tích-cực hoặc tiêu-cực.

Nói thế, để đề-nghị với bạn và với tôi, ta lại sẽ đi vào vùng trời thánh-hiến có những Lời Vàng của đấng thánh-hiền từng bảo ban như sau:

“Anh em hãy vui mừng hớn hở,

vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời

thật lớn lao.”

(Mt 5: 12)

Hãy vui mừng và hớn hở, còn là và sẽ là những gì ta gặp không chỉ là phần thưởng ở trên trời mà thôi. Nhưng đã tỏ hiện ngay tại đây, lúc này ở Nước Trời Hội thánh hôm nay, trong đó mọi người không còn “đi tìm” tình-yêu nữa. Nhưng đã thấy và thực hiện tình yêu ấy cho nhau, suốt mọi ngày, trong đời.

Quyết thế rồi, nay mời bạn và mời tôi ta đi vào vườn hoa châm ngôn và truyện kể để sẽ thấy rằng “giòng thời gian” từng làm cho con người sống vui tươi, hớn hở dù lâu nay trải qua nhiều đoạn đường dài khắc khổ, sầu muộn đến chán nản.

Châm ngôn và truyện kể ở trong đời là những kinh nghiệm từng trải mà người đi trước viết lại cho người đi sau để thưởng lãm, suy-tư hầu có quyết-tâm sống những ngày dài sắp xảy đến. Châm ngôn và truyện kể, còn là những kể lể về thời gian trải dài trong cuộc sống, vẫn “cần đến một chữ duyên” như sau:

 

CUỘC SỐNG CŨNG CẦN MỘT CHỮ DUYÊN 1. Giữa người với người, có thể gần, cũng có thể xa. Giữa việc với việc, có thể phức tạp, cũng có thể giản đơn. Giữa tình cảm với nhau, có thể sâu, cũng có thể cạn. 2. Đừng mong cầu mọi người đối xử với mình đặc biệt, cũng chẳng nên hy vọng họ sẽ bớt đi những toan tính. 3. Cuộc sống có người nói ít làm nhiều, cũng sẽ có kẻ chỉ biết hoa chân múa tay. Bạn không nên quá bận lòng, chỉ cần quản tốt việc của bản thân, còn lại mọi việc hãy thuận theo nhân duyên. 4. Đức Phật từng nói: Với người không có duyên, dù bạn nói bao nhiêu lời cũng là thừa; còn như đã hữu duyên thì chỉ cần xuất hiện, bạn cũng có thể đánh thức mọi giác quan của họ. 5. Có một số việc, vừa phân trần trắng đen đã trở thành quá khứ. Có một số người, giận hờn vài ngày đã trở thành dĩ vãng. Có những nỗi đau, vừa cười lên đã tan thành bọt nước. Có những hoàn cảnh, nhờ chịu chút thương đau mà trở nên kiên cường. Cuộc sống cũng cần một chữ Duyên 6. Đôi khi hôm nay là việc lớn, ngày mai nhìn lại chẳng có gì đáng kể. Năm nay quan trọng, sang năm sẽ trở thành thứ yếu. Chuyện vĩ đại đời này, đời sau người ta gọi là truyền thuyết. 7. Chúng ta, nhiều nhất cũng chỉ là câu chuyện của một người. Vì thế trong cuộc sống hay công việc, nếu gặp chuyện không vừa ý, hãy nói với bản thân: “Hôm nay sẽ qua đi, ngày mai rồi cũng đến, hãy buông bỏ tất cả để bắt đầu ngày mới!” 8. Trên đời, có một số việc không phải không để tâm, mà để tâm cũng không làm được gì hơn. 9. Cuộc sống không có “Nếu Như”, chỉ có “Hậu Quả” và “Kết Quả” 10. Đón nhận đời mình như thế nào là do bản thân lựa chọn, người khác không thể quyết định thay. 11. Trưởng thành rồi, bạn sẽ biết cách lấy nụ cười đối diện với tất cả.” (tác giả ST Sưu tầm)

Nói cho cùng, thì “Giòng thời gian” là giòng chảy gồm nhiều giai-đoạn của cuộc đời làm nên đời người. Giòng chảy ấy, có tốt có xấu, có cả những sự và việc khiến mọi người như bạn và tôi đồng ý hay bất ưng, vui vẻ hay sầu buồn. Tất cả, vẫn chỉ là một quyết tâm. Quyết tâm sống những chuỗi ngày còn lại sau khi gặp nhiều sự việc diễn tiến trong đời mình.

Quyết thế rồi, nay mời bạn và tôi, ta cứ hiên ngang ngẩng đầu nhìn về đằng trước rồi se sẽ hát những ca-từ vừa trích dẫn ở trên mà rằng:

“Đường còn dài… và còn nhiều hơn chông gai… Rồi thì lặng lẽ những tháng ngày buồn ở lại…

ngày vui dễ lắng… mau phai… Mai về nhìn lại cuộc đời vui ghê…

về nhìn lại yêu thương vẫn thế…

giữa cơn đau nặng nề…

khốn khó lê thê… Thời gian qua đi…

bộn bề nhiều lần suy nghĩ…

đời ngọt ngào thì đôi khi… (Nguyễn Hải Phong – bđd)

Vâng. Đường đời vẫn còn dài, nhiều chông gai. Dù đó có là “những tháng ngày buồn” gì đi nữa, hãy cứ trông cậy vào “Giòng thời gian” cứ tuôn chảy mãi không thôi. Tuôn chảy rồi, sẽ thấy cuộc đời vẫn êm ả như những tháng ngày buông trôi thời thơ ấu, rất nên thơ.

Trần Ngọc Mười Hai

Và ý-nghĩ thoáng qua

Khi kịp nghe bài hát Giòng thời gian

Của Nguyễn Hải Phong

Rất thường tình.

Tab 3 content place

[/fruitful_tabs]
[/fruitful_tabs]
[/fruitful_tabs]
[/fruitful_tabs]
[/fruitful_tabs]
[/fruitful_tabs]

 

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*