• Loan báo Tin Mừng trong khiêm nhường chứ không bằng quyền lực-ĐTC Phanxicô
  • Chúa Thánh Thần ban Tự do-ĐTC Phanxicô
  • Dừng lại một chút để khám phá tình yêu Thiên Chúa trong cuộc đời mình-ĐTC Phanxicô
  • Sống chứng nhân vâng theo ý Chúa-ĐTC Phanxicô
  • Bài giáo lý 20 của ĐTC Phanxicô
  • Title 3

LOAN BÁO TIN MỪNG TRONG KHIÊM NHƯỜNG CHỨ KHÔNG BẰNG QUYỀN LỰC

ĐTC Phanxicô

25-4-2017 lễ thánh Marcô, thánh sử-ĐTC Phanxicô

Việc loan báo Tin Mừng được thực hiện trong khiêm nhường, và cần vượt qua cám dỗ của niềm tự hào kiêu hãnh. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay 25-4-2017 tại nhà nguyện Marta (lễ thánh Marcô, thánh sử tin mừng) .

Ra đi loan báo không ngừng nghỉ

Cần ra đi, để loan báo Tin Mừng. Biết đi ra, đây là phong cách sống của người rao giảng. Người rao giảng Tin Mừng không kiếm tìm sự an toàn, không kiếm tìm những gì là bảo hiểm là bảo đảm. Không. Nếu một nhà giảng thuyết mà kiếm tìm những bảo đảm này nọ, người ấy không phải là nhà rao giảng đích thật của Tin Mừng. Bởi lẽ những nhà giảng thuyết không chân thực ấy, sẽ không đi ra, sẽ tìm điểm dừng, sẽ tìm bến đậu an toàn.

Trước tiên là hãy đi, hãy đi ra. Tin Mừng mà Chúa Giêsu Kitô công bố, luôn cần chúng ta đứng dậy và đi ra, luôn là tiến bước trên đường. Tiến bước trên cả con đường vật lý lẫn con đường tâm linh, và chắc chắn với nhiều khó khăn vất vả khổ đau. Có nhiều người đau yếu, nhiều người khổ đau đang loan báo Tin Mừng cho Giáo Hội, cho các Kitô hữu, và cho bản thân chúng ta. Chúng ta hãy thử nghĩ về điều ấy.

Khiêm nhường loan báo Tin Mừng

Tin Mừng đích thật là Tin Mừng về Chúa Kitô chịu đóng đinh và đã phục sinh. Tại sao sự khiêm tốn lại cần thiết? Bởi vì chúng ta mang trong mình và ra đi loan báo sự khiêm nhường và thứ vinh quang rất khiêm nhường. Việc loan báo Tin Mừng gặp phải nhiều cám dỗ. Đó là cám dỗ của quyền lực, cám dỗ của sự tự hào kiêu hãnh, cám dỗ của thế gian. Nhiều thói thế gian lẻn vào và dụ dỗ chúng ta trong việc rao giảng. Khi chiều theo những cám dỗ ấy, lời rao giảng mất đi sức mạnh của Tin Mừng.

Thế nên, Thánh Phêrô đã nói: “Hãy coi chừng, hãy cảnh giác, hãy cẩn thận… vì kẻ thù của anh em là ma quỷ như sư tử gào thét rảo quanh tìm mồi cắn xé. Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự, vì biết rằng toàn thể anh em trên trần gian đều trải qua cùng những nỗi thống khổ như thế”. Thế đó, việc loan báo Tin Mừng, nếu là việc loan báo đích thực, thì luôn phải đối diện với nhiều cám dỗ.

Có Chúa cùng đồng hành

Chúa sẽ ủi an chúng ta và ban sức mạnh, để chúng ta có thể tiếp tục tiến bước. Chúa luôn đồng hành cùng chúng ta, nếu chúng ta trung thành với sứ điệp Tin Mừng, nếu chúng ta biết ra khỏi chính mình để với lòng khiêm nhường chân thật ra đi rao giảng Chúa Kitô chịu đóng đinh. Cho dù đối với người đời, Chúa Kitô chịu đóng đinh, là cớ vấp phạm, là điều ngu ngốc, và là sự thất bại.

