• Chúa biến đổi trái tim bằng đá-ĐTC Phanxicô
  • Ai cập là dấu chỉ-ĐTC Phanxicô
  • <span style=
  • <span style=
  • <span style=
  • <span style=
  • Buổi tiếp kiến thứ tư hàng tuần-ĐTC Phanxicô
  • Kinh Lạy Nữ Vương thiên đàng với -Đức Thánh Cha
  • Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến thứ tư hàng tuần
  • bình an của Chúa Giêsu là đích thực-ĐTC Phanxicô
  • Title 2
  • Title 3

CHÚA BIẾN ĐỔI TRÁI TIM

ĐTC Phanxicô

Lễ tại nhà nguyện Marta, thứ ba ngày 2 tháng 5 năm 2017.

Chúa có thể biến đổi “trái tim bằng đá” thành “trái tim bằng thịt”

ĐTC Phanxicô chia sẻ trong lễ thứ ba tuần 3 phục sinh

Những trái tim chai cứng chỉ biết lên án tất cả những gì nằm ngoài luật lệ. Nhưng Chúa sẽ làm mềm những trái tim ấy. Sự dịu hiền của Thiên Chúa có thể lấy đi trái tim chai đá, và thay thế những con tim khô cứng ấy bằng những trái tim biết yêu thương. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta.

Những trái tim chai đá gây ra nhiều đau khổ

Trong Thánh Vịnh 94 Chúa cảnh báo thực tế phũ phàng là: người dân rất cứng lòng. Sau đó ngôn sứ Ezekiel loan báo lời hứa vĩ đại. Đó là Thiên Chúa sẽ biến đổi lòng người. Ngài sẽ lấy đi những trái tim bằng đá, và thay vào đó là trái tim bằng thịt, trái tim biết lắng nghe, trái tim trở nên chứng nhân cho đời vâng phục.

Thế đó, thật là đau khổ, đau khổ rất nhiều, khi trong Giáo Hội có những con tim chai đá, những trái tim bằng đá, những trái tim khép kín và không muốn mở ra, những trái tim chỉ biết đến thứ ngôn ngữ của lên án trách móc. Họ không hỏi những điều như: “Xin vui lòng cho tôi biết, tại sao bạn nói điều này? Tại sao điều kia? Vui lòng nói cho tôi…” Không. Họ không nói như thế, không hỏi như thế. Họ khép kín tâm hồn. Họ tỏ ra là biết mọi sự. Họ không cần một lời giải thích nào.

Sống chứng nhân cho đời vâng phục

Trước sự cứng lòng của dân chúng, Chúa Giêsu nhắc lại những gì mà cha ông họ đã đối xử với các ngôn sứ, đó là việc giết hại các ngôn sứ. Và khi một tâm hồn khép kín, thì Chúa Thánh Thần không thể ngự vào. Nơi những trái tim chai đá, không có chỗ cho Chúa Thánh Thần ở.

Thế nhưng, bài đọc trích sách Công Vụ Tông Đồ hôm nay cho chúng ta thấy, thánh Têphanô được đầy Thánh Thần. Nhờ đó thánh nhân hiểu được mọi sự, và trở thành chứng nhân, sống vâng phục Đấng là Ngôi Lời trở thành người phàm. Điều tuyệt vời ấy chính Chúa Thánh Thần đã làm. Đó là sự thật đầy tràn viên mãn và đó là một trái tim sung mãn. Trái lại, những trái tim ngang bướng không để cho Chúa Thánh Thần ngự vào, thì lúc nào cũng cảm thấy thiếu vắng.

Sự hiền từ của Thiên Chúa có sức biến đổi lòng người

Hai môn đệ trên đường Emmau cũng như chúng ta ngày nay, với nhiều nghi ngờ, với nhiều tội lỗi, thường khi chúng ta muốn rời xa con đường Thập giá. Chúng ta cần được Chúa Giêsu đồng hành nâng đỡ, để Ngài có thể sưởi ấm tâm hồn chúng ta.

Hôm nay chúng ta hãy ngắm nhìn sự hiền từ của Chúa Giêsu, Đấng là chứng nhân cho đức vâng phục. Người là Chứng Nhân Vĩ Đại, là Đấng đã trao hiến mạng sống, để giúp chúng ta thấy sự hiền từ của Thiên Chúa trước những tội lỗi yếu đuối của chúng ta. Nguyện xin ân sủng của Chúa làm mềm dịu những trái tim cứng nhắc của những người bị đóng khung trong lề luật. Họ lên án tất cả những gì nằm ngoài lề luật. Bởi vì họ không biết đến Ngôi Lời đã trở nên người phàm, Đấng là chứng nhân cho đời vâng phục. Bởi lẽ họ chưa biết rằng, sự hiền từ của Thiên Chúa có thể biến đổi trái tim bằng đá, trở thành trái tim biết yêu thương.

Tứ Quyết, SJ

AI CẬP LÀ DẤU CHỈ CỦA NIỀM HY VỌNG

ĐTC Phanxicô

Ai Cập là dấu chỉ của niềm hy vọng sự trợ giúp và tình huynh đệ

Buổi tiếp kiến thứ tư hàng tuần 3 tháng 5 năm 2017

Sáng thứ tư 3-5-2017 đã có khoảng 40.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ chung hàng tuần với ĐTC. Như quý vị đã biết ĐTC vừa công du Ai Cập về nên trong bài huấn dụ  ĐTC đã chia sẻ với mọi người một số cảm tưởng của ngài. ĐTC nói: tôi đã viếng thăm đất nước này thể theo bốn lời mời: của tổng thống Cộng hòa Ai Cập, của Đức Thượng Phụ chính thống Copte, của Đại Imam Al-Azhar và của Đức Thượng Phụ công giáo Copte. Tôi xin cám ơn từng vị vì sự tiếp đón thật nồng hậu các vị đã dành cho tôi. Và tôi xin cám ơn toàn dân Ai Cập vì sự tham dự và lòng trìu mến dành cho Người Kế vị Thánh Phêrô.

Tổng thống và chính quyền dân sự đã dấn thân một cách ngoại thường  để cho chuyến viếng thăm được diễn ra trong cách thế tốt đẹp nhất, để nó có thể là một dấu chỉ của hòa bình đối với Ai Cập và toàn vùng này, rất tiếc đang phải khổ đau vì nạn khủng bố. Thật thế, vì khẩu hiệu của chuyến công du là “Đức Giáo Hoàng của hoà bình trong một Ai Cập hòa bình”.

Tiếp đến ĐTC đã duyệt lại các sinh hoạt của ngài trong hai ngày viếng thăm. Trước hết là thăm đại học Al- Azhar, là đại học hồi giáo cổ xưa nhất và là học viện tối cao của Hồi giáo Sunnít. Việc viếng thăm nhắm hai mục đích: trước hết là đối thoại giữa các tín hữu Kitô và Hồi giáo, đồng thời là để thăng tiến nền hoà bình trên thế giới. Tại đại học Al-Azhar đã có cuộc gặp gỡ với Đại Imam và trải rộng ra Hội nghị quốc tế về Hoà Bình. Trong bối cảnh đó tôi đã cống hiến một suy tư nhằm đánh giá cao lịch sử của Ai Cập như là vùng đất của nền văn minh và của các giao ước. ĐTC giải thích thêm như sau:

** Đối với toàn nhân loại Ai Cập đồng nghĩa với nền văn minh cổ xưa, các kho tàng nghệ thuật và hiểu biết: và điều này nhắc nhớ chúng ta rằng nền hoà bình được xây dựng qua việc giáo dục, đào tạo sự khôn ngoan, đào tào tạo một nền nhân bản bao gồm cả chiều kích tôn giáo như phần toàn vẹn, bao gồm tương quan với Thiên Chúa, như Đại Imam đã nhắc lại trong diễn văn của ngài. Nền hoà bình cũng được xây dựng bằng cách khởi hành từ giao ước giữa Thiên Chúa và con người, là nền tảng của giao ước giữa con người với nhau, dựa trên Mười Điều Răn được viết trên các bảng đá tại núi Sinai, nhưng còn sâu sắc hơn nữa nó được viết trong trái tim của từng người thuộc mọi thời đậi và ở mọi nơi, luật được tóm gọn trong hai điều răn của tình yêu thương đối với Thiên  Chúa và đối với con người.

Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: chính nền tảng này cũng là nền móng của việc xây dựng trật tự xã hội và dân sự, trong đó tất cả mọi công dân, thuộc mọi nguồn gốc, văn hoá và tôn giáo, đều được mời tham dự. Một viễn tượng đời lành mạnh như thế  đã được nêu bật trong việc trao đổi diễn văn với tổng thống  Ai Cập, trước sự hiện diện của các giới chức chính quyền nước này và của Ngoại giao đoàn. Gia tài lịch sử và tôn giáo to lớn của Ai Cập và vai trò của nó trong vùng Trung Đông giao phó cho nó một nhiệm vụ đặc thù trên con đường hướng tới một nền hoà bình ổn định và lâu bền, không dựa trên  quyền bính của sức mạnh, nhưng trên sức mạnh của quyền bính.

