• TA LÀ MỤC TỬ TỐT LÀNH – Bm. Minh Trân, CRM
  • MỤC TỬ OSCAR RÔMÊRÔ – Lm. Nguyễn Thái
  • VỊ MỤC TỬ NHÂN LÀNH – Lm. Đinh Lập Liễm
  • MỤC TỬ NHÂN LÀNH – TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
  • MỤC TỬ CHÍNH DANH – Lm. Jude Siciliano, OP
  • TÌNH YÊU THIÊN CHÚA ĐỐI VỚI CHÚNG TA – Lm. Carôlô Hồ Bặc Xái

TA LÀ MỤC TỬ TỐT LÀNH (Ga 10:11-18)

Bm. Minh Trân, CRM

Tất cả mọi người trong chúng ta, ai cũng cần có những người để tựa nương.

Đối với nhiều người, vợ chúng ta hoặc chồng chúng ta chính là người đó. Chúng ta biết rằng chúng ta có thể đến với họ khi cần và họ sẽ luôn sẵn sàng ở ngay bên, và làm bất cứ điều gì có thể để giúp – an ủi, khích lệ, khuyên nhủ, bảo ban, hoặc cho chúng ta mượn một bàn tay, đôi bờ vai…

Nhiều người chúng ta có thể thật sự tựa nương nơi cha mẹ mình, biết rằng mối tình giữa chúng ta và các ngài mật thiết và bền chặt, biết rằng các ngài vẫn hằng luôn yêu thương, đỡ nâng chúng ta mọi nơi mọi lúc.

Nhiều người chúng ta tựa nương vào con cái mình, nhất là khi trời đã về chiều, và ngày sắp tàn; nghĩ lại thì thấy đây cũng là điều cần suy nghĩ… trước đây mình là người chăm sóc lo lắng cho con cái, bây giờ thì mình lại là người để con cái chăm sóc lo lắng cho mình.

Nhiều người chúng ta cậy dựa nơi bạn bè thân quen, những người cùng trải qua những thời gian khó khăn, hoạn nạn, cũng như những lúc vui vẻ với chúng ta. Đúng vậy, tất cả mọi người chúng ta đều cần đến những người mà chúng ta có thể tựa nương.

“Ta là Mục Tử tốt lành.”

Tuy nhiên, cho dù những mối liên hệ giữa vợ chồng với nhau hoặc giữa chúng ta với cha mẹ, con cái, và bạn bè có quan trọng thế nào đi nữa, chúng ta đều biết rằng ngay cả thế cũng có những lần bị xức mẻ, tổn thương, bị rớt… Vợ chồng có những lúc thất trung thất tín với nhau, không tử tế nhã nhặn với nhau, hoặc không còn muốn bày tỏ sự cảm thông với nhau. Cha mẹ, cũng buồn mà nói, lắm lúc cũng cắt đứt liên lạc với những đứa con đã làm họ thất vọng. Con cái cũng thế, nhiều khi không muốn đương đầu với những chuyện trong gia đình, cố ý dọn nhà đi xa, và kết quả là thỉnh thoảng họa huần được một cú điện thoại vào ngày mừng sinh nhật. Và bạn bè, một khi có bạn khác thì sự liên lạc và tình nghĩa cũng dần dần bớt. Và bất hạnh thay, ngay cả những người bạn mà chúng ta rất quí mến cũng có những lúc thật khó khăn nhờ vả.

“Ta là Mục Tử tốt lành.”

Anh chị em thân mến,

Hình ảnh mà thánh Gioan đã đặt trước mắt chúng ta trong đoạn Phúc Âm của Chúa Nhật thứ 4 Phục Sinh này cũng rất quen thuộc. Chúa Giêsu là Mục Tử tốt lành, sẵn sàng muốn hiến mạng sống mình vì đoàn chiên. Chúa Giêsu vạch ra sự khác biệt đáng kể giữa các mục tử và những người làm thuê. Người làm thuê đặt rõ ràng những giới hạn về những gì họ làm và những gì họ không làm. Liều mạng của họ? Xin lỗi đừng hòng. Làm vì yêu? Xin lỗi còn lâu. Nói tóm, họ cũng dấn thân nhưng chỉ đến một điểm nào đó thôi, chỉ trong một giới hạn nào đó thôi, với  điều kiện này nọ, rồi dọt. Chúa Giêsu dùng thí dụ người làm thuê bỏ chạy, thay vì đứng lại để bảo vệ chiên khỏi bị sói ăn thịt, để muốn nói lên điều ngài muốn nói.

Dĩ nhiên, Chúa Giêsu nói rằng ngài không giống như loại người làm thuê mà ngài miêu tả. Ngài có một sự gắn bó và dấn thân đặc biệt với đàn chiên. Chúa Giêsu, vị mục tử tốt lành, xả thân hoàn toàn, sẵn sàng mọi sự để bảo vệ những gì thuộc về ngài, cho dù bất cứ điều gì xảy ra. Người làm thuê giúp người mục tử bởi vì có cái gì đó cho họ. Ngược lại, người mục tử tốt lành lo lắng cho đàn chiên vì nhiều lý do sâu xa và quảng đại hơn. Nó có một sự liên hệ nào đó mà nơi người làm thuê không có được. Chúa Giêsu hướng dẫn, bảo vệ, và nuôi dưỡng đàn chiên của ngài, biết rằng tất cả mọi sự là vì chúng ta và thật sự chẳng có gì cho ngài cả. Chúa Giêsu yêu thương đàn chiên của ngài bởi vì ngài là vậy. Chẳng có gì mà ngài không làm để giữ gìn chúng ta được an toàn, để xích chúng ta lại gần với ngài. Và chẳng có gì mà chúng ta là đàn chiên có thể làm hoặc không làm để thay đổi điều đó.

Thật sự mà nói, chúng ta phải biết ơn Chúa nhiều lắm vì ngài đã yêu thương chúng ta nhiều đến thế. Chúng ta muốn và cần một vị Mục Tử tốt lành để chăm sóc, bảo vệ, và giữ chặt chúng ta gần với ngài và gần với nhau. Nếu không có mục tử chúng ta sẽ lạc, chúng ta sẽ lang thang trong cuộc đời này mà không có hướng đi hay mất mục đích.

Anh chị em thân mến,

Nếu câu chuyện chỉ có thế thì mọi sự cũng đơn giản nhiều. Chúa Giêsu là Mục Tử tốt lành và chúng ta là chiên. Tuy nhiên, câu chuyện không kết thúc ở đó. Như chúng ta đều biết, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta sống một cuộc sống theo gương Ngài. Có nghĩa là cố gắng sống như ngài đã sống, nghĩ như ngài đã nghĩ, và thấy như ngài đã thấy. Có nghĩa là cố gắng làm hết sức mình để ôm ấp tất cả những gì ngài đã ôm ấp, tất cả những gì ngài đã tranh đấu, tất cả những gì ngài đã cố gắng để hoàn thành. Và điều đó có nghĩa là chúng ta cũng được mời gọi là những mục tử trong chính những nơi chúng ta đang sống, cho những người mà Chúa đã đặt trên những nẻo đường của chúng ta. Đây là một thách đố.

Nhiều người trong chúng ta thường giống như người làm thuê trong câu chuyện. Chúng ta muốn giúp Chúa, nhưng chỉ những phần nào đó thôi. Chúng ta muốn theo chân Ngài, nhưng chỉ đến một số nơi nào đó thôi. Chúng ta muốn yêu thương, tha thứ, quảng đại, nhưng chỉ trong giới hạn nào đó thôi, hoặc phải có điều kiện như danh giá, nổi nang, được người ta biết đến… Và do đó, chúng ta thường thường yêu mến những người chúng ta dễ yêu mến. Chúng ta thường thường tha thứ chỉ khi những sự sai lầm không lớn quá. Chúng ta thường thường làm phúc, bố thí, giúp những người đang lâm cảnh khó khăn thiếu thốn chỉ khi nó không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của chúng ta. Và đôi khi, chúng ta chỉ nói “xin lỗi” khi phải giữ bầu khí ôn hòa. Rất nhiều khi chó sói đến trong cuộc đời và chúng ta đã chọn rút lui, bỏ trốn, tránh lánh sống một cuộc sống yêu thương mà Chúa đã mời gọi chúng ta.

Ước mong sao Thánh Tâm Chúa mãi mãi là chốn con tựa nương. Và ước mong sao bàn tay, và bờ vai của chúng con cũng là chỗ tựa nương cho nhau ngay hôm nay, và ngay trong lúc này.

Bm. Minh Trân, CRM

MỤC TỬ OSCAR RÔMÊRÔ (GIOAN 10:11-18)

Lm. Nguyễn Thái

Chúa Nhật 4 Phục Sinh là ngày cầu cho các mục tử. Hôm nay chúng ta nghe bài Phúc Âm, Chúa Giêsu tự xưng: “Ta là mục tử tốt lành. Mục tử tốt lành thí mạng sống vì đoàn chiên.” (Gioan 10: 11-18). Hình ảnh anh dũng của Đức Tổng Giám Mục Rômêrô là một gương mẫu sáng ngời của một vị “mục tử tốt lành thí mạng sống vì đoàn chiên”.

Chúng ta đã nghe nói về Đức Tổng Giám Mục Oscar Rômêrô chịu tử đạo tại El Salvador, Trung Mỹ. Ngài đã bị tên Roberto Aubuisson, một viên chức cao cấp của chính quyền El Salvador đương thời, bắn vào ngực đang khi dâng Thánh Lễ ngày 24-3-1980. El Salvador là một nước cộng hòa nhỏ bé ở Trung Mỹ. Từ thế kỷ 19 quốc gia đã bị khống chế bởi các chủ đồn điền cà phê. Đầu tiên là những người Tây Ban Nha, tiếp theo đó là những người Âu Châu khác. Họ chèn ép những người bản xứ phải nhường đất cho họ. Rốt cuộc người dân bản xứ không có đất, không có nhà, không có việc gì để làm ngoài việc phải làm mướn cho các điền chủ. Từ đó đến nay, quốc gia này bị cai trị bởi những lực lượng quân sự. Trong khi đó, quyền lực thực sự vẫn nằm trong tay của 14 gia đình địa chủ. Chính quyền là công cụ cai trị của địa chủ để đàn áp dân chúng với một tổ chức chính phủ tham nhũng, bất công, dùng bạo lực để cai trị, và giết nhiều người vô tội. Họ đã biến El Salvador thành vùng đất bị “rửa bằng máu của các vị tử đạo.” Rất nhiều vị tử đạo đã bị giết chết, trong đó có 4 nữ tu người Mỹ, 6 tu sĩ dòng Tên và nhiều người giúp việc cho các ngài.

