• TÌNH YÊU HIẾN DÂNG – Lm.Jos Tạ Duy Tuyền
  • THÁNH LỄ TIỆC LY – Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  • HÃY RỮA CHÂN CHO NHAU – Lm. Jude Siciliano, OP

TÌNH YÊU HIẾN DÂNG

Lm.Jos Tạ Duy Tuyền

Tình yêu cao đẹp là tình yêu dám hy sinh cho người mình yêu. Yêu là cho đi. Yêu là dâng hiến. Yêu là chấp nhận phần thiệt thòi về mình để cho người mình yêu được hạnh phúc.

Trong bộ phim “Tôi là người đàn ông” đã diễn tả một tình yêu đầy hy sinh nơi chàng trai. Có thể nói tình cảm và sự hy sinh cao cả của chàng nhiếp ảnh gia dành cho cô gái xinh xắn trong bộ phim này khiến người xem thật ngưỡng mộ.

Trong lúc anh ta vui vẻ chụp ảnh cho bạn gái thì máy ảnh hết pin. Cô gái liền vội vã đi lấy tìm pin cho anh nhưng vô tình bị chai nước rửa phim đổ vào mắt và không nhìn thấy được nữa. Vô cùng ân hận và dằn vặt vì gián tiếp làm người yêu thương mình hỏng mắt, nhiếp ảnh gia này đã quyết định hiến tặng đôi mắt của mình cho cô gái, sau đó bỏ đi thật xa.

Một hôm cô ta tình cờ gặp lại anh đang ngồi với chú cún, trên tay vẫn cầm tấm ảnh của cô nhưng không còn thấy đường nữa. Nhìn cảnh chàng nhiếp ảnh gia dắt chú cún đi ngang qua người yêu cũ nhưng không hề hay biết, nhiều bạn nữ đã không cầm được nước mắt.

Tình yêu của Đức Ky-tô yêu nhân loại không phải cho đi một phần thân thể mà là cho đi chính bản thân mình hiến tế vì người mình yêu. Khi Ngài cầm bánh bẻ ra trao cho các môn đệ và nói: “Này là Mình Thầy”. Đó là một hình ảnh trao ban trọn vẹn tình yêu. Ngài không giữ lại điều gì cho riêng mình. Ngài không toan tính cho riêng mình. Ngài làm tất cả để người mình yêu được hạnh phúc.

Tình yêu của Đức Ky-tô cao đẹp hệ tại ở việc dám chết cho người mình yêu. Ngài đã yêu là yêu cho đến cùng. Ngài chịu sát tế như con chiên hiền lành chịu chết đền tội thay cho nhân gian. Ngài không có tội mà lại gánh lấy hậu quả của tội là đau khổ và sự chết. Ngài thực sự vì yêu mà gánh lấy bao nhục hình.

Thánh lễ thứ Năm Tuần Thánh hôm nay gợi nhớ lại cho chúng ta từng cử chỉ đầy yêu thương của Chúa. Một tình yêu khiêm hạ đến nỗi dám cúi mình rửa chân cho các môn sinh. Một tình yêu trao hiến đến trao cả thân thể làm của ăn nuôi  dưỡng con người. Một tình yêu hiến dâng để có thể cho đi chính mình làm hiến tế hy sinh cứu đời.

Xin cho chúng ta khi chiêm ngắm tình yêu hiến dâng của Chúa cũng biết mặc lấy Đức Ky-tô để có thể trao ban tình yêu của mình cho anh em. Xin cho chúng ta dám cởi bỏ tính ích kỷ chỉ lo cho bản thân để sống yêu thương và phục vụ mọi người như Thầy Giê-su. Xin cho chúng ta biết theo gương Thầy Giê-su bẻ đời mình như tấm bánh trao ban niềm vui và hạnh phúc cho tha nhân. Amen

Lm.Jos Tạ Duy Tuyền

THẦY LÀM GƯƠNG CHO CÁC CON

Thánh lễ hôm nay vẫn gọi là thánh lễ tiệc ly. Vì nó gợi nhớ lại bữa tiệc cuối cùng của Chúa Giê su với các môn sinh của mình. Đây là bữa tiệc của hoà giải, của hiến tế. Đây là bữa tiệc không đơn thuần là bữa tiệc ăn cho vui và để nhớ đến nhau mà là bữa tiệc mang nặng tính giáo dục các môn sinh của mình.

