• Lễ thứ hai -kính thánh Phaolo Miki và các bạn tử đạo
  • Thiên Chúa sẽ ban cho-ĐTC Phanxicô
  • giáo lý đức cậy bài 10-ĐTC Phanxicô
  • Suy niệm của ĐTC Phanxicô tại nhà nguyện Martha
  • Suy niệm của ĐTC Phanxicô tại nhà nguyện Martha
  • Sự xấu hổ tốt lành giúp chiến thắng cám dỗ tham vọng-ĐTC Phanxicô
  • Thánh Lễ 23-2-2017 Đức Thánh Cha Phanxicô
  • Thánh lễ 24-2-2017-ĐTC Phanxicô
  • Title 3

CÁC KITÔ HỮU KHÔNG PHẢI LÀ NÔ LỆ CỦA NHỮNG LỀ LUẬT

Thánh lễ tại nhà nguyện Marta, 06.02.2017

06/02/2017 11:51
Những người cứng nhắc thì sợ tự do mà Thiên Chúa ban, họ sợ yêu mến. Kitô hữu là nô lệ của tình yêu mến, chứ không nô lệ cho lề luật. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta.“Chúc tụng Chúa đi!” là lời ca khen của tác giả Thánh Vịnh 103 dâng lên Thiên Chúa vì những kỳ công vĩ đại. Chúa Cha làm nên biết bao điều kỳ diệu với công trình sáng tạo. Chúa Con thực hiện công trình cứu chuộc lạ lùng. Khi một trẻ thơ hỏi Thiên Chúa rằng vì sao Ngài tạo nên thế giới, thì Chúa sẽ nói “vì yêu mến”.Hãy mở rộng cõi lòng, đừng cậy dựa vào các điều luậtTại sao Thiên Chúa sáng tạo vũ trụ này? Đơn giản vì Ngài chia sẻ chính sự toàn hảo của chính Ngài. Và trong cuộc tái tạo, Thiên Chúa sai chính Con Một tới để làm cho những gì đã bị xấu đi  – trở lại đẹp đẽ, những gì sai lỗi – trở về đúng đắn, những gì tệ hại – trở về tốt lành.Khi Chúa Giêsu nói: “Cha tôi hằng làm việc, thì tôi cũng làm việc”, các luật sĩ cảm thấy chướng tai gai mắt và muốn giết Chúa. Tại sao? Bởi vì họ không thể đón nhận những gì từ Thiên Chúa như là quà tặng. Đối với họ, chỉ có công thẳng mà thôi, vì họ chỉ dựa vào các điều luật. Thay vì mở lòng đón nhận những quà tặng từ Thiên Chúa, họ lại khép kín vào những luật lệ, có lẽ 500 điều luật, có lẽ còn hơn… Họ không biết nhận ơn lành của Thiên Chúa. Có những món quà chỉ nhận được khi có tự do mà thôi. Thế mà họ lại sợ tự do Thiên Chúa ban, họ sợ tình yêu mến.

Kitô hữu làm nô lệ cho tình yêu, chứ không nô lệ cho lề luật

Đó là lý do hôm nay chúng ta ca tụng Chúa Cha: “Lạy Cha là Thiên Chúa toàn năng! Con yêu mến Ngài quá đỗi, vì biết bao ơn lành Ngài đã ban. Ngài đã cứu độ con, Ngài đã dựng nên con.” Đó là lời cầu nguyện chúc tụng ngợi khen, đó là lời nguyện của niềm vui sướng. Lời nguyện ấy đem lại cho chúng ta niềm vui của đời sống người Kitô.

Có những Kitô hữu rất buồn chán vì họ đóng cửa tâm hồn, vì họ không bao giờ biết đón nhận quà tặng của Thiên Chúa, vì họ sợ tự do là điều luôn đi kèm cùng quà tặng. Những người như thế chỉ biết có luật lệ và bổn phận, những bổn phận đóng khung. Làm như thế là làm nô lệ cho lề luật, và không có tình yêu mến. Trái lại, khi làm nô lệ cho tình yêu mến, bạn có tự do. Đó là điều thật tuyệt!

Làm thế nào để nhận được ơn cứu độ

Có những người đón nhận được ơn tha thứ của Thiên Chúa và sống như Chúa Giêsu, Con Một Chúa Cha, trong tình yêu mến, trong sự hiền từ và trong tự do. Nhưng cũng có những người nép mình trong cái khung khép kín của những lề luật; họ có vẻ an toàn, càng nhiều luật lệ càng có vẻ an toàn hơn, mà kỳ thực thì không có tự do, không có niềm vui.

Có hai công trình của Thiên Chúa. Đó là công trình sáng tạo và công trình cứu chuộc. Mỗi người chúng ta có thể tự hỏi lòng mình: Làm thế nào để sống cách tuyệt vời hai công trình kỳ diệu ấy? Nguyện xin Chúa giúp chúng ta hiểu được những điều vĩ đại mà Ngài đã làm khi sáng tạo vũ trụ vì tình yêu mến! Xin Chúa giúp chúng ta hiểu được tình yêu của Ngài, để ngày hôm nay chúng ta có thể cùng nhau thưa lên: “Lạy Chúa, Ngài thật tuyệt vời biết bao! Xin tạ ơn Ngài, xin cám ơn Ngài!”

