• Thánh Giuse Thợ - ngày 01 tháng 5
  • Thánh Đông và Hương - ngày 01 tháng 5
  • Thánh Athanasiô - ngày 02 tháng 5
  • Thánh Giuse Lựu - ngày 03 tháng 5
  • Chân phước Michael - ngày 04 tháng 5
  • Thánh Hilary - ngày 05 tháng 5
  • Thánh Philipphê và Giacôbê - ngày 09 tháng 5
  • Chân Phước DAMIEN - ngày 10 tháng 5
  • Thánh Matthêu Gẫm - ngày 11 tháng 5
  • Thánh Nêrê và Achillêô - ngày 12 tháng 5
  • Thánh Phancraxiô - ngày 12 tháng 5
  • Thánh Matthias, Tông Ðồ - ngày 14 tháng 5
  • Thánh Gioan I - ngày 18 tháng 5
  • Thánh Bernađinô thành Siêna - ngày 20 tháng 5
  • Thánh Micae Hy - ngày 22 tháng 5
  • Thánh Laurensô Ngôn - ngày 22 tháng 5
  • Thánh Bêđa Vênêrabilê - ngày 25 tháng 5
  • Thánh Grêgôriô VII - ngày 25 tháng 5
  • Thánh Maria Mađalêna Ðệ Pazzi - ngày 25 tháng 5
  • Thánh Phêrô Vân - ngày 25 tháng 5
  • Thánh Philipphê Nêri - ngày 26 tháng 5
  • Thánh Hoan và Phượng - ngày 26 tháng 5
  • Thánh Augustinô Cantorbéry - ngày 27 tháng 5
  • Thánh Phaolô Hạnh - ngày 27 tháng 5
  • Ðức Mẹ Ði Thăm Bà Isave - ngày 31 tháng 5

Thánh Giuse Thợ

Ngày 01 tháng 5

pv_chu_thanh_jesus Trước khi trở thành lễ lao động tại Âu Châu, ngày 01 tháng 5, từ cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, đã được ghi dấu bằng những phong trào tranh đấu để nâng cao đời sống thợ thuyền. Giáo Hội đã lắng nghe tiếng kêu cứu ấy. Ðức Giáo Hoàng Lêô XIII và Piô XI đã mở ra những chân trời mới trong thế giới cần lao. Sau cùng đức Piô XII đã muốn nhuộm thắm ngày hôm nay với màu sắc Kitô Giáo, dưới sự che chở của thánh Giuse thợ. Ngài không phải chỉ là một người thợ mộc Nagiareth, mà còn là một mẫu gương sáng chói cho chúng ta noi theo; suốt ba năm trường, ngài đã làm việc cho Chúa Giêsu và trong sự thân mật nghĩa thiết với Chúa Giêsu.

Xưởng thợ thánh Giuse còn chiếu tỏa một luồng ánh sáng mới trên công việc của chúng ta. Sự làm lụng công việc không phải chỉ là một phương tiện cải tạo bản thân và phụng sự cộng đoàn xã hội, mà còn giúp ta tham dự vào thân phận Con Thiên Chúa làm người, mời gọi chúng ta kết hiệp với những khổ đau của Ðức Kitô. Trong ý nghĩ ấy, sức lao động là một bước tiến tới cùng Thiên Chúa.

Nhóm Châu Kiên Long, Ðà Lạt Vietnamese Missionaries in Asia

1/5 – Đức Thánh Giuse Lao động

May01_clip_thanh_Giuse Rõ ràng là ngày 1/5 là ngày Quốc tế Lao động dành cho giới công nhân được cộng sản ủng hộ, ĐGH Piô XII thành lập lễ Đức Thánh Giuse Lao động năm 1955. Nhưng mối quan hệ giữa Đức Thánh Giuse và giới công nhân có một lịch sử dài. Với nỗ lực cố gắng giữ Chúa Giêsu không bị tách khỏi đời sống con người bình thường, tứ đầu giáo hội đã nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu là thợ mộc (carpenter), được Đức Thánh Giuse đào tạo cả về nhiệm vụ lẫn sự vất vả của nghề nghiệp. Con người giống Thiên Chúa không chỉ về suy nghĩ và yêu thương mà còn về cách sáng tạo. Dù chúng ta đóng một cái bàn hay làm một thánh đường, chúng ta vẫn được mời gọi sinh lợi từ đôi tay và khối óc của mình, đặc biệt là xây dựng Nhiệm thể Đức Kitô.

(Chuyển ngữ từ BeliefNet.com, Saints.sqpn.com, AmericanCatholic.org, Catholic.org)

Thánh Augustinô Đông (Schoeffler), Linh Mục (+1851) Và Gioan Aloisiô Hương (Bonnard), Linh Mục (+1852)

Ngày 01 tháng 5

pv_chu_thanh_jesusCố Ðông tên thật là Augustinô Schoeffler chào đời ngày 22/11/1822 tại Mittebronn bên Pháp. Sau khi theo học Tiểu Chủng Viện Pont à Mousson và Ðại Chủng Viện Nancy, ngài đã gia nhập hội Thừa Sai Balê ngày 09/10/1846, và được thụ phong linh mục ngày 29/5/1847. Sau đó, ngài xuống tàu sàng truyền giáo tại địa phận Tây Bắc Kỳ.

Tháng 10/1849, ngài được Ðức Cha Retord bổ nhiệm coi sóc Sơn Tây giữa lúc vua Tự Ðức bắt đầu cấm đạo. Tháng 3/1851, ngài bị bắt đang lúc giảng tuần đại phúc tại họ Bầu Nọ. Trong lao tù, ngài luôn vui vẻ và tuyên xưng đức tin. Mặc dù đã bị lên án tử hình, ngài vẫn được bọn lính canh đối xử tử tế.

Ngày 01/5/1851, cố Augustinô Ðông bị trảm quyết ở Sơn Tây. Ðức Giáo Hoàng Lêô XIII đã tôn ngài lên hàng Chân Phước ngày 27/5/1900.

Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô đã tôn phong Hiển Thánh ngày 19/6/1988.

pv_chu_thanh_jesus2Cố Hương tên thật là Gioan Aloisiô Bonnard sinh ngày 01/3/1824 tại Saint Christo en Jarret bên Pháp. Ngài vào Chủng Viện Saint Jodard, học triết tại Alix, thần học tại Lyon, và nhập hội Thừa Sai Balê ngày 04/11/1846. Thụ phong linh mục ngày 23/12/1848, và hai tháng sau ngài lên đường truyền giáo.

Ngài tới Bắc Kỳ vào tháng 5/1850 gặp thời cấm đạo của vua Tự Ðức. Sau ít tháng học chữ nho, ngài được Ðức Cha Retord cử đi coi xứ Kẻ Báng và Kẻ Trình. Ðến ngày 21/3/1852, cha Gioan bị bắt và giải về Nam Ðịnh rồi bị án trảm quyết ngày 01/5/1852 gần Nam Ðịnh. Thủ cấp và thi hài vị anh hùng tử đạo bị ném xuống biển, nhưng giáo hữu đã vớt được và đem về mai táng tại Chủng Viện Vĩnh Trị.

Ðức Giáo Hoàng Lêô XIII đã tôn phong ngài lên bậc Chân Phước ngày 27/5/1900.

Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô đã tôn phong Hiển Thánh ngày 19/6/1988.