Đức Tổng Giám Mục Oscar Rômêrô sinh ngày 15 tháng 8 năm 1917 tại Ciudad Barrios, một thành phố mà mọi người có thể đến với nhau bằng đi bộ hay bằng xe ngựa. Khi còn nhỏ ngài đã thích sống âm thầm và nề nếp. Trở thành một linh mục đạo đức tuân giữ truyền thống cố hữu, ngài lại dễ hòa đồng. Vì thế chẳng bao lâu ngài đã chiếm được uy tín lớn trong Giáo Hội. Với bản tính ôn hòa, ngài không phải là mối đe dọa cho người giầu có và kẻ quyền hành.

Năm 1967 ngài làm thư ký cho Hội Đồng Giám Mục Salvador. Năm 1970 ngài được phong làm Giám Mục Phụ Tá của địa phận San Salvador; năm 1974, phụ trách địa phận Santiago de Maria; và ngày 22 tháng 2 năm 1977, làm Tổng Giám Mục của tổng giáo phận San Salvador.

Đối với các linh mục cấp tiến dòng Tên đang hoạt động bênh vực cho người nghèo, đấu tranh cho công bằng xã hội thì họ cảm thấy thất vọng khi ngài được chỉ định làm Tổng Giám Mục. Họ coi ngài như là người của chính phủ và giai cấp địa chủ.

Đối với chính quyền thì ngài vẫn luôn khẳng định một vị trí độc lập. Ngài thẳng thắn nói với họ rằng “không nên coi các linh mục đấu tranh cho sự công bằng xã hội có ẩn ý đảo chính để lật đổ chính quyền, nhưng vì công ích mà các vị linh mục đó phải hoàn thành sứ mệnh của mình.” Lúc đầu ngài cố gắng giữ ở một vị thế trung dung.

Đức Tổng Giám Mục Oscar Rômêrô chống lại bạo lực. Ngài lên án tất cả bạo lực, dù là từ quân đội hay cách mạng. Nhưng ngài cũng khẳng định rằng nguyên nhân của bạo lực chính là đại đa số dân chúng còn bị chà đạp nhân quyền, bị bóc lột bởi một thiểu số người có đặc quyền. Chính vì điểm này mà cả chính quyền lẫn các giám mục bảo thủ là những người không muốn có bất cứ một sự thay đổi xã hội nào xảy ra đã chống đối ngài. Các ngài đã yêu cầu Đức Giáo Hoàng đổi ngài ra khỏi địa phận. Những viên chức của các tòa đại sứ Hoa Kỳ, Salvador, và Vatican đã thỏa thuận với nhau về điều này.

Bạo lực từ phía chính quyền càng ngày càng gia tăng, bắt đầu từ cái chết thảm khốc của cha Rutilio Grande, dòng Tên, một người bạn rất thân của ngài và là một linh mục tích cực hoạt động cho nông dân nghèo. Đứng trước tử thi của bạn, ngài đã cầu nguyện hàng giờ, và cảm thấy rằng không thể có lập trường trung dung: hoặc là đi với người nghèo, hoặc là chống lại họ. Từ đó ngài đã hành động quyết liệt.

Chính quyền gia tăng bạo lực bằng việc khủng bố và bắt bớ các linh mục tu sĩ, đốt cháy, phá hủy và xúc phạm các nhà thờ. Mỗi ngày đều có xác chết rải rác ngoài đường phố. Dân chúng kinh hãi phải làm ngơ vì sợ liên lụy. Quân đội đi tuần tiễu trên đường phố hô to khẩu hiệu: “Là một người ái quốc thì hãy giết một linh mục.”

Ngài đã yêu cầu chính quyền giải thích về những vụ bạo lực chống lại nhân quyền này. Ngài đã tổ chức hội họp, đã sang Rôma hội ý với Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục. Tháng 11, năm 1978, ngài đã được đề cử lãnh giải Nobel Hòa Bình bởi những thành viên của Quốc Hội Anh, nhưng phần thưởng đó đã được trao ban cho Mẹ Têrêsa thành Calcuta.

Tháng 2 năm 1980, ngài sang Bỉ nhận bằng tiến sĩ danh dự của trường đại học Louvain, rồi sang Rôma gặp Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị. Khi trở về El Salvador, ngài đã viết thư cho Tổng Thống Jimmy Carter của Hoa Kỳ yêu cầu ngưng cung cấp vũ khí cho quân đội chính phủ El Salvador.

Đức Tổng Giám Mục Rômêrô bị Giáo Quyền hiểu lầm. Giống như Chúa Giêsu ngày xưa, bị chính giáo quyền Do Thái hiểu lầm. Đức Gioan Phaolô II rất bén nhậy với bất cứ giáo sĩ nào tham gia vào chính trị, vì khi còn trẻ ngài đã phải chiến đấu với chủ nghĩa Cộng Sản tại Ba Lan. Giáo hội là đối thủ số một của Cộng Sản, nhưng Giáo Hội đã không bao giờ dính líu tới chính trị. Tuy nhiên, ở Trung Mỹ, các thành phần của Giáo Hội đã cố gắng giúp cho người nghèo bằng cách hoạt động chính trị. Đó là lý do Đức Gioan Phaolô II cảnh cáo nghiêm khắc các giáo sĩ không được chống lại chính phủ.

Nhiều người nghĩ rằng Giáo Hội ở Trung Mỹ đã quá tích cực trong chiều hướng thần học giải phóng. Quả thật đây là một cái nhìn có vẻ bất công đối với những công việc đang làm của Đức Tổng Giám Mục Oscar Rômêrô. Những kẻ thù của ngài là các địa chủ giầu có ở El Salvador đã lợi dụng điều này để chống lại ngài. Chúa Giêsu cũng đã bị nhiều người nói xấu. Thời đó những lãnh đạo tôn giáo đã tố cáo Ngài trước chính quyền Rôma là muốn lật đổ chính phủ, đã lên án Ngài chữa bệnh vào ngày Sabát.

Đức Tổng Giám Mục Rômêrô Bảo vệ người nghèo khó. Ngài đã lên tiếng đả kích cái nguyên nhân gây nên tình trạng nghèo khổ. Ngài đã bảo vệ người nghèo bằng chính mạng sống của ngài như Chúa Giêsu đã nói và làm: “Không ai có tình thương lớn hơn tình thương của người hy sinh mạng sống mình cho bạn hữu” (Ga 15, 13). Vào Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Chay năm 1980, ngài đã giảng về gương mẫu của Chúa Giêsu: “Thay vì sống một đời sống quyền quý, Chúa Giêsu đã chọn lựa một cuộc sống đơn giản và bình dân… Quê hương của chúng ta sẽ đẹp biết bao nếu tất cả mọi người chúng ta sống theo ý định của Thiên Chúa. Mỗi người hãy lo kiếm ăn sinh sống. Đừng thống trị, đàn áp nhau.”

Ngài cũng cảm thấy giờ ngài sắp mãn, và cái chết đến gần. Chúa Nhật ngày 23 tháng 3, ngài nói với cộng đoàn của ngài tại nhà thờ chính tòa: “Nếu tôi bị giết chết. Tôi sẽ sống lại trong nhân dân El Salvador. Như một mục tử, tôi bị bó buộc bởi thiên lệnh phải hy sinh mạng sống của tôi cho những ai tôi yêu mến, ngay cả cho những người sắp giết tôi. Nếu Thiên Chúa chấp nhận sự hy sinh mạng sống của tôi, xin hãy để máu của tôi là một hạt giống của tự do; xin hãy để cái chết của tôi cho sự giải phóng nhân dân như một chứng nhân của hy vọng trong tương lai.”

Tối hôm sau, 24/3/1980 ngài bị bắn vào ngực lúc đang dâng Thánh Lễ. Hơn 250,000 người đã đến tham dự đám tang của Đức Tổng Giám Mục Rômêrô. Khắp nước dân chúng kéo về bằng đủ mọi phương tiện. Một thần học gia Tin Lành, Tiến sĩ Jorge Lara Braud đã nói về ngài như sau: “Cùng chung với hàng ngàn người dân Salvador, tôi đã nhìn thấy Chúa Giêsu. Lần này tên của ngài là Oscar Arnulfo Romero. Thân xác tan rữa của ngài đã vỡ ra với thân xác của Chúa Giêsu; máu của ngài đã đổ ra chảy chung với máu của Chúa Giêsu. Và như cùng với Chúa Giêsu, ngài đã chết cho chúng ta để chúng ta được sống trong tự do, trong tình yêu, và trong công lý lẫn cho nhau. Sự sống lại của ngài không phải là một biến cố sẽ xảy ra. Đó là một thực tại đang hiện diện.”

Vào ngày 13 tháng 5 năm 1993, các vị lãnh đạo Giáo Hội ở El Salvador đã chính thức yêu cầu phong thánh cho Đức Tổng Giám Mục Oscar Rômêrô. Nhưng đối với những người nghèo ở El Salvador, họ không cần chờ một sự chấp thuận chính thức. Họ biết ngài là một vị thánh.

Chúng ta tha thiết cầu cho các Mục Tử, nhất là các Mục Tử Việt Nam, theo chân Chúa Giêsu hy sinh cho đoàn chiên.

Lm. Nguyễn Thái

VỊ MỤC TỬ NHÂN LÀNH

Lm. Đinh Lập Liễm

Ngày xưa, đề tài người mục tử xả thân cho đàn chiên là nguồn hứng khởi cho các văn sĩ Thánh Kinh, khiến họ mô tả Thiên Chúa như một Đấng Mục tử. Thiên Chúa đã xả thân cho Israel không khác gì người mục tử, vì thế tác giả Thánh Vịnh đã hát lên: “Đức Chúa là mục tử tôi, tôi không còn thiếu gì. Dù phải đi qua thung lũng tối đen, tôi cũng không hề lo sợ” (Tv 23,1-4).