THIÊN CHÚA BAN CHO CHÚNG TA BA MÓN QUÀ VÔ CÙNG QUÝ GIÁ

Thánh lễ tại nhà nguyện Marta, 07.02.2017

07/02/2017 12:13
Thiên Chúa là Cha đã ban cho chúng ta ba món quà vô cùng quý giá: một là căn tính làm con của Cha trên Trời, hai là trái đất này cùng công trình sáng tạo, ba là tình yêu mến của Ngài. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta.Chúng ta là con Thiên ChúaTrên tất cả, Thiên Chúa đã ban cho chúng ta “DNA” và thế là Ngài dựng nên một con người, Ngài sáng tạo chúng ta theo hình ảnh Ngài, theo hình ảnh Ngài và giống như Ngài, giống như Ngài. Khi một người con được sinh ra, thì không thể đảo ngược được nữa: người con ấy đã thành hình, người con ấy đã hiện hữu, đã có đó. Dù ít dù nhiều, người con nhận lấy căn tính của cha.Nếu người con trở nên tốt đẹp, thì người cha tự hào về con, bằng không thì? Nhưng nếu “xem ra là tốt thì!” Nếu có chút gì đó xấu, thì người cha vẫn nói: “Ồ, thật là tốt đẹp!” vì người cha là người cha. Luôn luôn như thế. Nếu đứa con trở nên tồi tệ, thì người cha bênh đỡ người con, chờ đợi người con… Chúa Giêsu dạy chúng ta về một người cha đợi chờ con cái. Chúa Giêsu ban cho chúng ta căn tính của người làm con: dù là nam hay nữ chúng ta phải nói thêm rằng chúng ta là những người con. Chúng ta giống Thiên Chúa bởi vì chúng ta là con cái Thiên Chúa.Gìn giữ công trình tạo dựng

Thiên Chúa đã lao tác để làm nên công trình sáng tạo, và Ngài ban công trình ấy cho chúng ta. Ngài ban cho chúng ta công trình sáng tạo để đưa tất cả về cùng Đấng Tạo Hóa. Đừng phá hủy công trình sáng tạo, nhưng hãy làm cho công trình này phát triển, hãy chăm sóc, gìn giữ và làm trổ sinh hoa trái. Thiên Chúa đã ban cho chúng ta mọi sự.

Thật là hài hước, tôi nghĩ: Thiên Chúa lại không ban cho chúng ta tiền bạc. Chúng ta có tất cả. Vậy ai cho chúng ta tiền bạc? Tôi không biết. Bà ngoại có nói là: sự dữ đến từ những cái túi: tham muốn ham muốn… Chúng ta có thể nghĩ xem ai cho chúng ta tiền bạc… Thiên Chúa ban cho chúng ta công trình tạo dựng để chúng ta bảo tồn và làm sinh hoa kết trái. Đây là một quà tặng của Thiên Chúa. Đỉnh cao của cuộc tạo dựng, Thiên Chúa đã dựng nên con người giống hình ảnh Ngài, có nam có nữ, và Thiên Chúa đã dựng nên họ.

Tạ ơn Cha về ba món quà

Chúng ta tạ ơn Thiên Chúa vì ba món quà Ngài đã ban cho chúng ta: căn tính làm con Thiên Chúa, quà tặng là công trình sáng tạo, và tình yêu mến của Ngài. Nguyện xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng của Ngài, để chúng ta gìn giữ căn tính làm con Thiên Chúa, để chúng ta lao tác với những tài năng nén bạc được trao phó mà làm sinh hoa kết trái, và để học biết yêu mến mỗi ngày một hơn.

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ

GIÁO LÝ VỀ NIỀM TIN TƯỞNG CẬY TRÔNG

BUỔI TRIỀU KIẾN CHUNG THỨ TƯ 8-2-2017

 

Bài 10

“Niềm tin tưởng cậy trông Kitô giáo không phải chỉ có chiều rộng theo tính cách cá nhân riêng tư, mà còn có tầm vóc giáo hội hiệp thông”

“Những ai tin tưởng cậy trông là thành phần hằng ngày trải qua thử thách, trải qua những gì là bấp bênh cùng với cái hạn hẹp của mình”.

Xin chào anh chị em thân mến!

Thứ Tư vừa rồi, chúng ta đã thấy rằng, ở bức Thư Thứ Nhất gửi cho Giáo đoàn Thessalonica, Thánh Phaolô đã khuyên là hãy vững vàng trong niềm tin tưởng cậy trông vào sự phục sinh (xem 5:4-11), bằng những lời đẹp đẽ này: “chúng ta sẽ luôn ở với Chúa” (4:17). Theo cùng chiều hướng ấy, vị Tông Đồ này cho thấy rằng niềm tin tưởng cậy trông Kitô giáo không phải chỉ có chiều rộng theo tính cách cá nhân riêng tư, mà còn có tầm vóc giáo hội hiệp thông. Tất cả chúng ta đều hy vọng, tất cả chúng ta cũng đều có hy vọng một cách hiệp thông nữa.