Nhóm Châu Kiên Long, Ðà Lạt Vietnamese Missionaries in Asia

Thánh Athanasiô, Giám Mục Tiến Sĩ Hội Thánh (296-373)

Ngày 02 tháng 5

pv_chu_thanh_jesusNăm 311, khi cơn bách hại vừa chấm dứt, thì một bè rối nổi lên, làm lung lay nền tảng Giáo Hội; Tại Alexandria, Arius loan truyền giáo thuyết chối bỏ thiên tính của Chúa Giêsu. Năm 325, công đồng Nicée được triệu tập để lên án Arius và xác quyết rằng “Ðức Kitô là Thiên Chúa, được sinh ra mà không phải tạo thành, đồng bản tính với Ðức Chúa Cha”.

Cơn khủng hoảng kéo dài hơn 50 năm, và trong những giờ đen tối nhất, nhiều người dường như không còn nhìn thấy ánh sáng đức tin. Nhưng Thiên Chúa quan phòng đã ban cho Giáo Hội những vị bênh vực đầy khôn ngoan mà thánh Athanasiô là vị nổi tiếng hơn cả.

Thánh Athanasiô không sợ uy quyền của hoàng đế, những ý kiến trái ngược của các vị Giám Mục khác chạy theo bè rối và những cực hình phải chịu. Suốt 45 năm trong chức vụ chủ chăn (328-373), ngài đã bị lưu đày năm lần. Với một đức tin sắt đá, ngài luôn sẵn sàng bảo vệ giáo lý chân chính. Ngoài ra, ngài còn viết nhiều bài giảng huấn ca tụng đức đồng trinh và bậc sống ẩn tu, diễn tả tình yêu nồng nhiệt đối với Ðức Kitô, Con Thiên Chúa xuống thế làm người để ban cho chúng ta quyền làm Con Thiên Chúa.

Nhóm Châu Kiên Long, Ðà Lạt Vietnamese Missionaries in Asia

2/5 – Thánh Athanasiô, Giám mục Tiến sĩ (295?-373) pv_chu_thanh_jesus2Athanasiô sống cuộc đời huyên náo nhưng tận hiến phục vụ Giáo hội. Ngài là nhà vô địch về đức tin chống lại tà thuyết Arian. Sức mạnh của các bài viết của ngài khiến ngài được giáo hội tôn phong là Tiến sĩ Giáo hội.

Ngài sinh trong một gia đình Kitô giáo ở Alexandria, Ai Cập, được giáo dục theo lối cổ điển, đi tu làm linh mục, rồi làm thư ký cho ĐGM Alexander, giáo phận Alexandria. Rồi chính ngài cũng được bổ nhiệm giám mục. Vị tiền nhiệm của ngài là ĐGM Alexander đã phê bình thẳng thắn phong trào phát triển ở Đông phương – tức là tà thuyết Arian.

Khi ĐGM Athanasiô quản nhiệm giáo phận Alexandria, ngài tiếp tục chống tà thuyết này. Mới đầu có vẻ không khó lắm khi kết án tà thuyết Arian. Tuy nhiên, chuyện không đơn giản. Công đồng Tyre được triệu tập với vài lý do vẫn chưa rõ, hoàng đế Constantine bắt ĐGM Athanasiô đi đày ở Bắc Gaul. Đây là lần đầu tiên trong các cuộc đi đày gợi nhớ đến cuộc đời thánh Phaolô.

Sau khi Constantine băng hà, con trai ông phục hồi cương vị giám mục cho Athanasiô. Tuy nhiên, cương vị giám mục chỉ kéo dài 1 năm, rồi ngài lại bị truất phế vì sự cấu kết của các giám mục theo tà thuyết Arian. Ngài đi Rôma, và ĐGH Juliô I triệu tập hội đồng giám mục để xem xét trường hợp của ngài và các vấn đề liên quan.

Ngài bị đi đày 5 lần vì bảo vệ tín lý về thiên tính của Chúa Kitô. Thời gian đầu, ngài sống tương đối an bình trong 10 năm – đọc sách, viết lách và thúc đẩy đời sống Kitô giáo cùng với lý tưởng tu trì mà ngài rất tận tụy. Những bài viết về giáo lý và lịch sử của ngài hầu như là bút chiến (polemic), trực tiếp chống lại mọi phương diện của tà thuyết Arian. Trong số những bài viết về đời tu khổ hạnh của ngài, cuốn Life of St. Anthony (Cuộc đời Thánh Antôn được chú ý nhiều và góp công vào việc thành lập đời sống dòng tu ở khắp Tây phương.

(Chuyển ngữ từ BeliefNet.com, Saints.sqpn.com, AmericanCatholic.org, Catholic.org)

Thánh Philipphê và Giacôbê hậu, Tông Ðồ (thế kỷ I)

Ngày 03 tháng 5

pv_chu_thanh_jesus

Thánh Philipphê là người cùng quê với thánh Phêrô và Anrê sinh tại Betsaiđê, một làng trên bờ biển Tibêriát. Trước kia ngài theo thánh Gioan Tiền Hô và đã trở thành một trong những môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu. Chính ngài đã bảo cho Nathan biết Ðấng Cứu Thế đã đến và dẫn ông ta đến gặp Chúa. Phúc Âm đã nói lên mối liên hệ mật thiết giữa ngài với Chúa Giêsu.

Trước khi làm phép lạ bách hóa nhiều, Chúa đã hỏi thử Philipphê tìm kiếm thức ăn cho mọi người. Cũng chính ngài đã được lương dân xúm lại hỏi han và yêu cầu cho xem Ðấng Cứu Thế. Rồi trong bữa tiệc ly, ngài đã xin Chúa Giêsu tỏ Ðức Chúa Cha cho mình và Chúa Giêsu đã trả lời: “Ai thấy Ta là thấy Chúa Cha”.

Sau khi đã nhận lãnh Thánh Thần, ngài đã đem đức tin lại cho toàn thể dân thành Sitti. Sau đó, ngài đến giảng dạy ở Hiêrapoli, xứ Rigie và chịu đóng đinh vì danh Chúa. Xác ngài được các tín hữu ở đó mai táng, sau được đem về Rôma đặt bên mồ thánh Giacôbê.

Thánh Giacôbê hậu (gọi ngài như thế là để phân biệt với thánh Giacôbê con ôngAlphê) là anh em họ với Chúa Giêsu. Ngài là Giám Mục đầu tiên cai quản thành Giêrusalem. Sau khi sống lại, Chúa Giêsu đã hiện ra với ngài và chính ngài đã viết một bức thư còn lưu lại trong bộ Tân Ước.

Vì trung thành với đức tin, ngài bị bọn biệt phái và một số người cứng lòng tố cáo và kết án. Ngài bị chúng xô từ trên nóc đền thờ xuống và ném đá cho đến chết. Trước khi chết, ngài còn quỳ gối cầu nguyện xin Chúa tha thứ cho kẻ thù của mình.

Nhóm Châu Kiên Long, Ðà Lạt Vietnamese Missionaries in Asia

3/5 – Thánh Philipphê và Giacôbê, Tông đồ

May03_clip_image002+ Giacôbê là con của Alphaeus: Chúng ta không biết gì về ngài ngoài tên gọi, và sự thật là Chúa Giêsu đã chọn ông làm 12 cột trụ của Israel mới, tức là Giáo hội. Ngài không là Giacôbê trong sách Công vụ, con của Clopas, “anh em” của Chúa Giêsu, sau đó là giám mục Giêrusalem và là tác giả của Thư Thánh Giacôbê. Giacôbê là con của Alphaeus được gọi là Giacôbê Nhỏ để tránh lầm lẫn với Giacôbê là con của Dêbêđê, cũng là tông đồ và là Giacôbê Cả.