Tại Ai Cập cũng như tại mỗi quốc gia trên thế giới các kitô hữu được mời gọi là men của tình huynh đệ. Điều này có thể, nếu họ sống trong chính mình sự hiệp thông với Chúa Kitô. Nhờ ơn Chúa, cùng  với Đức Thượng Phụ chính thống Copte Tawadros chúng tôi đã có thể cống hiến một dấu chỉ hiệp thông mạnh mẽ. ĐTC nói thêm trong bài huấn dụ:

** Chúng tôi đã canh tân dấn thân, cả bằng cách ký một Tuyên ngôn chung cùng nhau bước đi và dấn thân để không lập lại bí tích Rửa Tội đã được ban trong các Giáo Hội liên hệ. Chúng tôi đã cùng nhau cầu nguyện cho các vị tử đạo của các vụ khủng bố mới đây đã đánh vào Giáo Hội đáng kính này một cách thê thảm; và máu của họ đã khiến cho cuộc gặp gỡ đại kết được phong phú, cũng có Đức Thượng Phụ Costantinopoli Bartolomaios tham dự, Đức Thượng Phụ đại kết, người anh em rất thân yêu của tôi.

Ngày thứ hai của chuyến viếng thăm đã được dành cho các tín hữu công giáo . Thánh lễ cử hành tại sân vận động do chính quyền Ai Cập dành cho đã là một lễ hội của đức tin và tình huynh đệ, trong đó chúng tôi đã cảm nhận được sự hiện diện sinh động của Chúa Phục Sinh. Trong khi chú giải Phúc Âm tôi đã khích lệ giáo đoàn công giáo bé nhỏ tại Ai Cập sống kinh nghiệm của hai môn đệ làng Emmaus luôn luôn tìm kiếm Chúa Kitô, Lời và Bánh sự sống, niềm vui của đức tin, lòng sốt mến của niềm hy vọng, và sức mạnh làm chứng tá trong tình yêu rằng “chúng tôi đã gặp Chúa!”.

Cuộc gặp gỡ cuối cùng tôi đã sống với các linh mục, tu sĩ nam nữ và chủng sinh trong Đại chủng viện. Có biết bao nhiêu chủng sinh… Và đây là một an ủi. Đó đã là một buổi cử hành Lời Chúa, trong đó các lời hứa của cuộc đời thánh hiến đã được lập lại. Trong cộng đoàn những người đã lựa chọn dâng cuộc sống cho Chúa Kitô vì Nước Thiên Chúa này, tôi đã trông thấy vẻ đẹp của Giáo Hội tại Ai Cập, và tôi đã cầu nguyện cho tất cả mọi kitô hữu vùng Trung Đông, để được các chủ chăn của họ hướng dẫn và các người sống đời thánh hiến đồng hành họ là muối và ánh sáng trong các vùng đất này, giữa các dân tộc này. Đối với chúng ta, Ai Cập đã là dấu chỉ của niềm hy vọng, của sự ẩn núp, của sự trợ giúp. Khi vùng đất này đã bị đói, tổ phụ Giacóp đã cùng các con mình đi xuống đó: thế rồi khi Chúa Giêsu đã bị bách hại, Ngài cũng đã tới đó. Vì thế, kể cho anh chị em nghe chuyến viếng thăm này là bước vào trong con đường của việc nói tới niềm hy vọng: đối với chúng ta Ai Cập là dấu chỉ của niềm hy vọng đối với lịch sử ngày nay, đối với tình huynh đệ mà tôi vừa kể cho anh chị em nghe.

Một lần nữa tôi xin cám ơn những người, trong nhiều cách thế khác nhau, đã góp phần khiến cho chuyến công du này có thể thực hiện, cách riêng biết bao nhiêu người đã dâng lời cầu nguyện và khổ đau của họ. Xin Thánh Gia Nadarét đã di cư tới các bờ sông Nilo để thoát sự tàn bạo của vua Hêrôđê, chúc lành  và luôn luôn  che chở nhân dân Ai Cập  và hướng dẫn họ trên con đường của sự thịnh vượng, tình huynh đệ  và nền hoà bình.

** ĐTC đã chào nhiều đoàn hành hương khác nhau. Trong các nhóm nói tiếng Pháp ngài đặc biệt chào các thành viên các huynh đoàn đan tu Giêrusalem, các giáo chức và các bạn trẻ sinh viên Nice. Ngài mời gọi họ xây dựng một thế giới công bằng và hoà bình, trong đó mọi người đều được tiếp đón.

ĐTC cũng chào tín hữu đến từ các nước Ai Len, Philipines, Sri Lanka, Viêt Nam, Canada và Hoa Kỳ, và ngài xin Chúa chúc lành cho họ và cho gia đình họ.

ĐTC cũng chào các nhóm nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, đặc biệt là các thành viên liên hiệp các viện hàn lâm y khoa Brasil, cũng như giáo dân vùng Ribeirao Preto, Pondrina và Caratinga. Ngài xin Thánh Gia đã từng di cư sang Ai Cập để trốn chạy bạo lực của vua Hêrôđê chúc lành và che chở gia đình họ.

Chào các nhóm Ba Lan ĐTC nhắc cho mọi người biết hôm qua là lễ kính Đức Trinh Nữ Maria, Nữ Vương Ba Lan, và cũng là quốc lễ của nước này. Ngài cầu chúc họ chọn các con đường hoà hợp và yêu thương nhau trong các lựa chọn của cuộc sống thường ngày, và biết nhậy cảm đối với nhu cầu của các anh chị em khác.

ĐTC đặc biệt chào các giáo sư, chủng sinh và học sinh các trường giáo phận Pozega bên Croazia do ĐC Antun Skvorcevic hướng dẫn nhân kỷ niệm 20 năm thành lập giáo phận này. Ngài cầu mong chuyến hành hương tới mộ thánh Phêrô củng cố lòng tin của mọi người với sự đồng hành của Mẹ Maria và thánh Gioan Phaolô II là người đã thành lập giáo phận.

Trong các nhóm tiếng Ý ĐTC chào các sinh viên trường truyền giáo thánh Phaolô Roma, các tham dự viên khóa học do Phân khoa khoa học giáo dục Auxilium tổ chức, các thị trưởng vùng Varese, và nhiều đoàn hành hương khác. Ngài cầu mong ngày lễ kính hai tông đồ Philiphê và Giacôbê giúp mọi người trở thành các người loan báo Chúa Phục Sinh và can đảm làm chứng cho Tin Mừng.

Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn ĐTC nhắc cho mọi người biết tháng 5 là tháng kính Đức Mẹ và ngài khích lệ tất cả biết khẩn nài Mẹ: người trẻ biết học nơi Mẹ bằng cách lần hạt Mân Côi; xin mẹ nâng đỡ  người đau yếu trong thử thách; và các cặp vợ chồng mới cưới biết noi gương Mẹ mến Chúa yêu người.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.

Linh Tiến Khải

LẮNG NGHE KHÁT VỌNG TRONG TRÁI TIM CON NGƯỜI

ĐTC lễ tại nhà nguyện Marta,

thứ năm tuần 3 phục sinh, 4 tháng 5 năm 2017

Giáo Hội không ngồi lỳ một chỗ, mà đứng lên và tiến bước. Giáo Hội đang lắng nghe những thao thức của dân Chúa và luôn sống trong mừng vui. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta.

Hãy chỗi dậy mà đi

Trong bài đọc trích sách Tông Đồ Công Vụ, thiên thần Chúa nói cùng Philipphê rằng: “Hãy chỗi dậy, đi về hướng nam…” Lời này rất quan trọng. Đây là dấu chỉ của việc loan báo Tin Mừng. Ơn gọi và niềm an ủi lớn lao của Giáo Hội chính là việc loan báo Tin Mừng.

Để loan báo Tin Mừng, cần chỗi dậy, cần đứng lên mà đi… Thiên thần không nói là: cứ ngồi đó, cứ bình chân như vại, cứ ở trong nhà của bạn. Không! Không phải thế. Giáo Hội luôn trung thành với Chúa và biết đứng dậy để tiến bước. Một Giáo Hội không trỗi dậy, không đứng lên, không biết tiến bước, thì Giáo Hội ấy đang bị bệnh. Thế nên, hãy khép lại thế giới hạn hẹp của điều này điều nọ. Hãy đóng lại loại thế giới hạn hẹp không còn những chân trời. Hãy trỗi dậy, đứng lên mà tiến bước. Đó là điều cần cho Giáo Hội, một Giáo Hội biết lên đường loan báo Tin Mừng.

Lắng nghe thao thức của lòng người

Tiếp tục bài đọc trích sách Tông Đồ Công Vụ, Thần Khí thôi thúc ông Philipphê: “Hãy tiến lên và đuổi kịp xe đó!” Trên chiếc xe ấy, có viên quan thái giám người Ethiopia. Ông làm tổng quản công khố của nữ hoàng. Ông đang đọc sách ngôn sứ Isaia mà không hiểu. Sau cuộc trò chuyện giữa ông và tông đồ Philipphe, viên quan đã xin nhận Phép Rửa. Đó là một phép lạ vĩ đại. Điều quan trọng là làm thế nào Giáo Hội có thể lắng nghe những thao thức nơi trái tim con người.