Đức Chúa là Chúa chăn dắt Israel. Đây là một hình ảnh được thành hình do kinh nghiệm đời sống du mục từ thời tổ phụ của Israel. Hình ảnh người chăn chiên đưa ra hai liên lạc giữa Chúa và Israel: Ngài vừa là Thủ lãnh của Israel, nhưng đồng thời lại là Bạn. Ngài có đủ uy quyền với Israel, và đủ quyền lực để bảo vệ Israel, nhưng đồng thời Ngài đối xử với Israel một cách hết sức nhân từ và tế nhị. Chính Ngài lo liệu việc chăm sóc đó (x. Tv 23).

Từ đó những nhà lãnh đạo tôn giáo của Israel thay mặt Chúa ở trần gian, cũng được ví như các vị mục tử. Nhưng tiếc thay, có một số thủ lãnh thay vì lo cho đàn chiên, lại tác hại chúng, lợi dụng chúng cho mục đích riêng tư, làm cho chúng tan tác đáng thương hại. Khi điều này xẩy ra, tiên tri Ézéchiel đã nhân danh Chúa nói lên: “Hỡi các mục tử của Israel, các ngươi đã bị băng hoại rồi! Các ngươi chỉ biết lo cho bản thân mình chứ chẳng hề nghĩ đến bầy chiên… Các ngươi chẳng chăm sóc những con yếu đuối, chữa lành những con bệnh hoạn, băng bó những con bị thương tích, dẫn về những con lệch đường, hoặc tìm kiếm những con bị lạc mất. Vậy hỡi các chủ chăn, hãy nghe đây, Ta, vị Chủ Tể tối cao, Ta tuyên bố rằng… Ta sẽ tách bầy chiên ra khỏi các ngươi… Ta sẽ giao chúng cho một vị vua giống như Đavít tôi tớ Ta để làm mục tử của chúng và Người ấy sẽ lo lắng chăm sóc chúng” (Ez 34:2-4,9-10,23).

Đứng trước bối cảnh này, Đức Giêsu đã thổ lộ tâm tình khi Ngài nói: ”Ta thương dân này, vì chúng như đàn chiên không người chăn dắt” (Mt 9,36; Mc 6,34). Vậy chúng ta phải đọc bài Tin Mừng hôm nay trong bối cảnh này để hiểu lời tuyên bố của Đức Giêsu: ”Ta là Mục tử nhân lành, sẵn sàng liều mạng vì đàn chiên… Chúng sẽ nghe tiếng Ta và chúng sẽ trở nên một đàn chiên dưới quyền một chủ chiên” (Jn 10:14-16).

Nói cách khác, Đức Giêsu chính là nhân vật mà tiên tri Ezéchiel tiên báo. Giống như Đavít, người mục tử nhân lành, Ngài chăm sóc những con yếu đuối bơ vơ, chữa lành con nào bệnh hoạn, và đi tìm những con chiên lầm đường lạc lối. Nhưng Đavít chỉ là hình ảnh một người chăn chiên khác hoàn hảo hơn. Đó là Đavít mới (Gr 3,15; Ez 34,23t). Người chăn chiên hoàn hảo Thiên Chúa sai đến là Đức Giêsu Kitô.

Người Do Thái thời Đức Giêsu thường có thái độ nghi ngờ về thân thế, việc làm, uy quyền và sứ mạng của Đức Giêsu. Trong bài Tin Mừng hôm nay Đức Giêsu dùng dụ ngôn về người chăn chiên nhân lành để họ thấy rõ uy quyền đích thực của Ngài. Ngài khẳng định: ”Ta là Mục tử nhân lành” (Jn 10:14).

Ta thấy có sự khác biệt giữa người chủ chăn và người chăn chiên thuê: Người chăn chiên thuê không phải là chủ đàn chiên nên không mấy tha thiết với đàn chiên; họ không dám hy sinh bảo vệ đàn chiên khi gặp nguy hiểm. Vì không có tình yêu tha thiết với đàn chiên nên họ cũng không sẵn sàng chấp nhận những khó khăn, vất vả; họ trốn tránh trách nhiệm một cách dễ dàng. Đức Giêsu gọi những nhà lãnh đạo tôn giáo Do Thái là những kẻ chăn thuê; họ chỉ lo lắng đến các tư lợi do chức vụ đem đến, chứ không tha thiết gì đến đàn chiên, vì vậy khi gặp nguy hiểm là họ chạy trốn để đàn chiên tản mát (Jn 10:12-13).

Trái lại, người chủ chăn thương yêu đàn chiên, tha thiết với đàn chiên, không nghĩ đến ích lợi cho mình, sẵn sàng hy sinh cho đàn chiên bất chấp nguy hiểm (Jn 10:11). Người chủ chăn có ba đặc điểm sau đây: Người chủ chiên biết các chiên, biết từng con một, và ngược lại chiên biết chủ (Jn 10:14). Đây là hành động hỗ tương. Biết một cách riêng biệt, từng con chiên một với các hoàn cảnh, nhu cầu, khát vọng của con chiên. Con chiên biết nhận ra tiếng của chủ chăn. Thật là những người bạn tri âm. Như thế sự biết hỗ tương này sẽ đưa đến một cuộc sống thân mật giữa hai bên. Đúng thế, chữ “Biết” của Gioan, không những bao hàm nghĩa trí tuệ, nhưng còn là sự hiệp thông cuộc sống dựa trên tình yêu và lý trí. Sự thông hiệp này đã có nơi Chúa Cha và Chúa Con (Jn 10:15). Đức Giêsu cũng sánh ví sự hiệp thông như thế giữa Ngài và các con chiên.

Như người Mục tử nhân lành, Chúa cũng đã chăm chú theo dõi, và nhìn chúng ta như thể chỉ có mỗi người chúng ta là đáng được chú ý. Thiên Chúa chăm sóc chúng ta như chăm sóc một đàn chiên trong đó mỗi con vật chỉ là một con số. Thiên Chúa yêu thương chúng ta bằng một tình yêu biệt loại. Người gọi tên từng người trong chúng ta. Ngài đối xử với chúng ta như thể chỉ có ta là người duy nhất hiện hữu trên trần gian này (Cử hành Phụng vụ CN và Lễ trọng, tr 136).

Người chủ chăn mở đường tìm lối cho những con chiên lạc trở về một đàn vì có những con chiên lầm đường lạc lối. Ngoài ra, còn muốn thu thập các con chiên khác qui tụ lại trong đàn chiên này là dân Israel, ám chỉ Giáo Hội sau này, nói lên tính cách phổ quát của Giáo hội. Biểu tượng người chăn chiên nhân lành là một dịp để Chúa quảng diễn vai trò của Ngài hướng dẫn cả thế giới: ”Ta còn những con chiên khác không thuộc về đàn này; cả những chiên đó Ta cũng phải mang về đàn… và sẽ có một đàn chiên và một chủ chiên” (Jn 10:16). Tất cả mọi người là con chiên của Chúa, chỉ có một Thiên Chúa độc nhất và một Giáo Hội duy nhất.

Pho tượng gây xúc cảm nhất cho khách hành hương Rôma là pho tượng Chúa Chiên Lành vác con chiên thất lạc trên vai đem trở về. Dưới pho tượng, có ghi câu của Abercies vào cuối thế kỷ II rằng: ”Ta là môn đệ của một Mục Tử thánh thiện đã dẫn đàn chiên ra đồng cỏ xanh tươi bên sườn núi và dưới đồng bằng, vị Mục Tử có đôi mắt lớn nhìn đến khắp mọi nơi.”

Chúa Kitô chính là người Mục Tử nhìn xa thấy rộng ấy. Nhờ sự chết và phục sinh, Chúa đã đạp đổ mọi ngăn cách để mở rộng đàn chiên, bao trùm cả thế giới… Đàn chiên ấy, ngày nay chúng ta chỉ được nhìn thấy một phần nhỏ và hạn hẹp, sau này trên chốn vinh quang mới được chứng kiến tầm vóc vĩ đại của đại gia đình Thiên Chúa (Hồng Phúc, Suy niệm Lời Chúa, năm B, tr 70-71).

Trong quyển The land and the Book, Thomas Thompson có ghi lại câu chuyện bi đát như sau: Một ngày nọ có chàng mục đồng trẻ tuổi dẫn đàn súc vật đi về vùng lân cận ngọn núi Thabor. Bỗng có ba tên cướp đường người Ả Rập xuất hiện. Chàng thanh niên biết rõ chàng sẽ gánh chịu những hậu quả khôn lường, thế nhưng chàng đã không bỏ trốn. Chàng kiên cường chiến đấu để giữ cho bầy súc vật của chàng khỏi rơi vào tay lũ thổ phỉ. Đoạn cuối được kết thúc bằng cái chết liều mạng của chàng thanh niên cho đàn cừu của chàng.

Đức Giêsu đã trao phó trách nhiệm coi sóc đàn chiên của Chúa khi Chúa nói với ông Phêrô tới ba lần: ”Hãy chăm sóc chiên của Thầy” (Ga 21,15-17). Và sau khi Chúa về trời, Thánh Phêrô trở nên vị lãnh tụ tối cao trong Giáo Hội, vị Giáo Hoàng đầu tiên đặt ngai tòa tại Rôma; các tông đồ và mọi tín hữu phải qui phục quyền hướng dẫn của Ngài. Giáo Hoàng là vị đại diện Thiên Chúa ở trần gian.

Dưới thời bạo chúa Néron bắt đạo, Rôma ngập tràn máu lửa, biết bao nhiêu tín hữu đã chết dưới tay ông bạo chúa điên loạn, bạo tàn.