Khởi đầu là hành vi lấy nước rửa chân cho các môn sinh. Trước bữa ăn người ta đâu cần rửa chân, có chăng rửa tay, rửa mặt để ăn cho sảng khoái và ăn cho ngon miệng. Thế mà, Chúa lại rửa chân cho các môn sinh. Rửa chân là việc làm của kẻ tôi tớ. Rửa chân là sự phục vụ hèn kém. Chúa chấp nhận cúi mình rửa chân. Rửa đôi chân đã lắm bụi đời. Rửa đôi chân đã từng bước đi trong vũng bùn tội lỗi. Chúa khiêm tốn rửa chân để các ông sửa lại lỗi lầm. Chúa rửa chân còn là tấm gương của yêu thương và phục vụ. Sự phục vụ trong khiêm tốn để dạy các môn sinh bài học yêu thương. “Nếu Thầy là Chúa và là Thầy mà còn rửa chân cho các con, các con cũng hãy rửa chân cho nhau”.

Chúa rửa chân để các ông cũng hãy rửa chân cho nhau. Hãy dùng tình yêu để rửa xoá những lầm lỗi cho nhau. Kẻ làm lớn hãy dùng tình yêu để phục vụ. Chỉ có tình yêu mới hoán cải lòng người. Chỉ có tình yêu mới dám hết mình phục vụ cho nhau. Chính Chúa đã làm gương. Dù biết rằng Giu-đa sẽ phản bội. Dù biết rằng các môn đệ sẽ bỏ Thầy trong cơn nguy biến. Việc Chúa làm hôm nay để các ông ghi khắc mãi trong tim. Cho dù đôi chân của các ông có bước tới tận bùn sâu của lầm lỗi. Chúa vẫn thứ tha. Chúa vẫn tiếp tục cúi xuống rửa chân cho các ông. Tiếc thay, “ngựa quen đường cũ”. Tình thương của Chúa đã không níu kéo được Giu-đa. Lối mòn của tội lỗi đã dẫn dắt Giu-đa bước đi trong bóng đêm của lầm lạc và dẫn đến tuyệt vọng. Nhưng đáng mừng là Phê rô đã trở lại. Phê rô sa ngã vì yếu đuối. Phê rô không có lối mòn của tội lỗi. Phê rô chỉ vấp té nhưng ông đã nhận ra ánh mắt đầy trìu mến của Thầy Giê su. Ông đã trỗi dậy và làm lại cuộc đời. Ông đã dành phần cuộc đời còn lại để thực hiện di chúc của Thầy chí Thánh dành cho ông. “Ngày nào con trở lại, con hãy củng cố đức tin anh em con”.

Tiếp theo là hành vi trao bánh và rượu. Bánh và rượu là hoa màu ruộng đất, là lao công con người. Bánh và rượu được làm ra để nuôi sống con người. Bánh và rượu không kén chọn người hưởng dùng. Không là đặc sản dành cho một giai cấp nào. Ai cũng có nhu cầu ăn. Ai cũng có nhu cầu uống. Ai cũng cần đến lương thực và nguồn nước. Chúa Giê su đã chọn bánh và rượu trở nên Mình và Máu Thánh Chúa. Trao ban chính thân thể mình trở nên nguồn sống cho nhân trần. Đó là tình yêu tự hiến đến quên mình vì “không có tình yêu nào cao quý hơn tình yêu của người bạn hữu chết cho người mình yêu”. Đó là tình yêu của trao ban. Trao ban nguồn sống cho tha nhân bằng chính Máu Thịt mình. Qua đó, Chúa cũng mời gọi các môn sinh: “mỗi lần anh em ăn bánh và uống chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết”.

Qua hành vi cúi xuống rửa chân và trao ban bánh, rượu. Chúa Giê-su muốn mời gọi các môn đệ đi sâu vào tình yêu của Thầy Chí Thánh. Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy. Như cành liền cây để sinh hoa trái. Hoa trái của yêu thương, của dâng hiến, của trao ban. Chúa mời gọi các môn sinh nhận ra tình yêu của Chúa thì hãy theo gương Chúa mà phục vụ tha nhân. Hãy trở nên người tôi tớ trong khiêm tốn phục vụ. Hãy trở nên tấm bánh để trao ban sự sống và hạnh phúc cho tha nhân. Vâng, Chúa đã trở thành tấm bánh, trở thành của ăn nuôi dưỡng cho anh em, anh em hãy biến mình trở thành tấm bánh đem lại niềm vui và hạnh phúc cho nhau.