Nguyện xin Chúa ban ân sủng, để chúng ta khiêm tốn lên đường loan báo Tin Mừng, với lòng tự tin đặt nơi chính Chúa. Đó là Tin Mừng chân thật, rằng Ngôi Lời đã trở nên người phàm, rằng Ngôi Lời Thiên Chúa đã làm người. Dù cho có người coi đó là sự điên rồ, là điều không chấp nhận được, thì chúng ta vẫn biết rằng Chúa ở gần chúng ta, ở trong chúng ta, ở bên chúng ta, đồng hành với chúng ta, cùng hoạt động với chúng ta và chuẩn nhận các việc chúng ta làm.

Tứ Quyết SJ

CHÚA THÁNH THẦN BAN TỰ DO

ĐTC Phanxicô

Chúa Thánh Thần ban tự do, chứ không phải sự thỏa hiệp, cũng không phải sự cứng nhắc

24-4-2017 thứ hai tuần 2 Phục sinh.

Đừng quên rằng, đức tin của chúng ta là một đức tin rất cụ thể. Đức tin ấy không có nghĩa là thỏa hiệp, cũng không có nghĩa là những ý tưởng. Đức tin ấy là ơn sủng, là sự tự do mà Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta, để chúng ta tiếp tục loan báo Tin Mừng. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta.

Cần một đức tin cụ thể

Nhiều lúc chúng ta quên rằng đức tin của chúng ta là một đức tin thật cụ thể. Đó là tin vào Ngôi Lời Thiên Chúa trở nên người phàm. Đây không phải là ý tưởng, mà chính Ngài là Thiên Chúa và là một con người bằng xương bằng thịt. Và khi chúng ta đọc Kinh Tin Kính, chúng ta tuyên xưng những điều hết sức cụ thể: “Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng, Đấng tạo thành trời đất. Tôi tin kính Chúa Giêsu Kitô là Con Một Đức Chúa Cha, bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi Đức Maria Đồng Trinh. Người chịu nạn, chịu đóng đinh, chịu chết, và ngày thứ ba Người sống lại…”. Tất cả những điều ấy đều hết sức cụ thể.

Trong Kinh Tin Kính, chúng ta không nói rằng: “Tôi tin rằng tôi phải làm điều này, tôi phải làm điều kia, tôi phải làm điều nọ…” Không! Đức tin không phải là những thỏa hiệp, cũng không phải là những lý tưởng này nọ. Đức tin rất cụ thể. Sự cụ thể của đức tin mở ra cánh cửa dẫn đến sự chân thật, dẫn đến các mối phúc thật, dẫn đến chứng nhân là các vị tử đạo.

Dễ bị mắc kẹt trong các chủ nghĩa

Nhiều khi chúng ta bị mắc kẹt trong một thứ chủ nghĩa duy lý duy tâm lý. Không chỉ có thế, còn có nhiều thứ chủ nghĩa khác, như chủ nghĩa duy lý, chủ nghĩa Khai Sáng. Và nhiều lần đã xảy ra như thế trong lịch sử Giáo Hội. Có những loại thần học nói về những điều như: có thể điều này và không thể điều kia, hoặc là, có thể đến mức độ này mức độ nọ.

Khi làm như thế, người ta lãng quên sức mạnh và sự tự do đến từ Thần Khí, người ta quên đi sức mạnh tái sinh mà Thánh Thần ban cho chúng ta để giải phóng chúng ta, người ta quên đi các mối phúc thật mà Chúa Giêsu Kitô công bố.

Tự do của Thần Khí

Gió muốn thổi đâu thì thổi, người ta nghe thấy tiếng gió nhưng không biết gió đến từ đâu và thổi đi đâu. Đó là con đường của những ai được tái sinh trong Thần Khí: nghe được tiếng gọi, đi theo tiếng ấy, đi theo Thần Khí mà không ngừng nghỉ và không biết điểm dừng. Đó là việc chọn lựa vì một đức tin cụ thể và vì được tái sinh trong Thần Khí.