Mọi người nam nữ đều có những thao thức trong cõi lòng mình, dù là tốt hay xấu, nhưng đó là những thao thức, những bồn chồn lắng lo. Hãy lắng nghe những thao thức ấy! Thần Khí đã không nói với Philipphe rằng: hãy đi và cải đạo ông ấy. Không. Thần Khí nói: hãy đi và lắng nghe. Như thế, bước đầu tiên là hãy trỗi dậy mà đi, bước thứ hai là lắng nghe. Lắng nghe là có khả năng cảm thấy những gì đang diễn ra trong tâm hồn con người. Nhưng những điều đang diễn ra ấy cũng có thể là sai trái? Đúng thế, và tôi muốn lắng nghe cả những điều sai trái ấy, để có thể hiểu được đâu là điều người ta âu lo, đâu là điều người ta thao thức. Mỗi người chúng ta đều có những thao thức nằm sâu trong tâm hồn. Và Giáo Hội cần nhận thấy cần nghe thấy những thao thức của con người.

Niềm vui của người tín hữu

Trong khi viên quan lắng nghe tông đồ Philipphê, Chúa đã hoạt động trong trái tim ông. Dần dần viên quan hiểu được rằng tiên tri Isaia nói về Chúa Giêsu. Sau đó, ông đã nhận Phép Rửa và lòng tràn ngập niềm vui. Đó là niềm vui của người tín hữa.

Giáo Hội là Mẹ đã sinh ra nhiều con cái là các tín hữu trong cùng cách thức ấy. Đó không phải là cách thức tuyên truyền, nhưng là con đường sống chứng nhân. Hôm nay, Giáo Hội nói với chúng ta rằng: “Mừng vui lên!” Vui lên. Vui lên đi. Niềm vui của người Kitô hữu là niềm vui ngay cả trong những lúc đen tối. Sau cuộc ném đá thánh Stephano, tiếp tục có nhiều Kitô hữu bị bách hại ở khắp nơi. Các ngài giống như những hạt giống được gió mang đi và gieo rắc khắp chốn. Các ngài đã rao giảng Lời Chúa bằng chính cuộc sống chứng tá như thế. Nguyện xin Chúa ban ân sủng cho mỗi người chúng ta để Giáo Hội luôn biết đứng lên đi ra, biết lắng nghe khát vọng của con người, và luôn sống trong niềm vui của người Kitô.

Tứ Quyết, SJ

ĐỪNG HAI MẶT, HÃY HIỀN LÀNH PHỤC VỤ

ĐTC lễ tại nhà nguyện Marta,

thứ Sáu tuần 3 phục sinh, 5 tháng 5 năm 2017

Trong Giáo Hội có những người sống cứng nhắc để che đậy tội lỗi của họ. Đừng sống hai mặt, nhưng hãy sống hiền lành và phục vụ. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta.

Đừng cứng nhắc, đừng hai mặt

Có những người sống rất khuôn phép luật lệ và cứng nhắc, nhưng lại không thành thực. Chúa Giêsu lên án gay gắt những người như thế, vì họ sống giả hình. Có những người sống cứng nhắc và đồng thời sống hai mặt: bề ngoài mà mọi người nhìn thấy thì đẹp đẽ, nhưng khi không ai thấy, thì họ lại làm những điều xấu xa. Cũng có nhiều bạn trẻ bị cuốn vào vòng cám dỗ của lối sống cứng nhắc như thế.

Có những người sống cứng nhắc để che giấu khuyết điểm tội lỗi, che giấu nhân cách rối loạn của mình, và để khẳng định bản thân là hơn người. Nhưng trong trường hợp của Saolô thì khác. Saolô là chàng thanh niên cứng nhắc nhưng rất chân thành tốt lành. Anh không thể chịu đựng được những gì mà anh cho là dị giáo. Thậm chí, anh còn ra tay đi bắt bớ các Kitô hữu. Khi đang trên đường Đamas hướng về Giêrusalem, anh Saolô ngã ngựa và gặp được tiếng nói nhẹ nhàng: “Saolô, Saolô, tại sao ngươi bắt bớ Ta?”.

Từ Saolô trở thành Phaolô    

Saolô là chàng thanh niên cứng nhắc nhưng không giả hình, mà rất trung thực. Chúa đã gọi anh, đã dẫn dắt anh. Sức mạnh dịu hiền của Chúa biến đổi anh. Để rồi, Saolô biến đổi thành Phaolô: người công bố Tin Mừng của Chúa và sẵn lòng chịu biết bao đau khổ vì Danh Chúa.

Từ kinh nghiệm của bản thân, thánh Phaolô đã rao giảng cho người khác, hết người này đến người kia. Cũng có nhiều vấn đề trong Giáo Hội và chính ngài phải chịu đau khổ nhiều để có thể giúp các tín hữu trong giáo đoàn biết đồng lòng với nhau. Ngài nói với các tín hữu: Anh em đã rời xa Chúa vì anh em phạm tội trong tinh thần và nơi thân xác anh em, giờ đây anh em hãy nên hoàn thiện, hãy ca tụng Thiên Chúa.

Con đường hiền lành của Chúa Giêsu

Có cuộc gặp gỡ giữa một bên là sự cứng nhắc và bên kia là sự dịu hiền. Có cuộc đối thoại thực sự giữa một bên là người đàn ông chân thành và bên kia là Chúa Giêsu hiền lành. Đối với một số người, cuộc đời của Phaolô kể như là thất bại; những người ấy cũng từng nghĩ cuộc đời của Chúa Giêsu là thất bại. Thế nhưng, con đường của Kitô giáo là con đường hiền lành của Chúa Giêsu, là con đường rao giảng, con đường sống chứng nhân, con đường có đầy dấu vết của thập giá, con đường của sự phục sinh.

Hôm nay chúng ta hãy khẩn cầu thánh Phaolô một cách đặc biệt, để cầu nguyện cho những người cứng nhắc trong Giáo Hội. Cầu nguyện cho những người cứng nhắc và thành thực như thánh nhân từng sống thời chưa hoán cải. Đó là những người nhiệt thành nhưng lại làm sai. Cầu nguyện cho những người cứng nhắc và giả hình, vì họ nói mà không làm. Hôm nay chúng ta hãy cầu nguyện cho những người ấy.

Tứ quyết, SJ

XIN ƠN PHÂN ĐỊNH ĐỂ BIẾT ĐÓN NHẬN ĐIỀU BẤT NGỜ TỪ THIÊN CHÚA

ĐTC lễ tại nhà nguyện Marta,

Thứ Hai tuần 4 phục sinh. 8 tháng 5-2017

Hãy tỉnh thức để khỏi vướng vào đàng tội lỗi. Hãy luôn sẵn sàng mở rộng cõi lòng để đón chờ những bất ngờ của Thiên Chúa. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta.

Thiên Chúa luôn làm cho ta ngạc nhiên

Thiên Chúa luôn có những ngạc nhiên cho chúng ta vì Ngài là Thiên Chúa hằng sống luôn đồng hành cùng chúng ta. Chúa Thánh Thần là quà tặng quý giá từ Chúa Cha. Ngài là Thiên Chúa của những bất ngờ, vì Ngài đang sống trong chúng ta, Ngài đi vào trái tim chúng ta. Ngài đồng hành với chúng ta trong lòng Hội Thánh. Thiên Chúa đã sáng tạo vũ trụ, và mỗi ngày Ngài tiếp tục sáng tạo những điều mới mẻ và làm cho chúng ta phải ngạc nhiên.

Trong bài đọc trích sách Tông Đồ Công Vụ hôm nay, giữa các tông đồ đã gặp phải điều khó khăn và mới mẻ. Đó là họ nhận thấy rằng: dân ngoại cũng được đón nhận Lời Thiên Chúa. Trước hết Phêrô đã nhận ra sự hướng dẫn của Chúa. Còn những người khác, thoạt tiên thì phàn nàn về Phêrô vì cho rằng ông đã đi quá xa trong vấn đề này. Họ nói với Phêrô rằng: Này ông Phêrô, đá tảng của Hội Thánh, ông đưa chúng tôi đi đâu đấy?

Đừng đi ngược lại Chúa Thánh Thần

Trước những trách móc và than phiền của người ta, Phêrô đã kể lại thị kiến mà ông nhận được, cũng như dấu chỉ mà ông nhận thấy từ Thiên Chúa, và rồi ông can đảm đưa ra quyết định. Phêrô đón nhận bất ngờ của Thiên Chúa, và các Tông Đồ đã gặp nhau cùng thảo luận, để có thể có những bước tiến mà Thiên Chúa muốn.