Ước gì những cử chỉ cao đẹp mà Thầy Chí Thánh đã làm luôn tồn tại trong thế giới hôm nay, qua các nghĩa cử đầy yêu thương thắm đượm tình Chúa tình người mà chúng ta trao tặng cho nhau. Ước gì lời nói: “Hãy yêu thương nhau” không phải là khẩu chiệu hô cho vang trời đất mà là một lối sống đi sâu vào từng ngõ ngách cuộc đời. Khởi đi từ gia đình, xứ đạo và lan toả cho đến tận cùng trái đất. Amen.

Lm.Jos Tạ duy Tuyền

THÁNH LỄ TIỆC LY – Thánh Thể, Thiên Chức Linh Mục Và Giới Luật Yêu Thương (Ga 13:1-15)

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

Phụng vụ chiều Thứ Năm Tuần Thánh, Giáo hội cử hành Bí tích Thánh Thể do Chúa Giêsu thiết lập vào sau bữa tối cuối cùng với các Tông Đồ trong nhà Tiệc Ly, trước Đêm Hấp Hối trong Vườn Cây Dầu, để muôn đời tưởng nhớ tới sự Hiện Diện Thực Sự của Người giữa chúng ta. Đây là Thánh lễ sau hết được cử hành trước Đêm Vọng Phục Sinh Thứ Bẩy Tuần Thánh. Vì là Lễ sau hết nên lúc hát Kinh Vinh Danh, các chuông nhà thờ reo lên, và sẽ chỉ reo lại vào đúng lúc hát Kinh Vinh Danh trong Đêm Vọng Phục Sinh. Sau Thánh lễ chiều nay, các khăn bàn thờ đều được lột sạch, các chân nến và thánh giá được cất đi, người ta không còn trưng hoa nữa để loan báo ngày đại tang của Giáo hội và cũng hàm ý nói rằng, Giáo hội không cử hành lễ nào nữa cho đến khi Chúa Kitô sống lại. Cử hành Cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của Đức Kitô là mục đích của Tam Nhật Vượt Qua. “Chúng ta phải hãnh diện về thập giá Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Nơi Người, ta được giải thoát, được sống và được sống lại ; chính Người giải thoát và cứu độ ta” (Ca nhập lễ ).

Trước ngày Lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu biết đã đến giờ Mình phải bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha, Người vốn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn đang ở thế gian, thì đã yêu thương họ đến cùng” (Ga 13:1-2)Chúa Giêsu đã yêu thương các môn đệ, thì Người đã yêu họ đến cùng một cách kinh ngạc. Thật không có hành động nào khác để diễn tả yêu thương cho bằng tình yêu.  Cũng như các môn đệ, Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta đến nỗi không có ngòi bút nào trên trần gian này có thể diễn tả hoặc viết ra hết được tình yêu thương ấy, trong những ngày cuối đời của “kiếp người” lầm than và cay đắng. Vì yêu, Chúa Giêsu đã lập Bí Tích Thánh Thể, lấy chính Thịt Máu Mình làm của ăn của uống nuôi dưỡng chúng ta. Để tiếp tục yêu thương và tha thứ cho con người, Chúa lập thiên chức Linh mục đời đời. Và cũng chính hôm nay, Chúa truyền dạy chúng ta phải yêu thương nhau như Chúa đã yêu.

Các con hãy lãnh nhận mà ăn, này là Mình Ta… Các con hãy cầm lấy mà uốngchén này là Tân ước trong Máu Ta” (1 Cor 11:24-25). Thật không thể hiểu nổi, Thiên Chúa yêu nhân loại biết là chừng nào. Ngài đã yêu bằng một Tình Yêu trao ban, hy sinh và tận hiến. Khi lập Phép Thánh Thể, Chúa hiến chính thân mình làm lượng thực nuôi dưỡng chúng ta, ở với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế. Không những thế, Chúa còn cho chúng ta tham dự vào sự sống của chính Chúa khi rước Mình và Máu Thánh Ngài, để được sống đời đời.