Cái nhìn của Thánh Phaolô ngay sau đó được nới rộng đến tất cả mọi thực tại làm nên cộng đồng Kitô hữu, xin họ hãy cầu nguyện cho nhau và hãy nâng đỡ nhau – giúp đáp nhau. Thế nhưng, chẳng những giúp đáp nhau về các nhu cầu, nơi nhiều nhu cầu của cuộc sống hằng ngày, mà còn trợ giúp nhau về niềm tin tưởng cậy trông nữa. Không phải là tình cờ mà ngài thực sự bắt đầu nói đến những ai được ủy thác trách nhiệm và việc hướng dẫn về mục vụ. Các vị là thành phần đầu tiên được kêu gọi để nuôi dưỡng niềm tin tưởng cậy trông, và điều này, không phải vì các vị khá hơn những người khác, mà vì thừa tác vụ thánh đang diễn tiến tốt đẹp ngoài năng lực của các vị. Bởi thế, các vị càng cần được tất cả mọi người kính trọng, thông cảm và ưu ái nâng đỡ.

Thế rồi ngài chú trọng tới những người anh em đang gặp nguy cơ mất niềm tin tưởng cậy trông, nguy cơ trở nên thất vọng. Chúng ta luôn nghe thấy chuyện dân chúng cảm thấy thất vọng và làm những điều đáng sợ… Nỗi thất vọng dẫn họ tới rất nhiều điều đang sợ. Trường hợp này xẩy ra cho những ai cảm thấy không còn đủ can đảm, những ai cảm thấy mình yếu nhược, và những ai cảm thấy bị dằn vặt bởi gánh nặng của cuộc đời cũng như bởi gánh nặng về các lỗi lầm của mình là những gì không thể trút bỏ. Trong các trường hợp ấy thì việc gần gũi và tấm lòng nồng nàn của toàn thể Giáo Hội cần phải gia tăng và yêu thương hơn nữa, và cần phải thể hiện một hình thức cảm thương sâu đậm, một niềm cảm thương không phải là thương hại: niềm cảm thương là ở chỗ chịu khổ với người khác, chịu khổ với người khác, gần gũi với kẻ bị khổ đau: một lời nói, một vuốt ve, nhưng nó cần phải xuất phát từ cõi lòng; đó là niềm cảm thương, đối với người đang cần được xoa dịu và an ủi. Đây là tất cả những gì càng quan trọng hơn nữa, đó là niềm tin tưởng cậy trông của Kitô giáo liên quan đến một đức bác ái không kém chân thực và cụ thể. Trong Bức Thư gửi cho Giáo đoàn Roma, chính Vị Tông Đồ Dân Ngoại đã khẳng định bằng tất cả tấm lòng của ngài được nắm ở trong bàn tay của ngài rằng: “Chúng ta là những người khỏe mạnh, cần phải chịu đựng những sai xẩy của kẻ yếu đuối, và đừng thỏa mãn bản thân mình” (15:1) – chịu đựng, chịu đựng những yếu đuối của kẻ khác. Thế nên, chứng từ này không khép kín trong những khuôn khổ của cộng đồng Kitô hữu: nó cũng âm vang ra ngoài bằng tất cả sức mạnh của nó, nơi bối cảnh xã hội và dân sự, như là một lời kêu gọi đừng tạo nên những bức tường chắn mà là những cây cầu nối, đừng lấy ác trả oán, hãy thắng dữ bằng sự lành, thắng vấp phạm bằng thứ tha, – một cộng đồng không bao giờ, không bao giờ có thể nói rằng: hắn sẽ phải bù đắp lại điều ấy! Đó không phải là một cử chỉ của Kitô hữu; một vấp phạm được thắng vượt bằng lòng tha thứ -, sống hòa thuận với tất cả mọi người. Đó là Giáo Hội! Và đó là những gì mang lại niềm tin tưởng cậy trông Kitô giáo, khi nó áp dụng những hướng dẫn mạnh mẽ và đồng thời cả niềm êm ái dịu dàng của lòng yêu thương. Tình yêu thì mãnh liệt và mền mại; nó mỹ miều đẹp đẽ.