Xin cho chúng ta nhận được Thần Khí của Đấng Phục Sinh, để chúng ta vững bước trên đường, không với sự thỏa hiệp, cũng không cứng nhắc, nhưng với hành trang là ơn tự do đến từ Chúa Giêsu Kitô, Đấng là Thiên Chúa đã trở nên người phàm.

Tứ Quyết, SJ

DỪNG LẠI MỘT CHÚT ĐỂ KHÁM PHÁ TÌNH YÊU THIÊN CHÚA TRONG CUỘC ĐỜI MÌNH

ĐTC Phanxicô suy niệm 6 tháng Tư 2017 thánh lễ tại nhà nguyện Marta,.

Hãy dành chút thời gian dừng lại, để khám phá tình yêu của Thiên Chúa trong cuộc đời mỗi người, ngay cả trong những thời khắc thách đố. Bởi vì Thiên Chúa luôn giữ lời hứa với Tổ phụ Abraham, và Thiên Chúa là Cha đã ban Con Một yêu dấu cho chúng ta để cứu độ chúng ta. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta.

Abraham là người của lòng tin

Abraham là người của niềm tin và hy vọng. Ông đã tin vào lời hứa của Thiên Chúa, rằng ông sẽ có một người con trai, cho dù ông đã trăm tuổi và người vợ thì son sẻ. Ông hy vọng cả khi dường như không thể hy vọng. Nếu muốn cố gắng tả về cuộc sống của Abraham, thì chúng ta có thể nói, ông là con người mơ mộng. Thế nhưng, đây lại là giấc mơ của niềm hy vọng.

Sau khi có được người con theo lời Thiên Chúa hứa, Abraham tiếp tục bị thử thách, đó là đi hiến tế chính đứa con duy nhất của mình. Ông đã đi và tiếp tục hy vọng dù thực tế dường như không còn hy vọng. Trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu nói: Abraham thấy trước ngày của Chúa và ông vui mừng hân hoan. Vâng, ông thấy lời hứa sẽ được thực hiện, và niềm vui tràn đầy khi thấy lời hứa trở nên viên mãn. Thiên Chúa chẳng bao giờ lừa dối, vì Ngài luôn giữ lời, luôn thực hiện giao ước đã ký kết. Vì hy vọng và tin tưởng, mà Abram không còn là Abram nữa, mà trở thành Abraham, thành cha của nhiều dân tộc, như lời Thiên Chúa hứa.

Nhìn về lịch sử để thấy chúng ta thuộc về dân Chúa

Có sự khác biệt giữa Abraham và chúng ta ngày nay. Bởi vì chính Chúa Giêsu nói với những người biệt phái rằng: Abraham vui mừng hân hoan khi nhìn thấy ngày của Chúa. Niềm vui này chính là thông điệp vĩ đại mà Hội Thánh mời gọi chúng ta dừng lại để ngắm nhìn, để nhìn về tổ phụ Abraham, tổ phụ của dân Thiên Chúa.

Nhìn về lịch sử để thấy rằng, tôi không còn cô đơn, vì tôi thuộc về dân Chúa. Chúng ta cùng nhau tiến bước. Giáo Hội là một dân, là dân của Chúa, là dân được Thiên Chúa yêu mến. Thiên Chúa là Cha đã sai Con của Ngài đến với chúng ta, trở thành anh em với chúng ta, và Chúa Giêsu đã trao hiến mạng sống vì chúng ta, để tháp nhập chúng ta vào đoàn chiên của Chúa. Và khi ấy, chúng ta có thể nhìn thấy Thiên Chúa là Cha chúng ta mà dâng lời tạ ơn. Khi ấy, chúng ta ngắm nhìn Chúa Giêsu mà tạ ơn, chúng ta nhìn về Tổ phụ Abraham, nhìn về chính chúng ta trong hành trình tiến bước.

Dừng lại để khám phá tình yêu mến của Thiên Chúa

Hôm nay là ngày dành để nhớ lại, là ngày dành cho những ký ức và kỷ niệm. Làm như thế để có thể khám phá thấy lịch sử vĩ đại của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu, trong lịch sử bé nhỏ của mỗi người chúng ta.