+ Philipphê ở cùng thành phố của thánh Phêrô Anrê, là Bethsaiđa ở Galilê. Chúa Giêsu trức tiếp gọi ngài, lúc đó Chúa thấy Nathanael và gọi ông là “người mà Môsê đã nhắc tới” (Ga 1:45). Cũng như các tông đồ khác, Philipphê phải mất một thời gian dài mới nhận biết Chúa Giêsu là ai. Một lần nọ, Chúa Giêsu thấy nhiều người đi theo Ngài và muốn cho họ ăn, Ngài hỏi Philipphê có thể mua bánh cho họ ăn không. Thánh Gioan viết: “Chúa Giêsu nói thế để thử ông, chứ Người đã biết mình sắp làm gì rồi. Ông Philípphê đáp: “Thưa, có mua đến hai trăm quan tiền bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút” (Ga 6:6-7). Chuyện kể của thánh Gioan không có ý “nói xấu” Philipphê. Đơn giản là cần thiết để những người này là “nền móng” của giáo hội có thể phân biệt rõ sự bơ vơ của con người khác với Thiên Chúa, khả năng của con người có thể chịu được thần lực nhờ tặng phẩm của Thiên Chúa.

Một dịp khác, sau khi thánh Tôma giải thích rằng họ không biết Chúa Giêsu sắp đi đâu, Chúa Giêsu nói: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy. Nếu anh em biết Thầy, anh em cũng biết Cha Thầy. Ngay từ bây giờ, anh em biết Người và đã thấy Người. Ông Philípphê nói: “Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện. Đức Giê-su trả lời: “Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Phi-líp-phê, anh chưa biết Thầy ư? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (Ga 14:6-9).

Có thể vì thánh Philipphê là người có tên Hy Lạp hoặc vì được coi là thân cận với Chúa Giêsu, một số người mới nhập đạo đến gặp ông và nhờ ông giới thiệu với Chúa Giêsu. Philipphê đi gặp Anrê, và Anrê đi gặp Chúa Giêsu. Câu trả lời của Chúa Giêsu chỉ nói gián tiếp. Ngài nói rằng “giờ” của Ngài đã đến, Ngài sẽ trao ban sự sống của Ngài cho cả người Do Thái và dân ngoại.

(Chuyển ngữ từ BeliefNet.com, Saints.sqpn.com, AmericanCatholic.org, Catholic.org)

4/5 – Chân phước Michael Giedroyc (khoảng năm 1485)

Ngày 04 tháng 5

May04_clip_image002Cuộc sống đau khổ cả thể lý lẫn tinh thần vẫn không thể ngăn cản Michael Giedroyc sống thánh thiện.

Ngài sinh gần Vilnius, Lithuania, và bị khuyết tật bẩm sinh. Ngài thấp bé và chỉ có một chân. Vì khuyết tật, việc học tập của ngài cũng thường bị gián đoạn, nhưng ngài chứng tỏ khả năng đặc biệt về làm đồ kim loại. Ngài khéo léo làm những chén thánh bằng đồng và bạc. Ngài tới Cracow, Ba Lan, và nhập dòng thánh Augustinô. Ngài được phép sống ẩn tu trong phòng. Ngài chuyên cần cầu nguyện, ăn chay và hãm mình, nhưng sống thọ. Ngài hiểu ý nghĩa sự đau khổ qua cuộc đời ngài, nhưng ngài giàu về tâm linh và điều đó đã an ủi ngài. Ngài qua đời khoảng năm 1485 ở Cracow. Năm trăm năm sau, chân phước Gioan-Phaolô II đã đến thăm thành phố này và nói với bạn giảng huấn của Học viện Giáo hoàng Thần học (Pontifical Academy of Theology) rằng thế kỷ 15 ở Cracow là “thế kỷ của các thánh”, trong đó có chân phước Michael Giedroyc.

(Chuyển ngữ từ BeliefNet.com, Saints.sqpn.com, AmericanCatholic.org, Catholic.org)

5/5 – Thánh Hilary Arles, Giám mục (400-449)

Ngày 05 tháng 5 pv_chu_thanh_jesus2

Người ta thường nói tuổi trẻ hay lãng phí. Theo cách nào đó, cuộc đời thánh Hilary Arles cũng vậy.

Ngài sinh tại Pháp, trong một gia đình quý tộc. Khi đi học, ngài gặp một người thân là ĐGM Hônôratô, và người này đã giúp ngài đi tu. Ngài tiếp tục theo bước của ĐGM Hônôratô. Ngài làm linh mục, rồi ngài được bổ nhiệm làm giám mục giáo phận Arles khi mới 29 tuổi.

Giám mục trẻ lãnh sứ vụ với lòng tự tin. Ngài lao động chân tay để kiếm tiền cho người nghèo. Ngài bán chén lễ để chuộc các tù nhân. Ngài giảng thuyết rất hùng hồn. Ngài đi bộ khắp nơiluôn mặc quần áo giản dị.

Nhưng ngài cũng gặp khó khăn trong các mối quan hệ với các giám mục khác mà ngài đã phê phán. Ngài đơn phương một phe. Ngài chọn một giám mục khác để thay thế giám mục bị bệnh, phức tạp hóa các vấn đề, nhưng không đến nỗi! Thánh Giáo hoàng Lêô Cả giữ ngài làm giám mục nhưng tước một số quyền của ngài. Thánh Hilary là người có tài nhưng có lòng thương người.

Thomas Aquinas TRẦM THIÊN THU

(Chuyển ngữ từ BeliefNet.com, Saints.sqpn.com, AmericanCatholic.org, Catholic.org)

Thánh Philipphê và Giacôbê hậu, Tông Ðồ (thế kỷ I)

Ngày 03 tháng 5

pv_chu_thanh_jesusThánh Philipphê là người cùng quê với thánh Phêrô và Anrê sinh tại Betsaiđê, một làng trên bờ biển Tibêriát. Trước kia ngài theo thánh Gioan Tiền Hô và đã trở thành một trong những môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu. Chính ngài đã bảo cho Nathan biết Ðấng Cứu Thế đã đến và dẫn ông ta đến gặp Chúa. Phúc Âm đã nói lên mối liên hệ mật thiết giữa ngài với Chúa Giêsu.

Trước khi làm phép lạ bách hóa nhiều, Chúa đã hỏi thử Philipphê tìm kiếm thức ăn cho mọi người. Cũng chính ngài đã được lương dân xúm lại hỏi han và yêu cầu cho xem Ðấng Cứu Thế. Rồi trong bữa tiệc ly, ngài đã xin Chúa Giêsu tỏ Ðức Chúa Cha cho mình và Chúa Giêsu đã trả lời: “Ai thấy Ta là thấy Chúa Cha”.

Sau khi đã nhận lãnh Thánh Thần, ngài đã đem đức tin lại cho toàn thể dân thành Sitti. Sau đó, ngài đến giảng dạy ở Hiêrapoli, xứ Rigie và chịu đóng đinh vì danh Chúa. Xác ngài được các tín hữu ở đó mai táng, sau được đem về Rôma đặt bên mồ thánh Giacôbê.

Thánh Giacôbê hậu (gọi ngài như thế là để phân biệt với thánh Giacôbê con ôngAlphê) là anh em họ với Chúa Giêsu. Ngài là Giám Mục đầu tiên cai quản thành Giêrusalem. Sau khi sống lại, Chúa Giêsu đã hiện ra với ngài và chính ngài đã viết một bức thư còn lưu lại trong bộ Tân Ước.

Vì trung thành với đức tin, ngài bị bọn biệt phái và một số người cứng lòng tố cáo và kết án. Ngài bị chúng xô từ trên nóc đền thờ xuống và ném đá cho đến chết. Trước khi chết, ngài còn quỳ gối cầu nguyện xin Chúa tha thứ cho kẻ thù của mình.