Giáo Hội non trẻ do Đức Giêsu thiết lập như sắp rã rời tan tác. Phêrô là con chim đầu đàn, là trụ cột của Giáo Hội. Các tín hữu tha thiết xin Phêrô trốn khỏi Rôma, để tiếp tục hướng dẫn đoàn chiên. Người anh cả một thoáng phân vân, chần chừ. Quả thật đoàn chiên đang nao núng vì sợ thiếu vắng đầu đàn, sao có thể giữ vững niềm tin? Thầy đã chẳng khuyên khi người ta bắt bớ chúng con ở thành này, thì hãy trốn sang thành khác sao? Phêrô xách bị gậy đi trốn. Gặp Thầy ở cổng thành, Phêrô hỏi: “Quo vadis, Domine? Thưa Thầy, Thầy đi đâu?”   Chúa Giêsu trả lời: “Nếu con bỏ các Kitô hữu của Thầy thì Thầy sẽ quay lại để chịu đóng đinh cho họ một lần nữa.” Phêrô hiểu ngay lời Thầy, quay trở lại Rôma để an ủi khích lệ đoàn chiên.

Theo kế hoạch nhiệm mầu của Thiên Chúa, một số ít người trong dân Chúa được gọi, được chọn để đóng vai người mục tử của cộng đoàn. Đó là các giám mục, linh mục tức các thừa tác viên có chức thánh. Công việc được giao cho các vị, chính là việc chăn dắt, chăm lo cho đoàn chiên của Thiên Chúa. Tác vụ của các vị là làm sao cho đoàn chiên chẳng những được an toàn mà còn được ăn uống no nê, béo tốt. Trách nhiệm ấy thật cao cả nhưng cũng thật khó khăn và nặng nề. Cao cả vì các vị phải hiện-tại-hoá tấm lòng và cách sống yêu thương và hy sinh xả kỷ của Chúa Giêsu và của Thiên Chúa đối với cộng đồng anh chị em được giao phó cho các vị. Khó khăn và nặng nề vì các vị vẫn là những con người phàm trần với nhiều yếu đuối và đam mê như mọi người khác.

Nhìn vào thực tế, một thực tế không thể chối cãi được và cũng rất bình thường, chúng ta thấy các vị chủ chăn có một vai trò quan trọng trong đời sống thiêng liêng của một cộng đoàn. Nhìn vào thực tế chúng ta cũng thấy rõ là không phải tất cả các vị chủ chăn đều có được tấm lòng yêu thương và cách sống hy sinh quên mình vì đoàn chiên. Vẫn còn đó, những ích kỷ, những vụ lợi, những hưởng thụ không chính đáng! Vẫn còn đó, những lạm dụng danh nghĩa, những tự tôn tự đại! Vẫn còn đó những ngại hy sinh, những cách phục vụ nửa chừng nơi các vị chủ chăn của chúng ta.

Giáo Hội luôn có những vị mục tử hy sinh vì đàn chiên, những gương lành sáng chói còn ghi trong sử sách. Một Gioan Vianney đã tô điểm sáng chói cho khuôn mặt vị Mục Tử nhân lành tối cao! Chính vì thế mà Giáo Hội mới tha thiết mời gọi tất cả mọi Kitô hữu cầu nguyện cách đặc biệt cho các vị, để các vị trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô, Đấng chăn chiên nhân lành. Không có ơn đặc biệt của Thiên Chúa, không ai làm được những chuyện “ngược đời” mà Phúc Âm đòi hỏi.

Mọi người đã được chịu phép Thánh Tẩy đều được tham gia vào ba chức năng của Chúa Kitô, đó là: chức năng tư tế, chức năng tiên tri và chức năng cai trị. Nhưng theo tư tưởng của Đức Kitô thì “Cai trị là phục vụ” (Mt 20:26-27). Ai mà không có quyền phục vụ? Ai có thể nói là mình không thể phục vụ được trong bất cứ một lãnh vực nào hay một hoàn cảnh nào?

Nhìn sâu hơn nữa vào tinh thần Phúc Âm, chúng ta phải quả quyết rằng: không chỉ có các thừa tác viên có chức thánh mới có sứ vụ mục tử, mà mọi Kitô hữu lớn nhỏ, nam nữ đều được tham gia vào sứ vụ chăm sóc của Đức Giêsu Kitô. Thật vậy, bí tích Thánh Tẩy đã khiến chúng ta thành chi thể của Thân Mình Mầu nhiệm mà Chúa Kitô là Đầu. Là chi thể, chúng ta mang trong mình tư cách, tính chất, sứ vụ của Đầu. Nếu Đức Giêsu là Mục tử thì mọi Kitô cũng đều là người chăm lo cho anh em là chi thể của Thân mình.

Chúa Kitô đã trao cho Thánh Phêrô nhiệm vụ coi sóc Hội Thánh toàn cầu, thì Ngài cũng trao cho các Giám mục, rồi đến Linh mục nhiệm vụ chăm sóc Hội Thánh tại địa phương là Giáo phận, giáo xứ. Chúa cũng trao cho cha mẹ nhiệm vụ chăm sóc gia đình – một Hội Thánh tại gia – để cha mẹ thi hành sứ vụ mục tử đối với con cái cũng như con cái có sứ vụ chăm lo cho cha mẹ (ITm 5:4,8); vợ có sứ vụ mục tử đối với chồng và chồng có sứ vụ mục tử đối với vợ; anh em chị em có sứ vụ mục tử đối với nhau và cứ thế mà rộng ra toàn xã hội và thế giới: mọi người có sứ vụ chăm lo cho nhau, vì mọi người là con cái của Thiên Chúa, đều là anh chị em của nhau, đều thuộc về một đàn chiên duy nhất của Chúa Giêsu Kitô.

Đức Giêsu muốn qui tụ tất cả các chiên vào trong một đàn chiên, dưới sự hướng dẫn của một Chúa Chiên. Hàng năm Giáo Hội tổ chức tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất từ ngày 18-25 tháng Giêng. Tuần lễ hiệp nhất này là sáng kiến của một mục sư Anh Giáo ở New York, ông Wattson và người bạn của ông là ông Spencer Jones ở Luân Đôn. Kết quả đầu tiên của tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất này là sự trở lại Công Giáo của chính mục sư Wattson, sau là Linh Mục Paul Francis, đồng thời cả cộng đoàn (Association de Réparation) của ông lập cũng trở lại Công Giáo. Đức Piô X đã chấp thuận tuần lễ hiệp nhất này trong Giáo Hội.

Chúng ta cùng nhau tuyên xưng: “Đức Chúa là mục tử tôi, tôi không còn thiếu gì. Dù phải đi qua thung lũng tối đen tôi cũng không hề lo sợ” (Tv 23,1-4).

Lm. Đinh Lập Liễm

MỤC TỬ NHÂN LÀNH

+ TGM Giuse Ngô Quang Kiệt

Dân Do Thái là dân du mục. Cuộc đời họ gắn liền với đoàn vật và những đồng cỏ. Nên khi Đức Giêsu đưa ra hình ảnh người mục tử và đoàn chiên, người Do Thái hiểu ngay tức khắc. Đức Giêsu đã dùng hình ảnh quen thuộc ấy để nói lên mối liên hệ của ta với Người và của Người với ta. Người là Mục tử nhân lành. Ta là đoàn chiên của Người. Người lãnh đạo đoàn chiên không phải bằng uy quyền áp chế, bằng kỷ luật khắc nghiệt, nhưng bằng tình yêu tha thiết. Tình yêu của Người được biểu lộ qua ba khía cạnh: hiểu biết, quan tâm chăm sóc và hy sinh cho đoàn chiên.

Tình yêu của Đức Giêsu là tình yêu hiểu biết. Sự hiểu biết này không phát xuất từ lý trí, do học hỏi, nhưng phát xuất từ trái tim, do tình yêu. Khi yêu, trái tim trở nên vô cùng nhậy bén đến độ hiểu được hết những âm thanh của tâm hồn và tai người thường không nghe thấy, nhìn thấy hết những gì ẩn kín trong tâm hồn mà mắt thường không nhìn thấy, cảm nhận được hết những chiều sâu thăm thẳm của tâm hồn mà không một nhà tâm lý học nào có thể cảm được. Khi Đức Giêsu nói: “Ta biết chiên Ta” có nghĩa là Người hiểu biết từng người trong chúng ta. Người không chỉ hiểu rõ hoàn cảnh sinh sống của chúng ta, mà còn thấu rõ tâm tư tình cảm của ta. Người biết những gánh nặng mà ta đang phải gánh. Người thông cảm với những đau đớn mà ta đang phải chịu. Người đau những nỗi đau trong tâm hồn ta. Người khổ những nỗi khổ đang dày vò ta. Người nhức nhối trong vết thương của tâm hồn ta.

Tình yêu của Đức Giêsu là tình yêu quan tâm chăm sóc. Sự hiểu biết sâu xa đến từ sự quan tâm chăm sóc. Sự quan tâm chăm sóc cũng phát xuất từ tình yêu. Có yêu mới quan tâm. Có quan tâm mới hiểu biết nhu cầu. Có hiểu biết nhu cầu mới biết đường chăm sóc. Đức Giêsu yêu thương ta nên Người quan tâm đến ta. Người biết rõ những nhu cầu của ta. Người chăm sóc ta. Có những tình yêu muốn chiếm hữu. Đó là thứ tình yêu ích kỷ. Có những chăm sóc khiến ta trở nên ấu trĩ, yếu ớt, không lớn lên được. Đó là thứ chăm sóc độc đoán ràng buộc. Đức Giêsu chăm sóc không phải để ràng buộc ta nhưng để giúp ta sống trong tự do. Người chăm sóc ta không phải để ta trở nên ấu trĩ, nhưng là để giúp ta trưởng thành. Người chăm sóc ta không phải để ta trở nên yếu ớt nhút nhát, nhưng là để giúp ta mạnh mẽ, tự tin. Vì thế, Nguơì cung cấp cho ta những lương thực lành mạnh. Người đưa ta đến những đồng cỏ non, đến những giòng suối trong. Lương thực Người mang đến, đó là Lời Chúa, là Mình Máu Thánh Chúa, là Thánh ý Chúa Cha. Những lương thực ấy sẽ cho ta được sống và sống dồi dào.