Mời các bạn, ngày hôm nay hãy dành 5 phút 10 phút, ngồi xuống, không dùng radio, không dùng tivi, dừng lại, ngồi lại để suy nghĩ về lịch sử của bản thân mình: về những ơn lành và những khó khăn rắc rối, về mọi thứ. Đó là những gì của lòng biết ơn, có những gì là tội lỗi nữa. Nhìn như thế để thấy lòng thành tín của Thiên Chúa. Vì Thiên Chúa luôn trung thành với giao ước của Ngài, luôn trung thành với lới hứa dành cho Abraham, luôn trung thành với ơn cứu độ mà Ngài thực hiện nơi Con của Ngài là Chúa Giêsu Kitô. Chắc chắn là khi nhìn lại, chúng ta cũng khám phá thấy nhiều điều tệ hại trong cuộc sống chúng ta. Nếu hôm nay, chúng ta dừng lại và nhìn lại như thế, chúng ta sẽ khám phá thấy vẻ đẹp của lòng thương xót Chúa dành cho mình, thấy vẻ đẹp của niềm hy vọng. Và chắc chắn rằng, khi ấy tất cả chúng ta sẽ tràn đầy niềm vui.

Tứ quyết, SJ

SỐNG CHỨNG NHÂN VÂNG THEO Ý CHÚA

ĐTC Phanxicô

27-4-2017 thứ năm tuần 2 phục sinh, ĐTC Phanxicô suy niệm tại nhà nguyện Marta.

Chỉ có thể là Kitô hữu, khi biết sống vâng phục Thiên Chúa như Chúa Giêsu đã sống. Khi sống vâng phục, với tình yêu mến, người Kitô hữu sẵn lòng đón nhận tất cả những bách hại. Do đó thập giá không bao giờ vắng bóng trong đời sống người Kitô hữu. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta.

Làm theo ý muốn của Thiên Chúa

Kitô hữu là chứng nhân của con đường vâng phục. Nếu chúng ta không tiến bước trên con đường vâng phục, thì chúng ta không phải là người Kitô hữu. Chúng ta cần tiến bước trên con đường này, con đường của sự vâng phục, giống như Chúa Giêsu đã vâng lời Chúa Cha. Chúng ta không làm chứng cho một ý tưởng, hay một triết thuyết, hay một tổ chức, hay một ngân hàng, hay một quyền lực. Không. Chúng ta làm chứng cho con đường vâng phục, con đường vâng phục Thiên Chúa, như Chúa Giêsu đã vâng phục Chúa Cha.

Thần Khí giúp chúng ta trở thành chứng nhân

Chỉ có Thần Khí mới có thể làm cho chúng ta trở thành chứng nhân của con đường vâng phục như Chúa Giêsu đã sống. Người ta có thể nói: tôi đang đi theo con đường của những bậc thầy tâm linh, hoặc tôi đọc cuốn sách này cuốn sách kia… Tất cả những điều ấy thì tốt, nhưng chỉ có Thần Khí mới có thể thay đổi tâm hồn chúng ta. Và chỉ có Thần Khí mới có thể làm cho chúng ta trở thành chứng nhân của con đường vâng phục. Đây là công việc là tác động của Chúa Thánh Thần, và chúng ta cần cầu xin điều ấy. Đây là ơn sủng mà chúng ta cần nguyện xin. Chúng ta có thể thân thưa với Thiên Chúa: “Lạy Thiên Chúa là Cha, lạy Chúa Giêsu, xin sai Thánh Thần đến với chúng con, để Ngài biến đổi chúng con trở thành chứng nhân của đời vâng phục, nhờ đó con có thể thực sự là một Kitô hữu”.

Sống vâng phục là sẵn lòng đón nhận tất cả

Khi sống vâng phục thánh ý Thiên Chúa, chúng ta sẵn lòng nhận lấy những cuộc bách hại. Khi kết thúc bài giảng trên núi, Chúa Giêsu đã nói: Phúc cho anh em, khi vì Thầy mà bị người ta bắt bớ và sỉ nhục. Thế đó, thập giá không bao giờ vắng bóng trong đời sống người tín hữu Kitô. Cuộc sống người Kitô không phải là những địa vị xã hội này nọ, cũng không chỉ là một lối sống tốt về tâm linh, cũng không chỉ là điều giúp cho người ta tốt hơn. Như thế là chưa đủ. Đời sống người Kitô là một đời sống chứng nhân trong con đường vâng phục Thiên Chúa, và đời sống ấy cũng sẵn lòng chấp nhận biết bao hiểu lầm, biết bao sỉ nhục và bắt bớ.