Rồi chúng ta biết rằng người ta không thể tự mình học biết tin tưởng cậy trông. Không ai có thể tự học biết tin tưởng cậy trông. Đó là điều bất khả. Để được nuôi dưỡng thì niềm tin tưởng cậy trông nhất thiết cần có một “cơ thể”, trong đó các phần tử khác nhau nâng đỡ và phục hồi nhau. Vậy điều này có nghĩa là nếu chúng ta tin tưởng cậy trông đó là vì nhiều anh chị em của chúng ta đã dạy chúng ta tin tưởng cậy trông và đã bảo tồn niềm tin tưởng cậy trông của chúng ta. Nổi bật nhất trong số các phần tử này là những con người nhỏ bé, những người nghèo khổ, những người đơn sơ chất phác và những người ở bên lề xã hội. Đúng thế, vì người không biết tin tưởng cậy trông là kẻ khép kín vào phúc lợi của mình: chỉ hy vọng vào phúc lợi của mình thì không phải là hy vọng; người không biết tin tưởng cậy trông là kẻ khép mình vào cái thỏa mãn riêng tư, bao giờ cũng cho mình đúng…

Trái lại, những ai tin tưởng cậy trông là thành phần hằng ngày trải qua thử thách, trải qua những gì là bấp bênh cùng với cái hạn hẹp của mình. Chính những người anh em ấy cống hiến cho chúng ta chứng từ tuyệt vời nhất, mạnh mẽ nhất, vì họ kiên vững nơi việc họ phó mình cho Chúa, biết rằng, ở bên ngoài những gì là buồn thảm, đè nén và cái chết bất khả tránh, phán quyết cuối cùng sẽ là phán quyết của Chúa và sẽ là một thứ ngôn từ của lòng thương xót, của sự sống và của bình an. Ai hy vọng thì hãy hy vọng một ngay kia nghe được những lời sau này: “Hãy đến, hãy đến cùng tôi, hỡi người anh em; hãy đến, hãy đến cùng tôi, hỡi người chị em, mãi mãi muôn đời”.

Các bạn thân mến, nếu – như chúng ta đã nói – nơi cư ngụ tự nhiên của niềm tin tưởng cậy trông là một “cơ thể” hỗ trợ, thì nơi trường hợp của niềm tin tưởng cậy trông Kitô giáo cơ thể này là Giáo Hội, nơi Thánh Linh là hởi thở sống, là hồn sống của niềm tin tưởng cậy trông này. Bởi vậy mới thấy được lý do tại sao cuối cùng Tông Đồ Phaolô mời gọi chúng ta hãy liên tục cầu khẩn cùng Thánh Linh. Nếu tin tưởng là những gì không dễ thì hy vọng lại càng không dễ. Hy vọng khó hơn là tin tưởng; khó hơn. Tuy nhiên, khi Thánh Linh ngự trong lòng của chúng ta thì chính Ngài làm cho chúng ta hiểu được rằng chúng ta không được sợ hãi, rằng Chúa ở gần chúng ta và chăm sóc cho chúng ta; và chính Ngài là Đấng khuôn đúc các cộng đồng của chúng ta, bằng một lễ Hiện Xuống trường kỳ, như là những dấu hiệu sống động của niềm tin tưởng cậy trông cho gia đình nhân loại. Xin cám ơn anh chị em.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch

SUY NIỆM CỦA ĐTC PHANXICÔ

9 tháng Hai 2017

Người phụ nữ mang đến cho thế giới vẻ đẹp hài hòa

Nếu không có phụ nữ, sẽ không có sự hài hòa trong thế giới. Thiên Chúa tạo dựng con người có nam có nữ. Người nam và người nữ không phải là bằng nhau, cũng không phải là hơn kém nhau; nhưng không phải là người nam mà là chính người nữ mang lại sự hài hòa cho thế giới và làm cho thế giới xinh đẹp. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta.

Nếu không có người phụ nữ, sẽ không có sự hài hòa

Rất nhiều lần chúng ta nói về người phụ nữ theo kiểu: “là phụ nữ thì phải làm cái này”. Nhưng hãy lưu ý rằng, người phụ nữ có thể mang đến điều mà nam giới không thể, đó là vẻ đẹp hài hòa của Đấng Tạo Hóa.

Khi không có phụ nữ, sẽ không có sự hài hòa. Khi nói chuyện, chúng ta nói: nhưng đây là một xã hội với ưu thế mạnh mẽ của nam giới, và thế là? Bỏ quên nữ giới. Ừ thì phụ nữ phải rửa bát quét nhà giặt ủi… Không, không, không. Người phụ nữ đem đến sự hài hòa. Thật không công bằng, không được thiên vị cho bên này hoặc bên kia. Không. Chỉ có người nam thôi, thì không hài hòa, cần có người phụ nữ nữa. Và người phụ nữ dạy cho chúng ta cách trân trọng, cách yêu thương, sự dịu hiền, và làm cho thế giới những điều tuyệt đẹp.

Khai thác phụ nữ, chính là phá vỡ sự hài hòa

Trong câu chuyện Sáng Thế, người đàn ông cảm thấy cô đơn, rồi ông ước mơ, và Thiên Chúa dẫn đến cho ông một người phụ nữ, thế là cả hai vui mừng và nên một xương một thịt. Trong một buổi tiếp kiến, khi chào mọi người, tôi hỏi một cặp vợ chồng kỷ niệm 60 năm ngày cưới rằng: “Ai trong hai người đã kiên nhẫn hơn?”