Nhóm Châu Kiên Long, Ðà Lạt Vietnamese Missionaries in Asia

Chân Phước DAMIEN

Ngày 10 tháng 5

pv_chu_thanh_jesus2– Tên khai sinh: JOSEP DE VEUSTER.

– Sinh: ở Tremelo, Belgique, ngày 3/01/1840.

– 1859: gia nhập Dòng Sacrés-Coeurs (gọi là Picpus).

– 1863: được sai đi Hawai.

– 1864: thụ phong Linh Mục ở Honolulu.

– 10/05/1873: đến trại phong Molokai, và ở đó cho tới khoảng cuối năm 1884 thì ngài phát hiện mình bị lây bệnh khi chăm sóc các bệnh nhân cùi.

– Về với Chúa: 15/04/1889 ở Molokai (Hawai)

– Ðược Ðức Gio-an Phao-lô 2 phong Chân Phước ngày 4/06/1995 tại Bruxelles, Bỉ.

– Lễ kính: ngày 10 tháng 5 hàng năm.

JOSEPH DE VEUSTER sinh trong một gia đình người Bỉ nói tiếng Flamand, tại làng Tremelo, năm 1840. Song thân ngài vừa là nông dân, vừa làm nghề buôn bán. Ngài là con thứ bảy trong 8 người con, mà sau này có bốn người đi tu. Ngài theo chân một trong các anh của ngài vào Dòng Thánh Tâm Chúa Giê-su và Mẹ Ma-ri-a (Les Sacrés Coeurs de Jésus et de Marie) và lấy tên là DAMIEN.

Ngài có lòng yêu mến tôn thờ Thánh Thể và tôn sùng Ðức Trinh Nữ Ma-ri-a. Với ngài, truyền giáo chính là làm cho mọi người biết và yêu mến Chúa Giê-su Tình Yêu. Từ nhiệt tâm truyền giáo, vị Tu Sĩ trẻ đã gửi thỉnh nguyện trực tiếp tới Bề Trên Tổng Quyền và nhận được phép đi đến một Ðiểm Truyền Giáo mới lập ở Hawai, thay cho anh ngài bị bệnh. Ngài không chờ thụ phong Linh Mục, mà lên đường ngay.

Ở Honolulu, chính quyền tập trung tất cả những bệnh nhân phong ở đảo Molokai và Cha Damien (thụ phong Linh Mục năm 1864) được chọn giữa những người tình nguyện khác để bảo đảm sự hiện diện của Linh Mục trong hoả ngục tuyệt vọng và khốn khổ ấy, như “một nhà tù lộ thiên” (Thời đó, người ta vẫn nghĩ bệnh cùi dễ lây và phải cách ly các bệnh nhân). Ngài không chịu nổi cảnh đau khổ của các bệnh nhân. Ngài tổ chức đời sống đạo đức, xã hội và huynh đệ trong hòn đảo bị xã hội khai trừ này. Ngài xây dựng một bệnh viện phong, một trường học và một Nhà Thờ. Dần dần, khắp nơi biết đến và gửi cho ngài nhiều hỗ trợ vật chất. Một mình ở giữa các bệnh nhân phong, ngài đau khổ vì không thể xưng tội. Ngài liên đới với các bệnh nhân phong (mà ngài thích xưng là: “Những Người Cùi Của Chúng Tôi”) và mặc dầu đã cẩn thận phòng ngừa, đến lượt ngài cũng bị lây bệnh phong.

Ngài mất vào ngày thứ 2 Tuần Thánh, 15/04/1889, trong khi ngài những ước ao có thể chết vào ngày mừng Chúa Sống Lại. Ngài rất nổi tiếng ở Châu Âu và ở Mỹ. Ngay Mahatma Gandhi cũng rất ngạc nhiên và thán phục tinh thần yêu mến và xả thân của ngài cho người phong cùi. Ngài được Ðức Thánh Cha Gio-an Phao-lô 2 tuyên phong Chân Phước ngày 4 tháng 6 năm 1995 tại Bruxelles, Bỉ và thi hài của ngài được mai táng ở Cung Thánh Thánh Ðường Les Sacrés Coeurs ở Louvain, Bỉ. Ngài xứng đáng được gọi là “Tông Ðồ Của Người Cùi”.

Trích Trang Liên Lạc CVK số 33, Gs. Nguyễn Thế Bài

(Trích dẫn từ GospelNet số 115, ngày 18/05/2003)

Tân Tiến sĩ Giáo hội 4-5-2011. (Romereports.com). ĐGH Biển Đức XVI có thể tôn phong một tân Tiến sĩ Giáo hội (Doctor of the Church) trong dịp Đại hội Giới trẻ sắp tới tại Madrid. Theo Thông tấn xã Pháp I-Media, Thánh Gioan Avila (tiếng Tây Ban Nha là San Juan de Ávila), được coi là một trong các vị thánh Tây Ban Nha ảnh hưởng nhất thế kỷ XVI,  có thể sớm được tôn phong là Tiến sĩ Giáo hội.

Danh xưng Tiến sĩ được dành cho các vị thánh có công góp phần vào thần học. Hiện nay có 33 Thánh Tiến sĩ Giáo hội. Các thành viên trong Bộ Phong thánh (Congregation for the Causes of Saints) đang xem xét tính khả thi này. Tuy nhiên, vẫn phải có sự phê chuẩn của Bộ Giáo lý Đức tin (Congregation for the Doctrine of Faith).

Thánh Gioan Avila sinh tại Almodóvar del Campo, gần Toledo (Tây Ban Nha), năm 1500 và qua đời năm 1569. Ngài được mệnh danh là Tông đồ của Andalusia (Apostle of Andalusia) vì ngài rao giảng Phúc âm trong vùng này. Ngài mạnh mẽ bảo vệ việc cải cách giáo sĩ và các văn bản của ngài rất ảnh hưởng trong Công đồng Trentô (Council of Trent).

Thánh Gioan Avila là bạn của thánh Gioan Thánh giá (Juan de la Cruz), và là linh hướng (spiritual adviser) cho thánh Teresa Avila. Ngài là bổn mạng các giáo sĩ Tây Ban Nha. Lễ kính nhớ ngài là 10 tháng 5.

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ RomeReports.com)

Nhóm Châu Kiên Long, Ðà Lạt Vietnamese Missionaries in Asia

Thánh Matthêu Lê Văn Gẫm, lái buôn (+1847)

Ngày 11 tháng 5

pv_chu_thanh_jesusThánh Matthêu Lê Văn Gẫm sinh năm 1813 tại làng Long Ðại, đất Gò Công, tỉnh Biên Hòa, nay thuộc quận Thủ Ðức, tỉnh Gia Ðịnh.

Khi lên 15 tuổi, ngià vào Chủng Viện Lái Thiêu, nhưng vì hoàn cảnh cha mẹ già yếu không có người săn sóc nên buộc lòng ngài phải rời bỏ Chủng Viện.

Ít năm sau, ngài lập gia đình và phải về ở bên nhà cha mẹ vợ tại làng Long Ðiền, tỉnh Bà Rịa. Ngài sinh được bốn người con mà hai trong số này cũng sẽ được lãnh phúc tử đạo. Ðã một lần ngài sa ngã, thất tín với vợ, nhưng rồi sớm tỉnh ngộ và ăn năn hối cải. Sau đó, ngài đã tự nguyện giúp việc nhà chung và săn sóc các linh mục như việc đền bù lỗi lầm.