Tứ Quyết, SJ

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ

GIÁO LÝ VỀ NIỀM TIN TƯỞNG CẬY TRÔNG

BUỔI TRIỀU KIẾN CHUNG THỨ TƯ 26-4-2017

Bài 20

“Thiên Chúa của chúng ta không phải là một vị Thiên Chúa vắng mặt, ẩn khuất ở một bầu trời rất xa cách nào đó; trái lại, Ngài là một vị Thiên Chúa ‘say mê’ con người (passionate for man), quá dịu dàng yêu thương đến độ bất khả tách mình khỏi loài người…”

 

 “… sẽ không có ngày nào trong cuộc đời của chúng ta mà chúng ta không còn là mối quan tâm của cõi lòng Thiên Chúa. Ngài quan tâm đến chúng ta, và bước đi với chúng ta… việc Thiên Chúa bước đi với chúng ta cũng được gọi là ‘Việc Thiên Chúa Quan Phòng’: Người quan phòng cho đời sống của chúng ta”.  

Xin chào anh chị em thân mến!

Thày ở cùng các con luôn mãi cho đến tận thế” (Mathêu 28:20). Những chữ cuối cùng của Phúc Âm Thánh Mathêu nhắc lại lời công bố ngôn sứ từ ban đầu: “Người sẽ được gọi tên là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Mathêu 1:23; xem Isaia 7:14). Thiên Chúa sẽ ở với chúng ta mọi ngày cho đến ngày cùng tháng tận. Toàn thể Phúc Âm được khép lại nơi hai câu trích dẫn này, những lời truyền đạt mầu nhiệm về một vị Thiên Chúa có tên gọi, có căn tính là ở với: Ngài không phải là một vị Thiên Chúa cô lập; Ngài là một vị Thiên Chúa ở cùng (a God-with), đặc biệt là với chúng ta, nghĩa là với loài người tạo vật. Thiên Chúa của chúng ta không phải là một vị Thiên Chúa vắng mặt, ẩn khuất ở một bầu trời rất xa cách nào đó; trái lại, Ngài là một vị Thiên Chúa “say mê” con người (passionate for man), quá dịu dàng yêu thương đến độ bất khả tách mình khỏi loài người. Nhân loại chúng ta tinh khôn trong việc cắt bỏ những mối liên hệ và các nhịp cầu nối. Trái lại, Ngài thì không. Nếu cõi lòng của chúng ta trở nên nguội lạnh, lòng của Ngài bao giờ cũng vẫn rực nồng; Thiên Chúa của chúng ta lúc nào cũng hỗ trợ chúng ta, cho dù, tiếc thay, chúng ta đã quên mất Ngài. Đỉnh điểm dứt khoát tách phân những gì là ngờ vực khỏi đức tin là việc khám phá thấy rằng chúng ta được Cha của chúng ta yêu thương và hỗ trợ, không bao giờ bị Ngài bỏ mặc.

Việc hiện hữu của chúng ta là một cuộc hành hương, một cuộc hành trình. Thậm chí tất cả những ai được tác động bởi một niềm hy vọng thuần nhân loại cũng đều nhận thấy cái thu hút của những chân trời thúc đẩy họ khám phá thấy những thế giới họ vẫn chưa biết. Tâm linh của chúng ta là một tâm linh của người hành hương. Thánh Kinh có đầy những câu chuyện về những người hành hương và những kẻ du hành. Ơn gọi của Abraham bắt đầu bằng lệnh truyền này: “Hãy rời bỏ xứ sở của ngươi” (Khởi Nguyên 12:1). Vị Tổ Phụ này đã bỏ phần đất thế giới mà ông đã quá quen thuộc và đã từng là một trong những cái nôi văn minh ở thời của ông. Hết mọi sự đều liên kết phản nghịch lại với cảm quan tốt đẹp về cuộc hành trình này. Tuy nhiên Abraham vẫn lên đường. Chúng ta không trở thành những con người nam nữ trưởng thành nếu chúng ta không thấy được cái thu hút của chân trời là chỗ gặp nhau giữa trời và đất, nơi cần phải vươn tới bởi thành phần những kẻ tiến bước.