Thế nhưng, từ thời các ngôn sứ đến nay, có một tội gọi là tội chống lại Chúa Thánh Thần. Đây là tội mà thánh Têphanô nói với các thành viên của Hội đồng. Thánh nhân nói với họ: các ông và tổ tiên các ông đã luôn chống lại Chúa Thánh Thần. Họ luôn nói là: “Không. Luôn luôn phải thế này, và phải làm như thế này, đừng bao giờ thêm điều gì mới mẻ hết. Đừng lo lắng chi. Hãy uống thuốc an thần. Cứ bình tĩnh.” Khi làm như thế là đang đóng cửa trước tiếng nói của Thiên Chúa. Chúa đã nói với dân Ngài trong Thánh Vịnh rằng: Đừng cứng lòng như tổ tiên các ngươi.

Xin ơn nhận định để có thể phân biệt tốt xấu

Khi đóng cửa lòng và ngăn cản Chúa Thánh Thần, bạn sẽ giết chết tự do, giết chết niềm vui và sự tín trung mà Chúa Thánh Thần ban tặng để dẫn dắt Hội Thánh. Nhưng làm thế nào để tôi có thể biết được, điều gì đến từ Chúa Thánh Thần và điều gì là của thế gian, điều gì đến từ Thiên Chúa và điều gì đến từ ma quỷ. Bằng cách nào tôi có thể biết? Hãy xin ơn sủng của Thiên Chúa, ơn phân định, để biết trong từng hoàn cảnh ta phải làm gì. Đó cũng là điều mà các Tông Đồ đã làm. Các ông gặp gỡ nhau, nói chuyện với nhau để có thể nhìn thấy con đường của Chúa Thánh Thần. Nhưng với những ai không có ơn phân định hoặc không xin ơn phân định, thì họ sẽ bị bế tắc.

Chúng ta là các Kitô hữu, chúng ta cần biết giữa những điều mới mẻ, điều gì là rượu mới đến từ Thiên Chúa, và điều gì mới lạ đến từ tinh thần thế gian. Đức tin thì không đổi thay nhưng là một đức tin sống động tăng trưởng và phát triển. Thánh Vincenzo di Lerino đã nói: chân lý của Giáo Hội luôn tiến triển, đó là chân lý được hợp nhất và phát triển theo thời gian, đó là chân lý trở nên sâu sắc hơn theo năm tháng, đó là chân lý ngày càng trở nên vững mạnh cùng với tuổi đời của Giáo Hội. Chúng ta hãy nài xin Chúa ban ơn nhận định, để chúng ta biết phân định phải trái tốt xấu, để chúng ta không lầm đường lạc lối, để chúng ta không bị rơi vào ù lì cứng nhắc, không bị đóng cửa cõi lòng.

Tứ quyết, SJ

NGOAN NGOÃN SỐNG THEO THẦN KHÍ HƯỚNG DẪN

ĐTC lễ tại nhà nguyện Marta,

Thứ ba tuần 4 phục sinh, 9 tháng 5-2017

Hãy mang Lời Chúa bên mình và trong lòng mình. Hãy chuyên cần suy niệm Lời Chúa và ngoan ngoãn trước sự hướng dẫn của Thần Khí, để có thể sống phong cách của người Kitô hữu. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta.

Thân quen với Lời Chúa

Hãy đọc Lời Chúa, hãy luôn mang Lời Chúa bên mình, hãy mở rộng cõi lòng cho Lời Chúa, hãy mở rộng tâm hồn để Thần Khí giúp chúng ta hiểu được Lời Chúa. Khi đón nhận Lời Chúa, khi hiểu Lời Chúa, khi có Lời Chúa ở cùng, chúng ta sẽ nhận được biết bao hoa trái tốt lành… Đó là khi chúng ta trở nên người đầy lòng tốt, đầy từ nhân, đầy niềm vui, trở thành con người của hòa bình, của tự chủ, trở thành người hiền lành.

Phong cách của người Kitô

Nhưng tôi phải đón nhận Thần Khí là Đấng giúp tôi ngoan ngoãn trước Lời Chúa, và với sự ngoan ngoãn ấy, tôi sẽ không đi ngược lại Thần Khí. Ngoan hiền đón nhận Lời Chúa, nhận biết Lời Chúa và xin ơn Chúa Thánh Thần, để Ngài ban cho chúng ta những hạt giống gieo vào tâm hồn chúng ta. Để rồi, những hạt mầm ấy sẽ trổ sinh lòng tốt, sự dịu hiền, lòng nhân hậu, hòa bình, bác ái, tự chủ… Tất cả những điều tốt đẹp ấy làm nên phong cách người Kitô.

Bài đọc trích sách Tông Đồ Công Vụ kể lại: sau khi có nhiều người không phải Do Thái được lắng nghe Lời Chúa, thì đã có nhiều người tin vào Chúa. Tin này đến tai Hội Thánh ở Giêrusalem, nên ông Banaba được sai đi Antiokia. Khi đến nơi, ông thấy việc Chúa làm và ông vui mừng, và ông khuyên bảo mọi người hãy vững lòng tin nơi Chúa. Ông là người tốt lành, đầy Thánh Thần và lòng tin.

Ngoan ngoãn nghe theo Thần Khí

Có Chúa Thánh Thần là Đấng hướng dẫn chúng ta, để chúng ta không bị lầm lạc, để chúng ta biết ngoan ngoãn với Thần Khí, để chúng ta nhận biết Thần Khí trong Lời Chúa, và để chúng ta sống theo Thần Khí hướng dẫn. Ngược lại, có tội chống lại Chúa Thánh Thần. Tội này được thánh Tephano nhắc tới khi ngài nói với các luật sĩ rằng: Các ông luôn chống lại Thánh Thần. Với Chúa Thánh Thần, hoặc là chúng ta chống lại Ngài, hoặc là theo Ngài. Chúng ta có đón nhận Ngài không? Có ngoan ngoãn nghe theo Ngài? Thánh Giacôbê đã nói điều ấy. Hãy ngoan ngoãn nghe theo Thần Khí. Chúng ta hãy cầu xin ơn ấy.

Có một chi tiết rất đáng chú ý. Đó là: chính tại Antiokia mà lần đầu tiên các môn đệ nhận tên gọi là Kitô hữu.

Tứ Quyết, SJ

Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng với Đức Thánh Cha,

CN IV Phục Sinh 7 tháng 5 năm 2017

VATICAN. Lúc 12 giờ trưa, từ cửa sổ của Dinh Tông Tòa, Đức Thánh Cha chủ sự buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng và ban phép lành cho mọi người. Trước khi đọc kinh, Đức Thánh Cha quảng diễn bài Tin Mừng Chúa nhật Chúa Chiên Lành. Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến,

Trong bài Tin Mừng Chúa nhật Chúa Chiên Lành hôm nay (Ga 10:1-11), Chúa Giêsu nói với chúng ta hai hình ảnh bổ túc cho nhau. Hình ảnh người mục tử và hình ảnh cửa ràn chiên.

Ràn chiên là tất cả chúng ta. Để bảo vệ ràn chiên thì có một cái cửa. Ở cửa đó có người canh gác. Có nhiều hạng người đến với ràn chiên. Có người đi qua cửa mà vào ràn chiên. Đó là người mục tử. Có kẻ không vào ràn chiên bằng cửa mà lại đi theo lối khác. Đó là kẻ lạ, là kẻ không yêu mến ràn chiên, nhưng đến với ràn chiên vì trục lợi. Chúa Giêsu nói rằng, Chúa chính là mục tử, là người thân thiết với chiên, là người gọi tên từng con chiên và chiên nhận ra tiếng của Người. Người dẫn chiên tới đồng cỏ xanh tươi.

Hình ảnh thứ hai là cửa ràn chiên. Chúa Giêsu nói Người chính là cái cửa. Chúa nói: Ta là cửa và ai qua cửa mà vào, thì được cứu rỗi, tìm được sự sống và sống dồi dào. Chúa Kitô là Mục Tử Nhân Lành, là cánh cửa cứu rỗi cho nhân loại, vì Người đã hiến dâng mạng sống mình vì đoàn chiên.

Chúa Giêsu là mục tử nhân lành, là cửa ràn chiên, là một thủ lãnh có thẩm quyền được diễn tả trong việc phục vụ, là Đấng trao ban sự sống mà không đòi người khác phải hy sinh. Người là vị lãnh đạo mà bạn có thể tin tưởng, giống như những con chiên có thể nhận ra tiếng nói của mục tử, vì con chiên biết rằng, người mục tử sẽ dẫn dắt chiên đến đồng cỏ xanh tươi. Chỉ cần một dấu hiệu, một tiếng gọi, và đàn chiên đi theo, vâng nghe, bước đi trong tiếng nói đầy thân thiện, mạnh mẽ và dịu ngọt, để rồi đàn chiên được chỉ dẫn, được bảo vệ, được an ủi, được chữa lành.