Họ nhìn tôi, nhìn vào mắt tôi. Tôi không bao giờ quên ánh mắt ấy. Sau đó họ trở lại và nói với tôi, cả hai cùng nói với tôi: Chúng con yêu thương nhau. Sau 60 năm, điều ấy thực sự có nghĩa là một xương một thịt. Và đây chính là điều mà người phụ nữ đem tới: đó là khả năng yêu thương. Đó là sự hài hòa trong thế giới. Nhiều lần, chúng ta nghe thấy rằng: “Không, điều cần thiết cho xã hội này, cho tổ chức này, là ở đây phải có phụ nữ để làm việc này làm việc kia…” Không, không, không, không: các công việc chức năng ấy không phải là mục đích của người nữ. Đúng là người phụ nữ cũng phải làm việc như tất cả chúng ta. Nhưng mục đích chính là: người phụ nữ đem đến sự hài hòa, và không có phụ nữ thì sẽ không có sự hài hòa trong thế giới. Khai thác con người, là một tội ác chống lại nhân loại. Và khi tận dụng lợi thế của người phụ nữ quá mức, thì đó là đang phá hủy vẻ đẹp hài hòa mà Thiên Chúa ban cho thế giới. Khai thác phụ nữ chính là phá hủy.

Thiên Chúa ban cho chúng ta một người nữ tuyệt vời là Mẹ Maria

Đây chính là món quà tuyệt vời mà Thiên Chúa ban cho chúng ta. Ngài ban cho chúng ta những người phụ nữ. Trong Tin Mừng, chúng ta nghe về những người phụ nữ đầy can đảm và tốt lành. Nhưng còn hơn cả lòng dũng cảm, còn hơn thế nữa: người phụ nữ là vẻ đẹp hài hòa là vẻ đẹp nên thơ. Nếu không có người phụ nữ, thế giới không còn đẹp đẽ, thế giới sẽ mất đi sự hài hòa. Tôi thích nghĩ như thế, bản thân tôi nghĩ như thế. Thiên Chúa đã tạo nên người nữ, vì tất cả chúng ta có chung một người mẹ.

10 THÁNG HAI NĂM 2017

Suy niệm của ĐTC Phanxicô tại nhà nguyện Martha.

Cám dỗ chạy trốn Thiên Chúa

Khi yếu đuối trong các cơn cám dỗ, tất cả chúng ta cần ơn sủng của Chúa Giêsu nâng đỡ giúp sức, để chúng ta không sống kiểu che giấu, nhưng biết nài xin ơn tha thứ của Chúa để đứng dậy và làm lại từ đầu. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta.

Ma quỷ chuyên môn nói dối

Có những cám dỗ thôi thúc chúng ta che giấu chính mình trước Chúa. Chúng ta giấu giếm các tội lỗi, những yếu đuối, những sai lầm. Trong bài đọc trích sách Sáng Thế, ma quỷ với hình dạng con rắn ma lanh, đầy hấp dẫn và nhiều mưu mẹo lừa gạt, nó là chuyên gia trong chuyện lừa dối, là cha của kẻ gian dối, và là kẻ gian dối. Nó đi lừa người ta. Nó làm cho bà Eva cảm thấy thích thú, nó nói chuyện với bà, và từng bước dẫn dụ bà vào cửa của nó theo ý nó.

Chúng ta hãy nhớ lại, Chúa Giêsu thì khác. Trong sa mạc, Chúa đã làm cho ma quỷ phải bẽ mặt. Khi ấy, ma quỷ cố tìm cách nói chuyện với Chúa Kitô, để tìm cách lừa Chúa, bởi vì ma quỷ lừa người ta khi nó nói chuyện với họ. Chúa Giêsu không vấp ngã, vì Chúa không dựa vào lời của tên cám dỗ, Chúa cũng không dựa vào lời của bản thân, nhưng dựa vào Lời của Thiên Chúa. Thế đó, bạn không thể nói chuyện với ma quỷ, vì nếu nói chuyện với ma quỷ thì sẽ có kết cục giống như Adam Evà, đó là cả hai ông bà đều trần trụi.

Ma quỷ đối xử rất tệ, trả công rất kém! Nó chuyên lừa đảo. Nó hứa hẹn là cho bạn mọi thứ, nhưng thực tế kết cục là manh áo che thân, bạn cũng không có. Ma quỷ là con rắn rất thông minh, bạn không thể nói chuyện với nó. Chúng ta đều biết cám dỗ là gì, chúng ta biết, vì tất cả chúng ta đều bị nhiều cám dỗ. Những cám dỗ đó là hư danh, kiêu ngạo, tham lam…v.v. Nhiều lắm.

Tham nhũng bắt đầu từ những điều rất nhỏ

Người ta thường nói và tiếp tục nói về tham nhũng. Chúng ta cần xin ơn chúa nâng đỡ để khỏi sa vào cơn cám dỗ này.