Sau khi lập bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu cũng lập luôn bí tích Truyền Chức Thánh  khi Người nói với các Tông Đồ hiện diện : “Các con hãy làm việc này để nhớ đến Thầy” (Lc 22:19 ; 1 Cor 11:24). Với lời trên, cho thấy Thiên Chúa tiếp tục yêu thương và tín nhiệm con người. Mặc dù phàm nhân bất xứng, Chúa vẫn ủy thác cho sứ mạng thay mặt Chúa hiện tại hóa Hy tế Thập giá trên bàn thờ mỗi ngày, tất cả chỉ vì yêu.

Khi Người rửa chân cho các môn đệ xong, một lần nữa, Người mời gọi chúng ta : “Thầy đã làm gương cho các con, để các con cũng bắt chước mà làm như Thầy đã làm cho các con” (Jn  13:15). Bằng cách này, Người thiết lập một sự liên kết thân mật giữa bí tích Thánh Thể, bí tích của quà tặng hy sinh và huấn lệnh yêu thương.

Hôm nay, kỷ niệm ngày Chúa Giêsu thiết lập thiên chức Linh mục, chúng ta có nhiều dịp nhắc đi nhắc lại một câu rất sâu sắc nhưng cũng cần phải tìm hiểu thêm : Không có Thánh Thể thì không có chức Linh mục – không có chức Linh mục thì cũng không có Bí tích Thánh Thể (chỉ một lần rồi thôi). Hai điều đó gắn chặt, liên kết với nhau nhờ đức bác ái. Không thể tham dự Thánh Thể nếu không có Tư Tế, nhưng cũng không thể tham dự Thánh Thể nếu không có đức bác ái và sự tha thứ. Trong Bí tích Thánh Thể, tất cả chúng ta đều tham dự vào một Mình Thánh, một Máu Thánh, trở nên một thì chúng ta không còn tách biệt được nữa.

Ai tham dự bàn tiệc của Chúa thì người đó không thể tách rời khỏi bổn phận yêu thương anh chị. Mỗi lần chúng ta tham dự bàn tiệc Thánh Thể, chúng ta cũng nói “Amen” trước Mình và Máu Thánh Chúa, như thế chúng ta cam kết thực hiện điều Ðức Kitô đã làm, là “rửa chân” cho anh chị em, trở nên một hình ảnh thực sự và tỏ tường của Ðấng “đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ”(Phil 2:7).

Tình yêu là di sản cao quý nhất mà Ðức Kitô để lại cho những ai được Người kêu gọi bước theo. Chính tình yêu của Người, được chia sẻ bởi các môn đệ, là điều được ban tặng cho tất cả nhân loại trong buổi chiều nay.

Thánh Thể là một ban tặng cao cả, nhưng cũng là một trách nhiệm lớn lao cho những ai tiếp nhận. Ðứng trước Phêrô, người đã từ chối không chịu để được rửa chân, Ðức Giêsu đã nhấn mạnh đến nhu cầu phải nên thanh sạch để có thể dự phần vào bàn tiệc Thánh Thể.

Nghi thức rửa chân nói lên sự khiêm tốn của mình đối với người khác, nhìn nhận rằng mình là người có tội, nếu có điều gì là do tôi chứ không phải do anh em, tha nhân thật sự là anh em của tôi. Bác ái không phải là chối từ việc người khác không có lỗi, nếu lỗi là có lỗi với Chúa. “Rửa chân cho nhau” chứ không phải rửa chân cho người trên hay cho người dưới, tất cả đều là tha thứ, yêu thương và giúp đỡ nhau.

Chúng ta cầu xin Chúa cho Thánh lễ cử hành chiều hôm nay, đưa chúng ta vào trong mầu nhiệm của Bí tích Thánh Thể, mầu nhiệm của thiên chức Linh mục, và giới răn trọng nhất là bác ái yêu thương. Chúng ta cố gắng ghi nhớ những điều này để đưa vào trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Amen. 