Thế đó, Chúa Kitô đã làm những điều ấy cho chúng ta. Có một nét trong kinh nghiệm đời sống người Kitô mà chúng ta có lẽ dễ quên. Đó là nét cảm nhận thiêng liêng. Chúng ta cảm thấy mình được liên kết đặc biệt với Chúa giống như con chiên với người mục tử. Đôi khi chúng ta quá nặng suy lý trong đời sống đức tin, và làm cho mình khó có thể nghe được tiếng nói của người mục tử nhân lành, Chúa lên tiếng nói và vẫn đang nói. Điều ấy xảy ra cho hai môn đệ trên đường Emmau. Tâm hồn họ đã bừng cháy khi Đấng Phục Sinh đồng hành với họ. Các bạn hãy tự hỏi rằng: “Tôi có cảm thấy mình được Chúa Giêsu yêu mến không?” Bởi vì Chúa Giêsu không bao giờ là người xa lạ, nhưng luôn là người bạn và người anh em. Thế nhưng, không phải lúc nào cũng có thể dễ nhận ra tiếng nói của người mục tử. Hãy cẩn thận. Vì chúng ta luôn bị chia trí và phân tâm bởi biết bao tiếng nói khác nhau. Hôm nay chúng ta được mời gọi tách mình khỏi những thứ khôn ngoan giả dối của thế gian, để bước theo Chúa Giêsu, Đấng Phục Sinh, Đấng duy nhất hướng dẫn và trao tặng ý nghĩa cho cuộc sống của chúng ta.

Nhân Ngày quốc tế cầu nguyện cho Ơn gọi, đặc biệt là Ơn gọi linh mục, chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta những mục tử nhân lành. Xin Mẹ Maria chuyển cầu cho chúng ta. Xin Mẹ cùng đồng hành với 10 tân linh mục chịu chức hôm nay. Trong số 10 cha mới, có 4 cha thuộc giáo phận Roma. Cha muốn rằng 4 cha ấy sẽ cùng với Cha chúc lành trong giây phút này. Xin Mẹ Maria nâng đỡ để các cha mới luôn sẵn sàng và quảng đại đi theo tiếng Chúa gọi mời.

Sau khi ban phép lành, Đức Thánh Cha ngỏ lời chào thăm các tín hữu và du khách hành hương

Anh chị em thân mến,

Hôm qua ở Gerona, Tây Ban Nha, có lễ tôn phong Chân Phước Antonio Arribas Hortigüela và 6 người bạn trong Dòng Thừa Sai Thánh Tâm. Các ngài là những môn đệ trung tín và anh hùng của Chúa Giêsu. Các ngài là chứng nhân sáng ngời giữa thời hận thù bách hại đức tin. Các ngài đón nhận phúc tử đạo, vì tình yêu mến đối với Thiên Chúa, vì trung thành với ơn gọi trong Giáo Hội, và để làm chứng cho Tin Mừng yêu thương.

Cha chào thăm tất cả anh chị em ở Roma và đến từ khắp nơi trên thế giới. Ngày mai chúng ta cầu nguyện với Đức Mẹ Mân Côi của Pompeii. Trong tháng này, chúng ta cầu nguyện với kinh Mân Côi, cách đặc biệt là cầu nguyện cho hòa bình. Hãy nhớ rằng, chúng ta đọc kinh Mân Côi cầu nguyện cho hòa bình, như lời mời gọi của Đức Mẹ Fatima. Sắp tới Cha sẽ đến viếng thăm Fatima nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Đức Mẹ hiện ra tại đây.

Chúc anh chị em một ngày tốt lành và đừng quên cầu nguyện cho Cha.

Tứ Quyết, SJ

BUỔI TIẾP KIẾN THỨ TƯ HÀNG TUẦN

ĐTC Phanxicô

Đức Thánh Cha tiếp kiến 30 ngàn tín hữu hành hương: 10-5-2015

VATICAN. Trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 10-5-2017, ĐTC mời gọi các tín hữu noi gương Mẹ Maria giữ vững hy vọng trong những nghịch cảnh và đen tối của cuộc đời.

Tuy vé dự tiếp kiến ghi buổi tiếp kiến bắt đầu lúc 10 giờ, nhưng lúc gần 9.30, ĐTC đã đi xe mui trần tiến vào quảng trường thánh Phêrô và dành 20 phút tiến qua các lối đi để chào thăm các tín hữu. Đặc biệt có một nhóm người Việt Nam cầm cờ vàng ba sọc đỏ nồng nhiệt vẫy chào ĐTC khi xe ngài đi qua gần khu vực của họ.

Lên tới lễ đài ĐTC bắt tay chào và cám ơn khoảng 10 LM thông dịch viên có nhiệm vụ diễn giải những gì ngài nói qua các sinh ngữ.

Mở đầu buổi tiếp kiến, mọi người nghe đọc bài Tin mừng theo thánh Gioan đoạn 19, câu 25 tới 27, ghi lại lời Chúa Giêsu nói với Mẹ Maria dưới chân Thánh Giá: Thưa bà, này là con bà! và với thánh Gioan: Này là Mẹ con!. Từ lúc đó môn đệ mang Mẹ về nhà mình.

 Bài huấn dụ của ĐTC

Trong bài huấn dụ, ĐTC nói về đề tài Mẹ Hy Vọng. Đây là bài thứ 21 trong loạt bài giáo lý về Đức Hy vọng Kitô giáo. Ngài nói:

”Trong hành trình giáo lý của chúng ta về đức hy vọng Kitô giáo, hôm nay chúng ta nhìn lên Mẹ Maria, Mẹ hy vọng. Mẹ Maria đã trải qua hơn một đêm đen trong hành trình của Mẹ. Ngay từ khi mới xuất hiện trong lịch sử các Tin Mừng, hình ảnh của Mẹ nổi bật như thể Mẹ là một nhân vật trong một bi kịch. Không phải Mẹ chỉ thưa ”xin vâng” đối với lời mời của thiên thần; nhưng Mẹ còn là một phụ nữ, đang ở tuổi thanh xuân, can đảm đáp lại, dù không biết gì về vận mệnh đang chờ đợi Mẹ. Trong lúc ấy Mẹ Maria xuất hiện trước mặt chúng ta như một trong bao nhiêu bà mẹ của thế giới này, can đảm đến tột cùng khi đón nhận trong cung lòng mình lịch sử của một con người mới đang sinh ra.

Lời thưa ”xin vâng” ấy là bước đầu trong một danh sách dài những vâng phục tháp tùng hành trình của Mẹ. Vì thế Mẹ Maria xuất hiện trong các sách Tin Mừng như một phụ nữ thầm lặng, thường không hiểu tất cả những gì xảy ra quanh mình, nhưng Mẹ suy niệm mỗi lời và mỗi biến cố trong tâm hồn Mẹ.

Trong thái độ ấy, có một khía cạnh rất đẹp về tâm lý của Mẹ Maria: Mẹ không phải là một phụ nữ xuống tinh thần trước những bất trắc của cuộc đời, nhất là khi dường như không có gì tiến triển tốt đẹp. Mẹ cũng chẳng phải là một phụ nữ mạnh mẽ phản đối, than trách lăng mạ chống lại vận mệnh của cuộc đời nhiều khi có vẻ đố kỵ. Trái lại Mẹ là một phụ nữ lắng nghe, đón nhận cuộc sống như được ủy thác cho chúng ta, với những ngày hạnh phúc, nhưng cũng với cả những thảm kịch ma không bao giờ chúng ta muốn gặp. Cho đến đêm tột đỉnh của Mẹ Maria, khi Con của Mẹ bị đóng đinh vào thập giá.

Cho đến ngày ấy, Mẹ Maria hầu như biến mất khỏi những trang Tin Mừng: các tác giả sách thánh ngụ ý rằng sự hiện diện lu mờ từ từ của Mẹ, sự im lặng của Mẹ trước mầu nhiệm một người Con vâng phục Chúa Cha. Nhưng Mẹ Maria tái xuất hiện trong lúc nghiêm trọng: khi phần lớn các bạn hữu trốn mất vì sợ hãi. Các bà mẹ không phản bội, và trong lúc ấy, dưới chân thập giá, không ai trong chúng ta có thể nói đâu là hình khổ dữ dằn nhất: hình khổ của một người vô tội chết trên cây thập tự, hay sự hấp hối của một bà mẹ đồng hành những giờ phút cuối cùng của con. Các sách Tin Mừng vắn tắt và rất kín đáo. Các thánh sử chỉ ghi nhận sự hiện diện của Mẹ bằng một động từ đơn giản: Mẹ đứng đó (Ga 19,25). Các sách ấy không nói gì về phản ứng của Mẹ, và chẳng viết gì để mô tả nỗi đau khổ của Mẹ: về những chi tiết này các thi sĩ và các họa sĩ tưởng nghĩ ra và để lại cho chúng ta những hình ảnh đã đi vào lịch sử nghệ thuật và văn chương.

ĐTC nói tiếp:

”Mẹ Maria ”đứng đó”.. Này đây một thiếu nữ thành Nazareth, nay tóc đã hoa râm với năm tháng, vẫn còn liên hệ với một vị Thiên Chúa Đấng phải được đón nhậnlấy, và với một cuộc sống đã đi tới bờ vực thẳm đen tối nhất, Mẹ Maria đứng đó, trung thành hiện diện, mỗi lần cần cầm nến sáng trong một nơi u tối và mây mù. Cả Mẹ cũng không biết vận mệnh phục sinh mà Con của Mẹ trong lúc ấy đang mở ra cho tất cả loài người chúng ta: Mẹ đứng đó vì trung thành với kế hoạch của Thiên Chúa, Đấng mà Mẹ xưng là tôi tớ Chúa trong ngày đầu tiên khi Mẹ được kêu gọi, nhưng cũng vì bản năng làm mẹ chịu đau khổ, mỗi khi một người con phải qua cực hình.