Tình yêu của Đức Giêsu là tình yêu hy sinh. Đây chính là dấu chỉ chắc chắn nhất của một tình yêu. Càng yêu mến nhiều càng sẵn sàng hy sinh nhiều. Yêu đến sẵn sàng hy sinh mạng sống là một tình yêu cao cả không có gì sánh được. Đức Giêsu đã xác nhận điều ấy khi Người nói: “Không có tình yêu nào lớn lao hơn tình yêu của người dám hy sinh mạng sống mình cho bạn hữu” (Ga 15,13). Chính Người đã thực hiện điều ấy. Người là Mục tử nhân lành sẵn sàng liều mạng, một mình chống lại sói dữ để bảo vệ đoàn chiên. Người đã tự hiến mạng sống vì ta. Người đã chấp nhận chết đi để ta được sống.

Hạnh phúc cho ta được là đoàn chiên của Người. Ta được an ủi vì Người hiểu ta. Ta an tâm vì Người hằng quan tâm chăm sóc ta. Ta sung sướng vì Người yêu thương đến nỗi chết vì ta.

Người muốn ta chia sẻ hạnh phúc ấy cho mọi người. Người muốn ta lớn mạnh để đến lượt ta, chính ta trở thành mục tử nhân lành theo gương Người. Cha mẹ là mục tử của con cái. Thày cô giáo là mục tử của học sinh. Giám đốc là mục tử của công nhân. Y bác sĩ là mục tử của bệnh nhân. Anh chị lớn là mục tử của các em nhỏ.

Nhưng đặc biệt hơn hết, Người muốn có những người tiếp tục công việc của Người, chăm sóc đời sống tâm linh nhân loại. Chính vì thế, Giáo Hội dành ngày hôm nay để cầu nguyện cho ơn kêu gọi làm linh mục. Nhìn tình hình chung trên toàn thế giới, và riêng trong Giáo phận, ta thấy còn thiếu rất nhiều linh mục. Giáo dân cần linh mục như bệnh nhân cần bác sĩ. Giáo dân cần linh mục như học sinh cần thầy cô giáo. Giáo dân cần linh mục như một người bạn sẵn sàng cảm thông, chia sẻ vui buồn trong đời sống và như một người bạn đồng hành giúp đỡ trong cuộc hành trình tiến về đời sau.

Hãy cầu nguyện cho có nhiều thanh niên sẵn sàng hiến thân làm linh mục. Hãy khuyến khích con cháu dâng mình cho Chúa, làm linh mục để phục vụ anh em. Nhất là hãy cầu nguyện cho các linh mục được trở nên những mục tử như Đức Giêsu, vị Mục Tử nhân lành, biết yêu thương phục vụ đoàn chiên, hiểu biết tâm tư tình cảm của từng người, quan tâm chăm sóc từng con chiên và sẵn sàng hy sinh bản thân vì lợi ích của đoàn chiên.

Lạy Đức Giêsu, Mục Tử nhân lành, xin hãy ban cho chúng con nhiều mục tử tốt lành theo gương Chúa. Xin biến chúng con thành những mục tử tốt lành trong gia đình, trong khu phố, trong xã hội. Amen.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

  1. Đức Giêsu hướng dẫn đoàn chiên bằng cách nào? Bằng quyền lực hay bằng tình yêu thương?
  2. Hãy kể ra những đặc tính của tình yêu của Đức Kitô.
  3. Bạn có cảm thấy trách nhiệm là mục tử của mình không? Bạn đã đối xử với đoàn chiên của mình thế nào?
  4. Bạn nghĩ gì về đời sống tu trì? Bạn có cầu nguyện cho cha Xứ của bạn không?

+ TGM Giuse Ngô Quang Kiệt

MỤC TỬ CHÍNH DANH

Lm. Jude Siciliano, OP / Chuyển ngữ: AE. HV. Đaminh Gò-Vấp

Theo truyền thống, ngày hôm nay được gọi là “Chúa Nhật Chúa Chiên Lành”. Dường như ở mỗi giáo xứ tôi đã đến giảng đều có một hình ảnh trên kính màu, tranh vẽ hay tượng Chúa Chiên Lành. Có một Hội dòng mang tên Chị Em Chúa Chiên Lành, được thành lập nhằm phục vụ, chăm sóc thiếu nữ và phụ nữ; và những bệnh viện và khu nhà ở cho người vô gia cư mang tên Chúa Chiên Lành. Hình ảnh Đức Kitô như Vị Mục Tử Nhân Lành nói với mỗi người chúng ta – từ học giả Kinh Thánh đến nông dân ít học trong một giáo xứ thôn quê ở Hondurad. Bức tượng sớm nhất về Đức Kitô (thế kỷ IV) được tìm thấy trong các hang toại đạo ở Rôma, mô tả Người là một chàng chăn chiên trẻ tuổi, vác trên vai một con chiên. Hơn nữa, một hình ảnh đã quá quen thuộc với mọi người thì dễ bị lãng quên, mất đi giá trị hay bị xem nhẹ.

Những hình ảnh về Chúa Chiên Lành thì thanh tịnh và thường được đặt trong khung cảnh đồng cỏ xanh tươi, còn cuộc sống của một người chăn chiên vào thời Đức Giêsu không có gì ngoài vẻ êm đềm và đẹp như tranh. Chăn chiên là một nghề nguy hiểm và mạo hiểm. Người chăn chiên sống trên những cánh đồng cùng với đàn chiên của mình. Không cần phải tưởng tượng nhiều để hình dung ra diện mạo của họ và nghĩ đến mùi của họ! Bởi họ đến rồi lại đi, dẫn dắt đàn chiên từ đồng cỏ này sang đồng cỏ khác, họ không thuộc về một cộng đồng nào. Vì thế, họ luôn bị nghi ngờ. Nếu một cái gì đó bị thất lạc, thì những người thợ chăn chiên lang thang là những người bị nghi ngờ đầu tiên. Vì tiếng xấu này, nên lời chứng của họ trước tòa không được chấp nhận. Đức Giêsu, Đấng tự gọi mình là “Mục Tử Nhân Lành”, có lẽ là một sự ô nhục đối với những người quyền thế trong xã hội, cách riêng là những vị lãnh đạo tôn giáo và những người dân có học. Thế thì ngày nay, Người gọi chính mình là gì? Phải chăng là một người nhập cư bất hợp pháp tốt bụng?

Trong Cựu Ước, thợ chăn chiên là hình ảnh ẩn dụ ám chỉ những người lãnh đạo dân Chúa. Họ thường không làm tròn trách nhiệm của mình và trở nên biến chất. Thiên Chúa trách cứ những người lãnh đạo bất tài và đầy tội lỗi, được chỉ định lên chăn dắt đoàn dân. Trước sự thất bại của các người lãnh đạo, Thiên Chúa quyết định nhận lấy vai trò chăn dắt. “Vì thế Đức Chúa nói: Chính Ta sẽ chăn dắt và chăm sóc chiên của Ta.” (Ed 34,11). Trong Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu ví thợ chăn chiên xấu xa của Israel như “người được thuê mướn” đã bỏ rơi đàn chiên khi nguy hiểm gần kề, bỏ mặc chúng trong cơn nguy khốn.

Việc hướng dẫn luôn là một trách nhiệm nặng nề. Thử hỏi bất kỳ ai trong ban hành giáo; một giám mục địa phận; giáo lý viên hay bậc cha mẹ, những người đang nỗ lực lôi kéo những đứa con đã lớn khôn đi lễ – “Tất cả là vì con cháu!”

Chúng ta đã chẳng làm được gì để xứng đáng với những gì Đức Giêsu đã làm cho chúng ta – và Người tiếp tục làm cho chúng ta. Chủ thể của đoạn văn là Đức Giêsu Mục Tử. Người là nhân vật chủ đạo. Chúng ta là đối tượng lãnh nhận những gì Người trao ban. Thoạt đầu, đàn chiên không nhận thấy mình cần giúp đỡ. Nhưng Vị Mục Tử đã nhận ra và Người ra đi để đưa chúng ta về. Chúng ta nghe tiếng vị chủ chăn khi: một đoạn Kinh Thánh nói với ta; vợ hoặc chồng, hay bạn thân, khiến chúng ta nhận ra rằng chúng ta dường như bị mất phương hướng hay nhầm lẫn; một người bạn trêu chọc ta và sau đó, khi ngẫm nghĩ về những gì đã được nói, ta ngừng lại để suy nghĩ thấu đáo hơn; một chuyên viên tư vấn giúp ta đương đầu với vấn đề chúng ta đã phớt lờ; một vần thơ hay một cuốn phim chạm tới đáy lòng ta,… Vào những lần như thế và nhiều những lần khác nữa, ta nhận ra rằng Vị Chủ Chăn đã ra đi tìm kiếm chúng ta, đang gọi tên ta và cho ta thấy con đường về nhà, từng bước một. Ngay cả trước khi ta nhận ra mình cần được cứu chữa, Vị Chủ Chăn đã biết tới, và Người đang trên đường đến với chúng ta.

Đức Giêsu thách thức những ai có trách nhiệm mục vụ, hay bất cứ ai – thừa tác viên có chức thánh hay thừa tác viên giáo dân. Chúng ta phải trở nên một người chủ chăn đầy trách nhiệm, hướng dẫn đàn chiên Đức Kitô; chịu trách nhiệm làm người đại diện cho đàn chiên Chúa. Đức Giêsu mong muốn rằng, nhờ chúng ta, chiên của Người sẽ nghe thấy tiếng Người. Ở bang Texas, một trong nhưng hình ảnh mang tính biểu tượng là “chàng cao bồi” chăn giữ đàn bò khắp các thảo nguyên. Họ đi theo sau đàn súc vật. Nhưng những người chăn chiên thì khác, họ đi trước đàn chiên, nói chuyện với chúng đang khi chúng bước đi. Người chăn chiên đi đầu. Bất cứ nơi đâu Vị Mục Tử đi, đàn chiên theo sau, lắng nghe âm thanh quen thuộc nơi tiếng của vị chủ chăn.