Trong cuộc hành trình trần thế của mình, con người không bao giờ lẻ loi cô độc. Kitô hữu đặc biệt không bao giờ cảm thấy bị bỏ rơi, vì Chúa Giêsu bảo đảm với chúng ta rằng Người chẳng những chờ đợi chúng ta ở cuối cuộc hành trình lâu dài của chúng ta mà Người còn hỗ trợ chúng ta mọi ngày sống của chúng ta.

Việc chăm sóc của Thiên Chúa sẽ tiếp tục cho đến khi nào trong việc Ngài đối xử với con người? Chúa Giêsu, Đấng bước đi với chúng ta, chăm sóc cho chúng ta cho tới khi nào? Câu trả lời của Phúc Âm rõ ràng khẳng định rằng: cho tới tận thế! Các tầng trời sẽ qua đi, trái đất sẽ qua đi, những gì con người hy vọng sẽ bị hủy đi, thế nhưng Lời Chúa cao cả hơn tất cả mọi sự và sẽ không qua đi. Người sẽ là vị Thiên Chúa ở với chúng ta, vị Thiên Chúa Giêsu bước đi với chúng ta. Sẽ không có ngày nào trong cuộc đời chúng ta mà chúng ta sẽ không còn là mối quan tâm của cõi lòng Thiên Chúa. Thế nhưng có người nói rằng: “Cha nói gì thế?” Tôi nói rằng sẽ không có ngày nào trong cuộc đời của chúng ta mà chúng ta không còn là mối quan tâm của cõi lòng Thiên Chúa. Ngài quan tâm đến chúng ta, và bước đi với chúng ta. Tại sao Ngài lại làm như thế? – Chỉ vì Ngài yêu thương chúng ta. Anh chị em có hiểu không? Ngài yêu thương chúng ta! Thiên Chúa chắc chắn sẽ cung cấp cho chúng ta những gì chúng ta cần thiết; Ngài sẽ không bỏ mặc chúng ta trong những lúc chúng ta bị thử thách và tối tăm. Niềm tin tưởng này cần phải ấp ủ trong tâm linh của chúng ta để nó không bao giờ bị tàn rụi. Một số người gọi nó là “Sự Quan Phòng”, tức là việc Thiên Chúa gần gũi, việc Thiên Chúa yêu thương, việc Thiên Chúa bước đi với chúng ta cũng được gọi là “Việc Thiên Chúa Quan Phòng”: Người quan phòng cho đời sống của chúng ta.

Không phải ngẫu nhiên mà trong số các biểu hiệu Kitô giáo về niềm hy vọng có một huy hiệu tôi rất thích đó là cái neo. Nó cho thấy rằng niềm hy vọng của chúng ta không phải là những gì mơ hồ; nó không được lẫn lộn với sự thay đổi về cảm thức của một con người muốn cải tiến các sự việc của thế giới này một cách không thực tiễn, chỉ cậy dựa vào quyền lực ý muốn của họ. Niềm tin tưởng cậy trông của Kitô giáo thật sự bắt nguồn không ở nơi những gì thu hút của tương lai mà là nơi niềm tin tưởng về những gì Thiên Chúa đã hứa với chúng ta và đã hiện thực nơi Đức Giêsu Kitô. Nếu Người bảo đảm rằng Người sẽ không bao giờ bỏ rơi chúng ta, nếu khởi điểm của hết mọi ơn gọi là lời “Hãy theo Thày”, lời kêu gọi được Người bảo đảm với chúng ta rằng Người sẽ luôn đi trước chúng ta, thì tại sao chúng ta lại phải sợ chứ? Bằng lời hứa này, Kitô hữu có thể bước đi ở khắp mọi nơi, cũng như băng ngang qua những phần đất của một thế giới bị thương tích, nơi mà các sự thể xẩy ra không xuôi may, chúng ta ở trong số những người ngay cả ở đó vẫn tiếp tục hy vọng. Bài Thánh Vịnh nói rằng: “Cho dù tôi có bước đi qua thung lũng tối tăm chết chóc, tôi cũng không hãi sợ sự dữ; vì Chúa ở cùng tôi” (23:4). Chính ở nơi tối tăm gia tăng mà cần phải thắp sáng lên. Chúng ta hãy trở về với cái neo. Đức tin của chúng ta là một cái neo gắn vào trời. Chúng ta buộc đời sống của chúng ta vào trời. Chúng ta cần phải làm thế nào đây? Chúng ta cần phải nắm lấy sợi giây: nó luôn có đó. Và chúng ta cứ làm như thế, bởi chúng ta tin rằng đời sống của chúng ta có đó như là một cái neo gắn vào trời, nơi là bến bờ chúng ta sẽ vươn tới.