Chúng ta lại thấy Mẹ trong ngày đầu tiên của Giáo Hội, Mẹ là Mẹ hy vọng, giữa cộng đoàn các môn đệ rất mong manh: một người đã chối Chúa, nhiều người khác bỏ chạy, tất cả đều sợ hãi (Xc Cv 1,14). Mẹ Maria chỉ đứng đó, trong tư thế bình thường nhất, như thể tất cả đều bình thường; trong Giáo Hội đầu tiên được bao phủ trong ánh sáng Phục Sinh, nhưng cả trong những rung động đầu tiên của những bước mà Giáo Hội phải thực hiện trong thế giới.

Vì thế, tất cả chúng ta đều yêu mến Mẹ như người Mẹ. Vì Mẹ dạy chúng ta nhân đức chờ đợi, cả khi tất cả dường như không có ý nghĩa: Mẹ luôn tín thác nơi mầu nhiệm Thiên Chúa, cả khi Chúa dường như lu mờ vì sự ác trong trần thế. Trong những lúc khó khăn, Mẹ Maria, người Mẹ mà Chúa Giêsu ban tặng cho tất cả chúng ta, có thể luôn luôn nâng đỡ những bước đường của chúng ta!

Chào thăm và nhắn nhủ

Sau bài giáo lý bằng tiếng Ý trên đây, các LM thông dịch viên lần lượt tóm lược trong các sinh ngữ khác nhau cùng với những lời chào thăm và nhắn nhủ của ĐTC.

Bằng tiếng Pháp, ngài đặc biệt chào các học sinh và tín hữu thuộc các giáo xứ ở Pháp và Bỉ, và nói rằng: Xin Mẹ Maria giúp chúng ta duy trì niềm tin nơi tình yêu Thiên Chúa, trong những ngày hạnh phúc cũng như trong những ngày đau khổ nhất.

Bằng tiếng Anh, ĐTC chào các tín hữu đến từ nhiều nước, từ Anh quốc, Ai Len, Phần Lan, Hoa Lục, Indonesia, Đài Loan, vân vân. Ngài nói: ‘Trong niềm vui của Chúa Kitô Phục Sinh, tôi khẩn cầu tình yêu thương xót của Thiên Chúa là cha chúng ta trên tất cả anh chị em và gia đình anh chị em nữa.

Với các tín hữu nói tiếng Đức, ĐTC xin họ hiệp ý cầu nguyện cho cuộc hành hương của ngài nơi Đức Mẹ Fatima.

ĐTC nhắc nhở cho các tín hữu nói tiếng Tây Ban Nha: ”Hôm nay 10-5, chúng ta mừng lễ kính thánh Juan de Ávila, bổn mạng hàng giáo sĩ Tây Ban Nha và là một vị tôn sư về đời sống tu đức. Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả các linh mục, để các vị luôn luôn là hình ảnh trong sáng của Chúa Giêsu vị Mục Tử nhân lành, và xin Đức Trinh Nữ Maria nâng đỡ các giáo sĩ trong đời sống linh mục.

Ngỏ lời với các tín hữu nói tiếng Bồ đào nha, ĐTC nói: ”Thứ sáu và thứ bẩy này, nếu Chúa muốn, tôi sẽ đến hành hương tại Fatima để phó thác cho Đức Mẹ vận mệnh trần thế và vĩnh cửu của nhân loại và khẩn cầu phúc lành của Trời Cao trên những nẻo đường của nhân loại. Tôi xin tất cả anh chị em hiệp với tôi, nhưng những người lữ hành hy vọng và hòa bình: ước gì những đôi tay nguyện cầu tiếp tục nâng đỡ những đôi tay của tôi. Ước gì người Mẹ cao cả và tốt lành nhất trong tất cả các bà mẹ canh giữ mỗi người trong anh chị em, trong suốt cuộc đời và cho đến vĩnh cửu.

Với các tín hữu Ba Lan, ĐTC nói: ”Thứ hai vừa qua, anh chị em đã mừng lễ trọng kính thánh Stanislao, GM tử đạo, bổn mạng chính của Ba Lan. Theo hình ảnh vị Mục Tử nhân lành, bảo vệ các giá trị Tin Mừng và trật tự luân lý, thanh Stanislao đã hy sinh mạng sống vì đoàn chiên và đổ máu đào tử đạo. Ước gì tấm gương của thánh nhân là một khích lệ cho tất cả chúng ta có khả năng trung thành với Chúa Kitô trong mỗi hoàn cảnh của cuộc sống, trung thành với thập giá và Tin Mừng của Chúa.

ĐTC cũng chào thăm một phái đoàn các linh mục trẻ thuộc Tòa Thượng Phụ Chính Thống Mascơva, khách của Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tin hữu Kitô. Ngài nói: ”Xin Thiên Chúa Toàn Năng, qua lời chuyển cầu của Mẹ Thiên Chúa, chúc lành cho đất nước của anh em, và sự dấn thân của Giáo Hội Chính Thống Nga trong viẹc đối thoại giữa các tôn giáo và cho công ích!

Sau cùng, bằng tiếng Ý, ĐTC chào thăm các tham dự viên tuần lễ đại kết do Phong trào Focolari, Tổ Ấm, đề xướng, và ngài nhắn nhủ họ tiếp tục hành trình chung tìm về hiệp nhất, đối thoại và thân hữu giữa các tôn giáo và các dân tộc.

ĐTC cũng nhắc nhở các bạn trẻ: thứ bẩy 13-5 tới đây là kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ Fatima hiện ra với 3 mục đồng. Các bạn trẻ thân mến, hãy học cách vun trồng lòng sùng kính Mẹ Thiên Chúa, qua việc đọc kinh Mân Côi hằng ngày. Ngài cũng khuyến các anh chị em bệnh nhân hãy cảm thấy sự hiện diện của Mẹ Maria trong giờ khổ giá, và ngài nhắn nhủ các đôi vợ chồng mới cưới hãy cầu nguyện với Mẹ Maria để không bao giờ thiếu tình thương và sự tôn trọng nhau trong gia đình anh chị em.

Lm. Gioan Trần Đức Anh OP

KINH LẠY NỮ VƯƠNG THIÊN ĐÀNG CHÚA NHẬT 14-5-2017

Đức Thánh Cha Phanxicô:

VATICAN. Trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương thiên đàng với các tín hữu trưa chúa nhật 14-5-2017, ĐTC đã kể lại cuộc hành hương của ngài tại Fatima.

Ngỏ lời với hàng chục ngàn người tại Quảng trường Thánh Phêrô, ĐTC nói:

Tối hôm qua, tôi đã trở về sau cuộc hành hương tại Fatima và buổi đọc kinh kính Đức Mẹ của chúng ta hôm nay có một ý nghĩa đặc biệt, đầy ký ức và những lời ngôn sứ đối với người nhìn lịch sử với con mắt đức tin.

Tại Fatima tôi đã chìm trong kinh nguyện của Dân thánh trung thành, kinh nguyện diễn ra tại đó từ 100 năm nay như một dòng sông, để khẩn cầu ơn phù trợ từ mẫu của Mẹ Maria trên toàn thế giới. Tôi cảm tạ Chúa đã cho tôi đến dưới chân Đức Mẹ như một người lữ hành hy vọng và hòa bình. Và tôi thành tâm cám ơn các Giám Mục, chính quyền quốc gia và tất cả những người đã cộng tác.

Ngay từ đầu, trong lúc tại Nhà nguyện Đức Mẹ hiện ra, tôi đã thinh lặng lâu, cùng với sự thinh lặng cầu nguyện của tất cả các tín hữu hành hương, một bầu không khí mặc niệm và chiêm ngắm đã được hình thành, trong đó đã diễn ra những lúc cầu nguyện. Nơi trung tâm của tất cả đã và hiện có Chúa Phục Sinh, hiện diện giữa Dân của Ngài trong Lời Chúa và Thánh Thể. Hiện diện giữa bao nhiêu bệnh nhân, là những người giữ vai chính trong đời sống phụng vụ và mục vụ tại Fatima, cũng như của mỗi Đền thánh Đức Mẹ.

Tại Fatima. Đức Mẹ đã chọn tâm hồn thơ ngây và đơn sơ của các trẻ em Phanxicô, Giacinta và Lucia như những người gìn giữ sứ điệp của Mẹ. Các trẻ em này đã đón nhận sứ điệp một cách xứng đáng, đến độ được nhìn nhận là những chứng nhân đáng tin cậy về những cuộc hiện ra và trở thành mẫu gương về đời sống Kitô. Qua việc phong thánh cho Phanxicô và Giacinta, tôi đã muốn đề nghị với toàn thể Giáo Hội tấm gương của các chân phước này về lòng gắn bó với Chúa Kitô và làm chứng tá Tin Mừng. Đời sống thánh thiện của các vị ấy không phải là hậu quả của những lần hiện ra, nhưng là của lòng trung thành và nhiệt thành mà các vị đáp lại đặc ân đươc thấy Đức Trinh Nữ Maria. Sau cuộc gặp gỡ với ”Bà Đẹp”, các em siêng năng đọc kinh Mân Côi, làm việc thống hối và dâng hy sinh để cầu cho chiến tranh chấm dứt và cho các linh hồn cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa hơn cả.