Có quá nhiều vụ tham những, có nhiều vụ tham nhũng tai tiếng trên thế giới mà chúng ta biết. Có lẽ những vụ ấy đã bắt đầu với những gì rất nhỏ. Tôi không biết, “chẳng lẽ lại không biết điều chỉnh tốt cho ngân sách một chút, một gam thì đáng gì: không đáng gì, chúng tôi coi 900 gam thì có vẻ cũng giống như một ký thôi”. Tham nhũng bắt đầu như thế đó. Nó giống như cuộc đối thoại: “Ồ không có gì đâu, trái cây đó không làm hại bạn đâu. Ăn đi, nó tốt lắm! Chuyện nhỏ mà, không có gì đáng kể đâu. Làm đi bạn, làm đi!” Từng chút từng chút một, và rồi bạn sẽ lún sâu vào tội lỗi, bạn sẽ rơi vào tham nhũng.

Can đảm thưa chuyện với Chúa

Chúng ta đừng ngây ngô, đừng ngốc nghếch chạy trốn như Adam Eva. Chúng ta hãy cầu xin sự trợ giúp của Chúa, vì tự sức mình chúng ta không thể. Hãy nài xin ân sủng của Chúa Giêsu để chúng ta có thể trở lại mà xin ơn tha thứ.

Khi bị cám dỗ chạy trốn, khi bị cám dỗ không dám thưa chuyện với Thiên Chúa, chúng ta hãy cầu nguyện: “Lạy Chúa, con yếu đuối lắm, xin Chúa nâng đỡ con! Con không muốn che giấu Chúa điều gì.” Đó chính là dũng cảm, và đó chính là cách chiến thắng cám dỗ. Khi bạn bắt đầu thưa chuyện với Chúa, cũng là lúc bạn chiến thắng cám dỗ. Nguyện xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng của Ngài, nguyện xin Chúa cùng đồng hành với mỗi người chúng ta, để chúng ta có thể can đảm, và nếu chúng ta có yếu đuối mà bị cám dỗ lừa dối chăng nữa, chúng ta vẫn có đủ can đảm để đứng dậy và tiến về phía trước. Vì lý do này, mà Chúa Giêsu đã đến trần gian. Chúa đến để cứu giúp chúng ta.

SỰ XẤU HỔ TỐT LÀNH GIÚP CHIẾN THẮNG CÁM DỖ THAM VỌNG

ĐTC Phanxicô

Thứ ba tuần 7 thường niên, 21-2-2017

Xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng, đó là sự xấu hổ tốt lành, để chúng ta có thể đối diện với cơn cám dỗ của những tham vọng. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta.

Cám dỗ tham vọng giữa các môn đệ, trong các giáo xứ

Có một loại cám dỗ được nhắc đến trong bài Tin Mừng hôm nay. Khi các môn đệ đi trên đường, các ông bàn luận xem, trong các ông, ai là người lớn nhất. Nhưng họ lặng thinh khi Thầy Giêsu hỏi xem họ đang bàn với nhau về chuyện gì. Các ông lặng thinh vì các ông cảm thấy xấu hổ về cuộc luận bàn ấy.

Các ông là những người tốt. Các ông muốn theo Chúa, muốn phục vụ Chúa. Nhưng các ông không biết rằng, con đường phục vụ của Chúa quả là không hề dễ dàng. Con đường ấy không giống kiểu gia nhập một tổ chức nào đó, không như kiểu tổ chức từ thiện, nó cũng không phải chỉ là để làm điều gì đó tốt, nó là điều gì đó khác. Và điều ấy làm cho các ông sợ. Thế là có cám dỗ của thế gian. Từ xưa đến nay, trong Giáo hội, cám dỗ này đã có và sẽ tiếp tục có. Chúng ta thử nghĩ về những cuộc tranh chấp trong xứ đạo. Người ta nói: tôi muốn trở thành chủ tịch của hiệp hội này, tôi muốn lên chức một chút, ai là người lớn nhất ở đây, ai quan trọng nhất trong xứ đạo này… tôi quan trọng hơn vì tôi đã làm cái này… Và ở đó có chuỗi tội lỗi nối tiếp nhau.

Cám dỗ tham vọng giữa các linh mục, giữa hàng giám mục

Chính chúng ta là các linh mục, chúng ta phải xấu hổ mà thừa nhận rằng, đôi khi chúng ta nói: “Tôi muốn giáo xứ như thế này… Tôi muốn thế kia…”. Và bao nhiêu điều tương tự. Nhưng Chúa có ở đó không! Những điều ấy không phải là con đường của Chúa. Những điều ấy là con đường của phù vân, của hư danh, của thế gian.

Ngay cả giữa hàng giám mục cũng xảy ra điều tương tự: thế gian đầy những cám dỗ. Nhiều lần, có vị nói: “Tôi ở giáo phận này, hãy nhìn xem điều gì là quan trọng nhất, và tôi đã xoay chuyển… vâng, tạo nên ảnh hưởng này nọ, tạo áp lực kia đó, đưa đẩy vào đúng thời điểm ấy để đạt tới điều đó…”. Nhưng Chúa có ở đó không!

Xin ơn sống đơn sơ như trẻ thơ

Xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để xấu hổ, khi chúng ta nhận thấy mình đang bị cám dỗ theo con đường của thế gian. Vì Chúa Giêsu đã đảo lộn trật tự: ai muốn làm đầu thì hãy làm người rốt hết và làm người phục vụ mọi người. Và Chúa đã đặt một em bé ở giữa, vì tất cả chúng ta đều dễ rơi vào cám dỗ tham vọng của thế gian là luôn muốn cảm thấy hơn người.