Vì quen nghề sông biển, lại đầy nhiệt huyết phục vụ việc đạo, ngài được Bề Trên tín nhiệm trao tiền đóng thuyền để vượt biển sang Hạ Châu (Tân Gia Ba) và Pénang (Mã Lai) đón các nhà truyền giáo và đưa rước các chủng sinh đi du học. Ngày 23/5/1846, thuyền nhổ neo rời Tân Gia Ba chở Ðức Cha Lefèbvre và cha Duclos cùng ba chủng sinh về Sài Gòn. Ngày 06/6, thuyền tới cửa Cần Giờ và theo dự tính sẽ có thuyền tam bản ra đón các đấng. Vì thuyền về trễ, mất liên lạc, nên tối hôm sau, ngài đã đánh liều kéo buồm đưa thuyền vào bờ. Việc bị bại lộ, quân tuần tiễu ập tới khám xét và tất cả cùng bị bắt, riêng ngài bị đóng gông và bị tống ngục.

Mặc dầu phải chịu tra tấn tàn ác, ngài vẫn can đảm tuyên xưng đức tin Công Giáo, thà chết chứ không bao giờ chịu quá khóa.

Vua Triệu Trị phê án tử hình cho ngài, nên ngày 11/5/1847, ngài đã hiên ngang tới pháp trường gần chợ “Da Còm”, thuộc khu vực Chợ Ðũi để chịu xử trảm, lãnh nhận triều thiên tử đạo.

Ðức Thánh Cha Lêô XIII đã tôn phong ngài lên hàng Chân Phước ngày 27/5/1900.

Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô đã tôn phong Hiển Thánh ngày 19/6/1988.

Nhóm Châu Kiên Long, Ðà Lạt Vietnamese Missionaries in Asia

Thánh Nêrê Và Achillêô Tử Ðạo (+304)

Ngày 12 tháng 5

pv_chu_thanh_jesusKhách hành hương đến Rôma thường viếng thăm hai vương cung thánh đường kính thánh Nêrê và Achillêô: một được xây trên phần mộ của các ngài tại đường Ardeatina (vào thế kỷ IV), một do Ðức Thánh Cha Lêô III (795-816) cung hiến tại đường Appia. Cũng như thánh Sêbastianô, thánh Nêrê và Achillêô đều phục vụ trong quân đội dưới triều hoàng đế Ðiôclêtianô. Lúc đầu khi cơn bách hại bùng nổ (304), các ngài còn là những người ngoại, nhưng trước tấm gương can đảm của những vị tử đạo, các ngài đã trở lại và tin theo Chúa Giêsu. Bức bích họa trong vương cung thánh đường tại Ardeatina đã diễn tả cuộc hành quyết của thánh Achillêô: hai tay bị trói, ngài hiên ngang lãnh nhận lưỡi gươm của lý hình.

Nhóm Châu Kiên Long, Ðà Lạt Vietnamese Missionaries in Asia

Thánh Phancraxiô Tử Ðạo (+ 304)

Ngày 12 tháng 5

pv_chu_thanh_jesus2Thánh Phancraxiô sinh tại Phygia, thuộc dòng dõi danh giá. Ngài đến Rôma và được chịu phép thánh thể tại đó năm 14 tuổi. Dưới triều Ðiôclêtianô và Maximien, cuộc bách hại ngày càng gắt gao ngay tại Giáo Ðô La Mã và nhiều nơi khác. Người ta bắt ngài dâng hương tế thần, chối bỏ Chúa Kitô, nhưng ngài cực lực phản đối và nhất quyết không chịu tuân theo, cho dù phải chết vì đạo Chúa.

Thánh nhân đã được diễm phúc lấy máu đào chứng minh đức tin. Sau nhiều trận đòn ghê rợn, ngài đã chịu chém đầu vào năm 304.

Nhóm Châu Kiên Long, Ðà Lạt Vietnamese Missionaries in Asia

Thánh Matthias, Tông Ðồ

Ngày 14 tháng 5

pv_chu_thanh_jesusChúng ta chỉ biết đến thánh Matthias qua bài tường thuật về các tông đô chọn lựa ngài thế chỗ cho Giuđa sau ngày Chúa về Trời. Bài diễn văn của thánh Phêrô trước khi bắt thăm đã nêu lên những điểm vô cùng quan trọng. Theo ngài, các tông đồ phải là những người thuộc nhóm mười hai, do Chúa Giêsu thiết lập để tiếp tục rao giảng Phúc Âm. Một kẻ trong nhóm mười hai đã phản bội, vì thế phải tìm người khác thay thế, vì con số mười hai đã được mạc khải: dân tộc mới của Thiên Chúa được xây dựng trên nền tảng mười hai tông đồ, như xưa dân Israel, trên mười hai người con của Giacop. Ðiều kiện để được chọn làm tông đồ là đã theo Chúa, từ lúc Chúa chịu Phép Rửa đến khi về trời, hầu có thể trở nên chứng nhân về sự phục sinh khải hoàn. Phải sống với Chúa, nghe Chúa giảng dạy, trong tình thân mật, phải ăn uống với Chúa sau ngày sống lại, nhờ đó mới có thể mạnh dạn loan truyền và sẵn sàng lấy máu đào minh chứng cho chân lý. Thánh Matthias đã được chọn và ngài đã hăng say chu toàn sứ mạng Chúa giao phó.

Nhóm Châu Kiên Long, Ðà Lạt Vietnamese Missionaries in Asia

Thánh Gioan I, Giáo Hoàng Tử Ðạo (+526)

Ngày 18 tháng 5

pv_chu_thanh_jesusThánh Gioan sinh tại Senas miền Toscane nước Ý. Người ta hầu như không biết gì về thời thơ ấu của ngài. Chỉ biết ngài lên ngôi Giáo Hoàng ngày 13/8/523. Là một con người rất nhiệt thành, suốt đời ngài chỉ sống câu: “Sống vì danh Chúa”. Ngài rất có công trong việc hoàn tất điệu hát bình ca (Chant grégorien) mà các vị tiền nhiệm đã khởi xướng: Ðức Cêlestinô I, Lêô cả và Gêlase. Ngài còn tỏ ra là một vị chủ chăn đầy khôn ngoan và đạo đức. Năm 624, vua Auguste Justin I bên Tiểu Á, vì nhiệt thành với tôn giáo và cũng nhằm lợi ích chính trị, muốn thống nhất Giáo Hội nên đã đàn áp nhóm lạc giáo Ariô và chiếm hữu các cơ sở tôn giáo của họ. Việc đàn áp này đã gây nên một cuộc bất mãn và sinh ra sự chống đối tôn giáo và chính trị, và Ðức Gioan I chỉ là một con cờ hy sinh. Tại Rôma, vua Théođoric thuộc phái Ariô khi hay tin việc đàn áp này, liền nổi giận gửi tối hậu thư cho vua Justin, nhưng không kết quả.

Théođoric mới bắt Ðức Giáo Hoàng Gioan làm con tin và buộc dẫn đầu đoàn sứ giả sang vua Justin đòi trả lại tài sản và cho nhóm Ariô được tự do truyền đạo. Ðã nhiều lần ngài đứng lên phản đối trước mặt nhà vua. Sau cùng ngài chấp thuận đi. Lần đầu tiên trong lịch sử một Ðức Giáo Hoàng rời khỏi nước Ý. Vua Justin và toàn dân Constantinople hân hoan tưng bừng đón rước ngài. Ngài chủ lễ Phục Sinh tại Sainte Sophie một cách long trọng có mặt tất cả triều đình, dân Hy Lạp và La Tinh nữa. Nhà vua xin ngài phong vương, ngài đã đặt vương miện cho nhà vua.