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

HÃY RỮA CHÂN CHO NHAU (Xh. 12:1-8, 11-14; Tv 116; 1 Cor. 11: 23-26; Gioan 13: 1-15)

Lm. Jude Siciliano, OP

Tin mừng đã tiến triển theo một hướng không thể  thay đổi được tới khoảnh khắc mà thánh Gioan gọi là “giờ”. Nay, trong bài đọc được chọn nói về Bữa Tiệc Ly, ngài nói với chúng ta rằng Đức Giêsu ý thức trọn vẹn về “giờ của Người đã đến”. Toàn bộ Tin mừng Gioan nhằm chuẩn bị cho khoảnh khắc này: Đức Giêsu bước vào những giây phút cuối đời của mình và, như đã hứa, chúng ta sẽ được nhìn thấy vinh quang của Người. Tối hôm nay, chúng ta cùng họp nhau nơi đây để bước vào Tam Nhật Thánh, ba ngày thánh của việc Đức Giêsu chịu khổ hình, chết và phục sinh. Chúng ta đang nghe những câu chuyện về nền tảng đức tin của ta và, qua những câu chuyện này, ta bước vào “giờ” của Đức Giêsu cùng với Người – chúng ta đang nhớ lại và cảm nghiệm tình yêu vô biên của Thiên Chúa dành cho chúng ta.

Chúng ta biết rõ câu chuyện này. Năm nào vào thứ năm Tuần Thánh nó cũng lặp lại. Không như những Chúa Nhật khác hay những đại lễ khác, Bài đọc hôm nay không theo một chu kỳ ba năm – đây là những bài đọc mà năm nào chúng ta cũng công bố khi cử hành lễ này. Chúng ta phải cẩn thận để khỏi bị ru ngủ bởi những gì là quen thuộc; sau cùng, những bài đọc này không đơn thuần chỉ là một sự lặp lại như chuyện cổ tích đời thường – nhưng qua đó chúng ta nghe được Lời Chúa được công bố một cách mới mẻ cho ngày hôm nay, trong cuộc sống của ta. “Giờ” của Đức Giêsu cũng là của chúng ta. Nghe lại bài Tin mừng một lần nữa, chúng ta nhìn thấy và để cho Người rửa chân cho chúng ta. Vì, như Người nói với ông Phêrô tham lam rằng: “Ai đã tắm rồi, thì không cần phải rửa chân nữa; vì toàn thân người ấy đã sạch…”

Chúng ta đã tắm, là được thanh tẩy để vào trong đời sống của Đức Giêsu, chết và sống lại. chúng ta tin rằng qua Đức Giêsu, sự chết không còn nữa – nhưng sự sống thì có. Vì thế, khi chúng ta tề tựu trong buổi tối hôm nay để cử hành việc rửa chân, chúng ta nhớ lại lời của Đức Giêsu và một lần nữa đặt niềm xác tín nơi hạt mầm sự sống mà Người đã gieo trong chúng ta. Người đang sống trong chúng ta và chúng ta ngày càng lớn lên để trở thành môn đệ của Người. Nhưng chúng ta chưa là môn đệ thực sự của Người, vì chúng ta chưa hoàn toàn đón nhận và bước theo đường lối của Người, vì thế chúng ta cần phải để cho Đức Giêsu rửa chân cho chúng ta. Có thể chúng ta không cần tắm nữa, nhưng thực sự cần được Đức Giêsu rửa chân cho.

Chúng ta để cho Người rửa chân vì Người khăng khăng muốn làm điều đó, “Nếu Thầy không rửa cho anh, anh sẽ chẳng được chung phần với Thầy”.Chúng ta đã chung hưởng cuộc sống của Người, không phải cách trừu tượng. Nhưng, những dấu cụ thể của đời sống của Người phải được tỏ lộ ra qua đời sống của chúng ta. Những gì chúng ta nhận được thì cũng phải chia sẻ cho người khác, nếu không, thực sự, chúng ta đã không đón nhận hồng ân sự sống mà Đức Giêsu đã chiến thắng và mang lại cho chúng ta trong tuần này. Trong bữa ăn sau cùng với các môn đệ, Đức Giêsu cho chúng ta biết làm cách nào có thể sẻ chia cuộc sống của Người cho tha nhân, bằng cách rửa chân họ; bằng cách nhận lấy vai trò người phục vụ cho những lữ khách đang mỏi mệt. Chúng ta đón chào những người bị mỏi mệt trên hành trình, nhất là những ai bị gánh nặng cuộc sống đè bẹp, những người bị xua đuổi, không một chỗ nghỉ ngơi. Chúng ta đón tiếp họ và mời họ dùng bữa rồi rửa chân cho họ – như Đức Giêsu đã làm.