Nguyện xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để xấu hổ, một sự xấu hổ tốt lành, một sự xấu hổ thánh thiêng, để chúng ta có thể tìm thấy bản thân trong hoàn cảnh của mình, giữa những cám dỗ, để chúng ta có thể xấu hổ thưa lên: “Con đã có thể nghĩ như thế sao? Khi con thấy Chúa ở trên thập giá…”.  Xin Chúa ban cho chúng ta ơn đơn sơ của trẻ thơ, để chúng ta hiểu được con đường phục vụ khiêm nhường.

Tứ Quyết, SJ

HÃY TỪ BỎ LỐI SỐNG HAI MẶT

ĐTC Phanxicô

Thánh lễ tại nhà nguyện Marta, 23.02.2017

23/02/2017

Đừng gây ra những cú sốc với lối sống hai mặt, đừng gây cớ vấp phạm cho những người bé nhỏ, vì những điều ấy hủy hoại cuộc sống; và đừng trì hoãn việc hoán cải. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta.

 

Sống hai mặt là gì?

Trong bài Tin Mừng, Chúa nói đến chuyện thà “chặt tay, móc mắt” và đừng “gây cớ vấp phạm cho những người bé nhỏ”. Điều ấy có nghĩa là hãy sống ngay thẳng đơn thành và tin tưởng Thiên Chúa. Vì gây cớ vấp phạm có nghĩa là đang phá hủy.

Sống hai mặt là gì? Gây cớ vấp phạm, có nghĩa là nói một đàng làm một nẻo, là sống kiểu hai mặt, là sống hai mặt. Lối sống hai mặt là thế này. Một mặt, tôi nói tôi là người Công giáo, tôi luôn đi Lễ, tôi tham gia hiệp hội này hội đoàn kia. Mặt khác, đời sống của tôi thì không Công giáo chút nào, vì tôi trả lương bất công cho nhân viên, tôi chơi bẩn khi kinh doanh, tôi khai thác con người, tôi rửa tiền… Đó là cuộc sống hai mặt. Và nhiều người Công giáo là như vậy. Đó là những thứ chướng tai gai mắt. Đã bao nhiêu lần chúng ta nghe giữa chúng ta nơi các góc phố hoặc nhiều nơi khác rằng, là người Công giáo mà sống tệ thế, chẳng thà là người vô thần. Thế đó, những cú sốc ấy, những vụ bê bối ấy có sức mạnh hủy hoại. Những thứ đó hủy hoại bạn. Chúng ta thấy nhan nhản những vụ bê bối trên báo chí, thậm chí là những vụ lớn. Những thứ tệ hại đó đang ra sức phá hủy.

 

Chúa nói gì với kẻ sống hai mặt?

Có ví dụ về công ty lớn đang trên bờ phá sản. Các nhà hữu trách muốn tránh một cuộc đình công chính đáng, nhưng họ lại không làm tốt việc này, và họ muốn nói chuyện với giới lãnh đạo của công ty. Những ngày sau đó, người dân không có tiền để chi trả cho các nhu cầu hàng ngày vì họ không nhận được tiền lương. Trong khi đó, người có trách nhiệm giải quyết vụ việc, là một người Công giáo, lại thản nhiên thực hiện kỳ nghỉ trên bãi biển vùng Trung Đông. Thế đấy! Đó là một vụ bê bối, đó là lối sống hai mặt.

Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu nói về những người sống hai mặt thế này: “Khi bạn đến Cửa Thiên Đàng, gõ cửa và nói: Con đây, lạy Chúa!” Nhưng Ta sẽ nói: “Ta không biết ngươi. Ta không nhớ ngươi.”. Người ấy có thể nói tiếp: “Con đã đi nhà thờ, con đã tham gia hội đoàn đó, con đã làm điều ấy… Chúa không nhớ sao?”. Chúa đáp lại: “Ừ. Ta nhớ. Ta nhớ tất cả những gì tệ hại, tất cả những gì ngươi ăn cắp từ người nghèo. Ta không biết ngươi.”. Thế đó, Chúa Giêsu sẽ trả lời như thế cho những kẻ sống hai mặt.

 

Xin ơn mau mắn hoán cải

Thật là tốt cho tất cả chúng ta, cho mỗi người chúng ta, là hôm nay nghĩ về điều gì đó mang tính hai mặt trong cuộc sống chúng ta, những gì xem ra là công bằng, những gì có vẻ như là người tín hữu tốt, có vẻ là người Công giáo tốt, nhưng thực tế lại khác. Nếu có cái gì đó còn là kiểu sống hai mặt, nếu tôi còn quá tự tin theo kiểu: “Chúa sẽ tha thứ tất cả cho tôi, nhưng tôi vẫn tiếp tục hai mặt”. Nếu có điều gì đó để tôi nói: “Vâng, điều ấy thật không tốt, tôi sẽ thay đổi, sẽ hoán cải, nhưng không phải là hôm nay, để ngày mai”. Nếu chúng ta vẫn còn nghĩ như thế, thì hãy ngẫm suy Lời Chúa ngày hôm nay, để cảm thấy rằng, khó mà có Chúa trong những thứ ấy. Vì lối sống hai mặt chỉ ra sức hủy hoại mà thôi.