Ngày nay cũng rất cần kinh nguyện và thống hối để khẩn cầu ơn hoán cải cũng như chấm dứt những cuộc xung đột vô nghĩa lý, những bạo lực bóp méo khuôn mặt của nhân loại.

Chúng ta hãy để cho ánh sáng đến từ Fatima hướng dẫn. Xin Khiết Tâm Mẹ Maria luôn luôn là nơi nương náu, là niềm an ủi của chúng ta và là con đường dẫn chúng ta đến cùng Chúa Kitô.

Kêu gọi và chào thăm

Sau khi ban phép lành, ĐTC đã phó thác cho Mẹ Maria Nữ Vương Hòa bình, số phận của các dân tộc bị chiến tranh và xung đột, đặc biệt tại Trung Đông. Ngài nói: ”Bao nhiêu người vô tội đã bị thử thách nặng nề, dù họ là Kitô hữu hay người Hồi giáo, dù thuộc các sắc dân thiểu số như người Yézidi, họ chịu những bạo lực bi thảm và kỳ thị. Cùng với tình liên đới ấy, tôi nhớ đến họ trong kinh nguyện, trong lúc tôi cảm ơn tất cả những người dấn thân đáp ứng những nhu cầu nhân đạo. Tôi khuyến khích các cộng đoàn hãy tiến bước trên con đường đối thoại và hòa giải để xây dựng một tương lai tôn trọng, an ninh và hòa bình.”

ĐTC cũng nhắc đến phong chân phước hôm thứ bẩy, 13-5 tại Dublin cho Linh mục John Sullivan dòng tên người Ailen, sống giữa thế kỷ 19 và 20. Ngài nói: ”cha tận tụy thi hành việc giảng dạy và huấn luyện tinh thần cho người trẻ, và được yêu mến và tìm kiếm như một người cha của người nghèo và người đau khổ. Chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì chứng tá của cha.

ĐTC chào thăm đông đảo các nhóm tín hữu từ Roma, và Italia, cũng như từ các nước khác, và cầu chúc mọi người Chúa nhật tốt đẹp.

Trần Đức Anh OP

http://vi.radiovaticana.va/news/2017/05/14/kinh_l%E1%BA%A1y_n%E1%BB%AF_v%C6%B0%C6%A1ng_thi%C3%AAn_%C4%91%C3%A0ng_v%E1%BB%9Bi_%C4%91%E1%BB%A9c_th%C3%A1nh_cha_14-5-2017/1312160

ĐỨC THÁNH CHA TIẾP KIẾN 30 NGÀN TÍN HỮU HÀNH HƯƠNG : 17-5-2017

Tiếp kiến thứ Tư

VATICAN. ĐTC nhắc nhở các tín hữu: Thiên Chúa biết tên từng người và Chúa không bỏ rơi một ai trong những tình cảnh đau khổ.

Ngài đưa ra nhận định trên đây trong buổi tiếp kiến chung hơn 30 ngàn tín hữu hành hương sáng thứ tư, 17-5-2017, tại Quảng trường Thánh Phêrô, trong số này cũng có một số tín hữu Công Giáo Việt Nam từ nước ngoài cũng như từ quốc nội.

Mở đầu buổi tiếp kiến, mọi người nghe đọc bài Tin mừng theo thánh Gioan đoạn 20, câu 15 đến 18 kể lại cuộc viếng thăm của thánh nữ Maria Madalena tại Mộ Chúa.

Huấn dụ của ĐTC

Trong bài huấn dụ, ĐTC nói về đề tài thánh nữ Maria Madalena, Tông Đồ Hy vọng. Đây là bài thứ 22 trong loạt bài giáo lý về đức Hy vọng Kitô giáo. Ngài nói:

”Trong những tuần lễ này, có thể nói suy tư của chúng ta diễn ra trong quĩ đạo mầu nhiệm Phục Sinh. Hôm nay chúng ta gặp vị mà, theo các sách Tin Mừng, chính là người đầu tiên đã thấy Chúa Giêsu sống lại, đó là Maria Madalena. Lúc ấy việc nghỉ hưu ngày sabbat vừa kết thúc. Trong ngày khổ nạn của Chúa ngừơi ta không có giờ để hoàn tất các lễ nghi an táng; vì thế, trong buổi sáng sớm đầy u buồn ấy, các phụ nữ đến mộ Chúa Giêsu mang theo dầu thơm để xức. Người đầu tiên đến nơi chính là Maria làng Magdala, là một trong các nữ môn đệ đã đồng hành với Chúa Giêsu ngay từ miền Galilea, phục vụ Giáo Hội đang khai sinh. Trong hành trình của bà đến mộ Chúa có phản ánh lòng trung thành của bao nhiêu phụ nữ đạo đức, đi qua những con đường nhỏ ở các nghĩa trang, để nhớ đến người nào đó không còn nữa. Mối liên hệ chân thực nhất không bị cắt đứt, dù là cái chết; có người tiếp tục yêu thương, cho dù người họ yêu thương đã vĩnh viễn ra đi.

Sách Tin Mừng (Xc Ga 20,1-2.11-18) khi mô tả Maria Madalena, đã làm nổi bật ngay sự kiện bà là một phụ nữ dễ xúc động. Thực vậy, sau cuộc viếng thăm đầu tiên tại mộ, bà thất vọng trở về nơi mà các môn đệ ẩn náu; bà kể lại rằng tảng đá chắn lối vào mộ đã bị đẩy sang một bên và giả thuyết đầu tiên của bà là giả thuyết đơn giản nhất mà người ta có thể đề ra, đó là có người nào đó đã lấy trộm xác Chúa Giêsu. Vì thế, lời loan báo đầu tiên mà Maria Madalena mang đến không phải là tin Chúa sống lại, nhưng là một vụ ăn trộm mà những kẻ lạ mặt đã gây ra, trong khi toàn thành Jerusalem còn ngủ.

Rồi các sách Tin Mừng kể lại chuyến viếng thăm thứ hai của Maria Madalena tiến về mộ Chúa Giêsu. Lần này bước chân của bà chậm chạp, nặng chĩu. Bà đau khổ gấp đôi: trước tiên vì cái chết của Chúa Giêsu, tiếp đến là vì sự biến mất xác Chúa không giải thích được.

Và chính trong khi bà cúi mình gần mộ, với đôi mắt đẫm lệ, Chúa làm cho bà ngạc nghiên bất ngờ. Thánh sử Gioan nhấn mạnh sự mù quáng của bà kéo dài: bà không nhận ra sự hiện diện của hai thiên thần đang hỏi bà, và cũng chẳng nghi ngờ gì khi thấy một người đứng sau lưng bà, mà bà nghĩ là người làm vườn. Và bà không khám phá được biến cố đảo lộn lịch sử nhân loại cho đến khi bà được gọi đích danh ”Maria!” (v. 16)

ĐTC nói tiếp:

”Thật là đẹp dường nào khi nghĩ rằng cuộc hiện ra đầu tiên của Đấng Phục Sinh xảy ra trong tương quan bản thân như thế! Có người nào được nhận ra, thấy đau khổ và thất vọngcủa chúng ta, cảm động vì chúng ta, và gọi đích danh chúng ta. Đó là một luật chứng ta thấy được ghi tạc trong nhiều trang của Tin Mừng. Quanh Chúa Giêsu có bao nhiêu người đang tìm Chúa; nhưng thực tại lạ lùng nhất đó là từ lâu trước đó, Chúa quan tâm đến cuộc sống của chung ta, Ngài muốn nâng cuộc sống ấy trỗi dây và để làm như thế, ngài gọi đích danh chúng ta, nhân ra khuôn mặt bản thân của mỗi người. Mỗi ngừơi là một chuyện tình mà Thiên Chúa viết lên trên trái đất này.

”Maria!”: cuộc cách mạng cuộc sống, cuộc cách mạng nhắm biến đổi cuộc sống của mỗi người nam nữ bắt đầu bằng một tên vọng lên trong vườn mộ trống. Các sách Tin Mừng mô tả cho chúng ta hạnh phúc của Maria Madalena: sự sống lại của Chúa Giêsu không phải là một niềm vui được ban nhỏ giọt, nhưng là một dòng thác bao trùm cả cuộc sống. Đời sống Kitô không được dệt bằng những hạnh phúc mong manh, nhưng bằng những làn sóng đảo lộn tất cả. Anh chị em cũng hãy thứ suy nghĩ trong lúc này, với những thất vọng và thất bại mà mỗi người chúng ta mang trong tâm hồn, rằng có một Thiên Chúa gần gũi chúng ta, gọi đích danh chúng ta và nói: ”Con hãy trỗi dậy, đừng khóc nữa, vì Cha đến để giải thoát con!”