Ngoài việc rửa chân cho các môn đệ, chúng ta còn biết Đức Giêsu đã làm gì trong bữa ăn – Người thiết lập Bí tích Thánh Thể. Tin mừng Nhất Lãm kể chi tiết việc thiết lập, mỗi Tin mừng nói một cách khác nhau. Cũng như chúng ta, những độc giả của Tin mừng Gioan thời đầu cũng hiểu rõ trình thuật về Thánh Thể. Họ không chỉ quen với những lối viết ấy, nhưng họ có lẽ còn là những người cử hành Thánh Thể cùng nhau vài thập kỷ. Hầu hết những người ấy, cũng như chúng ta, đều có thể đọc thuộc lòng lời Đức Giêsu: “Đây là mình Thầy… đây là chén máu Thầy… hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”. Những lời này vang vọng trong tâm trí chúng ta – nhất là mệnh lệnh sau cùng, “Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”.

Thánh Gioan biết những ai nghe trình thuật của ngài sẽ  có thể nhớ lại lời Đức Giêsu đã nói khi lập Bí tích Thánh Thể. Ngài cũng biết chúng ta sẽ nghe vọng lại Tin mừng Nhất Lãm, về việc nhớ đến Đức Giêsu. Gioan cũng dùng những lời  như thế trong trình thuật của mình, “Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em”. Trong những lời khác, “Hãy làm việc này để nhớ đến Thầy”. Thế nên chúng ta thắc mắc “Tôi nên nhớ đến Đức Giêsu như thế nào?” Phải chăng bằng cách cùng nhau cử hành Thánh Thể? Thánh Gioan trả lời: “Đúng, nhưng nhớ làm như những gì Đức Giêsu đã thực hiện trong bữa sau hết, Người rửa chân chúng ta”. Nếu chúng ta muốn cử hành Thánh Thể, không chỉ trong việc thờ phượng, nhưng trong đời sống thường nhật nữa, chúng ta phải trao tặng mình và máu của chúng ta, cuộc sống của chúng ta, như Đức Giêsu đã làm và “rửa chân cho tha nhân”.

Mùa chay này, tôi đi giảng tĩnh tâm cho nhiều giáo xứ. Những xứ đạo này đa dạng về nguồn tài chánh, sắc tộc, dòng giống, vị trí địa lý, kiểu cách cử hành phụng vụ,… Nhưng, tôi  đã chứng kiến các môn đệ rửa chân cho những giáo dân ở xứ khác, và cả những người khách lạ. Được nuôi dưỡng bằng Mình và Máu của Đức Kitô, họ đã tưởng nhớ người bằng việc khiêm tốn phục vụ tha nhân: làm hai nghề để nuôi con ăn học; đưa đón những người già cả, yếu đau đến nhà thờ; thu gom quần áo và thực phẩm cho người nghèo; thông tin và tư vấn cho những người nhập cư; đưa thiếu niên được nghỉ Tết  đến sửa nhà cho những người ở Appalachia,…

Ngay trong việc cử hành Thánh Thể này, chúng ta được canh trong tân căn tính của Bí tích Rửa tội. Chúng ta là những người được mời gọi để nhớ đến Đức Kitô, Đấng đã thứ tha tội lỗi cho chúng ta và ban tặng chính Người cho chúng ta, làm lương thực dồi dào. Giờ đây chúng ta có thể sẵn sàng trao tặng sự phục vụ yêu thương cho người khác vì danh Người. Một số cộng đoàn tu trì lấy hình ảnh khăn lau và chậu rửa làm biểu tượng, như một sự nhắc nhớ hữu hình về ơn gọi của họ. Thực ra, khăn và chậu rửa, cũng như thập giá, chỉ là những gợi nhớ đối với tất cả Kitô hữu về những gì chúng ta cử hành hôm nay và trong mỗi Tiệc Thánh Thể: Đức Kitô đã đến để phục vụ và hiến dâng mạng sống vì tha nhân.Tối nay, sau khi chúng ta đã lãnh nhận Mình và Máu Chúa và đã được rửa chân, chúng ta cũng sẽ được sai đi thi hành sứ vụ, rửa chân cho người khác.