Tứ Quyết, SJ

TRONG CÔNG BẰNG LÀ THƯƠNG XÓT

ĐTC Phanxicô

Thánh lễ tại nhà nguyện Marta, 24.02.2017

 

24/02/2017 13:42

Trong hành trình của người Kitô hữu, sự thật không phải là sự thật kiểu thương lượng, và chúng ta phải sống công bằng với đầy lòng thương xót, như Chúa Giêsu dạy. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta.

 

Ly dị có hợp pháp không?

Các luật sĩ hỏi thử Chúa Giêsu rằng: “Người ta có được phép ly dị vợ không?” Chúa không trả lời cho họ là hợp pháp hay không hợp pháp. Chúa không đi vào lối suy diễn, lối suy nghĩ của họ. Bởi vì họ chỉ nghĩ đến niềm tin theo kiểu có thể hoặc không thể, có thể đến chỗ này, không thể đến chỗ kia. Kiểu luận lý ấy, nếp nghĩ ấy, Chúa không đi vào. Chúa hỏi lại họ rằng: “Ông Môsê đã truyền cho các ông thế nào?” Họ nói: ông Môsê cho phép ly dị vợ. Chúa đáp lại họ: ông Môsê viết điều luật ấy vì các ông lòng chai dạ đá. Chúa nói sự thật. Đó là sự thật.

Chúa Giêsu luôn nói sự thật. Khi các môn đệ hỏi thêm, Chúa giải thích: “Ai bỏ vợ mình mà lấy vợ khác, thì phạm tội ngoại tình, và ai bỏ chồng mà lấy chồng khác thì cũng phạm tội ngoại tình”.

 

Nên hiểu như thế nào?

Nếu sự thật là như thế và ngoại tình là điều nghiêm trọng, thì nên hiểu thế nào khi có nhiều lần Chúa Giêsu cũng nói chuyện với người phụ nữ phạm tội ngoại tình hoặc với người ngoại. Chúa nói với chị: “Tôi không lên án chị đâu. Chị về đi và đừng phạm tội nữa.” Có thể như thế chăng?

Con đường của Chúa Giêsu, chúng ta thấy rõ ràng: đó là con đường của sự thật và lòng thương xót. Chúa Giêsu vượt lên trên luật lệ. Đối với những ai muốn thử Người, muốn gài bẫy Người vào cái vòng luận lý lệ luật theo kiểu có thể không thể, thì họ đều thất bại. Họ không thể, bởi lẽ họ sống giả hình. Họ giữ luật chi li và chính xác. Họ càng giữ luật nghiêm ngặt hơn thì họ lại càng gian ác hơn. Đó là kiểu sống lừa dối.

 

Công bình và thương xót là con đường khó đi nhưng mang lại hạnh phúc

Hành trình của người Kitô hữu không dựa trên những kiểu sự thật thay đổi theo hoàn cảnh, nhưng sự thật là sự thật, và cùng với sự thật ấy là sự phản ứng của lòng thương xót. Đó là cung cách của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu là hiện thân của Chúa Cha giàu lòng thương xót, và Chúa Giêsu cũng là Sự Thật của Chúa Cha. Con đường của sự thật và lòng thương xót, là con đường Chúa Giêsu dạy chúng ta, nhưng thật khó thực hiện vì có biết bao cám dỗ của cuộc sống.

Khi con tim của chúng ta bị cám dỗ, thật chẳng dễ chút nào để sống công bằng và thương xót. Thế nên, chúng ta cần ân sủng của Thiên Chúa đổ vào cõi lòng mình. Và chúng ta luôn cần nài xin ơn ấy: “Lạy Chúa, con phải lẽ, nhưng cần phải lẽ với lòng thương xót”. Nhưng mà điều ấy không đúng trong các trường hợp đã được nghiên cứu. Nhưng lại đúng trong lòng thương xót. Đúng như bạn là. Đúng trong lòng thương xót. Sau đó, một loạt suy nghĩ có thể ập tới: “Nhưng, trong Thiên Chúa, điều gì quan trọng hơn?” Công bằng hay là thương xót? Có thể có một suy nghĩ tệ, cố gắng được khơi lên: chỉ có một mà thôi, không thể cả hai.

Thế nhưng, trong Thiên Chúa, công bằng chính là thương xót và thương xót là công bằng. Xin Chúa giúp chúng ta hiểu được con đường này, một con đường không hề dễ dàng, nhưng giúp chúng ta hạnh phúc và làm cho bao người hạnh phúc.

Tứ Quyết, SJ

Tab 3 content place

[/fruitful_tabs]
[/fruitful_tabs]

 

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*