Đó dường như chính là khía cạnh của việc chăn chiên mà Đức Giêsu muốn nói tới khi Người gọi chính mình là Vị Mục Tử Nhân Lành. Người nói Người biết chúng ta và chúng ta biết Người. Mối tương quan giữa vị chủ chăn và đàn chiên đưa đến cho chúng ta ý tưởng nào đó về mối tương quan của chúng ta với Đức Giêsu. Người mô tả mối tương quan đó cũng mãnh liệt và khăng khít như mối tương giao mà Người có với Cha của Người. Không gì có thể phá vỡ mối tương quan đó. Khi đàn chiên đi lạc, Vị Mục Tử của chúng ta ra đi tìm kiếm chúng ta. Người không bỏ rơi chúng ta, cho dù điều đó đòi hỏi cả mạng sống của Người. “Tôi sẽ hy sinh tính mạng vì đàn chiên.”

Sứ vụ truyền giáo mà Đức Giêsu trao cho chúng ta là chúng ta phải trung thành với ơn gọi của mình như những kẻ đại diện của Người. Làm sao chúng ta có thể nói lời của Người cho đoàn chiên nếu chính chúng ta không chú tâm lắng nghe và đón nhận? Chúng ta nỗ lực nghe tiếng gọi của Vị Mục Tử để có thể loan truyền lời ấy đến cho Giáo Hội và thế giới của chúng ta đang cần. Vì thế, chúng ta đặt bản thân mình trong trạng thái lắng nghe khi chúng ta: đọc Kinh Thánh và để cho Lời uốn nắn con người mình; tạo cho mình một không gian tĩnh lặng; đọc thứ gì đó có thể làm phong phú tinh thần; có cuộc trò chuyện đầy ý nghĩa với người khôn ngoan; lắng nghe tiếng người nghèo; thinh lặng trước những kỳ quan của thiên nhiên…

Điều đó cũng bao gồm cả việc học hành và suy ngẫm, một phương thế khác mà Vị Mục Tử Nhân Lành nói với chúng ta. Sau khi chúng ta, những người nghe, thực hiện điều này, chúng ta trở thành những người diễn thuyết. Chúng ta “phá tan thinh lặng” để nói lên lời – như một nhà giảng thuyết, giáo lý viên, phụng vụ viên, nhạc sĩ, giáo viên, bậc cha mẹ…

Nhưng, ai có thời gian cho tất tất cả việc lắng nghe suy ngẫm này? Trong thế giới ồn ào và điên cuồng của chúng ta ngày nay, không một ai thực sự làm như thế. Đó là lý do vì sao chúng ta phải phá vỡ lề thói đó, dành chút thời gian để nghe tiếng gọi của Vị Mục Tử trong tâm hồn mình, vì Người muốn nói với chúng ta bằng nhiều cách khác nhau. Nhưng không chỉ với chúng ta, mà còn qua chúng ta Vị Mục Tử đến với đoàn chiên được giao phó cho chúng ta chăm sóc.

Chuyển ngữ: AE. HV. Đaminh Gò-Vấp

Today is traditionally called, “Good Shepherd Sunday.” It seems that in every parish where I’ve preached there is an image in stained-glass, painting or statuary of the Good Shepherd. There is a congregation of Good Shepherd Sisters, founded to care for troubled girls and women; and hospitals and homeless shelters named after the Good Shepherd. The image of Christ as the Good Shepherd speaks to everyone – from biblical scholar to an unlettered peasant in a rural Honduran parish. The earliest statue of Christ (4th century) found in the Roman catacombs, depicts him as a youthful shepherd with a lamb across his shoulders. Still, what is so familiar can be ignored, reduced to clichés or taken for granted.

While the images of the Good Shepherd are tranquil and frequently set in a pastoral setting, the life of a shepherd in Jesus’ time was anything but calm and picturesque. Shepherding was a risky business and dangerous. Shepherds lived in the fields with their sheep. It doesn’t take much imagination to picture their appearance and imagine their smell! Because they came and went, leading their sheep from one pasture to another, they lacked roots in the community. So, they were always under suspicion. If something went missing the first suspects were the vagabond shepherds. Because of their reputation their testimony was not accepted in a court of law. Jesus, calling himself the “Good Shepherd,” would have been an affront to the establishment, especially the religious leaders and educated citizens. What would he call himself today? The good illegal immigrant?

In the Old Testament, shepherd was a metaphor for the leaders of God’s people. Most often they failed in their responsibilities and were corrupt. God excoriates the incompetent and sinful leaders who were appointed to shepherd the people. With the failures of the leaders of the people, God decided to take on the shepherding role. “For thus says the Lord: I myself will look after and tend my sheep. (Ezekiel 34:11). In today’s gospel Jesus likens Israel’s corrupt shepherds to the “hired man” who deserts the sheep when danger approaches, leaving them in peril.

Shepherding hasn’t stopped being a messy task. Ask any staff person in a parish; a bishop in a diocese; any catechist or parent, trying to get their adult kids to go to church – “At least for the sake of my grandchildren!”

We have done nothing to merit what Jesus has done for us – and continues to do for us. Our passage’s subject is Jesus the Shepherd. He is the chief actor. We are the objects, we receive what he offers us. At first, the sheep don’t realize they need help. But the Shepherd does and he sets out to bring us home. We hear the shepherd’s voice when: a Scripture passage speaks to us; a spouse, or close friend, makes us aware that we seem displaced or confused; a friend teases us and later, reflecting on what was said, causes us to stop to think things over; a counselor helps us deal with an issue we have been ignoring; a poem or movie touches something deep in us, etc. At these times and so many more, we realize the Shepherd has come out looking for us, is calling us by name and will show us the path home, one step at a time. Even before we realize we are in need of rescue, the Shepherd has already noticed and is on the way towards us.

Jesus challenges those of us who have pastoral responsibilities, of any kind – both as ordained or lay ministers. We are to be the responsible shepherds, guiding Christ’s sheep; charged to be his representatives to his flock. Jesus intends that, through us, his sheep will hear his voice. Here in Texas one of our iconic images is the cowboy herding cattle across the plains. They do that from the rear of the herd. But shepherds did it differently. They would go ahead of the sheep, talking to them as they went. Shepherds went first. Wherever the Shepherd went the sheep would follow, listening to the familiar sounds of the shepherd’s voice.

That seems to be the aspect of shepherding Jesus claims when he calls himself the Good Shepherd. He says he knows us and we know him. The relationship between shepherd and sheep gives us some idea of our relationship with Jesus. He describes that relationship to be as strong and intimate as the one he has with his Father. Nothing can break that bond. When the sheep go astray our Shepherd comes out looking for us. He does not give up on us, even though it will require his life. “I will lay down my life for the sheep.”

The missionary task Jesus gives us is that we are to be faithful to our calling as his representatives. How can we speak his word to the flock unless we ourselves listen attentively for it and welcome it? We strive to hear the Shepherd’s voice so we can proclaim it to our needy church and world. So, we put ourselves in listening mode when we: sit with the Scriptures and allow ourselves to be formed by the Word; carve out some quiet space for ourselves; read something that enriches our spirits; have a conversation of significance with a wise person; listen to the voices of the poor; position ourselves in quiet before the wonders of nature, etc.

Which does not exclude the need for study and reflection; another way the Good Shepherd speaks to us. After we listeners have done this, we become speakers. We “break the silence” to speak a word – as preacher, catechist, liturgist, musician, teacher, parent etc.

But who has time for all this reflective listening? In our noisy and distracting world no one really does. That’s why we have to break the pattern, put aside some time to hear the interior voice of the Shepherd who wants to speak to us in diverse ways. But not only to us, for through us the Shepherd reaches out to the flock charged to our care.

by Jude Siciliano, OP

TÌNH YÊU THIÊN CHÚA ĐỐI VỚI CHÚNG TA

Lm. Carôlô Hồ Bặc Xái

I. DẪN VÀO THÁNH LỄ

  • Mỗi năm, Giáo Hội dành ngày Chúa nhật thứ IV mùa Phục sinh để nhắc cho chúng ta biết Đức Giêsu là mục tử nhân lành rất yêu thương chúng ta là những con chiên của Ngài. Ngài chăm sóc chúng ta và dẫn chúng ta đến cuộc sống hạnh phúc muôn đời.
  • Ngày hôm nay cũng là ngày Giáo Hội trên toàn thế giới cầu nguyện cho ơn thiên triệu.
  • Chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta hiểu biết hơn về tình yêu của Ngài; đồng thời chúng ta cũng cầu nguyện cho có nhiều người trẻ hiến thân làm Linh mục để tiếp nối sứ mạng Đức Giêsu là làm mục tử chăm sóc đoàn chiên Ngài.

II. GỢI Ý SÁM HỐI

  • Chúng ta là những con chiên được Đức Giêsu là mục tử nhân lành dẫn dắt. Nhưng nhiều khi chúng ta không ý thức tình thương Chúa luôn bao bọc cuộc sống chúng ta.
  • Đôi khi chúng ta còn tỏ ra là những con chiên bướng bỉnh không đi theo sự dẫn dắt của Chúa.
  • Chúng ta ít quan tâm đến việc khuyến khích và nuôi dưỡng các ơn thiên triệu.

III. LỜI CHÚA

  1. Bài đọc I: Cv 4:8-12

Sau khi Phêrô chữa cho một người què được khỏi, ông bị bắt dẫn ra trước Thượng Hội Đồng Do thái giáo cùng với bạn đồng hành là Gioan.

Trước Thượng Hội Đồng, Phêrô xác nhận người què ấy được khỏi không phải do quyền phép gì riêng của ông mà chỉ nhờ danh thánh Đức Giêsu.

Nhân dịp đó, Phêrô giảng về Đức Giêsu: Ngài đã bị các thủ lãnh do thái giết chết, nhưng Thiên Chúa đã cho Ngài sống lại và tôn vinh Ngài lên đến tuyệt định vinh quang. Nhờ danh Ngài mà mọi người được ơn cứu độ.

  1. Đáp ca: Tv 117 (như Chúa nhật I Phục Sinh)

Thánh vịnh này là tâm tình của người đã cảm nghiệm được tình thương và quyền năng của Thiên Chúa. Quyền năng và tình thương ấy đã chiến thắng tất cả, cho dù là khổ đau, là chết chóc. Tác giả muốn sống mãi để có thể ca tụng Thiên Chúa đến muôn đời.