Lm. Jude Siciliano, OP Chuyển ngữ:: Anh em HV Đaminh Gò-Vấp

 

HOLY THURSDAY Exodus 12: 1-8, 11-14; Psalm 116; 1Cor. 11: 23-26; John 13: 1-15 By: Jude Siciliano, OP

The gospel has been moving irreversibly towards the moment John calls “the hour.” Now, in today’s selection from the Last Supper, he tells us that Jesus is fully aware “his hour had come.” All of this gospel has been preparing us for this moment: Jesus is entering final moments of his life and, as promised, we are about to see his glory. We who are gathered together this evening are entering the Triduum, the three sacred days of Jesus’ suffering, death and resurrection. We are hearing the stories that are the foundation of our faith and, through them, entering Jesus’ “hour” with him – we are remembering and experiencing God’s profound love for us.

We know this story well. It comes each and every Holy Thursday. Unlike most other Sundays and feasts, we do not have a three-year cycle of readings for today – these are the same passages we get each year we celebrate this feast. We have to be careful not to be lulled by the familiar; after all, these stories are not merely a repetition of oft-told tales – through them we hear the Word of God proclaimed anew for this day in our lives. Jesus’ “hour” is ours as well. Hearing the gospel again we watch and allow him to wash our feet. For, as he tells the over-zealous Peter, “Whoever has bathed has no need except to have his [her] feet washed, for that one is clean all over….”

We have bathed, been baptized into Jesus’ life, death and resurrections. We believe that through Jesus, death does not have the final word – life does. So, as we gather this evening for the washing of the feet we recall Jesus’ words and once again put our trust in the seed of life he has planted in us. He is alive in us and we are growing more and more into his disciples. But we are not yet fully his disciples, for we have not completely accepted and walked in his ways, so we need to let Jesus wash our feet. We may not need to be bathed again, but we do need Jesus to wash our feet.

We let him wash our feet because he is adamant about doing it, “Unless I wash you, you will have no inheritance with me.” We have inherited his life, not in some abstract way. Rather, concrete signs of his life must show themselves through our lives. What has been given us must be shared with others, otherwise, in truth, we have not accepted the gift of life Jesus won for us this week. At the meal with his disciples Jesus shows us how we can share his life with others, by washing their feet; by taking on the role of servant for life-weary travelers. We welcome those worn out by their journey, especially those who have had life pile on heavy burdens and those who are displaced, with no place to rest. We welcome them in and nourish them at table and wash their feet – just as Jesus did.

Besides washing the feet of his disciples, we know what else Jesus did at this meal – he instituted the Eucharist. The Synoptic gospels tell the details of the institution, each in its own way. Like us, the earliest readers of John’s gospel would be well versed in the eucharistic narrative. They would not only be familiar with the written accounts, they would have been celebrating Eucharist together for several decades. Most of them, like us, could recite Jesus’ words by heart, “This is my body…this is the cup of my blood…do this in memory of me.” Those words echo in our memories – especially the last command, “Do this in memory of me.”

John knew those who heard his account would recall Jesus’ words which instituted the Eucharist. He knew too we would hear the echoes from the Synoptics, about remembering Jesus. John has similar words in his account, “as I have done for you, you should also do.” In other words, “Do this in memory of me.” So we ask, “How should we remember Jesus?” Is it by celebrating Eucharist together? “Yes,” John would respond, “But also remember what else Jesus did at supper that night, he washed our feet.” If we want to celebrate Eucharist, not only in worship, but in daily life, we must give our body and blood, our lives, the way Jesus did and “wash one another’s feet.”

I have spent this Lent preaching retreats in parishes. Those parishes vary in economic resources, ethnicity, races, geography, liturgical styles, etc. Still, I have seen disciples wash feet of other parishioners and of strangers. Nourished by the Body and Blood of Christ, they have remembered him by their humble service to others: working two jobs to get their children through school; driving elderly and sick members to church; collecting food and clothing for the poor; providing information and counseling for immigrants; taking teenagers on Spring break to repair homes in Appalachia, etc.

We are renewed in our baptismal identity at this Eucharist. We are those called to remember Christ, the One who forgives our sins again and gives us himself, food in abundance. Now we can be ready to offer loving service to others in his name. Some religious communities take as their emblem the towel and wash basin, a visual reminder of their call. Actually the towel and washbasin, like the cross, is just another reminder to all Christians what we celebrate this day and at each Eucharist: Christ came to serve and give his life for others. After we have received the Body and Blood of the Lord tonight and had our feet washed, then we are sent on our mission, to wash the feet of others.

Fr. Jude Siciliano, OP

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*