Khi về Rôma, vua Théođoric cho rằng ngài đã hành động ngược lại với mình, liền bắt ngài, định đem xử tử nhưng còn sợ dân chúng dấy loạn, liền giam ngài tại Ravenne và bỏ đói cho đến khi chết. Ngài lìa trần ngày 18/5/526. Xác ngài được đưa về Rôma ngày 27/5/530 và chôn cất trong vương cung thánh đường Vatican.

Nhóm Châu Kiên Long, Ðà Lạt Vietnamese Missionaries in Asia

Thánh Bernađinô thành Siêna, Linh Mục (1380-1444)

Ngày 20 tháng 5

pv_chu_thanh_jesusNgày 07/9/1380 là ngày sinh nhật và cũng là ngày thánh Bernađinô Albizesca lãnh phép Rửa Tội. Ngài bị mồ côi mẹ từ hồi lên ba và mồ côi cha khi chưa đầy sáu tuổi, được một bà dì đạo đức nuôi nấng và dạy dỗ chu đáo. Với một lòng bác ái và thương xót đối với người nghèo, ngài tự nguyện hiến thân phục vụ các bệnh nhân tại nhà thương Ðức Bà Scala, ở Siêna. Ngày 08/9/1402, nhận ra tiếng Chúa, ngài liền bán hết của cải và xin nhập dòng Phanxicô. Sau đó, ngài lãnh chức linh mục và được các Bề Trên giao cho sứ mạng đi giảng thuyết. Mặc dù biết mình không có khả năng, nhưng ngài đặt hết tin tưởng vào sự trợ giúp của Thiên Chúa và đã lướt thắng được những khó khăn. Rảo qua khắp thành thị và làng xóm, lời giảng dạy và ơn cứu độ danh Chúa Giêsu đã lôi cuốn được nhiều người nghe theo. Ngài đã khôi phục lại được đời sống đạo đức và thuần phong mỹ tục đang trên đà xuống dốc. Ngài luôn hăng say và nhiệt thành với nghĩa vụ cho tới khi lâm bệnh nặng. Trước khi nhắm mắt, ngài xin chịu các phép Bí Tích và đã trút linh hồn trong tay Chúa tại thành Aquila, thọ 66 tuổi, vào ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống năm 1444.

Nhóm Châu Kiên Long, Ðà Lạt Vietnamese Missionaries in Asia

Thánh Micae Hồ Ðình Hy, Quan Thái Bộc (+1857)

Ngày 22 tháng 5

pv_chu_thanh_jesusThánh Micae Hồ Ðình Hy sinh năm 1808 trong một gia đình quan lại và đạo đức tại làng Nhu Lâm, tỉnh Thừa Thiên. Ngay từ nhỏ, ngài đã tỏ ra có nhiều điểm đặc biệt về trí thông minh và lòng đạo đức. Khi chưa đầy 19 tuổi, ngài đã được cất nhắc lên làm thư lại cửu phẩm bộ công, và năm sau ngài lập gia đình.

Chân Phước Micae Hy đã sống chết với nhiệm vụ được trao phó, thương yêu bề tôi, chăm sóc kẻ bệnh hoạn, luôn luôn phục vụ công ích và không màng chi đến danh lợi, đến của cải phi nghĩa. Chính nhờ những đức tính quý báu ấy, ngài đã được thăng quan dần cho tới hàm tam phẩm làm thái bộc trông coi mọi việc trong đền vua. Về đời sống đạo đức, ngoại trừ một thời gian ngắn ngài sống bê tha biếng trễ, nhưng rồi đã ăn ăn hối lỗi và trở nên tấm gương sáng soi chung cho mọi người. Ngài đã được bầu làm trùm họ và phụ tá cho Ðức Giám Mục địa phận.

Ðến cuối năm 1856, một số các vị quan vốn ghét ngài vì thường bị ngài ngăn chặn trong những việc bất chính nên đã manh tâm dâng sớ tâu vua để tố cáo ngài về nhiều chuyện do họ bịa đặt: nào là liên lạc với Tây để âm mưu làm loạn, nào theo đạo Gia Tô trái lệnh triều đình.v.v… Vua Tự Ðức, vì đang sẵn ghét đạo, nên dù quý mến quan thái bộc, cũng đã truyền lệnh bắt ngài. Bị cách chức, bị tra khảo nhiều lần và bị hành hạ nhiều cách đến nỗi ngài gần phải buông xuôi, nhưng nhờ sự nâng đỡ của Ðức Giám Mục và nhờ có đức tin vững chắc nên cuối cùng ngài đã được lãnh nhận triều thiên tử đạo ngày 22/5/1857 do án trảm quyết tại pháp trường An Hòa (Huế).

Ngày 02/5/1909, Ðức Thánh Cha Piô X đã phong ngài lên hàng Chân Phước tử đạo.

Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô đã tôn phong Hiển Thánh ngày 19/6/1988.

Nhóm Châu Kiên Long, Ðà Lạt Vietnamese Missionaries in Asia

Thánh Laurensô Ngôn, giáo dân (+1862)

Ngày 22 tháng 5

pv_chu_thanh_jesusThánh Laurensô Ngôn là một thanh niên Công Giáo rất đạo đức và nhiệt thành. Trước kia ngài đã bị tống giam vì từ chối bước qua Thánh Giá, nay vì cơn bách hại càng ngày càng gay gắt, nên ngài đã bị bắt lại lần thứ hai. Dù bị cầm tù, ngài vẫn can đảm khuyên các bạn giữ vững đức tin. Trước những lời dụ dỗ ngon ngọt của quan tòa, ngài vẫn cương quyết trả lời: “Tôi tin kính Thiên Chúa, Ðấng tạo dựng trời đất, và sẽ không khi nào đạp lên Thánh Giá. Nếu quan để tôi sống thì hay lắm, bằng không, tôi vẫn hân hoan đón nhận cái chết”.

Vì những lời anh hùng đó, ngài đã bị trảm quyết ngày 22/5/1862 tại Nam Ðịnh, sau tám tháng rưỡi tù tội đày ải.

Ðức Thánh Cha Piô XII đã tôn phong ngài lên hàng Chân Phước ngày 29/4/1951.

Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô đã tôn phong Hiển Thánh ngày 19/6/1988.

Nhóm Châu Kiên Long, Ðà Lạt Vietnamese Missionaries in Asia

Thánh Bêđa Vênêrabilê, Linh Mục Tiến Sĩ Hội Thánh (673-735)

Ngày 25 tháng 5

pv_chu_thanh_jesus2Thánh Bêđa sinh năm 673 tại Jarron vùng biên giới Anh Quốc và Ecosse. Ngài mồ côi cha khi lên bảy, nhưng bù lại người thụ hưởng nơi người mẹ một trí khôn sắc sảo và nhiều đức tính cao đẹp. Năm 682, ngài vào dòng Biển Ðức, sống một cuộc đời khiêm nhường, vâng lời và đơn sơ. Năm 29 tuổi, ngài lãnh chức linh mục và được cử làm giáo sư. Nhiệt thành với sứ mạng, ngài đã áp dụng những phương pháp mới, thích hợp với tâm lý. Ngoài việc dạy học, ngài còn viết nhiều sách có giá trị thuộc đủ mọi bộ môn như triết lý, toán học, và thường đảm nhiệm công tác đối chất với các lạc giáo. Nhưng điểm nổi bật hơn cả nơi ngài chính là đời sống nội tâm dồi dào, kết hiệp mật thiết với Chúa, hăng say cầu nguyện và trung thành với việc bổn mạng. Khi nằm trên giường bệnh với hai mắt mù lòa, ngài còn cố gắng đọc cho học trò chép bản dịch Phúc Âm Thánh Gioan. Ðến năm 735, ngài qua đời trong khi miệng vẫn còn đọc kinh “Sáng Danh” ca tụng Chúa.