Nếu chúng ta chỉ tin tưởng vào sức mạnh của chúng ta mà thôi, chúng ta chắc chắn sẽ có lý do để cảm thấy thất vọng và thua bại, vì thế giới này thường tỏ ra bướng bỉnh đối với lề luật yêu thương. Rất thường xẩy ra chuyện chúng ta yêu thích các thứ luật vị kỷ hơn. Tuy nhiên, nếu niềm tin tưởng này tồn tại trong chúng ta là Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta, Thiên Chúa yêu thương chúng ta và thế giới này mỏng dòn, thì chúng ta lập tức thay đổi quan niệm. Người xưa đã nói: “Homo viator, spe erectus – con người lữ hành, hy vọng trung kiên”. Lời Chúa Giêsu hứa “Thày ở cùng các con” trong cuộc hành trình là những gì khiến chúng ta đứng, thẳng đứng, bằng niềm hy vọng, tin tưởng rằng vị Thiên Chúa nhân lành đã hoạt động để thực hiện những gì bất khả nơi loài người rồi, vì cái neo này đang ở vùng vịnh nước trời (heaven’s beach).

Thành phần dân thánh trung thành của Thiên Chúa là thành phần đứng – “homo viator” – và bước đi, thế nhưng thẳng đứng, “erectus“, và bước đi trong niềm tin tưởng cậy trông. Bất cứ nơi nào họ tới, họ đều biết rằng tình yêu thương của Thiên Chúa đã đi trước họ: không có một phần nào của thế giới này thoát khỏi cuộc vinh thắng của Chúa Kitô Phục Sinh. Mà cuộc vinh thắng của Chúa Kitô Phục Sinh là gì? Đó là cuộc vinh thắng của tình yêu. Xin cám ơn anh chị em.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và những chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu

GENERAL AUDIENCE: On God’s Promise That Gives Hope

‘There is no part of the world that escapes the victory of the Risen Christ’

April 26, 2017 ZENIT StaffGeneral Audience,Pope & Holy See

This morning’s General Audience was held at 9:25 in St. Peter’s Square, where Pope Francis met with groups of pilgrims and faithful from Italy and from all over the world.

In his address in Italian, the Pope focused his meditation on the theme: “I am with you always, to the very end of the age” (cf. Matthew 28:20): The Promise that Gives Hope.”

After summarizing his catechesis in several languages, the Holy Father expressed special greetings to groups of faithful present.

The General Audience ended with the singing of the Pater Noster and the Apostolic Blessing.

Below is a ZENIT working translation of Pope Francis’ address this morning:

* * *

The Holy Father’s Catechesis

Dear Brothers and Sisters, good morning!