  1. Tin Mừng: Ga 10:11-18

Đức Giêsu xưng mình là mục tử tốt lành. Ngài cũng phân biệt mục tử tốt lành và người chăn chiên thuê:

Những đặc tính của Người mục tử tốt lành: a/ thí mạng sống vì chiên; b/ biết các con chiên và được các con chiên biết; c/ muốn quy tụ những con chiên khác ở ngoài vào đàn chiên mình, để rồi sẽ chỉ có một đàn chiên và một chủ chiên.

Kẻ chăn chiên thuê chẳng tha thiết gì đến đàn chiên. Hắn ưu tiên lo cho bản thân nên khi gặp nguy hiểm thì bỏ mặc đàn chiên để chạy trốn.

  1. Bài đọc II: 1 Ga 3:1-2

Thánh Gioan nói đến mức độ to lớn vô cùng của tình yêu Thiên Chúa dành cho tín hữu:

Hiện nay Thiên Chúa cho chúng ta làm con của Ngài.

Sau này Ngài còn cho chúng ta được giống như Ngài.

IV. GỢI Ý GIẢNG

  1. Mục tử tốt lành

Dưới thời bạo Chúa Nêrô bắt đạo. Rôma ngập tràn máu lửa, biết bao tín hữu đã chết dưới tay ông vua điên loạn, bạo tàn.

Giáo hội non trẻ do Đức Giêsu thiết lập như sắp rã rời tan tác. Phêrô là con chim đầu đàn, là trụ cột của Giáo hội. Các tín hữu tha thiết xin Phêrô trốn khỏi Rôma, để tiếp tục dẫn dắt đoàn chiên. Người anh cả một thoáng phân vân, chần chừ. Quả thật đoàn chiên đang nao núng vì sợ thiếu vắng đầu đàn, sao có thể giữ vững niềm tin? Thầy đã chẳng khuyên khi người ta bắt bớ chúng con ở thành này, thì hãy trốn sang thành khác sao? Phêrô xách bị gậy đi trốn. Đụng Thầy ở cổng thành, Phêrô hỏi:

– Quo vadis, Domine? Thưa Thầy, Thầy đi đâu?

– Nếu con bỏ các Kitô hữu của Thầy thì Thầy sẽ quay lại để chịu đóng đinh cho họ một lần nữa.

Phêrô hiểu ngay lời Thầy, quay trở lại Rôma để an ủi khích lệ đoàn chiên, và để chịu đóng đinh thập giá như Thầy.

“Ta là mục tử tốt lành. Mục tử tốt lành thí mạng sống vì đoàn chiên”(Ga.10:11). Đức Giêsu ví mình như một mục tử tốt lành khác với người chăn thuê, vì người đã dám hy sinh mạng sống cho đoàn chiên. Cái chết của Người không bất ngờ, cũng không đầu hàng bạo lực, nhưng là một cái chết tự hiến. Đức Giêsu chết để nói nên lời yêu thương. Một tình yêu tột đỉnh, yêu cho đến cùng. Thánh Gioan viết:“Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu mình” (Ga.15:13).

Chính tình yêu đã tạo nên mối dây gắn bó giữa chủ chiên và từng con chiên, khiến Người nói: “Ta biết các chiên Ta, và các chiên Ta biết Ta” (Ga.10:14-15). Đó là sự hiểu biết nhau sâu xa, sự trân quí giữa mục tử và đoàn chiên.

Đức Giêsu là mục tử duy nhất, tối cao và gương mẫu. Các mục tử khác chỉ là phụ tá giúp chăn dắt đoàn chiên của Người. Mọi mục tử phải noi gương Người, dám chết cho đoàn chiên được sống. Phêrô là người mục tử đầu tiên. Phêrô có thể trốn bắt bớ, tù tội, chết chóc. Nhưng chính khi đổ máu, Phêrô đã giữ vững đoàn chiên. Cái chết của Phêrô đã có sức thuyết phục hơn bất cứ lời rao giảng nào:“Thầy làm vững đức tin của con. Rồi đến lượt con, con sẽ làm vững đức tin của anh em con”. Các mục tử tiếp bước Phêrô vui lòng nằm xuống để nên nhân chứng, và củng cố niềm tin cho các anh em.

Dụ ngôn người “Mục tử tốt lành” cho thấy tình yêu sâu sắc của Thiên Chúa.

Người yêu thương mỗi người một cách cá biệt, không yêu cách chung chung.

Người yêu thương vô điều kiện, ngay cả khi chúng ta lầm đường lạc lối.

Người yêu thương bằng tình yêu vui mừng, chứ không la rầy khiển trách khi tìm thấy chiên lạc.

Ngày nay, Đức Giêsu vẫn cần những vị mục tử tốt lành lo cho đoàn chiên trên thế giới. Người rất cần các bạn trẻ hiến thân cho sứ mạng mục tử này. Người mời gọi chúng ta hãy nhìn bằng trái tim yêu thương, để thấy những cơn đói Lời Chúa, đói tình thương, đói của ăn, đói ý nghĩa cuộc sống. Người kêu gọi chúng ta hãy tha thiết xin Cha cho nhiều mục tử tận tụy hơn, thanh khiết hơn, vô vị lợi hơn, và thánh đức hơn. Những mục tử sẵn lòng âm thầm chết từng ngày cho đoàn chiên.

Lạy Chúa, xin gởi đến cho chúng con những mục tử có trái tim của Chúa: luôn say mê Thiên Chúa và yêu thương con người, có tình bạn thân thiết với Chúa, dám hy sinh cho đoàn chiên, dẫn đưa chúng con về với Cha là nguồn hạnh phúc thật của chúng con. Amen.(Thiên Phúc, “Như Thầy đã yêu”)

  1. Ngày cầu nguyện cho ơn gọi Linh mục và Tu sĩ

a/ Đối với người Việt chúng ta thì hình ảnh “chiên và người chăn chiên” không phải là một hình ảnh gần gũi, vì xứ sở chúng ta không thuộc vùng Cận Đông với nghề chăn nuôi chiên cừu như Pa-lét-tin xưa. Hơn nữa trong khi cả đất nước đang nói đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mà chúng ta cứ nhắc đi nhắc lại câu chuyện “đàn chiên với mục tử”, thì e rằng chúng ta bị coi là những người lạc hậu ! Nhưng nếu đi sâu vào ý nghĩa và biểu tượng tôn giáo của hình ảnh “chiên và mục tử” thì chúng ta lại chẳng thấy lạc hậu tí nào. Vì chưng những người tin ở Thiên Chúa đều xác tín rằng họ luôn được Thiên Chúa và Chúa Ki-tô quan tâm và tận tình chăm sóc, không chỉ về phương diện tâm linh mà về mọi phương diện con người, không chỉ ở đời sau mà ở cả đời này lẫn đời sau. Mối tương quan gắn bó giữa người chăn và con chiên là hình ảnh sống động, cụ thể của mối tương quan giữa Thiên Chúa và người tín hữu.

b/ Những nét đặc trưng của Vị Mục Tử nhân lành

Đức Giêsu đã công bố Người là Vị Mục Tử nhân lành, với những nét đặc trưng sau đây:

Vị Mục tử nhân lành hết lòng yêu thương những người thuộc về mình. Vì yêu thương nên Người quan tâm đến mọi người và đến từng người. Càng quan tâm thì càng biết tường tận: biết họ muốn gì? họ cần gì? họ có thể gặp phải những nguy cơ cạm bẫy hay thử thách nào?

Vị Mục tử nhân lành luôn đi đầu, đi trước tức hướng dẫn, lãnh đạo đoàn chiên, tức đứng mũi chịu sào, gánh chịu mọi khổ cực cho người thuộc về mình. Vị ấy sẽ đem chiên đến những miền an toàn, có suối mát và cỏ xanh, để chiên được ăn uống no nê, được nghỉ ngơi thoải mái. Chiên sẽ tăng trưởng cả về chất lượng lẫn số lượng. Thậm chí vị Mục tử sẽ hy sinh mạng sống vì chiên.

c/ Lý do Hội Thánh lấy ngày chủ nhật Chúa Chiên Lành làm ngày cầu nguyện cho ơn gọi linh mục tu sĩ:

Bản tin Hiệp Thông (tiếng nói của Hội đồng Giám Mục Việt Nam) số 11, ra ngày 15 tháng 02 năm 2002 (trang 8-9) cung cấp cho chúng ta những con số cụ thể và đáng chúng ta suy nghĩ trong ngày hôm nay:

(1): Tổng dân số của Việt Nam hiện là: 80.489.857 người (76.683.203 dân tộc kinh + 3.806.654 dân tộc thiểu số).  (2): Tổng số công giáo của 25 giáo phận: 5.324.492 người (5.065.105 dân tộc kinh + 259.387 dân tộc thiểu số). (3): Tổng số linh mục của 25 giáo phận: 2.526 Lm (2.133 triều + 393 dòng). (4): Tổng số tu sĩ trong 25 giáo phận: 11.282 Ts (1.524 nam + 9.758 nữ). (5): Tổng số chủng sinh của 25 giáo phận: 1.765 Cs (1.044 đang học + 318 học xong + 403 dự bị). (6): Tổng số giáo lý viên của 25 giáo phận: 45.858 Glv (671 giáo phu + 219 có lương + 44.968 không có lương).

Nếu chia bình quân số giáo dân cho số linh mục (triều dòng, khoẻ yếu) thì một linh mục phải phục vụ 2.107 giáo dân. Nếu chia bình quân tổng số dân Việt Nam cho số linh mục (triều dòng, khoẻ yếu) thì một linh mục phải phục vụ 31.865 người. Nếu chia bình quân số giáo dân cho số tu sĩ (nam nữ, khoẻ yếu) thì một tu sĩ phải phục vụ 472 giáo dân. Nếu chia bình quân tổng số dân Việt Nam cho số tu sĩ (nam nữ, khoẻ yếu) thì một tu sĩ  phải phục vụ 7.134 người. Nếu chia bình quân tổng số người VN không công giáo cho tổng số người VN công giáo thì một người VN công giáo phải giúp cho 14 người VN không công giáo biết Chúa và gia nhập Giáo hội.