Ngày 13/11/1899, ngài được Ðức Giáo Hoàng Lêô XIII truy phong lên bậc Tiến Sĩ Giáo Hội.

Nhóm Châu Kiên Long, Ðà Lạt Vietnamese Missionaries in Asia

Thánh Grêgôriô VII, Giáo Hoàng (1015- 1085)

Ngày 25 tháng 5

pv_chu_thanh_jesus2Thánh Grêgôriô VII tên thật là Hildebrand, sinh năm 1015 tại Sovana miền Toscane trong một gia đình trung lưu nước Ý. Ngài đã có công phục hưng tinh thần dạo đức của hàng giáo sĩ và tranh đấu cho tự do của Giáo Hội. Từ thời niên thiếu, ngài đã được sống trong bầu khí tu viện; và nhờ trí thông minh và lòng đạo đức, ngài đã thu lượm nhiều kết quả tốt đẹp. Khi Ðức Lêô IX lên ngôi, ngài được cử giữ những chức vụ quan trọng, và nhân dịp này, ngài đã đem hết tài lực ra ngăn chặn làn sóng sa đọa đang bành trướng trong Giáo Hội, bênh vực đức tin chống lại những giáo thuyết sai lầm của các bè rối. Ðược chọn làm Hồng Y, ngài giữ nhiều chức vụ và sứ mạng quan trọng dưới thời Lêô IX, Victo II, Stêphanô IX, Nicolao II và Alexandre II. Sau khi đức Alexandre mất (1073), ngài được bầu lên kế vị. Dù ở địa vị Giáo Hoàng, ngài vẫn tiếp tục sống một cuộc đời khắc khổ như cũ.

Dưới triều đại của ngài, Giáo Hội phải trải qua những giây phút đen tối nhất: tinh thần đạo đức bị sa sút, các đế quốc xâm lăng thánh địa và quyền hành của Hội Thánh bị chi phối. Bằng nguyện cầu, hy sinh và lòng nhiệt thành hăng hái, ngài cương quyết bảo vệ tự do, uy quyền và tài sản Giáo Hội. Chính vì thế, ngài đã gặp phải nhiều đau khổ. Bị ép buộc rời khỏi Rôma, và sau đó, ngày 25/5/1805, ngài qua đời tại Salec. Lời vàng ngọc của ngài trối lại khi sắp chết: “Tôi yêu sự công chính và ghét điều bất công. Ðó là lý do tôi phải chết trong cảnh lưu đày này”.

Tuy không đổ máu, nhưng đời sống tranh đấu của ngài xứng đáng được Ðức Grêgôriô VIII liệt vào hàng các vị tử đạo và được Ðức Phaolô V phong lên bậc Hiển Thánh.

Nhóm Châu Kiên Long, Ðà Lạt Vietnamese Missionaries in Asia

Thánh Maria Mađalêna Ðệ Pazzi Ðồng Trinh (1566-1607)

Ngày 25 tháng 5

pv_chu_thanh_jesusThánh nữ sinh ngày 02/4/1566 tại Florence nước Ý, thuộc gia đình Pazzi giàu sang và thế giá. Nhờ sự hướng dẫn của bà mẹ, Maria Mađalêna càng lớn càng thêm đức hạnh, nhất là lòng thương người và sự yêu thích cầu nguyện. Năm 16 tuổi, ngài từ hôn với một vị lãnh chúa và ngày 14/8/1582, ngài từ giã cha mẹ để hiến thân trong dòng kín, sống cuộc đời hoàn toàn khiêm nhượng, không làm mất lòng ai và luôn chu toàn những công tác theo luật dòng. Thêm vào đó, ngài thường giúp đỡ các chị em khác chu toàn công tác và săn sóc các chị em đau yếu. Về cuối đời, thánh nữ đã phải chịu cơn bệnh ung thư kéo dài lâu năm. Ngài luôn luôn lặp đi lặp lại câu: “Thà đau khổ hơn là chết”. Sau cùng, vì cơn bệnh quá đau và kéo dài lâu ngày, ngài kiệt sức và trút hơi thở cuối cùng ngày 25/5/1607, hưởng thọ 41 tuổi.

Ðức Giáo Hoàng Lêô IX đã tuyên phong ngài lên bậc Hiển Thánh ngày 28/4/1669.

Nhóm Châu Kiên Long, Ðà Lạt Vietnamese Missionaries in Asia

Thánh Phêrô Ðoàn Văn Vân, Thầy Giảng (+1857)

Ngày 25 tháng 5

pv_chu_thanh_jesus2Thánh Phêrô Ðoàn Văn Vân sinh năm 1780 tại làng Kẻ Bói tỉnh Hà Nam. Khi còn bé đã dâng mình cho Chúa vào sống trong Chủng Viện. Ðến năm 25 tuổi, thầy tình nguyện sống ở bậc kẻ giảng chuyên lo công việc truyền giáo bên cạnh các linh mục. Vì thầy rất chăm chỉ làm việc, sống đạo hạnh, nghèo khó nên Bề Trên giao cho thầy chức vụ quản lý, trông coi mọi việc trong xứ Bầu Nọ, tỉnh Sơn Tây.

Dưới thời vua Tự Ðức cấm đạo, ngài bị bắt và bị tố cáo là đạo trưởng, nhưng ngài đã khiêm nhường khai mình chỉ là thầy giảng chuyên lo giúp đỡ các linh mục. Cho dù bị các quan dụ dỗ và hành hạ, ngài quyết một mực giữ vững đức tin nơi Thiên Chúa và ước mong được phúc tử đạo. Do đó, ngài bị án trảm quyết và lý hình đã chém đầu ngài tại Sơn Tây ngày 25/5/1857, hưởng thọ 77 tuổi. Xác ngài được an táng tại họ Bách Lộc.

Ngày 02/5/1909, Ðức Thánh Cha Piô X đã tôn phong ngài lên bậc Chân Phước.

Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô đã tôn phong Hiển Thánh ngày 19/6/1988.

Nhóm Châu Kiên Long, Ðà Lạt Vietnamese Missionaries in Asia

Thánh Philipphê Nêri, Linh Mục (1515-1595)

Ngày 26 tháng 5

pv_chu_thanh_jesus2Thánh Philipphê Nêri sinh tại Florence, nước Ý năm 1515 trong một gia đình đạo đức và quyền quý. Mồ côi mẹ từ khi mới chào đời, nhưng Philipphê được người kế mẫu thương yêu và săn sóc tận tình. Ngài có năng khiếu đặc biệt về văn chương, tính tình vui vẻ dễ thông cảm và hòa hợp với mọi người. Tuy còn nhỏ nhưng người đã sớm nuôi lý tưởng hiến thân cho Thiên Chúa và các linh hồn, nên sau khi từ chối quyền thừa hưởng gia tài lớn lao do người cậu ruột để lại, ngài đến cư ngụ ở Rôma (1534). Sau khi đã học hết triết lý và thánh kinh, năm 1551, ngài chịu chức linh mục, rồi ghi tên vào dòng Giảng Thuyết lưu động. Ngài chủ trương sống vui vẻ bình dân để cảm hóa mọi người. Thực vậy, ngài đã gây được rất nhiều ảnh hưởng nơi tín hữu cũng như nơi dân ngoại. Ngài đúng là hiện thân của tình bác ái sâu xa. Với một đời sống nội tâm dồi dào, ngài hăng say làm việc suốt ngày, và khi đêm xuống, ngài lại đi cầu nguyện. Ngài thường nói: “Với người yêu mến Chúa thì không có gì nặng nhọc, mệt mỏi, nhưng đầy hân hoan trong nguồn sống chân thật”.