I am with you always, to the close of the age” (Matthew 28:20). The last words of Matthew’s Gospel recall the prophetic proclamation that we find at the beginning: “His name shall be called Emmanuel, which means, God with us” (Matthew 1:23; cf. Isaiah 7:14). God will be with us, every day, to the close of the age. The whole Gospel is enclosed in these two quotations, words that communicate the mystery of a God whose name, whose identity is to be-with: He is not an isolated God; He is a God-with, in particular, with us, namely, with the human creature. Our God is not an absent God, sequestered in a very distant heaven; instead, He is a God “passionate” for man, so tenderly loving as to be incapable of separating Himself from him. We humans are clever in cutting off bonds and bridges. He, instead, is not. If our heart becomes cold, His remains always incandescent; our God accompanies us always, even if, unfortunately, we were to forget Him. Decisive on the ridge that divides incredulity from faith is the discovery of being loved and accompanied by our Father, of never being left alone by Him.

Our existence is a pilgrimage, a journey. Even all those who are moved by a simply human hope perceive the seduction of the horizon, which drives them to explore worlds they still do not know. Our spirit is a migrant spirit. The Bible is full of stories of pilgrims and travelers. Abraham’s vocation began with this command: “Go from your country” (Genesis 12:1). And the Patriarch left that piece of the world that he knew well and that was one of the cradles of the civilization of his time. Everything conspired against the good sense of that trip. Yet Abraham left. We do not become mature men and women if we do not perceive the attraction of the horizon: that limit between heaven and earth, which calls to be reached by a people of walkers.

In his journey on earth, man is never alone. The Christian especially never feels abandoned, because Jesus assures us that He does not only wait for us at the end of our long journey, but that He accompanies us in every one of our days.

Until when will God’s care continue in His dealings with man? Until when will the Lord Jesus, who walks with us, until when will He care for us? The Gospel’s answer leaves no room for doubt: to the close of the age! The heavens will pass away, the earth will pass away, human hopes will be cancelled, but the Word of God is greater than all and will not pass away. And He will be the God with us, the God Jesus who walks with us. There will be no day in our life in which we will cease to be of concern for God’s heart. But someone might say: “But what are you saying?” I say this: there will be no day in our life in which we will cease to be of concern for God’s heart. He is concerned about us, and walks with us. And why does He do this? — Simply because He loves us. Is this understood? He loves us! And God will surely provide for all our needs; He will not abandon us in the time of trial and of darkness. This certainty calls for being nested in our spirit to never be extinguished. Some call it with the name “Providence,” that is, God’s closeness, God’s love, God’s walking with us is also called “God’s Providence”: He provides for our life.

It is no accident that among the Christian symbols of hope there is one that I like so much: the anchor. It expresses that our hope is not vague; it is not confused with the changing sentiment of one who wishes to improve the things of this world in an unrealistic way, relying only on his will power. Christian hope finds its root in fact not in the attraction of the future but in the certainty of what God has promised us and realized in Jesus Christ. If He has guaranteed that He will never abandon us, if the beginning of every vocation is a “Follow Me,” with which He assures us that He will always stay ahead us, then why fear? With this promise, Christians can walk everywhere, also going across portions of the wounded world, where things are not going well, we are among those that even there continue to hope. The Psalm says: “Even though I walk through the valley of the shadow of death, I fear no evil; for thou art with me” (Psalm 23:4). It is precisely where the darkness increases that it is necessary to have a light lit. Let us return to the anchor. Our faith is the anchor in heaven. We have our life anchored in heaven. What must we do? <We must> grip the cord: it is always there. And we go ahead because we are sure that our life has as an anchor in heaven, on that shore where we will arrive.

If we entrusted ourselves only to our strength, we would certainly have reason to feel disappointed and defeated, because the world often shows itself refractory to the laws of love. So often it prefers the laws of egoism. However, if the certainty survives in us that God does not abandon us, that God loves us and this world tenderly, then the perspective changes immediately. “Homo viator, spe erectus,” said the ancients. Along the way, Jesus’ promise “I am with you” makes us stand, erect, with hope, confident that the good God is already working to bring about what humanly seems impossible, because the anchor is on heaven’s beach.

The holy faithful people of God are people that stand – “homo viator” — and walk, but stand, “erectus,” and walk in hope. And, wherever they go, they know that God’s love has preceded them: there is no part of the world that escapes the victory of the Risen Christ. And what is the victory of the Risen Christ? <It is> the victory of love. Thank you

[Original text: Italian] [Translation by Virginia M. Forrester] 

Tab 3 content place

[/fruitful_tabs]

 

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*