Nguyên nhìn vào những con số trên, chúng ta cũng đã thấy được nhu cầu to lớn về nhân sự của Giáo hội Việt Nam trong sứ mệnh sống, làm chứng và loan báo Tin Mừng mà Giáo hội đã nhận được từ chính Chúa Giê-su. Đã đành rằng ngày nay trách nhiệm sống, làm chứng và loan báo Tin Mừng không chỉ của riêng các linh mục, tu sĩ mà của mọi Ki-tô hữu. Nhưng các linh mục, tu sĩ vẫn là lực lượng quan trọng nhất, là lực lượng nòng cốt và đầu tầu trong lãnh vực này. Thế nhưng ơn gọi linh mục, tu sĩ  càng ngày càng giảm sút trong các Giáo hội địa phương, thậm chí giảm trầm trọng trong một số Giáo hội. Riêng tại Việt Nam, thì tình hình có mấy nét riêng sau đây: (1) Việc thanh niên nam nữ muốn vào chủng viện, dòng tu còn gặp nhiều cản trở từ những qui định của Nhà Nước. (2) Việc các Giám mục, Dòng tu gửi các linh mục, tu sĩ đến nơi cần gửi, đặc biệt đến vùng sâu vùng xa, cũng chẳng dễ dàng gì. (3) Ơn gọi tu trì đã có dấu hiệu sút giảm ở thành thị, nhất là ở các quận nội thành.

Vì thế cho nên chúng ta không chỉ cầu xin Thiên Chúa ban cho Giáo hội -nhất là Giáo hội Việt Nam- nhiều linh mục, tu sĩ tài đức thánh thiện, nhiệt thành mà chúng ta còn phải nài xin Thiên Chúa tạo thuận lợi cho các ứng sinh linh mục tu sĩ được đào tạo đến nơi đến chốn và cho các linh mục tu sĩ có điều kiện cần thiết để thực thi sứ vụ của mình. (Giê-rô-ni-mô Nguyễn Văn Nội).

  1. “Tình yêu, con đường duy nhất để đến với thế giới bất tín”.

“… Thánh nữ Têrêxa đã mở ra cho chúng ta con đường duy nhất để đến với thế giới những người không tin: đó là tình yêu. Không ai có thể sống thiếu tình yêu. Trước tấm thảm kịch của thuyết nhân bản vô thần, thảm kịch, vì do nhân danh một tư tưởng cao cả của nhân loại mà con người đã khước từ Thiên Chúa, mọi Kitô hữu, mọi Linh mục, mọi tu sĩ đều bồn chồn lo âu (…) thánh Phanxicô đệ Salê đã nói: “Tất cả đều dành cho tình yêu, đều ở trong tình yêu, đều vì tình yêu và đều phát xuất từ tình yêu trong Giáo hội”. Nhưng cái chân lý cao cả ấy hầu như đã bị lãng quên, đã bị thuyết Jansénisme khô cằn ngăn chận. Chỉ có người nữ tu dòng kín trẻ trung thành Lisieux đã nhắc ta nhớ lại chân lý ấy trong nét tươi tắn của thái độ Ngài hoàn toàn phó thác cho Thiên Chúa. Hôn thê của Đấng chịu đóng đinh và đã vì yêu mà tự nộp mình cho ta, chính thị cũng dâng hiến cho Người tình yêu vì tình yêu, như vị hôn thê dâng hiến cho hôn phụ. “Trong trái tim giáo hội tôi sẽ là tình yêu” thế là đã rõ, một xác quyết như thế đụng chạm tới tất cả mọi người ở thế kỷ XX của chúng ta vì chúng ta không biết yêu và được yêu trong chân lý (…)

Thánh Nữ Têrêxa luôn luôn là, tôi dám nói, một âm vang đích thực của Trái tim Thiên Chúa cho thời đại chúng ta, cho mỗi người chúng ta. Dù ta là ai, ta đã được tạo thành để sống tình yêu Thiên Chúa, tình yêu đã trao ban sự sống cho ta. Ta đến từ Thiên Chúa và ta lại trở về với Người, Người là Đường là Sự Thật và là sự sống. Công đồng  Vatican II đã mạnh mẽ nhắc lại điều này. Sử gia mai ngày có thể thắc mắc “Giáo hội thời Công đồng  đã làm gì?” Đức Phaolô VI đã trả lời họ ngay từ ngày 14.9.1965: “Giáo hội yêu, giáo hội yêu, yêu bằng trái tim mục tử, yêu bằng trái tim đại kết, yêu bằng trái tim rộng mở đón nhận mọi người kể cả những người bắt bớ giáo hội”. Ta nên tìm lại cái trực cảm quan trọng ấy của Đức Phaolô VI. Đó cũng là trực cảm của thánh nữ Têrêxa thành Lisieux: “Giáo hội là Đức Kitô và Đức Kitô là tình yêu”. Chúng ta được Thiên Chúa yêu thương.

Thánh nữ Têrêxa đã khơi gợi hàng ngàn, hàng ngàn ơn gọi làm Linh mục trên khắp thế giới. Những Linh mục ấy đã tìm thấy nơi thánh nữ một tình yêu tuyệt đối dành cho Đức Giêsu và tình yêu Giáo hội, một ý nghĩa sâu xa trong kinh nguyện và trong sứ mệnh truyền giáo trên khắp hoàn cầu, một sự kết hợp bằng chiêm niệm và hoạt động, một mẫu gương dùng con đường tình yêu bé nhỏ và phó thác, đường nên thánh trong cuộc sống hằng ngày. Ngày nay, thánh nữ Têrêxa vẫn tiếp tục làm phong phú tác vụ của các Linh mục, đặc biệt là những Linh mục trẻ bị cuốn hút bởi sứ điệp tình yêu giữa lòng Giáo hội (…)

Tất cả hành trình đức tin thâu tóm trong đức cậy và đức ái. Niềm tin là niềm hy vọng của tình yêu, tin là hy vọng vào tình yêu. Phải chăng vai trò đã được quan phòng của sứ điệp của thánh nữ Têrêxa, ở ngưỡng cửa thiên niên kỷ thứ 3, chính là trả lại cho ta tình yêu và niềm hy vọng? Con người đã được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa. Tình yêu là để yêu thương. Trong lãnh vực tình yêu, thánh nữ Têrêxa là bậc thầy linh đạo trong tình yêu, không có dè dặt, không có tính toán, không có trung dung, không có quân bình vì con người chẳng bao giờ có thể yêu  Thiên Chúa cho xứng với tình Người yêu ta (…).

Một nữ tu hỏi thánh nữ Têrêxa: “Chị nói gì với Đức Giêsu?” Chị thánh trả lời: “Em không nói gì hết, em yêu Người”, Chỉ tình yêu là quan trọng. (Đức Hồng Y P.Poupard, tài liệu cho ngày ơn thiên triệu. Trích dẫn bởi Fiches dominicales, năm B)).

  1. “Trong trái tim Giáo hội, tôi sẽ là Tình yêu”

(Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng, bản văn được trích dẫn trong tài liệu của Ủy ban quốc gia về ơn thiên triệu).

“… Sau cùng con đã tìm thấy an nghỉ… tìm trong thân thể mầu nhiệm của Giáo hội, con chẳng thấy mình trong bất cứ chi thể nào đã được thánh Phaolô miêu tả, đúng hơn con muốn có mặt trong tất cả những chi thể ấy… Đức Ái đã cho con chìa khóa ơn gọi của con. Con hiểu rằng nếu giáo hội có một thân thể gồm nhiều chi thể khác nhau, chi thể quan yếu nhất, cao cả nhất không thể thiếu được, con hiểu đó là Trái Tim và Trái Tim đó cháy đỏ Tình yêu. Con hiểu rằng chỉ có Tình yêu mới làm cho các chi thể của Giáo hội hoạt động và nếu tình yêu vụt tắt, các Tông đồ sẽ thôi không loan báo Tin mừng, các thánh tử đạo sẽ từ chối đổ máu… Con hiểu rằng Tình yêu phủ trùm lên mọi ơn gọi và tình yêu là tất cả, bao gồm mọi không gian và mọi thời gian. Tắt một lời, Tình yêu là vĩnh cửu !

Thế là, trong niềm vui tột đỉnh, con kêu lên: “Ôi Giêsu, Tình yêu của con… ơn gọi của con, cuối cùng con đã tìm thấy ơn gọi của con chính là Tình yêu !…

Phải rồi, con đã tìm được vị trí của con trong Giáo hội. Chỗ ấy, ôi Lạy Chúa, chính Chúa đã ban cho con… Trong Trái  Tim Giáo hội, thưa Mẹ, con sẽ là Tình yêu… như thế con sẽ là tất cả… như thể giấc mơ của con đã thành hiện thực !!!…”

V. LỜI NGUYỆN CHO MỌI NGƯỜI

Chủ tế: Anh chị em thân mến, hôm nay là ngày cầu nguyện cho ơn gọi Linh mục và tu sĩ, chúng ta cầu xin Chúa sai đến đoàn chiên Chúa những chủ chăn tốt lành như lòng Chúa mong muốn.

  1. Chúng ta hãy cầu xin cho mọi thành phần trong Hội thánh / đều tích cực quan tâm đến việc nâng đỡ, đào tạo và chọn lựa những người xứng đáng với ơn gọi làm Linh mục và tu sĩ.
  2. Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho tất cả những ai đang thi hành trách nhiệm làm Mục tử trong Hội thánh / biết noi gương Đức Giêsu là mục tử tốt lành / sẵn sàng hiến thân chăm lo cho đoàn chiên Chúa đã trao phó cho mình.
  3. Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho những người trẻ biết lắng nghe tiếng gọi của Chúa / và quảng đại đáp trả tiếng gọi ấy / để dấn thân vào đời sống giáo sĩ và tu sĩ
  4. Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho những người làm cha mẹ trong họ đạo chúng ta / biết giáo dục và hướng dẫn con cái sống tinh thần Tin mừng / để cống hiến cho Hội thánh những mầm giống ơn gọi tốt lành.

Chủ tế: Lạy Chúa, lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít, xin cho chúng con biết rộng rãi góp phần vào việc đào tạo Linh mục và tu sĩ, bằng lời cầu nguyện, và bằng sự giúp đỡ nhiệt tình. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.

Lm. Carôlô Hồ Bặc Xái

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*