Chúa Giêsu không phải là người thích ứng với trần thế, chấp nhận để cho sự chết, sầu muốn, oán ghét, tàn phá tinh thần con người kéo dài trong trần thế… Thiên Chúa chúng ta không bất động, nhưng mơ ước sự biến đổi thế giới, và Ngài đã thực hiện điều ấy trong mầu nhiệm Phục Sinh.

Maria Madalena muốn ôm chào Chúa, nhưng từ nay Ngài đã hướng về Chúa Cha trên trời, trong khi bà được sai đi để loan báo cho các anh em. Và thế là người phụ nữ ấy, trước khi gặp Chúa, vốn đã bị ác thần nắm giữ (Xc Lc 8,2), nay bà trở thành tông đồ loan báo niềm hy vọng mới mẻ và cao cả nhất. Ước gì sự chuyển cầu của thanh nữ cũng giúp chúng ta sống kinh nghiệm này: trong giờ đau khổ và bị bỏ rơi, lắng nghe Chua Giêsu Phục Sinh Đấng gọi đích danh chúng ta, và với tâm hồn đầy vui mừng ra đi loan báo: ”Tôi đã thấy Chúa! (v.18)

 Chào thăm và nhắn nhủ

Sau bài giáo lý bằng tiếng Ý trên đây, các LM thông dịch viên lần lượt tóm lược trong các sinh ngữ khác nhau cùng với những lời chào thăm và nhắn nhủ của ĐTC.

Với các tín hữu nói tiếng Pháp, ĐTC đặc biệt nhắc đến Học viện Quốc phòng của khối Minh Ước Bắc Đại Tây Dương, một nhóm sinh viên thuộc Đại học Công Giáo Louvain bên Bỉ..

Bằng tiếng Anh, ĐTC chào các tín hữu đến từ Anh quốc, Ai Len, Swaziland bên Phi châu, Hong Kong, Việt Nam, Hoa Kỳ và nhiều nước Á châu khác. Ngài nói: Trong niềm vui của Chúa Kitô Phục Sinh, tôi cầu xin Chúa đổ tràn tình yêu thương xót của Thiên Chúa Cha trên tất cả anh chị em và gia đình.

Với các tín hữu nói tiếng Ba Lan, ĐTC đặc biệt nhắc đến các cựu chiến binh thuộc Quân đoàn 2 của nước này, đến Italia nhân dịp kỷ niệm cuộc chiến tại Montecassino hồi cuối thế chiến thứ hai. Ngài nói: ”Tôi chào thăm tất cả các chiến binh hiện diện nơi đây, trong thời thế chiến thứ 2, anh em đã chiến đấu cho tự do của đất nước Ba Lan và các nước khác. Ước gì nỗ lực, sự dấn thân và sự hy sinh mạng sống của các bạn đồng đội, sinh hoa kết trái với hòa bình tại Âu Châu và toàn thế giới. Tôi chân thành ban phép lành cho tất cả anh chị em hiện diện ở đây và gia đình anh em.

Sau cùng, với các tín hữu nói tiếng Ý, ĐTC chào thăm các thừa sai dòng thánh Montfort nhân dịp tổng tu nghị, các nữ tu dòng Thờ Lạy Mình Thánh Chúa liên tục, và nhắm nhủ họ hãy canh tân lòng gắn bó với đoàn sủng sáng lập của mình để thông truyền tình thương và lòng thương xót của Chúa trong bối cảnh xã hội ngày nay.

ĐTC chào thăm các LM giáo sư các đại chủng viện các các trường cao đẳng được tháp nhập vào Đại học Giáo Hoàng Urbaniana của Bộ truyền giáo..

Khi chào các bạn trẻ, ĐTC nhắc đến lễ kính thánh Pasquale Bylon, Bổn mạng các Hội Thánh Thể. Ngài nói: ”Ước gì lòng kính mến của Thánh Nhân đối với Thánh Thể chỉ cho các con tầm quan trọng của Đức Tin nơi sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu trong Thánh Thể”. ĐTC cũng cầu xin Mình Thánh Chúa nâng đỡ các anh chị em bệnh nhân, trong việc đương đầu với những thử thách trong thanh thản, và đồng thời cũng là lương thực cho các đôi tân hôn hiện diện tại buổi tiếp kiến, trong sự tăng trưởng về mặt nhân bản và tinh thần của đời sống gia đình mới.

Gioan Trần Đức Anh OP

ĐTC DÂNG LỄ TẠI NHÀ NGUYỆN THÁNH MARTA, Ngày 16-5-2017

Thứ ba tuần 5 phục sinh.

Bình an của Chúa Giêsu là đích thực, bình an của thế gian chỉ là thuốc gây mê

Bình an đích thực là bình an mà chúng ta không tự có nơi mình, nhưng bình an ấy là quà tặng của Chúa Thánh Thần. Bình an mà vắng bóng thập giá, không phải là bình an của Chúa Giêsu. Chỉ có Chúa mới có thể ban cho chúng ta bình an ngay giữa những thử thách. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta.

Bình an của thế gian thì gây mê và không cho chúng ta nhìn thấy thập giá

Thế gian hứa hẹn mang lại cho chúng ta một nền hòa bình vắng bóng đau khổ, một nền hòa bình nhân tạo. Đó là một sự bình an bị giản lược thành “yên tĩnh”, nó cũng có thể được gọi tên là hòa bình. Nhưng đó là kiểu hòa bình thu vén và tập trung vào tư lợi, vào sự an toàn của cá nhân, vào sự đảm bảo và bình yên giống như cảm giác của ông phú hộ được kể trong Tin Mừng. Đó là kiểu an bình khép kín nơi bản thân, mà không mở ra với tha nhân.

Thế gian dạy cho chúng ta con đường hòa bình ấy. Con đường này mê hoặc chúng ta và làm cho chúng ta không còn nhìn thấy thực tế của cuộc sống nữa, thực tế của thập giá. Đó là lý do mà chính thánh Phaolô đã nói: chúng ta phải vào Nước Trời với rất nhiều gian khổ. Thế nhưng, bạn có thể có hòa bình ngay giữa những gian nan? Về phần chúng ta, chúng ta không có loại bình an giống như kiểu yên tâm về tâm lý, bởi lẽ bình an đích thực là bình an mang nhiều gian khổ: nơi ấy có người bệnh tật ốm đau, nơi ấy có người qua đời… và có cả chúng ta nữa. Bình an của Chúa Giêsu là quà tặng, là ơn ban của Chúa Thánh Thần. Trong bình an này có dáng dấp của thập giá và chúng ta tiếp tục tiến bước. Đây không phải là thứ chủ nghĩa khắc kỷ. Không. Chủ nghĩa khắc kỷ là chuyện khác.

Bình an của Chúa không thể mua bán, bình an vắng bóng thập giá thì không thật   

Bình an của Chúa là ơn ban là quà tặng và giúp chúng ta tiến bước. Ngay cả Chúa Giêsu, sau khi Chúa ban bình an cho các môn đệ, thì chính Chúa chịu nhiều đau khổ trong Vườn Cây Dầu. Chúa đã hiến dâng tất cả để làm theo ý Chúa Cha. Khi ấy Chúa Giêsu rất đau khổ. Cũng khi ấy, Chúa Cha sai thiên thần đến an ủi Chúa Giêsu.

Bình an của Thiên Chúa là bình an đích thực, là bình an làm nên thực tại cuộc sống, là bình an không chối bỏ cuộc sống. Cuộc sống là thế, có đau khổ, có bệnh tật, có nhiều điều xấu, có chiến tranh… nhưng giữa những điều ấy, có hòa bình có bình an như là món quà. Cùng với quà tặng bình an ấy, chúng ta vác lấy thập giá và tiếp tục tiến bước. Bình an mà vắng bóng thập giá thì không phải là bình an của Chúa, vì thứ bình an của thế gian là loại bình an có thể mua bán. Bình an của thế gian thì chúng ta có thể tạo ra nhưng không bền vững.

Xin ơn bình an nội tâm

Khi một người nổi giận, thì người ấy mất hòa khí. Tâm hồn chúng ta gặp trục trặc là lúc chúng ta chưa mở lòng cho bình an của Chúa Giêsu. Khi chưa mở lòng như thế, tâm hồn chúng ta không có khả năng mang lấy cuộc sống với những thập giá và khổ đau. Chúng ta hãy nài xin ơn bình an của Chúa Thánh Thần.

Chúng ta vào được Nước Thiên Chúa sau khi phải trải qua nhiều gian khổ. Ơn bình an không thể bị đánh mất là bình an nội tâm. Trong cuốn sách Thành Đô Thiên Chúa, Thánh Augustino nói rằng: cuộc sống người Kitô là cuộc hành trình đi giữa những bách hại của thế gian và những an ủi của Thiên Chúa. Xin Chúa giúp chúng ta hiểu được bình an mà Chúa ban cho chúng ta. Cùng với bình an ấy, Người ban chính Thánh Thần cho chúng ta. Tứ Quyết, SJ

Tab 2 content place
Tab 3 content place

[/fruitful_tabs]
[/fruitful_tabs]
[/fruitful_tabs]

 

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*