Trước hiện tình sa đọa trong Giáo Hội lúc bấy giờ, ngài chủ trương: Người ta chỉ có thể phục hưng tổ chức nhân loại bằng sự thánh thiện chứ không thể phục hưng sự thánh thiện bằng tổ chức nhân loại. Năm 1593, Ðức Giáo Hoàng Grêgôriô XIV muốn phong ngài làm Hồng Y, nhưng vì khiêm nhường, ngài từ chối và xin đi về tu viện để sống đời chay tịnh và cầu nguyện.

Hai năm sau, ngài qua đời (1595). Xác ngài được mai táng trong nhà nguyện dòng “Chúa Ba Ngôi” và ngày 14/5/1622, Ðức Giáo Hoàng Clêmentê VIII tôn phong ngài lên bậc Hiển Thánh cùng với thánh Ignatiô Loyola, thánh Têrêxa cả và thánh Phanxicô lập dòng.

Nhóm Châu Kiên Long, Ðà Lạt Vietnamese Missionaries in Asia

Thánh Gioan Ðoàn Trinh Hoan, Linh Mục Và Matthêu Nguyễn Văn Phượng, Trùm Họ (+1861)

Ngày 26 tháng 5

pv_chu_thanh_jesusThánh Gioan Ðoàn Trinh Hoan sinh năm 1798 trong một gia đình đạo hạnh tại làng Kim Long, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Người được cậu ruột là cha Kiệt nuôi cho ăn học và giới thiệu gia nhập Chủng Viện Pénang (Mã Lai). Khi mãn trường, ngài trở về Ðàng Trong giúp Ðức Cha Taberd rồi Ðức Cha Cuénot, và thụ phong linh mục khoảng năm 1836. Sau đó được cử đi coi sóc các xứ Kẻ San thuộc tỉnh Quảng Bình, Bãi Trời thuộc Quảng trị, trở về Thừa Thiên một thời gian rồi lại đến ở Mỹ Hương (Quảng Bình).

Ngày 03/01/1561, vì có kẻ tố giác nên ngài bị bắt tại họ Sáo Bùn và bị áp giải về Ðồng Hới. Mặc dù chịu tra khảo, bị đánh đập nhiều lần, ngài vẫn hiên ngang tuyên xưng đức tin.

Thánh Matthêu Nguyễn Văn Phượng sinh tại làng Kẻ Lái, Lý Nhơn thuộc tỉnh Quảng Bình. Khi trưởng thành, nhờ trí khôn ngoan và lòng đạo đức hiếm có, ngài được mọi người tín nhiệm bầu làm trùm họ Sáo Bùn.

Ngày 03/01/1861, ngài bị bắt vì tội chứa chấp cha Gioan Hoan và oa trữ đồ lễ cùng sách vở Công Giáo. Ngài bị giải về Ðồng Hới và bị giam cách biệt với cha Hoan. Trong tù ngài vẫn luôn giữ vững lòng tin vào Thiên Chúa và sẵn sàng đổ máu để nên chứng nhận nước trời.

Ngày 25/5/1861, án lệnh xử tử cha Gioan Hoan và ông trùm Matthêu Phượng được vua Tự Ðức châu phê về tới Ðồng Hới. Hôm sau, hai ngài gặp nhau trên đường đi tới pháp trường và cùng chịu trảm quyết một nơi.

Ðức Thánh Cha Piô X đã tôn phong hai ngài lên bậc Chân Phước ngày 02/5/1909.

Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô đã tôn phong Hiển Thánh ngày 19/6/1988.

Nhóm Châu Kiên Long, Ðà Lạt Vietnamese Missionaries in Asia

Thánh Augustinô Cantorbéry, Giám Mục (+604)

Ngày 27 tháng 5

pv_chu_thanh_jesus2Augustinô Cantorbéry là Bề Trên tu viện thánh Anrê ở Rôma. Ngài được Ðức Grêgôriô cả gửi sang truyền giáo bên nước Anh với gần 40 vị thừa sai vào năm 597, vì nước Anh đã được giảng đạo ngay từ thế kỷ đầu, nhưng vì ảnh hưởng của ngẫu tượng giáo và sự xâm lăng của các sắc dân Saxon, Ðức Tin Công Giáo đã bị lu mờ hòa toàn và hầu như sắp tàn lụi. Với lòng nhiệt thành hăng say, thánh nhân rảo qua nhiều thành, khôi phục cùng đem lại đức tin cho nhiều người, trong đó có quốc vương Ethelbert và nhiều nhân vật trong chính quyền. Các nhà thờ cũng bắt đầu mọc lên. Ngày 16/11/597, ngài được phong làm Giám Mục và lập tòa ở Cantorbéry, rồi sau đó được ủy thác thành lập hàng giáo phẩm nước Anh.

Công cuộc của ngài không phải ít sóng gió và gian khổ, nhất là sự chia rẽ giữa nhóm truyền giáo cũ và mới. Nhưng với lòng kiên nhẫn, can đảm và tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa, ngài ăn chay, cầu nguyện và dùng việc làm để giải quyết vấn đề hơn là lời nói.

Sau chuỗi ngày làm việc tận tụy, ngài đã từ trần vào ngày 26/5/604. Và ngày 28/7/1882, Ðức Lêô XIII đã tôn phong ngài lên bậc Hiển Thánh.

Nhóm Châu Kiên Long, Ðà Lạt Vietnamese Missionaries in Asia

Thánh Phaolô Hạnh, Giáo Dân (+1859)

Ngày 27 tháng 5

pv_chu_thanh_jesusThánh phaolô Hạnh sinh năm 1827 tại Sài Gòn. Ngài là một giáo dân đạo đức, bị bắt và bị xử trảm ngày 28/5/1859 dưới triều Tự Ðức.

Ngày 02/5/1909, Ðức Thánh Cha Piô X đã tôn phong ngài lên bậc Chân Phước.

Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô đã tôn phong Hiển Thánh ngày 19/6/1988.

Nhóm Châu Kiên Long, Ðà Lạt Vietnamese Missionaries in Asia

Ðức Mẹ Ði Thăm Bà Isave

Ngày 31 tháng 5

pv_chu_thanh_jesus2Ngay sau biến cố truyền tin, Ðức Maria đã vội vã lên đường đi thăm chị họ mình là Elisabeth sắp tới ngày sinh. Thoạt khi nghe lời Maria chào, người con trong lòng bà đã nhảy mừng. Ðược Chúa Thánh Thần linh ứng, bà đã thốt lên: “Bởi đâu tôi được diễm phúc Mẹ Thiên Chúa đến thăm tôi… và phúc cho em vì em đã tin và lời Chúa phán truyền cho em sẽ được ứng nghiệm”.

Trong lần gặp gỡ này, Ðức Trinh Nữ tràn ngập nỗi hân hoan, đã đáp lời bằng ca khúc Magnificat, bài ca biểu lộ lòng biết ơn và tình yêu đối với Thiên Chúa, bài ca Người đã thầm hát trong lòng ngay từ giây phút thiên sứ báo tin.

Giáo Hội đã đặt ngày lễ hôm nay để kính nhớ cuộc hội ngộ đầu tiên của Ðấng Cứu Thế và vị Tiền Hô của ngài. Lễ này đã được thánh Bonaventura cổ vũ bên Tây phương, và đến năm 1389 được phổ biến trong toàn thể Giáo Hội.

Chúng ta hãy xin Ðức Mẹ ban cho chúng ta được tâm tình bác ái như ngài đã có trong cuộc viếng thăm và giúp đỡ bà Elisabeth.

Nhóm Châu Kiên Long, Ðà Lạt Vietnamese Missionaries in Asia